Nếu trong lễ hội có gợn nào đó có thể điều chỉnh cái đó, chứ không thể vì lý do cỏn con đó mà bỏ cả lễ hội. Lễ hội nào cũng có cái hay, cái giở cả. Ngay cả lễ hội đền Trần, Giỗ Tổ Hùng Vương cũng có phải hay hết đâu, cũng chen lấn, đánh nhau, cờ bạc đủ kiểu, nghi thứ phát ấn ở đền Trần cũng tùm lum. Ai đi lễ hội chùa chiền cũng mong mang ấn, mang sớ, mang bùa về để trời phật, thánh thần phù hộ, thế mà có khi đang trên đường đi về đã gặp điều không may. Nhưng mọi người vẫn đi lễ hội vì ngoài việc tưởng nhớ, tôn vinh cha ông, tổ tiên mà đó còn là vấn đề tâm linh, vấn đề tâm linh ở đâu chẳng có, hay nói đúng ra tâm linh là vấn đề quan trọng của văn hóa, mang tính truyền thống.
Có thời gian dài do chiến tranh, do nghèo mà nhiều lễ hội phải bỏ, gián đoạn hoặc 5 năm mới tổ chức hội lớn một lần. Khi có điều kiện, phú quý sinh lễ nghĩa mới tổ chức được. Mà muốn tổ chức phải lên kế hoạch phải chọn ra những người có uy tín, có nhiệt tình, huy động lực lượng lớn phải có tinh thần đoàn kết cộng đồng rất cao. Qua lễ hội trai gái có dịp tìm hiểu nhau để nên duyên. Qua mỗi kỳ lễ hội làng xóm lại chọn ra được những con người nhiệt tình, ưu tú gánh vác cho làng xóm. Không ít chàng trai làng trong đó là người gương mẫu, động viên trai làng khác tòng quân nhập ngũ.
Chỉ nguyên việc làng xóm chọn gia đình nào được nuôi lợn cho lễ hội Ném Thượng cũng là điều vinh dự lớn lao cho gia đình đó. Gia đình đó phải khá giả, gương mẫu trong cộng đồng, gia đình hạnh phúc, lợn nuôi cũng được làng xóm chọn từ nhỏ. Từ chuồng nuôi lợn, đến chế độ ăn, tắm rửa cho lợn cũng được chăm sóc cẩn thận, không khác lo cho thủ trưởng.