Thì cứ cho tồn tại, nhưng xét vào loại lễ hội 18+
Cụ noí thế thì k đúng rồi. Môĩ 1 xã có rất nhiều làng và môĩ một làng lại có 1 lễ hôị riêng mình chẳng làng nào cùng ngày hội với làng nào cả. Nếu mà nói a làm VH hoá định hướng thì chắc là họ phải đi tới môĩ làng nghĩ ra 1 kiểu để định hưóng ah. Lễ hôị này chỉ diễn ra duy nhất ở làng này với mấy trăm hộ dân chứ k phải là cả nước. Anh cảm thấy nó kinh dị thì a đừng tới đó xem nưã chỉ để dân làng đó xem với nhau thôi chẳng ảnh hưỏng gì tới phần còn lại cuả đất nước. Lợn là lợn cuả làng và ng thực hiện công việc chém lợn k phải là trẻ em dưới 18t k phải ai cũng đc chém đâu. Thế nên nó cũng k khác gì ông xem flim nó cầm kiếm nhật chém nhau loạn xạ mất đầu mất tay cả. Tất cả ý em nói ở đây là làng nào có hội làng ấy đừng thấy k thích với mình mà bắt phải cấm cả hội làng ngta.Nếu bảo bên tây lông văn minh chúng nó cũng vẫn có những tục man rợ thì bên ta cớ gì mà phải ít man rợ hơn,đấy là lối nói cũng có lý.Lý đây là cái lý của bần lông,níu chân nhau cùng chết chìm.Cái tục chém cá heo của bọn Đan Mạch cũng bị thế giới lên án ầm ầm,khác gì tục chém ông lợn ở ta.Rồi văn minh ở chỗ,cùng nhau từ bỏ những tục man rợ ấy mà thoát thai lên cuộc sống hiền hòa nhân ái,một cánh bướm làm thành cơn bão,hay như ngày xưa anh Bị bên Tàu dạy con đừng thấy việc tốt nhỏ mà chẳng làm.
Lại nói bảo đấy là triền thống chống dặc ngoại xâm được tưởng nhớ được thể hiện nọ kia...Xin lỗi các tình yêu,dặc ngoại xâm nó sang thì mấy cái thú chém lợn chọi trâu xơi tiết canh vịt chỉ có mà đem biểu diễn cho nó xem.Có đứa người nhớn nào giải thích cho con trẻ rõ về cái tích vì sao phải chém ông lợn tàn bạo thế không?Hay chỉ ồn ào dộn dịp một lúc ngoài đình xong rồi chén chú chén bác say quắc cần câu lại vác rựa chém nhau.
Em chỉ thắc mắc là,nếu thờ danh tướng nhà Lý,là ông nào?Cái tục ấy có qua được thời nhà Trần không khi bao nhiêu người họ Lý phải vượt bể sang Cao Ly hay cải sang họ Nguyễn ráo cả?Rồi thì cơm gạo no đủ rửng mỡ được mấy quãng trong ngần ấy trăm năm lịch sử để mà năm nào cũng vác mấy ông lợn ra chém bừa chém phứa như thế?
Cái này phải hỏi tội mấy đứa làm văn hóa,và một đám mấy ông già hiu trí rách việc bày vẽ ra thơ thẩn tế bái không khác gì đám kỳ mục hương hào thời phong kiến đế quốc ngày xưa.Những cái loại chỉ chực rình cái bụng cô Mầu để được bữa chén.
Thời các bố ấy còn trẻ,các bố ấy đốt sạch phá sạch thuần phong mỹ tục rồi đến khi về già lại đồi bại mà bày vẽ bịa tạc ra để mà đầu độc tương lai bằng những cái sự ngu ngốc bần lông tận mạt như thế.
Những lễ hội dân gian dạng này đều có nguồn gốc, ý nghĩa sâu xa. Trải qua nhiều thế kỷ lễ hội vẫn tồn tại đến ngày nay chứng tỏ nó có những gía trị về lịch sử, văn hoá... Mà những người dân ở đó họ cảm nhận và chấp nhận được.Ăn no rửng mỡ, toàn cứ mở mồm là cấm với đoán
Lễ hội nào cũng có nguồn gốc và ý nghĩa riêng của nó, đừng có kiểu cứ bài học mẫu giáo xòe bàn tay đếm ngón tay.
Trong số những người auto chửi, đòi cấm lễ hội này có bao nhiêu người đã tìm hiểu về ý nghĩa của lễ hội này đối với người dân tiến hành lễ hội hay chưa ?
Em đọc hình như có một nhà văn ở ta đầu thế kỷ viết về mấy cái phong tục nước ta rồi.Có hội chém lợn và chém gà,xuất phát đâu như từ tích một ông Thành hoàng xuất thân đạo tặc,sau rồi tô vẽ nên thành ra vị nọ vị kia cho rực rỡ.Gà thì chém mấy con,còn lợn chỉ chém có một ông,mà chém đầu,không chém cả hai ông đứt bụng làm đôi như giờ.Cụ noí thế thì k đúng rồi. Môĩ 1 xã có rất nhiều làng và môĩ một làng lại có 1 lễ hôị riêng mình chẳng làng nào cùng ngày hội với làng nào cả. Nếu mà nói a làm VH hoá định hướng thì chắc là họ phải đi tới môĩ làng nghĩ ra 1 kiểu để định hưóng ah. Lễ hôị này chỉ diễn ra duy nhất ở làng này với mấy trăm hộ dân chứ k phải là cả nước. Anh cảm thấy nó kinh dị thì a đừng tới đó xem nưã chỉ để dân làng đó xem với nhau thôi chẳng ảnh hưỏng gì tới phần còn lại cuả đất nước. Lợn là lợn cuả làng và ng thực hiện công việc chém lợn k phải là trẻ em dưới 18t k phải ai cũng đc chém đâu. Thế nên nó cũng k khác gì ông xem flim nó cầm kiếm nhật chém nhau loạn xạ mất đầu mất tay cả. Tất cả ý em nói ở đây là làng nào có hội làng ấy đừng thấy k thích với mình mà bắt phải cấm cả hội làng ngta.
Nên bảo tồn và nhân rộng ra để toàn Vn sau này có chém giết thì khỏi ghê tay, hay!Những lễ hội dân gian dạng này đều có nguồn gốc, ý nghĩa sâu xa. Trải qua nhiều thế kỷ lễ hội vẫn tồn tại đến ngày nay chứng tỏ nó có những gía trị về lịch sử, văn hoá... Mà những người dân ở đó họ cảm nhận và chấp nhận được.
Mới chỉ nhìn thấy cảnh chém lợn thấy ghê mà đòi bỏ thì... Đúng là hời hợt cụ nhỉ
Chắc cụ đọc "Việc làng" và tập án cái đình" của cụ Ngô Tất Tố, em thì nhớ là thành hoàng là ăn cướp thì 4 giáp giết 4 con lợn ở đình, sau đó vác lợn bằng đòn, vừa chạy vừa làm lông, cạo lông, đến nhà ông đăng cai ở mỗi giáp là chế biến thành cỗ luôn, sau đó mới chấm cỗ ngon làm nhanh là nhất.Em đọc hình như có một nhà văn ở ta đầu thế kỷ viết về mấy cái phong tục nước ta rồi.Có hội chém lợn và chém gà,xuất phát đâu như từ tích một ông Thành hoàng xuất thân đạo tặc,sau rồi tô vẽ nên thành ra vị nọ vị kia cho rực rỡ.Gà thì chém mấy con,còn lợn chỉ chém có một ông,mà chém đầu,không chém cả hai ông đứt bụng làm đôi như giờ.
Nếu dùng văn hóa để xét,có một tàn dư hủ lậu từ thời Trần,khi mà tổ chức làng xã được kiện toàn phục vụ việc cai trị và tự cai trị kết hợp với tục thờ Thành Hoàng bên Tàu dạy sang,kết hợp với những bon chen cá thể tiểu nông sinh ra mỗi làng phải có một Thần,rồi thì dựng hết ông này ông kia lên đến dựng cả ông ăn mày cảm lạnh,ông kẻ trộm bị đòn chết nhằm giờ đẹp lên mần Thành Hoàng làng để mà dựng được cái đình,để mà có cớ hội hè đánh chén hương ẩm đình trung.Có làng mót quá,phải đi ăn trộm cả sắc phong,bê lầm cả tượng Thánh làng khác về thờ,thậm chí sau một đêm còn khiêng nguyên một cái đình làng bên về để ở làng mình.
Những cái tích cái lối ấy,một phần làm nên văn hóa dân gian đồng bằng Bắc Bộ,có nhiều nét hay nét đẹp được gạn lọc theo lịch sử,nhưng cũng thể hiện những hạn chế cố hữu trong tư tưởng dân mình.Hồi những năm 90,Nhà nước cho bọn văn hóa đi nghiên cứu để bảo tồn,nhân thể mấy ông kỳ mục hưu trí địa phương rách việc bày vẽ nên những cái tích cái tục nó méo mó vẹo vọ mà ra như bây giờ.
Âm đức tổn nhất là khi hành động làm tổn hại nhiều người sống chỉ vì tư lợi, cụ ạ. Cái món gạch ngói xưa độc hại, bóc lột nhân công rẻ mạt, lại sinh khí độc làm hại mùa màng, làm mất ruộng...nên gọi là ảnh hưởng âm đức cũng đúng, cần có cải tiến công nghệ hiện đại ít hại môi trường, thế thôi. Chứ bảo động thổ tổn âm đức thì thôi, đừng có đào than đào ngọc nữa nhé?mộc có vẻ ko tổn âm đức như nghề thổ. cụ có biết chùa Hưng Ký ko? chủ hãng gạch ngói Hưng Ký lừng lẫy ở Bắc kì, thời Bảo đại, ông chủ Thành bỏ tiền ra xây chùa để mong bù đắp việc phạm thổ... mà cuối cùng vẫn suy vi...
Chuẩn đấy ạ,em đọc cụ Tố những "Tập án cái đình" hay "Việc làng",nhưng về chém lợn chém gà thì em đọc một quyển sách đồng nát từ tám hoánh,hình như cụ nhà văn Tân Ánh gì đấy viết về cổ tục lưu truyền.Từ đầu thế kỷ trước,những người trí thức họ đã có cái nhìn phê phán khoa học với mấy cái tục tịch này,cái gì là phong tục cần bảo lưu,cái gì là hủ tục cần hạn chế dần.Chả như bây giờ,cứ thấy cái gì có chữ Gio là đem treo lên,cứ thấy ở đâu thắp nhang là lạy.Chắc cụ đọc "Việc làng" và tập án cái đình" của cụ Ngô Tất Tố, em thì nhớ là thành hoàng là ăn cướp thì 4 giáp giết 4 con lợn ở đình, sau đó vác lợn bằng đòn, vừa chạy vừa làm lông, cạo lông, đến nhà ông đăng cai ở mỗi giáp là chế biến thành cỗ luôn, sau đó mới chấm cỗ ngon làm nhanh là nhất.
Còn cụ nào lại đưa cái lễ hội chim bên Nhật theo em nó chả giống cái món lấy huyết tưới đất về mục đích: một đằng là hàm nghĩa đem nhựa sống đến cho đất đai cầu màu mỡ, có tính nông nghiệp; một đằng là tôn thờ công cụ sinh sản hàm nghĩa mong sinh sôi về sản vật, có tính chăn nuôi, cũng giống dân ta thờ măng đá, Ấn độ thờ linga...
Thế nhưng Nhật nó có phịch nhau toanh toách trong lễ hội đâu? Hề hề, bây giờ mà mở lại những hội chen hội hấp vô tư của các cụ xưa thì có mà gái làng chả đủ cho cả nước dồn về
Như vậy theo em cái gì của các cụ thì ghi chép chính xác, đầy đủ, lưu trữ lâu dài,nhưng phổ cập cho đám đông thì phải có chọn lọc, tức là những kiến thức đấy phải được lưu truyền bời những nhà khoa học đúng nghĩa mới đảm bảo.