- Biển số
- OF-333760
- Ngày cấp bằng
- 7/9/14
- Số km
- 225
- Động cơ
- 281,360 Mã lực
Em nghĩ là nên bỏ Thôi
vậy thì thả lợn ra, cho nó chạy rồi đuổi chém thay bằng lợn rừng có 2 nanh nữa là đủ bộtrái lại.
em thấy đấu bò tót ở Spain nó còn ra 1 cuộc chiến đấu. con bò còn đc tấn công, chống cự với đấu sỹ.
tại sao lẽ hội chọi trâu Đs ko bị lên án? mà cái lễ hội chém lợn này bị lên án?
còn trò chém con lợn buộc 4 chân căng ra 4 phía, thảm thiết kêu rống, ko chút năng lực tự vệ hay phản kích để 1 thằng đồ tể cầm đao phân thây... thật man rợ đến tởm lợm
Bỏ là bỏ thế nào ??? phải có cái cho dân xem để "Giúp họ quên đi cái nghèo, cái khó” chứ.Em nghĩ là nên bỏ Thôi
em thì đang tự đặt ra câu hỏì tại sao lại có tục chém lợn này,và tục này nhằm mục đích gì.
Truyền thống đánh giặc yêu nước thì tốt rồi, bản chất câu chuyện ở đây chỉ là giết lợn làm thức ăn cũng giống như đào củ mài củ sắn, măng rừng, hái rau dại ăn để sống sót mà thôi, tại sao lại chỉ tập trung vào việc giết lợn một cách bạo lực và nâng tầm lên thành văn hóa thái quá như vậy. Giết lợn chỉ là một tiểu tiết, các tiểu tiết khác nữa sau giết như cạo lông, thui làm giả cầy hay luộc, hấp, quay, nướng, ngồi ăn, gặm xương, lấy đũa quệt miệng sao không thể hiện nốt cho nó đậm đà bản sắc vùng miền.Cụ chịu khó tra một chút là có ngay, báo chí nói nhiều rồi, đại loịa là thế này:
Quang cảnh tại sân đình làng Ném Thượng trước giờ hành lễ. Đây là lễ hội có truyền thống từ nhiều đời để tưởng nhớ vị tướng Đoàn Thượng thời chống giặc ngoại xâm. Sử sách ghi lại, tướng Đoàn Thượng khi chống giặc đã thua chạy lên tận làng Ném Thượng. Do thiếu thốn lương thực trong khi lợn rừng nhiều vô kể, quân tướng đã chém lợn nuôi quân".[/SIZE]
Mấy năm trước thì dùng đại đao chém ngang bụng 2 chú lợn, làm lợn bị cắt làm đôi, gần đây để bớt cảnh dã man nên đã để lợn trên xe, cắt cổ, đủ để máu chảy ra.
Nói chung lễ hội khơi dậy truyền thống đánh giặc, chống ngoại xâm nên cứ duy trì. Có thể thay đổi hình thức chém lợn đi. Ví dụ cho vài thanh niên đóng giả lợn rừng, ăn mặc, đeo mặt nạ như lợn, còn thanh niên làng đóng giả nghĩa quân, cầm đao bằng giấy, đuổi giết lợn rừng. Lễ hội còn nhiều nghi thức quan trọng khác chứ không riêng màn chém lợn.
Làng Ném Thượng và các xã xung quanh nói chung cũng có truyền thống yêu nước đánh giặc, nhiều thế hệ trai làng tham gia đánh giặc ngoại xâm, bây giờ hô bỏ là bỏ thì khác nào phủ nhận truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
Em vote 1 phiếu cho bỏ cái tục này điCái tục chém ông lợn này không biết tự bao giờ.
Suốt chiều dài lịch sử,nông nghiệp An Nam loanh quanh giồng lúa nước,có biết chăn nuôi cái gì cho to tát đâu.Thức ăn thì chỉ con cá lá rau,quanh năm có nuôi chăng được vài con gà để đến Tết thịt,mấy cái chọi trâu chém lợn em chả tin là từ các cụ truyền về.Con lợn ngày xưa là giống lợn ỉ,nuôi mấy năm theo kiểu dũi đất nhặt cỏ được vài ba chục cân,có đem chém nom nó cũng bẩn cả đàn tế.Con trâu làng nào muốn giết phải có phép quan trên cho được giết vì những ốm đau tật bệnh chứ trâu bò là sức kéo được bảo trợ,không phải thích là chọi là giết.
Em sợ là,từ dạo đổi mới khấm khá,mấy ông hưu trí chữ tác chữ tộ vô sư vô sách,lại gặp mấy thằng cán bộ văn hóa đểu nó gà cho,thế là bịa tạc ra huyền tích,tô vẽ ra phong tục.Không nói về sự phồn thực quá lố ở cảnh giết cảnh máu,riêng cái lệ đem chấm đồng tiền vào lấy lộc đã thấy bố láo rồi.Mãi đến đời ông Quý Ly mới có tiền giấy,mà dân gian thì phải đợi đến Tây lông thực dân mới được phổ cập đến cái giấy bạc năm hào,làm gì ra có cái lệ chấm tiền vào lấy lộc.
Bây giờ cứ lôi đám văn hóa Bắc Giang với tiên chỉ kỳ mục ở Ném Thượng ra cho chứng minh cái tích ấy có từ bao giờ thử xem?