[Funland] quá trình nam tiến và mở cõi của Đại Việt

hanyco

Xe tải
Biển số
OF-554993
Ngày cấp bằng
23/2/18
Số km
286
Động cơ
87,174 Mã lực
Nhà cháu hóng để đọc dần
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
"Năm 1389 tháng 10, Chiêm Thành vào cướp Thanh Hóa. Thượng hoàng Nghệ Tông sai Lê Quý Ly cầm quân chống giặc. Lê Quí Ly nghênh địch hơn 20 ngày, kéo hết thuyền lên bờ để đợi. Chế Bồng Nga đóng ở thượng nguồn sông Lương, cho đắp đập ngăn sông ở phía thượng lưu và đóng cọc dày đặc để chống cự. Sau đó, ông bố trị tượng binh và bộ binh mai phục, rồi giả vờ bỏ đi, Lê Quí Ly mắc mưu đem quân truy kích không ngờ bị trúng kế. Chế Bồng Nga hạ lệnh cho phá đập nước, cho voi trận xông ra đánh. Quân Trần bị thiệt hại nặng nề, tướng chỉ huy quân Hữu Thánh Dực là Nguyễn Chí bị bắt sống, nhiều tướng chết trận. Lê Quý Ly để tuỳ tướng Phạm Khả Vĩnh ở lại cầm cự cùng với Nguyễn Đa Phương chỉ huy quân Thánh Dực còn mình thì trốn về kinh đô. Nguyễn Đa Phương và Phạm Khả Vĩnh biết thế yếu không chống cự nổi cũng rút quân về. Chế Bồng Nga đuổi theo đến Hoàng giang, Nghệ Tông sai đô tướng là Trần Khát Chân đem binh chống giữ. vua tôi nhà Trần ôm nhau mà khóc như phút biệt ly sinh tử xem ra tình thế của nhà Trần đã đến mức nguy hiểm cùng cực
Giai thoại kể rằng: Năm Kỷ Tỵ (1389), quân Champa lại sang đánh. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông sai Trần Khát Chân làm Đô tướng thống lĩnh quân Long Tiệp đi đánh giặc. Lúc xuất quân, Khát Chân và Thượng hoàng đều khóc tiễn biệt. Quân ta xuất phát từ sông Lô (tức sông Hồng), gặp giặc ở Hoàng Giang. Thấy địa thế không thuận lợi để chống giặc, Khát Chân bèn lui quân về giữ tại sông Hải Triều.
Thủy quân Champa đóng ở bờ phía Nam, thủy và lục quân Việt đóng ở bờ sông phía Bắc. Chiều 24 tháng Giêng, tên đầu bếp của Chế Bồng Nga tên là Ba Lậu Kê dâng lên vua món giò heo hầm chưa được mềm. Vua ăn không ngon miệng, sai quân đánh Ba Lậu Kê 30 hèo. Sợ bị giết, đêm ấy đầu bếp Ba Lậu Kê thừa lúc tối trời đi thuyền nhỏ trốn sang trại quân Việt đầu hàng, khai báo binh tình của Chế Bồng Nga, chỉ vào chiến thuyền sơn xanh, cho biết đó là thuyền vua. Sáng 25, hai bên khai chiến. Khát Chân hạ lệnh cho quân sĩ nhất tề nã tên đạn vào thuyền Chế Bồng Nga, thuyền bị thủng ván và Bồng Nga trúng đạn chết. Bồng Nga chết, người trong thuyền ồn ào kêu khóc. Nguyên Diệu là 1 viên phó tướng của Chế Bồng Nga cắt lấy đầu Bồng Nga chạy về với quan quân. Đại đội phó Thượng đô quân Long Tiệp là Phạm Nhũ Lặc và đầu ngũ là Dương Ngang liền giết luôn Nguyên Diệu, lấy cả đầu Bồng Nga. Quân giặc tan vỡ.
Khi dâng đầu Chế Bồng Nga cho Trần Nghệ Tông nhìn thấy đầu Nghẹ Tông hoảng hốt tưởng quân đã thua bị Chế Bồng Nga đến truy sát sau mới biết là thắng. nhìn thấy đầu Chế Nga Trần NGhệ Tông cười ha hả:
Ta với Bồng Nga cầm cự nhau đã lâu, ngày nay mới được gặp nhau, có khác gì Hán Cao Tổ thấy đầu Hạng Vũ, thiên hạ yên rồi!
Hồ Quý Ly sau cái chết của Chế Bồng Nga đã nhanh chóng cho quân lấy lại toàn bộ những vùng đất cũ thuộc Đại Việt mà Chế Bồng Nga đã chiếm đóng
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
so bản đồ 2 bên thì cho thấy ban đầu Đại Việt nhỏ hơn lại vừa mới lập quôc trong khi Champa đã độc lập 1 thời gian dài và rất hùng mạnh. Diện tích lớn hơn lại chinh chiến nhiều lần cùng Chân Lạp và Java
Quan trọng là cái đồng bằng, đủ nuôi sống số dân lớn tập trung thì sẽ mạnh. Đại Việt có 2 cái đồng bằng lớn nhất Vn đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Nghệ. Lúc đó Nam Bộ còn là sình lầy (mỗi năm tiến ra biển 100 mét mà).

Còn Chămpa thì chỉ có mấy cái đồng bằng rất nhỏ không màu mở ở miền Trung, bị chia cắt bởi núi cho nên không tạo thành cộng đồng lớn được. Vua Chăm thật ra chỉ là đứng đầu trong một nhóm vua nhỏ hơn, rất dân chủ hơn Việt nhiều, rất khó huy động tổng lực để thành chuyên chế như Việt.
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Chăm pa thực ra không phải lưỡng đầu thọ địch mà 4 bề luôn. Hông thì đánh Chân Lạp - Khơ me, bắc thì choảng nhau với Việt, Nam - Đông liên tục bị Java đi thuyền lên, thế không chết mới lạ. Còn sự may mắn của VN ngày nay chỉ do biến cố Trịnh Nguyễn phân tranh là nhiều, nếu cứ hài hòa 1 cõi thì chắc lấy tới Phú Yên đã là giỏi.
do chính họ thôi. Toàn đi đánh cướp láng giềng mà!
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Bị đánh bại năm 1390, tướng La Khải (Ko Cheng) chiếm được xác Chế Bồng Nga mang đi hỏa táng, rồi thu quân về nước. Về Đồ Bàn, La Khải liền xưng vương và chịu triều cống nhà Trần trở lại. Năm 1391, La Khải xin nhà Minh thừa nhận nhưng đến năm 1413 con của ông là Ba Đích Lại mới được nhà Minh tấn phong.
Chính sách cai trị khắt khe của La Khải gây bất mãn trong nước. Vây cánh của Chế Bồng Nga đều bị La Khải thay bằng những tướng sĩ thân tín, con trai của Chế Bồng Nga tên Chế Ma Nô Dã Na cùng em là Chế San Nô sợ bị ám hại đã chạy qua Đại Việt xin tị nạn. Cả hai được nhà Trần phong tước Hiệu chính hầu. Năm 1397, một hoàng thân tên Chế Đà Biệt, em là Mộ Hoa, con là Gia Diếp cùng toàn thể gia quyến sang Đại Việt tị nạn. Chế Đà Biệt được Lê Quí Ly giao trọng trách bảo vệ biên giới phía nam của Đại Việt đề phòng những cuộc tấn công mới của quân Chiêm Thành. Năm 1400, La Khải mất, con là Ba Đích Lại (Jaya Sinhavarman V) lên ngôi.
Trong khi đó ở Đại việt. Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần lập nên nhà Hồ năm 1400.
Vừa lên ngôi Hồ Qúy Ly liền thực hiện chính sách liên tục gây chiến tranh với Chăm Pa để chiếm đất và giành lại thế quyền chủ động trong mối quan hệ với Chăm Pa, chủ trương của ông là muốn khôi phục lại vị thế cường quốc trước Chăm Pa, mở rộng đất đai lãnh thổ đồng thời hy vọng qua các thắng lợi trong cuộc chiến với chiêm thành sẽ củng cố vững chắc vương quyền của ông ta. Bên cạnh đó khi 2 người con trai của Chế Nga chạy sang nương nhờ Đại Việt thì Hồ Quý Ly mừng lắm vì đã có thêm cớ đánh Chiêm Thành.
1401 trước sức ép của nhà Minh. Quý Ly nhường ngôi cho Hán Thương là cháu ngoại vua Trần Minh Tông và cho sứ sang nhà Minh cầu phong với lý do tôn thất nhà Trần đã chết hết nên xin để cháu ngoại vua Minh Tông là Hán Thương tạm nối ngôi để thờ phụng.
Bên cạnh đó Quý Ly quyết định mở cuộc tấn công Chiêm thành lấy cớ là vua chiêm không sang triều cống và cho quân xâm phạm Hoá châu đồng thời còn mượn cớ thảo phạt vua chiêm là Ba Đích Lại vì cướp ngôi con của Chế Nga.
Vào khoảng năm 1401 khi vừa lên ngôi và lập ra nhà Hồ, Qúy Ly sai sai Đỗ Mãn và Hồ Tùng mang quân đánh Chiêm. Đỗ Mãn cầm quân thủy, Trần Vấn làm phó; Hồ Tùng cầm quân bộ, Đỗ Nguyên Thác làm phó; 4 tướng mang tất cả 15 vạn quân nam tiến. Hồ Tùng đi đánh Chăm Pa, nghe lời Đinh Đại Trung, cho quân bộ đi đường núi, tách xa hẳn quân thủy, gặp khi nước lũ, tướng sĩ ở giữa đường hết lượng đến 3 ngày, phải nướng cả áo giáp bằng da để ăn. Quân thiếu lương ăn không thể hành quân nổi nên phải trở về, Tùng do đi đường hiểm, lỡ mất quân cơ, đáng phải xử chém. Nhưng Quý Ly vì nể Hồ Tùng ngày xưa từng có công ủng hộ mình lên ngôi vua nên tha tội chỉ tước hết bổng lộc, Cho làm xã binh.
Thất bại trong lần tiến quân trước năm 1402 Hán Thương lại sai Đỗ Mãn làm đô tướng, Nguyễn Vị và Nguyễn Bằng Cử làm chiêu thảo sứ, đem đại quân sang đánh. Khi đại binh kéo đến biên giới, Đinh Đại Trung làm tiên phong, gặp tướng Chăm Pa là Chế Thất Nan (Chế Tra Nan), hai bên giao chiến ác liệt. Vua Chăm Pa là Ba Đích Lại hoảng sợ, sai Bố Điền đem dâng các sản vật địa phương và dâng đất Chiêm Động; để xin cho rút quân.Quý Ly bắt Chăm Pa phải dâng cả đất Cổ Lũy nữa. Rồi Qúy Ly đem hai đất ấy chia làm 4 châu là: Thăng, Hoa, Tư và Nghĩa (từ Đà Nẵng đến quảng ngãi.
Người Chăm rất hận vì mất vùng đất này. Đây là một tổn thất rất lớn của Chăm Pa vì họ đã lại phải từ bỏ thêm một phần đất nữa, mà người Chăm Pa gọi là Amaravati (một tiểu quốc của Chăm Pa). từ nay Chăm Pa mất những vùng đất ruộng màu mở phì nhiêu với khoáng sản phong phú, rời bỏ kinh Đô cũ của nước Chăm Pa mấy thế kỷ trước, nơi đã tích trữ biết bao nhiêu tài sản châu báu.
Vua Chăm Pa là Ba Đích Lai không từ bỏ như vậy, ông đã cố gửi sứ sang cầu viện vua Minh, báo về việc Đại Ngu sang xâm lấn nước mình, vua Thành Tổ mới cử sứ giả sang gập vua nhà Hồ, nhưng nhà Hồ Hán Thương đã dùng nhiều vật cống cho Thiên Triều vua nhà Minh lờ qua chuyện này. Nhà Hồ quyết trả thù Chăm Pa về việc này.

Lãnh thổ nước Đại Ngu 1402
 
Chỉnh sửa cuối:

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,147
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Lịch sử tính bằng ngàn năm mà cụ không kiên nhẫn ngồi đọc được 2 phút sao? Cụ muốn rút gọn cỡ nào?
Trong quyển sách sử nó cũng có mục lục, nó như 1 cái cây chẻ ngọn ra, còn ở đây cụ chủ thớt đang diễn giải theo trình trạng thời gian
Em chỉ mượn nốt post này cho khỏi loãng thớt
Cụ có thể nhìn cái hình dưới và đoạn quote, theo cụ cái nào khiến cụ dễ hiểu hơn?

Sukhoi Su-25 (tên ký hiệu của NATO gọi là 'Frogfoot') là loại máy bay chiến đấu cường kích, chống tăng và chi viện không quân trực tiếp do Liên Xô thiết kế. Nó vẫn còn ở trong trang bị của Nga và các thành viên khác trong cộng đồng các quốc gia độc lập(SNG) cũng như các nước được Nga xuất khẩu.



Mục lục
[1Sự phát triển
Sự phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Su-25 có trang bị một phần vũ khí đang bay

Su-25 của quân đội Saddam Hussein bị Liên quân tiêu diệt trong chiến tranh vùng Vịnh.
Su-25 được thiết kế bởi Sukhoi như một kết quả của những nghiên cứu vào cuối những năm 1960, trên một mẫu máy bay có tên gọi Sturmovik được thiết kế cho vai trò cường kích. Frogfoot được trang bị vũ khí mạnh, với một khẩu pháo 30 mm Gryazev-Shipunov GSh-30-2 và vũ khí tấn công mặt đất; nó có thể mang hơn 4.000 kg (8.818 lb) vũ khí. Nó có thể so sánh được với A-10 Thunderbolt II, mặc dù Su-25 giống với Northrop YA-9 hơn, một mẫu máy bay đã bị đánh bại trong một cuộc cạnh tranh giành vị trí máy bay cường kích trong Không quân Hoa Kỳ. (Cũng như yêu cầu đã dẫn tới sự phát triển của máy bay ném bom/tiêm kích MiG-23 'Flogger', mà phiên bản cuối cùng là MiG-27 'Flogger', dù những máy bay đó không có điểm chung nào với Su-25 trong thiết kế).

Mẫu đầu tiên, có tên gọi là T-8-1, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 22 tháng 2 năm 1975. Những vấn đề về phát triển đã gây ra những chậm trễ trong việc đưa Su-25 vào phục vụ cho đến tháng 4 năm 1981. Những mẫu đầu tiên do Phương Tây quan sát được là tại trung tâm thử nghiệm bay Zhukovsky gần Ramenskoye, dẫn đến tên mã tạm thời của nó là Ram-J. Ram-J lúc đầu được tin rằng nó có động cơ phản lực được đặt trên cánh và cánh thăng bằng được đặt ở giữa trên cánh thẳng đứng, không giống như những máy bay lúc đó.

Su-25 có tên gọi khác là Grach (rook) do các phi công của Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) đặt cho, và được sử dụng rộng rãi bởi Liên Xô trong suốt cuộc chiến tranh ở Afghanistan vào những năm 1980. 22 chiếc Su-25 đã bị mất trong cuộc chiến này.

Phiên bản huấn luyện 2 chỗ Su-25UB cũng được chế tạo, bao gồm một số nhỏ AVMF có tên gọi là Su-25UTG. Những chiếc máy bay huấn luyện này có khung và một móc hãm được gia cố để tập các bài tập hạ cánh trên tàu sân bay. Su-25UTG bay lần đầu tiên vào tháng 9 năm 1988, và khoảng 10 chiếc đã được sản xuất. Một nửa trong số 10 chiế Su-25UTG được sử dụng trong Hải quân Nga, trên hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov. Hải quân Nga được trang bị thêm 10 chiếc Su-25UBP nữa, giống như Su-25UTG trước đó, nhưng Su-25UBP có hệ thống tiếp nhiên liệu trên không.

Những phiên bản tấn công hiện đại hơn, là Su-25T (tên gọi khác là Su-34, dù OKB Sukhoi đã đưa ra một phiên bản máy bay được phát triển từ 'Flanker', Su-34 'Fullback') và sau đó là Su-25TM (Su-39), được phát triển với một hệ thống dẫn đường/tấn công hiện đại, khả năng tồn tại tốt hơn, và có thể mang vũ khí dẫn đường chính xác. Chỉ một số lượng nhỏ của mỗi phiên bản được sản xuất. Tuy nhiên, những hệ thống cải tiến từ máy bay này đã được dùng trong Su-25SM, một serie nâng cấp sản xuất cho không quân Nga, nó có khả năng tồn tại cao và không chiến tốt.

Phiên bản nâng cấp Su-25KM "Scorpion- bọ cạp", được phát triển bởi một công ty hàng không vũ trụ của Gruzia và Tbilisi Aerospace Manufacturing liên kết với Elbit Systems của Israel, được tăng cường với nhiều hệ thống điện tử hiện đại nhất, được thiết kế để nâng cao những năng lực tiềm tàng và trở thành một mô hình cho máy bay hỗ trợ/tấn công mặt đất trong thế kỷ 21. Hệ thống điện tử hàng không bao gồm buồng lái kính chống đạn, bản đồ chuyển động số, màn hình và màn hình hiển thị trên mũ phi công, hệ thỗng vũ khí được vi tính hóa, khả năng sắp đặt trước để hoàn thành nhiệm vụ, sao lưu dữ liệu, đáng tin cậy và rất dễ dàng để bảo dưỡng. Hiệu suất của máy bay được nâng cao bao gồm: dẫn đường chính xác cao, hệ thống vũ khí chính xác cao, bay trong mọi thời tiết cả ngày lẫn đêm, tương thích với các trang bị của NATO, khả năng bảo vệ sống sót cao, phù hợp với những nhu cầu của các khách hàng quốc tê.

Sukhoi Su-28 được chế tạo như một phiên bản của Su-25UB, nó có vai trò huấn luyện và biểu diễn bay.

Các phiên bản[sửa | sửa mã nguồn]
  • Các phiên bản Su-25 một chỗ gồm:
    • T-8-1: mẫu đầu tiên
    • Su-25: mẫu hoàn chỉnh đầu tiên, 582 chiếc được chế tạo.
    • Su-25BM: phiên bản đóng giả mục tiêu, 50 chiếc được chế tạo.
    • Su-25K: phiên bản xuất khẩu một chỗ, 180-185 chiếc được chế tạo.
    • Su-25T ("Su-34"): phiên bản mọi thời tiết, 22 chiếc được chế tạo.
    • Su-25TM ("Su-39"): phiên bản mọi thời tiết cải tiến, 3 chiếc được chế tạo.
    • Su-25SM: phiên bản nâng cấp một chỗ cho Không quân Nga với hệ thống điện tử cải tiến, 2 chiếc đã được chế tạo, chương trình đang tiếp tục phát triển.
    • Su-25KM Scorpion: phiên bản thao diễn nâng cấp của TAM/Elbit, 1 chiếc được nâng cấp từ phiên bản một chỗ cũ.
  • Các phiên bản Su-25 hai chỗ gồm:
    • Su-25UB: phiên bản huấn luyện sửa đổi 2 chỗ, có thể đã có 130-180 chiếc được chế tạo.
    • Su-25UBK: phiên bản xuất khẩu 2 chỗ, có thể đã có 20 chiếc được chế tạo.
    • Su-25UT ("Su-28"): phiên bản DOSAAF trong kế hoạch, một chiếc được sửa đổi từ Su-24UB.
    • Su-25UTG: phiên bản huấn luyện hải quân, với bộ phận hạ cánh hãm và móc hãm. 10 chiếc được chế tạo.
    • Su-25UBP: Su-25UTG với khả năng tiếp nhiên liệu trên không, 10 chiếc đã được chế tạo từ Su-25UB.
    • Su-25UBM: phiên bản nâng cấp 2 chỗ của Không quân Nga với hệ thống điện tử hiện đại, chương trình đa phát triển.
Thông số kỹ thuật (Su-25 mới)[sửa | sửa mã nguồn]
Đặc điểm riêng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phi hành đoàn: 1
  • Chiều dài: 15.53 m (50 ft 11)
  • Sải cánh: 14.36 m (47 ft 1 in)
  • Chiều cao: 4.80 m (15 ft 9 in)
  • Diện tích : 30.1 m² (324 ft²)
  • Trọng lượng rỗng: 9.185 kg (20.250 lb)
  • Trọng lượng cất cánh: 14.600 kg (32.190 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 17.600 kg (38.800 lb)
  • Động cơ: 2× động cơ phản lực Tumansky R-195, công suất 44.18 kN (9.932 lbf) mỗi chiếc
Hiệu suất bay[sửa | sửa mã nguồn]

  • Vận tốc cực đại: 975 km/h (606 mph)
  • Tầm bay: 375 km (235 mi) (chiến đấu), 1.950 km (1.210 mi) (tuần tiễu)
  • Trần bay: 7.000 m (22.200 ft)
  • Vận tốc bay lên: 58 m/s (11.400 ft/min)
  • Áp lực lên cánh: 584 kg/m² (119 lb/ft²)
  • Lực đẩy/trọng lượng: 0.51
Vũ khí[sửa | sửa mã nguồn]
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
do chính họ thôi. Toàn đi đánh cướp láng giềng mà!
Việt mình cũng toàn đi đánh cướp láng giềng không. Thời đó trừ ông Lào yên phận để bọn kia hiếp còn 5 ông Việt Chăm Chân Lạp và sau là Xiêm Miến thường xuyên cướp bóc láng giềng.
Trung Quốc đứng ra bảo kê và phân xử giữa 5 ông này, đặc biệt là Champa và Đại Việt
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Nhà Hồ tiếp quản đất mới từ Chiêm Thành bèn chia Chiêm Động làm hai châu Thăng và Hoa; chia Cổ Lũy thành 2 châu Tư và Nghĩa. Để ổn định đất đai phía nam, nhà Hồ cho An phủ sứ Thuận Hóa là Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa (đến năm 1406 dùng Hoàng Hối Khanh thay Nguyễn Cảnh Chân); cho con Chế Bồng Nga là Chế Ma Nô Đà Nan làm Cổ Lũy huyện thượng hầu, trấn giữ châu Tư và châu Nghĩa, chiêu dụ người Chiêm để chuẩn bị thực hiện cuộc nam tiến tiếp theo. Do Ba Đích Lại đã dời nhiều người Chiêm về nam, đất Tư – Nghĩa ít người, nhà Hồ đưa những người không có ruộng đất ở phía bắc vào khai phá những vùng đất mới này.
Hồ Quý Ly thấy việc thắng lợi dễ dàng mà lại thêm 1 vùng đất mới trong khi chưa thực sự giao chiến. Thấy bở nên đào mãi và để trả thù việc Chiêm báo nhà Minh nên chỉ 1 năm sau 1403 Hồ Hán Thương bổ dụng Phạm Nguyên Khôi làm đô tướng quân thủy, Hồ Vấn làm phó; Đỗ Mẫn làm đô tướng quân bộ, Đỗ Nguyên Thác làm phó. Quân thủy, quân bộ tất cả 20 vạn, đều phải chịu dưới quyền điều khiển của Nguyên Khôi.
Nguyên Khôi ra lệnh trong quân rất nghiêm, ai nhút nhát sợ hãi sẽ chém. Quân Đại Ngu nhanh chóng tiến đến bao vây kinh thành Chà Bàn của Chiêm Thành. Trong tình thế nguy cấp, Ba Đích Lại bèn sai sứ cầu cứu nhà Minh. Minh Thành Tổ điều 9 thuyền chiến vượt biển sang cứu Chiêm.
Phạm Nguyên Khôi vây hãm Chà Bàn trong 9 tháng nhưng không hạ được. Quân Đại Ngu hết lương, đành phải rút về. Quân nhà Hồ về nửa đường gặp quân Minh ngoài biển. Tướng Minh sai người nói với Nguyên Khôi "nên rút quân về ngay, không nên ở lại". Nguyên Khôi không giao chiến với quân Minh mà rút về nước, bị Hồ Quý Ly trách sao không giết hết thủy quân nhà Minh.
Nhà Hồ đang trên con đường tiến xuống nuốt chửng Chiêm Thành thì bất ngờ đụng phải sự xâm lăng của nhà Minh. năm 1407 Nhà Minh cho quân sang xâm lược với danh nghĩa Phù Trần Diệt Hồ. Sau nhiều trận kháng chiến Nhà Hồ thất bại chạy vào phía nam Nghê an rồi bị bắt.
Ba Đích Lại nhân lúc Đại Ngu bị quân Minh đánh bèn mang quân bắc tiến để chiếm lại đất cũ của Chiêm Thành. Chế Ma Nô Đà Nan ở Tư Nghĩa một mình chống lại quân Chiêm Thành nhưng không có trợ lực. Do cô thế, Chế Ma Nô Đà Nan bị quân Chiêm giết chết. Quân Chiêm chiếm lại châu Tư, Nghĩa, tức là đất Cổ Lũy trước đây.
Ba Đích Lại tiếp tục đánh ra châu Thăng, Hoa. Dân cư người Việt mới di cư đến vùng này tan rã bỏ chạy, An phủ sứ lộ Thăng Hoa là Hoàng Hối Khanh không chống nổi quân Chiêm, phải bỏ Thăng Hoa rút về Hoá châu. Các lãnh thổ Chiêm Động (nay là Thăng Bình, Quảng Nam, hay bắc Amavarati), Cổ Lũy (nay là Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Bạt Đạt Gia, Hắc Bạch (nam Quảng Ngãi, bắc Bình Định) và Sa Lý Nha (tức Sa Huỳnh)
như vậy ba Đích lại đã thu hồi lại được tiểu quốc Amaravati đã bị Hồ Quý Ly chiếm trước đó.
Trên đà thắng lợi Ba Đích lại bắt đầu cho quân bắc tiến với mục tiêu giành lại vùng đất Indrapura hay còn gọi là Châu Ô Lý tức vùng Thuận Quảng ngày nay.
nhưng lúc này ông ta dụng ngay địch thủ là tướng quân Đặng Tất là quan nhà Hồ từng được giao trấn giữ Thăng Hoa trước đây.

1407 nước Đại Ngu bị tiêu diệt và sát nhập vào lãnh thổ Đại Minh (Trung Quốc)
 
Chỉnh sửa cuối:

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Quân Chiêm thành tiến lên Hóa Châu cũng lúc này quân Minh sau khi bắt được cha con họ Hồ cũng tiến vào nam "bình định" Hoá châu. Bị kẹp giữa 2 gọng kìm Đặng tất quyết định tạm hàng quân Minh để rảnh tay tiêu diệt quân Chiêm Thành phía nam. được Trương Phụ cho giữ chức Đại tri châu Hoá châu,
Đặng tất sau đó thủ thành nhân dân chiến đấu anh dũng đánh bại quân bắc tiến của Ba Đích Lại Ông cùng với quân dân Hóa Châu đã đẩy lùi được cuộc tấn công của quân Chiêm, ổn định được biên giới phía Nam và bắt đầu chăm lo xây dựng lực lượng với mưu đồ khởi nghĩa chống lại quân Minh.
Lúc này Trương Phụ tiến xuống phương nam và ông ta gửi sớ về triều Minh với mong muốn tiếp tục nam tiến bình định Chiêm Thành nhưng Minh Thành Tổ phản đối với lý do quân đã mệt mỏi sau cuộc chiến với nhà Hồ và ba đích lại vua Chiêm đã triều cống xưng thần với nhà Minh.
năm 1413 Ba Đích lại được nhà Minh phong vương.
yên ổn mặt bắc Ba Đích Lại hành quân xuống phương nam ông tiến hành hàng loạt chiến dịch đánh Chân Lạp vương quốc Chân Lạp phía nam đang suy yếu, vì bị Xiêm La đánh phá liên tục. Quân Chăm chiếm được nhiều vùng đất lớn dọc sông Đồng Nai và trên đồng bằng sông Cửu Long. Quân Khmer bị đuổi tới thành phố Chantabun, gần biên giới Xiêm La, vua Chau Ponea Yat phải cầu cứu nhà Minh và quân Minh đã hai lần tiến vào Chiêm Thành (1408 và 1414) làm áp lực Chiêm Thành mới chịu rút quân, Chân Lạp thoát nạn đô hộ. Mặc dầu vậy, quân Chiêm Thành cũng chiếm được thị trấn Nagara Brah Kanda (thị xã Biên Hòa ngày nay).
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
năm 1427 Lê Lợi giành độc lập lên ngôi Hoàng Đế mở ra triều Lê, Ba Đích Lại hoảng sợ vội trả lại 1 số vùng đất ở Hóa Châu mà thời Minh ông từng lấn chiếm Lê Lợi tiếp nhận đổi thành lộ Thuận Hóa thuộc đạo Hải Tây và đặt quan cai trị. Việc giao hảo giữa Chiêm Thành và Đại Việt trở nên tốt đẹp.
Năm 1433 Lê Lợi mất, con là Nguyên Long, 11 tuổi, lên ngôi hiệu Thái Tôn, Ba Đích Lại liền trở mặt. Năm 1434, ông cho quân sang đánh phá các vùng đất (Hóa châu) vừa giao trả trước đó, vua Lê phải cử Lê Khôi và Lê Chiếc ra dẹp, vua Chăm mới chịu triều cống trở lại.
sau cái chết của ba Đích lại năm 1441 các quan không tôn thái tử là Nauk Glaun Vijaya cho nối ngôi mà đưa người cháu của cố vương là Maha Kilai (Mã Kha Qui Lai) lên ngôi.
Qui lai là cháu của vua Trà Hòa con rể của Chế Mân dòng chính của vương triều Vijayi, Vì Ba Đích Lại và La Ngai chỉ là những kẻ tiếm ngôi không thuộc vương triều chính thống này.
vì Qui Lai còn trẻ nên Chú của tân vương là Po Parichanh nhiếp chính. Nhưng ông này quyết định cướp ngôi của cháu và lập ra triều mới lấy tên là Bí Cai. Vua Maha Kilai bị biệt giam. Ông này nhanh chóng gửi thư sang Đại Việt cầu cứu.
Vừa lên Ngôi Bí Cai liền cho quân cướp phá Đại Việt. có lẽ ông này sau 1 thời gian hòa bình đã bắt đầu coi thường sức mạnh của Đại Việt hoặc thấy lúc này vua Lê Nhân tông con trẻ tuổi mọi việc do thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính nên coi thường.
Tháng 5, năm 1444 chúa Chiêm Thành là Bí Cai vào cướp thành châu Hóa, cướp bắt nhân dân. Thái hậu Nguyễn Thị Anh (nhiếp chính cho vua Lê Nhân Tông mới 5 tuổi) sai Lê Bôi[1] và Lê Khả ( Trịnh Khả) đem 10 vạn quân đi đánh.
Tháng 4, năm 1445 Chiêm Thành lại vào cướp thành An Dung của châu Hóa. Ngày 25, triều đình sai Lê Thận, Lê Xí đi đánh Chiêm Thành. Lê Xí thua trận trở về, bị triều đình cho bãi chức, không xử tội.
sau 2 lần đánh Chiêm thất bại Thái hậu nổi giận Tháng giêng năm 1446, đúng kỳ hội quân lớn, chọn người khoẻ mạnh đi đánh Chiêm Thành. Sai dân phu vận chuyển lương thực tới huyện Hà Hoa. cùng tháng sai Lê Thụ, Lê Khả, Lê Khắc Phục đem hơn 60 vạn quân đi đánh Chiêm Thành.
Tháng 2, ngày 23, các quân của Lê Thụ đến các xứ Ly Giang, Đa Lang, Cổ Lũy mở thông đường thủy, dựng đắp thành lũy để đánh nhau với giặc, phá tan giặc, thừa thắng đánh thẳng đến cửa biển Thi Nại.
Tháng 4, ngày 25, các quân của Lê Thụ tiến công thành Chà Bàn phá tan quân Chiêm, bắt được vua Bí Cai và các phi tần, bộ thuộc, ngựa voi vũ khí, cùng các hàng tướng rồi đem quân về.
Cháu thúc bá của vua Chiêm cũ Bố Đề là Ma Ha Quý Lai đã đầu hàng tứ trước, nay sai bề tôi là bọn Chế Cữu, Ma Thúc, Bà Bị sang chầu, dâng biểu xưng thần, xin cho lập làm vua.
Tháng 6, chúa Chiêm Thành Bí Cai bị giải đến Thái miếu để làm lễ dâng tù cáo thắng trận. Chúa Chiêm Thành Bí Cai và ba người phi tần giữ lại ở kinh sư. Thái hậu Nguyễn Thị Anh sai sứ đi tìm những người Chiêm ở kinh thành từ trước trao cho tả hữu của vua Chiêm và các hàng trong nước Chiêm cho về nước. Maha Quí Lai được nhà Lê tôn lên làm vua Chiêm Thành và chịu triều cống, quan hệ giữa hai nước tốt đẹp trở lại. Năm 1448, Lê Nhân Tôn đánh dẹp các lực lượng Thượng do những hoàng tôn Chăm lãnh đạo, chiếm xứ Bồn Man (Lãnh thổ của Bồn Man xưa thuộc khu vực phía tây của xứ Nghệ (tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay), tức là tỉnh Xiêng Khoảng và một phần tỉnh Hủa Phăn, đến châu Quy Hợp (vùng biên giới tỉnh Khăm Muộn (Lào) với Hà Tĩnh và Quảng Bình Việt Nam ngày nay).và đặt thành châu Quy Hợp rồi giao cho một vương tôn Chăm thần phục nhà Lê cai quản.

Nước Đại Việt dành lại quyền tử chủ năm 1428. Lúc này Chăm Pa đã lấy lại 2 châu Thăng Hoa và Tư Nghĩa
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Trong quyển sách sử nó cũng có mục lục, nó như 1 cái cây chẻ ngọn ra, còn ở đây cụ chủ thớt đang diễn giải theo trình trạng thời gian
Em chỉ mượn nốt post này cho khỏi loãng thớt
Cụ có thể nhìn cái hình dưới và đoạn quote, theo cụ cái nào khiến cụ dễ hiểu hơn?
đây là quá trình mở cõi từ từ lúc mở ra lúc thu hẹp và cuộc chiến Đại Việt Chiêm Thành rất nhiều tình tiết và chi tiết cụ thể. không thể phân thành ngọn ngành đơn giản như thế được
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
1449 Ma Ha Quý Lai bị em là Ma ha Quý Do giết chết, Quý Do truyền lệnh cho Giáo Nhĩ Mỗ, Bàn Thoa sang triều cống cho Triều đình Đại Việt. Hoàng đế Nhân Tông khi đọc tờ biểu thì phán: "Tôi giết vua, em giết anh là tội đại ác xưa nay, Trẫm không nhận đồ dâng", do đó không nhận lễ vật. Người Chiêm thấy thế liền cho sứ sang nhà Minh Vào năm 1452, Ma Ha Quý Do được Minh Cảnh đế phong làm chúa Chiêm Thành. Từ đây người Chiêm liền bỏ không triều cống Đại Việt nửa. Quý Do bị Trà Duyệt giết và cướp ngôi. Trà Duyệt sau đó truyền ngôi cho Trà Toàn.
Trà Toàn vừa lên ngôi đã không triều cống Đại Việt lại tự cho mình kiêu ngạo có ý định đánh úp Hóa Châu chiếm lại đất cũ, thường xâm lấn biên giới phía nam Đại Việt. Vào tháng 8 AL năm 1470, Trà Toàn sai sứ thần sang cầu viện với nhà Minh, thân hành đem hơn mười vạn quân thủy, quân bộ cùng voi ngựa đến đánh úp Hóa Châu. Viên tướng giữ Hóa Châu là Phạm Văn Hiển đánh nhau với quân Chiêm, không địch nổi, phải đóng cửa thành chống giữ, cho người phi ngựa đem văn thư cáo cấp về kinh đô. Việc này được Đại Việt sử ký toàn thư chép: Tháng 8, quốc vương Chiêm Thành Bàn La Trà Toàn thân hành đem hơn 10 vạn quân thuỷ bộ cùng voi ngựa đánh úp châu Hoá. Tướng trấn giữ biên thuỳ ở châu Hoá là bọn Phạm Văn Hiển đánh không nổi, phải dồn cả dân vào thành, rồi cho chạy thư cáo cấp.
Lúc này Đại Việt đang trên đường trở nên hùng mạnh dưới sự lãnh đạo của Lê Thánh Tông. Trước việc Trà Toàn xâm lấn Lê Thánh Tông chuẩn bị rất kỹ về tất cả mọi mặt từ lương thảo binh thuyền ngựa xe… tháng 10 AL (1470) ông sai Nguyễn Đình Mỹ và Quách Đình Bảo sang nhà Minh kể tội Chiêm Thành đánh úp biên giới, mò trộm trân châu và việc địa phương bị lấn cướp. Sau đó ông trưng thu lương thực ở phủ Thiên Trường, sắc dụ Thừa tuyên sứ phủ Thiên Trường rằng: Dẹp loạn thì trước hết phải dùng võ, quân mạnh vốn là ở đủ lương ăn. Lệnh tới nơi, bọn ngươi phải trưng thu ở các hạng quân sắc, lại viên, sinh đồ mỗi người 15 ống gạo, hạng hoàng đình và người già mỗi người 12 ống, bắt người bị trưng thu lại phải đồ lên thành gạo chín, không được để chậm ngày giờ, đem nộp lên sứ ty. Quan hạt đó đựng làm nhà kho, kiểm nghiệm thu vào rồi làm bản tâu lên. Kẻ nào trốn chạy thì xử tội chém đầu.
Tháng 11, hiệu định 52 điều lệnh về việc hành binh.
Trước khi xuất quân, để tăng thêm tinh thần cho binh lính, ông cho soạn tờ chiếu kể tội Trà Toàn và những việc làm sai trái của quân Chiêm đọc trước 26 vạn quân.
Cơn ác mộng của người Chăm chính thức bắt đầu
 

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,147
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
đây là quá trình mở cõi từ từ lúc mở ra lúc thu hẹp và cuộc chiến Đại Việt Chiêm Thành rất nhiều tình tiết và chi tiết cụ thể. không thể phân thành ngọn ngành đơn giản như thế được
Cụ cũng nên làm cái mục lục :)) đầu tư vào thớt thay vì trải dài từng post một, em đóng góp vậy thôi ạ
Ví dụ #1 cụ dẫn link 1 sang 1 post khác
Nam tiến thời Lê Lợi
https://www.otofun.net/threads/qua-trinh-nam-tien-va-mo-coi-cua-dai-viet.1317047/page-4#post-39809940
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
đây là bài chiếu vua Lê Thánh Tông truyền nội thị đọc trước 26 vạn quân trước ngày xuất chinh hạ Trà Toàn.

Xưa đức Thái Tổ Cao Hoàng Đế ta dẹp yên loạn lạc gây dựng nước nhà. Thái Tông Văn Hoàng Đế kính trời chăm dân kế chí nối nghiệp, kính nước lớn, thương nước nhỏ. Bên trong thì sửa sang, bên ngoài thì đánh dẹp. Cho nên, đến những kẻ mặc xiêm cỏ, búi tóc dùi cũng trèo núi vượt biển mà sang chầu, muôn nơi đều mến đức, tám cõi cũng phục uy.
Bọn Chiêm Thành ngu xuẩn kia, thập thò trong hang thỏ, như loài ong độc, được nuôi rồi đốt lại, như giống cầm thú, ăn no lại quên ơn; là kẻ vô đạo lừng khừng, là hạng tiểu trí lẩn quẩn. Thái nhơ nhuốc sờ sờ, quên thân mình không đất ở, lòng gian ác chất chứa, vạch liều kế bắn trời cao. Đức Tiên hoàng ta liền nổi cơn thịnh nộ, tính đến mưu xa, nhưng vì ba năm lặng tiến bát âm mà công ơn lớn chưa hoàn thành được.
Khi Nhân Miếu lên ngôi cả, thì giống nòi chúng đã rất đông. Nương chốn Cổ Lũy như hang cầy, cậy thành Chà Bàn như tổ kiến. Điên cuồng mất trí, nó xưng bừa là cha chú, gọi đức vua ta là cháu con; mất đức ra oai, ác chất chồng, giấu sao cho nổi? Những lời lăng nhục không thể nêu tường.
Chúng tụ tập bầy đoàn, dám giở thói như chó kia cắn trộm, chúng lừa khi sơ hở, ngầm xua quân như lũ quạ tụm bầy. Định cướp Hóa Châu, giết quân đồn thú. Kể tầy trời tội ác, chỉ hơn tháng sẽ dẹp yên. Kế đã chẳng thành, mưu kia càng vụng. Chết đã sắp tới, toi mạng hẳn rồi. Đã mù chẳng thấy gì, còn mở mồm nói láo. Kế đã cùng nên lòi quẫn, sắp làm phản phải thẹn thùng.
Rồi như loài cáo xiểm nịnh với Yên Kinh ton hót để gièm pha người khác, định như giống tằm ăn lấn ra Tượng quận , tính toan đâm trước mặt sau lưng. Mong cột đồng dựng ở Hoành Sơn, để quân Hán xuống đến Bặc Đạo . Rêu rao tố bậy, gièm nhảm chẳng chừa. Lại vu cáo ta điều động binh sĩ muôn người, sắp thôn tính cõi bờ triều Bắc lại bảo ta như hai mặt trời cùng mọc, tự tôn là Hoàng đế nước Nam, bảo là ta cướp mất lễ cống ngọc vàng, bảo là ta tranh mất giống voi cái trắng .
Coi khinh dân ta hơn là cỏ rác, nảy sinh dã tâm sâu độc hại người; tưởng chiếm nước ta dễ tự chơi cờ, xương Bồng Nga còn hòng đến nhặt. Cứ coi mọi hành vi, lời lẽ của nó, đều là muốn đạp đổ tông miếu dòng giống nhà ta. Mưu kế sâu như vậy, tội ác nào không làm. Khiến nhà Minh ngờ vực, gửi sắc thư hỏi mấy năm liền, vì lũ giặc hung hăng, xe đổ cứ lần theo vết củ. Gông đóng ngập tai cũng đáng, lo đến cháy dạ chẳng sai. Thế nguy như quạ đậu tổ cao, lại dám khinh thường triều sứ,nhìn hẹp tựa ếch ngồi đáy giếng, cả gan chế nhạo sắc thư.
Ngày một quá, tháng một hơn, kẻ no xướng lũ kia họa. Cùng một duộc gây họa loạn, coi bạo ngược chẳng hề gì. Ngập ngụa tanh loài chó lợn, cướp ngôi giết vua, đuổi con cháu Bồ Đề ra ngoài cõi. Nhảm tin phật quỷ dựng pháp chùa, bịa điều họa phúc, cho dòng giống Trà Toàn được sinh sôi. Cấm mổ thịt làm khốn khó dân trời, cấm nấu rượu, việc tế thần phải bỏ. Con trai, con gái thảy đều lo vất vả chầu hầu, kẻ góa, con côi, chịu mãi cảnh thiêu người, cắt mũi.
Dân Chiêm Thành thì nặng thuế thảm hình, người Thi Nại thì quan cao tước trọng. Đàn ông, đàn bà của ta nó bắt làm nô lệ, tù tội trốn tránh của ta nó hết thảy bao dung. Dân lưu vong phải chụm chân mà chịu oan, suốt cả nước muốn kêu trời nhưng không lối. Đứa ngủ trọ, nhà sắp bị đốt ,
càng giở trò gian, mạo xưng phong hóa; kẻ làm ác, trời không cho yên, vẫn thói hung tàn mà làm chính sự.
Tiểu nhân lên ngôi báu, nước lớn thành kẻ thù. Trong lòng vẫn dòm ngó trẫm, ngoài mặt cống hiến giả vờ. Ví phỏng cáo kêu nơi đế lý 1880 thì mới cam lòng, nào ngờ kiến họp đất Thần Châu để hòng thỏa chí. Ta buông lỏng, nó kéo đàn đến cướp, ta giương cung, lại đuôi vẫy xin tha. Thực là kẻ thù của tông miếu xã tắc, là tai họa của sinh dân muôn đời. Nó nghĩ là roi dẫu dài không quất đến bụng ngựa , gió cuối cơn không cuốn nổi lông hồng. Mang dã tâm gây loạn làm càn, thực phải tội đáng phải giết, đáng phải trị.
Bậc hào kiệt nghe tin mà nghiến răng tức giận, người trung nghĩa thấy thế mà trong dạ đau thương. Nó đảo lộn hết lẽ thủy chung, trí cỏn con mà đòi mưu lớn. Ta điển chương phép tắc còn đó, gây phản nghịch luật pháp không tha. Không ra oai thì nó không chừa, trừ tàn bạo mưu di cũng trị.
Trẫm thể lòng thượng đế, nối chí vua cha. Giết kẻ thù chín đời theo nghĩa Xuân Thu , định mưu kế vạn toàn cho yêu đất nước. Cứu muôn dân thoát khỏi vòng điêu đứng, dẹp nước loạn đã trái đạo lâu năm. Đánh phản nghịch, cứu sinh dân, thánh triết phải tỏ bày uy vũ; trồng mầm nhân, nhổ cội ác, đất trời cũng lấy đó làm lòng.
Bởi vì Di, Địch xưa là mối lo cho nước, cho nên thánh vương khi trước, cung nỏ phải ra oai. Cửu Lê loạn đức, hoàng đế phải dùng binh , Tam Miêu bất kính, Đại Vũ gọi quân sĩ . Tuy dụng binh là điều thánh nhân cựa chẳng đã, nhưng lập pháp cốt để bọn ngoan ngu phải hay. Sương mù sao che nổi ánh mặt trời, giường mình há để kẻ ngoài nằm ngáy.
Ta đã chọn hàng loạt tướng tài, đã mộ vô vàn quân giỏi. Tỳ hổ vạn người, thuyền ghe ngàn dặm. Binh sĩ trăm lần dũng cảm, người người chỉ một quyết tâm. Ai cũng nắm tay đua nhau lên trước, tuân lệnh đợi lúc ra tay. Nguyện xin đắp cồn chôn xác giặc, mong cho sử sách mãi ghi công. Ra quân có danh nghĩa, phạm tội quyết không tha.
Trẫm chỉ huy cờ võ, hiệu lệnh binh thần. Kính đem mệnh lệnh của trời, làm việc đánh giết kẻ ác. Bóng cờ rợp đồng nội, như mây cuốn như gió bay; lưỡi búa loáng trên không, tựa nắng chang, tựa sao chói. Dễ dàng như bóc mo nang, thuận lợi như bẻ cành mục. Giặc tận mắt nhìn, sấm sét gấp bung tai nào kịp, quân đi trên chiếu , lửa bừng bừng vèo cháy mảy lông. Công một buổi sẽ hoàn thành, hận trăm đời sẽ rửa sạch. Lại vì dân trừ loài sâu độc, chẳng để giặc cho con cháu đời sau. Khinh Vũ Đế nhàm võ không thôi, khen Văn Vương mở mang bờ cõi .
Ôi! giặc cùng mổ dê không máu ; nên học xưa tháng 6 ra quân , Cõi Nam thấy lợn lấm bùn chẳng đợi 7 tuần phục. Bá cáo trong nước, cho mọi người nghe

công nhận các cụ xưa chửi nhau bằng văn thơ chiếu chế ác thiệt
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Ngày mồng 6 tháng 11 âm lịch năm Canh Dần (tức ngày 28 tháng 11 năm 1470) Vua Lê Thánh Tông hạ chiếu ban 24 điều quân lệnh cho các doanh các vệ, ra lệnh cho thái sư Đinh Liệt và thái bảo Lê Niệm làm Chinh Lỗ tướng quân, thống lĩnh quân thủy trong các vệ thuộc ba phủ Đông, Nam và Bắc 10 vạn quân xuất phát đi trước.
Ngày 16 vua Lê Thánh Tông thân hành đốc xuất 15 vạn thủy quân, hôm ấy trời mưa nhỏ, gió bấc. Tạ Khắc Hải có câu thơ rằng:
Bách vạn sư đồ viễn khai hành,
Xao bồng vũ tác nhuận quân thanh.
Tạm dịch:
Trăm vạn quân đi đánh cõi xa,
Mui thuyền mưa đội thấm quân ta
Dọc đường, hễ qua đền thờ thần nào đều sai quan tới dâng lễ tế, để cầu cho quân đi thắng trận. Sai Nguyễn Như Đổ vào tế đền Đinh Tiên Hoàng.
Đầu tháng 12 AL đại quân của Lê Thánh Tông đến núi Thiết Sơn Nghệ An
Đến giữa tháng 12 AL, quân Đại Việt vào đến đất Chiêm Thành. Sau đó Lê Thánh Tông cho quân luyện tập thuỷ chiến, ông còn cho người vẽ lại bản đồ nước Chiêm.
Ngày mồng sáu tết AL quân Đại Việt bắt sống được viên quan lại giữ cửa quan của Chiêm Thành tên là Bồng Nga Sa
Lê Thánh Tông còn tự mình soạn ra cuốn Bình Chiêm sách sau đó cho dịch ra quốc ngữ (chữ Nôm) rồi ban phát cho các doanh. Trong Bình Chiêm sách, nói có 10 lẽ tất thắng, có 3 việc đáng lo.
Ngày mồng 5 tháng 2 AL (1471) Trà Toàn sai em đem 6 viên tướng và 50.000 quân kéo lẻn đến sát doanh trại quân Đại Việt.
Ngày mồng 6 tháng 2 Lê Thánh Tông bí mật sai Tả du kích tướng quân Lê Hi Cát, Hoàng Nhân Thiêm và Tiền phong tướng quân Lê Thế, Trịnh Văn Sái đem hơn 500 chiếc thuyền và ba vạn quân vượt biển, lẻn vào cửa biển Sa Kỳ lập dinh lũy, đặt đồn ải, để chặn đường về của quân Chiêm. Nhà vua còn bí mật sai viên tướng giữ quân bộ là Nguyễn Đức Trung đem quân đi lẻn vào chân núi mai phục.
Vua Lê Thánh Tông thân hành đem hơn 1000 chiếc thuyền và hàng chục vạn quân ra hai cửa biển Tân Áp và Cựu Tọa dựng cờ thiên tử vừa đánh trống vừa hò reo tiến thẳng về đằng trước mặt,
Quân Chiêm thấy thế quân Đại Việt lớn, lại trông thấy ngự doanh thì tan vỡ, giày xéo lẫn nhau bỏ chạy về thành Chà Bàn. Khi đến núi Mạc Nô, quân Chiêm gặp toán quân của Hy Cát đã đón sẵn ở đó. Quân Chiêm cuống cuồng sợ hãi, chạy rẽ ngang trèo qua chân núi cao, xác người, ngựa và đồ quân tư bỏ lại đầy núi đầy đường. Lê Niệm và Ngô Hồng tung quân ra đánh, chém được một đại tướng và thu được rất nhiều chiến lợi phẩm
Vua Lê Thánh Tông đến cửa biển Thái Cân, tung quân ra đánh mạnh, chém được hơn 300 thủ cấp và bắt sống được hơn 60 người.
Trà Toàn sợ hãi, bèn dâng biểu xin hàng. Ngày 27 Lê Thánh Tông đem đại quân đánh phá thành Thi Nại, chém được hơn 100 thủ cấp. Ngày 28, 29 vua tiến vây thành Chà Bàn, bao vây nhiều lớp. Ông sai các doanh chế tạo phi thê chuẩn bị đánh thành. Trà Toàn trong tình thế cùng quẫn, hằng ngày đệ nộp tờ cam kết đầu hàng. Vua Thánh Tông triệu Lê Viết Trung đến nói:
“Giặc đã tan rã chí chiến đấu; kỳ hạn đánh thành đã tới. Trà Toàn nay ở trong thành này, chỉ một trận là ta có thể nhổ được. Ta định phát pháo hiệu, nhưng sợ chúng biết, chi bằng mật ước các doanh cùng một lúc tiến đánh.”
—Lê Thánh Tông
Rồi ông bí mật hẹn cho các doanh phải tức tốc trèo thành mà vào; lại dụ bảo các tướng sĩ:
“Trong lúc thành Chà Bàn đã bị hạ, các kho tàng đều phải niêm phong, canh giữ không được thiêu hủy, bắt sống chúa Chiêm là Trà Toàn giải đến hành doanh không được giết hại.”
—Lê Thánh Tông
Một lúc sau, đứng xa trông thấy toán quân đi trước đã trèo lên được chỗ tường thấp trên mặt thành, bèn bắn luôn ba tiếng pháo để tiếp ứng, lại hạ lệnh cho vệ quân thần võ phá cửa đông thành tiến vào. Thành Chà Bàn bị phá vỡ. Quân Đại Việt bắt được hơn ba vạn tù binh và chém được hơn bốn vạn thủ cấp. Ngô Nhạn dẫn tướng đầu hàng là bác ruột Trà Toàn tên là Bô Sản Ha Ma. Lê Thánh Tông sai trưng bày những thứ người Chiêm dùng làm lễ vật đem đến xin hàng mà ở Đại Việt không có, sai viên quan đô úy Đỗ Hoàn chỉ tên từng thứ một. Có cái hộp bạc, hình như thanh kiếm, vua hỏi vật gì. Hoàn trả lời rằng đó là đồ của nước Chiêm từ xưa, người làm quốc vương phải có vật đó để truyền cho con cháu. Quân Thuận Hóa bắt sống Trà Toàn dẫn đến trước vua Lê Thánh Tông,
nhà vua cho Trà Toàn được sống. Hôm ấy là ngày mồng 1 tháng 3 AL (1471),
Trà Toàn bị bắt giải đến trước mặt Lê Thánh Tông, không nói được tiếng Việt nên phải đối đáp qua người phiên dịch. Trà Toàn chịu quy hàng, cùng gia đình bị quân Đại Việt bắt về nước. Trên đường đi, đến Nghệ An, ông lo lắng thành bệnh qua đời. Lê Thánh Tông sai chém lấy đầu ông, đốt xác ném xuống sông, còn đầu mang về báo công ở Lam Kinh.
Ngày mồng 2 tháng 3 AL (1471) Lê Thánh Tông hạ lệnh kéo quân về. Quân Đại Việt đã toàn thắng, Trà Toàn đã bị bắt. Nhưng một tướng của Trà Toàn tên là Bô Trì Trì chạy đến Phiên Lung, chiếm cứ vùng đất ấy, xưng là chúa Chiêm Thành, người này chiếm được 1 phần 5 đất của nước Chiêm, sai sứ sang xưng thần, nộp cống, được Lê Thánh Tông phong làm vương. ông lại phong vương cho cả Hoa Anh và Nam Bàn gồm 3 nước để dễ ràng buộc.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
sau trận chiến này người Chăm mất đi thân phận chư hầu và chính thức trở thành nội thuộc như Đại Việt từng nội thuộc Trung Quốc trong 1000 năm bắc thuộc. Sau trận chiên này Chăm không còn tí gì sức mạnh và khả năng uy hiếp Đại Việt nửa trở nên lụn bại dần và bị đồng hóa dần dần
Cuộc tấn công của Đại Việt đã gây ra cái chết cho 60 ngàn quân và dân Chiêm Thành và khoảng 30 ngàn người bị bắt làm nô lệ. Kinh đô Vijaya bị phá hủy. Do mất nước, rất nhiều người Chiêm đã phải di cư sang Khmer và bán đảo Malaca. Miền bắc của Chiêm Thành (từ đèo Hải Vân - Đà Nẵng đến đèo Cù Mông - Phú Yên được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Nhiều người Chăm bị ép làm nô lệ và bị buộc phải đồng hóa vào xã hội Đại Việt
Năm 1472, Bố Trì Tri, cháu của Trà Toàn, chạy về Panduranga (Giao Nam) xưng vương, hiệu Thái Da (Jayavarman Mafoungnan). Tân vương sai sứ sang Đại Việt xin thừa nhận và xin tiếp tục triều cống. Ranh giới phân chia hai nước được xác nhận tại đèo Cù Mông, cạnh chân núi Thạch Bi.
Vua Lê Thánh Tôn áp dụng chính sách bảo hộ, chia Chiêm Thành ra làm ba tiểu quốc, phong ba tiểu vương cai trị.
1. Bồ Trì Tri cai quản đất Giao Nam, tức Nam Chiêm Thành gồm Kauthara và Panduranga, bằng 1/5 lãnh thổ cũ, từ mũi Kê Gà trở xuống gồm 5 lãnh địa : Aya Tră (Nha Trang), Panră (Phan Rang), Krău (Long Hương), Phan Rí (Parik) và Pajai (Phố Hài, gần Phan Thiết). Giao Nam (tức Panduranga) được độc lập về chính trị, kinh tế và tín ngưỡng nhưng phải triều cống nhà Lê. Kinh đô trong giai đoạn đầu đặt tại Virapura, tức Phan Rang.
2. Trà Toại cai trị đất Nam Phan : xứ Bồn Man, tức châu Quy Hợp (Tây Nguyên ngày nay và một phần cao nguyên Attopeu Nam Lào).
3. Một vương tôn Champa (người Thượng) khác cai quản đất Hóa Anh : lãnh thổ Aryaru cũ (Phú Yên).
Sau 1471, lãnh thổ của vương quốc Chiêm Thành phía nam (Kauthara và Panduranga) chỉ còn từ đèo Cù Mông đến mũi Kê Gà (cap Varella). Lãnh thổ Đại Việt mới kéo dài từ ải Nam Quan đến đèo Cù Mông. Phần đất Chiêm Thành cũ, gọi là Nam Bàn (từ Quảng Nam đến Đồ Bàn) được chia thành ba vùng gồm Đại Chiêm tức Chiêm Động (Quảng Nam), Cổ Lũy (Quảng Ngãi) và Đồ Bàn (Bình Định). Một tướng Chăm tên Bà Thái (Po Thai) làm tri phủ đất Đại Chiêm. Những quan Đại Việt cai trị Đồ Bàn và Cổ Lũy có quyền tiền trảm hậu tấu.
Hàng đoàn người Chăm, trong đó có nhiều gia đình vương tôn không chấp nhận sự cai trị của người Việt tại Cổ Lũy, chạy vào rừng sâu trên lãnh thổ xứ Láng Cháng (Luang Prabang, Bắc Lào) lánh nạn, một số vượt Trường Sơn chạy sang Chân Lạp định cư. Đây là cuộc di dân lần thứ tư sau các đợt di tản năm 986, 1285 và 1318. Lê Thánh Tôn đổi tên đất Cổ Lũy thành đạo Quảng Nam gồm 3 phủ (Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn) và 9 huyện.
Trên cao nguyên một lãnh tụ Chăm tên Công (còn gọi là Chăm Công) được sự giúp đỡ của vương quốc Láng Cháng tổ chức đánh phá các làng xã và đồn phòng thủ của quân Việt. Năm 1479, Lê Thánh Tôn mang đại binh gồm 180.000 người sang Láng Cháng dẹp loạn Chăm Công, truy đuổi vua Láng Cháng sang lãnh thổ Miến Điện. Vua Lê giao một vương tôn Chăm thân Đại Việt cai trị xứ Quy Hợp gồm 7 huyện và cho thành lập phủ Trấn Ninh giao cho một quan người Việt cai trị.
Tại Nam Bàn, Lê Thánh Tôn cho thành lập Thái bộc tư khanh, một bộ phận hành chánh chuyên lo đặt lại cho đúng qui chế họ tên của người Chăm theo đúng phiên âm Đại Việt. Vì người Chăm không có họ nên việc xét tên đặt họ rất khó khăn, nếu tên có nhiều chữ thì chỉ giữ lại ba chữ cuối : thí dụ như Tô Môn Tô Sa Môn viết thành Tô Sa Môn, Sa Qua Sa Oa Qua thành Sa Oa Qua…
Vua Lê còn ra lệnh cấm quan viên và dân chúng Việt chứa chấp người Chăm. Nhà Lê đưa những tội phạm biệt xứ gốc Kinh vào các châu Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (thuộc đạo Quảng Nam) khai phá đất mới. Những lưu dân này lúc ra đi, hoặc độc thân hoặc không được mang theo gia đình, một số đã lập gia đình với các thiếu nữ Chăm và sinh con đẻ cái. Con cái của những người này sau đó đã trở thành người Việt, quên hẳn gốc Chăm của mẹ và đã trở thành những người miền Trung. Người Chăm tại Phan Rang gọi những người Chăm mang hai giòng máu tại Quảng Nam và Bình Định là Chăm Hoi (người Việt gọi là Hời). Phụ nữ Chăm Quảng Nam và Bình Định lấy chồng Việt là chuyện thường, nhưng rất hiếm trường hợp phụ nữ Chăm tại Ninh Thuận và Bình Thuận lấy chồng Việt, vì khác biệt tôn giáo, đa số theo đạo Chăm Bani (Hồi giáo cải cách).
Dân chúng Việt sống trên các lãnh thổ Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, tức Indrapura cũ, thỉnh thoảng bị người Hroi, một bộ lạc gốc Malayo Polynesien cư ngụ trên Tây Nguyên, tràn xuống đánh phá, từ đó người miền Trung gọi chung tất cả những người có nước da đen đủi ở trần là Hời. Về sau danh xưng này được đồng hóa với người Chăm trước thế ky 15. Thật ra người Chăm lai Thượng hay Thượng gốc Chăm được người Chăm Phan Rang gọi là Chăm Pal, không liên quan gì đến người Chăm Hoi tại Bình Định. Họ là những người thuộc các bộ lạc Rhadé, Raglai, Churu v.v…
Nhà Minh Trung Quốc đã cử một phái đoàn đi tìm hiểu nguồn cội của sự việc vong quốc này của người Chăm, và những người Chăm tị nạn thuật rằng họ vẫn còn tiếp tục chiến đấu chống người Việt, sau khi đất nước của họ bị sáp nhập vào Đại Việt
Trần Thật, trưởng đoàn Trung Quốc năm 1474, để tìm hiểu tại sao lại xảy ra sự vụ này, đã tìm cách tái đưa vua Chiêm Thành lên ngôi vương, song lại bị cản trở bởi người Việt và ông phải xuống Vương quốc Malacca để lập vua thay thế. Thế nhưng, phái đoàn Mã Lai năm 1481 kêu rằng người Việt đã tấn công bọn họ, song không dám phản kháng do không có ủng hộ của nhà Minh. Minh Hiến Tông đã đề nghị người Mã Lai nên trang bị và tìm cách đánh trả nếu bị người Việt tấn công, đồng thời cũng gửi sứ sang Đại Việt yêu cầu Đại Việt chấm dứt hoạt động tấn công cướp bóc người Mã Lai và người Chăm hoặc phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh.
Các quốc gia khác như Lan Xang, Ayutthaya, Campuchia, Lan Na và Ava đã bị báo động về việc này, và vô cùng sợ hãi trước nguy cơ chiến tranh với Đại Việt, mà sau đó thực sự nổ ra về sau cũng trong cùng thời kỳ Hậu Lê.

Lãnh thổ Việt Nam vào năm 1479
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
thái độ của vua nhà Minh đối với cuộc tấn công của Lê Thánh Tông:
Biên niên sử ghi lại rằng ngày 15 tháng 6 năm 1471 – đúng một trăm năm sau khi việc trao đổi thư từ với Chế Bồng Nga bắt đầu – hoàng đế Trung Hoa tiếp nhận sứ thần từ vua Việt Nam là Lê Thánh Tông, được biết dưới cái tên Lê Hạo. Thông điệp của vua rất thẳng thắn: “Nước của thần rất gần với Chămpa và trong một thời gian dài, chúng thần bị nước này tấn công và hăm dọa. (…) Thần muốn tập hợp binh lính để chiến đấu, nhưng sợ rằng điều này sẽ vi phạm chỉ dụ của Thiên triều. Thần cũng muốn nhẫn nại chịu đựng sự đau khổ (…). Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, thần quyết định nhẫn nại và gửi sứ kèm theo tới triều đình để kiến nghị điều này”. Tại kinh đô Trung Hoa, Thượng thư Bộ Binh không tin một câu nào trong thông điệp đó, tâu với hoàng đế rằng Lê Hạo “tham lam vô độ và trong khi ngấm ngầm lên kế hoạch xâm chiếm lãnh thổ, hắn công khai kiến nghị yêu cầu này”. Hoàng đế viết răn đe vua Việt Nam: “Sao ngươi có thể kích động sự thù hằn, tăng cường quân đội và tham gia tấn công chống lại nhau và dành toàn bộ thời gian để khiển trách người đáng kính. […] Người phải rất, rất cẩn trọng.
Một năm sau, biên niên sử ghi lại thông điệp được sứ thần chămpa mang tới triều đình Trung Hoa:
“Trong tháng hai năm Thành Hóa thứ bảy (tháng 2-3 năm 1471), quân đội An Nam đã tới và tấn công kinh đô của chúng thần, bắt nhà vua Bàn La Trà Toàn và gia quyến đem đi, tổng cộng hơn 50 người. Họ còn thu giữ ấn, đốt nhà cửa, giết hoặc đem đi vô số binh lính và dân thường, cả đàn ông lẫn đàn bà. Hiện nay, em trai của nhà vua Bàn La Trà Toại tạm thời nắm giữ việc quản lý các công việc của đất nước và khiêm nhường đón đợi sắc phong”. Biểu chương này được gửi tới Bộ Binh. Thượng thư Bộ Binh Bai Gui và những người khác tâu rằng: “Vào năm Thành Hóa thứ bảy (1471-72), An Nam tâu rằng Chămpa đã vượt biên giới tấn công họ, và yêu cầu triều đình rủ lòng thương bằng cách kiểm soát sự áp bức. Khi đó chúng thần cảm thấy rằng Lê Hạo đã ngấm ngầm lên kế hoạch xâm chiếm lãnh thổ nhưng lại công khai tâu rằng hắn bị tấn công. Nay hắn đã tàn phá đất nước đó và đem vua của họ đi. Nếu hắn không bị trừng phạt, không chỉ Chămpa sẽ đánh mất lòng trung thành với Trung Hoa mà nó còn có thể khiến An Nam trở thành ngoan cố. Chúng ta cần phái người mang lệnh dụ của triều đình đến cho Hạo, đòi hắn trả vua, gia quyến và ấn tín mà họ đã cướp cho Chămpa, để hành động của hắn không gây nên thảm họa quân sự”. Lệnh của triều đình ban rằng: “Không cần phải phái người tới An Nam. Hãy đợi khi sứ thần từ An Nam đến và ban lệnh của triều đình cho hắn”
Vài tháng sau đó, khi sứ thần của Lê Thánh Tông đến, hoàng đế khẳng định mô tả của Việt Nam và Chămpa về các sự kiện là rất “mâu thuẫn”, dụ rằng nhà vua phải ứng xử một cách chính trực và “ngày càng tôn trọng các chuẩn mực đạo đức”(16). Tuy nhiên vào năm 1475, sứ thần Trung Hoa tới triều đình Chămpa, khi đến cảng đã bị từ chối không cho vào và phát hiện ra rằng “toàn bộ gia đình cua Chămpa đã bị An Nam đem đi và lãnh thổ Chămpa đã được đổi tên là thừa tuyên Quảng Nam”. Trường nhiều năm, Lê Thánh Tông tiếp tục gửi các tấu biểu không chính xác tới hoàng đế; hoàng đế tiếp tục khuyên ông “tự sửa mình”, cho tới ngày hoàng đế nhận được văn bản sau đây trong năm 1478.

“Thủ lĩnh Chămpa Bo-long-a-ma trước đây giao hảo với đất nước của chúng thần. Vào năm thứ 11 thời Thành Hóa (1475-1476), hắn thu nhận lực lượng hải thuyền của nước Lưu Cầu bị gió đánh dạt tới đó, sai họ xâm chiếm và cướp bóc. Họ đã bị lính sơn phòng của chúng thần đánh bại. Sứ thần họ Lý nay vừa từ Thiên triều trở về và thần kính cẩn nhận chỉ dụ của triều đình, trách mắng thần đã chiếm đất Chămpa và biến nó thành như quận huyện. Thần phải trình bày nghiêm túc thực tế một cách chi tiết để chứng tỏ rằng tại sao chúng thần rõ ràng không thể đã làm điều đó. Vùng đất mà Chămpa được phong không có đất đai màu mỡ. Nhà cửa ở đó có vài gia súc và ít lương thực dự trữ, làng quê thiếu dâu và đay, núi non không có vàng và đá quý, trong khi biển thiếu cá và muối. Họ chỉ có ngà voi, sừng tê, gỗ mun. Tuy nhiên, đất nước của chúng thần sản xuất ra những thứ đó nhiều hơn nhiều so với nhu cầu. Làm sao mà chúng thần có thể coi đó là những vật có giá trị? Nếu chúng thần lấy đất của họ, chúng thần không thể sống ở đó; nếu chúng thần lấy người của họ, chúng thần không thể dùng họ; nếu chúng thần lấy hàng hóa của họ, chúng thần sẽ không thể giàu hơn bởi những thứ đó; nếu chúng thần lấy quyền lực của họ, chúng thần sẽ không thể mạnh hơn. Cũng sẽ rất khó khăn cho chúng thần để canh giữ vùng đất này và chúng thần sẽ nhận được rất ít ích lợi từ đó. Sự mất mát sẽ rất lớn và lợi lộc thì ít, tai họa là rõ ràng và danh tiếng giành được là không có. Đó là những lý do khiến chúng thần không chiếm Chămpa và biến nó thành như quận huyện. Nay triều đình lại dụ thần trả đất cho họ, để dòng dõi cai trị không bị tuyệt diệt. Thần kính cẩn cho rằng sứ thần của triều đình do vội vàng khó có thể tiến hành những yêu cầu chi tiết, và người Chămpa, trốn tránh loạn lạc và căm ghét đất nước của chúng thần, đã nói với sứ thần tin tức này. Lời của họ không thể tin được. Thần khiêm nhường mong rằng sứ thần của triều đình sẽ được đặc biệt gửi tới để sắp đặt lãnh thổ và phục hồi dòng họ bị đứt đoạn, để Chămpa được yên bình cả trên lẫn dưới, biên cương đất nước thần được hưởng sự nghỉ ngơi. Chămpa từ đó sẽ là bình phong của Trung Hoa và sự sắp đặt sẽ ích lợi cho các dân tộc xa xôi. Đó là mong ước lớn của thần và thần kính cẩn gửi sứ thần Nguyễn Đức Trinh tới tâu lên điều này”.

Tiếp theo vài tháng sau là tin tức từ Zhai-ya-ma-wa-an đề nghị sắc phong là vua của Chămpa. Sứ thần của ông tâu lên hoàng đế rằng “Người An Nam đã trả cho thần vùng đất ở biên giới phía nam của nước họ để thần cai quản. Thần đã tái lập đất nước, nhưng e sợ quyền lực của Hoàng thiên, không muốn nhận vương hiệu cho chính mình, đặc biệt phái sứ thần dâng biểu xin sắc phong”. Hoàng đế nhà Minh đồng ý với đề nghị này, chấp nhận thực tế tình trạng mới của Chămpa. Tuy nhiên vào năm 1481, một lần nữa, chúng ta lại thấy ông phản đối Lê Thánh Tông về sự chiếm đoạt của Việt Nam:

“Việc này như thể ngươi không biết hay không thấy điều gì đã xảy ra sau khi cha ông ngươi tham gia vào các cuộc tấn công trả thù chống Chămpa” (20). Quan thanh tra của các tỉnh miền Nam Trung Hoa gợi ý phái quân đội triều đình đến chống Lê Thánh Tông để “trừng phạt tội lỗi”: tuy nhiên, quan thanh tra này bị nghi là hành động vì tham vọng cá nhân và sau đó đã bị trừng phạt.

Vào năm 1481, sự quở trách nặng hơn từ kinh đô Trung Hoa đến Thăng Long:

“Trong những năm trước, ngươi kiến nghị rằng tất cả đất đai của Chămpa bị các thủ lĩnh địa phương của nước này tranh giành chia ra và chiếm cứ. Nay xem xét cáo buộc của Gu-lai, rõ ràng là nước của ngươi đã chiếm đất và đẩy họ đi chỗ khác. […] Sao ngươi có thể muốn che đậy sự xấu xa và tỏ vẻ có đạo đức, che giấu tội lỗi của chính mình, ở trên thất bại trong việc duy trì lòng trung thành của một người phụng sự bề trên, ở dưới thất bại trong việc duy trì mối quan hệ tốt với các nước láng giềng. […] Nếu ngươi tiếp tục giả dối và bất lương, răn rằng Thiên đạo mang lại thịnh vượng cho người tốt và tai họa cho kẻ xấu”.
Răn đe cuối cùng được ban bằng miệng cho sứ thần năm 1490: nếu cương giới không được tôn trọng, “Triều đình sẽ lập tức nổi giận và binh lính Thiên triều sẽ phá hủy lãnh thổ của người giống như những sự kiện trong thời Vĩnh Lạc (1403 – 1424). Liệu ngươi có thể không hối lỗi”. Trong khi biên niên sử ghi lại khởi hành của một sứ thần “vô cùng sợ hãi”, không chắc rằng cảm xúc như vậy đã được cảm thấy tại hoàng thành ở Thăng Long khi sứ thần trở về. Hai thập kỷ đã trôi qua kể từ khi kinh đô Chămpa sụp đổ và gần 3 thập kỷ sẽ qua trước khi cái chết của lê Thánh Tông được ghi trong biên niên sử Trung Hoa năm 1498”. Tại một thời điểm trong giai đoạn này, biên niên sử ghi lại tuyên bố quan trọng sau đây của hoàng đế:

Xem xét An Nam, ta coi nó cũng giống như ngoại quốc. Mỗi khi nó phạm luật hay kháng lệnh, ta khoan dung tha thứ nó. Công khai, chứng tỏ vẻ trung thành và kính trọng, nhưng ngấm ngầm chúng xảo quyệt và khôn lỏi. Tuy nhiên, hành động của chúng không thể che giấu được. Binh pháp có nói: “Không được giả định rằng kẻ địch sẽ không tới. Dựa vào phòng thủ của mình để bảo vệ chống lại chúng” .
Sự phòng thủ của Trung Hoa được tăng cường thích đáng dọc biên giới phía nam. Nhưng không có đội quân Trung Hoa nào từng có ý định vượt biên giới vào Việt Nam
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Quân Thuận Hóa bắt sống được Trà Toàn dẫn đến trước mặt vua. Trà Toàn cúi đầu quỳ xuống. Vua hỏi qua người phiên dịch rằng:
"Ngươi là chúa nước Chiêm phải không?".
Toàn trả lời: "Vâng".
Vua hỏi: "Có biết ta là vua không?".
Toàn trả lời: "Tôi nhìn thấy phong thái, đã biết là thánh thượng rồi".
Vua hỏi: "Ngươi có mấy con rồi".
Trả lời: "Tôi có hơn 10 đứa con".
Đỗ Hoàn nói: "Hắn đã kêu van xin làm thần tử, xin bệ hạ tha cho khỏi chết".
Vua nói với Toàn:
Trong đám gươm giáo, ta sợ ngươi bị hại, nay may mà còn sống đến đây, ta thực yên lòng".
Bèn sai đưa Trà Toàn ra ngoài ty Trấn điện làm nhà nhỏ cho ở đấy. Các quan dẫn Toàn ra hơi gấp. Vua bảo:
"Đưa đi thong thả thôi, người ta là vua của một nước, sao lại bức nhau đến như vậy.
Đến lúc kéo quân về Bắc, đem Trà Toàn theo. Vua lấy cớ rằng chiếc thuyền của Trà Toàn ngồi quá hẹp, không có thể dung được cả vợ hầu của y, bèn khiến chọn một người trong bọn đi với Trà Toàn, còn bao nhiêu (đi thuyền khác) về đến Kinh mới trả lại.
Một hôm, vua bảo Đỗ Hoàn chỉ Lê Thọ Vức mà nói với Trà Toàn rằng "Đây là quan Điện tiền Đô đốc, khi đánh thành Đồ Bàn, chính người này đã đăng thành trước hết". Trà Toàn nghe thấy thế, bèn nhìn sững Thọ Vức một hồi lâu.
Đi dọc đường, Trà Toàn lo sợ phát bệnh, đến Nghệ An thì chết. Vua sức chém lấy đầu, còn cái thân thì đốt ra tro mà ném xuống sông. Vua bắt chở cái đầu Trà Toàn trong thuyền mà đi, trước mũi thuyền cắm cây cờ trắng, đề mấy chữ: "Đây là cái đầu Trà Toàn ‒ kẻ nguyên ác của nước Chiêm Thành".
Khi về đến Thanh Hoá, đem đầu Trà Toàn làm lễ "hiến phù" tại nhà Thái miếu Lam Kinh.
Khả năng cao là Toàn tự sát vì không chịu nổi nhục.
Lê Thánh Tông lập 1 cung phi cực kỳ xinh đẹp của Trà Toàn làm cung phi của mình lấy tên Việt là Phạm Thị Ngọc Đô:
Phạm Thị Ngọc Đô bị đưa về kinh không chỉ vì vẻ đẹp sắc nước hương trời mà còn vì tài canh cửi có một không hai. Vua Lê Thánh Tông rất yêu mến nàng, tuy nhiên do có nhiều điều dị nghị không thể để bà vào cung, vua bèn ban cho Ngọc Đô 80 mẫu đất thuộc địa phận làng Trích Sài (vùng đất ven Hồ Tây – Hà Nội). Nơi đây cảnh đẹp, dân lành, đất đai tươi tốt. Nhà vua lập Điện Huy Văn tại đây để bà cùng 24 cung nữ theo hầu ở.
Về Trích Sài, thấy cảnh dân làng làm ăn vất vả, cực nhọc quanh năm, hái củi, bắt cá để sống, bà Ngọc Đô liền lấy ruộng vua ban lập thành trang trại gọi là Thiên Niên Trang để trồng dâu, nuôi tằm kéo tơ. Bà còn bỏ hàng trăm lạng vàng thuê thợ đóng khung dệt, truyền bá nghề dệt lĩnh của miền trong ra Bắc. Những tấm vải của bà khác hẳn với với những thứ lụa là đương thời. Người ta gọi đó là lĩnh.
Ở đây tuy đã có nghề dệt từ lâu đời nhưng chưa được tinh khéo, vì vậy, bà Phạm Thị Ngọc Đô đã dạy cho người dân những kỹ thuật dệt mới tạo ra nhiều mặt hàng dệt tơ tằm khác nhau. Đặc biệt kỹ thuật làm hàng lĩnh của bà đã tạo nên một thứ sản phẩm trơn bóng, đen nhánh vừa dày vừa đẹp. Cho đến nay cách làm này vẫn còn được lưu truyền.
Bà Phạm Thị Ngọc Đô được dân Trích Sài thờ phụng gọi là bà chúa Lĩnh Hàng năm, vào ngày mồng 5 tháng giêng, dân làng đều tổ chức tế lễ.
Lê Thánh Tông sau phát bệnh lỡ loét khắp người mà chết ( có giả thuyết rằng ông đã mắc bệnh giang mai)
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
kết thúc đời lê biên giới Việt Chiêm vẫn lấy Thạch bi Phú Yên làm ranh giới, sang đời Mạc do bận chiến tranh nên vùng Thuận Quảng không được quan tâm. Dân chúng hỗn tạp, người Chăm thường xuyên cướp phá. Chưa kể lưu dân chung đụng văn hóa nảy sinh mâu thuẩn, vùng đất này trở thành bất trị có nguy cơ tái diễn xung đột. Dễ dẫn đến tình trạng tái chiếm của người Chăm hoặc có nguy cơ tách thành quốc gia khác.
Phía Nam là vùng Thuận Quảng, biên giới giữa Đại Việt với Champa. "Cho đến thế kỉ XVI, trình độ kinh tế vùng Thuận Quảng còn thấp kém, lạc hậu, đương thời coi là vùng "Ô châu ác địa", là đất "biên viễn xa xôi", là nơi đày ải tội nhân và chiến tù. Phú thuế nhà Lê, nhà Mạc thu được ở vùng này chỉ là các loại lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, hương liệu, … Kinh tế Thuận Quảng thấp kém.
Đúng lúc này năm 1558 nhân vật Nguyễn Hoàng xuất hiện. sau khi xin anh rễ là Trịnh Kiểm cho trấn thủ đất Thuận Quảng, từ đây dòng họ 9 chúa NGuyễn được khai sinh, quá trình đồng hóa miền nam và lấn chiếm đất Chiêm Thành trở nên chóng mặt như vũ bảo.
nếu như các đời trước thời Lý Trần Lê quá trình đồng hóa chậm chạp vì chế độ quân chủ tập trung ở kinh đô Thăng Long, vùng lấn chiếm chỉ là biên viễn xa xôi là nơi đày ải tội phạm trung ương không quản được thì gia đoạn Chúa Nguyễn kinh đô đặt ngay Phú Xuân vùng đất chiếm gần kinh thành nên dễ quản lý, lại thêm chiến tranh, lưu dân nhiều thiếu đất nên quá trình đồng hóa tăng nhanh chóng mặt.
với lại tư duy phát triển thương mại của thời chúa NGuyễn cũng góp phần phát triển khu vực này.
Trong thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, người Chăm phía Bắc vẫn thỉnh thoảng nổi lên quấy phá Thuận Hóa (châu Ô và châu Rí). Nhân cớ này, Nguyễn Hoàng xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ Thuận Hóa năm 1558, rồi bí mật xây dựng cho mình và con cháu cơ nghiệp riêng. Mỗi lần các chúa Nguyễn bị các chúa Trịnh làm áp lực, vương quốc Chiêm Thành lãnh nhận những hậu quả.

Năm 1569 Nguyễn Hoàng làm Tổng Trấn Tướng Quân cai quản cả Xứ Quảng Nam và Xứ Thuận Hóa
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top