[Funland] quá trình nam tiến và mở cõi của Đại Việt

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Tháng 8 năm 980, vua Tống xuống chiếu đem quân xâm lược Đại Cồ Việt, sai Lư Đa Tốn mang thư sang. Tháng 10 cùng năm, vua Lê Hoàn sắp phát binh, sai nha hiệu là Giang Cự Vọng, Vương Thiệu Tộ đưa thư sang Tống giả làm thư Vệ Vương Đinh Toàn thỉnh cầu ông nối ngôi cha, ban cho mệnh lệnh chính thức; ý muốn hoãn binh nhà Tống.

Nhà Tống sai Trương Tông Quyền mang thư trả lời rằng:Họ Đinh truyền nối ba đời, trẫm muốn cho Toàn làm thống soái, khanh[3] làm phó. Nếu Toàn tướng tài chẳng có, vẫn còn trẻ con, thì nên bảo cả mẹ con cùng thân thuộc sang quy phụ. Đợi khi bọn họ vào chầu ắt sẽ có điễn lễ ưu đãi và sẽ trao cờ tiết cho khanh. Nay có hai đường, khanh nên chọn một. Vua Lê Hoàn không nghe. Cuộc chiến bắt đầu, lúc này Champa có ý định liên kết với Tống đánh Đại Việt nhưng việc không thành vì Lê Hoàn đã chiến thắng Tống quá nhanh. Ông đã đánh bại đạo quân Tống và giết chết tướng Hầu Nhân Bảo tại trận.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Sau khi đánh đuổi quân Tống ra khỏi lãnh thổ phía Bắc cuối năm 980, Lê Đại Hành củng cố lại lực lượng chuẩn bị tấn công Chiêm Thành. Đầu năm 982, nhà vua dẫn đại quân tiến vào Indrapura. Đây là cuộc Nam chinh đầu tiên của người Việt vào đất Chiêm Thành. Paramesvaravarman I tử trận ngay tại cửa thành, chấm dứt triều đại Indrapura. Lê Đại Hành tiến vào kinh đô Indrapura (Đồng Dương), giết tướng giữ thành Tỳ My Thuế, bắt sống hàng trăm vũ nữ trong hậu cung, tịch thu rất nhiều báu vật mang về nước. Bên ngoài binh lính Việt đốt phá thành trì, san phẳng lăng tẩm các vị vua Champa, bắt theo hàng ngàn tù binh, trong đó một nhà sư Ấn Độ tên Thiền Trước Tăng (bhiksu). Lãnh thổ Bắc Champa bị chiếm đóng từ 982 đến 983.
Sau chiến thắng này, văn hóa và nghệ thuật (nhất là âm nhạc) Champa chính thức được du nhập vào đời sống cung đình và dân gian Việt. Đền đài, dinh thự tại Hoa Lư được trang trí bằng những chiến lợi phẩm do thợ Champa chạm trổ và sản xuất ra.
Indravarman IV (Xá Lợi Đà Ngô Nhựt Hoàn) – được hoàng triều tôn lên làm vua khi Paramesvaravarman I vừa tử trận – chạy vào Panduranga lánh nạn và chịu triều cống nhà Lê mới được yên. Năm 985 Nhựt Hoàn sai pháp sư Kinkoma sang Trung Hoa xin nhà Tống cứu viện nhưng được khuyên là nên duy trì quan hệ tốt với Đại Cồ Việt.
Nội bộ nhà Lê cũng xảy ra tranh chấp về quyền lãnh đạo trên lãnh thổ Bắc Champa, người thì đề nghị cai trị trực tiếp, người thì khuyên tản quyền. Cuối cùng một giải pháp trung gian được áp dụng : nơi nào còn đông đảo người Champa cư ngụ thì giao cho người địa phương quản lý, nơi nào đông dân cư gốc Kinh sinh sống thì triều đình Đại Cồ Việt đặt quan cai trị trực tiếp. Sự kiện này chứng tỏ sự cộng cư giữa các nhóm cư dân địa phương sau khi Lâm Ấp giành được độc lập vẫn còn khắng khít, nhưng từ khi người Kinh bắt đầu cai trị trực tiếp lãnh thổ Bắc Champa chống đối bắt đầu xảy ra.
Năm 983, một quản giáp (trưởng làng) người Kinh sinh sống trên lãnh thổ Bắc Champa tên Lưu Kỳ Tông nổi lên chém đầu một người con nuôi của Lê Đại Hành, lúc đó là một quan cai trị trực tiếp, xây thêm thành lũy quanh Phật Thành (Fo Che) phòng thủ lãnh thổ Bắc Champa, rồi mộ hơn 10.000 người và nhiều voi ngựa đánh Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành tiến quân xuống đánh nhưng cuộc chiến đã không xảy ra, vì sau khi vượt núi Đông Cổ và sông Bà Hòa (Thanh Hóa), đại quân của nhà Tiền Lê chịu không nổi sương lam chướng khí phải rút về. Năm 986, hay tin vua Indravartman IV (Ngô Nhựt Hoàn) của người Champa từ trần, Lưu Kỳ Tông liền tự xưng vương và xin nhà Tống thừa nhận. Sự tiếm quyền này xúc phạm đến tín ngưỡng của người Chăm vì Lưu Kỳ Tông không xuất thân từ vương tộc hay đẳng cấp tôn giáo nào, và là một đe dọa cho cộng đồng người Hoa địa phương. Một người Champa gốc Hoa tên Poulo Ngo dẫn theo khoảng 150 người đổ bộ lên đảo Hải Nàm và vùng duyên hải nam Quảng Châu tị nạn. Năm 988, thêm 300 người khác do Ho Siuan dẫn đầu đổ bộ lên bờ biển Quảng Châu. Người Chăm gốc Nam Đảo còn lại theo Bằng Vương La (Cu-thì-lợi Hà-thanh-bài Ma-la),một người Cham sinh sống tại Bàn.Thành, kháng chiến chống Lưu Kỳ Tông
Triều vương thứ bảy (991-1044) : vương triều Vijaya
Năm 989 Lưu Kỳ Tông, một người Kinh tự nhận là vua lãnh thổ Champa phía Bắc từ năm 983, bị Bằng Vương La (Cu-thì-lợi Hà-thanh-bài Ma-la), một vương tôn Champa phía Nam, nổi lên lật đổ và được dân chúng tôn lên làm vua, hiệu Harivarman II (Dương-to-pai hay Dương Đà Bài). Harivarman II xưng vương tại Phật Thành (Vijaya), nhưng tổ chức vương quyền vẫn đặt tại Indrapura (Đồng Dương), ý muốn đề cao nguồn gốc thần quyền của ông từ bộ tộc Dừa. Harivarman II được nhiều sử gia xác nhận là người sáng lập vương triều thứ bảy của Champa
Năm 990, một người Việt tên Dương Tiến Lộc – làm quan quản giáp đi thu thuế tại châu Ái và châu Hoan (Thanh Hóa, Nghệ An) – hô hào người Kinh và Chăm nổi lên chống lại nhà Lê. Dương Tiến Lộc có yêu cầu Harivarman II giúp đỡ nhưng bị từ chối. Hay tin có phản loạn, Lê Đại Hành liền mang quân vào đánh dẹp, Dương Tiến Lộc cùng những người phản loạn bị giết chết, hơn 360 tù binh Chăm bị bắt mang về miền Bắc, một số được tuyển làm nài điều khiển voi trong binh lực nhà Lê.
Năm 992, quan hệ giữa nhà Lê và vương triều Vijaya trở nên bình thường và, để tỏ lòng biết ơn Harivarman II từ chối không ủng hộ cuộc phản loạn của Dương Tiến Lộc, Lê Đại Hành trả tự do cho hơn 300 tù binh Chăm về nước. Cũng nên biết làn ranh phân chia Đại Cồ Việt và Chiêm Thành trong giai đoạn này được xác định tại đèo Ngang, tức địa phận Di Luân, gần cửa sông Gianh (Quảng Bình). Cùng thời gian này, quan hệ giữa Chiêm Thành và Trung Hoa trở nên bình thường, Harivarman II được nhà Tống công nhận, hai bên trao đổi nhiều phẩm vật quí giá. Nhân dịp này Harivarman II yêu cầu vua Tống giao trả những người Champa tị nạn tại Quảng Châu trước đó (986-988) về lại Champa.
Mối giao hảo thân thiết giữa Champa và Trung Hoa không làm vua Lê hài lòng. Năm 994, Lê Đại Hành cho người vào Viyaja yêu cầu Harivarman II triều cống nhưng bị từ chối, vua Lê liền cất quân sang đánh. Quân Chiêm tuy có đẩy lui được cuộc trừng chinh này nhưng hao tổn cũng khá nhiều, Harivarman II chấp nhận sẽ triều cống trở lại. Nhưng Lê Đại Hành yêu cầu phải triều cống tức khắc và buộc Harivarman II phải đích thân sang bái kiến mới vừa lòng. Vua Chiêm liền sai một thân tín tên Chế Đông sang thay mặt, Lê Đại Hành trách là vô lễ ; Harivarman II phải sai cháu là Chế Cai sang chầu và hứa sẽ không quấy phá vùng biên giới nữa mọi việc mới yên. Tuy vậy trong những năm 995 và 997, do thiếu đói vì mất mùa quân Chiêm có tràn sang cướp phá một số làng xã dọc vùng biên giới rồi rút về liền. Lê Đại Hành cũng chỉ củng cố lại một số địa điểm phòng thủ chứ không trả đũa.
Năm 999, Harivarman II mất, con là Po Alah (Po Ovlah hay Âu Loah) – một tín đồ Hồi giáo trung kiên đã từng sang La Mecque hành hương – lên thay, hiệu Yanpuku Vijaya (Dương-phổ-cu Bi-trà-xá-lợi). Trung tâm quyền lực đặt tại Vijaya, tức thành phố Chiến Thắng (còn có tên là Phật Thệ, Phật Thành hay Chà Bàn, Đồ Bàn, nay là thị trấn An Nhơn). Toàn bộ vương tộc tại Indrapura (Đồng Dương) được đưa về Sri Bini (Qui Nhơn) định cư, vì nơi này ít bị uy hiếp hơn khi có chiến tranh. Dưới thời Yanpuku Vijaya (999-1010), đạo Hồi cùng với đạo Bà La Môn phát triển mạnh mẽ. Tân vương tổ chức lại quân đội và cử nhiều phái đoàn sang Trung Hoa thông sứ với hy vọng được nhà Tống bảo vệ khi bị Đại Cồ Việt tấn công.
Năm 1005, hay tin Lê Đại Hành mất, Yanpuku Vijaya mang quân tấn công Đại Cồ Việt, lúc đó do Lê Long Đĩnh (1005-1009), một hôn quân, cai trị. Hai bên giữ thế giằng co, bất phân thắng bại trong 40 năm (1005-1044). Yanpuku Vijaya mất năm 1010, Sri Harivarmadeva lên thay, hiệu Harivarman III. Tân vương cai trị đến năm 1018 thì mất, Chế-mai-pa Mộ-tài (Chemeipai Moti) lên thay, hiệu Paramesvaravarman II.
Trong lãnh thổ người Kinhù, Lý Công Uẩn lật đổ nhà Lê, thành lập nhà Lý (năm 1010), hiệu Thái Tổ, đổi quốc hiệu là Đại Việt. E ngại uy dũng và mến mộ đức độ của Lý Thái Tổ, Chiêm Thành và Chân Lạp cử người sang triều cống. Giao hảo giữa Champa và Đại Việt rất là tốt đẹp.

Đại Cồ Việt 980
 

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,147
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Thiết nghĩ lão nên viết bớt chữ, dùng kiểu đồ họa như mấy trang báo hay làm ấy :)) dễ hình dung hơn
 

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,147
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,147
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,147
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Cụ cứ thong thả. Học sử không giống như xơi đồ ăn nhanh. Kệ thằng cha kia đi.
Cụ lại sai lầm, cái sai lầm này đã mắc phải từ xưa đến nay, vô hình chung sử chỉ giành cho tầng lớp học thuật, những người bình thường lại không có khả năng tiếp cận là vì thế :) cái vấn đề post lên đây ngoài việc cãi nhau còn phải hấp dẫn nhiều người xem :)
 

cuncon

Xe điện
Biển số
OF-89727
Ngày cấp bằng
25/3/11
Số km
3,384
Động cơ
432,653 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy, HN
bữa trước thớt về Huyền Trân của em không hiểu vì lý do gì bị xóa mất, nay em xin tổng hợp và viết lại. Nội dung chủ yếu là quá trình mở cõi nam tiến của Đại Việt và các cuộc giao tranh của Đại Việt và Champa, sẽ có kèm theo bản đồ từng thời kỳ để dễ hình dung
Trịnh Nguyễn phân tranh là nguyên nhân lớn nhất giúp VN ta dài như ngày nay
 

ngày giữa đêm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-156817
Ngày cấp bằng
14/9/12
Số km
8,359
Động cơ
414,416 Mã lực

ngày giữa đêm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-156817
Ngày cấp bằng
14/9/12
Số km
8,359
Động cơ
414,416 Mã lực
Cụ lại sai lầm, cái sai lầm này đã mắc phải từ xưa đến nay, vô hình chung sử chỉ giành cho tầng lớp học thuật, những người bình thường lại không có khả năng tiếp cận là vì thế :) cái vấn đề post lên đây ngoài việc cãi nhau còn phải hấp dẫn nhiều người xem :)
sai dễ có thai

đúng là cái yếu tố hứng- hấp quan trọng vô cùng
thực sự là Mỗ khoái Kim Liên Điêu Thuyền



 

sparta.leonidas

Xe ngựa
Biển số
OF-368450
Ngày cấp bằng
28/5/15
Số km
26,342
Động cơ
437,878 Mã lực
Cụ lại sai lầm, cái sai lầm này đã mắc phải từ xưa đến nay, vô hình chung sử chỉ giành cho tầng lớp học thuật, những người bình thường lại không có khả năng tiếp cận là vì thế :) cái vấn đề post lên đây ngoài việc cãi nhau còn phải hấp dẫn nhiều người xem :)
Học sử khó vì nhiều lẽ. Với những thằng học vẹt thì đồ hoạ hay phim cũng chả có ích gì. Thong thả đọc đi. Thớt hay nên đừng làm loãng thớt
 

NgockhanhA

Xe máy
Biển số
OF-504995
Ngày cấp bằng
15/4/17
Số km
52
Động cơ
185,020 Mã lực
Tuổi
36
cái này gặp đúng cụ nào thích lịch sử cơ em chịu
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Năm 1020, do mất mùa và đói kém, quân Chiêm Thành tiến chiếm hai châu Bố Chánh và Ma Linh (Quảng Bình). Năm 1021, thái tử Phật Mã, trưởng nam của Lý Thái Tổ, chiếm lại hai châu bị mất. Năm 1026, quân của thái tử Phật Mã chiếm luôn châu Điền (Thừa Thiên). Lý Thái Tổ mất năm 1028, Phật Mã lên thay, xưng hiệu Thái Tôn. Vua Chiêm Thành không những không chịu thông sứ với Đại Việt mà còn xua quân đánh phá các làng ven biển tại châu Điền, châu Ái (Thanh Hóa) và châu Hoan (Nghệ An).
1044 lấy lý do Thái Tổ mất 16 năm mà người Chăm không chịu tiến cống Ngày Quý Mão vua thân chinh đánh Chiêm Thành, dùng Khai Hoàng làm chức lưu thử. Ngày Giáp Thìn, quân Lý xuất phát từ kinh đô, ngày Ất Tỵ đóng quân tại cửa biển Đại Ác. Lúc đó sóng yên, có lợi cho đại quân đi từ Đại An (tức Đại Ác) qua Ma Cô ( Kỳ Anh -Hà Tĩnh)

Trong ngày ấy nhờ có gió vượt qua được 2 bãi cát dài, quân Lý đi thẳng đến cửa biển Tư Dung ( thừa thiên- Huế). Vua Chiêm Thành đã dàn trận trước ở sông Ngũ Hồ để đợi quan quân nhà Lý. Lý Thái Tông bèn xuống chiếu cho quân sĩ bỏ thuyền, lên đất liền. Vua lại cho một phần binh lính dựng cờ, đánh trống như sắp muốn đánh nhau với người Chiêm. Quân Chiêm Thành thấy binh lính oai nghiêm, lại quá nhiều mới sợ mà thua sớm. Vua cho quân đuổi theo chém được ba đầu của người Chiêm. Tướng Chiêm là Quách Gia Di chém chúa Sạ Đẩu để dâng quân Lý. Quân Lý giết 3 vạn quân Chiêm, bắt sống 5.000 người, bắt được 30 con voi. Lý Thái Tông thấy cảnh máu đầy gươm giáo, xác chất đầy đồng, lấy làm thương xót mới hạ lệnh rằng: "Kẻ nào giết bậy người Chiêm Thành thì sẽ giết không tha"

Vua Thái Tông kéo quân vào thành Phật Thệ, bắt cung nữ của Sạ Đẩu, kén lấy người nào giỏi hát và biết múa điệu khúc Tây thiên cùng vô số cung nhân, nhạc nữ đem về nước. Quân về đến Lý Nhân, triệu vợ của Sạ Đẩu là Mỵ Ê lên hầu vua. Mỵ Ê từ chối, lấy chăn quấn mình rồi nhảy xuống nước mà chết. Vua khen là người trinh tiết, phong cho làm Hiệp chính Hựu thiện phu nhân.
Tháng 8 Lý Thái Tông rút quân về, tháng 9 thì về đến kinh đô Thăng Long. Lý Thái Tông đem tin thắng trận cáo Thái miếu, ban tiệc rượu thưởng công. Những tù binh Chiêm Thành sau đó được cấp ruộng đất và cho định cư tại Hưng Hóa (Nghệ An) trong hai xã Vĩnh Khương và Đăng Châu. Nông dân Đại Việt cũng di cư vào các vùng đất mới tại Bố Chánh, Địa Lý và Ma Linh lập nghiệp.

Trong số tù binh Chăm có một thiền sư Phật giáo tên Thảo Đường. Tăng sư Thảo Đường lập ra phái Thiền tông thứ ba tại Đại Việt. Nhiều chùa Phật giáo Tiểu Thừa tại miền Bắc Việt Nam (chùa Vạn Phúc ở Bắc Ninh, chùa Thiên Phúc ở Sơn Tây) do nhân công gốc Chăm xây dựng. Thợ Chăm dạy cho thợ Đại Việt cách đúc tượng Phật và xây cất chùa kiểu Ấn Độ. Nghệ nhân Chiêm Thành dạy cho các cung nữ triều đình nhà Lý các điệu nhạc Chiêm Thành (các điệu nam ai, nam oán...).
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Quách Gia Gi là một vương tôn thuộc đẳng cấp Ksatriya (chiến sĩ). Sau khi đầu hàng nhà Lý, ông được triều thần tôn lên làm vua năm 1044, hiệu Jaya Paramesvaravarman I. Trước một đất nước bị kiệt quệ vì chiến tranh, Quách Gia Gi một mặt phải giao hảo tốt với Trung Hoa và Đại Việt để được yên thân, mặt khác tập trung sức lực còn lại bình định loạn lạc ở phía nam. Trước kia, theo thỏa hiệp giữa Vikrantavarman IV và Surayavarman I (vương quốc Angkor), quân Khmer vào giúp Chiêm Thành dựng trại tại Panduranga, khi Vikrantavarman IV mất quân Khmer không những không chịu rút quân về mà còn muốn chiếm giữ luôn lãnh thổ Panduranga.

Năm 1050, viện cớ một tiểu vương tại Panduranga không tuân phục triều đình trung ương, Jaya Paramesvaravarman I cùng cháu là hoàng thân Yavaraja Mahasenapati mang quân chinh phạt và cũng nhân dịp đánh đuổi quân Khmer ra khỏi lãnh thổ. Tiểu vương Panduranga thua trận, một số binh sĩ và dân chúng đất Pănrăn (Phan Rang) phải trốn trong các hầm đất, hang động hoặc chạy lên núi trốn, một số khác chạy theo quân Khmer về bên kia biên giới lánh nạn. Toàn bộ tài sản, súc vật của dân chúng Pănrăn bị tịch thu mang về Vijaya làm chiến lợi phẩm ; những tù binh bị mang về làm nô lệ và hạ xuống làm đẳng cấp Sudra. Tiểu quốc Panduranga bị đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của triều đình trung ương Vijaya. Trong giai đoạn này, người Chăm chạy loạn lên Tây Nguyên (đặc biệt là cao nguyên Đắc Lắc) lánh nạn một số đã ở lại định cư vĩnh viễn, hòa trộn với những nhóm dân cư có trước để thành người Rhadé.


Dẹp xong loạn phía Nam, Jaya Paramesvaravarman I xây dựng lại đất nước. Nhà vua cho dựng lại các tượng đài bằng đá hoa cương trong tháp Po Nagar, cấp cho những vị tu sĩ giữ đền 50 nô lệ Chăm, Khmer, Hoa, Miến, Xiêm, 15 cân vàng, 15 cân bạc, và nhiều vật dụng quí giá khác. Nhà vua mất năm 1060, con trai trưởng lên kế vị hiệu Bhadravarman III, trị vì được một năm (1060-1061) thì mất.

Sang thời Lý Thánh Tông, năm 1065 - 1069, Chiêm Thành bỏ cống. Vua Thánh Tông lại đem quân Nam chinh. Nhưng một vài sử gia cho rằng tới giai đoạn lịch sử này cuộc đánh Chiêm chẳng phải riêng vì việc đoạn tuyệt giao hiếu, mà do Đại Việt bắt đầu thi hành chính sách mở rộng biên giới, dựa vào chỗ Chiêm Thành có tinh thần bất khuất chống đối đối với Đại Việt và lại lén lút thần phục nhà Tống.

Quốc vương Chiêm là Chế Củ muốn dựa vào nhà Tống để chặn bước tiến của Đại Việt, xin thần phục và được vua Tống Thần Tông giúp đỡ, cho ngựa trắng và cho phép họ mua Lúa ở Quảng Châu, Chiêm Thành không tiếp tục nạp cống cho Đại Việt nữa. Mọi hành động của Chiêm Thành đều bị người Việt cho là khiêu khích họ.
Năm 1061, em trai của Bhadravarman III là Chế Củ lên thay, hiệu Rudravarman III. Rudravarman III là một người tinh khôn, một mặt giao hảo bình thường nhà Lý để tránh bị nghi ngờ, mặt khác chuẩn bị quân sĩ tiến đánh Đại Việt. Năm 1068, Rudravarman III mang quân đánh vào các làng của người Việt tại Ma Linh và Địa Lý, quân Lý thua phải rút lên phía Bắc.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top