[Funland] quá trình nam tiến và mở cõi của Đại Việt

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Nam Chiếu đã có lúc đánh chiếm tận Việt Trì bây giờ phải không cụ ? :)
Nam chiếu là tiền thân của Đại Lý, đã từng đánh đến Phong châu ( Bạch hạc Phú Thọ) và bị Cao Biền đánh đuổi
Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép:

“Trong khoảng năm Khai Nguyên (713-742) đời vua Huyền Tông nhà Đường, Nam Chiếu là Bì La Cáp cường thịnh lên, mà 5 chiếu kia suy hèn đi. Bì La Cáp mới đút lót cho quan Tiết Độ Sứ đạo Kiếm Nam là Vương Dục để xin hợp cả 6 chiếu lại làm một. Triều đình nhà Đường thuận cho, và đặt tên là Qui Nghĩa. Từ đó Nam Chiếu càng ngày càng thịnh lên, đem quân đi đánh Thổ Phồn… Bấy giờ Nam Chiếu đã mạnh lắm, bèn xưng đế và đặt quốc hiệu là Đại Mông Quốc rồi lại đổi lại là Đại Lễ…”

Nam Chiếu phát triển và bành trướng rất nhanh, đầu tiên vào Miến Điện, sau đó là toàn bộ Vân Nam, xuống Lào, vào Thái Lan, rồi ngược về phía bắc tới Tứ Xuyên (Trung Quốc). Năm 764, Nam Chiếu thiết lập kinh đô thứ hai tại Côn Minh (Trung Quốc). Năm Kỷ Dậu (829), quân Nam Chiếu chiếm đóng Thành Đô (Trung Quốc).

Năm 865 (Ất Dậu), Cao Biền được Đường Ý Tông cử làm đại tướng cùng giám quận Lý Duy Chu đem quân sang đóng ở Hải Môn để dẹp quân Nam Chiếu.

Đại Việt sử ký toàn thư chép:

“Năm Bính Tuất – 866 (Đường Hàm Thông, thứ 7). Mùa hạ, tháng 4, Nam Chiếu sai Trương Tập giúp Tù Thiên đánh Giao Châu, cho Phạm Nật Ta làm Đô Thống Giao Châu, Giám trận nhà Đường là Trần Sắc sai Vi Trọng Tể đem hơn 7.000 quân đến Phong Châu. Biền được thêm quân, tiến đánh Nam Chiếu, nhiều lần đánh tan được. Tháng ấy, Biền đánh tan quân Nam Chiếu, giết và bắt sống rất nhiều. Nam Chiếu thu quân còn sống sót chạy vào Châu thành cố giữ. Mùa đông, tháng 10, Cao Biền vây Châu Thành hơn 10 ngày, người Man rất khốn quẫn. Biền đến nơi đốc thúc, khích lệ tướng sĩ, lấy được thành, giết Tù Thiên và Chu Cổ Đạo là người thổ man dẫn đường cho quân Nam Chiếu, chém hơn 30.000 đầu. Quân Nam Chiếu trốn đi, Biền lại phá được hai động thổ man đã theo Nam Chiếu, giết tù trưởng. Người thổ man rủ nhau quy phục đến 17.000 người ”.
 

sparta.leonidas

Xe ngựa
Biển số
OF-368450
Ngày cấp bằng
28/5/15
Số km
26,342
Động cơ
437,878 Mã lực
Nam chiếu là tiền thân của Đại Lý, đã từng đánh đến Phong châu ( Bạch hạc Phú Thọ) và bị Cao Biền đánh đuổi
Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép:

“Trong khoảng năm Khai Nguyên (713-742) đời vua Huyền Tông nhà Đường, Nam Chiếu là Bì La Cáp cường thịnh lên, mà 5 chiếu kia suy hèn đi. Bì La Cáp mới đút lót cho quan Tiết Độ Sứ đạo Kiếm Nam là Vương Dục để xin hợp cả 6 chiếu lại làm một. Triều đình nhà Đường thuận cho, và đặt tên là Qui Nghĩa. Từ đó Nam Chiếu càng ngày càng thịnh lên, đem quân đi đánh Thổ Phồn… Bấy giờ Nam Chiếu đã mạnh lắm, bèn xưng đế và đặt quốc hiệu là Đại Mông Quốc rồi lại đổi lại là Đại Lễ…”

Nam Chiếu phát triển và bành trướng rất nhanh, đầu tiên vào Miến Điện, sau đó là toàn bộ Vân Nam, xuống Lào, vào Thái Lan, rồi ngược về phía bắc tới Tứ Xuyên (Trung Quốc). Năm 764, Nam Chiếu thiết lập kinh đô thứ hai tại Côn Minh (Trung Quốc). Năm Kỷ Dậu (829), quân Nam Chiếu chiếm đóng Thành Đô (Trung Quốc).

Năm 865 (Ất Dậu), Cao Biền được Đường Ý Tông cử làm đại tướng cùng giám quận Lý Duy Chu đem quân sang đóng ở Hải Môn để dẹp quân Nam Chiếu.

Đại Việt sử ký toàn thư chép:

“Năm Bính Tuất – 866 (Đường Hàm Thông, thứ 7). Mùa hạ, tháng 4, Nam Chiếu sai Trương Tập giúp Tù Thiên đánh Giao Châu, cho Phạm Nật Ta làm Đô Thống Giao Châu, Giám trận nhà Đường là Trần Sắc sai Vi Trọng Tể đem hơn 7.000 quân đến Phong Châu. Biền được thêm quân, tiến đánh Nam Chiếu, nhiều lần đánh tan được. Tháng ấy, Biền đánh tan quân Nam Chiếu, giết và bắt sống rất nhiều. Nam Chiếu thu quân còn sống sót chạy vào Châu thành cố giữ. Mùa đông, tháng 10, Cao Biền vây Châu Thành hơn 10 ngày, người Man rất khốn quẫn. Biền đến nơi đốc thúc, khích lệ tướng sĩ, lấy được thành, giết Tù Thiên và Chu Cổ Đạo là người thổ man dẫn đường cho quân Nam Chiếu, chém hơn 30.000 đầu. Quân Nam Chiếu trốn đi, Biền lại phá được hai động thổ man đã theo Nam Chiếu, giết tù trưởng. Người thổ man rủ nhau quy phục đến 17.000 người ”.
Tks cụ ạ !
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Trong và sau khi mở, sự lai hợp giữa dòng giống vùng miền là không thể tránh khỏi.
Em muốn Cụ kể (cứ gọi thế cho đúng chất hóng) về ảnh hưởng của dòng giống người Chăm, Xiêm ... đến người Việt.
Cụ nghiên cứu rồi kể nhé.
quá trình đồng hóa của người Việt đối với Champa diễn ra từ từ chậm rãi và rất khốc liệt.
Nguyên nhân là vì Champa không phải là 1 quốc gia nhất thống về văn hoa như Đại Việt. họ chia ra 5 tiểu quốc và 2 bộ lạc:
dòng tộc cây Cau nắm quyền cai trị tiểu vương quốc Panduranga (Phanrang-Phanri) và Kauthara (Khánh Hòa- Phú Yên) ở miền nam;
dòng tộc cây Dừa, nắm quyền cai trị ở phía bắc Champa, đó là Vijaya (Bình Ðịnh) Amaravati (Quảng Nam và Quảng Ngải) và Indrapura (Huế).
Chính vì sự khác biệt nguồn gốc giữa hai dòng tộc cây Cau và cây Dưà này mà các nhà lãnh đạo thường dùng chiến tranh hay vũ lực để tìm lối thoát cho những vấn đề liên quan đến sự sống còn của liên bang Champa (một thể chế chính trị rất gần với thể chế liên bang Mã Lai hôm nay).
Ðứng trên phương diện lịch sử mà nói, chiến tranh này chỉ là một phương thức nhằm giải quyết sự xung đột chính trị giữa hai tiểu vương quốc ở miền nam và ba tiểu vương quốc ở miền bắc, chứ không phải là vấn đề nội chiến phát xuất từ mối hiềm thù giữa dân tộc Champa. Chính vì thế, một khi chiến tranh đã chấm dứt, lãnh tụ dòng tộc nào may mắn được làm chủ tình hình quân sự sẽ trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Champa, gọi là vị vua của các vua Champa (Raja diraja Campa) nắm quyền cai tri trên toàn lãnh thổ của vương quốc này mà bia đá đã ghi là Po Tanah Raya “Quyền làm chủ trên toàn diện lãnh thổ›.
vì 2 bộ lạc Cau và Dừa luôn luôn đánh nhau và do 5 tiểu quốc hợp thành nên Đại Việt dễ dàng tĩa từng tiểu quốc một mà không gặp sự chống đối lớn lao.
Chỉ có Chế Bồng Nga là người duy nhất tập hợp và đoàn kết 2 bộ lạc cau dừa lại vì ông ta không phải người tộc cau lẫn người tộc dừa.
còn đây là cách mà lê Thánh Tông hũy diệt văn hoá Chăm:
Tại Nam Bàn, Lê Thánh Tôn cho thành lập Thái bộc tư khanh, một bộ phận hành chánh chuyên lo đặt lại cho đúng qui chế họ tên của người Chăm theo đúng phiên âm Đại Việt. Vì người Chăm không có họ nên việc xét tên đặt họ rất khó khăn, nếu tên có nhiều chữ thì chỉ giữ lại ba chữ cuối : thí dụ như Tô Môn Tô Sa Môn viết thành Tô Sa Môn, Sa Qua Sa Oa Qua thành Sa Oa Qua…
Vua Lê còn ra lệnh cấm quan viên và dân chúng Việt chứa chấp người Chăm. Nhà Lê đưa những tội phạm biệt xứ gốc Kinh vào các châu Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (thuộc đạo Quảng Nam) khai phá đất mới. Những lưu dân này lúc ra đi, hoặc độc thân hoặc không được mang theo gia đình, một số đã lập gia đình với các thiếu nữ Chăm và sinh con đẻ cái. Con cái của những người này sau đó đã trở thành người Việt, quên hẳn gốc Chăm của mẹ và đã trở thành những người miền Trung. Đàn ông Chăm bị biến thành nô lệ. Người Chăm tại Phan Rang gọi những người Chăm mang hai giòng máu tại Quảng Nam và Bình Định là Chăm Hoi (người Việt gọi là Hời). Phụ nữ Chăm Quảng Nam và Bình Định lấy chồng Việt là chuyện thường, nhưng rất hiếm trường hợp phụ nữ Chăm tại Ninh Thuận và Bình Thuận lấy chồng Việt, vì khác biệt tôn giáo, đa số theo đạo Chăm Bani (Hồi giáo cải cách).
còn dân Chăm ở Ninh Thuận Bình Thuận thì bị Minh Mạng đồng hóa theo cách này, thậm chí man rợ quyết liệt và khủng khiếp hơn nhiều, xóa xổ gần như toàn bộ văn hoá Chăm
 
Chỉnh sửa cuối:

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
trong cuộc chiến đánh Chiêm của Lê Thánh Tông có sự tham gia của Nguyễn Đức Trung. Ông này lập công lớn trong chiến dịch đánh Chiêm sau về được ban Quốc công và vua lập con gái ông là Nguyễn Thị Hằng làm Trường Lạc Hoàng Hậu mẹ vua Lê Hiến Tông.
Nguyễn Đức Trung là ông cố của Nguyễn Kim, người mở ra 9 chúa NGuyễn sau này chính thức hũy diệt Chiêm Thành
 

Light way

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-467924
Ngày cấp bằng
4/11/16
Số km
1,202
Động cơ
209,741 Mã lực
Tuổi
33
cũng thớt này em viết chủ đề này và tự nhiên nó bị khóa mà không có lý do gì đấy
Vậy là có viết rồi mà em k biết ợ. Em thắc mắc cái này từ xưa, khi có đọc được một bản lịch sử ngắn về cuộc đời cụ Nguyễn Tri Phương.

Cám ơn cụ.
 

Xichlo0banh

Xe tăng
Biển số
OF-534086
Ngày cấp bằng
26/9/17
Số km
1,244
Động cơ
-61,242 Mã lực
Tuổi
51
Bài học dút da là cứ nhờ ngoại bang là mất đất, rõ nhất là ông chiêm thành! Đíu thằng nào giúp ko công cho thằng nào.

Nhà Nguyễn cũng thế, có công mở đất nhưng lại làm mất cả nước, may mà dân Việt nó khác với dân Chăm nới còn đến bi giờ.
 

biahoihanoi

Xe lăn
Biển số
OF-14970
Ngày cấp bằng
21/4/08
Số km
13,845
Động cơ
633,662 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Gần ngàn năm lịch sử mà em làm vèo cái là xong.=D>=D>=D>
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
11,792
Động cơ
1,231,487 Mã lực
quá trình đồng hóa của người Việt đối với Champa diễn ra từ từ chậm rãi và rất khốc liệt.
Nguyên nhân là vì Champa không phải là 1 quốc gia nhất thống về văn hoa như Đại Việt. họ chia ra 5 tiểu quốc và 2 bộ lạc:
dòng tộc cây Cau nắm quyền cai trị tiểu vương quốc Panduranga (Phanrang-Phanri) và Kauthara (Khánh Hòa- Phú Yên) ở miền nam;
dòng tộc cây Dừa, nắm quyền cai trị ở phía bắc Champa, đó là Vijaya (Bình Ðịnh) Amaravati (Quảng Nam và Quảng Ngải) và Indrapura (Huế).
Chính vì sự khác biệt nguồn gốc giữa hai dòng tộc cây Cau và cây Dưà này mà các nhà lãnh đạo thường dùng chiến tranh hay vũ lực để tìm lối thoát cho những vấn đề liên quan đến sự sống còn của liên bang Champa (một thể chế chính trị rất gần với thể chế liên bang Mã Lai hôm nay).
Ðứng trên phương diện lịch sử mà nói, chiến tranh này chỉ là một phương thức nhằm giải quyết sự xung đột chính trị giữa hai tiểu vương quốc ở miền nam và ba tiểu vương quốc ở miền bắc, chứ không phải là vấn đề nội chiến phát xuất từ mối hiềm thù giữa dân tộc Champa. Chính vì thế, một khi chiến tranh đã chấm dứt, lãnh tụ dòng tộc nào may mắn được làm chủ tình hình quân sự sẽ trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Champa, gọi là vị vua của các vua Champa (Raja diraja Campa) nắm quyền cai tri trên toàn lãnh thổ của vương quốc này mà bia đá đã ghi là Po Tanah Raya “Quyền làm chủ trên toàn diện lãnh thổ›.
vì 2 bộ lạc Cau và Dừa luôn luôn đánh nhau và do 5 tiểu quốc hợp thành nên Đại Việt dễ dàng tĩa từng tiểu quốc một mà không gặp sự chống đối lớn lao.
Chỉ có Chế Bồng Nga là người duy nhất tập hợp và đoàn kết 2 bộ lạc cau dừa lại vì ông ta không phải người tộc cau lẫn người tộc dừa.
còn đây là cách mà lê Thánh Tông hũy diệt văn hoá Chăm:
Tại Nam Bàn, Lê Thánh Tôn cho thành lập Thái bộc tư khanh, một bộ phận hành chánh chuyên lo đặt lại cho đúng qui chế họ tên của người Chăm theo đúng phiên âm Đại Việt. Vì người Chăm không có họ nên việc xét tên đặt họ rất khó khăn, nếu tên có nhiều chữ thì chỉ giữ lại ba chữ cuối : thí dụ như Tô Môn Tô Sa Môn viết thành Tô Sa Môn, Sa Qua Sa Oa Qua thành Sa Oa Qua…
Vua Lê còn ra lệnh cấm quan viên và dân chúng Việt chứa chấp người Chăm. Nhà Lê đưa những tội phạm biệt xứ gốc Kinh vào các châu Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (thuộc đạo Quảng Nam) khai phá đất mới. Những lưu dân này lúc ra đi, hoặc độc thân hoặc không được mang theo gia đình, một số đã lập gia đình với các thiếu nữ Chăm và sinh con đẻ cái. Con cái của những người này sau đó đã trở thành người Việt, quên hẳn gốc Chăm của mẹ và đã trở thành những người miền Trung. Đàn ông Chăm bị biến thành nô lệ. Người Chăm tại Phan Rang gọi những người Chăm mang hai giòng máu tại Quảng Nam và Bình Định là Chăm Hoi (người Việt gọi là Hời). Phụ nữ Chăm Quảng Nam và Bình Định lấy chồng Việt là chuyện thường, nhưng rất hiếm trường hợp phụ nữ Chăm tại Ninh Thuận và Bình Thuận lấy chồng Việt, vì khác biệt tôn giáo, đa số theo đạo Chăm Bani (Hồi giáo cải cách).
còn dân Chăm ở Ninh Thuận Bình Thuận thì bị Minh Mạng đồng hóa theo cách này, thậm chí man rợ quyết liệt và khủng khiếp hơn nhiều, xóa xổ gần như toàn bộ văn hoá Chăm
Thanks!
Em đang thẩm, có gì tối em lại hỏi.
 

hoangminh248

Xe tăng
Biển số
OF-349619
Ngày cấp bằng
6/1/15
Số km
1,443
Động cơ
277,460 Mã lực
Nơi ở
sx đồ gỗ mỹ nghệ Bắc Ninh
Cụ chủ tóm tắt giúp em về các tên gọi với ạ. Lúc thì champa, lúc thì chiêm thành.
Rồi bên kia thì khơ me với chân lạp.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Cụ chủ tóm tắt giúp em về các tên gọi với ạ. Lúc thì champa, lúc thì chiêm thành.
Rồi bên kia thì khơ me với chân lạp.
champa và Chiêm Thành cũng đâu khác gì nhau.
Khơme là tên tộc Khơme còn Chân Lạp là tên nước
 

_AHA_

Xe điện
Biển số
OF-459099
Ngày cấp bằng
5/10/16
Số km
3,996
Động cơ
-121,889 Mã lực
Tuổi
46
bữa trước thớt về Huyền Trân của em không hiểu vì lý do gì bị xóa mất, nay em xin tổng hợp và viết lại. Nội dung chủ yếu là quá trình mở cõi nam tiến của Đại Việt và các cuộc giao tranh của Đại Việt và Champa, sẽ có kèm theo bản đồ từng thời kỳ để dễ hình dung

bản đồ Chiêm Thành lúc mới thành lập
Sao ko chiếm hết cả Champa cho nó vuông.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top