Em thấy có 2 đoạn cụ phân tích rõ hơn được không, vì nó có liên hệ đến điểm tích:
1. Rồi như loài cáo xiểm nịnh với Yên Kinh ton hót để gièm pha người khác, định như giống tằm ăn lấn ra Tượng quận , tính toan đâm trước mặt sau lưng. Mong cột đồng dựng ở Hoành Sơn, để quân Hán xuống đến Bặc Đạo .
2. Bởi vì Di, Địch xưa là mối lo cho nước, cho nên thánh vương khi trước, cung nỏ phải ra oai. Cửu Lê loạn đức, hoàng đế phải dùng binh , Tam Miêu bất kính, Đại Vũ gọi quân sĩ .
Câu 1 là Thánh Tông ý muốn nói Chiêm thành muốn liên kết cùng Yên kinh để bắc đánh xuống nam đánh ra sẽ phân chia ranh giới nước ta ở Hoành sơn giống như ngàn năm bắc thuộc ngày xưa quân Hán vào bắc đạo.
Mã viện dựng cột đồng chỉ ranh giới tận cùng nhà Hán, có thuyết cho là nó được đặt ở nam quận Tượng Lâm là ở Phú Yên. Lúc đó Champa chưa có
Sau này có Champa thì ranh giới tận cùng của Việt thuộc Trung Quốc là ở đèo Ngang. Dựng cột đồng ở đây ý là chiêm muốn liên kết nhà Minh biến ta thành thuộc địa như xưa.
Câu 2 cửu Lê Tam miêu là hai tộc nhỏ thời Tam hoàng và nhà Hạ vì bất kính hoàng đế nên bị đánh dẹp
Tam miêu bất kính Vũ gọi quân sĩ:
Do Vũ có công trị thủy và xúc tiến sản xuất nông nghiệp, thế lực của bộ tộc Hạ tăng cường. Sau đó, Thuấn cũng phái Vũ đi thảo phạt Tam Miêu. Vũ nhiều lần đánh bại Tam Miêu, xua đuổi Tam Miêu đến lưu vực Đan Giang và Hán Thủy, củng cố quyền vua. Trong "Mặc Tử-Phi công" có viết về việc sau khi Vũ thắng Tam Miêu "biệt vật thượng hạ, khanh chế đại cực, nhi thần dân bất vi, thiên hạ nãi tĩnh", qua đó có thể thấy rằng sau khi Vũ trị thủy và thắng lợi trước Tam Miêu, bộ tộc Hạ trở thành thủ lĩnh liên minh bộ tộc. Thuấn đem đế vị thiện nhượng cho Vũ, Vũ tại Đồ Sơn[chú thích 17] triệu tập hội minh bộ lạc, một lần nữa chinh thảo Tam Miêu.[chú thích 18] Trong Tả truyện có chép "người vạn quốc đem theo ngọc lụa" tham gia Đồ Sơn hội minh.
Cửu lê loạn đức hoàng đế dùng binh:
Cửu Lê (chữ Hán: 九黎) là tên một quốc gia bộ lạc thời tối cổ trong lịch sử Trung Quốc, địa bàn quốc gia này nằm ở khu vực huyện Trác Lộc tỉnh Sơn Tây ngày nay.
Tôc Cửu Lê ban đầu có tên là Cửu Di về sau dưới sự thống lĩnh của thú vương Xi Vu mới đổi thành Cửu Lê. Tộc Cửu Lê có nguồn gốc từ đâu nhưng có thể biết chắc thủ lĩnh cuối cùng của nó chính là Thú Vương Xi Vưu, bấy giờ họ Thần Nông đang trên đà suy thoái nên tộc Cửu Lê thừa cơ trỗi dậy xâm lấn quấy phá các bộ lạc khác. Đế Du trên danh nghĩa là thiên tử nhưng quá bạc nhược không có cách gì khống chế nổi, ông liền ra lời hiệu triệu kêu gọi các chư hầu nếu ai diệt trừ được nạn Xi Vưu thì sẽ thiện nhượng cho người đó. Tuy nhiên các nước chư hầu không ai dám đương đầu với quân tộc Cửu Lê vì họ rất thiện chiến vả lại họ còn chế tạo ra nhiều loại vũ khí đặc biệt sát thương hàng loạt, hơn nữa thủ lĩnh Xi Vưu của họ lại rất tàn nhẫn hễ chống cự là ông ta hạ lệnh sát hại không nương tay. Đúng lúc đó thì Công Tôn Hiên Viên xuất hiện đứng ra hưởng ứng chiếu cần vương, ông dẫn đầu liên minh bộ lạc vượt Hoàng Hà tác chiến với quân Cửu Lê nhiều trận kịch liệt bất phân thắng bại. Cuộc chiến kéo dài ròng rã 3 tháng trời khiến quân sĩ 2 bên đều thương vong vô số, sau cùng Hiên Viên với nhiều cơ mưu túc trí đã đánh bại và giết chết Xi Vưu trong trận Trác Lộc nổi tiếng.
Sau chiến dịch Trác Lộc đại thắng vang dội đế Du Võng thoái vị nhượng lại ngôi thiên tử cho Công Tôn Hiên Viên, sự hiện diện của tộc Cửu Lê trên vũ đài lịch sử đến đây kết liễu kéo theo sự cáo chung của triều đại Thần Nông.
Thánh Tông tự ví mình là hoàng đế, đại vũ vì bất đắc dĩ mới đánh chiêm như 2 vị trên dẹp cửu lê tam miêu vậy