[Funland] quá trình nam tiến và mở cõi của Đại Việt

Xe Tháo Bánh

Xe container
Biển số
OF-182244
Ngày cấp bằng
26/2/13
Số km
6,881
Động cơ
-298,942 Mã lực
Nơi ở
cùng .............. Sư tử Hà Đông
mở đến đó là hết rồi, còn tiến đi đâu nửa ạ?
E mấy hôm nay bận nên chưa đọc hết đc, thấy thớt cụ ngắn quá mà chả có mấy lão vào chém. Đâm mất vui :D
 

Jade2110

Xe buýt
Biển số
OF-545495
Ngày cấp bằng
12/12/17
Số km
936
Động cơ
168,001 Mã lực
Thấy bảo nếu ngày xưa Pháp ko đánh mình thì nhà Nguyễn làm nốt Cam rồi hả bác?
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Thấy bảo nếu ngày xưa Pháp ko đánh mình thì nhà Nguyễn làm nốt Cam rồi hả bác?
cũng không biết! vì Thiệu trị đã trả trấn tây thành rồi mà thời Tự Đức cả miền bắc gần như là loạn triều đình không kiểm soát nổi. Nếu Pháp không vào chưa biết chừng là sẽ có nội chiến hoặc Trung sẽ xẻo ít nhất là nửa miền bắc
 

hienvanbui

Xe tăng
Biển số
OF-137333
Ngày cấp bằng
5/4/12
Số km
1,058
Động cơ
375,530 Mã lực
Nơi ở
Modaninhvan.com
Website
Modaninhvan.com
Cảm ơn cụ thớt, em đã đọc xong :D
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Em vẫn theo dõi thớt ạ. Nhờ thớt cụ em bổ sung được khối thứ đang bị hổng :)
có chi tiết thú vị là tụi nhà Minh đóng vai trò làm cảnh sát khu vực phân xử giữa các ông Đại Việt Chiêm Chân Lạp và cả Xiêm, cứ ai bị xâm chiếm thì gửi thư báo cho vua Minh, nó sẽ can thiệp cho sứ sang trách móc làm áp lực buộc phải rút.
Chính vì vậy ông Lê Thánh Tông tuy hủy diệt sạch tông miếu và nguyên khí của Chăm nhưng chỉ lấy đến bắc phú Yên còn lại vẫn duy trì vương quốc Chăm nhưng chia 3 phần để biến nó thành suy yếu.
sau này khi Thanh vào nó bận những cuộc bắc phạt mở rộng lãnh thổ ở Mông cổ Tây Tạng Hồi Cương và Nga, không can thiệp được vào phương nam và vua Chăm không thể liên lạc triều cống cùng Trung Hoa thì chuá Nguyễn mới đứt điểm được Chiêm thành và lấy được khối đất Chân Lạp
 

sparta.leonidas

Xe ngựa
Biển số
OF-368450
Ngày cấp bằng
28/5/15
Số km
26,342
Động cơ
437,878 Mã lực
có chi tiết thú vị là tụi nhà Minh đóng vai trò làm cảnh sát khu vực phân xử giữa các ông Đại Việt Chiêm Chân Lạp và cả Xiêm, cứ ai bị xâm chiếm thì gửi thư báo cho vua Minh, nó sẽ can thiệp cho sứ sang trách móc làm áp lực buộc phải rút.
Chính vì vậy ông Lê Thánh Tông tuy hủy diệt sạch tông miếu và nguyên khí của Chăm nhưng chỉ lấy đến bắc phú Yên còn lại vẫn duy trì vương quốc Chăm nhưng chia 3 phần để biến nó thành suy yếu.
sau này khi Thanh vào nó bận những cuộc bắc phạt mở rộng lãnh thổ ở Mông cổ Tây Tạng Hồi Cương và Nga, không can thiệp được vào phương nam và vua Chăm không thể liên lạc triều cống cùng Trung Hoa thì chuá Nguyễn mới đứt điểm được Chiêm thành và lấy được khối đất Chân Lạp
Vậy là ngài đã thôn tính láng giềng theo 1 cách thức rất khéo léo :D
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Vậy là ngài đã thôn tính láng giềng theo 1 cách thức rất khéo léo :D
cu đọc đoạn đối thoại giữa sứ giả nhà Minh sứ giả nhà Lê và sứ giả Chiêm thành sẽ thấy có những điều thú vị:
đầut iên là khi Chăm xâm phạm biên giới. Lê Thánh Tông xin dò ý thiên triều trước và xin đánh Chiêm:
: “Nước của thần rất gần với Chămpa và trong một thời gian dài, chúng thần bị nước này tấn công và hăm dọa. (…) Thần muốn tập hợp binh lính để chiến đấu, nhưng sợ rằng điều này sẽ vi phạm chỉ dụ của Thiên triều. Thần cũng muốn nhẫn nại chịu đựng sự đau khổ (…). Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, thần quyết định nhẫn nại và gửi sứ kèm theo tới triều đình để kiến nghị điều này”.
Vua Minh nó tinh ý lắm, nó bết ngay và nó đe dọa liền: Sao ngươi có thể kích động sự thù hằn, tăng cường quân đội và tham gia tấn công chống lại nhau và dành toàn bộ thời gian để khiển trách người đáng kính. […] Người phải rất, rất cẩn trọng.
Thánh Tông bất chấp đánh luôn chiếm đất, Sứ chăm pa dâng thư tố cáo nhà Minh: Trong tháng hai năm Thành Hóa thứ bảy (tháng 2-3 năm 1471), quân đội An Nam đã tới và tấn công kinh đô của chúng thần, bắt nhà vua Bàn La Trà Toàn và gia quyến đem đi, tổng cộng hơn 50 người. Họ còn thu giữ ấn, đốt nhà cửa, giết hoặc đem đi vô số binh lính và dân thường, cả đàn ông lẫn đàn bà. Hiện nay, em trai của nhà vua Bàn La Trà Toại tạm thời nắm giữ việc quản lý các công việc của đất nước và khiêm nhường đón đợi sắc phong”. Vua Minh nó biết ngay nhưng chưa can thiệp. Lúc đó sứ nhà Lê lại dâng thư lên trình với thiên triều bảo rằng thần không có đánh, rất là mâu thuẩn. Vua Minh liền cho sứ giả đi xem xét: Tuy nhiên vào năm 1475, sứ thần Trung Hoa tới triều đình Chămpa, khi đến cảng đã bị từ chối không cho vào và phát hiện ra rằng “toàn bộ gia đình cua Chămpa đã bị An Nam đem đi và lãnh thổ Chămpa đã được đổi tên là thừa tuyên Quảng Nam”
Ông ta liền gửi thư đe dọa trách móc nhà Lê vì dám đánh Champa. Lê Thánh tông liền phân trần: Thủ lĩnh Chămpa Bo-long-a-ma trước đây giao hảo với đất nước của chúng thần. Vào năm thứ 11 thời Thành Hóa (1475-1476), hắn thu nhận lực lượng hải thuyền của nước Lưu Cầu bị gió đánh dạt tới đó, sai họ xâm chiếm và cướp bóc. Họ đã bị lính sơn phòng của chúng thần đánh bại. Sứ thần họ Lý nay vừa từ Thiên triều trở về và thần kính cẩn nhận chỉ dụ của triều đình, trách mắng thần đã chiếm đất Chămpa và biến nó thành như quận huyện. Thần phải trình bày nghiêm túc thực tế một cách chi tiết để chứng tỏ rằng tại sao chúng thần rõ ràng không thể đã làm điều đó. Vùng đất mà Chămpa được phong không có đất đai màu mỡ. Nhà cửa ở đó có vài gia súc và ít lương thực dự trữ, làng quê thiếu dâu và đay, núi non không có vàng và đá quý, trong khi biển thiếu cá và muối. Họ chỉ có ngà voi, sừng tê, gỗ mun. Tuy nhiên, đất nước của chúng thần sản xuất ra những thứ đó nhiều hơn nhiều so với nhu cầu. Làm sao mà chúng thần có thể coi đó là những vật có giá trị? Nếu chúng thần lấy đất của họ, chúng thần không thể sống ở đó; nếu chúng thần lấy người của họ, chúng thần không thể dùng họ; nếu chúng thần lấy hàng hóa của họ, chúng thần sẽ không thể giàu hơn bởi những thứ đó; nếu chúng thần lấy quyền lực của họ, chúng thần sẽ không thể mạnh hơn. Cũng sẽ rất khó khăn cho chúng thần để canh giữ vùng đất này và chúng thần sẽ nhận được rất ít ích lợi từ đó. Sự mất mát sẽ rất lớn và lợi lộc thì ít, tai họa là rõ ràng và danh tiếng giành được là không có. Đó là những lý do khiến chúng thần không chiếm Chămpa và biến nó thành như quận huyện. Nay triều đình lại dụ thần trả đất cho họ, để dòng dõi cai trị không bị tuyệt diệt. Thần kính cẩn cho rằng sứ thần của triều đình do vội vàng khó có thể tiến hành những yêu cầu chi tiết, và người Chămpa, trốn tránh loạn lạc và căm ghét đất nước của chúng thần, đã nói với sứ thần tin tức này. Lời của họ không thể tin được. Thần khiêm nhường mong rằng sứ thần của triều đình sẽ được đặc biệt gửi tới để sắp đặt lãnh thổ và phục hồi dòng họ bị đứt đoạn, để Chămpa được yên bình cả trên lẫn dưới, biên cương đất nước thần được hưởng sự nghỉ ngơi. Chămpa từ đó sẽ là bình phong của Trung Hoa và sự sắp đặt sẽ ích lợi cho các dân tộc xa xôi. Đó là mong ước lớn của thần và thần kính cẩn gửi sứ thần Nguyễn Đức Trinh tới tâu lên điều này”.
công nhận là Thánh Tông xạo hết biết luôn. Ông còn gây sức ép bắt vua Champa phải cho sứ sang nói với nhà Minh là vua Lê trả đất cho thần rồi và xin sắc phong: Tiếp theo vài tháng sau là tin tức từ Zhai-ya-ma-wa-an đề nghị sắc phong là vua của Chămpa. Sứ thần của ông tâu lên hoàng đế rằng “Người An Nam đã trả cho thần vùng đất ở biên giới phía nam của nước họ để thần cai quản. Thần đã tái lập đất nước, nhưng e sợ quyền lực của Hoàng thiên, không muốn nhận vương hiệu cho chính mình, đặc biệt phái sứ thần dâng biểu xin sắc phong”. Hoàng đế nhà Minh đồng ý với đề nghị này.
Sau đó vì hết chứng cứ, biết là vua Lê chiếm đất Champa nhưng không đủ lực và không đủ bằng chứng nên vua Minh chỉ có thể viết thư trách móc đe dọa: Trong những năm trước, ngươi kiến nghị rằng tất cả đất đai của Chămpa bị các thủ lĩnh địa phương của nước này tranh giành chia ra và chiếm cứ. Nay xem xét cáo buộc của Gu-lai, rõ ràng là nước của ngươi đã chiếm đất và đẩy họ đi chỗ khác. […] Sao ngươi có thể muốn che đậy sự xấu xa và tỏ vẻ có đạo đức, che giấu tội lỗi của chính mình, ở trên thất bại trong việc duy trì lòng trung thành của một người phụng sự bề trên, ở dưới thất bại trong việc duy trì mối quan hệ tốt với các nước láng giềng. […] Nếu ngươi tiếp tục giả dối và bất lương, răn rằng Thiên đạo mang lại thịnh vượng cho người tốt và tai họa cho kẻ xấu”. Cuối cùng là lời đe dọa mạnh mẽ nhất:
Triều đình sẽ lập tức nổi giận và binh lính Thiên triều sẽ phá hủy lãnh thổ của người giống như những sự kiện trong thời Vĩnh Lạc (1403 – 1424). Liệu ngươi có thể không hối lỗi”
Lê Thánh Tông cho sứ sang giả bộ sợ hải uy của thiên triều nhận lỗi và xin sửa mình thế là xong. Chẳng có cuộc tấn công nào từ nhà Minh hết
 

tienpt

Xe máy
Biển số
OF-506216
Ngày cấp bằng
22/4/17
Số km
84
Động cơ
184,600 Mã lực
Tuổi
32
đọc để biết thêm về lịch sử ô cha ta
 

sparta.leonidas

Xe ngựa
Biển số
OF-368450
Ngày cấp bằng
28/5/15
Số km
26,342
Động cơ
437,878 Mã lực
cu đọc đoạn đối thoại giữa sứ giả nhà Minh sứ giả nhà Lê và sứ giả Chiêm thành sẽ thấy có những điều thú vị:
đầut iên là khi Chăm xâm phạm biên giới. Lê Thánh Tông xin dò ý thiên triều trước và xin đánh Chiêm:
: “Nước của thần rất gần với Chămpa và trong một thời gian dài, chúng thần bị nước này tấn công và hăm dọa. (…) Thần muốn tập hợp binh lính để chiến đấu, nhưng sợ rằng điều này sẽ vi phạm chỉ dụ của Thiên triều. Thần cũng muốn nhẫn nại chịu đựng sự đau khổ (…). Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, thần quyết định nhẫn nại và gửi sứ kèm theo tới triều đình để kiến nghị điều này”.
Vua Minh nó tinh ý lắm, nó bết ngay và nó đe dọa liền: Sao ngươi có thể kích động sự thù hằn, tăng cường quân đội và tham gia tấn công chống lại nhau và dành toàn bộ thời gian để khiển trách người đáng kính. […] Người phải rất, rất cẩn trọng.
Thánh Tông bất chấp đánh luôn chiếm đất, Sứ chăm pa dâng thư tố cáo nhà Minh: Trong tháng hai năm Thành Hóa thứ bảy (tháng 2-3 năm 1471), quân đội An Nam đã tới và tấn công kinh đô của chúng thần, bắt nhà vua Bàn La Trà Toàn và gia quyến đem đi, tổng cộng hơn 50 người. Họ còn thu giữ ấn, đốt nhà cửa, giết hoặc đem đi vô số binh lính và dân thường, cả đàn ông lẫn đàn bà. Hiện nay, em trai của nhà vua Bàn La Trà Toại tạm thời nắm giữ việc quản lý các công việc của đất nước và khiêm nhường đón đợi sắc phong”. Vua Minh nó biết ngay nhưng chưa can thiệp. Lúc đó sứ nhà Lê lại dâng thư lên trình với thiên triều bảo rằng thần không có đánh, rất là mâu thuẩn. Vua Minh liền cho sứ giả đi xem xét: Tuy nhiên vào năm 1475, sứ thần Trung Hoa tới triều đình Chămpa, khi đến cảng đã bị từ chối không cho vào và phát hiện ra rằng “toàn bộ gia đình cua Chămpa đã bị An Nam đem đi và lãnh thổ Chămpa đã được đổi tên là thừa tuyên Quảng Nam”
Ông ta liền gửi thư đe dọa trách móc nhà Lê vì dám đánh Champa. Lê Thánh tông liền phân trần: Thủ lĩnh Chămpa Bo-long-a-ma trước đây giao hảo với đất nước của chúng thần. Vào năm thứ 11 thời Thành Hóa (1475-1476), hắn thu nhận lực lượng hải thuyền của nước Lưu Cầu bị gió đánh dạt tới đó, sai họ xâm chiếm và cướp bóc. Họ đã bị lính sơn phòng của chúng thần đánh bại. Sứ thần họ Lý nay vừa từ Thiên triều trở về và thần kính cẩn nhận chỉ dụ của triều đình, trách mắng thần đã chiếm đất Chămpa và biến nó thành như quận huyện. Thần phải trình bày nghiêm túc thực tế một cách chi tiết để chứng tỏ rằng tại sao chúng thần rõ ràng không thể đã làm điều đó. Vùng đất mà Chămpa được phong không có đất đai màu mỡ. Nhà cửa ở đó có vài gia súc và ít lương thực dự trữ, làng quê thiếu dâu và đay, núi non không có vàng và đá quý, trong khi biển thiếu cá và muối. Họ chỉ có ngà voi, sừng tê, gỗ mun. Tuy nhiên, đất nước của chúng thần sản xuất ra những thứ đó nhiều hơn nhiều so với nhu cầu. Làm sao mà chúng thần có thể coi đó là những vật có giá trị? Nếu chúng thần lấy đất của họ, chúng thần không thể sống ở đó; nếu chúng thần lấy người của họ, chúng thần không thể dùng họ; nếu chúng thần lấy hàng hóa của họ, chúng thần sẽ không thể giàu hơn bởi những thứ đó; nếu chúng thần lấy quyền lực của họ, chúng thần sẽ không thể mạnh hơn. Cũng sẽ rất khó khăn cho chúng thần để canh giữ vùng đất này và chúng thần sẽ nhận được rất ít ích lợi từ đó. Sự mất mát sẽ rất lớn và lợi lộc thì ít, tai họa là rõ ràng và danh tiếng giành được là không có. Đó là những lý do khiến chúng thần không chiếm Chămpa và biến nó thành như quận huyện. Nay triều đình lại dụ thần trả đất cho họ, để dòng dõi cai trị không bị tuyệt diệt. Thần kính cẩn cho rằng sứ thần của triều đình do vội vàng khó có thể tiến hành những yêu cầu chi tiết, và người Chămpa, trốn tránh loạn lạc và căm ghét đất nước của chúng thần, đã nói với sứ thần tin tức này. Lời của họ không thể tin được. Thần khiêm nhường mong rằng sứ thần của triều đình sẽ được đặc biệt gửi tới để sắp đặt lãnh thổ và phục hồi dòng họ bị đứt đoạn, để Chămpa được yên bình cả trên lẫn dưới, biên cương đất nước thần được hưởng sự nghỉ ngơi. Chămpa từ đó sẽ là bình phong của Trung Hoa và sự sắp đặt sẽ ích lợi cho các dân tộc xa xôi. Đó là mong ước lớn của thần và thần kính cẩn gửi sứ thần Nguyễn Đức Trinh tới tâu lên điều này”.
công nhận là Thánh Tông xạo hết biết luôn. Ông còn gây sức ép bắt vua Champa phải cho sứ sang nói với nhà Minh là vua Lê trả đất cho thần rồi và xin sắc phong: Tiếp theo vài tháng sau là tin tức từ Zhai-ya-ma-wa-an đề nghị sắc phong là vua của Chămpa. Sứ thần của ông tâu lên hoàng đế rằng “Người An Nam đã trả cho thần vùng đất ở biên giới phía nam của nước họ để thần cai quản. Thần đã tái lập đất nước, nhưng e sợ quyền lực của Hoàng thiên, không muốn nhận vương hiệu cho chính mình, đặc biệt phái sứ thần dâng biểu xin sắc phong”. Hoàng đế nhà Minh đồng ý với đề nghị này.
Sau đó vì hết chứng cứ, biết là vua Lê chiếm đất Champa nhưng không đủ lực và không đủ bằng chứng nên vua Minh chỉ có thể viết thư trách móc đe dọa: Trong những năm trước, ngươi kiến nghị rằng tất cả đất đai của Chămpa bị các thủ lĩnh địa phương của nước này tranh giành chia ra và chiếm cứ. Nay xem xét cáo buộc của Gu-lai, rõ ràng là nước của ngươi đã chiếm đất và đẩy họ đi chỗ khác. […] Sao ngươi có thể muốn che đậy sự xấu xa và tỏ vẻ có đạo đức, che giấu tội lỗi của chính mình, ở trên thất bại trong việc duy trì lòng trung thành của một người phụng sự bề trên, ở dưới thất bại trong việc duy trì mối quan hệ tốt với các nước láng giềng. […] Nếu ngươi tiếp tục giả dối và bất lương, răn rằng Thiên đạo mang lại thịnh vượng cho người tốt và tai họa cho kẻ xấu”. Cuối cùng là lời đe dọa mạnh mẽ nhất:
Triều đình sẽ lập tức nổi giận và binh lính Thiên triều sẽ phá hủy lãnh thổ của người giống như những sự kiện trong thời Vĩnh Lạc (1403 – 1424). Liệu ngươi có thể không hối lỗi”
Lê Thánh Tông cho sứ sang giả bộ sợ hải uy của thiên triều nhận lỗi và xin sửa mình thế là xong. Chẳng có cuộc tấn công nào từ nhà Minh hết
Cách thức thôn tính của ngài rất phù hợp với thực tế. Đủ mạnh để thôn tính kẻ yếu và đủ khôn khéo để đối phó với quốc gia phía Bắc mạnh hơn mình. Em cho đó là quyết sách khôn khéo ạ :)
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Cách thức thôn tính của ngài rất phù hợp với thực tế. Đủ mạnh để thôn tính kẻ yếu và đủ khôn khéo để đối phó với quốc gia phía Bắc mạnh hơn mình. Em cho đó là quyết sách khôn khéo ạ :)
thư với nhà Minh thì rụt rè sợ hãi đóng vai nạn nhân vô tội
còn thư quyết chiến đọc trước 3 quân thì khí thế hùng hồn: khinh bỉ xem Chiêm như di địch chó lợn

Xưa đức Thái Tổ Cao Hoàng Đế ta dẹp yên loạn lạc gây dựng nước nhà. Thái Tông Văn Hoàng Đế kính trời chăm dân kế chí nối nghiệp, kính nước lớn, thương nước nhỏ. Bên trong thì sửa sang, bên ngoài thì đánh dẹp. Cho nên, đến những kẻ mặc xiêm cỏ, búi tóc dùi cũng trèo núi vượt biển mà sang chầu, muôn nơi đều mến đức, tám cõi cũng phục uy.
Bọn Chiêm Thành ngu xuẩn kia, thập thò trong hang thỏ, như loài ong độc, được nuôi rồi đốt lại, như giống cầm thú, ăn no lại quên ơn; là kẻ vô đạo lừng khừng, là hạng tiểu trí lẩn quẩn. Thái nhơ nhuốc sờ sờ, quên thân mình không đất ở, lòng gian ác chất chứa, vạch liều kế bắn trời cao. Đức Tiên hoàng ta liền nổi cơn thịnh nộ, tính đến mưu xa, nhưng vì ba năm lặng tiến bát âm mà công ơn lớn chưa hoàn thành được.
Khi Nhân Miếu lên ngôi cả, thì giống nòi chúng đã rất đông. Nương chốn Cổ Lũy như hang cầy, cậy thành Chà Bàn như tổ kiến. Điên cuồng mất trí, nó xưng bừa là cha chú, gọi đức vua ta là cháu con; mất đức ra oai, ác chất chồng, giấu sao cho nổi? Những lời lăng nhục không thể nêu tường.
Chúng tụ tập bầy đoàn, dám giở thói như chó kia cắn trộm, chúng lừa khi sơ hở, ngầm xua quân như lũ quạ tụm bầy. Định cướp Hóa Châu, giết quân đồn thú. Kể tầy trời tội ác, chỉ hơn tháng sẽ dẹp yên. Kế đã chẳng thành, mưu kia càng vụng. Chết đã sắp tới, toi mạng hẳn rồi. Đã mù chẳng thấy gì, còn mở mồm nói láo. Kế đã cùng nên lòi quẫn, sắp làm phản phải thẹn thùng.
Rồi như loài cáo xiểm nịnh với Yên Kinh ton hót để gièm pha người khác, định như giống tằm ăn lấn ra Tượng quận , tính toan đâm trước mặt sau lưng. Mong cột đồng dựng ở Hoành Sơn, để quân Hán xuống đến Bặc Đạo . Rêu rao tố bậy, gièm nhảm chẳng chừa. Lại vu cáo ta điều động binh sĩ muôn người, sắp thôn tính cõi bờ triều Bắc lại bảo ta như hai mặt trời cùng mọc, tự tôn là Hoàng đế nước Nam, bảo là ta cướp mất lễ cống ngọc vàng, bảo là ta tranh mất giống voi cái trắng .
Coi khinh dân ta hơn là cỏ rác, nảy sinh dã tâm sâu độc hại người; tưởng chiếm nước ta dễ tự chơi cờ, xương Bồng Nga còn hòng đến nhặt. Cứ coi mọi hành vi, lời lẽ của nó, đều là muốn đạp đổ tông miếu dòng giống nhà ta. Mưu kế sâu như vậy, tội ác nào không làm. Khiến nhà Minh ngờ vực, gửi sắc thư hỏi mấy năm liền, vì lũ giặc hung hăng, xe đổ cứ lần theo vết củ. Gông đóng ngập tai cũng đáng, lo đến cháy dạ chẳng sai. Thế nguy như quạ đậu tổ cao, lại dám khinh thường triều sứ,nhìn hẹp tựa ếch ngồi đáy giếng, cả gan chế nhạo sắc thư.
Ngày một quá, tháng một hơn, kẻ no xướng lũ kia họa. Cùng một duộc gây họa loạn, coi bạo ngược chẳng hề gì. Ngập ngụa tanh loài chó lợn, cướp ngôi giết vua, đuổi con cháu Bồ Đề ra ngoài cõi. Nhảm tin phật quỷ dựng pháp chùa, bịa điều họa phúc, cho dòng giống Trà Toàn được sinh sôi. Cấm mổ thịt làm khốn khó dân trời, cấm nấu rượu, việc tế thần phải bỏ. Con trai, con gái thảy đều lo vất vả chầu hầu, kẻ góa, con côi, chịu mãi cảnh thiêu người, cắt mũi.
Dân Chiêm Thành thì nặng thuế thảm hình, người Thi Nại thì quan cao tước trọng. Đàn ông, đàn bà của ta nó bắt làm nô lệ, tù tội trốn tránh của ta nó hết thảy bao dung. Dân lưu vong phải chụm chân mà chịu oan, suốt cả nước muốn kêu trời nhưng không lối. Đứa ngủ trọ, nhà sắp bị đốt ,
càng giở trò gian, mạo xưng phong hóa; kẻ làm ác, trời không cho yên, vẫn thói hung tàn mà làm chính sự.
Tiểu nhân lên ngôi báu, nước lớn thành kẻ thù. Trong lòng vẫn dòm ngó trẫm, ngoài mặt cống hiến giả vờ. Ví phỏng cáo kêu nơi đế lý thì mới cam lòng, nào ngờ kiến họp đất Thần Châu để hòng thỏa chí. Ta buông lỏng, nó kéo đàn đến cướp, ta giương cung, lại đuôi vẫy xin tha. Thực là kẻ thù của tông miếu xã tắc, là tai họa của sinh dân muôn đời. Nó nghĩ là roi dẫu dài không quất đến bụng ngựa , gió cuối cơn không cuốn nổi lông hồng. Mang dã tâm gây loạn làm càn, thực phải tội đáng phải giết, đáng phải trị.
Bậc hào kiệt nghe tin mà nghiến răng tức giận, người trung nghĩa thấy thế mà trong dạ đau thương. Nó đảo lộn hết lẽ thủy chung, trí cỏn con mà đòi mưu lớn. Ta điển chương phép tắc còn đó, gây phản nghịch luật pháp không tha. Không ra oai thì nó không chừa, trừ tàn bạo mưu di cũng trị.
Trẫm thể lòng thượng đế, nối chí vua cha. Giết kẻ thù chín đời theo nghĩa Xuân Thu , định mưu kế vạn toàn cho yêu đất nước. Cứu muôn dân thoát khỏi vòng điêu đứng, dẹp nước loạn đã trái đạo lâu năm. Đánh phản nghịch, cứu sinh dân, thánh triết phải tỏ bày uy vũ; trồng mầm nhân, nhổ cội ác, đất trời cũng lấy đó làm lòng.
Bởi vì Di, Địch xưa là mối lo cho nước, cho nên thánh vương khi trước, cung nỏ phải ra oai. Cửu Lê loạn đức, hoàng đế phải dùng binh , Tam Miêu bất kính, Đại Vũ gọi quân sĩ . Tuy dụng binh là điều thánh nhân cựa chẳng đã, nhưng lập pháp cốt để bọn ngoan ngu phải hay. Sương mù sao che nổi ánh mặt trời, giường mình há để kẻ ngoài nằm ngáy.
Ta đã chọn hàng loạt tướng tài, đã mộ vô vàn quân giỏi. Tỳ hổ vạn người, thuyền ghe ngàn dặm. Binh sĩ trăm lần dũng cảm, người người chỉ một quyết tâm. Ai cũng nắm tay đua nhau lên trước, tuân lệnh đợi lúc ra tay. Nguyện xin đắp cồn chôn xác giặc, mong cho sử sách mãi ghi công. Ra quân có danh nghĩa, phạm tội quyết không tha.
Trẫm chỉ huy cờ võ, hiệu lệnh binh thần. Kính đem mệnh lệnh của trời, làm việc đánh giết kẻ ác. Bóng cờ rợp đồng nội, như mây cuốn như gió bay; lưỡi búa loáng trên không, tựa nắng chang, tựa sao chói. Dễ dàng như bóc mo nang, thuận lợi như bẻ cành mục. Giặc tận mắt nhìn, sấm sét gấp bung tai nào kịp, quân đi trên chiếu , lửa bừng bừng vèo cháy mảy lông. Công một buổi sẽ hoàn thành, hận trăm đời sẽ rửa sạch. Lại vì dân trừ loài sâu độc, chẳng để giặc cho con cháu đời sau. Khinh Vũ Đế nhàm võ không thôi, khen Văn Vương mở mang bờ cõi .
Ôi! giặc cùng mổ dê không máu ; nên học xưa tháng 6 ra quân , Cõi Nam thấy lợn lấm bùn chẳng đợi 7 tuần phục. Bá cáo trong nước, cho mọi người nghe.

Vì sự kiện lê Thánh Tông đánh Chiêm là sự kiện quan trọng đóng vai trò bước ngoặt trong mối tương quan Việt Chiêm nên em phân tích rất kỷ các yếu tố, kể cả yếu tố đồng hóa về văn hóa và sắc tộc của Thánh Tông biến đất Chămpa thành của mình.
Hiện nay mình cũng dùng sách lược ngoại giao không khác gì thời Thánh Tông, Xem ra Đại Việt tư tưởng lấn yếu phò mạnh vẫn không khác gì mấy trăm năm trước
 
Chỉnh sửa cuối:

hangnhat.co

Xe đạp
Biển số
OF-558391
Ngày cấp bằng
14/3/18
Số km
42
Động cơ
151,660 Mã lực
Tuổi
38
Cụ tìm hiểu lịch sử kỹ quá. Có nhiều người không thích nên xóa ạ.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
các cụ đọc bài chiếu xuất quân của Lê Thánh Tông có phát hiện ra điều gì thú vị không?
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,569
Động cơ
582,403 Mã lực

hello2016

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-413250
Ngày cấp bằng
28/3/16
Số km
413
Động cơ
225,850 Mã lực
Tuổi
34
bữa trước thớt về Huyền Trân của em không hiểu vì lý do gì bị xóa mất, nay em xin tổng hợp và viết lại. Nội dung chủ yếu là quá trình mở cõi nam tiến của Đại Việt và các cuộc giao tranh của Đại Việt và Champa, sẽ có kèm theo bản đồ từng thời kỳ để dễ hình dung

bản đồ Chiêm Thành lúc mới thành lập
vậy toàn vùng nam bộ trước thuộc campot hả, tưởng của chiêm thành chứ :))
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,569
Động cơ
582,403 Mã lực
các cụ đọc bài chiếu xuất quân của Lê Thánh Tông có phát hiện ra điều gì thú vị không?
Em thấy có 2 đoạn cụ phân tích rõ hơn được không, vì nó có liên hệ đến điểm tích:

1. Rồi như loài cáo xiểm nịnh với Yên Kinh ton hót để gièm pha người khác, định như giống tằm ăn lấn ra Tượng quận , tính toan đâm trước mặt sau lưng. Mong cột đồng dựng ở Hoành Sơn, để quân Hán xuống đến Bặc Đạo .

2. Bởi vì Di, Địch xưa là mối lo cho nước, cho nên thánh vương khi trước, cung nỏ phải ra oai. Cửu Lê loạn đức, hoàng đế phải dùng binh , Tam Miêu bất kính, Đại Vũ gọi quân sĩ .
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
vậy toàn vùng nam bộ trước thuộc campot hả, tưởng của chiêm thành chứ :))
Vùng này và toàn bộ campot ngày nay cả vương quốc Xiêm là vương quốc phù nam cổ. Khoảng tk thứ 7 chân lạp nổi lên chiếm sạch nước phù nam.
Thế ky 13 Xiêm bắt đầu nổi lên và đánh Chân lạp. Chân lạp suy dần nhưng họ vẫn sở hửu vùng nam bộ.
Sau đó nhờ bà Ngọc Vạn chúa Nguyễn mới có cơ hội quan hệ và lấy đất Chân lạp
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top