Thứ trưởng Tài chính Lê Thị Băng Tâm cho biết ngày 4/11, 750 triệu USD sẽ được chuyển về VN, Bộ Tài chính ngay sau đó sẽ ký hợp đồng uỷ thác toàn bộ cho Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (Vinashin) và giám sát chặt chẽ tiến trình sử dụng vốn.
rả lời TS về phương án trả nợ, ông Phạm Thanh Bình, Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ cho biết, 750 triệu USD chỉ chiếm 1/4 tổng số vốn doanh nghiệp này đang cần (ước khoảng 3 tỷ USD). Số tiền này được đầu tư cho các nhà máy đóng tàu xuất khẩu, mở rộng các nhà máy hiện có. "Chúng tôi đã có đơn đặt hàng đến hết 2009 với số hợp đồng ký chính thức khoảng 1 tỷ USD, hợp đồng thoả thuận ước 0,5 tỷ USD và đang tiếp tục đàm phán đơn hàng cho đến 2012. Do vậy khả năng trả nợ ở trong tầm tay", ông Bình giải thích. Ông tiết lộ thêm, năm 2006 doanh nghiệp này sẽ tiếp tục phát hành một đợt trái phiếu quốc tế nữa để huy động vốn.
Giám đốc Mekong Capital Chris Fund góp ý: "Điều quan trọng là Việt Nam không vay từ nước ngoài quá nhiều. Tỷ lệ phần trăm nợ nước ngoài trên GDP của Việt Nam thường ở mức khá thấp trong quá khứ, và như vậy là rất tốt". Theo chuyên gia này, nếu Việt Nam bắt đầu vay quá nhiều, điều đó có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP ngắn hạn nhưng về lâu dài điều này sẽ đưa đến tính mất ổn định. Tỷ lệ vay nước ngoài thấp đã giúp cho Việt Nam không bị ảnh hưởng xấu bởi khủng hoảng tài chính châu Á trong năm 1997 - 1999 trong khi các nước như Thái Lan và Indonesia bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ông cho rằng vốn được tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước là cách phân phối không hiệu quả, không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới. Các scandal gần đây liên quan đến PetroVietnam và Tổng công ty Điện lực VN đã chứng tỏ rằng các doanh nghiệp nhà nước có nhiều vấn đề kém hiệu quả.
------------
------------
Xem thêm: Vinashin nhận 750 triệu USD tiền bán trái phiếu - Tin kinh te,
http://vietbao.vn/Kinh-te/Vinashin-nhan-750-trieu-USD-tien-ban-trai-phieu/10932293/87/
Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn