Vậy là hiểu cụ không nắm được công thức vật lý cơ bản rồi. Moment xoắn đơn vị là Nm - tức là Newton mét, chưa phải đơn vị đo lực. Giờ nhà cháu đưa cụ 1 cái động cơ có moment xoắn 1000Nm nhưng tốc độ quay chỉ 0,001 vòng/phút thì nó không hơn gì động cơ đồ chơi trẻ em, và chỉ vài cục pin đủ để chạy cái động cơ đó. Ngược lại động cơ 100Nm thôi nhưng tốc độ 100.000rpm thì nó đủ sức kéo cả đoàn tàu hoả.
Ở đây nhà cháu nhắc lại do không nắm được nguyên lý vật lý cơ bản nên nhiều cụ nhầm nghiêm trọng, dẫn đến niềm tin rằng moment xoắn là lực kéo còn tốc độ là liên quan công suất.
Trên cả mấy con đó đều yếu cả.
Không hiểu sao trên otofun và rất nhiều bài trên mạng, mọi người đều tuyên bố moment xoắn giúp cho xe kéo khoẻ còn hp giúp cho xe chạy tốc độ tối đa, không liên quan đến lực kéo. Không lẽ tất cả, hoặc ít ra là hầu hết, những người viết về ô tô đều... dốt vật lý. Không ai nhận thấy các xe tải khi leo đèo với tải trọng tối đa đều phải đạp hết ga, tức là HP lên tối đa dù tốc độ chỉ 5-10km/h? Để có sức kéo tối đa thì hp phải lên tối đa, và phải hy sinh một chút moment xoắn để đạt hp tối đa.
Nhà cháu có thể không hiểu nhiều về kỹ thuật ô tô, nhưng không thể có chiếc ô tô nào dám vượt trên các nguyên tắc vật lý cơ bản, và vật lý thì nhà cháu lại không dốt. Vì thế rất khổ sở với nhiều cụ chém về ô tô nhưng không hề biết gì về vật lý.
cụ có thể giỏi về vật lý, nhưng chỉ biết về vật lý không thì em e là chưa đủ để nói về ô tô đâu cụ, nhất là khi ý nghĩa của vòng tua rồi các đường momen/công suất theo vòng tua cụ còn chả nắm được. mà em nói thẳng ra thế này tức là những gì cụ nói nó đúng về mặt lý thuyết giấy tờ, nhưng lại không có một tí thực tiễn nào, em nói là thực tiễn nhé, mà thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý, chân lý mà không có thực tiễn thì cũng là...vô lý hết.
cụ ạ, 100Nm còn không kéo nổi cái giá chuyển hướng của một toa tàu chứ đừng nói là mang ra kéo tàu, dù 100Nm đấy cụ có rev nó lên 100.000rpm đi nữa, mà đơn vị sức kéo sử dụng với ngành đường sắt nó là Kn chứ đo bằng Nm thì viết nó tốn giấy lắm ạ. một cái đầu máy D19E của TQ mà Việt Nam đang sử dụng có sức kéo dài hạn 224 Kn, đủ sức kéo 1350 tấn trên đường bằng thì máy nó chỉ hoạt động ở vòng tua từ 1500-1850 rpm thôi cụ ạ, không có ai dở người đi làm ra cái máy quay đến 100.000rpm đâu, vì chắc quay được 3 hôm thì nó cũng ra Tề Lỗ được 3 lần rồi. động cơ quay ít vậy mà vẫn có sức kéo lớn vì căn bản là động cơ tàu hoả không làm nhiệm vụ dẫn động bánh xe trực tiếp mà nó chỉ làm quay máy phát điện, máy phát điện lại làm quay motor điện dẫn động bánh xe của tàu. dòng điện có sức mạnh lớn như vậy nên người ta mới ứng dụng nó vào sức kéo đường sắt.
trong khi đó 2 cái động cơ phản lực của máy bay Airbus A321neo cũng có tổng lực đẩy là 221 Kn, nó cũng quay đến hàng chục nghìn vòng/phút, tại sao người ta không ứng dụng nó vào việc kéo tàu? đơn giản vì đơn giá một cái động cơ nó đã đắt hơn một cái đầu máy, và còn vô số thứ nữa liên quan đến thiết kế, vận hành mà người ta không thể giải quyết được, nên phải chấp nhận sử dụng những cách khác hiệu quả hơn, kinh tế hơn mà ứng dụng.
cụ đã cố bám vào lý thuyết mà quên đi mất một chuyện tức là lý thuyết không phải lúc nào cũng có tính thực tiễn. nói như cụ thì tại sao người ta không làm những cái động cơ có vòng tua thật cao, tận 20-30.000 rpm đi, rồi làm sức kéo vừa vừa thôi, xong bảo khách hàng là mày cứ về đạp ga cho vòng tua nó nhảy ngược lên đi, rồi cái xe nó sẽ đủ sức kéo bật móng cả cái nhà mày?
em không tin là cụ giỏi vật lý hơn mấy hãng chế tạo ô tô và đội ngũ kỹ sư của chúng nó. riêng trong địa hạt của xe SUV thôi nhé, chẳng hãng nào muốn chế ra những cái máy mà phải đạp thật mạnh ga, tua máy thật cao xe mới có nhiều sức mạnh. làm thì làm được, nhưng có tính thực tế không? có hiệu quả không? bản thân cụ cứ chém linh tinh về vật lý trong khi cụ còn không hiểu xe SUV là gì, yêu cầu khi thiết kế, chế tạo, đặc tính vận hành của xe là gì, mà cứ chỉ luẩn quẩn mấy cái lý thuyết vật lý mà khi đem vào thực tế đã thấy nó phi thực tế đến không thể tin được rồi. cụ cứ nhìn đi, xem có cái động cơ đốt trong nào hoạt động ở 100.000rpm hay những mức tua lên đến 5 chữ số không? hay đấy chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của cụ thôi?
cái chuyện xe lên dốc, cụ nhìn vào biểu đồ công suất/momen xoắn của động cơ là sẽ hiểu ngay. tăng ga là để đạt tới mức hp cao hơn sau khi đã đạt đủ mức Nm để cái xe của cụ có thể lết đi nổi, vì bất luận là động cơ dầu hay xăng đều có xu hướng đạt hp cực đại ở tua máy cao hơn so với Nm cực đại.
còn cái chuyện mà cụ bảo cùng moment tua cao hơn thì xe khoẻ hơn xin mời cụ xem lại ví dụ của em về máy dầu với máy xăng, tại sao máy xăng có sức kéo tương đương máy dầu đạt tại tua cao hơn mà người ta lại không dùng máy xăng cho những phương tiện cần tải nặng?
bản thân cụ rất giỏi lý thuyết, nhưng lý thuyết muốn ứng dụng được cần phải có tính thực tiễn. em thì thấy lý thuyết của cụ đúng, nhưng chẳng có tí tính thực tiễn nào cả.