[Thảo luận] Prado 2020

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,760
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Nhà cháu đưa 1 ví dụ thế này, nhiều cụ chắc sẽ cần suy nghĩ: nếu động cơ máy xăng không cho bắt trực tiếp tay biên vào trục khuỷu, mà lắp thêm 1 trục+bánh răng trung gian sao cho tỷ số truyền ra trục khuỷu là 2. Như vậy ta có động cơ mới với moment xoắn gấp đôi, rpm giảm còn 1 nửa. Vậy động cơ này có moment xoắn hơn máy dầu cùng HP rồi, mạnh hơn rồi, sai ở đâu nhỉ?
 

dngduc

Xe điện
Biển số
OF-1299
Ngày cấp bằng
14/8/06
Số km
2,625
Động cơ
598,020 Mã lực
Nhà cháu đưa 1 ví dụ thế này, nhiều cụ chắc sẽ cần suy nghĩ: nếu động cơ máy xăng không cho bắt trực tiếp tay biên vào trục khuỷu, mà lắp thêm 1 trục+bánh răng trung gian sao cho tỷ số truyền ra trục khuỷu là 2. Như vậy ta có động cơ mới với moment xoắn gấp đôi, rpm giảm còn 1 nửa. Vậy động cơ này có moment xoắn hơn máy dầu cùng HP rồi, mạnh hơn rồi, sai ở đâu nhỉ?
Sức mạnh phải đo bằng khả năng sinh công trong một đơn vị thời gian tức là công suất. Vấn đề của động cơ đốt trong là khả năng sinh công trong một đơn vị thời gian phụ thuộc vào số chu kỳ đốt cháy nhiên liệu (biểu hiện qua rpm của động cơ), cơ bản trong giai đoạn đầu thì công suất gần như tăng lên cùng với rpm (đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu), khi rpm vượt qua ngưỡng khai thác thông thường thì thời gian trong một chu kỳ ngắn lại nên việc đốt cháy không còn hiệu quả cao nữa đồng thời sự chuyển hóa từ nhiệt năng thành cơ năng của động cơ cũng kém đi, năng lượng sinh ra không còn tăng tỷ lệ với rpm, thậm chí có thể giảm đi. Cái này các cụ cứ xem đồ thị tương quan công suất và rpm của động cơ là thấy.

Nếu dùng hệ thống bánh răng lý tưởng để chuyển đổi rpm như cụ nói ở trên, khi động cơ xăng khai thác đến 4000rpm để có 2000rpm ở cái chỗ mô men xoắn gấp đôi đó thì OK tuy nhiên khi tăng tiếp rpm lên thì mô men xoắn ở động cơ không tăng thêm nữa, đến tầm 6000rpm thì thậm chí còn tụt xuống nên đầu ra của cụ sẽ hụt hơi. Ở vào cùng lúc đó cái động cơ có mô men xoắn lớn ở 3000rpm (không qua hệ thống bánh răng giảm tốc của cụ) vẫn đang chạy ngon choét và tiếp tục tăng được sức kéo một giai đoạn nữa ợ ! Phương pháp dùng hệ thống giảm tốc để tăng mô men xoắn của cụ sẽ OK nếu có cái thứ động cơ mà công suất/mô men xoắn cứ tăng được mãi tỷ lệ thuận với rpm đồng thời hệ thống giảm tốc có thể chịu được mức công suất vô hạn với hiệu suất chuyển đổi là hằng số :)
 
Chỉnh sửa cuối:

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,760
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Sức mạnh phải đo bằng khả năng sinh công trong một đơn vị thời gian tức là công suất. Vấn đề của động cơ đốt trong là khả năng sinh công trong một đơn vị thời gian phụ thuộc vào số chu kỳ đốt cháy nhiên liệu (biểu hiện qua rpm của động cơ), cơ bản trong giai đoạn đầu thì công suất gần như tăng lên cùng với rpm (đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu), khi rpm vượt qua ngưỡng khai thác thông thường thì thời gian trong một chu kỳ ngắn lại nên việc đốt cháy không còn hiệu quả cao nữa đồng thời sự chuyển hóa từ nhiệt năng thành cơ năng của động cơ cũng kém đi, năng lượng sinh ra không còn tăng tỷ lệ với rpm, thậm chí có thể giảm đi. Cái này các cụ cứ xem đồ thị tương quan công suất và rpm của động cơ là thấy.

Nếu dùng hệ thống bánh răng lý tưởng để chuyển đổi rpm như cụ nói ở trên, khi động cơ xăng khai thác đến 4000rpm để có 2000rpm ở cái chỗ mô men xoắn gấp đôi đó thì OK tuy nhiên khi tăng tiếp rpm lên thì mô men xoắn ở động cơ không tăng thêm nữa, đến tầm 6000rpm thì thậm chí còn tụt xuống nên đầu ra của cụ sẽ hụt hơi. Ở vào cùng lúc đó cái động cơ có mô men xoắn lớn ở 3000rpm (không qua hệ thống bánh răng giảm tốc của cụ) vẫn đang chạy ngon choét và tiếp tục tăng được sức kéo một giai đoạn nữa ợ ! Phương pháp dùng hệ thống giảm tốc để tăng mô men xoắn của cụ sẽ OK nếu có cái thứ động cơ mà công suất/mô men xoắn cứ tăng được mãi tỷ lệ thuận với rpm đồng thời hệ thống giảm tốc có thể chịu được mức công suất vô hạn với hiệu suất chuyển đổi là hằng số :)
Cụ chưa hiểu ý cháu. Chỉ bằng 1 thủ thuật nhỏ nhà cháu đã biến động cơ xăng, theo quan điểm của nhiều cụ là yếu hơn dầu cùng HP, trở nên mạnh gấp đôi. Thậm chí gấp 10 cũng được. Chắc chắn sai rồi, nhưng sai ở đâu?
 

dngduc

Xe điện
Biển số
OF-1299
Ngày cấp bằng
14/8/06
Số km
2,625
Động cơ
598,020 Mã lực
Cụ chưa hiểu ý cháu. Chỉ bằng 1 thủ thuật nhỏ nhà cháu đã biến động cơ xăng, theo quan điểm của nhiều cụ là yếu hơn dầu cùng HP, trở nên mạnh gấp đôi. Thậm chí gấp 10 cũng được. Chắc chắn sai rồi, nhưng sai ở đâu?
Sai ở cái chỗ thông số mô men xoắn max các cụ hay nói mà quên mất cái đuôi là ở rpm nào. Hai cái này kết hợp với nhau mới liên quan đến sức mạnh (công suất của động cơ). Nôm na như kiểu là nếu cụ Ac si mét nặng 60kg có cái đòn bẩy đủ dài để nâng bổng trái đất thì cụ ấy phải vít cái đòn bẩy đó xuống 10 triệu tỷ km mới nâng được trái đất lên 1mm

Biểu đồ của động cơ 2.7 2TR-FE đây mời các cụ thẩm
Untitled.png
 
Chỉnh sửa cuối:

flanker.27

Xe buýt
Biển số
OF-712290
Ngày cấp bằng
4/1/20
Số km
592
Động cơ
92,297 Mã lực
Nhà cháu nói thật là đến giờ phút này hoá ra cụ vẫn không biệt nổi moment xoắn và lực kéo thì thật tiếc quá.
Cụ làm nhà cháu nhớ đến clip sau:

- Một cân sắt, một cân lông, cái nào nặng hơn
- Một cân sắt nặng hơn
- Chúng đều là 1kg mà?
- À... ừ... nhưng sắt nặng hơn lông mà?
- Chúng đều là 1kg thì phải nặng bằng nhau chứ?

Cụ giải thích hộ nhà cháu xem câu chuyện trên có gì sai, và sai ở đâu. Làm thế nào giải thích cho họ hiểu họ đã sai?

Còn những ví dụ cụ nêu, nếu cụ hiểu rõ moment xoắn và lực kéo, cụ sẽ tự trả lời được một phần. Trong số những thắc mắc của cụ có nhiều cái rất hay, chả liên quan gì đến lực kéo hay moment xoắn nhưng nó thuộc lĩnh vực nhà cháu đang làm, nhà cháu sẽ viết để chia sẻ thêm với các cụ. Ví dụ tại sao người ta dùng máy dầu để vận tải, tại sao lại có phong trào châu Âu và sau đó nhiều nước đổ sang dùng máy dầu, tại sao máy bay phản lực lại dùng dầu hoả để làm nhiên liệu... Và sẽ biết những vấn đề sắp tới nảy sinh khi toàn cầu dấn chấm dứt sử dụng nhiên liệu hoá thạch, điều gì sẽ xảy ra...
Haizz, đến giờ phút này thì em xin chính thức được rút lui khỏi cuộc tranh luận này với cụ. Cụ thắng, em thua. Như em đã nói ngay từ đầu, bản thân em không biết vật lý lý thuyết, cũng chẳng biết đến những công thức dài ngoằng mà cụ viết ra. Em tự nhận em là người theo chủ nghĩa kinh nghiệm, những gì em mang ra tranh luận với cụ đều là kinh nghiệm thực tế lăn lộn với xe cộ của em từ lúc bắt đầu gắn bó với xe đến giờ. Quan điểm của em rất rõ ràng, thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm định chân lý, mọi lý thuyết đều cần có thực tiễn kiểm nghiệm, lý thuyết mà thiếu thực tế thì cũng chỉ dừng lại lý thuyết thôi. Cụ bày ra lý thuyết, em chỉ ra ví dụ cho cụ thấy lý thuyết của cụ đúng trên giấy tờ nhưng vô lý trên thực tế như thế nào. Cụ có thể rất giỏi về công thức giấy tờ, nhưng những phát biểu của cụ cho thấy cụ ngộ nhận rất nhiều về động cơ, từ đặc tính của máy xăng, máy dầu hay hộp số, nhiều nhận định của cụ cũng không thể kiếm được minh chứng cụ thể. Cụ ạ, nếu cụ muốn đi sâu vào lý thuyết, em nghĩ cụ nên bê sang box khoa học kỹ thuật còn em thấy cứ sa đà thế này thì cuộc tranh luận đã đi quá xa khỏi chủ đề ban đầu của cái thread này rồi. Ở trên này số cụ chạy xe thì rất nhiều, số cụ thực sự hiểu về xe thì bớt nhiều hơn và số cụ thực sự hiểu về các nguyên tắc vật lý, công thức liên quan đến động cơ thì càng ít hơn. Cách của cụ đúng, khả thi, nhưng khó làm nếu không muốn nói là bày ra trên đây thì không ai làm theo cụ được cả, và như em nói rồi đấy, cụ có thể hiểu công thức hơn em, nhưng em không tin đám kỹ sư của các hãng xe lại không hiểu biết bằng cụ để áp dụng các biện pháp mà cụ nêu ra. Em xin nhường lại cho cụ nào thật sự am hiểu tiếp tục hầu chuyện cụ, chứ mất công tranh luận nữa thì em cũng bị cụ đưa vào lĩnh vực mà em chẳng hiểu gì, như cách mà cụ đã đưa cái topic này nhảy hết từ cách đi xe cho đến 1 cân bông 1 cân sắt như bây giờ.
 

terwa

Xe tăng
Biển số
OF-206655
Ngày cấp bằng
19/8/13
Số km
1,516
Động cơ
330,963 Mã lực
Em thật bác là em hoàn toàn không có khái niệm gì, em chỉ đơn thuần thấy các hãng khác họ đều làm ra máy khoẻ lắp cho SUV/Sedan/CUV trong khi SUV của Toy dùng máy yếu xìu.
thường mấy con SUV thì uu tiên khỏe cụ. còn sedan thì ưu tien nhanh (cùng 1 hãng). và công suât thì chưa thể hiện hêt 2 trường phái này :D
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
13,255
Động cơ
298,539 Mã lực
Nhà cháu đưa 1 ví dụ thế này, nhiều cụ chắc sẽ cần suy nghĩ: nếu động cơ máy xăng không cho bắt trực tiếp tay biên vào trục khuỷu, mà lắp thêm 1 trục+bánh răng trung gian sao cho tỷ số truyền ra trục khuỷu là 2. Như vậy ta có động cơ mới với moment xoắn gấp đôi, rpm giảm còn 1 nửa. Vậy động cơ này có moment xoắn hơn máy dầu cùng HP rồi, mạnh hơn rồi, sai ở đâu nhỉ?
cái cồng này của cụ trả lời câu hỏi của cụ rồi ợ. cụ chỉ đảo (hệ số truyền cuối) lên đầu phép nhân thôi - (thành hệ số truyền đầu) . :D.

-> vậy là cụ lắp hộp số máy dầu cho máy xăng nên nó chạy chậm thê thảm ( chia 2)- rpm thì chia.

Thôi thế này cho nhanh, cụ đọc kỹ nhé:

Lực kéo mạnh yếu ở ô tô thể hiện ở moment xoắn tai trục bánh xe. Cùng 1 tốc độ động cơ, ô tô có thể chuyển số để lựa chọn kéo khoẻ hay chạy nhanh (số thấp hay số cao).

Moment xoắn này tính bằng moment xoắn ở trục khuỷu x (hệ số truyền hộp số) x (hệ số truyền cuối)
RPM ở bánh xe thì tính bằng rpm ở trục khuỷ chia cho (hệ số truyền hộp số) x (hệ số truyền cuối)

Giả định có 1 động cơ máy dầu và máy xăng ngang ngửa công suất.

Với những động cơ máy dầu, do moment xoắn lớn, rpm thấp nên họ thiết kế (hệ số truyền hộp số) x (hệ số truyền cuối) nhỏ hơn máy xăng.

Kết quả là dù torque ở máy dầu to ở trục khuỷu nhưng ra đến bánh thì cũng ngang ngửa máy xăng cùng công suất

Ngược lại, máy xăng do tỷ số truyền cao hơn nên dù rpm cao nhưng ra đến bánh thì cũng quay tốc độ ngang ngửa máy dầu. (rpm thì chia)

Tại sao họ lại làm thế? Phải nói ngược lại, nếu không làm thế, cứ bê nguyên hệ truyền động của máy xăng sang máy dầu thì dẫn tới tình trạng xe máy dầu kéo khoẻ gấp rưỡi máy xăng nhưng tốc độ tối đa chỉ được 2/3 máy xăng dù đi số cao nhất. Còn làm ngược lại, bê hệ truyền động máy dầu lắp sang máy xăng, xe yếu thê thảm và thường xuyên phải đi số thấp, không bao giờ lên nổi số 6.

Đó cũng là lý do tại sao máy dầu chạy 120km/h ở số 6 chỉ cần chừng 1900rpm trong khi máy xăng cần tới gần 2700rpm cũng ở số 6. Hệ số truyền khác nhau.

Như vậy, mặc dù máy dầu có torque cao hơn, rpm thấp hơn nhưng nhà sản xuất đã thiết kế hệ truyền động động để tận dụng torque cao đó rồi, và đồng thời khoả lấp nhược điểm rpm thấp.

Cụ tham khảo hệ số truyền các xe nhà Hyundai/Kia để thấy họ thiết kế ra sao với các động cơ khác nhau:
Xăng 3.3: https://www.caranddriver.com/kia/sorento/specs/2018/kia_sorento_kia-sorento_2018
Xăng 2.0 Turbo: https://www.caranddriver.com/hyundai/santa-fe-sport/specs/2018/hyundai_santa-fe-sport_hyundai-santa-fe-sport_2018/393604
Xăng 2.4 thường: https://www.caranddriver.com/hyundai/santa-fe-sport/specs/2018/hyundai_santa-fe-sport_hyundai-santa-fe-sport_2018/393603
Dầu 2.2: https://www.cars-data.com/en/hyundai-santa-fe-2.2-crdi-r-4wd-i-vision-specs/17973/tech

Túm lại, torque cao hơn ở động cơ chưa chắc đem lại lực kéo khoẻ hơn ở bánh xe. Và lực kéo ở bánh xe mới quyết đinh chiếc xe khoẻ hay yếu.

Vậy rpm vai trò thế nào? Sau khi cụ phản biện xong những nhà cháu viết ở trên thì ta bàn tiếp.
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,760
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Haizz, đến giờ phút này thì em xin chính thức được rút lui khỏi cuộc tranh luận này với cụ. Cụ thắng, em thua. Như em đã nói ngay từ đầu, bản thân em không biết vật lý lý thuyết, cũng chẳng biết đến những công thức dài ngoằng mà cụ viết ra. Em tự nhận em là người theo chủ nghĩa kinh nghiệm, những gì em mang ra tranh luận với cụ đều là kinh nghiệm thực tế lăn lộn với xe cộ của em từ lúc bắt đầu gắn bó với xe đến giờ. Quan điểm của em rất rõ ràng, thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm định chân lý, mọi lý thuyết đều cần có thực tiễn kiểm nghiệm, lý thuyết mà thiếu thực tế thì cũng chỉ dừng lại lý thuyết thôi. Cụ bày ra lý thuyết, em chỉ ra ví dụ cho cụ thấy lý thuyết của cụ đúng trên giấy tờ nhưng vô lý trên thực tế như thế nào. Cụ có thể rất giỏi về công thức giấy tờ, nhưng những phát biểu của cụ cho thấy cụ ngộ nhận rất nhiều về động cơ, từ đặc tính của máy xăng, máy dầu hay hộp số, nhiều nhận định của cụ cũng không thể kiếm được minh chứng cụ thể. Cụ ạ, nếu cụ muốn đi sâu vào lý thuyết, em nghĩ cụ nên bê sang box khoa học kỹ thuật còn em thấy cứ sa đà thế này thì cuộc tranh luận đã đi quá xa khỏi chủ đề ban đầu của cái thread này rồi. Ở trên này số cụ chạy xe thì rất nhiều, số cụ thực sự hiểu về xe thì bớt nhiều hơn và số cụ thực sự hiểu về các nguyên tắc vật lý, công thức liên quan đến động cơ thì càng ít hơn. Cách của cụ đúng, khả thi, nhưng khó làm nếu không muốn nói là bày ra trên đây thì không ai làm theo cụ được cả, và như em nói rồi đấy, cụ có thể hiểu công thức hơn em, nhưng em không tin đám kỹ sư của các hãng xe lại không hiểu biết bằng cụ để áp dụng các biện pháp mà cụ nêu ra. Em xin nhường lại cho cụ nào thật sự am hiểu tiếp tục hầu chuyện cụ, chứ mất công tranh luận nữa thì em cũng bị cụ đưa vào lĩnh vực mà em chẳng hiểu gì, như cách mà cụ đã đưa cái topic này nhảy hết từ cách đi xe cho đến 1 cân bông 1 cân sắt như bây giờ.
Bởi cụ nhầm lẫn các khái niệm vật lý cơ bản nên khi nói chuyện, cụ hiểu sai ý người khác nói gì. Cũng như anh bạn ở clip 1 kg sắt với 1kg bông, anh ấy nhầm lẫn giữa khối lượng riêng với khối lượng (khối lượng = khối lượng riêng x thể tích). Vì thế những gì tiếp theo người khác nói anh ấy không hiểu. Cụ cũng vậy, cụ nhầm moment xoắn của động cơ với lực kéo của xe, vì thế quá trình nói chuyện cụ hiểu lung tung hết cả các ví dụ. Nhưng ở clip, người bạn kia đã không chỉnh sửa khi thấy bạn mình phát biểu sai:
"But steel is heavier than feather?" - Nhưng sắt nặng hơn lông?
Anh ấy lặp lại: "they're both a kilogram" - chúng cùng là 1 kg mà.
Nhẽ ra anh ấy phải nói: KHÔNG, cậu nhầm khái niệm rồi. Tỷ trọng của sắt lớn hơn lông, còn nặng hay nhẹ phải tính khối lượng. Công thức ở trên.

Nhà cháu cố gắng làm cái việc giải thích mối liên hệ giữa torque, rpm, tỷ số truyền tới sức kéo của chiếc xe, nhưng không thành công.

Nhà cháu đọc các bài cụ viết thấy cụ biết rất nhiều về các loại xe, động cơ, nguyên lý vận hành. Rất nhiều thông tin hay, tiếc là cụ cứ nhặt nhạnh những mối liên hệ dựa trên sự hiểu biết sai lệch, thành ra việc tranh cãi giống như ở clip trên. Hiếm khi nhà cháu gặp ai nói rất nhiều nhưng chỗ nào cũng sai như cụ, sai từ logic, phương pháp luận tới kiến thức cơ bản vật lý. Nhưng điều thú vị hơn cả, là cụ nhất định không chịu sai, và sử dụng các kỹ năng nguỵ biện một cách thành thục để khoả lấp. Ví dụ đoạn sau, tất cả mọi câu cụ nói đều sai, hoặc thể hiện cụ đang hiểu sai nguyên lý. Thế mới tài.

"cụ có thể giỏi về vật lý, nhưng chỉ biết về vật lý không thì em e là chưa đủ để nói về ô tô đâu cụ, nhất là khi ý nghĩa của vòng tua rồi các đường momen/công suất theo vòng tua cụ còn chả nắm được. mà em nói thẳng ra thế này tức là những gì cụ nói nó đúng về mặt lý thuyết giấy tờ, nhưng lại không có một tí thực tiễn nào, em nói là thực tiễn nhé, mà thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý, chân lý mà không có thực tiễn thì cũng là...vô lý hết.
cụ ạ, 100Nm còn không kéo nổi cái giá chuyển hướng của một toa tàu chứ đừng nói là mang ra kéo tàu, dù 100Nm đấy cụ có rev nó lên 100.000rpm đi nữa, mà đơn vị sức kéo sử dụng với ngành đường sắt nó là Kn chứ đo bằng Nm thì viết nó tốn giấy lắm ạ. một cái đầu máy D19E của TQ mà Việt Nam đang sử dụng có sức kéo dài hạn 224 Kn, đủ sức kéo 1350 tấn trên đường bằng thì máy nó chỉ hoạt động ở vòng tua từ 1500-1850 rpm thôi cụ ạ, không có ai dở người đi làm ra cái máy quay đến 100.000rpm đâu, vì chắc quay được 3 hôm thì nó cũng ra Tề Lỗ được 3 lần rồi. động cơ quay ít vậy mà vẫn có sức kéo lớn vì căn bản là động cơ tàu hoả không làm nhiệm vụ dẫn động bánh xe trực tiếp mà nó chỉ làm quay máy phát điện, máy phát điện lại làm quay motor điện dẫn động bánh xe của tàu. dòng điện có sức mạnh lớn như vậy nên người ta mới ứng dụng nó vào sức kéo đường sắt
. "
 

flanker.27

Xe buýt
Biển số
OF-712290
Ngày cấp bằng
4/1/20
Số km
592
Động cơ
92,297 Mã lực
Bởi cụ nhầm lẫn các khái niệm vật lý cơ bản nên khi nói chuyện, cụ hiểu sai ý người khác nói gì. Cũng như anh bạn ở clip 1 kg sắt với 1kg bông, anh ấy nhầm lẫn giữa khối lượng riêng với khối lượng (khối lượng = khối lượng riêng x thể tích). Vì thế những gì tiếp theo người khác nói anh ấy không hiểu. Cụ cũng vậy, cụ nhầm moment xoắn của động cơ với lực kéo của xe, vì thế quá trình nói chuyện cụ hiểu lung tung hết cả các ví dụ. Nhưng ở clip, người bạn kia đã không chỉnh sửa khi thấy bạn mình phát biểu sai:
"But steel is heavier than feather?" - Nhưng sắt nặng hơn lông?
Anh ấy lặp lại: "they're both a kilogram" - chúng cùng là 1 kg mà.
Nhẽ ra anh ấy phải nói: KHÔNG, cậu nhầm khái niệm rồi. Tỷ trọng của sắt lớn hơn lông, còn nặng hay nhẹ phải tính khối lượng. Công thức ở trên.

Nhà cháu cố gắng làm cái việc giải thích mối liên hệ giữa torque, rpm, tỷ số truyền tới sức kéo của chiếc xe, nhưng không thành công.

Nhà cháu đọc các bài cụ viết thấy cụ biết rất nhiều về các loại xe, động cơ, nguyên lý vận hành. Rất nhiều thông tin hay, tiếc là cụ cứ nhặt nhạnh những mối liên hệ dựa trên sự hiểu biết sai lệch, thành ra việc tranh cãi giống như ở clip trên. Hiếm khi nhà cháu gặp ai nói rất nhiều nhưng chỗ nào cũng sai như cụ, sai từ logic, phương pháp luận tới kiến thức cơ bản vật lý. Nhưng điều thú vị hơn cả, là cụ nhất định không chịu sai, và sử dụng các kỹ năng nguỵ biện một cách thành thục để khoả lấp. Ví dụ đoạn sau, tất cả mọi câu cụ nói đều sai, hoặc thể hiện cụ đang hiểu sai nguyên lý. Thế mới tài.

"cụ có thể giỏi về vật lý, nhưng chỉ biết về vật lý không thì em e là chưa đủ để nói về ô tô đâu cụ, nhất là khi ý nghĩa của vòng tua rồi các đường momen/công suất theo vòng tua cụ còn chả nắm được. mà em nói thẳng ra thế này tức là những gì cụ nói nó đúng về mặt lý thuyết giấy tờ, nhưng lại không có một tí thực tiễn nào, em nói là thực tiễn nhé, mà thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý, chân lý mà không có thực tiễn thì cũng là...vô lý hết.
cụ ạ, 100Nm còn không kéo nổi cái giá chuyển hướng của một toa tàu chứ đừng nói là mang ra kéo tàu, dù 100Nm đấy cụ có rev nó lên 100.000rpm đi nữa, mà đơn vị sức kéo sử dụng với ngành đường sắt nó là Kn chứ đo bằng Nm thì viết nó tốn giấy lắm ạ. một cái đầu máy D19E của TQ mà Việt Nam đang sử dụng có sức kéo dài hạn 224 Kn, đủ sức kéo 1350 tấn trên đường bằng thì máy nó chỉ hoạt động ở vòng tua từ 1500-1850 rpm thôi cụ ạ, không có ai dở người đi làm ra cái máy quay đến 100.000rpm đâu, vì chắc quay được 3 hôm thì nó cũng ra Tề Lỗ được 3 lần rồi. động cơ quay ít vậy mà vẫn có sức kéo lớn vì căn bản là động cơ tàu hoả không làm nhiệm vụ dẫn động bánh xe trực tiếp mà nó chỉ làm quay máy phát điện, máy phát điện lại làm quay motor điện dẫn động bánh xe của tàu. dòng điện có sức mạnh lớn như vậy nên người ta mới ứng dụng nó vào sức kéo đường sắt
. "
Em không biết về vật lý nên em không tranh cãi về công thức, lý thuyết với cụ. Những gì cụ nói em mặc nhiên cho là đúng, nhưng đúng trên giấy tờ không đồng nghĩa với việc cụ cũng đúng và cách của cụ hợp lý trên thực tế.
Bản thân cái đoạn cụ quote lại của em, em chả thấy có gì sai vì thực tế nó là như vậy. Em có nghiên cứu để biết được sức kéo đường sắt nó khác xa với những mô tả của cụ kiểu “một cái máy xăng 2.0 mà cài cầu chậm thì đủ sức kéo đoàn tàu đi băng băng”.
Bản thân cụ viết ra một đống công thức dài ngoằng và nói là nhờ áp dụng các tỷ số truyền khác nhau mà hai cái máy dầu và xăng cùng công suất lại có thể cho ra mức torque thực tế tại bánh xe, nhưng cụ cũng đâu có kiếm được bằng chứng cụ thể? Rồi cụ lại bảo việc đo đạc trên máy dyno không quan trọng, chỉ cần lấy 10% sai khác trừ đi là được?
Cụ giỏi vật lý, em công nhận. Nhưng em nói rồi, máy móc ô tô và vật lý có nhiều thứ liên quan nhưng không phải trùng khớp nhau hoàn toàn để mà cụ biết về vật lý có thể nói trúng phóc về ô tô và ngược lại. Ngay cả những phát biểu của cụ cũng thể hiện rất nhiều thứ sai lệch về động cơ, ngay cả đặc tính về máy xăng, máy dầu cũng sai lệch một cách căn bản. Những ví dụ cụ đưa ra, em cứ cho là đúng đi, thì giá trị thực tiễn cũng bằng 0, nếu không nói là vô lý và chỉ thực hiện được trong trí tưởng tượng của cụ. Cụ bảo em cố gắng lấp liếm bằng kinh nghiệm thì em cũng dám bảo cụ là chỉ giỏi lý thuyết suông và mù tịt về mặt thực tiễn, và cụ cũng như em thôi, cũng phải lấy kiến thức đồ sộ về vật lý ra để khoả lấp sự thiếu hiểu biết của cụ về ô tô.
Em cũng chẳng quan tâm xem là cụ có chế tạo được cái máy tạo ra 1000Nm quay ở 0.0001rpm hay không đâu, hay cụ làm thế nào để rev được 100.000rpm và làm cho 100Nm kéo được đoàn tàu 100 tấn. Em dốt về vật lý thật, nhưng em cũng không cố tranh cãi với cụ về vật lý, về Nm hay sức kéo là cái gì, mà em chỉ đang cố chỉ ra những cái phi lý và hoang đường trong lập luận của cụ, bên cạnh những sự thiết hiểu biết căn bản về động cơ? Khi cụ viết ra từng đấy công thức, cụ có nghĩ là sẽ phải kiểm tra tính chính xác trong thực tế của những công thức đấy như thế nào không?
Còn cãi nhau tiếp thì sẽ là vô ích, vì cụ vẫn cứ luẩn quẩn với lý thuyết và những ví dụ vô nghĩa, còn em sẽ tiếp tục tìm cách để chỉ ra cái sự hoang đường của cụ. Cụ nghĩ là em dốt vật lý, còn em cũng nghĩ mớ lý thuyết của cụ đặt vào trong thực tế chỉ là một sự xạo quần không hơn không kém. Nên em để cho cụ nào giỏi vật lý vào tranh luận với cụ tiếp, nhưng em nghĩ đây là box kỹ thuật ô tô, cụ cũng nên nói cái gì thực tế một chút, và nên bổ túc thêm các kiến thức về ô tô chứ giỏi mỗi vật lý và sách vở là chưa đủ đâu cụ ạ.
 

flanker.27

Xe buýt
Biển số
OF-712290
Ngày cấp bằng
4/1/20
Số km
592
Động cơ
92,297 Mã lực
Sai ở cái chỗ thông số mô men xoắn max các cụ hay nói mà quên mất cái đuôi là ở rpm nào. Hai cái này kết hợp với nhau mới liên quan đến sức mạnh (công suất của động cơ). Nôm na như kiểu là nếu cụ Ac si mét nặng 60kg có cái đòn bẩy đủ dài để nâng bổng trái đất thì cụ ấy phải vít cái đòn bẩy đó xuống 10 triệu tỷ km mới nâng được trái đất lên 1mm

Biểu đồ của động cơ 2.7 2TR-FE đây mời các cụ thẩm
Untitled.png
Cái này chỉ là biểu đồ của hãng vẽ thôi bác ạ. Nhìn vào đây thì chưa nói được gì cả.
7CC1F174-91B2-4AA7-9FE7-FAE7DD9E3F14.jpeg

Đây là biểu đồ của động cơ 2TR-FE khi được đo trên máy dyno, nền tảng là chiếc bán tải Toyota Tacoma.
Max hp còn 117hp, max torque còn 139 ft-lb ~ 188Nm, đều đạt tại các điểm vòng tua khá chính xác với thông số của hãng. Hao hụt thực tế qua hệ truyền động là rất lớn, lên đến hơn 25%, chứ còn khuya mới đạt tới con số siêu lý tưởng là 10%. Xe SUV dẫn động cầu sau thì mức hao hụt càng không thể nhỏ được.
 

lapin

Xe container
Biển số
OF-22960
Ngày cấp bằng
25/10/08
Số km
5,813
Động cơ
552,085 Mã lực
Bảo sao nó ế là phải, cả chục năm sài mãi cái động cơ với cái hình dáng chả thay đổi, chìa thì chìa cơ,nhưng mà mấy Fan cuồng vẫn tấm tắc lắm, mình Santafe nó chấp cả 3 ông toy luôn
3 ông toy là FT, RAV4 và Camri hở cụ? :))
 

flanker.27

Xe buýt
Biển số
OF-712290
Ngày cấp bằng
4/1/20
Số km
592
Động cơ
92,297 Mã lực
3 ông toy là FT, RAV4 và Camri hở cụ? :))
Em chả biết chấp gì chứ bảo đi offroad thì SF mà gặp FT là tắt đài :))
Chạy đua với Camry thì SF chắc hơn được Cam 2.0 chứ gặp Cam 3.5 thì không chắc
Còn về doanh số thì RAV4 tuyên bố SF tuổi teen
Cụ xem tìm ba con nào cho nó chênh lệch hẳn ý chứ 3 con Toy này SF không nuốt được đâu cụ ạ :))
 

flanker.27

Xe buýt
Biển số
OF-712290
Ngày cấp bằng
4/1/20
Số km
592
Động cơ
92,297 Mã lực
-E trc đây cũng nghĩ như bác vậy, cứ định ninh là con Prado thuộc pk Mid-size suv như con FT thôi, nhưng tra kỹ thì bọn Tây lông nó lại nâng con Prado lên tận hàng Full-size suv, ngang với cả Land, trong khi con 4Runner na ná thế thì vẫn thuộc pk Mid-size, kể cũng lạ thật?
Em suy nghĩ thì có thể thế này: có lẽ vì ở châu Âu lục địa, đặc biệt là ở các nước Tây Âu và Anh (trừ một vài thị trường như Nga), Toy không phân phối chính hãng Land 200 mà chỉ phân phối Land Prado và dùng luôn cái tên Land Cruiser cho Prado nên ở mấy nước này cũng bị lậm luôn cái tên Land Cruiser mà xếp Prado vào hạng full size. Ở châu Âu người ta không chạy Toy nhiều, mấy con xe như Land Cruiser lại càng không nhiều người đi nên có khi họ còn không phân biệt được giữa Land to và Land bé, mấy con Prado mà nhập châu Âu là trên cái thanh chrome ở cửa sau xe chỉ có khắc mỗi chữ “Land Cruiser” mà không phải “Land Cruiser Prado” như bình thường.
Hoặc cũng vì xe du lịch châu Âu tụi đấy hay làm xe bé bé quen rồi nay nhìn thấy con Prado trông cũng to xác hầm hố nên xếp luôn vào hạng full size mà không cần đo kích thước luôn.
Còn xét về kích thước thì Prado vẫn mi nhon hơn chán đám SUV full size kiểu châu Âu như GLS. Ở Mỹ không bán Prado thì con xe tương đương là 4Runner như cụ nói cũng chỉ là xe midsize thôi.
 

1cucon.1cụ

Xe tải
Biển số
OF-488042
Ngày cấp bằng
10/2/17
Số km
250
Động cơ
-296,981 Mã lực
Có cụ nào cho e hỏi, prado 2020 có cần dán kính k ạ, e thấy kính nó đen2, k bít đã chống uv các thứ chưa ạ
 

lapin

Xe container
Biển số
OF-22960
Ngày cấp bằng
25/10/08
Số km
5,813
Động cơ
552,085 Mã lực
Em chả biết chấp gì chứ bảo đi offroad thì SF mà gặp FT là tắt đài :))
Chạy đua với Camry thì SF chắc hơn được Cam 2.0 chứ gặp Cam 3.5 thì không chắc
Còn về doanh số thì RAV4 tuyên bố SF tuổi teen
Cụ xem tìm ba con nào cho nó chênh lệch hẳn ý chứ 3 con Toy này SF không nuốt được đâu cụ ạ :))
Thế có xe Toyota nào có chức năng tạm ngừng bơm nhiên liệu vào 1 số xi lanh khi không cần dùng hết công suất không cụ? :))
 

flanker.27

Xe buýt
Biển số
OF-712290
Ngày cấp bằng
4/1/20
Số km
592
Động cơ
92,297 Mã lực
Thế có xe Toyota nào có chức năng tạm ngừng bơm nhiên liệu vào 1 số xi lanh khi không cần dùng hết công suất không cụ? :))
cụ mua bất kỳ con xe Toy nào xong bê cái máy 2.0 TSI của Volkswagen sang lắp vào là có ngay đấy cụ :)) chứ máy Toy thì em không biết:))
 

Dotuyenobama

Xe buýt
Biển số
OF-449719
Ngày cấp bằng
31/8/16
Số km
913
Động cơ
216,560 Mã lực
Tuổi
38
Có cụ nào cho e hỏi, prado 2020 có cần dán kính k ạ, e thấy kính nó đen2, k bít đã chống uv các thứ chưa ạ
Thích thì dán thôi cụ, chứ thực ra cũng ko cần lắm. Vì cũng ít thấy có xe dán, bởi bản thân nó cũng là kính mầu đen rồi. Còn khoang lái cũng là kính mầu rồi đấy ạ, nhưng nó nhạt hơn kính sau thôi.
 

lapin

Xe container
Biển số
OF-22960
Ngày cấp bằng
25/10/08
Số km
5,813
Động cơ
552,085 Mã lực
cụ mua bất kỳ con xe Toy nào xong bê cái máy 2.0 TSI của Volkswagen sang lắp vào là có ngay đấy cụ :)) chứ máy Toy thì em không biết:))
Ý cụ là với dual-VVTi thì không cần cái gọi là ngắt xi lianh chủ động phỏng? :))
 

RAVA

Xe ba gác
Biển số
OF-24857
Ngày cấp bằng
27/11/08
Số km
21,147
Động cơ
695,150 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó quanh Bờ Hồ

flanker.27

Xe buýt
Biển số
OF-712290
Ngày cấp bằng
4/1/20
Số km
592
Động cơ
92,297 Mã lực
Ý cụ là với dual-VVTi thì không cần cái gọi là ngắt xi lianh chủ động phỏng? :))
VVT-i thì có liên quan gì đến việc ngắt xilanh thế cụ? VVT-i nó chỉ điều chỉnh sự biến thiên về góc đóng mở của van nạp nếu là VVT-i đơn và cả van nạp lẫn van xả nếu là VVT-i kép dựa trên các tham số về tình hình làm việc tức thời của động cơ để phối khí hiệu quả hơn, tối ưu hơn và xả khí sạch hơn chứ em chưa thấy ở đâu bảo là VVT-i ngắt được cả xilanh khi không dùng hết công suất cả. Với cả VVT-i chỉ tác động vào van nạp xả chứ có tác động vào bơm xăng đâu mà ngừng được việc bơm nhiên liệu hở cụ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top