Em thấy sau đợt này cần nghiêm túc rút kinh nghiệm. 1. Kiện toàn chặt chẽ uỷ ban phòng chống lụt bão của các tỉnh và huyện để phát huy tối đa khả năng ứng phó khi thiên tai chuẩn bị xảy ra (em nói là cả bước chuẩn bị vì bước này mới quan trọng); 2. Lập bản đồ các khu vực có thể lụt (huyện nào xã nào, mức độ lụt, loại hình lụt để các địa phương đó có kịch bản ứng phó tốt nhất như di dời dân, di chuyển đồ đạc.... Em thấy bão lần này có trường hợp đến trạm y tế xã còn bị lũ trôi thì nên xem lại vị trí đặt trạm...; 3. Lên kịch bản phối hợp giữa các tỉnh. Ví dụ khi Lào Cai nước lên thì Yên Bái cần làm gì. Nước lũ không phải sau nửa tiếng một tiếng là ngập 3-5m ngay nên cần phối hợp tốt giữa các tỉnh các huyện để thông báo kịp thời cập nhật cách ứng phó; 4. Nước lũ em xem nhiều clip thì nó trôi nhanh nhưng thực chất là trôi qua địa phương đó, trừ trường hợp nó vào thung lũng hay lòng chảo gì đó thì mới dềnh lên. Như vậy các địa phương mà nước lũ trôi qua cần làm thông thoáng dòng chảy để nó trôi nhanh không bị ứ lại sẽ dềnh lên. Ví dụ nước mà chỉ ngập nửa m nó khác hẳn với 1m. Nếu nó thông thoáng nó ào nhanh qua thì không dâng cao lên được. Cần cương quyết di dời các công trình của chính quyền, nhà dân hoặc thậm chí là các chướng ngại thiên nhiên mình cũng nên phá bỏ để nó thoát nhanh ví dụ mỏm đá, khu đồi (tất nhiên là nếu được chứ bảo phá cả quả đồi thì điên); 5. Những nhà chắc chắn lũ sẽ qua thì có cách để tầng 1 đóng lại, chèn bao cát bên trong để bùn đất không vào nhà, sau này dọn nhà đỡ mệt. Nhà em thường xuyên bị nước ngập mùa mưa nên em biết, chỉ cần chặn để rác không vào thì lúc sau rửa nhà nhàn hơn hẳn. 5. Tuyệt đối không để tình trạng thiếu thuyền, ca nô để tỉnh dưới xuôi phải chở lên. Quá nhiều cách để làm bè nổi (ghép thùng rỗng), ghép ống nước....).... 6. Vào mùa lũ các nhà nên có một thùng lương khô, một thùng lavi loại 16lít để ở nơi cao ráo và buộc xốp để nổi khi bị ngập.... 7. Chính quyền nên tổ chức các kênh để các địa phương miền trung thường xuyên bị lũ chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với miền Bắc.
CQ mình thì xưa nay vẫn thế thôi. Rất ít lđ quyết đoán, mà đa phần cứ theo quy trình mà làm... ông Trên giao cho ông dưới, ông dưới giao cho nhân viên, nhân viên cần gì lại báo cáo lên trên... cứ vòng vo như vậy...
Quan trọng nhất vẫn là 4 tại chỗ. (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ)
Em thấy người dân và địa phương bị thụ động trong nhiều khâu.
1. Cảnh báo và phân cấp mức độ thiên tai: Ví dụ cấp độ 4: Thì auto là học sinh nghỉ học, người già, trẻ em phải được sơ tán đến nơi an toàn. Các công sở, công ty nghỉ việc (trừ các lực lượng đặc biệt như Y tế, điện, liên lạc, công an, bộ đội và ủy ban phòng chống thiên tại... (ở đây, nhân viên không biết có được nghỉ hay phải đi làm, học sinh tận sáng sớm mới biết được nghỉ học, và nghỉ học thì báo từng ngày, ko rõ mai phải đi học hay không...). Ở đây ng dân và địa phương không biết là cấp độ mấy, Hoặc là có cấp độ nhưng truyền thông kém nên chả biết là thiên tai cấp độ mấy, nên hoặc là thờ ơ chủ quan, hoặc là chả biết phải làm gì, ngồi vêu hóng hớt...
2. Thông tin liên lạc: Hướng dẫn người dân duy trì liên lạc, do ko có ai hướng dẫn, nên bà con mải hóng hớt, hết cmn pin điện thoại - đúng ra y/c bà con còn 40 - 30% pin thì tắt đi, chỉ bật lên để liên lạc chủ động cho người thân, hoặc lực lượng tại chỗ... Chưa kể lực lượng chức năng, phải đi lượn vòng quanh (bằng oto hoặc tàu thuyền chuyên dụng...), phát loa cảnh báo, yêu cầu ai cần trợ giúp thì leo lên nóc nhà, hay treo cờ trắng, cờ đỏ gì đó...
3. Tổ chức ứng cứu, cứu hộ. Thực tế như ong vỡ tổ, mạnh ai nấy làm, nên có hình ảnh trên Thái Nguyên có nhà nhận 30 thùng mì, hay tại Yên Bái nhà cần giúp lại không được giúp, nhà lầu cao cửa đẹp thì lại đi nhận cứu hộ...
Đúng ra phải phân ra nhiều team:
1. Team chỉ huy (ngồi nhà nhận thông tin và điều phối...)
2. Lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp (do Quân đôi, công an thực hiện).
3. Lực lượng cứu hộ tại chỗ (Đoàn thanh niên, trai tráng trẻ khỏe...).
4. Lực lượng hậu cần từ chỗ ở, ăn uống, giày dép, phao bơi, cuốc xẻng, bao cao su... (phụ nữ, người cao tuổi, đoàn thanh niên, các lực lượng tình nguyện sẽ thực hiện...).
5. Bộ phận điều phối (1 vài line dây nóng thôi, nhưng đảm bảo liên lạc và kết nối, sau đó điều phối các lực lượng liên quan...). Ở đây bao nhiêu số nhưng dân gọi thì ko được, vì anh em dây nóng toàn ra chiến trường, ồn ào, mưa to gió lớn, ướt át, hết pin, đi vào khu vực không liên lạc được...
6. Bộ phận tuyên giáo, truyền thông, chụp hình quay phim, vinh danh cảm ơn các đoàn, tổ chức thiện nguyện, làm tiktok, facebook, báo chí, lưu tư liệu,... và nhiệm vụ phát cảnh báo, thông tin hướng dẫn người dân các bước thoát hiểm, phát cảnh báo, hoặc là cách tạo nước uống, hướng dẫn cách sinh tồn...
7. Sau thiên tai: Chắc là dân cần Tiền, UQMT và các mạnh thường quân chia tiền cho người dân sửa nhà, khắc phục khó khăn thật nhanh...