[Funland] Phòng họp Online của các Chuyên gia mạng về mọi lĩnh vực

sskkb

Xe điện
Biển số
OF-761152
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
2,079
Động cơ
153,628 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
27 Lê Văn Lương, toà start city. Tất cả ban, muồng, bằng lăng gãy hết, còn 3 cây xoài tán xum xuê trêu ngươi đám cây đổ bên cạnh. Xoài cũng là lựa chọn ổn
Sang ocp1 nha cụ, xoài đi cả dãy luôn, trúng luồng gió giật, thì rễ cọc cả m cũng đi, ko tin cụ có thể sang thị sát bên ecopark, lạ cái là cọ và dừa thì lại ko đổ cây nào. Đen thì cái đèn cũng đổ :))
Bên Times City và khu Hoàn Kiếm, mọi thể loại cây đều đổ nhé các cụ, cọ, xoài, bằng lăng, xà cừ, si, sao đen ... kể cả các cây đã trồng trên 50 năm và trong khuôn viên cơ quan nhà nước có bộ gốc to tổ bố không bị ai sờ vào. Tất cả đều đổ hết.
Đúng là đã đen thì cây nào cũng đổ, cơ mà theo em thấy thì nó phụ thuộc vào vị trí và hình dáng của cái cây đó. Xác suất các cây ở đầu phố và ở nơi không gian thoáng đãng bị đổ cao hơn là các cây trồng quá sát nhà dân
 

con dơi 141

Xe tăng
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
1,909
Động cơ
90,130 Mã lực
Tình hình nhà nào có khả năng bị lũ thì nên
Trữ sẵn đồ hộp lương khô, nước sạch bỏ vào can, bình to.
Sạc sẵn pin dự phòng.
Điện thoại, giấy tờ quan trọng tài sản bỏ sẵn túi chống nước. có sẵn thuốc men cần thiết
Tủ lạnh mà cắt điện thì hỏng thực phẩm nên tùy tình hình đun nấu trước. có cái bếp ga mini là lợi thế

Nước vừa vừa thì kê lên, nước cao thì khuân lên. Những vùng có khả năng xả lũ thì cứ khuân trước kẻo nước lên nhanh ko kịp xử lý
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
22,995
Động cơ
398,658 Mã lực
Em thấy sau đợt này cần nghiêm túc rút kinh nghiệm. 1. Kiện toàn chặt chẽ uỷ ban phòng chống lụt bão của các tỉnh và huyện để phát huy tối đa khả năng ứng phó khi thiên tai chuẩn bị xảy ra (em nói là cả bước chuẩn bị vì bước này mới quan trọng); 2. Lập bản đồ các khu vực có thể lụt (huyện nào xã nào, mức độ lụt, loại hình lụt để các địa phương đó có kịch bản ứng phó tốt nhất như di dời dân, di chuyển đồ đạc.... Em thấy bão lần này có trường hợp đến trạm y tế xã còn bị lũ trôi thì nên xem lại vị trí đặt trạm...; 3. Lên kịch bản phối hợp giữa các tỉnh. Ví dụ khi Lào Cai nước lên thì Yên Bái cần làm gì. Nước lũ không phải sau nửa tiếng một tiếng là ngập 3-5m ngay nên cần phối hợp tốt giữa các tỉnh các huyện để thông báo kịp thời cập nhật cách ứng phó; 4. Nước lũ em xem nhiều clip thì nó trôi nhanh nhưng thực chất là trôi qua địa phương đó, trừ trường hợp nó vào thung lũng hay lòng chảo gì đó thì mới dềnh lên. Như vậy các địa phương mà nước lũ trôi qua cần làm thông thoáng dòng chảy để nó trôi nhanh không bị ứ lại sẽ dềnh lên. Ví dụ nước mà chỉ ngập nửa m nó khác hẳn với 1m. Nếu nó thông thoáng nó ào nhanh qua thì không dâng cao lên được. Cần cương quyết di dời các công trình của chính quyền, nhà dân hoặc thậm chí là các chướng ngại thiên nhiên mình cũng nên phá bỏ để nó thoát nhanh ví dụ mỏm đá, khu đồi (tất nhiên là nếu được chứ bảo phá cả quả đồi thì điên); 5. Những nhà chắc chắn lũ sẽ qua thì có cách để tầng 1 đóng lại, chèn bao cát bên trong để bùn đất không vào nhà, sau này dọn nhà đỡ mệt. Nhà em thường xuyên bị nước ngập mùa mưa nên em biết, chỉ cần chặn để rác không vào thì lúc sau rửa nhà nhàn hơn hẳn. 5. Tuyệt đối không để tình trạng thiếu thuyền, ca nô để tỉnh dưới xuôi phải chở lên. Quá nhiều cách để làm bè nổi (ghép thùng rỗng), ghép ống nước....).... 6. Vào mùa lũ các nhà nên có một thùng lương khô, một thùng lavi loại 16lít để ở nơi cao ráo và buộc xốp để nổi khi bị ngập.... 7. Chính quyền nên tổ chức các kênh để các địa phương miền trung thường xuyên bị lũ chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với miền Bắc.
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
12,466
Động cơ
661,943 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Em thấy sau đợt này cần nghiêm túc rút kinh nghiệm. 1. Kiện toàn chặt chẽ uỷ ban phòng chống lụt bão của các tỉnh và huyện để phát huy tối đa khả năng ứng phó khi thiên tai chuẩn bị xảy ra (em nói là cả bước chuẩn bị vì bước này mới quan trọng); 2. Lập bản đồ các khu vực có thể lụt (huyện nào xã nào, mức độ lụt, loại hình lụt để các địa phương đó có kịch bản ứng phó tốt nhất như di dời dân, di chuyển đồ đạc.... Em thấy bão lần này có trường hợp đến trạm y tế xã còn bị lũ trôi thì nên xem lại vị trí đặt trạm...; 3. Lên kịch bản phối hợp giữa các tỉnh. Ví dụ khi Lào Cai nước lên thì Yên Bái cần làm gì. Nước lũ không phải sau nửa tiếng một tiếng là ngập 3-5m ngay nên cần phối hợp tốt giữa các tỉnh các huyện để thông báo kịp thời cập nhật cách ứng phó; 4. Nước lũ em xem nhiều clip thì nó trôi nhanh nhưng thực chất là trôi qua địa phương đó, trừ trường hợp nó vào thung lũng hay lòng chảo gì đó thì mới dềnh lên. Như vậy các địa phương mà nước lũ trôi qua cần làm thông thoáng dòng chảy để nó trôi nhanh không bị ứ lại sẽ dềnh lên. Ví dụ nước mà chỉ ngập nửa m nó khác hẳn với 1m. Nếu nó thông thoáng nó ào nhanh qua thì không dâng cao lên được. Cần cương quyết di dời các công trình của chính quyền, nhà dân hoặc thậm chí là các chướng ngại thiên nhiên mình cũng nên phá bỏ để nó thoát nhanh ví dụ mỏm đá, khu đồi (tất nhiên là nếu được chứ bảo phá cả quả đồi thì điên); 5. Những nhà chắc chắn lũ sẽ qua thì có cách để tầng 1 đóng lại, chèn bao cát bên trong để bùn đất không vào nhà, sau này dọn nhà đỡ mệt. Nhà em thường xuyên bị nước ngập mùa mưa nên em biết, chỉ cần chặn để rác không vào thì lúc sau rửa nhà nhàn hơn hẳn. 5. Tuyệt đối không để tình trạng thiếu thuyền, ca nô để tỉnh dưới xuôi phải chở lên. Quá nhiều cách để làm bè nổi (ghép thùng rỗng), ghép ống nước....).... 6. Vào mùa lũ các nhà nên có một thùng lương khô, một thùng lavi loại 16lít để ở nơi cao ráo và buộc xốp để nổi khi bị ngập.... 7. Chính quyền nên tổ chức các kênh để các địa phương miền trung thường xuyên bị lũ chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với miền Bắc.
Em bổ sung: xem lại cách báo chí tuyên truyền: cố tình giật tít câu view nhiều. Xử lý bọn cố tình thao túng tâm lý mọi người qua mạng xh, dùng ảnh ghép, chế cháo câu view.
 
Chỉnh sửa cuối:

timeout

Xe điện
Biển số
OF-35577
Ngày cấp bằng
19/5/09
Số km
3,186
Động cơ
494,852 Mã lực
Em dân ngoại đạo về thông tin viễn thông, có điều qua đợt bão lũ này em thấy hệ thống thông tin viễn thông của mình có quá nhiều vấn đề, quá dễ bị tổn thương.
1. Hệ thống điện thoại hữu tuyến: Rõ ràng dù bị bỏ rơi từ khi hệ thống di động phát triển, giờ không còn mấy ai sử dụng, nhưng như lúc này hệ thống cột phát sóng bị tê liệt, nhiều khi điện thoại có dây lại có hy vọng sống sót hơn.
2. Hệ thống chuyển tiếp phát sóng di động: Cái này mãi đến lúc thiết lập cứu hộ tại làng Nủ, ông chú Viettel mới thò ra cái trạm LCI0156-11 dã chiến để phát sóng cho khu vực sạt lở hỗ trợ cứu hộ. Mấy cái trạm kiểu này nếu trang bị được trên xe việt dã thì có thể dễ dàng duy trì thông tin liên lạc tại những nơi mất/chưa khôi phục được sóng điện thoại. Tụi TQ còn đưa được cả cụm này lên UAV cỡ trung rồi cho bay treo làm trạm thu phát viba thay thế tại chỗ.
3. Hệ thống thông tin tầm ngắn như bộ đàm, máy 12W. Mấy vùng bị cách ly, nhiều khi có cái máy này liên lạc trực tiếp cũng tiện cho mọi hoạt động, tránh trường hợp vào đến vùng cứu hộ, muốn gọi nhau để yêu cầu tiếp tế lại không được. Trước thì các hội phượt đều có chia sẻ nhau tần số chém gió, thế mà giờ các đội lên hỗ trợ không ai nhắc tới cái bộ đàm hay hỏi nhau tần số cả.
Các cụ chuyên gia về TTVT góp ý bổ sung giúp em với nhé.
 

Oteconde

Xe tăng
Biển số
OF-415808
Ngày cấp bằng
10/4/16
Số km
1,006
Động cơ
9,748 Mã lực
Tuổi
39
Em thấy sau đợt này cần nghiêm túc rút kinh nghiệm. 1. Kiện toàn chặt chẽ uỷ ban phòng chống lụt bão của các tỉnh và huyện để phát huy tối đa khả năng ứng phó khi thiên tai chuẩn bị xảy ra (em nói là cả bước chuẩn bị vì bước này mới quan trọng); 2. Lập bản đồ các khu vực có thể lụt (huyện nào xã nào, mức độ lụt, loại hình lụt để các địa phương đó có kịch bản ứng phó tốt nhất như di dời dân, di chuyển đồ đạc.... Em thấy bão lần này có trường hợp đến trạm y tế xã còn bị lũ trôi thì nên xem lại vị trí đặt trạm...; 3. Lên kịch bản phối hợp giữa các tỉnh. Ví dụ khi Lào Cai nước lên thì Yên Bái cần làm gì. Nước lũ không phải sau nửa tiếng một tiếng là ngập 3-5m ngay nên cần phối hợp tốt giữa các tỉnh các huyện để thông báo kịp thời cập nhật cách ứng phó; 4. Nước lũ em xem nhiều clip thì nó trôi nhanh nhưng thực chất là trôi qua địa phương đó, trừ trường hợp nó vào thung lũng hay lòng chảo gì đó thì mới dềnh lên. Như vậy các địa phương mà nước lũ trôi qua cần làm thông thoáng dòng chảy để nó trôi nhanh không bị ứ lại sẽ dềnh lên. Ví dụ nước mà chỉ ngập nửa m nó khác hẳn với 1m. Nếu nó thông thoáng nó ào nhanh qua thì không dâng cao lên được. Cần cương quyết di dời các công trình của chính quyền, nhà dân hoặc thậm chí là các chướng ngại thiên nhiên mình cũng nên phá bỏ để nó thoát nhanh ví dụ mỏm đá, khu đồi (tất nhiên là nếu được chứ bảo phá cả quả đồi thì điên); 5. Những nhà chắc chắn lũ sẽ qua thì có cách để tầng 1 đóng lại, chèn bao cát bên trong để bùn đất không vào nhà, sau này dọn nhà đỡ mệt. Nhà em thường xuyên bị nước ngập mùa mưa nên em biết, chỉ cần chặn để rác không vào thì lúc sau rửa nhà nhàn hơn hẳn. 5. Tuyệt đối không để tình trạng thiếu thuyền, ca nô để tỉnh dưới xuôi phải chở lên. Quá nhiều cách để làm bè nổi (ghép thùng rỗng), ghép ống nước....).... 6. Vào mùa lũ các nhà nên có một thùng lương khô, một thùng lavi loại 16lít để ở nơi cao ráo và buộc xốp để nổi khi bị ngập.... 7. Chính quyền nên tổ chức các kênh để các địa phương miền trung thường xuyên bị lũ chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với miền Bắc.
CQ mình thì xưa nay vẫn thế thôi. Rất ít lđ quyết đoán, mà đa phần cứ theo quy trình mà làm... ông Trên giao cho ông dưới, ông dưới giao cho nhân viên, nhân viên cần gì lại báo cáo lên trên... cứ vòng vo như vậy...
Quan trọng nhất vẫn là 4 tại chỗ. (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ)
Em thấy người dân và địa phương bị thụ động trong nhiều khâu.
1. Cảnh báo và phân cấp mức độ thiên tai: Ví dụ cấp độ 4: Thì auto là học sinh nghỉ học, người già, trẻ em phải được sơ tán đến nơi an toàn. Các công sở, công ty nghỉ việc (trừ các lực lượng đặc biệt như Y tế, điện, liên lạc, công an, bộ đội và ủy ban phòng chống thiên tại... (ở đây, nhân viên không biết có được nghỉ hay phải đi làm, học sinh tận sáng sớm mới biết được nghỉ học, và nghỉ học thì báo từng ngày, ko rõ mai phải đi học hay không...). Ở đây ng dân và địa phương không biết là cấp độ mấy, Hoặc là có cấp độ nhưng truyền thông kém nên chả biết là thiên tai cấp độ mấy, nên hoặc là thờ ơ chủ quan, hoặc là chả biết phải làm gì, ngồi vêu hóng hớt...
2. Thông tin liên lạc: Hướng dẫn người dân duy trì liên lạc, do ko có ai hướng dẫn, nên bà con mải hóng hớt, hết cmn pin điện thoại - đúng ra y/c bà con còn 40 - 30% pin thì tắt đi, chỉ bật lên để liên lạc chủ động cho người thân, hoặc lực lượng tại chỗ... Chưa kể lực lượng chức năng, phải đi lượn vòng quanh (bằng oto hoặc tàu thuyền chuyên dụng...), phát loa cảnh báo, yêu cầu ai cần trợ giúp thì leo lên nóc nhà, hay treo cờ trắng, cờ đỏ gì đó...
3. Tổ chức ứng cứu, cứu hộ. Thực tế như ong vỡ tổ, mạnh ai nấy làm, nên có hình ảnh trên Thái Nguyên có nhà nhận 30 thùng mì, hay tại Yên Bái nhà cần giúp lại không được giúp, nhà lầu cao cửa đẹp thì lại đi nhận cứu hộ...

Đúng ra phải phân ra nhiều team:
1. Team chỉ huy (ngồi nhà nhận thông tin và điều phối...)
2. Lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp (do Quân đôi, công an thực hiện).
3. Lực lượng cứu hộ tại chỗ (Đoàn thanh niên, trai tráng trẻ khỏe...).
4. Lực lượng hậu cần từ chỗ ở, ăn uống, giày dép, phao bơi, cuốc xẻng, bao cao su... (phụ nữ, người cao tuổi, đoàn thanh niên, các lực lượng tình nguyện sẽ thực hiện...).
5. Bộ phận điều phối (1 vài line dây nóng thôi, nhưng đảm bảo liên lạc và kết nối, sau đó điều phối các lực lượng liên quan...). Ở đây bao nhiêu số nhưng dân gọi thì ko được, vì anh em dây nóng toàn ra chiến trường, ồn ào, mưa to gió lớn, ướt át, hết pin, đi vào khu vực không liên lạc được...
6. Bộ phận tuyên giáo, truyền thông, chụp hình quay phim, vinh danh cảm ơn các đoàn, tổ chức thiện nguyện, làm tiktok, facebook, báo chí, lưu tư liệu,... và nhiệm vụ phát cảnh báo, thông tin hướng dẫn người dân các bước thoát hiểm, phát cảnh báo, hoặc là cách tạo nước uống, hướng dẫn cách sinh tồn...
7. Sau thiên tai: Chắc là dân cần Tiền, UQMT và các mạnh thường quân chia tiền cho người dân sửa nhà, khắc phục khó khăn thật nhanh...
 
Chỉnh sửa cuối:

Grandtouring

Xe container
Biển số
OF-34040
Ngày cấp bằng
26/4/09
Số km
5,094
Động cơ
460,722 Mã lực
Em dân ngoại đạo về thông tin viễn thông, có điều qua đợt bão lũ này em thấy hệ thống thông tin viễn thông của mình có quá nhiều vấn đề, quá dễ bị tổn thương.
1. Hệ thống điện thoại hữu tuyến: Rõ ràng dù bị bỏ rơi từ khi hệ thống di động phát triển, giờ không còn mấy ai sử dụng, nhưng như lúc này hệ thống cột phát sóng bị tê liệt, nhiều khi điện thoại có dây lại có hy vọng sống sót hơn.
2. Hệ thống chuyển tiếp phát sóng di động: Cái này mãi đến lúc thiết lập cứu hộ tại làng Nủ, ông chú Viettel mới thò ra cái trạm LCI0156-11 dã chiến để phát sóng cho khu vực sạt lở hỗ trợ cứu hộ. Mấy cái trạm kiểu này nếu trang bị được trên xe việt dã thì có thể dễ dàng duy trì thông tin liên lạc tại những nơi mất/chưa khôi phục được sóng điện thoại. Tụi TQ còn đưa được cả cụm này lên UAV cỡ trung rồi cho bay treo làm trạm thu phát viba thay thế tại chỗ.
3. Hệ thống thông tin tầm ngắn như bộ đàm, máy 12W. Mấy vùng bị cách ly, nhiều khi có cái máy này liên lạc trực tiếp cũng tiện cho mọi hoạt động, tránh trường hợp vào đến vùng cứu hộ, muốn gọi nhau để yêu cầu tiếp tế lại không được. Trước thì các hội phượt đều có chia sẻ nhau tần số chém gió, thế mà giờ các đội lên hỗ trợ không ai nhắc tới cái bộ đàm hay hỏi nhau tần số cả.
Các cụ chuyên gia về TTVT góp ý bổ sung giúp em với nhé.
Hệ thống liên lạc điện thoại di động em đánh giá là kém ở vùng bão lớn. Quê em (ven HP) người nhà mất liên lạc 3 ngày, do đều dùng viettel, trong khi vina vẫn hoạt động.
Lúc cần ông nhất và tưởng ông là nhất, thì ông tèo.
 
Chỉnh sửa cuối:

3077

Xe container
Biển số
OF-146453
Ngày cấp bằng
20/6/12
Số km
9,669
Động cơ
-391,453 Mã lực
Em dân ngoại đạo về thông tin viễn thông, có điều qua đợt bão lũ này em thấy hệ thống thông tin viễn thông của mình có quá nhiều vấn đề, quá dễ bị tổn thương.
1. Hệ thống điện thoại hữu tuyến: Rõ ràng dù bị bỏ rơi từ khi hệ thống di động phát triển, giờ không còn mấy ai sử dụng, nhưng như lúc này hệ thống cột phát sóng bị tê liệt, nhiều khi điện thoại có dây lại có hy vọng sống sót hơn.
2. Hệ thống chuyển tiếp phát sóng di động: Cái này mãi đến lúc thiết lập cứu hộ tại làng Nủ, ông chú Viettel mới thò ra cái trạm LCI0156-11 dã chiến để phát sóng cho khu vực sạt lở hỗ trợ cứu hộ. Mấy cái trạm kiểu này nếu trang bị được trên xe việt dã thì có thể dễ dàng duy trì thông tin liên lạc tại những nơi mất/chưa khôi phục được sóng điện thoại. Tụi TQ còn đưa được cả cụm này lên UAV cỡ trung rồi cho bay treo làm trạm thu phát viba thay thế tại chỗ.
3. Hệ thống thông tin tầm ngắn như bộ đàm, máy 12W. Mấy vùng bị cách ly, nhiều khi có cái máy này liên lạc trực tiếp cũng tiện cho mọi hoạt động, tránh trường hợp vào đến vùng cứu hộ, muốn gọi nhau để yêu cầu tiếp tế lại không được. Trước thì các hội phượt đều có chia sẻ nhau tần số chém gió, thế mà giờ các đội lên hỗ trợ không ai nhắc tới cái bộ đàm hay hỏi nhau tần số cả.
Các cụ chuyên gia về TTVT góp ý bổ sung giúp em với nhé.
1. Cái có dây này còn dễ tổn thương và khó ứng cứu hơn không dây. Bão lũ sạt trượt là nó trôi cmn cả đường dây chứ không phải đứt 1, 2 điểm
2. Cái này điều kiện đi lại quá khó khăn, trạm phát sóng di động các nhà mạng phần lớn là đặt trên xe tải nhỏ phục vụ các lễ hội đông bất thường chứ có ông nào sắm được xe đặc chủng đâu, giải trình lợi ích kinh doanh khi mua là rất khó.
3. Món này thì e chịu k biết có không. Nhưng đoàn chính quyền chắc có, đoàn dân phượt tự phát tuổi gì vào được mấy cái vùng cách ly mà dùng bộ đàm phượt được
Hôm qua xem đoạn ông bố nghẹn ngào : lúc chia tay con trai 18t , lên xe vào TP nhập học, không ngờ là lần cuối ( vụ xe khách 29 chỗ bị cuốn trôi ở bảo lạc, cao bằng). Thiết nghĩ ngành giáo dục nên " linh động" hơn thời gian khai giảng, nhập học. Nghỉ hè rõ dài, chọn đúng mùa mưa lũ nhập trường ở toàn bộ các cấp học. Bao nhiêu năm rồi, sao cứ phải đồng loạt tháng 9 ?
Chỉ vì 1 sự kiện mấy chục năm xảy ra 1 lần mà chê ngay cả ngành được. Năm nào ngày khai giảng cũ lũ lụt? Bao nhiêu năm Tuyên Quang làm đêm hội thành tuyên có sao đâu chỉ năm nay mới bị. Thời tiết bất thường thì phải chịu thôi chứ tránh sao được
 

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
3,049
Động cơ
241,739 Mã lực
Tuổi
50
Em dân ngoại đạo về thông tin viễn thông, có điều qua đợt bão lũ này em thấy hệ thống thông tin viễn thông của mình có quá nhiều vấn đề, quá dễ bị tổn thương.
1. Hệ thống điện thoại hữu tuyến: Rõ ràng dù bị bỏ rơi từ khi hệ thống di động phát triển, giờ không còn mấy ai sử dụng, nhưng như lúc này hệ thống cột phát sóng bị tê liệt, nhiều khi điện thoại có dây lại có hy vọng sống sót hơn.
2. Hệ thống chuyển tiếp phát sóng di động: Cái này mãi đến lúc thiết lập cứu hộ tại làng Nủ, ông chú Viettel mới thò ra cái trạm LCI0156-11 dã chiến để phát sóng cho khu vực sạt lở hỗ trợ cứu hộ. Mấy cái trạm kiểu này nếu trang bị được trên xe việt dã thì có thể dễ dàng duy trì thông tin liên lạc tại những nơi mất/chưa khôi phục được sóng điện thoại. Tụi TQ còn đưa được cả cụm này lên UAV cỡ trung rồi cho bay treo làm trạm thu phát viba thay thế tại chỗ.
3. Hệ thống thông tin tầm ngắn như bộ đàm, máy 12W. Mấy vùng bị cách ly, nhiều khi có cái máy này liên lạc trực tiếp cũng tiện cho mọi hoạt động, tránh trường hợp vào đến vùng cứu hộ, muốn gọi nhau để yêu cầu tiếp tế lại không được. Trước thì các hội phượt đều có chia sẻ nhau tần số chém gió, thế mà giờ các đội lên hỗ trợ không ai nhắc tới cái bộ đàm hay hỏi nhau tần số cả.
Các cụ chuyên gia về TTVT góp ý bổ sung giúp em với nhé.
chắc sẽ nghiên cứu thêm cụ ạ. Nhưng lũ từ 6h sáng, 10h45 huyện mới đến được hiện trường và cử người xuyên rừng về báo cáo tỉnh, 2h chiều cứu hộ mới vào đến nơi thì lấy đâu ra xe dã chiến chở trạm phát sóng di động nhanh thế. Trên báo đều nói địa hình bị chia cắt cô lập hoàn toàn. Còn mấy cái máy bộ đàm dân dụng chắc chỉ phục vụ các cụ phượt chứ lên núi tầm vài km là tịt hết, loại quân sự thì chỉ quân sự dùng đâu mà phát cho thôn
 

Grandtouring

Xe container
Biển số
OF-34040
Ngày cấp bằng
26/4/09
Số km
5,094
Động cơ
460,722 Mã lực
Chỉ vì 1 sự kiện mấy chục năm xảy ra 1 lần mà chê ngay cả ngành được. Năm nào ngày khai giảng cũ lũ lụt? Bao nhiêu năm Tuyên Quang làm đêm hội thành tuyên có sao đâu chỉ năm nay mới bị. Thời tiết bất thường thì phải chịu thôi chứ tránh sao được
Thật. Ngồi trong nhà còn bị lũ cuốn, thì biết làm sao được. Thiên tai thì mọi thứ có thể xảy ra.
 
  • Vodka
Reactions: BKG

Mimeo

Xe điện
Biển số
OF-443121
Ngày cấp bằng
6/8/16
Số km
3,329
Động cơ
206,479 Mã lực
Nơi ở
Neverland
Em thấy sau đợt này cần nghiêm túc rút kinh nghiệm. 1. Kiện toàn chặt chẽ uỷ ban phòng chống lụt bão của các tỉnh và huyện để phát huy tối đa khả năng ứng phó khi thiên tai chuẩn bị xảy ra (em nói là cả bước chuẩn bị vì bước này mới quan trọng); 2. Lập bản đồ các khu vực có thể lụt (huyện nào xã nào, mức độ lụt, loại hình lụt để các địa phương đó có kịch bản ứng phó tốt nhất như di dời dân, di chuyển đồ đạc.... Em thấy bão lần này có trường hợp đến trạm y tế xã còn bị lũ trôi thì nên xem lại vị trí đặt trạm...; 3. Lên kịch bản phối hợp giữa các tỉnh. Ví dụ khi Lào Cai nước lên thì Yên Bái cần làm gì. Nước lũ không phải sau nửa tiếng một tiếng là ngập 3-5m ngay nên cần phối hợp tốt giữa các tỉnh các huyện để thông báo kịp thời cập nhật cách ứng phó; 4. Nước lũ em xem nhiều clip thì nó trôi nhanh nhưng thực chất là trôi qua địa phương đó, trừ trường hợp nó vào thung lũng hay lòng chảo gì đó thì mới dềnh lên. Như vậy các địa phương mà nước lũ trôi qua cần làm thông thoáng dòng chảy để nó trôi nhanh không bị ứ lại sẽ dềnh lên. Ví dụ nước mà chỉ ngập nửa m nó khác hẳn với 1m. Nếu nó thông thoáng nó ào nhanh qua thì không dâng cao lên được. Cần cương quyết di dời các công trình của chính quyền, nhà dân hoặc thậm chí là các chướng ngại thiên nhiên mình cũng nên phá bỏ để nó thoát nhanh ví dụ mỏm đá, khu đồi (tất nhiên là nếu được chứ bảo phá cả quả đồi thì điên); 5. Những nhà chắc chắn lũ sẽ qua thì có cách để tầng 1 đóng lại, chèn bao cát bên trong để bùn đất không vào nhà, sau này dọn nhà đỡ mệt. Nhà em thường xuyên bị nước ngập mùa mưa nên em biết, chỉ cần chặn để rác không vào thì lúc sau rửa nhà nhàn hơn hẳn. 5. Tuyệt đối không để tình trạng thiếu thuyền, ca nô để tỉnh dưới xuôi phải chở lên. Quá nhiều cách để làm bè nổi (ghép thùng rỗng), ghép ống nước....).... 6. Vào mùa lũ các nhà nên có một thùng lương khô, một thùng lavi loại 16lít để ở nơi cao ráo và buộc xốp để nổi khi bị ngập.... 7. Chính quyền nên tổ chức các kênh để các địa phương miền trung thường xuyên bị lũ chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với miền Bắc.
Em nợ vodka còm của cụ. Công tác tuyên truyền, kết hợp các phương án dự phòng để bảo vệ tài sản, tính mạng người dân các vùng có nguy cơ lũ lụt sạt lở nên được đặt lên cao hơn nữa. Chính quyền làm nghiêm, thường xuyên đi kiểm tra rà soát đôn đốc người dân chấp hành tốt thì khi xảy ra thiên tai sẽ chủ động hơn, giảm thiệt hại ở mức tối thiểu.

Thông tin về cơn bão Yagi lần này đã được dự báo trước, rộng khắp từ thời điểm đầu tháng 9. Bão đáng sợ khi đổ bộ vào các tỉnh ven biển, hoàn lưu bão kéo theo lũ lụt, sạt lở còn nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, trong 5-7 ngày vẫn đủ thời gian để bà con gia cố nhà cửa, di chuyển đồ đạc, chuẩn bị bè phao, lương thực, nước sạch mà.
 

Mũi tên vàng

Xe máy
Biển số
OF-821126
Ngày cấp bằng
18/10/22
Số km
64
Động cơ
1,923 Mã lực
Tuổi
44
Em dân ngoại đạo về thông tin viễn thông, có điều qua đợt bão lũ này em thấy hệ thống thông tin viễn thông của mình có quá nhiều vấn đề, quá dễ bị tổn thương.
1. Hệ thống điện thoại hữu tuyến: Rõ ràng dù bị bỏ rơi từ khi hệ thống di động phát triển, giờ không còn mấy ai sử dụng, nhưng như lúc này hệ thống cột phát sóng bị tê liệt, nhiều khi điện thoại có dây lại có hy vọng sống sót hơn.
2. Hệ thống chuyển tiếp phát sóng di động: Cái này mãi đến lúc thiết lập cứu hộ tại làng Nủ, ông chú Viettel mới thò ra cái trạm LCI0156-11 dã chiến để phát sóng cho khu vực sạt lở hỗ trợ cứu hộ. Mấy cái trạm kiểu này nếu trang bị được trên xe việt dã thì có thể dễ dàng duy trì thông tin liên lạc tại những nơi mất/chưa khôi phục được sóng điện thoại. Tụi TQ còn đưa được cả cụm này lên UAV cỡ trung rồi cho bay treo làm trạm thu phát viba thay thế tại chỗ.
3. Hệ thống thông tin tầm ngắn như bộ đàm, máy 12W. Mấy vùng bị cách ly, nhiều khi có cái máy này liên lạc trực tiếp cũng tiện cho mọi hoạt động, tránh trường hợp vào đến vùng cứu hộ, muốn gọi nhau để yêu cầu tiếp tế lại không được. Trước thì các hội phượt đều có chia sẻ nhau tần số chém gió, thế mà giờ các đội lên hỗ trợ không ai nhắc tới cái bộ đàm hay hỏi nhau tần số cả.
Các cụ chuyên gia về TTVT góp ý bổ sung giúp em với nhé.
Việc này các hội thảo về sạt lở đất ở TCKTTV, ĐHTL sau vụ Rào Trăng cũng đã được nêu ra, bàn bạc rất nhiều nhưng không hiểu sao đến giờ vẫn bị lặp lại việc khó khăn trong thông tin liên lạc.
 

Tigerwood

Xe điện
Biển số
OF-44665
Ngày cấp bằng
27/8/09
Số km
2,008
Động cơ
481,982 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
donghai-tvtk.com
Em dân ngoại đạo về thông tin viễn thông, có điều qua đợt bão lũ này em thấy hệ thống thông tin viễn thông của mình có quá nhiều vấn đề, quá dễ bị tổn thương.
1. Hệ thống điện thoại hữu tuyến: Rõ ràng dù bị bỏ rơi từ khi hệ thống di động phát triển, giờ không còn mấy ai sử dụng, nhưng như lúc này hệ thống cột phát sóng bị tê liệt, nhiều khi điện thoại có dây lại có hy vọng sống sót hơn.
2. Hệ thống chuyển tiếp phát sóng di động: Cái này mãi đến lúc thiết lập cứu hộ tại làng Nủ, ông chú Viettel mới thò ra cái trạm LCI0156-11 dã chiến để phát sóng cho khu vực sạt lở hỗ trợ cứu hộ. Mấy cái trạm kiểu này nếu trang bị được trên xe việt dã thì có thể dễ dàng duy trì thông tin liên lạc tại những nơi mất/chưa khôi phục được sóng điện thoại. Tụi TQ còn đưa được cả cụm này lên UAV cỡ trung rồi cho bay treo làm trạm thu phát viba thay thế tại chỗ.
3. Hệ thống thông tin tầm ngắn như bộ đàm, máy 12W. Mấy vùng bị cách ly, nhiều khi có cái máy này liên lạc trực tiếp cũng tiện cho mọi hoạt động, tránh trường hợp vào đến vùng cứu hộ, muốn gọi nhau để yêu cầu tiếp tế lại không được. Trước thì các hội phượt đều có chia sẻ nhau tần số chém gió, thế mà giờ các đội lên hỗ trợ không ai nhắc tới cái bộ đàm hay hỏi nhau tần số cả.
Các cụ chuyên gia về TTVT góp ý bổ sung giúp em với nhé.
1. Hữu tuyến không sử dụng được trong tình huống bão lũ cụ ạ, bản chất nó là tín hiệu điện -> bị ngập nước thì bị chập; khoảng cách xa, chi phí triển khai tốn kém (dùng dây đồng); hệ thống này vẫn cần 1 thiết bị gọi là Tổng đài, trước đây VNPT triển khai rất nhiều nhưng giờ tháo gần hết rồi.
2. Di động: nó cũng cần kết nối đến 1 trạm khác bằng phương thức hữu tuyến hoặc vô tuyến nên khó; và cái quan trọng nhất là nó cần có ĐIỆN.
3. Bộ đàm, máy thông tin quân sự: do hoạt động ở băng tần UHF/VHF (dải tần 30MHz đến 2.600MHz) nên khoảng cách truyền bị giới hạn, nhất là trên địa hình nhiều vật cản; mà đó là thiết bị chuyên dụng nên khó public.

Theo em chỉ có điện thoại vệ tính là khả thi nhất, mỗi tội chi phí cao
 

Giangkpi

Xe buýt
Biển số
OF-416689
Ngày cấp bằng
14/4/16
Số km
864
Động cơ
225,202 Mã lực
Hệ thống liên lạc điện thoại di động em đánh giá là kém ở vùng bão lớn. Quê em (ven HP) người nhà mất liên lạc 3 ngày, do đều dùng viettel, trong khi vina vẫn hoạt động.
Lúc cần ông nhất và tưởng ông là nhất, thì ông tèo.
Còn tùy cụ ạ, chỗ e bt vina mạnh hơn, htr bão mất điện vt vẫn bt còn vina gần như ko còn sóng và ko còn 4g
 

langtoilangtoi

Xe điện
Biển số
OF-520012
Ngày cấp bằng
6/7/17
Số km
3,838
Động cơ
46,745 Mã lực
Tuổi
48
Em dân ngoại đạo về thông tin viễn thông, có điều qua đợt bão lũ này em thấy hệ thống thông tin viễn thông của mình có quá nhiều vấn đề, quá dễ bị tổn thương.
1. Hệ thống điện thoại hữu tuyến: Rõ ràng dù bị bỏ rơi từ khi hệ thống di động phát triển, giờ không còn mấy ai sử dụng, nhưng như lúc này hệ thống cột phát sóng bị tê liệt, nhiều khi điện thoại có dây lại có hy vọng sống sót hơn.
2. Hệ thống chuyển tiếp phát sóng di động: Cái này mãi đến lúc thiết lập cứu hộ tại làng Nủ, ông chú Viettel mới thò ra cái trạm LCI0156-11 dã chiến để phát sóng cho khu vực sạt lở hỗ trợ cứu hộ. Mấy cái trạm kiểu này nếu trang bị được trên xe việt dã thì có thể dễ dàng duy trì thông tin liên lạc tại những nơi mất/chưa khôi phục được sóng điện thoại. Tụi TQ còn đưa được cả cụm này lên UAV cỡ trung rồi cho bay treo làm trạm thu phát viba thay thế tại chỗ.
3. Hệ thống thông tin tầm ngắn như bộ đàm, máy 12W. Mấy vùng bị cách ly, nhiều khi có cái máy này liên lạc trực tiếp cũng tiện cho mọi hoạt động, tránh trường hợp vào đến vùng cứu hộ, muốn gọi nhau để yêu cầu tiếp tế lại không được. Trước thì các hội phượt đều có chia sẻ nhau tần số chém gió, thế mà giờ các đội lên hỗ trợ không ai nhắc tới cái bộ đàm hay hỏi nhau tần số cả.
Các cụ chuyên gia về TTVT góp ý bổ sung giúp em với nhé.
Thực ra trong thiên tai thì bất kỳ hệ thống phương tiện nào cũng có nguy cơ bị tổn thương, vì vậy mới có kế hoạch phòng và chống thiên tai.
1. Về điện thoại hữu tuyến : Hiện đã chuyển đổi công nghệ, còn rất ít thuê bao dây đồng vì các nhà cung cấp không hỗ trợ cách đây nhiều năm rồi, nhiều ông thậm chí đã phá sản mảng này, nếu ko phá sản thì cũng dừng hỗ trợ kỹ thuật.

2. Phát sóng lưu động : Xe phát sóng lưu động cho PCTT thường số lượng không đáp ứng khi nhiều tỉnh xảy ra sự cố. Khi phát sóng cần đảm bảo hệ thống truyền dẫn đã được khôi phục mới có thể thực hiện được, nếu quá VSAT-IP thì khó vì thường thời tiết mây nhiều, nhiễu rất lớn nên ko ổn định.

3.Hiện tại liên lạc các vùng chia cắt vẫn sử dụng điện thoại vệ tinh (Inmarsat) sẽ tiện hơn. Nhược điểm thì phải cố định khi liên lạc mới đảm bảo chất lượng. Hệ thống liên lạc sóng dài cũng hữu ích nhưng bên quân đội mới có.
 

3077

Xe container
Biển số
OF-146453
Ngày cấp bằng
20/6/12
Số km
9,669
Động cơ
-391,453 Mã lực
Hệ thống liên lạc điện thoại di động em đánh giá là kém ở vùng bão lớn. Quê em (ven HP) người nhà mất liên lạc 3 ngày, do đều dùng viettel, trong khi vina vẫn hoạt động.
Lúc cần ông nhất và tưởng ông là nhất, thì ông tèo.
Thái Nguyên nhà em viettel cũng tịt mấy ngày ngập, chỉ Mobi và Vina hoạt động
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top