[Funland] Phiên bản Su-30 nào tốt nhất ?

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,305
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Cái bộ mô phỏng lái của Su hào sao không làm luôn 360 độ cho nó thật các cụ nhể .. có mỗi tí hình ở đằng trước ..
chết vì tội láu táu khg đọc kĩ
Thực tế, hệ thống mô phỏng có thể thực hiện mọi bài
tập như trên máy bay, kể cả tiếp nhiên liệu và, chủ
yếu nhất là luyện tập các tình huống khẩn cấp. Về
phương diện này, thiết bị tập lái thậm chí ưu việt hơn
máy bay, bởi vì mô phỏng một vài tình huống hỏng
hóc trên thực tế là nguy hiểm, đôi khi còn là không thể
được. Và đây là một trong những tính năng then chốt
của thiết bị lái mô phỏng.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
chết vì tội láu táu khg đọc kĩ
Thực tế, hệ thống mô phỏng có thể thực hiện mọi bài
tập như trên máy bay, kể cả tiếp nhiên liệu và, chủ
yếu nhất là luyện tập các tình huống khẩn cấp. Về
phương diện này, thiết bị tập lái thậm chí ưu việt hơn
máy bay, bởi vì mô phỏng một vài tình huống hỏng
hóc trên thực tế là nguy hiểm, đôi khi còn là không thể
được. Và đây là một trong những tính năng then chốt
của thiết bị lái mô phỏng.
Nhà cháu trước có tham dự 1 dự án về mô phỏng với máy phóng màn hình cong nên có hóng tí ... hàng Do Thái mười mấy năm trước mà trông nó hại điện hơn hàng a Ngố bây h nhiều ...
 

Bung To

Xe điện
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
4,912
Động cơ
520,604 Mã lực
chết vì tội láu táu khg đọc kĩ
Thực tế, hệ thống mô phỏng có thể thực hiện mọi bài
tập như trên máy bay, kể cả tiếp nhiên liệu và, chủ
yếu nhất là luyện tập các tình huống khẩn cấp. Về
phương diện này, thiết bị tập lái thậm chí ưu việt hơn
máy bay, bởi vì mô phỏng một vài tình huống hỏng
hóc trên thực tế là nguy hiểm, đôi khi còn là không thể
được. Và đây là một trong những tính năng then chốt
của thiết bị lái mô phỏng.
Em tưởng nó làm y hệt như buồng lái thật, phi công mặc đồ bay thật thì tập luyện mới chuẩn chứ !
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Với những fan Nga tôi thấy ngoài hiểu biết cũng vừa vừa, hay bắt lỗi lại thần tượng. Su30 tập trung cấu hình ở đầu tiêm kích, đến T50 thì chuyên gia mới quan tâm hơn nên lắp radar nhỏ phía sau nữa. Thực ra thì với tính cơ động và tốc độ thì Su30mki và su30sm là 2 ứng cử viên sáng giá cho dòng su30.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,305
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
cơ động thì f15 f16 tuổi gì so với su27 mà cãi . nhảm. ông bị làm sao à
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Người Nga cũng có cái bất lợi, như thế là vơ đũa cả nắm. Vậy tại sao rất nhiều nước không bị ảnh hưởng của Mỹ hay Nato vẫn mua đồ Tây ?, cái lợi của vũ khí Tây là hệ thống điện tử tiên tiến, chất lượng cũng bền, ... Chính người Nga cũng không dìm vũ khí nước ngoài quá thể như 1 số chuyên gia bàn giấy say vodka đâu.Giống như các chú 3 que ra rả nhân quyền nhưng thực sự bị lu mờ bởi xh thối nát với đống đôla nên các rồ Mỹ cũng " mộng mơ " như chính cái xh đó.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,428
Động cơ
-8,704 Mã lực
Mệ! tên lửa và vũ khí của mẽo còn có linh kiện của trung cẩu.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Vì sao Ấn Độ, Việt Nam chê lô 18 chiếc Su-30K Nga?

(Vũ khí) - Sau khi bị Ấn Độ trả về, Việt Nam từ chối mua, cuối cùng số phận của 18 chiếc tiêm kích Su-30K của Nga đã được định đoạt.



Ngày 22/11, tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport của Nga cho biết, họ sẽ cung cấp 12 chiếc máy bay chiến đấu Su-30K cho một quốc gia ở Nam Phi. “Số máy bay chiến đấu này sẽ được cung cấp cho một quốc gia Nam Phi. Bước đầu tiên, chúng tôi sẽ bàn giao 12 trong tổng số 18 chiếc máy bay chiến đấu nay”, trợ lý Tổng giám đốc Rosoboronexport Mikhail Zavaliy cho biết, nhưng không nói rõ đó là quốc gia nào.
Ông Mikhail Zavaliy cho biết thêm rằng, 6 chiếc máy bay chiến đấu Su-30K còn là sẽ được bàn giao vào một thời gian sau đó.
Tiêm kích Su-30K khi còn phục vụ trong Không quân Ấn Độ Dù nguồn tin trên không nói rõ Nga bán lô máy bay này cho nước nào tại châu Phi, tuy nhiên theo nhận định của nhiều chuyên gia, đối tác mà Nga nhắc đến là Angola.
Nhận định trên là hoàn toàn có cơ sở khi tháng 10/2013 vừa qua, nhật báo kinh doanh Vedomosti đưa tin, tập đoàn Rosoboronexport đã ký một gói hợp đồng trị giá 1 tỷ USD với Angola về việc cung cấp trang thiết bị quân sự, trong đó có việc cung cấp 18 chiếc máy bay chiến đấu Su-30K, xây dựng một nhà máy sản xuất súng đạn và cung cấp dịch vụ bảo dưỡng cho Angola.
Có thể nói, số phận của 18 máy bay Su-30K nói trên quá phức tạp. Toàn bộ số máy bay này đã được Không quân Ấn Độ sử dụng trong thời gian 10 năm, sau đó được trả lại Nga.
Theo RIA Novosti, 18 máy bay chiến đấu này có những tính năng kỹ chiến thuật thấp hơn so với Su-30MKI, không có động cơ lực đẩy vector đa chiều hoặc 2 cánh mũi ở phía trước và khả năng cơ động cũng kém hơn.
Số máy bay này lại được chuyển tới nhà máy số 558 ở Belarus để sửa chữa và nâng cấp, trước khi được bán lại cho bên thứ 3 mà không đưa trở lại Nga để tránh thuế nhập khẩu.
Ban đầu có nguồn tin cho rằng Belarus muốn mua lại toàn bộ lô máy bay này và rằng Nga không cấp tín dụng cho họ (Belarus) để mua máy bay của Tập đoàn Irkut, sau đó, một vài nguồn tin khác lại tiết lộ khách hàng đó là Việt Nam, sau khi Hà Nội cử phái đoàn quân sự tới kiểm tra một vài máy bay.
Tuy nhiên, thay vì mua lại Su-30K với giá rẻ nhưng chất lượng khó kiểm định, Việt Nam đã quyết định mua những máy bay mới hơn và tiên tiến hơn.
Hãng tin Interfax-AVN trích dẫn một nguồn tin ngoại giao quân sự cho biết hôm 20/8/2013 rằng, Việt Nam đã đặt mua thêm 12 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 từ Nga, trong đó bao gồm cả việc cung cấp các trang thiết bị kỹ thuật. Tổng chi phí của hợp động này ít nhất là 600 triệu USD.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,683
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Em tưởng nó làm y hệt như buồng lái thật, phi công mặc đồ bay thật thì tập luyện mới chuẩn chứ !
Cụ này chỉ xem hình mà kg chịu đọc. :))
Mời cụ đọc lại:

Sukhoi không có ý định trang bị cho thiết bị tập tổng hợp hệ thống vận động bởi vì hệ thống này chỉ có thể mô phỏng một phần nhỏ của phổ quá tải rất lớn của các máy bay tiêm kích có khả năng cơ động cao, mà điều này sẽ gây ra các thói quen giả tạo.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tiêm kích J-11 và cú lừa ngoạn mục của Trung Quốc

(Soha.vn) - Thương vụ bán Su-27SK cho Trung Quốc tưởng chừng "ngon ăn" đã trở thành "quả đắng" đối với Nga.

Vào đầu những năm 90, Không quân Trung Quốc trở nên lép vế so với các cường quốc trong khu vực. Sự phát triển của chương trình tiêm kích nội địa J-10 giậm chân tại chỗ vì không nhận được sự trợ giúp công nghệ từ bên ngoài. Đặc biệt, sự ra đời của các tiêm kích thế 4 đời thứ 3 như F-16C/D block 50/52, F-15E , Su-27SM, MiG-29 SM càng làm cho sự tụt hậu về chất lượng của Không quân Trung Quốc trở nên xa hơn.
Tuy nhiên, việc Liên Xô sụp đổ đã mang lại “cơ hội ngàn vàng” cho Trung Quốc. Nước Nga đang lâm vào tình cảnh khó khăn và rất cần tiền để tái thiết đất nước.

BÀI LIÊN QUAN


Năm 1990, một phái đoàn quân sự cấp cao của Trung Quốc đã đến thăm Nga nhằm tìm kiếm cơ hội tái hợp tác quân sự. Khi được “mục sở thị" tiêm kích Su-27, họ đã hoàn toàn bị thuyết phục. Sau khi bàn bạc với lãnh đạo quân đội và chính phủ Trung Quốc, họ đã nhất quyết mua bằng được Su-27 để tăng cường sức mạnh.
Su-27 là một tiêm kích chiếm ưu thế trên không và đánh chặn tầm xa, tiêm kích này có tốc độ tối đa khoảng 2.500km/h. Su-27 được trang bị 10 giá treo dưới cánh thể mang theo tải trọng vũ khí tới 8 tấn, bao gồm các loại tên lửa không đối không tầm trung R-27, tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, bom thông minh KAB-500/1500. Tạp chí Flight Global đã xếp hạng Su-27 là một trong những tiêm kích tốt nhất thế kỷ 20.

Trung Quốc đã ký kết hợp đồng mua 26 chiếc Su-27SK vào năm 1991 và trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của loại tiêm kích này. Lô hàng thứ 2 bao gồm 22 chiếc được ký kết vào năm 1993, lô hàng thứ 3 bao gồm 28 chiếc được ký kết vào năm 1996. Tổng cộng Trung Quốc có 76 chiếc Su-27SK nhập khẩu trực tiếp từ Nga.
Cú lừa ngoạn mục
Sau khi đã đặt hàng số lượng khá lớn tiêm kích Su-27SK, năm 1995 Trung Quốc bắt đầu gạ gẫm Nga chuyển giao công nghệ để sản xuất Su-27SK tại nước này. Nhằm thuyết phục Nga, Bắc Kinh đã đặt lên bàn đàm phán số lượng chuyển giao công nghệ tới 200 chiếc, với tổng giá trị lên đến 2,5 tỷ USD, một số tiền nằm mơ cũng không thấy tại thời điểm đó.

Viện cớ Nga không chuyển giao công nghệ sản xuất động cơ phản lực cho mình nên Trung Quốc đã đơn phương chấm dứt hợp đồng và sao chép Su-27 thành J-11B.​
Hợp đồng nhanh chóng được ký kết, phía Nga cũng cam kết sẽ giúp tăng dần tỷ lệ nội địa hóa. Tiêm kích Su-27SK sản xuất tại Trung Quốc được chỉ định là J-11 do công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương đảm nhận. Chiếc tiêm kích J-11 đầu tiên sản xuất tại Trung Quốc được xuất xưởng vào tháng 12/1998.
Các thành phần chính của tiêm kích như động cơ, hệ thống điện tử, hệ thống điều khiển hỏa lực, radar được sản xuất tại Nga và chuyển đến Trung Quốc lắp ráp cùng một số bộ phận phụ do nước này sản xuất. Đến năm 2004, khi số lượng sản xuất được khoảng 100 chiếc thì Bắc Kinh bất ngờ tuyên bố ngưng hợp đồng và yêu cầu phía Nga ngừng chuyển giao linh kiện.
Lý do mà phía Trung Quốc đưa ra là Nga không chuyển giao công nghệ sản xuất động cơ, hệ thống điện tử cho phía họ. Thêm nữa là hệ thống điều khiển hỏa lực do Nga sản xuất không phù hợp với loại tên lửa mà Trung Quốc chế tạo nên Bắc Kinh bắt buộc phải nhập khẩu tên lửa từ Nga để trang bị cho J-11.
Một lý do khác được phía Trung Quốc đưa ra là J-11 chỉ đảm đương được nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, khả năng tấn công mặt đất quá yếu, không phù hợp với yêu cầu của họ. Mặc dù sau đó, Sukhoi đã giới thiệu cho Trung Quốc biến thể tiêm kích đa nhiệm Su-27SKM nhưng Bắc Kinh đã từ chối bởi những gì họ học được từ Nga đã đủ để sao chép thành một máy bay khác.
Dựa trên J-11, Trung Quốc đã sao chép thành một biến thể khác được chỉ định là J-11B. Điều này đã khiến ngành công nghiệp hàng không của Nga phải chịu những tổn thất nghiêm trọng. Thương vụ bán Su-27 cho Trung Quốc tưởng chừng "ngon ăn" đã trở thành "quả đắng" đối với Nga.

Những tưởng sao chép thành công Su-27Sk thành J-11B, Trung Quốc sẽ thoát khỏi cái bóng của Nga nhưng rốt cuộc họ vẫn phải nhờ vào Moscow để cung cấp động cơ.​
So với Su-27SK, J-11B có những thay đổi trong trang bị như sau:
- Radar điều khiển hỏa lực xung Doppler Type 147X/KLJ-X do Trung Quốc sản xuất, có khả năng theo dõi từ 6-8 mục tiêu, tấn công 4 mục tiêu cùng lúc.
- Hệ thống kiểm soát bay “fly-by-wire” do Trung Quốc sản xuất.
- Hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu quang-điện sao chép từ hệ thống OEPS-27 của Nga.
- Buồng lái nhà kính với 4 màn hình hiển thị đa chức năng LCD cùng màn hình hiển thị HUD 3 chiều.
Tải trọng vũ khí của J-11B vẫn tương đương Su-27SK nhưng có thể sử dụng tên lửa do Trung Quốc sản xuất như tên lửakhông đối không tầm ngắn PL-8, tên lửa không đối không tầm trung PL-12, tên lửa chống bức xạ YJ-91, bom dẫn hướng laser LS-6.
Thông tin về loại động cơ trang bị cho J-11B không thực sự rõ ràng. Có thông tin cho rằng J-11B sử dụng động cơ WS-10A do Trung Quốc tự sản xuất nhưng cũng có nguồn nói WS-10A hoạt động không ổn định nên J-11B phải trang bị động cơ AL-31F của Nga.
Trong những năm gần đây Trung Quốc đã nhập khẩu từ Nga khoảng 1.000 động cơ phản lực AL-31F. Điều đó cho thấy động cơ nội địa WS-10A vẫn chưa thể đưa vào trang bị đại trà. Mặc dù đã phá hợp đồng với Nga để sao chép thành J-11B nhưng một lần nữa Trung Quốc phải phụ thuộc vào Nga để nhập khẩu động cơ cho tiêm kích này.
Tốc độ sản xuất của J-11B bị phụ thuộc vào việc cung cấp động cơ từ Nga, Bắc Kinh vẫn chưa thể nắm được thế chủ động. Một số nhà phân tích cho rằng, nếu Bắc Kinh đồng ý tiếp nhận biến thể đa nhiệm Su-27SKM để thực hiện nốt hợp đồng sản xuất 200 chiếc với Nga, họ có thể đã có được những công nghệ cần thiết để sản xuất động cơ phản lực trong nước.
Không thể tự chủ trong chế tạo động cơ máy bay, lòng tham vô đáy của Trung Quốc nhằm đốt cháy giai đoạn để chứng minh rằng họ có thể vượt mặt Nga đã bị siết lại. Công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc tiếp tục bị khống chế bằng nguồn cung động cơ phản lực từ Nga ít nhất trong vòng 10 năm tới.
Sau những nỗ lực sao chép động cơ phản lực AL-31F của Nga không thành công, gần đây Trung Quốc tiếp tục “giở chiêu” cũ khi ngỏ ý mời Nga hợp tác sản xuất động cơ phản lực cho tiêm kích tàng hình J-20.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga ra mắt hệ thống đối kháng điện tử cho Su-35

(Kienthuc.net.vn) - Viện Kaluga (Nga) mới đây đã lần đầu ra mắt hệ thống đối kháng điện tử thế hệ mới dành cho tiêm kích đa năng thế hệ 4++ Su-35.



Viện Nghiên cứu Khoa học Công nghệ Vô tuyến Kaluga (KNIRTI) đã cho ra mắt hệ thống đối kháng điện tử mới dành cho máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35 tại Dubai Airshow 2013.
Hệ thống được định danh là L-265M10-02 - một phiên bản hiện đại hóa của hệ thống gây nhiễu L-175VE Khibiny trang bị trên máy bay ném bom tầm trung Su-32/34.
Hệ thống gây nhiễu với Su-35 được giới thiệu tại Dubai Airshow.

Đại diện KNIRTI giải thích rằng thiết bị mới được module hóa cao hơn trước. "Trong phiên bản mới này, thì pod (thiết bị chứa hệ thống tác chiến) gây nhiễu ở dưới bụng là tùy chọn, máy bay có thể chỉ cần hai pod gây nhiễu treo ở hai đầu mút cánh", ông này cho biết.
Tuy nhiên, việc bổ sung một pod gây nhiễu ở dưới bụng có thể cho phép các máy bay đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời cho phép nghi binh, khiến đối phương lầm tưởng các máy bay mang bom là máy bay hộ tống, gây khó khăn cho việc đánh chặn.
Su-35 là tiêm kích đa năng do Nga phát triển dựa trên tiêm kích huyền thoại Su-27, tích hợp một số công nghệ của máy bay thế hệ 5 ví dụ như radar mạng pha Irbis-E cực mạnh, hệ thống động cơ có kiểm soát véc tơ lực đẩy AL-41F.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga điều 2 tiêm kích Su-30SM “áp sát” Trung Quốc

(Kienthuc.net.vn) - Hai máy bay tiêm kích đa năng Su-30SM đã được đưa tới căn cứ Quân khu miền Đông ở Zabaykalsky Krai.



* Zabaykalsky Krai là một chủ thể của Cộng hòa Liên bang Nga, có đường biên giới 998km giáp với Trung Quốc và 868km giáp với Mông Cổ.
“Hai máy bay tiêm kích Su-30SM đã đến căn cứ không quân của Quân khu miền Đông ở Zabaykalsky Krai”, chỉ huy cơ quan báo chí của quân khu trung tá Aleksandr Gordeev thông báo.
Trước đó, trong tháng này 3 chiếc Su-30SM cũng đã đến căn cứ, và đến cuối năm, các đơn vị không quân ở Zabaykalsky Krai sẽ được trang bị hoàn toàn bằng máy bay mới.
“Hai máy bay tiêm kích hiện đại thế hệ 4++ Su-30SM đã bay thẳng từ nhà máy sản xuất đến căn cứ không quân của quân khu miền Đông đóng quân ở vùng Zabaykalsky Krai”, ông Gordeev cho biết.
Tiêm kích đa năng Su-30SM.

Ông này cho biết thêm, là các phi công đã qua chuyển loại tại các trung tâm chuyên trách của Không quân Nga sẽ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu trên các máy bay mới từ ngày 2/12.
Su-30SM là biến thể của dòng Su-30 trang bị cho Không quân Nga, nó thiết kế dựa trên khung thân mẫu Su-30MKI xuất khẩu cho Ấn Độ. Su-30SM trang bị hệ thống điện tử hàng không nâng cấp rất hiện đại với hệ thống vũ khí cực mạnh cho phép tấn công mọi mục tiêu trên không, trên đất liền, trên biển (với tên lửa chống tàu siêu thanh P-800 Oniks đạt tầm phóng 120-300km tùy quỹ đạo bay).
Đặc biệt, Su-30SM trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy AL-31FP có tích hợp hệ thống kiểm soát véc tơ lực đẩy đem lại khả năng cơ động rất cao, bán kính chiến đấu tới 1.500km.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nhận mặt “chim sắt” Trung Quốc bay vào khu vực phòng không

(Kienthuc.net.vn) - Tiêm kích đa năng Su-30, J-11 và máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 của Không quân Trung Quốc đã bay vào Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở Hoa Đông.

Theo phát ngôn viên Không quân Quân Trung Quốc Shen Jinke, máy bay tiêm kích Su-30, J-11 và máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 đã bay vào Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Mỹ, Nhật, Hàn tuyên bố đưa máy bay ném bom, máy bay tuần tra chiến đấu tiến vào ADIZ mà không báo trước.
Nhiều khả năng loại Su-30 mà Trung Quốc điều ra ADIZ là tiêm kích Su-30MKK vốn được trang bị cho lực lượng không quân. Đây được xem là loại tiêm kích đa năng hạng nặng mạnh nhất, hiện đại nhất Trung Quốc hiện nay.
Su-30MKK được trang bị hệ thống radar hiện đại có tầm trinh sát tới 150km, theo dõi cùng lúc 20 mục tiêu trên không. Ngoài ra, máy bay còn có hệ thống trinh sát quang điện có thể phát hiện mục tiêu trên không ở khoảng cách 90km.
Su-30MKK mang được 8 tấn vũ khí gồm các loại tên lửa không đối không R-73E/R27/R77; tên lửa không đối đất Kh-29T/Kh-59ME; tên lửa chống radar; bom hàng không có điều khiển… Nhìn chung đây là tiêm kích rất mạnh, có khả năng đối địch ngang ngửa với tiêm kích F-15J Nhật Bản.
Còn J-11 là tiêm kích đa năng do Trung Quốc sản xuất, sao chép công nghệ mẫu Su-27SK của Nga, với linh kiện sản xuất nội địa hóa ở mức cao. Dù vậy, nó được cho là vẫn phải dùng các động cơ hàng không của Nga do động cơ Trung Quốc không đủ độ tin cậy, hiệu suất kém hơn.
Hệ thống điện tử hàng không J-11 hạn chế, chỉ cho phép máy bay có khả năng tác chiến không đối không với việc mang được tên lửa tầm ngắn – xa của Trung Quốc và Nga. Trong khi đó, khả năng đối đất, đối hải chỉ mang được vũ khí hàng không không điều khiển.
Động thái điều tiêm kích ra AIDZ của Trung Quốc được cho là đáp trả việc máy bay Mỹ, Nhật, Hàn bay vào AIDZ mà không thông báo với Bắc Kinh. Trước đó, ngày 25/11, Mỹ đã điều 2 B-52 bay vào AIDZ, những chiếc máy bay ném bom chiến lược này đã thực hiện “cuộc dạo chơi” mà không gặp bất cứ máy bay nào của Trung Quốc ngăn cản.
Đi cùng với tiêm kích Su-30MKK và J-11, Trung Quốc được cho là điều thêm cả máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm đường không chiến lược KJ-2000 – đây là loại máy bay cảnh báo hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay.
Hệ thống radar mạng pha (chứa trong đĩa tròn trên lưng máy bay) của KJ-2000 có khả năng theo dõi 60-100 mục tiêu cùng lúc ở cự ly tối đa 400km và dẫn đường cho hàng chục tiêm kích trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm tiến công mục tiêu.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,428
Động cơ
-8,704 Mã lực
Choáng: Siêu tiêm kích Su-35 vẫn còn kém xa Su-37

Báo TTVN - 18/11/2013 16:43

Ngày 11/07, Trang mạng Tổng hợp Công nghiệp quốc phòng Nga đã gây sốc khi khẳng định, loại máy bay được rất nhiều người ca ngợi hiện nay là Su-35 chưa phải là tiêm kích hiện đại nhất, mà chính Su-37 mới là siêu phẩm hàng đầu thế giới.

Ngày 11/07, trong một cuộc họp báo, đại diện của Công ty chế tạo máy bay Sukhoi cho biết, tại triển lãm hàng không Paris 2013 vừa qua, Su-35 đã thể hiện tính năng siêu việt, nhận được sự tán thưởng từ rất nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới. Thế nhưng, loại máy bay được họ phát triển trên cơ sở của Su-35 là Su-37 còn có tính năng vượt trội hơn nhiều so với nguyên mẫu của nó.
Đại diện của Công ty Sukhoi cho biết, hiện nay chính Su-37 mới là loại tiêm kích có tính năng cơ động hàng đầu thế giới, đủ khả năng chiến đấu sòng phẳng với F-22 của Mỹ. Điểm khác biệt lớn nhất của Su-35 và Su-37 là thế hệ sau được trang bị một loại động cơ phản lực vector hoàn toàn mới có lực đẩy lớn. Đồng thời, các thiết bị điện tử của nó cũng thuộc loại tiên tiến nhất mà Nga mới phát triển.
Nguyên mẫu bay đầu tiên của Su-37 được lắp ráp hoàn chỉnh năm 1993, đến ngày 02/04/1996 nó đã có chuyến bay thử đầu tiên thành công. Về ngoại hình, Su-37 hoàn toàn tương đồng với các máy bay thuộc họ Su-27, nhưng khung máy bay được chế tạo bằng một loại vật liệu composite và hợp kim nhôm-lithium tiên tiến nhất do Nga mới phát triển thành công.

Su-37 cũng có 12 điểm treo vũ khí, tổng trọng lượng vũ khí mang theo hơn 8 tấn cùng với 2 thùng dầu phụ và được thiết kế hệ thống tiếp dầu trên không để tăng cực đại bán kính tác chiến. Su-37 được lắp đặt 2 động cơ loại mới nhất của dòng AL-31F là AL-31FP(FU) có tổng lực đẩy 29.000 kg (14.500kg/1chiếc), ngang với lực đẩy của 117S (AL-41F-1S) trên Su-35.
Loại động cơ có lực đẩy cực lớn và kỹ thuật điều khiển luồng khí phụt linh hoạt giúp cho Su-37 có khả năng bay với vận tốc 2500km/h. Thế nhưng, lực đẩy vẫn chưa phải là ưu điểm lớn nhất của nó mà điểm đặc biệt nhất là tính linh hoạt tuyệt vời của động cơ.
Su-37 có thể thực hiện được những động tác kỹ thuật có độ khó rất cao, thể hiện một tính năng kỹ thuật bay siêu đẳng, với các động tác như: Lật nghiêng và bay cuộn tròn theo phương ngang, bay hành tiến theo hình xoắn trôn ốc, bay theo kiểu “Rắn hổ mang Pugachev”…
Máy bay có thể nâng không theo phương thẳng đứng với vận tốc cực đại, sau đó tắt máy. Gia tốc của động cơ và lực nâng của các cánh khiến nó như dừng lại giữa không trung khoảng 2 – 4s, sau đó lộn ngược ra phía sau và xoáy tròn lao xuống theo phương thẳng đứng rồi đột ngột chuyển hướng. Nói đơn giản là Su-37 có khả năng chuyển hướng gần như tại chỗ.

Với 12 điểm treo vũ khí, Su-37 có thể mang theo các loại tên lửa R-27, R-60, R-73, R-77, X-29 và X-31 (Kh-29 và Kh-31) và các loại bom điều khiển loại 500kg. Cho đến thời điểm hiện tại, công ty Sukhoi mới chế tạo được 2 nguyên mẫu của Su-37, nhưng 1 chiếc đã bị rơi trong một chuyến bay thử nghiệm vào ngày 19/12 năm 2002, hiện họ chỉ có mỗi nguyên mẫu bay duy nhất mang số hiệu 711.
Tuy nhiên, tại thời điểm chiếc Su-37 đó bị rơi, nó vẫn chưa được trang bị động cơ phản lực vector AL-31FP(FU), mà chỉ được trang bị 2 động cơ thế hệ AL-31F thông thường. Vì vậy, có thể nói, nó vẫn chưa phải là Su-37 ngày nay, mà tính năng chỉ tiệm cận với chiếc Su-35.
Tuy các tính năng của Su-37 chưa lộ diện hết nhưng các chuyên gia quân sự Nga cho rằng, Su-37 và loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 là Sukhoi T-50 PAK FA có tính năng tương đương nhau, đều có khả năng đấu tay đôi với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 hiện đang sử dụng của Mỹ là F-22 Raptor.
(Theo ANTĐ)
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Anh ngố lại chém để tiếp thị đây .. có chú Su27 cải tiến tí là la toáng lên rồi .. đổi tên mới bán cho thích tay .. :-|
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,305
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Thế cho tiết kiệm. Chứ nhập nhằng như đống f soi đc block mấy lòi cả mắt. Cạnh tranh làm gần chục loại khác nhau cuối cùng ra sản phẩm đắt lòi tỹ
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
5,649
Động cơ
369,006 Mã lực
Em trông con Su 37 này thô và nặng nề, siêu cơ động gì chứ!:-?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top