- Biển số
- OF-138332
- Ngày cấp bằng
- 13/4/12
- Số km
- 2,331
- Động cơ
- 390,417 Mã lực
Gặp “hàng tấn lỗi”, 7 năm TQ chỉ chế 62 chiếc J-11
(Kienthuc.net.vn) - Do gặp rất nhiều vấn đề kỹ thuật, tiêm kích sao chép cải tiến Su-27SK mang tên J-11B Trung Quốc sau 7 năm sản xuất chỉ có hơn 60 chiếc “ra lò”.
Theo Tạp chí Khán Hòa, căn cứ theo những phân tích từ nguồn tổng hợp cho thấy, tốc độ sản xuất của máy bay tiêm kích J-11B và J-16 còn quá chậm so với tốc độ trang bị hàng năm một tiểu đoàn của máy bay chiến đấu J-10.
Việc này là do những nguyên nhân phát sinh trong đó bao gồm động cơ hàng không, chính vì thế nên việc trang bị những máy bay tiêm kích J-11B và J-11BS trong thời gian 1-2 năm gần đây rất chậm, khó có thể hình thành trạng thái sẵn sàng trực chiến. Nguồn tin còn cho biết, máy bay J-11B vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và vẫn vấp phải một số lỗi kỹ thuật.
Tạp chí Khán Hòa còn đưa ra nhận định, từ năm 2006 cho tới nay, việc sản xuất J -11B/BS không được thuận lợi. Năm 2006, chiếc J-11B đầu tiên tiến hành bay thử nghiệm, cho đến năm 2007, công ty máy bay Thẩm Dương vẫn chưa sản xuất hàng loạt máy bay J-11B/BS.
Trung Quốc bắt đầu sản xuất J-11B từ năm 2006, nhưng tốc độ rất chậm chạp được cho là vì gặp vô số lỗi kỹ thuật.
Theo những hình ảnh chụp từ vệ tinh tính tới tháng 3/2009 thì hầu hết các sân bay của Trung Quốc vẫn chưa thấy xuất hiện bóng dáng của tiêm kích J-11. Tới tháng 4/2009 mới xuất hiện 16 chiếc J-11B. Cho tới tháng 4/2010 thì mới có 21 chiếc J-11B/BS và 1 máy bay mẫu J -15.
Ngoài ra, tới tháng 3/2011, theo hình ảnh vệ tinh quan sát thấy các sân bay Trung Quốc mới xuất hiện 25 chiếc J-11B/BS, chưa hề thấy bóng dáng của chiếc J-16 nào. Hay nói cách khác, J-16 vẫn trong giai đoạn thử nghiệm.
Năm 2011, công ty Thẩm Dương mới bắt tay vào sản xuất máy bay J-11BS cho hải quân nước này, điều này cũng cho thấy trước năm 2010 đã xuất hiện những vấn đề kỹ thuật chưa thể khắc phục của J-11BS. Một bộ phận J-11BS đã được trang bị động cơ WS10A do Trung Quốc tự nghiên cứu sản xuất.
Tạp chí này cũng cho biết, nói về số lượng sản xuất của J-11B/BS thì từ năm 2006 cho tới năm 2011 chỉ sản xuất có 62 chiếc, phân chia thành 3 đợt đó là 16, 21 và 25. Nếu những số liệu trên chính xác thì tính tới thời điểm năm 2011 thì số lượng của máy bay J-11BS/B chưa đủ trang bị 3 tiểu đoàn. Từ việc sản xuất máy bay chiến đấu J-11 cho thấy, công ty Thẩm Dương vẫn chưa bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt loại máy bay này.
Tuy được quảng cáo là rất tối tân nhưng sự thật thì "có trời mới biết" liệu những chiếc J-11B này có chiến đấu nổi không?
Nguồn tin cũng cho hay, số lượng máy bay chiến đấu hạng nặng vẫn còn thiếu, đó chính là lý do mà năm 2011 công ty máy bay Thẩm Dương vẫn còn sản xuất máy bay chiến đấu J-8F, và cũng là một trong những nguyên nhân khiến Không quân Trung Quốc cần mua lô máy bay Su-35 của Nga. Từ năm 2009 cho tới nay, mỗi năm công ty Thẩm Dương vẫn sản xuất một lượng nhỏ máy bay chiến đấu J-8F, máy bay trinh sát và máy bay tiêm kích J-11, J-15, J-16.
J-11B là biến thể nội địa sao chép công nghệ mẫu tiêm kích huyền thoại Su-27SK của Nga, được công ty Thẩm Dương (Trung Quốc) thực hiện. Mẫu máy bay này được quảng cáo là thuộc thế hệ 4,5 sử dụng nhiều thành phần nội địa như radar, động cơ và vũ khí.
Theo các nguồn tin Trung Quốc, J-11B trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy WS-10 (giá thành vận hành rẻ hơn AL-31F), trang bị hệ thống radar mới có thể theo dõi 6-8 mục tiêu cùng lúc, dẫn tên lửa tấn công đồng thời 4 mục tiêu, tầm quét mục tiêu mặt nước tới 350km.
(Kienthuc.net.vn) - Do gặp rất nhiều vấn đề kỹ thuật, tiêm kích sao chép cải tiến Su-27SK mang tên J-11B Trung Quốc sau 7 năm sản xuất chỉ có hơn 60 chiếc “ra lò”.
Theo Tạp chí Khán Hòa, căn cứ theo những phân tích từ nguồn tổng hợp cho thấy, tốc độ sản xuất của máy bay tiêm kích J-11B và J-16 còn quá chậm so với tốc độ trang bị hàng năm một tiểu đoàn của máy bay chiến đấu J-10.
Việc này là do những nguyên nhân phát sinh trong đó bao gồm động cơ hàng không, chính vì thế nên việc trang bị những máy bay tiêm kích J-11B và J-11BS trong thời gian 1-2 năm gần đây rất chậm, khó có thể hình thành trạng thái sẵn sàng trực chiến. Nguồn tin còn cho biết, máy bay J-11B vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và vẫn vấp phải một số lỗi kỹ thuật.
Tạp chí Khán Hòa còn đưa ra nhận định, từ năm 2006 cho tới nay, việc sản xuất J -11B/BS không được thuận lợi. Năm 2006, chiếc J-11B đầu tiên tiến hành bay thử nghiệm, cho đến năm 2007, công ty máy bay Thẩm Dương vẫn chưa sản xuất hàng loạt máy bay J-11B/BS.
Theo những hình ảnh chụp từ vệ tinh tính tới tháng 3/2009 thì hầu hết các sân bay của Trung Quốc vẫn chưa thấy xuất hiện bóng dáng của tiêm kích J-11. Tới tháng 4/2009 mới xuất hiện 16 chiếc J-11B. Cho tới tháng 4/2010 thì mới có 21 chiếc J-11B/BS và 1 máy bay mẫu J -15.
Ngoài ra, tới tháng 3/2011, theo hình ảnh vệ tinh quan sát thấy các sân bay Trung Quốc mới xuất hiện 25 chiếc J-11B/BS, chưa hề thấy bóng dáng của chiếc J-16 nào. Hay nói cách khác, J-16 vẫn trong giai đoạn thử nghiệm.
Năm 2011, công ty Thẩm Dương mới bắt tay vào sản xuất máy bay J-11BS cho hải quân nước này, điều này cũng cho thấy trước năm 2010 đã xuất hiện những vấn đề kỹ thuật chưa thể khắc phục của J-11BS. Một bộ phận J-11BS đã được trang bị động cơ WS10A do Trung Quốc tự nghiên cứu sản xuất.
Tạp chí này cũng cho biết, nói về số lượng sản xuất của J-11B/BS thì từ năm 2006 cho tới năm 2011 chỉ sản xuất có 62 chiếc, phân chia thành 3 đợt đó là 16, 21 và 25. Nếu những số liệu trên chính xác thì tính tới thời điểm năm 2011 thì số lượng của máy bay J-11BS/B chưa đủ trang bị 3 tiểu đoàn. Từ việc sản xuất máy bay chiến đấu J-11 cho thấy, công ty Thẩm Dương vẫn chưa bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt loại máy bay này.
Nguồn tin cũng cho hay, số lượng máy bay chiến đấu hạng nặng vẫn còn thiếu, đó chính là lý do mà năm 2011 công ty máy bay Thẩm Dương vẫn còn sản xuất máy bay chiến đấu J-8F, và cũng là một trong những nguyên nhân khiến Không quân Trung Quốc cần mua lô máy bay Su-35 của Nga. Từ năm 2009 cho tới nay, mỗi năm công ty Thẩm Dương vẫn sản xuất một lượng nhỏ máy bay chiến đấu J-8F, máy bay trinh sát và máy bay tiêm kích J-11, J-15, J-16.
J-11B là biến thể nội địa sao chép công nghệ mẫu tiêm kích huyền thoại Su-27SK của Nga, được công ty Thẩm Dương (Trung Quốc) thực hiện. Mẫu máy bay này được quảng cáo là thuộc thế hệ 4,5 sử dụng nhiều thành phần nội địa như radar, động cơ và vũ khí.
Theo các nguồn tin Trung Quốc, J-11B trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy WS-10 (giá thành vận hành rẻ hơn AL-31F), trang bị hệ thống radar mới có thể theo dõi 6-8 mục tiêu cùng lúc, dẫn tên lửa tấn công đồng thời 4 mục tiêu, tầm quét mục tiêu mặt nước tới 350km.