[Funland] Phiên bản Su-30 nào tốt nhất ?

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tiết lộ “sốc”: 1/2 số tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ nằm đất
Quote:
Do lỗi kỹ thuật liên quan tới hệ thống máy tính, một nửa số máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKI được cho là đang nằm đất, không thể cất cánh. Tờ Sunday Guardian của Ấn Độ dẫn nguồn tin từ công ty Hindustan Aeronautics Limited (HAL) cho hay, một nửa số máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ buộc phải nằm trên mặt đất do mâu thuẫn chưa được giải quyết về bảo đảm kỹ thuật với doanh nghiệp chế tạo Nga. Điều này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức chiến đấu của Không quân Ấn Độ.
Đại diện HAL cho biết, máy tính trên máy bay chiến đấu Su-30MKI nhiều lần xảy ra sự cố trong quá trình bay, thiết bị hiển thị đa năng trong buồng lái nhiều lần tự động tắt. Không quân Ấn Độ và công ty HAL đã cảnh báo, chỉ trích Nga hơn một năm nhưng phía Nga vẫn chưa đưa ra câu trả lời rõ ràng và phương án khắc phục.

Do lỗi kỹ thuật trong hệ thống máy tính mà hàng loạt Su-30MKI đang nằm đất. Ảnh minh họa

Nhà máy chế tạo máy bay của công ty HAL nằm tại thành phố Nashik chịu trách nhiệm căn cứ theo giấy phép kỹ thuật mà phía Nga cung cấp để lắp ráp và bảo dưỡng, sửa chữa máy bay tiêm kích Su-30MKI cho Không quân Ấn Độ.
Giám đốc điều hành nhà máy này nhiều lần đưa ra tín hiệu “cầu cứu” tới Tập đoàn quản lý xuất khẩu vũ khí và Công ty Irkut của Nga chỉ ra, Su-30MKI trong quá trình bay nhiều lần xuất hiện sự cố về máy tính trên máy bay và sự cố tự tắt của thiết bị hiện thị đa năng.
Trong thư gửi phía đại diện của Nga ngày 28/2, vị giám đốc cho biết, thiết bị hiển thị tắt là vấn đề rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng của máy bay, cần phải có những biện pháp khắc phục sự cố này. Vấn đề này lại một lần nữa được đưa ra vào ngày 7/3, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Sự cố máy tính và thiết bị hiển thị trên máy bay đều thuộc sự cố nghiêm trọng. Toàn bộ quá trình bay đều do máy tính trung tâm trên máy bay kiểm soát, sự sống còn đối với yêu cầu không chiến là rất quan trọng.
Đáng lo ngại hơn là việc Nga cố ý trì hoãn tiến trình sửa chữa, sẽ làm suy yếu nghiêm trọng sức chiến đấu và mức độ sẵn sàng chiến đấu của Không quân Ấn Độ.

Sự việc hàng loạt Su-30MKI không thể sửa chữa một lần nữa lại liên quan tới chữ tiền.

Mặc dù 5 năm trước hai bên đã ký hiệp định, quyết định trên nền móng của công ty HAL xây dựng nhà máy sửa chữa máy bay Su-30MKI trên lãnh thổ Ấn Độ, nhưng ngoài hiệp định và cam kết ra, cho đến nay vẫn có được bất kỳ tiến triển nào về phương diện này.
Theo tờ Sunday Guardian của Ấn Độ chỉ ra, sở dĩ có sự chậm trễ này do hai bên Nga và Ấn Độ xảy ra tranh cãi trong vấn đề giá cả. Hiệp định liên quan quy định, ngay cả khi đàm phán về giá không có kết quả, việc gửi chuyên gia của Nga cũng không thể tiếp tục. Trong điều kiện thiếu sự giúp đỡ của chuyên gia Nga, công ty HAL buộc phải tự chủ giải quyết vấn đề, nhưng số lượng máy bay không hoạt động vẫn đang tăng.

Su-30MKI được coi là tiêm kích chủ lực hiện đại nhất, mạnh nhất Không quân Ấn Độ.

Đại diện công ty HAL chỉ ra, phần lớn linh kiện bị lỗi đều chất đống trong các cơ sở của Không quân Ấn Độ chờ xử lý, số lượng máy bay chiến đấu Su-30MKI không thể thực hiện nhiệm vụ bay, cần xử lý gấp không ngừng tăng. Phía HAL đã thông báo những trường hợp liên quan đến Nga, chỉ ra đã có 5 máy bay Su-30MKI chờ sửa chữa lớn tại công ty HAL, 15 máy bay khác cũng cần phải sửa chữa trong năm nay.
Gần đây, Tư lệnh Bộ tư lệnh miền Bắc Không quân Ấn Độ cảnh báo, sử dụng máy bay chiến đấu chưa được loại bỏ hoàn toàn những sự cố, có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của phi công.

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/tiet-l...at-322795.html
Tiết lộ “sốc”: 1/2 số tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ nằm đất

1. Hiện nay chưa biết được là lỗi do cái máy tính MC-1 ( Mission Computer 1 ) hay do màn hình đa chức năng (MFD ) cái nào có vấn đề
góp ý luôn là máy tính trên Su-30 MKI do thằng HAL sản xuất còn MFD do thằng Samtel ( Pháp ) cung cấp , giờ râu ông nọ cắm cằm bà kia nên bật *** lên phải đi ăn vạ Sukhoi Corp
Indian Sukhoi 30 MKIs Suffering Multifunctional Display Failures; India Complains To Russia
Mới thấy độ ngu của mấy thằng Ấn cứ thích linh kiện đa quốc gia cơ , chưa nói đến thằng HAL chế tạo đồ như cc , tại sao Su-30MKM của Malaysia có đến linh kiện 28 nước lại chạy rần rần
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Khí hậu nóng, lại còn đặt ở gần xa mạc mới hay lỗi. Cơ mà nguyên vật lieu của Nga ngố đi xuống, còn hàng Vịt cả năm bay được dăm hôm lấy đâu ra hư hại nhiều.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Đã có 1 bài viết về tại sao Nga đồng thời sử dụng Su35, Su30sm và Su30m2. Nga dự tính Su35 và Su30sm là cặp bài hỗ trợ không quân để chờ T50 biên chế. Su30M2 vì khuôn muốn xưởng đóng cửa nên duy trì tương tự thương vụ mig35 bỏ ngỏ. " Su-30SM được phát triển từ dòng chiến đấu cơ hai người ngồi Su-30MKI cho Không quân Ấn Độ, máy bay được lắp đặt radar cải tiến, hệ thống truyền thông và hệ thống nhận dạng bạn-thù, ghế phóng mới cùng hàng loạt vũ khí tối tân. "
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
J-11B gọi Su-27 bằng cụ
Quote:
Su-27 của Nga vượt xa tiêm kích sao chép được cho là “tương tự” J-11B của Trung Quốc. Sao chép vũ khí trang bị như Trung Quốc đang làm không thể là bí quyết phát triển hiệu quả công nghiệp quốc phòng.

Su-30MK và Su-27SK

Hệ thống so sánh kỹ thuật của Trung Quốc với các mẫu nước ngoài khác với các phương pháp của nước ngoài. Báo chí Trung Quốc đã nhiều lần nói rằng, các tiêm kích J-11B và J-15 là các sản phẩm do Trun Quốc tự phát triển và có toàn quyền sở hữu trí tuệ đối với chúng. Họ cũng khẳng định, các máy bay này vượt trội tương ứng Su-27S và Su-33 của Nga.



Su-27
Theo các chuyên gia phương Tây, so sánh này là quá thiên kiến. Về lý thuyết, nó chỉ có ý nghĩa khi so sánh các máy bay Trung Quốc với các biến thể tiêm kích Nga chưa được nâng cấp. Trung Quốc cần mua sắm Su-35 mà Không quân Nga đã nhận được 12 chiếc loại này vào tháng 2/2014. Điều đó cho thấy rõ ràng là chỉ bằng sao chép vũ khí trang bị, kể cả bằng cách độc đáo như Trung Quốc đang làm, thì không thể là bí quyết phát triển hiệu quả công nghiệp quốc phòng. Trang bị kỹ thuật sao chép sẽ khó mà vượt trội về khả năng chiến đấu so với mẫu nguyên bản.


J-11B
Các chuyên gia cho rằng, trên thực tế, cần so sánh J-11B với Su-35, còn J-16 với Su-30SM/MKI. Trong trường hợp đụng độ giả định giữa các máy bay này trong không chiến, các tiêm kích họ Su-27 sẽ có ưu thế về sức cao động và khả năng phát hiện bằng radar so với các máy bay Trung Quốc.

Các chuyên gia của tạp chí Kanwa Asian Defence xuất bản tại Hongkong nêu ra một số khó khăn chính của Trung Quốc trong việc triển khai dây chuyền sản xuất Su-27SK. Những khó khăn này, các chuyên gia nhấn mạnh, chính là có liên quan tới quá trình sao chép. Trung Quốc đã đánh giá quá cao khả năng của các chuyên gia động cơ máy bay của mình nên đã từ chối triển khai sản xuất động cơ turbine phản lực lưỡng mạch AL-31F của Nga. Chính các động cơ này đang được lắp cho tiêm kích J-15 và J-16, nên làm tăng giá của chúng.

Ấn Độ thì trái lại đã nhập dây chuyền lắp ráp động cơ AL-31FP với công nghệ điều khiển vector lực đẩy cùng với tiêm kích Su-30MKI. Trong các thử nghiệm trên giá thử, AL-31F và AL-31FP cho lực đẩy đơn vị gần như nhau là gần 112 kgf/kg, nhưng cấu tạo của AL-31FP có điểm khác không chỉ ở chỗ sử dụng các công nghệ lắp ráp và vật liệu mới mà còn có điều khiển vector lực đẩy. Dự trữ làm việc của AL-31FP cao gấp 2 lần AL-31F và lên tới gần 1.000 giờ.


J-15
Không quân Nga đã bắt đầu nhận vào biên chế các tiêm kích Su-30SM khoảng 10 năm sau khi Nga bắt đầu cung cấp Su-30MKI cho Ấn Độ. Các chuyên gia cho rằng, máy bay này hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu mà quân đội Nga đặt ra đối với tiêm kích.

Nga đã xuất sang Trung Quốc các tiêm kích Su-30MKK mà theo các chuyên gia kỹ thuật là thua kém Su-30SM/Su-30MKI. Có khả năng Trung Quốc sẽ lắp cho các máy bay này radar trên khoang mạng pha thụ động. Rõ ràng là radar trên khoang mạng pha chủ động của Trung Quốc còn chưa đạt đến giai đoạn sản xuất loạt và bố trí lên máy bay. Hiện nay, Nga đang xem xét khả năng và triển vọng xúc tiến vào thị trường Ấn Độ và Malaysia các tiêm kích nâng cấp Su-30MKI/MKM trang bị radar mạng pha chủ động.


Su-30MKV của Không quân Venezuela

Trong khi Nga và Ấn Độ đang triển khai trên biên giới với Trung Quốc các máy bay Su-30SM và Su-30MKI tại các căn cứ không quân Tezpur và Chabua (Ấn Độ) và Chita (Nga) thì Trung Quốc đang thử nghiệm biến thể sao chép đơn giản của tiêm kích họ Su-30. Điều khiển vector lực đẩy cho phép máy bay Nga có ưu thế so với máy bay Trung Quốc về khả năng cơ động.
Tại một triển lãm hàng không quốc tế MAKS ở Moskva, các tiêm kích Su-30MKI và Su-30MKK đã tiến hành các chuyến bay trình diễn cho thấy rõ rằng, tiêm kích dành cho Ấn Độ có góc tấn lớn hơn nhiều, khả năng cơ động trên không tốt hơn, cự ly chạy đà cất và hạ cánh ngắn hơn.

Su-30SM/MKI

Su-30SM/MKI được trang bị radar Bars với khả năng bám mục tiêu ở cự ly đến 200 km. Điều đó cho phép trong tương lai trang bị cho tiêm kích này các tên lửa có tầm bắn xa hơn.
 

buffalo

Xe tăng
Biển số
OF-12121
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
1,141
Động cơ
536,960 Mã lực
Nơi ở
Quảng trường Ba Đình
Bác sưu tập nhiều tài liệu về máy báy thế...(b) tiếp đi bác!
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Thầy bẩu J11 chất lượng rất tồi, chỉ là phiên bản hàng nhái của Su27 mờ đám thờ Nga vưỡn cứ bẩu nó tốt.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Thầy bẩu J11 chất lượng rất tồi, chỉ là phiên bản hàng nhái của Su27 mờ đám thờ Nga vưỡn cứ bẩu nó tốt.
Cưng chỉ biết ngồi chê
Cưng chỉ cho anh nó tồi ở đâu?
Công nghệ a Ngố bán hết rồi cộng với anh Tung Cửa chôm thêm phần điện tử nơi khác vào, chắc gì đã ăn nhau. Có chăng là cái động cơ phiên bản copy chưa chuẫn thoai ..
Ai phôn 100% mết in tung cửa ... có ai bảo nó kém đâu ..
 

Bikulk54a

Đi bộ
Biển số
OF-319029
Ngày cấp bằng
9/5/14
Số km
8
Động cơ
291,880 Mã lực
Đừng vội chê nó kém hay không, ít ra TQ nó cũng tự chế tạo được những vũ khí cần thiết cho quân đội TQ..vừa đỡ tốn tiền nhập khẩu, lại vừa có tiền nhờ bán vu khí. Nhưng nếu mang sang đánh VN thì cũng đi đời hết :)
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,785
Động cơ
369,006 Mã lực
Công nghệ a Ngố bán hết rồi cộng với anh Tung Cửa chôm thêm phần điện tử nơi khác vào, chắc gì đã ăn nhau. Có chăng là cái động cơ phiên bản copy chưa chuẫn thoai ..
Ai phôn 100% mết in tung cửa ... có ai bảo nó kém đâu ..
Em nghĩ cái Iphone của cụ chỉ lắp dáp ở China là chủ yếu, nhiều phần quan trọng vẫn SX ở Mỹ, Nhật, Đài Loan đấy nhé!:-"
 

cucgach2

Xe tải
Biển số
OF-53030
Ngày cấp bằng
17/12/09
Số km
219
Động cơ
454,805 Mã lực
OF nhà mình thông thạo quân sự nhở?
 

kaita

Xe hơi
Biển số
OF-110328
Ngày cấp bằng
25/8/11
Số km
113
Động cơ
391,912 Mã lực
Cháu nghĩ cả mới cả cũ chắc khoảng hơn 20 cái
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực

dangkhoa1980

Xe đạp
Biển số
OF-319006
Ngày cấp bằng
9/5/14
Số km
44
Động cơ
292,250 Mã lực
Cháu không rành về vấn đề này, đặt dép hóng các cao nhân bày tỏ quan điểm vậy.

Sukhoi Su-30 (tên ký hiệu của NATO: "Flanker-C") là máy báy quân sự linh hoạt được phát triển bởi Công ty hàng không Sukhoi của Nga vào năm 1996. Nó là loại máy bay chiến đấu đa chức năng tốc độ siêu âm trên không nhưng nó cũng có thể đảm nhiệm vai trò là một máy bay tiêm kích tấn công yểm trợ trên không. Máy bay này có thể so sánh với loại máy bay F/A-18E/F Super Hornet - Siêu ong bắp cày và F-15E Strike Eagle - Đại bàng tấn công của Hoa Kỳ.


Đây là một phiên bản hiện đại hóa của Su-27UB và có vài phiên bản khác. Series Su-30K và series Su-30MK đều có những thành công trong thương mại. Sự khác nhau về tên gọi là do các phiên bản được sản xuất bởi 2 công ty con đang có sự cạnh tranh - KNAAPO và Công ty Irkut, cả 2 đều nằm dưới sự điều khiển của tập đoàn Sukhoi. KNAAPO sản xuất Su-30MKK và Su-30MK2, chúng được thiết kế và bán cho Trung Quốc và Việt Nam. Phiên bản Su-30 hiện đại nhất trong trang bị thuộc về series Su-30MK của Irkut, mà bao gồm cả Su-30MKI, một máy bay chuyên dụng được phát triển cho Không quân Ấn Độ và những thiết kế từ Su-30MKI, Su-30MKM và Su-30MKA được xuất khẩu cho riêng Malaysia và Algeria (M-Malaysia và A-Algeria). Series Su-30MK là máy bay chiến đấu tầm xa, đa chức năng. Có vài sự khác nhau giữa máy bay chiến đấu của KNAAPO và Irkutsk, và những thiết kế sau đó được xem xét tổng hợp lại để trở thành thiết kế máy bay của Nga trong trang bị ngày nay
OKB Sukhoi đang theo đuổi những phiên bản mới của gia đình Su-27 và đã đưa ra hàng loạt tên gọi rắc rối trong tiếp thị. Một quan sát viên Phương Tây bình luận trên OKB Sukhoi vào năm 1995 như sau: "Họ sản xuất nhiều tên gọi mới hơn là các máy bay trong năm nay".

Danh sách các phiên bản của Su-30:



Su-27PU: Máy bay đánh chặn tầm xa được phát triển từ máy bay huấn luyện 2 chỗ Su-27UB. Sau đó được đổi tên thành Su-30.
Su-30: Máy bay thử nghiệm với cánh mũi.
Su-30K: Phiên bản thương mại đầu tiên của Su-30. 50 chiếc đã được bán cho Ấn Độ (tuy nhiên bị từ chối) và sau đó được thay bằng Su-30MKI.
Su-30KI: Một phiên bản đề nghị của Sukhoi nâng cấp máy bay một chỗ Su-27S của Không quân Nga. Cũng có một phiên bản xuất khẩu trong kế hoạch cho Indonesia, chỉ là một chiếc máy bay ghế đơn trong gia đình Su-30.

Su-30MK2 của Nga Su-30KN: Phiên bản nâng cấp chiến đấu 2 chỗ của Su-27UB, Su-30 và Su-30K.

Su-30M: Về bản chất là Su-27PU nâng cấp, đây là máy bay đa chức năng đúng theo tính năng đầu tiên trong gia đình Su-27.
Su-30MK: Phiên bản thương mại của Su-30M, được xuất hiện vào năm 1993.
Su-30M2: Su-30Mk nâng cấp với cánh mũi và TVC.
Su-30MKA: Phiển bản xuất khẩu cho Algeria.
Su-30MKI: Phiên bản xuất khẩu cho Ấn Độ với FBW, TVC, canard (cánh vịt).
Su-30MKK: Phiên bản xuất khẩu cho Trung Quốc. Chủ yếu dành cho đánh đất
Su-30MKM: Phiên bản chuyên dụng cho Malaysia tương tự như MKI, nhưng chủ yếu sẽ được trang bị hệ thống điện tử của Pháp và Nga. Nó sẽ được trang bị màn hình hiển thị đa chức năng trên mũ của phi công từ Thales Group và SAGEM của Pháp, cũng như radar BARS NIIP N011M.
Su-30MKV: Phiển bản xuất khẩu cho Venezuela có nhiều điểm giống với Su-30MK2. Có 2 chiếc được tham gia vào Lễ duyệt binh ở Caracas vòa tháng 7-2006, những chiếc máy bay này được KNAAPO sản xuất và có số hiệu là 0460 và 1259. Tin mới nhất xác nhận rằng những chiếc Su-30 được Venuela mua là Su-30MK2.
Su-30MK2: Su-30MKK nâng cấp hệ thống điện tử cho phép hỗ trợ tên lửa chống tàu.
Su-30MK2V: phiên bản Su-30MK2 xuất khẩu cho Việt Nam với những cải tiến phụ.
Su-30MK3: Su-30MKK với radar Zhuk MSE và hỗ trợ tên lửa chống tàu Kh-59MK.



Đặc điểm riêng
Phi đoàn: 2
Chiều dài: 21.935m (72 ft 9 in)
Sải cánh: 14.7m (48 ft)
Chiều cao: 6.357m (21 ft 5 in)
Diện tích cánh: 62,04 m²
Trọng lượng rỗng: 17,700 kg
Trọng lượng cất cánh: 24,000 kg
Trọng lượng cất cánh tối đa: 33,000 kg
Động cơ: 2× Saturn AL-31FL công suất 16,754 lbf (74.5 kN) và 27,550 lbf (122.58 kN) khi đốt nhiên liệu lần 2 mỗi động cơ
Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: 2150 km/h (2.35 Mach)
Vận tốc tuần tra: 1,300 km/h
Tầm bay: 1,620 nm (3,000 km)
Trần bay: 57,410 ft (17,500m)
Vận tốc lên cao: 45,275 ft/min (230 m/s)
Vũ khí
Su-27PU co 8 giá treo vũ khí, tron khi Su-30MK có 12 giá treo vũ khí: 2 giá treo ở đầu cánh 3 giá treo dưới mỗi cánh, dưới mỗi động cơ có 1, và 2 giá treo tại điểm tiếp giáp giữa động cơ và cánh. Mọi phiên bản co thể mang 8 tấn vũ khí.

1× pháo Gryazev-Shipunov GSh-30-1 30 mm 150 viên đạn
Tên lửa không đối không: 6× R-27ER1 (AA-10C), 2× R-27ET1 (AA-10D), 6× R-73E (AA-11), 6× RVV-AE (AA-12)
Tên lửa không đối đất: 6× Kh-31P/Kh-31A tên lửa chống [radar]], 6× Kh-29T/L tên lửa dẫn đường bằng laser, 2× Kh-59ME
Bom: 6× KAB 500KR, 3× KAB-1500KR, 8× FAB-500T, 28× OFAB-250-270.

2 Ứng cử viên cho thấy tiềm năng là Su-30MKK và Su-30MKI ? liệu Su-30MK2 của ta có được xếp trên cơ 2 đối thủ 1 bạn 1 thù này không :D

Su-30MK2 Việt Nam mang được bao nhiêu quả bom?

(Kienthuc.net.vn) - Khi cần, Su-30MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam có thể biến thành “pháo đài bay” mang bom tấn công tiêu diệt quân địch mặt đất.



Tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam là máy bay chiến đấu đa năng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ tác chiến đánh địch ở cả trên không, trên mặt đất và trên mặt biển.
Để làm được điều đó, Su-30MK2 có khả năng mang tới 8 tấn vũ khí trên 12 giá treo gồm: tên lửa không đối không, không đối đất; bom có điều khiển, không điều khiển và rocket. Tuy nhiên, việc mang số lượng đạn tên lửa hay số quả bom còn phải phụ thuộc vào giá treo, không phải giá treo nào cũng có thể dùng để mang hết toàn bộ vũ khí.
Su-30MK2 mang 4 cụm ống phóng rocket. Ảnh: Tiền Phong

Ví dụ, tuy là có 12 giá treo nhưng Su-30MK2 chỉ có thể mang tối đa 6 đạn tên lửa đối không R-27 hoặc R-73E hoặc R-77 hoặc chỉ mang tối đa 6 đạn đối hải Kh-31A dù mỗi quả chỉ nặng khoảng 600kg (tổng cộng 6 quả là 3,8 tấn) trong khi tải trọng vũ khí máy bay lên tới 8 tấn.
Vậy câu hỏi đặt ra là Su-30MK2 có khả năng mang tối đa bao nhiêu quả bom trong tác chiến đối đất?
Lâu nay thì các thông tin kỹ chiến thuật của Su-30MK2 dành cho Việt Nam không được công khai. Dù vậy, Su-30MK2 được thiết kế dựa trên khung thân cơ sở máy bay Su-30MK nên có thể căn cứ khả năng mang vác của Su-30MK để xác định số bom mang trên Su-30MK2.
Một chiếc Su-30MK có thể mang tổng cộng 6 bom có điều khiển KAB-500 hoặc 3 bom có điều khiển KAB-1500 hoặc 8 bom không điều khiển FAB-500T hoặc 28 bom không điều khiển OFAB-250-270. Như vậy thì số bom mà Su-30MK2 mang được có lẽ cũng tương đương như vậy.
Kiểm tra treo bom không điều khiển trên Su-30MK2, Trung đoàn 935. Ảnh: Tiền Phong

Trong đó, KAB-500/1500 là họ bom có điều khiển do Liên Xô thiết kế từ những năm 1970. Ký hiệu KAB-500/1500 tương ứng với trọng lượng của bom là 500kg và 1.500kg.Mỗi chiếc có thể mang theo 6 quả bom KAB-500 hoặc 3 bom KAB-1500 ở vị trí giá treo số 3,4, giá treo số 1, 2 có thể treo song song 2 quả.
Họ bom thông minh KAB-500/1500 được sản xuất với khá nhiều biến thể. Và mỗi biến thể lại được trang bị một hệ thống dẫn đường cùng đầu đạn khác nhau tạo ra hiệu quả rất cao trong việc chống lại nhiều kiểu mục tiêu khác nhau.
Với bom KAB-500 thì có các biến thể KAB-500L dùng hệ dẫn lade bán chủ động; KAB-500Kr dùng hệ dẫn quang truyền hình với cảm biến hình ảnh chỉ sử dụng trong điều kiện ban ngày và KAB-500S/SE dùng hệ dẫn đường vệ tinh GLONASS (Nga) hoặc GPS (Mỹ).
Bom KAB-500Kr dùng hệ dẫn quang truyền hình với cảm biến hình ảnh.

Đầu nổ của bom KAB-500 gồm 4 loại gồm: KAB-500L-Pr-E được sử dụng để xuyên phá boongke; KAB-500L-FE được trang bị khối nổ phân mảnh dùng để tiêu diệt sinh lực đối phương; KAB-500L-OD-E sử dụng khối nổ nhiệt áp và KAB-500L-KE là một loại bom chùm chứa nhiều đạn con.
Bom KAB-1500 cũng có hệ dẫn đường (lade, quang truyền hình, vệ tinh, quang điện) cùng các khối nổ khác nhau tương tự KAB-500.
Còn FAB-500T là loại bom không điều khiển có trọng lượng khoảng 500kg (tương ứng với phần số trong tên của quả bom), dùng đầu đạn thuốc nổ mạnh. Nó được đánh giá là rất hiệu quả khi sử dụng với số lượng lớn, giá thành rẻ.
Về phần OFAB-250-270 là loại bom không điều khiển có trọng lượng 266kg (gần tương đương với con số 270 trên tên quả bom), trong đó phần thuốc nổ nặng gần 100kg. Bom được dùng để sát thương bộ binh và xe bọc thép hạng nhẹ của đối phương. Liên Xô xếp OFAB-250-270 vào loại "bom hàng không tấn công" tức là phù hợp để chống lại bất kỳ loại mục tiêu nào. Loại bom này có thể thả khi máy bay đang bay với tốc độ siêu âm.

Biến thể Su-30MK, Su-30MK2 của Việt Nam khác gì nhau?

(Kienthuc.net.vn) - Sự khác biệt chủ yếu giữa 2 biến thể Su-30MK và Su-30MK2 của Việt Nam là nằm ở hệ thống điện tử.




Su-30MK là biến thể dành cho xuất khẩu của Su-30M được giới thiệu lần đầu vào năm 1993. Tiêm kích này được phát triển trên cơ sở biến thể huấn luyện chiến đấu Su-27UB hai chỗ ngồi.
Nó được đánh giá là mẫu tiêm kích xuất khẩu thành công nhất của Nga hiện nay, Su-30MK đã được xuất khẩu rộng rãi cho không quân 10 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Năm 2003, Việt Nam ký hợp đồng mua 4 chiếc tiêm kích Su-30MK và nhận đủ trong năm 2004. Từ năm 2009, Việt Nam mới ký hợp đồng mua các biến thể cải tiến Su-30MK2.
Bốn chiếc Su-30 đầu tiên có mặt trong Không quân Nhân dân Việt Nam thuộc biến thể Su-30MK.

Dòng Su-30MK được sản xuất nhiều biến thể với những thay đổi chủ yếu trong hệ thống điện tử theo yêu cầu (bí mật) của khách hàng. Rất khó để có những thông số chính xác để tìm ra điểm khác biệt giữa Su-30MK và Su-30MK2 của Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu dựa vào thông số kỹ thuật đã được tiết lộ của mẫu Su-30MK2 được xuất khẩu cho Trung Quốc (nước này mua biến thể Su-30MK2 từ năm 2004) thì có thể nhận ra được một số điểm khác biệt đáng kể chủ yếu tồn tại trong hệ thống điện tử.
Theo đó, Su-30MK sử dụng máy tính điều khiển MVK còn Su-30MK2 dùng máy tính điều khiển MVK-RL với dung lượng lớn hơn, tốc độ tính toán nhanh hơn. Su-30MK được trang bị hệ thống thông tin liên lạc TKS-2 C3 còn Su-30MK2 dùng hệ thống thông tin liên lạc kỹ thuật số TSIMSS-1.
Về thiết kế buồng lái, Su-30MK được trang bị 2 màn hình LCD đa chức năng kích thước 178x127mm MFI9 ở buồng lái phía trước, buồng lái phía sau là 2 màn hình LCD 204x152mm MFI10. Còn Su-30MK2 được trang bị 4 màn hình LCD 158x211mm MFI 10 với cách bố trí tương tự như trên Su-30MK.
Đối với mũ bay trang bị cho phi công điều khiển, trong khi phi công lái Su-30MK dùng mũ bay tích hợp APS-PVD 21, thì phi công Su-30MK2 có mũ bay tích hợp Sura-K tiên tiến hơn.
Điểm khác biệt quan trọng và cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu cho Su-30MK2 so với Su-30MK là hệ thống nhắm mục tiêu quang-điện gắn ngoài. Theo đó, Su-30MK2 có thể gắn thêm các hệ thống nhắm mục tiêu gắn ngoài như Sapan-E, hoặc hệ thống trinh sát điện tử gắn ngoài M400.
Su-30MK2 được thiết kế nghiêng về khả năng đánh biển.

Về radar điều khiển hỏa lực, Su-30MK được trang bị radar N001VEP với phạm vi tìm kiếm mục tiêu khoảng 100km. Còn thông tin về radar trên Su-30MK2 không thực sự rõ ràng.
Một số thông tin không chính thức trên các diễn đàn quân sự thì phạm vi tìm kiếm mục tiêu của radar trên Su-30MK2 khoảng 150km với các mục tiêu trên không, như vậy có thể dự đoán là loại radar Zuk-MS hoặc Zuk-MSE.
Về hệ thống điều khiển hỏa lực, Su-30MK được trang bị hệ thống phụ không đối không SUV-VE Mk1 còn Su-30MK2 sử dụng hệ thống phụ SUV-VEP Mk3.
Đối với tác chiến đối đất, Su-30MK dùng hệ thống phụ không đối đất SUV-P Mk1 còn Su-30MK2 sử dụng SUV-P Mk3. Một trong những tính năng nổi bật của Su-30MK2 là được thiết kế với khả năng đánh biển chuyên nghiệp. Xét về hiệu suất thì Su-30MK2 hoàn toàn vượt trội so với Su-30MK.
Các hệ thống còn lại như động cơ, tải trọng vũ khí, tầm bay, trần bay, tốc độ giữa Su-30MK và Su-30MK2 là tương đương nhau.
Tuy nhiên, trên đây là những thông số kỹ thuật của các tiêm kích nước ngoài, thông số kỹ thuật của Su-30MK và Su-30MK2 của Việt Nam có thể có những khác biệt theo yêu cầu riêng.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
"J-16 có thể phát hiện Su-30MKI trước khi bay vào vùng kiểm soát"

(Soha.vn) - Mới đây, cổng thông tin quân sự Trung Quốc Mil.news.sina.com.cn đã đăng tải một bài viết so sánh hai loại máy bay tiêm kích hiện đại Sukhoi Su-30MKI và Shenyang J-16.

Theo Mil.news.sina.com.cn, máy bay chiến đấu Trung Quốc Shenyang J-16 có 2 lợi thế lớn so với đối thủ cạnh tranh Ấn Độ. Lợi thế đầu tiên đó là hệ thống điện tử. Máy bay J-16 của Trung Quốc được trang bị radar với anten mạng pha chủ động (AESA).
Theo một số nguồn tin nước ngoài, anten radar máy bay J-16 có đường kính khoảng 1 mét với 2.000 phần tử thu phát. Anten có công suất tối đa 6 kW và công suất trung bình 2 kW. Trong khi đó, Su-30MKI mà Nga cung cấp cho Ấn Độ lại được trang bị radar N011 Bars với anten mạng pha thụ động. Công suất tối đa và công suất trung bình của loại radar này lần lượt là 6 kW và 1 kW.

Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.
Dựa trên sự khác biệt về công suất và kiểu loại anten, các tác giả Trung Quốc kết luận rằng máy bay chiến đấu J-16 có ưu thế vượt trội, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của công suất trung bình. Điều này có nghĩa rằng các máy bay J-16 Trung Quốc có thể phát hiện Su-30MKI Ấn Độ trước khi bay vào khu vực kiểm soát và có được nhiều lợi thế về chiến thuật.
Theo Mil.news.sina.com.cn, ưu thế thứ hai của Shenyang J-16 so với Sukhoi Su-30MKI là “áo giáp” bảo vệ, cụ thể là tên lửa đối không PL-10. Tên lửa này được trang bị hệ thống dẫn đường hồng ngoại với độ phân giải 128x128 và độ nhạy cao, động cơ vector lực đẩy có điều khiển và nhiều đặc tính thiết kế khác. Nhờ những tính năng này mà tên lửa PL-10 có thể bắn hạ các mục tiêu trên không khác nhau một cách hiệu quả đồng thời có khả năng chống nhiễu tốt.
Trong khi ca ngợi J-16, tác giả cổng thông tin Mil.news.sina.com.cn cũng đã chỉ ra những lợi thế nhất định của Su-30MKI Ấn Độ. Ưu điểm chính của loại máy bay này là cánh mũi. Nhờ thiết kế này, máy bay chiến đấu Ấn Độ có hiệu suất cao hơn và khả năng cơ động tốt hơn. Tuy nhiên, việc bổ sung cánh mũi vô hình chung làm tăng đáng kể diện tích phản xạ hiệu dụng của máy bay trước radar của đối phương.

Máy bay J-16 của Không quân Trung Quốc.

Trung Quốc và Ấn Độ đang cạnh tranh vị trí lãnh đạo khu vực châu Á và hàng không chiến thuật (đặc biệt là máy bay chiến đấu J-16 và Su-30MKI) là một trong những công cụ trong cuộc chiến này. Vì vậy, theo tác giả bài viết, sự phát triển của các máy bay và sự cạnh tranh sẽ vẫn tiếp tục.
Như đã biết, Sukhoi Su-30MKI và Shenyang J-16, cũng như một số biến thể khác nhau của Su-27 đều có kích thước và trọng lượng tương đương. Các máy bay này đều có đặc tính nổi tiếng: tốc độ tối đa đạt 2.100 km/h và tầm hoạt động lên đến 3.000 km.
Các máy bay chiến đấu trên đều được trang bị vũ khí gồm pháo tự động 30 mm cùng tên lửa và bom được treo dưới 12 giá bên dưới thân và cánh máy bay với tổng trọng lượng vũ khí lên đến 8 tấn. Máy bay có thể mang các loại tên lửa, bom có điều khiển và không điều khiển khác nhau được sử dụng trong Không quân Trung Quốc hay Ấn Độ.

Máy bay Su-30MKI
Một điểm khác biệt của máy bay chiến đấu Shenyang J-16 và Sukhoi Su-30MKI so với người tiền nhiệm của chúng - máy bay chiến đấu Liên Xô/Nga Su-27 đó là vì sử dụng buồng lái 2 chỗ ngồi nên các tiêm kích của Trung Quốc và Ấn Độ nặng hơn 1 tấn so với máy bay cơ sở Su-27, mà theo đó sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng. Ngoài ra, động cơ FWS-10 và AL-31FP trang bị trên J-16 và Su-30MKI cung cấp cho các máy bay chiến đấu cùng một lực đẩy khoảng 25 tấn.
Sự khác biệt đáng chú ý giữa 2 máy bay chính là hệ thống điện tử. Như đã đề cập ở trên, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc được trang bị radar với anten mạng pha chủ động, trong khi máy bay Ấn Độ lại sử dụng radar thụ động.
Việc so sánh 2 loại chiến cơ J-16 và Su-30MKI khiến chúng ta nhớ lại câu chuyện tương tự cách đây chưa lâu. Trong năm 2012, báo chí Trung Quốc đem tiêm kích trên hạm mới nhất của nước này Shenyang J-15 ra so sánh với Sukhoi Su-33 của Nga, được coi là "tổ tiên" của tiêm kích hạm Trung Quốc rồi khẳng định rằng J-15 không hề thua kém và thậm chí trong một số trường hợp nó còn vượt trội chiến đấu cơ của Nga.

Máy bay J-16
Phải thừa nhận là các nhà thiết kế máy bay Trung Quốc đã thành công khi tạo ra một máy bay chiến đấu trên tàu sân bay có khả năng so sánh với Su-33 của Liên Xô/Nga, tuy nhiên, tiêm kích trên hạm Su-33 bay lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1987 trong khi bản sao Trung Quốc J-15 chỉ mới thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào cuối mùa hè năm 2009. Chính vì vậy, ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc đã được kế thừa những thành công của các đồng nghiệp Liên Xô hai thập kỷ trước đây. Do đó, việc J-15 có những tính năng ưu việt hơn Su-33 cũng là điều dễ hiểu.
BÀI LIÊN QUAN


Su-30MKI được Sukhoi thiết kế riêng cho Không quân Ấn Độ vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước. Nguyên mẫu Su-30MKI bắt đầu bay thử vào năm 1996 và đến năm 1997, Ấn Độ đã nhận được lô máy bay chiến đấu Su-30MKI đầu tiên. Hiện tại Su-30MKI trong Không quân Ấn Độ đã được chế tạo trong nước theo giấy phép của Nga. Cho đến nay, quân đội Ấn Độ có khoảng 200 máy bay Su-30MKI. Dự kiến đến cuối thập kỷ này số lượng các máy bay chiến đấu loại này sẽ tăng lên 270 chiếc.

Trong khi đó, Shenyang J-16 mới chỉ được biết đến vào giữa năm 2012. Ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc đã hoàn thành quá trình phát triển cũng như thử nghiệm, và hiện đang bắt đầu sản xuất hàng loạt. Đầu năm 2014, một số báo cáo cho biết Trung Quốc đã có ít nhất 24 máy bay mới. Rõ ràng, J-16 đã bắt đầu phục vụ trong lực lượng vũ trang nước này.
Có thể nói, 2 loại chiến đấu cơ trên đã cho thấy rất nhiều về xu hướng của ngành công nghiệp hàng không Nga, Ấn Độ và Trung Quốc trong khoảng thời gian hơn 15 năm. Trước hết, nó cho thấy rằng Trung Quốc vẫn tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh mặc dù nước này đã có những nỗ lực liên tục để bắt kịp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các máy bay chiến đấu Su-30MKI của Ấn Độ mặc dù không có sự phục vụ của radar AESA cũng như các tên lửa tầm cỡ như PL-10, nhưng cũng không thể phủ nhận tính ưu việt của loại chiến cơ này.

Siêu tên lửa Astra Ấn Độ sắp thử diệt mục tiêu thật
(Vũ khí) - Tên lửa không - đối - không tiên tiến Astra của Ấn Độ sắp thử nghiệm lần thứ hai, tấn công một mục tiêu thật.
Tên lửa đối không Astra được phóng thử từ máy bay chiến đấu Su-30MKI. Sau thành công của lần thử nghiệm tên lửa không - đối - không ngoài tầm nhìn (BVRAAM) Astra từ máy bay chiến đấu Su-30MKI. Ấn Độ đang hướng tới mục tiêu cho lần thử nghiệm tiếp theo, được tiết lộ là sẽ diễn ra trong vòng vài tháng tới, vẫn từ máy bay chiến đấu quen thuộc Su-30MKI.
Tuy nhiên, theo giới báo chí Ấn Độ. Ở lần thử nghiệm tới, tên lửa Astra sẽ được thử nghiệm để tấn công một mục tiêu giả trên không ở khoảng cách đúng với tên gọi của nó - ngoài tầm nhìn.
Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) Ấn Độ cũng đã lên hàng loạt kế hoạch thử nghiệm tên lửa này trong năm nay và năm tới để có thể kết thúc giai đoạn xác định các thông số kỹ thuật thử nghiệm cho tên lửa mới.
Nếu không có gì trở ngại, việc sản xuất loạt tên lửa Astra sẽ diễn ra vào năm 2016 với hai biến thể: Astra-1đạt tầm bắn xa 44km với xác suất trúng đích ngay trong lần phóng đầu tiên và biến thể Astra-2 sẽ có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa trên 100km.
Trong kế hoạch thử nghiệm của DRDO, biến thể Atra-2 dự kiến sẽ được thử nghiệm từ bệ phóng t vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới.
Sau khi hoàn thành tất cả các cuộc thử nghiệm, tên lửa không - đối - không ngoài tầm nhìn Astra sẽ được Không quân Ấn Độ đưa vào trang bị cho các máy bay chiến đấu như Su-30MKI, MiG-29 và loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ nội địa Tejas. Tên lửa Astra sẽ mở ra cho Không quân Ấn Độ một tương lai mới trong việc tự chủ thiết kế và chế tạo một loại tên lửa không - đối - không có thể tấn công mục tiêu ngoài tầm nhìn, qua đó thay thế cho những loại tên lửa đắt tiền của Nga, Pháp và Israel.
Với khả năng khóa mục tiêu cả trước và sau khi phóng, có thể đối kháng điện tử tuyệt vời, trang bị đầu dò radar chủ động giai đoạn cuối, động cơ đẩy không khói, hiệu quả trong kịch bản tác chiến với nhiều mục tiêu cùng lúc và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, DRDO nói rằng tên lửa Astra sẽ trở thành một "sát thủ diệt chim sắt" của Không quân Ấn Độ trong những cuộc không chiến tương lai.
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,785
Động cơ
369,006 Mã lực
Hàng nhái mà còn bày đặt so sánh với hàng chính hàng![-X
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top