[Funland] Phiên bản Su-30 nào tốt nhất ?

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Không có cụ ơi, Nga trước đây dùng cờ nhỏ hình chữ nhật. Sau đổi lại là ngôi sao Romanov giống thời Liên Xô. Em để ý chú Đức để kí hiệu giống máy bay thời Hitle.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Su-30MKI Ấn Độ truy đuổi UFO

(Kienthuc.net.vn) - Một chiếc Su-30MKI của Không quân Ấn Độ đã buộc phải cất cánh đánh chặn vật thể bay không xác định.



Không quân Ấn Độ đã điều một tiêm kích Su-30MKI sau khi hệ thống radar cảnh giới phát hiện một vật thể bay không xác định di chuyển chậm về phía Pakistan, gần biên giới Amritsar và.
“Đầu tuần trước, radar của chúng tôi đã phát hiện một vận thể bay không xác định (UFO) đang di chuyển chậm về phía biên giới với Pakistan và Su-30MKI từ căn cứ Halwara được điều động để đánh chặn nó”, đại diện Không quân Ấn Độ cho biết.
Su-30MKI.

Khi máy bay trên hành trình tới mục tiêu, cơ quan không lưu đã thông báo lại mục tiêu bay không xác định UFO ở độ cao 28.000 feet (8,5km).
“Cuối cùng thì Su-30MKI đã xác định được rằng UFO này là khí cầu thời tiết đang được gió gió đưa về phía biên giới”, Không quân Ấn Độ thông tin.

Mẫu thử mới “Su-30 nhái” - J-16 TQ có gì “hot“?

(Kienthuc.net.vn) - Mẫu thử nghiệm J-16 (Trung Quốc sao chép Su-30MK) mới nhất số hiệu 1612 được cho nâng cấp nhiều về hệ thống điện tử hàng không.



Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn các trang mạng diễn đàn quân sự cho biết, gần đây mẫu thử mới nhất của dòng tiêm kích đa năng J-16 do Tập đoàn Thẩm Dương phát triển trên cơ sở tham khảo công nghệ tiêm kích Su-30MKK/MK2 Nga đã thực hiện cuộc bay thử đầu tiên.
Mẫu thử mới được đánh số hiệu 1612, so với mẫu cũ (số hiệu 1601) thì xuất hiện nhiều cải tiến mới. Đáng chú ý là ở đầu máy bay lắp thêm cảm biến đo tốc độ, nắp chụp radar sơn màu xám có thể trang bị radar mạng chủ động tối tân (AESA).
Tiêm kích đa năng J-16 số hiệu 1612.

Một số nguồn tin cho biết rằng, nhiều khả năng chiếc J-16 1612 này là một trong số lô J-16 sản xuất số lượng nhỏ bắt đầu trang bị cho Không quân Trung Quốc.
Theo nhiều nguồn tin, J-16 được Trung Quốc phát triển dựa trên cơ sở tham khảo công nghệ Su-30MKK/MK2. Cũng như chương trình chế tạo Su-30 của Nga (lấy nền tảng biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-27UB), Trung Quôc cũng sử dụng nền tảng biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi J-11BS (sao chép công nghệ Su-27) để phát triển J-16.
J-16 được phát triển để đáp ứng yêu cầu duy trì khả năng chiếm ưu thế trên không, bên cạnh đó có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công đối đất, đối hải.
Trung Quốc cho rằng J-16 mạnh hơn Su-30MKK và Su-30MK2 của Nga.

Từ phân tích ảnh và sự phát triển những năm gần đây của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc có thể thấy, máy bay J-16 sẽ được trang bị nhiều công nghệ mới gồm: radar mạng pha chủ động (AESA), hệ thống hiển thị mục tiêu trên mũ bay phi công (HMDS), hệ thống tìm và theo dõi hồng ngoại (IRST), có ứng dụng công nghệ tàng hình.
Tính năng tác chiến tổng hợp của J-16 được nâng cao rõ rệt so với máy bay Su-30MKK và Su-30MK2 đang phục vụ trong Quân đội Trung Quốc.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Su-30MKI thay đổi chiến lược tác chiến của Ấn Độ thế nào?

(Kienthuc.net.vn) - Tiêm kích Su-30MKI đang giúp cho Ấn Độ mở rộng khả năng tác chiến và có những hoạch định chiến lược mới cũng như những bước đi táo bạo hơn so với trước đây.



Tạp chí quân sự Nga-Ấn (RIR) mới đây đã đăng bài phân tích của tác giả Rakesh Krishnan Simha có tựa đề: Su-30MKI đang thay đổi chiến lược tác chiến của Không quân Ấn Độ (IAF).
Bài phân tích chỉ ra rằng, tính chất phát triển không ngừng và khả năng tác chiến linh hoạt của máy bay chiến đấu Sukhoi trong biên chế đã giúp Không quân Ấn Độ mở rộng khả năng tác chiến và có những hoạch định chiến lược mới cũng như những bước đi táo bạo hơn so với trước đây.
Tiêm kích đa năng thế hệ 4 Sukhoi Su-30MKI.

Với việc tiếp nhận số lượng lớn các máy bay chiến đấu hàng đầu Su-30MKI, IAF không chỉ thực hiện một bước chuyển đổi lịch sử từ các phi đội máy bay MiG-21 sang Su-30MKI, mà học thuyết tác chiến chiến tranh của Ấn Độ cũng đã được thay đổi, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ chiến lược tầm xa.
Theo bài phân tích, tính chất công kích và kỹ thuật điều khiển máy bay chiến đấu của phi công là một yêu cầu cơ bản, tối quan trọng của tác chiến đường không và IAF từ lâu đã là một lực lượng như vây.
Lịch sử đã minh chứng, vào ngày 3/12/1971, Không quân Pakistan (PAF) đã phát động một tấn công vào các căn cứ IAF, ngay lập tức IAF đã mở màn bằng cuộc đáp trả thắng lợi bằng công kích đường không ồ ạt vào sáng ngày 4/12/1971 vào Pakistan. Trong các cuộc không chiến này, IAF đã đúc rút ra kinh nghiệm rằng, không quan trọng nếu đối thủ có các máy bay và các hệ thống radar tốt hơn, mà điều quan trọng quyết định thắng lợi là thời cơ công kích và kỹ năng điều khiển bay tác chiến của phi công IAF.
Su-30MKI là biến thể hiện đại nhất của dòng Su-30, trang bị radar mạng pha cực mạnh Bars và cặp động cơ có kiểm soát véc tơ lực đẩy.

Theo phân tích, Su-30MKI là một thế hệ máy bay chiến đấu “thống trị trên không”, nó cho phép IAF thực hiện nhiều nhiệm vụ mang tầm chiến lược, cân xứng với khả năng tác chiến toàn cầu của Ấn Độ.
Tính ưu việt của Su-30MKI nằm ở khả năng mở rộng phạm vi tác chiến, tốc độ xuất kích, hỏa lực mạnh và khả năng cơ động linh hoạt, điều này đã được IAF và không quân một số nước đang sở hữu loại máy bay tân tiến này kiểm nghiệm thực tế.
Vào tháng 4/2013, IAF tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn chưa từng có liên quan đến việc triển khai 200 máy bay vận tải, máy bay trực thăng và 400 máy bay chiến đấu trong đó có Su-30MKI. Cuộc tập trận nhằm mục đích kiểm tra khả năng tác chiến của IAF cho một cuộc chiến hai mặt trận chống lại Trung Quốc và Pakistan, bằng việc triển khai lực lượng không quân linh hoạt dựa trên kịch bản tác chiến từ phía Tây sang phía Đông Ấn Độ.
Trong cuộc tập trận này, các máy bay chiến đấu Su-30MKI đã bay 1.800 km và thực hiện nhiệm vụ đánh bom từ Chabua ở Assam sang mặt trận phía Tây (Ấn Độ) nhờ tiếp nhiên liệu từ trên không.
Su-30MKI có thể mang tên lửa, bom chính xác cao thực hiện nhiệm vụ tấn công trên 3 mặt trận: mặt đất, trên không, trên biển.

Su-30MKI có 12 điểm treo tên lửa và bom. Hiện IAF đang tiến hành nghiên cứu, sửa đổi cấu trúc trên Su-30MKI để có thể mang theo tên lửa hành trình siêu thanh tân tiến BrahMos. Nếu thành công, mỗi máy bay Su-30MKI có thể mang tới 3 tên lửa BrahMos.
Quyết định trang bị tên lửa hành trình BrahMos cho Su-30MKI có thể coi là ý tưởng táo bạo, tạo ra sức mạnh tổng hợp mới và báo hiệu một khả năng tác chiến mạnh hơn cho IAF.
BrahMos là tên lửa có khả năng phá hủy mục tiêu với độ chính xác cao, vì vậy nếu xảy ra các cuộc không chiến trong tương lai, Su-30MKI tích hợp tên lửa BrahMos hiện đại có thể trở thành nỗi khiếp sợ của các lực lượng không quân thù địch. Trước đây, có thông tin cho rằng, Bộ Tư lệnh các Lực lượng chiến lược của Ấn Độ (SFC) yêu cầu 40 máy bay tấn công hạt nhân có khả năng sử dụng tên lửa đạn đạo tích hợp.
Năng lực tác chiến của Su-30MKI sẽ càng được nâng cao, thậm chí tới mức đang sợ với tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos.

Mặc dù không công khai, song thực tế việc IAF đang nghiên cứu tích hợp các tên lửa BrahMos cho 40 máy bay Su-30MKI là một sự trùng hợp ngẫu nhiên và giả thiết một đầu đạn hạt nhân được gắn trên một tên lửa BrahMos được phóng đi từ Su-30MKI sẽ không những tăng cường hơn nữa sức mạnh tấn công của IAF, mà còn làm phức tạp kế hoạch phòng thủ của đối phương.
Bây giờ, IAF đang hướng tới sở hữu tới 272 máy bay Su-30MKI và số máy bay này đang được Ấn Độ nâng cấp lên chuẩn “Super Sukhoi” với tính năng tương tự như một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.
Không giống như trước đây, IAF chỉ có thể triển khai số lượng hạn chế tại các căn cứ trọng yếu như Adampur, Jammu, Amritsar và Jodhpur (giáp biên giới với Pakistan), nhưng trong tương lai với 272 máy bay Su-30MKI, IAF có thể xây dựng một mạng lưới các phi đội Su-30MKI trên khắp đất nước Ấn Độ và có thể tham chiến ngay sau khi phát lệnh 1 giờ nhờ khả năng cơ động linh hoạt và phạm vi tác chiến xa của loại máy bay này.
Hoà

Nga bàn giao 28 Su-30MKI cho Ấn Độ

(Kienthuc.net.vn) - Nga đã bàn giao cho Ấn Độ 28 máy bay chiến đấu Su-30MKI trong khuôn khổ hợp đồng bán 42 Su-30MKI được ký năm 2012.




Thông tin này được Giám đốc Tập đoàn chế tạo máy bay Irkut Oleg Demchenko tiết lộ bên lề triển lãm hàng không Singapore.
“Hợp đồng bán 42 máy bay chiến đấu Su-30MKI cho Không quân Ấn Độ đang được thực hiện, công ty đã hoàn thành việc cung ứng 28 máy bay và vẫn còn 14 máy bay chiến đấu Su-30MKI chưa được bàn giao”, ông này nói.
Su-30MKI có thể được coi là biến thể mạnh nhất, hiện đại nhất của dòng tiêm kích Su-30MK xuất khẩu cho nhiều nước trên thế giới của hãng Sukhoi (Nga). Thiết kế Su-30MKI sử dụng cánh mũi đem lại khả năng cơ động cao, đặc biệt là trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực AL-31FP tích hợp kiểm soát véc tơ lực đẩy càng khiến máy bay linh hoạt hơn.
Su-30MKI.

Hệ thống điện tử hàng không trên Su-30MKI là sự kết hợp "tinh hoa" Nga, Pháp, Israel, trang bị radar mạng pha mạnh nhất được Nga xuất khẩu N011-M Bars có tầm trinh sát đến 350km, thậm chí nó giúp máy bay làm nhiệm vụ của máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không AWACS.
Sự có mặt của Su-30MKI đã giúp cho Không quân Ấn Độ thực hiện bước nhảy vọt về công nghệ trên cơ sở tư lâu đã phụ thuộc vào máy bay chiến đấu MiG-21 lỗi thời. Với tốc độ nhanh, bàn kính tác chiến 1800 km, tính cơ động và hỏa lực mạnh của Su-30MKI đã đóng một vai trò quan trọng để Không quân Ấn Độ tiến hành tác chiến trên 2 mặt trận chính (hướng Pakistan và Trung Quốc).
 

xe thủng lốp

Xe container
Biển số
OF-119659
Ngày cấp bằng
7/11/11
Số km
5,978
Động cơ
443,356 Mã lực
Nơi ở
Trong đống rơm
bọn mõ nó xóa bài em, ủng hộ bọn rận ấy mà. Hình như bọn rận cũng ko còn chém gió ở đây nữa, chắc bọn mõ cũng ngán rồi. Nên em vào lại
Chúc mừng cụ đã xanh trở lại rồi nhé :P
 

kinbong86

Xe hơi
Biển số
OF-299528
Ngày cấp bằng
24/11/13
Số km
145
Động cơ
310,652 Mã lực
Cụ chủ đang nghiên cứu vè vũ khí Quân sự à. e biết rồi nhé=))
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Su-30 là dòng máy bay sx mạnh nhất, ai phản đối vào đây mà tranh luận :D
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Ấn Độ "cầu cứu" Nga xử lý rắc rối Su-30MKI
(Vũ khí) - Các chiến đấu cơ Su-30MKI của Không quân Ấn Độ đang gặp phải hàng loạt lỗi hiển thị trên màn hình, buộc họ phải cầu cứu Nga.

Theo một thông cáo giữa Công ty hàng không HAL và Tập đoàn chế tạo máy bay Irkut cho biết vào hôm 28/1/2014 cho thấy, hệ thống máy tính đa nhiệm 1 (MC-1) và màn hình hiển thị HUD của máy bay chiến đấu Su-30MKI đã ghi nhận nhiều lỗi "lặp đi lặp lại".
Các màn hình hiển thị AMLCD và màn hình HUD trên tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ đang gặp hàng loạt vấn đề. Trong một báo cáo của HAL nói rắng, tất cả các màn hình hiển thị HUD và mà hình đa chức năng trên các chiến đấu cơ do Nga chế tạo đã nhiều lẫn xảy ra hiện tượng bị xóa trắng màn hình và Ấn Độ đã phải nhờ đến Nga, trong đó có Trưởng phòng Rosobornonexport Vladimir Lagutkin và Thiết kế trưởng hàng không quân sự của Irkut V A Borodich, cũng như Thiết kế trưởng của Văn phòng thiết kế Sukhoi O D Pankov.
Báo cáo nói rằng, ít nhất đã có 2 đề xuất được phía HAL đã gửi cho phía Nga về những sự cố này nhưng họ vẫn chưa nhận được tín hiệu phản hồi nào.
Nghiêm trọng hơn, các tài liệu tiết lộ sự cố máy bay Su-30MKI này cũng đã bị một nhóm tin tặc tự gọi là Chỉ huy Tác chiến mạng Nga (RCC), những người này đã thực hiện một cuộc tấn công vào hệ thống mạng của Đại sứ quan Ấn Độ ở Moscow để ăn cắp 1.000 tài liệu mật liên quan đến các thỏa thuận mua bán vũ khí giữa Nga và Ấn Độ.
Cận cảnh khoang lái của phi công phía sau trên tiêm kích Su-30MKI. Tuy nhiên, bản báo cáo đã không chỉ rõ lỗi trên màn hình hiển thị máy bay Su-30MKI là được sản xuất tại Nga sau đó giao cho Ấn Độ, hay là những máy bay mới mà sau này được HAL mua giấy phép để tự sản xuất trong nước, trong đó có rất nhiều các hệ thống hiển thị và điện tử hàng không được nhập khẩu từ phương Tây.
Buồng lái kính của máy bay Su-30MKI được thiết kế cho 2 phi công điều khiển. Trong đó, buồng lái phía trước được trang bị một hệ thống hàng không tích hợp với màn hình hiển thị HUD Su-967 của Elbit (Israel), 7 màn hình tinh thể lỏng (AMLCD) và thiết bị buồng lái riêng của Thales. HAL đã chế tạo máy bay Su-30MKI được trang bị các màn hình hiển thị đa năng (MFD) do hãng Samtel Display Systems cung cấp.
Su-30MKI cũng được trang bị một radar quét mảng pha chủ động N011M, hệ thống dò tìm mục tiêu laser - quang OLS-30 và pod ngắm bắn mục tiêu Litening để dẫn bắn cho các tên lửa không - đối - đất/biển và bom dẫn đường laser.
Tính đến tháng 1/2013, Không quân Ấn Độ đã đưa vào hoạt động 150 máy bay Su-30MKI, nhưng con số này sẽ được tăng lên đến 222 máy bay theo tổng các đơn đặt hàng.
Theo các điều khoản của hợp đồng được ký kết với phía Nga, HAL sẽ sản xuất tổng cộng 140 máy bay Su-30MKI trong 4 giai đoạn để hoàn thành chương trình vào năm 2015.
 

Xe thể thao

Xe buýt
Biển số
OF-311088
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
737
Động cơ
305,360 Mã lực
Có hơn 6 tỷ chứ mấy. Sao phải xoắn.

Như zậy là rẻ rùi,thí anh Ngoa tậu 60 con T-50.giao hèng 2016-2017,seo nhà te ̣không đàm phén bg mu 12 con.tới lúc 2016-2017 cũng có đồ để người te dòm chừng mà yên ổn làm en hã sép.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Cái thèng TU 95 hình như đã dừng sản xuất rồi mà các cụ ?
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tại sao tiêm kích Su-35S không có cánh mũi?
Trên mẫu Su-27M (được coi là Su-35 đời đầu) người Nga đã đưa thiết kế cánh mũi (canard) lên, nhưng ở phiên bản chính thức sử dụng Su-35S lại không có kiểu cánh này.
Trong ngành hàng không, canard - cánh mũi (tiếng Pháp của từ vịt) là một dạng cánh cố định trên khung máy bay. Đây là một loại cánh giống với cánh đuôi nhưng lại ở trước cánh chính của máy bay chứ không ở đằng sau như những máy bay truyền thống, hay khi thêm một phận nhỏ ở phía trước của cánh chính.

Cánh mũi xuất hiện trên nhiều dòng tiêm kích của Pháp, Anh, Nga.
Thuật ngữ cánh canard được dùng có nghĩa là bất kỳ cánh máy bay nằm ngang nào được gắn phía trước cánh chính cũng được gọi là cánh mũi, cho dù nó có hay không chuyển động được.

Su-27 với thiết kế không có cánh canard.

Su-30MKI với cánh canard nằm ngay trước cánh chính.

Tương tự với Su-27M (Su-35 đời đầu).

Nhưng Su-35S lại không có cánh canard.
Có thể dễ dàng nhận thấy thiết kế các máy bay thuộc “gia đình” Su-27 làm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không đã đi theo một vòng tròn. Đầu tiên là không sử dụng cánh canard (Su-27) rồi đến cánh canard (Su-30MKI) và cuối cùng quay trở lại không có cánh canard (Su-35S).
Để hiểu được nguyên nhân tại sao thì chúng ta cần phải tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của cánh canard tác động lên máy bay.
Phân tích trường hợp cụ thể đối với máy bay Su-30MKI, những ưu điểm của cánh canard mang lại gồm:
- Cánh canard giúp Su-30MKI an toàn hơn trong khi bay. Khi cánh canard của máy bay ở trạng thái stall - trạng thái làm giảm hệ số nâng phát sinh bởi cánh máy bay (airfoil) và góc bay (angle of attack), nó sẽ làm mũi máy bay hạ xuống, tốc độ máy bay vì thế tăng lên và trạng thái kiểm soát được phục hồi. Điều này khiến Su-30MKI dễ điều khiển và an toàn hơn khi bay.
- Cánh canard cũng làm tăng lực nâng của máy bay. Cánh đuôi của Su-30MKI được gắn với góc hơi hướng xuống, sản sinh một lực ép giúp cân bằng lại xu hướng quay của thân máy bay quanh trọng tâm (the moment of the center of gravity) phát sinh bởi lực nâng của cánh. Cánh canard sẽ tạo ra lực nâng để cân bằng xu hướng quay này.
- Cánh canard chỉ phát sinh ra áp lực xoáy thấp và được sử dụng như một bề mặt để kiểm soát/ điều khiển máy bay.
- Kiểm soát hướng phụt động cơ (ở Su-30MKI là theo 2 trục/2D) cho phép Su-30MKI bay tại góc lớn hơn với tốc độ thấp hơn mà kiểu điều khiển truyền thống bằng cánh aileron (cánh phụ nằm trên ở phía sau cánh chính) và cánh cánh đuôi (elevator) không làm được. Như là kết quả, cánh canard được sử dụng để kiểm soát trong những điều kiện bay này, đặc biệt là động tác bay kiểu post stall.

Vị trí / cấu tạo cánh aileron và cánh flap trên cánh chính máy bay.

Bay kiểu post stall.
Tuy nhiên cánh canard cũng gây ra những bất lợi sau:
- Làm tăng diện tích phản xạ radar (RCS) so với thiết kế không có cánh canard.
- Gây ảnh hưởng tiêu cực lên cánh chính: do nằm ngay trước cánh chính,cánh canard làm nhiễu loạn luồng không khí trước khi chảy qua cánh chính, khiến cho khả năng nâng của cánh chính bị giảm.
- Cánh canard khiến trọng tâm máy bay thay đổi tùy theo trạng thái của nó và không tạo ra lực nâng mũi máy bay khi cánh flap (cánh phụ nằm dưới ở phía sau cánh chính, ở một số máy bay, cánh aileron và cánh flap được tích hợp chung vào một cánh duy nhất) đã được triển khai, tạo nên sự khó khăn khi thiết kế cánh chính với flap.
- Cánh canard rất khó áp dụng bộ phận flag trong thiết kế. Việc triển khai bộ phận flap sẽ gây ra một moomen dọc làm mũi máy bay chúc xuống. Để đạt được sự ổn định theo chiều dọc, cánh canard có điểm nổi bật là bề mặt cánh nhỏ hoạt động với hệ số nâng lớn, trong khi cánh chính dù khá lớn lại hoạt động với hệ số nâng nhỏ và không bao giờ đạt được hệ số nâng đầy đủ tiềm tàng vì lực nâng cực đại tiềm tàng của cánh là một đặc trưng không có sẵn. Và khi không có bộ phận flap hay có nhưng rất khó sử dụng bộ phận này làm cho việc cất cánh hạ cánh của máy bay sẽ có khoảng cách xa hơn và tốc độ cũng lớn hơn so với những máy bay không có cánh canard.
Một điều quan trọng khác khiến người Nga bỏ hẳn cánh canard trên Su-35S trong thiết kế là với việc quay lại dùng LERXes (Leading Edge Root eXtensions/ gốc leading edge được kéo dài về phía trước) như trên Su-27 kết hợp với động cơ 3D TVC cho phép tận dụng được tất cả những ưu điểm của cánh canard mà lại không bị hạn chế bởi các nhược điểm đã nêu trên.

Su-35S với gốc leading edge được kéo dài về phía trước.

So với thiết kế cánh canard trên Su-27M.
Việc trang bị động cơ điều khiển/ kiểm soát hướng phụt (TVC) theo tất cả các trục (3D) so với chỉ 2 trục (2D) như động cơ của Su-30MKI giúp Su-35S có khả năng kiểm soát bay và thao diễn tốt hơn mà không cần sự trợ giúp của cánh canard nữa. Cánh canard có thể xem như là giải pháp tình thế và chỉ phù hợp khi Nga vẫn chưa hoàn thành động cơ kiểm soát hướng phụt tất cả các trục 3D. Khi động cơ này sẵn sàng, vai trò lịch sử của cánh canard có lẽ đã kết thúc và chỉ được gắn khi khách hàng yêu cầu.
Ngoài ra, kiểm soát bay bằng động cơ 3D TVC sẽ sản sinh ra lực cản không khí (drag) ít hơn là cách kiểm soát bằng bề mặt (control surface) truyền thống khiến tốc độ và tầm bay của Su-35S được tăng lên đáng kể.

Động cơ 2D TVC của Su-30MKI.

Động cơ 3D TVC của Su-35S.
Tóm lại, sự hiện diện của cánh canard trên dòng máy bay thuộc họ Su-27 làm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không có thể giải thích tóm tắt như sau:
- Su-27 đời đầu không có cánh canard với động cơ phụt cố định một hướng nên đôi khi làm cho máy bay khó điều khiển.
- Su-30 chỉ được trang bị động cơ bình thường hoặc động cơ kiểm soát hướng phụt theo 2 trục và là bản phát triển tiếp theo của Su-27 nên có một số cải tiến và gắn thêm cánh canard để máy bay dễ điều khiển và an toàn hơn khi bay. Đặc biệt, trong các động tác bay khó như Pugachev Cobra, Cobra Turn, Kulbit.... cánh canard đem lại lợi ích cho Su-30 nhưng bên cạnh đó cũng đem lại một số bất lợi.
- Su-35S với động cơ kiểm soát/thay đổi hướng phụt theo tất cả các trục cộng với thiết kế gốc của leading edge kéo dài về phía trước đã tận dụng được tất cả các ưu điểm của thiết kế cánh canard trên Su-30MKI và Su-27M mà không chịu bất kỳ sự bất lợi nào do cánh canard đem lại.
Dương Phạm
http://kienthuc.net.vn/vu-khi/tai-sao-tiem-kich-su35s-khong-co-canh-mui-320977.html
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Có chi mờ phải bàn, thiết kế vòng tròn thì nó là hướng đi của nhiều loại vũ khí rồi. Có 1 bài viết và canard, lex diềm ... Dưng vẫn ưng cánh phụ bán cố định của T50.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top