[Funland] Phiên bản Su-30 nào tốt nhất ?

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Một số nơi em thấy tranh luận ko đáng có về việc VN có Su-30MK2V hay Su-30MK2, thực tế là VN chỉ có Su-30MK2 còn V là do báo VN hoặc 1 vài 4rum trước đây dịch từ báo Nga hoặc 1 vài web Nga kí hiệu để phân biệt với Su-30MK2 xuất khẩu riêng cho Venezuela, trong tiếng Nga Венесуэла = Venezuela, nên đôi khi có nguồn cũng gọi là Su-30MK2V (Venezuela aka Су-30МК2Венесуэла), cụ thể hơn theo Nga Су-30МКВ = Su-30MKV tức đây vẫn là phiên bản Su-30MK2 giống y đúc của VN, chữ B nghĩa là Вьетнам = Việtnam, TQ cũng có Su-30MK2 với tên gọi Su-30MKK2 theo kí hiệu Nga dành cho HQTQ, do vậy Su-30MK2V của VN có nghĩa là Су-30МК2Вьетнам tức đây cũng là phiên bản Su-30MK2 với những cải tiến phụ cho phù hợp với nhu cầu tác chiến trên biển nhiệt đới của VN. Thằng Su-30 xuất khẩu đầu tiên là Su-30MKK cho TQ ko có khả năng đánh biển (có thể gọi cho dễ hiểu là Su-30MK1 hoặc Su-30MK1K, chữ K là Китай = China, tránh nhầm lẫn ngôn ngữ Slavơ hay ALXX nên khi Su-30MKI của Ấn gọi đúng phải là Су-30МКИ). Chung quy có sự rối rắm là do hệ ngôn ngữ Nga khi dịch ra tiếng Việt/Anh nó # nhau vả lại TQ (Su-30MKK2 ở TQ còn gọi làSu-30MK2K), VN (Su-30MK2Viet), Indo (Su-30MK2I), Venzuela (Su-30MK2Vene), Uganda (có lẽ gọi là Su-30MK2U) sử dụng chung Su-30MK2 do KNAAPO sản xuất. Thường bọn Irkut sản xuất Su-30 có giá thành mắc hơn, đặc biệt hơn dành cho KQ Nga hoặc các quốc gia có điều kiện để có thể lắp đặt các hệ thống # của nước ngoài Nga

http://www.gosniias.ru/get_issue.php?id=32967
http://ebook.tianya.cn/chapter/31430,855179.aspx
http://www.militaryparitet.com/html/data/ic_news/123/
http://www.sinodefence.com/airforce/fighter/su30.asp
http://www.zonamilitar.com.ar/foros/threads/comunidad-flanker.10205/page-280
http://vpk.name/news/45476_korotchenko_iranskie_s300_mogut_byit_predlozhenyi_venesuele.html

Để cho dễ hiểu là như F-16C xuất khẩu cho nhiều thằng Na Uy Đan Mạch Thổ Pak, còn F-16E xuất khẩu mỗi thằng UAE, hoặc F-15J Nhật F-15K Hàn.....
 
Chỉnh sửa cuối:

lxtn

Xe đạp
Biển số
OF-210187
Ngày cấp bằng
15/9/13
Số km
27
Động cơ
315,670 Mã lực
SU 30 - MKI (Ấn Độ) là số 1
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,785
Động cơ
369,006 Mã lực
SU 30 - MKI (Ấn Độ) là số 1
Có thể nói Su 30 MKI cho Ấn Độ là phiên bản hiện đại và đắt tiền nhất, còn việc bị rơi em nghĩ ngoài nguyên nhân khách quan như thời tiết, khí hậu phần nhiều là do nguyên nhân chủ quan, ở đây là công tác bảo dưỡng và an toàn bay, người Ấn thì ẩu thôi rồi, VN phải gọi là đại ca!^:)^
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Su-27 Việt Nam có thể nâng cấp 'mắt thần' mới

(Quốc phòng Việt Nam) - Nhà máy Cơ khí và Quang học Ural của Nga mới đây vừa giới thiệu hàng loạt các hệ thống quang điện tử tối tân mới tại triển lãm Vũ khí và Đạn dược RAE-2013.



Trong đó, nổi bật nhất là trạm radar - quang học tiên tiến 13SM-1 được thiết kế cho các máy bay chiến đấu hiện đại dòng Mikoyan và một trạm tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại OLS cải tiến cho các máy bay chiến đấu Su-27. Cả hai hệ thống này đều được thiết kế theo quan điểm hoàn toàn hiện đại.

Các hệ thống này khác biệt so với những phiên bản ban đầu của chúng đó là mở rộng chức năng, ví dụ, bằng cách tái tạo hình ảnh trong 2 dải quang phổ. So sánh với các trạm OLS trước đây, hệ thống này tăng đáng kể độ nhạy và khả năng phát hiện, nhận dạng mục tiêu.

Các đặc điểm công nghệ và chiến thuật mới cũng cho phép các trạm trạm tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại này có thể theo dõi đồng thời vài mục tiêu trên không và dưới mặt đất, khả năng theo dõi và bắt mục tiêu đa kênh tạo ra độ chính xác ngắm bắn ngay cả trong điều kiện bị nhiễu tự nhiên và đối phương can thiệp.
Trạm tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại OLS Cần lưu ý rằng, Không quân Việt Nam hiện nay cũng đang sử dụng một số lượng không ít các máy bay chiến đấu đa năng Su-27 được mua từ Nga trong giai đoạn 1995 - 1997. Trải qua thời gian, các máy bay này đang dẫn lỗi thời và cần được nâng cấp, hiện đại hóa thiết bị.

Tất nhiên, việc hiện đại hóa Su-27 nếu có sẽ cần phải thực hiện một cách đồng bộ, ở những bộ phận, thiết bị cần thiết để có thể tăng cường tuổi thọ hoạt động, cũng như tăng khả năng phát hiện mục tiêu và chiến đấu.

Chính vì vậy, trạm tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại OLS mới có thể được xem là một trong những hệ thống cực kỳ quan trọng trên các máy bay chiến đấu Su-27.
OLS cùng với radar chính của máy bay tạo nên một hệ thống "mắt thần" hoàn hảo để có thể tác chiến hiệu quả trên chiến trường hiện đại ngày nay, khi mà các quốc gia tiên tiến đều đang tập trung vào việc ưu tiên giảm thiểu tiết diện bộc lộ tín hiệu radar trên các máy bay chiến đấu của họ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Nga tiếp tục bán thêm nhiều "hổ mang" Su-30

(Kienthuc.net.vn) - Công nghiệp quốc phòng Nga đã giành được thành công với dòng tiêm kích Su-30 khi ký hợp đồng cung cấp cho Angola.



Theo tờ Vedomosti, Bộ Quốc phòng Angola và Tập đoàn Rosoboronexport đã ký hợp đồng cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự trị giá tổng cộng 1 tỷ USD . Thỏa thuận được ký kết theo kết quả chuyến công du của Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tới Angola.
Theo các điều kiện của hợp đồng, trong gói cung cấp sẽ bao gồm các phụ tùng thay thế cho số trang bị quân sự do Liên Xô chế tạo, vũ khí hạng nhẹ, đạn dược, xe tăng, pháo và trực thăng đa năng Mi-17. Các bên cũng thỏa thuận về việc xây dựng nhà máy trên lãnh thổ Angola để sản xuất đạn dược.
Ảnh minh họa.

Trong thỏa thuận bao gồm cả hạng mục cung cấp 18 chiếc Su-30K đã sửa chữa và nâng cấp. Đây là những chiếc máy bay mà Nga từng cấp tạm cho Ấn Độ trong quá trình thực hiện hợp đồng bán Su-30MKI cho Không quân Ấn Độ. Sau khi nhận đủ Su-30MKI, số Su-30K này đã được trả về Nga.
Trước đó đã có những thông tin về việc Việt Nam quan tâm tới Su-30K, nhưng có lẽ sau đó đã không thực hiện.
 

thangh253

Xe hơi
Biển số
OF-130072
Ngày cấp bằng
9/2/12
Số km
106
Động cơ
374,950 Mã lực
VN mình làm mấy em su35 về là chuẩn nhất
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Biến thể Su-30MK, Su-30MK2 của Việt Nam khác gì nhau?

(Kienthuc.net.vn) - Sự khác biệt chủ yếu giữa 2 biến thể Su-30MK và Su-30MK2 của Việt Nam là nằm ở hệ thống điện tử.




Su-30MK là biến thể dành cho xuất khẩu của Su-30M được giới thiệu lần đầu vào năm 1993. Tiêm kích này được phát triển trên cơ sở biến thể huấn luyện chiến đấu Su-27UB hai chỗ ngồi.
Nó được đánh giá là mẫu tiêm kích xuất khẩu thành công nhất của Nga hiện nay, Su-30MK đã được xuất khẩu rộng rãi cho không quân 10 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Năm 2003, Việt Nam ký hợp đồng mua 4 chiếc tiêm kích Su-30MK và nhận đủ trong năm 2004. Từ năm 2009, Việt Nam mới ký hợp đồng mua các biến thể cải tiến Su-30MK2.
Bốn chiếc Su-30 đầu tiên có mặt trong Không quân Nhân dân Việt Nam thuộc biến thể Su-30MK.

Dòng Su-30MK được sản xuất nhiều biến thể với những thay đổi chủ yếu trong hệ thống điện tử theo yêu cầu (bí mật) của khách hàng. Rất khó để có những thông số chính xác để tìm ra điểm khác biệt giữa Su-30MK và Su-30MK2 của Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu dựa vào thông số kỹ thuật đã được tiết lộ của mẫu Su-30MK2 được xuất khẩu cho Trung Quốc (nước này mua biến thể Su-30MK2 từ năm 2004) thì có thể nhận ra được một số điểm khác biệt đáng kể chủ yếu tồn tại trong hệ thống điện tử.
Theo đó, Su-30MK sử dụng máy tính điều khiển MVK còn Su-30MK2 dùng máy tính điều khiển MVK-RL với dung lượng lớn hơn, tốc độ tính toán nhanh hơn. Su-30MK được trang bị hệ thống thông tin liên lạc TKS-2 C3 còn Su-30MK2 dùng hệ thống thông tin liên lạc kỹ thuật số TSIMSS-1.
Về thiết kế buồng lái, Su-30MK được trang bị 2 màn hình LCD đa chức năng kích thước 178x127mm MFI9 ở buồng lái phía trước, buồng lái phía sau là 2 màn hình LCD 204x152mm MFI10. Còn Su-30MK2 được trang bị 4 màn hình LCD 158x211mm MFI 10 với cách bố trí tương tự như trên Su-30MK.
Đối với mũ bay trang bị cho phi công điều khiển, trong khi phi công lái Su-30MK dùng mũ bay tích hợp APS-PVD 21, thì phi công Su-30MK2 có mũ bay tích hợp Sura-K tiên tiến hơn.
Điểm khác biệt quan trọng và cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu cho Su-30MK2 so với Su-30MK là hệ thống nhắm mục tiêu quang-điện gắn ngoài. Theo đó, Su-30MK2 có thể gắn thêm các hệ thống nhắm mục tiêu gắn ngoài như Sapan-E, hoặc hệ thống trinh sát điện tử gắn ngoài M400.
Su-30MK2 được thiết kế nghiêng về khả năng đánh biển.

Về radar điều khiển hỏa lực, Su-30MK được trang bị radar N001VEP với phạm vi tìm kiếm mục tiêu khoảng 100km. Còn thông tin về radar trên Su-30MK2 không thực sự rõ ràng.
Một số thông tin không chính thức trên các diễn đàn quân sự thì phạm vi tìm kiếm mục tiêu của radar trên Su-30MK2 khoảng 150km với các mục tiêu trên không, như vậy có thể dự đoán là loại radar Zuk-MS hoặc Zuk-MSE.
Về hệ thống điều khiển hỏa lực, Su-30MK được trang bị hệ thống phụ không đối không SUV-VE Mk1 còn Su-30MK2 sử dụng hệ thống phụ SUV-VEP Mk3.
Đối với tác chiến đối đất, Su-30MK dùng hệ thống phụ không đối đất SUV-P Mk1 còn Su-30MK2 sử dụng SUV-P Mk3. Một trong những tính năng nổi bật của Su-30MK2 là được thiết kế với khả năng đánh biển chuyên nghiệp. Xét về hiệu suất thì Su-30MK2 hoàn toàn vượt trội so với Su-30MK.
Các hệ thống còn lại như động cơ, tải trọng vũ khí, tầm bay, trần bay, tốc độ giữa Su-30MK và Su-30MK2 là tương đương nhau.
Tuy nhiên, trên đây là những thông số kỹ thuật của các tiêm kích nước ngoài, thông số kỹ thuật của Su-30MK và Su-30MK2 của Việt Nam có thể có những khác biệt theo yêu cầu riêng.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Nga điều chiến cơ tấn công mạnh nhất áp sát TQ

(Vũ khí) - Căn cứ không quân đóng quân tại khu vực Trans-Baikal, quân khu Viễn Đông Nga sẽ được trang bị những chiến đấu cơ đa năng tiên tiến Su-30SM vào cuối năm nay, phát ngôn viên, Trung tá Alexander Gordeev cho biết hôm 29/10.



"Tại căn cứ không quân, đóng quân tại khu vực Trans-Baikal, cuối năm nay sẽ được triển khai các máy bay chiến đấu hiện đại thuộc thế hệ 4++ Su-30SM", ông Gordeev cho biết.

Theo ông Gordeev, hiện nay, hầu hết các phi công ở căn cứ không quân trên đã được đào tạo lại về việc vận hành máy bay mới tại các trung tâm chuyên ngành của lực lượng không quân.

"Trong tương lai gần họ sẽ phải mất một máy bay tại nhà máy và thực hiện chuyến bay đến địa điểm thường trú của họ" - ông Gordeev nói.
Chiến đấu cơ Su-30SM Hồi tháng 6/2013, Không quân Nga đã từng tiết lộ, họ sẽ điều hơn 20 máy bay chiến đấu mới, gồm Su-30SM và Su-35S tới căn cứ không quân (không rõ) ở vùng Viễn Đông trong năm nay. Đây cũng sẽ là lần đầu tiên loại chiến đấu cơ đa năng, siêu cơ động Su-35S sẽ được triển khai chiến đấu tới một căn cứ chiến đấu của không quân Nga.

Su-30SM là loại máy bay chiến đấu đa năng 2 người ngồi với những gói cải tiến rất hiện đại. Ngoài nhiệm vụ ciến đấu, máy bay còn có thể đào tạo phi công.
Su-30SM được trang bị 2 động cơ điều khiển luồng khí phụt đa chiều cùng 2 cánh vịt ở phía trước, tạo cho máy bay khả năng siêu cơ động ở tốc độ thấp - điều được cho là rất cần thiết trong các cuộc không chiến hiện đại.

Trên thực tế, Su-30SM được phát triển từ dòng chiến đấu cơ hai người ngồi Su-30MKI cho Không quân Ấn Độ, máy bay được lắp đặt radar cải tiến, hệ thống truyền thông và hệ thống nhận dạng bạn-thù, ghế phóng mới cùng hàng loạt vũ khí tối tân.
Nga không sợ Trung Quốc nhưng vẫn bày trận vũ khí

Ngày 26/7, tờ Tân hoa xã của Trung Quốc cho biết, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói rằng: Trung Quốc không phải là mối đe dọa đối với Nga và sự hợp tác song phương sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước.

Ông Dmitry Medvedev nhấn mạnh: “Tại sao chúng ta phải sợ họ (Trung Quốc). Họ là láng giềng của chúng ta cơ mà”. Tuyên bố này được đưa ra ngay sau ngày 21/10, Thủ tướng Nga đã có chuyến thăm Trung Quốc.

Tuy tuyên bố như vậy, nhưng hiện nay Nga vẫn lên kế hoạch triển khai vũ khi áp sát Trung Quốc. Giữa tháng 9/2013, quân đội của Nga đã có kế hoạch triển khai hệ thống phòng không S-400 sát biên giới với Trung Quốc.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
gấu nga lại chơi chiêu vừa đấm vừa xoa đây mờ
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
J-10A 140 giờ bay
MiG-29, F-16, F-15 đạt 4000 giờ bay
Su-27/30/35 đạt 6000 giờ bay
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Belarus ngừng dùng Su-27 vì quá tốn nhiên liệu

(Kienthuc.net.vn) - Không quân Belarus có thể cho nghỉ hưu 22 tiêm kích Su-27 vì lượng tiêu thụ nhiên liệu khá lớn, không phù hợp hoạt động ở vùng lãnh thổ nhỏ.



Trả lời báo chí, Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân Belarus cho biết, không quân nước này sẽ ngừng sử dụng tiêm kích đa năng Sukhoi Su-27. Nguyên nhân được đưa ra là do sử dụng loại máy bay này trên lãnh thổ hạn chế như của Belarus rất bất hợp lý.
Vị tướng này cho rằng, chi phí bảo dưỡng tiêm kích Su- 27 cao, lượng tiêu thụ nhiên liệu lớn. Do vậy sử dụng trên lãnh thổ nhỏ như của Belarus là không hợp lý.
“Thậm chí ngay trong quá trình thử nghiệm kiểm soát mục tiêu, nếu như máy bay Su-27 cất cánh từ căn cứ không quân Baranovichi, sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì chúng ta đều phải cho nó bay trong khoảng thời gian gần 30 phút để nó tiêu tốn hết số nhiên liệu hiện có. Mỗi lần như vậy đã lãng phí từ 2-3 tấn nhiên liệu, điều này là quá lãng phí”, vị tướng này nói.
Tiêm kích Su-27SK và Su-27UBK của Không quân Belarus

Ông này cũng chỉ ra rằng, Su- 27 thích hợp với nước Nga hơn, vì có lãnh thổ rộng lớn. Trong Không quân Belarus đang sở hữu 22 máy bay tiêm kích đa năng Su-27.
Sukhoi Su-27 (NATO định danh là Flanker – kẻ tấn công sườn) là một loại máy bay tiêm kích phản lực độc đáo do Cục thiết kế Sukhoi, Liên Xô phát triển từ những năm 1970.
Nó được xem là đối thủ trực tiếp với các dòng tiêm kích F-14, F-15, F-16, F/A-18 với tầm hoạt động lớn, trang bị vũ khí hạng nặng và cực kỳ cơ động, linh hoạt.
Su-27 được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Lyulka AL-31F cho phép đạt tốc độ tối đa tới 2.500km/h, tầm bay chiến đấu tới 3.530km, trần bay 18.500m, vận tốc leo cao 325m/s. Máy bay thiết kế với 8 giá treo vũ khí trên cánh và thân cho phép mang tổng cộng 8 tấn gồm bom, tên lửa.
Hiện ngoài Belarus, Su-27 đang hoạt động trong không quân 9 nước khác gồm cả Không quân Nhân dân Việt Nam (có 11 chiếc thuộc 2 biến thể Su-27SK và Su-27UBK).
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Ấn Độ trả, VN từ chối, Nga tìm được khách cho Su-30K

(Vũ khí) - Hãng RIA Novosti ngày 15/11 cho biết, hiện Nga đã tìm được đối tác mua lô 18 chiếc tiêm kích đa năng Su-30K bị Ấn Độ trả lại.



Theo đó, Công ty Rosoboronexport đã tìm được khách hàng mua máy bay Su-30K, do Ấn Độ trả lại cho Nga trong giai đoạn 1997-1999 sau khi mua máy bay mới Su-30MKI, đại diện của Rosoboronexport Michael Zavaliy cho biết. "Cho đến nay, gói hợp đồng cung cấp máy bay đang trong giai đoạn thông qua…”, ông Zavaliy nói, lưu ý rằng tất cả các máy bay này được được bố trí tại nhà máy sửa chữa máy bay số 558 ở Baranavichi (Belarus).
Trước khi Công ty Rosoboronexport phát đi thông tin này, hồi giữa tháng 10/2013 vừa qua, báo chí Nga từng đưa tin, toàn bộ lô 18 chiếc Su-30K này đã được bán cho khách hàng là Angola.
Tiêm kích Su-30K khi còn phục vụ trong Không quân Ấn Độ Theo Vedomosti, nhà xuất khẩu vũ khí độc quyền Rosoboronexport của Nga đã ký kết một gói thỏa thuận cung cấp các thiết bị quân sự cho Angola với tổng trị giá lên tới 1 tỷ USD, trong đó bao gồm việc xây dựng một nhà máy sản xuất đạn và cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng.
Ngoài ra, thông tin quan trọng hơn đó là Rosoboronexport sẽ bán lại tất cả lô hàng gồm 18 chiến đấu cơ Su-30K đã qua sử dụng cho Angola.
Được biết, toàn bộ 18 máy bay Su-30K nói trên đã được không quân Ấn Độ sử dụng trong thời gian 10 năm, sau đó được trả lại Nga. Số máy bay này lại được chuyển tới nhà máy số 558 ở Belarus để sửa chữa và nâng cấp, trước khi được bán lại cho bên thứ 3 mà không đưa trở lại Nga để tránh thuế nhập khẩu.
Từng có nhiều đồn đoán về số phận của 18 chiếc Su-30K và đích tới của nó. Có nguồn tin cho rằng Belarus muốn mua lại toàn bộ lô máy bay này và rằng Nga không cấp tín dụng cho họ (Belarus) để mua máy bay của Tập đoàn Irkut, sau đó, một vài nguồn tin khác lại tiết lộ khách hàng đó là Việt Nam, sau khi Việt Nam cử phái đoàn quân sự tới kiểm tra một vài máy bay.
Tuy nhiên, thay vì mua lại Su-30K với giá rẻ nhưng chất lượng khó kiểm định, Việt Nam đã quyết định mua những máy bay mới hơn và tiên tiến hơn.
Hãng tin Interfax-AVN trích dẫn một nguồn tin ngoại giao quân sự cho biết hôm 20/8 rằng, Việt Nam đã đặt mua thêm 12 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 từ Nga, trong đó bao gồm cả việc cung cấp các trang thiết bị kỹ thuật. Tổng chi phí của hợp động này ít nhất là 600 triệu USD.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
J-16 kết hợp KJ-500 Trung Quốc có kiểm soát được Biển Đông?

(Kienthuc.net.vn) - Chuyên gia Trung Quốc cho rằng với sự kết hợp giữa tiêm kích J-16 và máy bay cảnh báo KJ-500 sẽ giúp làm chủ Biển Đông, nhưng thực tế không hề đơn giản.



Tuần trước, một sĩ quan quân đội cao cấp của Trung Quốc đã tiết lộ về kế hoạch kiểm soát “không-hải chiến” trên khu vực Biển Đông.
Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nhà nước Trung Quốc, khi được hỏi về “con át chủ bài” trong việc thiết lập kiểm soát không phận trên vùng Biển Đông, Đại tá Du Wenlong - một nhà nghiên cứu cao cấp của Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc cho rằng: “Sự hợp tác chặt chẽ giữa các tiêm kích và máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm đường không (AEW&C) sẽ cho phép Trung Quốc làm chủ cuộc chơi trong việc kiểm soát “không-hải chiến” trên toàn bộ Biển Đông”.
Ảnh minh họa.

Cụ thể ông Du cho rằng, sự kết hợp giữa các dòng máy bay chiến đấu như J-10, J-11, J-16, KJ-2000 và KJ-200 sẽ giúp Không quân Trung Quốc (PLAAF) kiểm soát các mục tiêu của đối phương trong một không phận mở rộng thông qua khả năng không đối không và không đối hải mạnh mẽ.
Ông Du nhấn mạnh rằng, một khi Trung Quốc đã kiểm soát được không phận họ có thể áp đặt quyền kiểm soát trên toàn bộ Biển Đông bằng cách sử dụng các máy bay với khả năng tấn công không đối hải kết hợp với hạm đội tàu ngầm và tàu chiến mặt nước.
Trong vấn đề kiểm soát không phận Biển Đông, ông Du nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tiêm kích J-16 bởi vì nó được thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ không đối không đối hải - đối đất, hay nói cách khác J-16 là một máy bay đa chức năng có thể thực hiện nhiều vai trò cho PLAAF trên Biển Đông trong cùng một nhiệm vụ.
Thực chất, J-16 là một bản sao của tiêm kích đa năng Su-30MK2 mà Trung Quốc đã mua từ Nga khoảng một thập kỷ trước. Trung Quốc muốn sử dụng J-16 như là “một điểm tựa” cho lực lượng không quân hải quân của mình.
Một vấn đề quan trọng khác trong việc kiểm soát không phận Biển Đông được ông Du nhấn mạnh là việc đầu tư các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không (AEW&C) tiên tiến cung cấp khả năng giám sát không đối không đối hải/đối đất được trang bị các công nghệ cảnh báo sớm có độ chính xác cao và phạm vi trinh sát lớn hơn so với các máy bay AEW&C hiện có của Trung Quốc.
J-16 chỉ là mẫu tiêm kích sao chép từ Su-30MK2 của Nga.

Trong một môi trường như vậy, Trung Quốc sẽ kiểm soát không phận Biển Đông thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa máy bay AEW&C và tiêm kích J-16 cùng với sự hỗ trợ đắc lực của hải quân. Gần đây đã xuất hiện một loại máy bay AEW&C mới được chỉ định là KJ-500 chính là một phần trong kế hoạch đầy tham vọng này.
Tuy vậy, trong kế hoạch đầy tham vọng để kiểm soát không phận Biển Đông theo như ông Du trình bày hoàn toàn không phải là điều đơn giản. Mặc dù, Quân đội Trung Quốc gần đây đang được hiện đại hóa với tốc độ chóng mặt nhưng quân đội các nước trong khu vực hoàn toàn không phải “giậm chân tại chỗ.
Rất nhiều vũ khí hiện đại đã xuất hiện trong biên chế quân đội các nước Đông Nam Á như tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam hay tối tân hơn là Su-30MKM của Malaysia, tiêm kích F-15SG của Singapore - loại tiêm kích thứ 2 ở châu Á được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA.
Những tiêm kích trên sẽ là thách thức vô cùng lớn đối với J-16, trong khi đó bản thân J-16 là một sản phẩm sao chép từ Su-30MK2 của Nga nên chắc chắn sẽ có những hạn chế về công nghệ so với nguyên bản.
Máy bay tiếp dầu H-6U của Trung Quốc được thiết kế chủ yếu tiếp nhiên liệu cho tiêm kích J-10A và J-8II, không thể cho tiêm kích Sukhoi "bú sữa. Vì vậy, nhiều khả năng tiêm kích J-16 khó có thể thực hiện tiếp nhiên liệu từ H-6U.

Bên cạnh đó là sự bất lợi về mặt địa lý của biên đội KJ-500 và J-16 so với các nước trong khu vực. Phi đội chiến đấu của Trung Quốc sẽ phải hoạt động trên một quảng đường rất dài và lúc nào cũng cần có những máy bay tiếp dầu đi kèm theo. Mà hiện tại, nước này chỉ có những chiếc tiếp dầu H-6U cải tiến từ máy bay ném bom với khả năng mang nhiên liệu hàng không hạn chế.
Như vậy, J-16 sẽ phải gánh thêm một nhiệm vụ nữa là hộ tống cho chính phi đội của nó trước khi có thể nghĩ đến nhiệm vụ kiểm soát không phận Biển Đông, hoặc nó phải huy động thêm những tiêm kích khác làm nhiệm vụ hộ tống kéo theo cả một phi đội lớn trên Biển Đông. Điều này tiếp tục đè nặng thêm gánh nặng tiếp nhiên liệu trên không vốn đã “yếu đuối”.
Trong khi đó, kinh nghiệm trong chiến tranh cho thấy, việc sử dụng các tiêm kích nhanh nhẹn đột kích tốc độ cao vào đội hình chiến đấu của đối phương mang lại hiệu quả rất cao trong việc phá hoại đội hình chiến thuật và buộc chúng phải từ bỏ nhiệm vụ.
Việc kiểm soát không phận Biển Đông hoàn toàn không phải là điều “có thể làm dễ dàng” như những gì mà ông Du đã đề cập trong bài phát biểu của mình. Du Wenlong là một nhà nghiên cứu cấp cao tại Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc (AMS).
Tổ chức này có khoảng 500 nhà nghiên cứu chuyên soạn thảo các báo cáo cho lãnh đạo quân sự cấp cao Trung Quốc cũng như soạn thảo những kế hoạch cho chiến lược quốc phòng của Trung Quốc và phát hành sách trắng quốc phòng hàng năm.

Với Il-78, chiến đấu cơ Trung Quốc như “hổ mọc thêm cánh”

(Kienthuc.net.vn) - Nếu Trung Quốc có máy bay tiếp dầu hạng nặng thì hành trình tối đa của máy bay chiến đấu của nước này có thể đạt tới 7.000km.




Theo phương tiện truyền thông nước ngoài, Trung Quốc đang có ý định mua máy bay vận tải Il-76 cũ của Nga, rồi nhờ Ukraine nâng cấp thành biến thể tiếp dầu trên không Il-78.
Tờ Nhân dân Nhật báo cho rằng, trong việc thực hiện nhiệm vụ tầm xa, một chiếc máy bay Il-78 có thể thực hiện tiếp nhiên liệu cho 8 máy bay chiến đấu. Khả năng hành trình tối đa của máy bay Il-78 khoảng 7.300 km. Nếu Không quân Trung Quốc sở hữu loại máy bay tiếp dầu này, thì khả năng hành trình của máy bay chiến đấu của Trung Quốc được nâng lên khoảng 7.000 km. Điều này đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng cơ động và vận chuyển tầm xa của Trung Quốc.
Chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long nhận định, nếu khả năng tiếp tế yếu thì những chiếc máy bay ném bom chiến lược và máy bay cảnh báo sớm có mạnh tới cỡ nào thì cũng không đủ. Chính vì vậy, cần đồng bộ phát triển những trạm tiếp dầu trên không mới có thể nâng cao khả năng tác chiến tầm xa.
Máy bay tiếp dầu trên không Il-78.

Ngoài việc mua Il-78, Trung Quốc tính toán biến vận tải cơ Y-20 thành máy bay tiếp dầu trên không tầm xa.
Nhân dân Nhật báo cho biết, chương trình Y-20 nhằm phát triển máy bay vận tải động cơ phản lực tầm xa hạng nặng, với kinh phí 20 tỷ NDT (trên 3 tỷ USD), là ưu tiên hàng đầu trong “Chương trình Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia dài hạn (2006-2020)”. Về tính đa dụng, Y-20 tương đương IL-76: là máy bay tiếp dầu, đồng thời là máy bay cảnh báo sớm trên không. Y-20 có thể phục vụ như một máy bay tiếp dầu cho máy bay tiêm kích cỡ lớn J-11, J-20, máy bay chiến thuật J-10 và J-31.
Việc tập đoàn máy bay Tây An chế tạo thành công các máy bay tiếp dầu H-6U Badger cải tiến từ máy bay ném bom H-6 cho thấy tiềm năng của tập đoàn này trong việc độc lập phát triển khả năng tiếp dầu cho Y-20. Nó cũng có thể là một trạm nhiên liệu trên không cho các máy bay ném bom tầm xa cỡ lớn, máy bay vận tải và máy bay tuần tra.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
“Nội soi” hệ thống lái mô phỏng tiêm kích Su-35

(Kienthuc.net.vn) - Hệ thống lái mô phỏng Su-35 thiết kế gần giống thật với thiết bị tương tự giúp phi công thực hiện mọi bài tập gồm cả chiến đấu.

Cách đây không lâu, truyền thông Nga đã có cơ hội đến thăm được phòng thiết kế Sukhoi và lần đầu “chiêm ngưỡng” hệ thống lái mô phỏng dùng để huấn luyện phi công điều khiển tiêm kích đa năng tối tân Su-35. Đây là biến thể hiện đại hóa sâu từ dòng Su-27 huyền thoại, tích hợp nhiều công nghệ của máy bay thế hệ 5. Su-35 có thể dùng để chiếm ưu thế trên không, cũng như để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên mặt biển.
Đặc điểm khác biệt của Su-35 so với Su-27 là: trang bị động cơ có lực đẩy mạnh hơn và nhất là có thể điều khiển véc tơ lực đẩy; hệ thống điện tử hàng không mới trên cơ sở hệ thống thông tin – điều khiển kỹ thuật số; hệ thống radar mạng pha chủ động với anten có thể phát hiện mục tiêu cách 400km có tiết diện phản xạ sóng radar 3m2.
Máy bay siêu cơ động ở các tốc độ thấp và gần như bằng không. Khả năng này có được là nhờ sử dụng cấu hình khí động hàng không đặc biệt và các động cơ hiện đại nhất có kiểm soát véc tơ lực đẩy. Mức độ cung cấp thông tin cao của buồng lái giảm tải chức năng lên phi công.
Tổ hợp lái mô phỏng của Sukhoi thiết kế để huấn luyện phi công Su-35 gồm: thiết bị tập lái tổng hợp; lớp học trên máy tính trình tự lái máy bay cho đội ngũ bay và nhân viên kỹ thuật được tích hợp vào một cơ cấu thông tin - phương pháp thống nhất cho phép huấn luyện đội ngũ bay và nhân viên kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp.
Lớp học dùng cho huấn luyện về lý thuyết, kiến thức được kiểm tra tự động, các nội dung học tập được luyện tập trên thiết bị lái mô phỏng, tiếp theo là trên thiết bị tập lái tổng hợp gần giống tối đa với buồng lái thật (đèn chiếu sáng có thể đóng lại được, hệ thống dây đai gắn vào ghế ngồi, màn hình hình cầu 270x110 độ) và trên thiết bị này thực tế có thể luyện tập tất cả các bài.
Có thể hợp nhất đến 16 thiết bị lái mô phỏng vào một mạng và tiến hành huấn luyện phi công theo nhóm. Sau này có thể liên kết cả các loại thiết bị lái mô phỏng khác nhau vào một môi trường thông tin thống nhất - tổ hợp thiết bị tập tiêu chuẩn hóa. Tuy nhiên, Sukhoi không có ý định trang bị cho thiết bị tập tổng hợp hệ thống vận động bởi vì hệ thống này chỉ có thể mô phỏng một phần nhỏ của phổ quá tải rất lớn của các máy bay tiêm kích có khả năng cơ động cao, mà điều này sẽ gây ra các thói quen giả tạo.
Thực tế, hệ thống mô phỏng có thể thực hiện mọi bài tập như trên máy bay, kể cả tiếp nhiên liệu và, chủ yếu nhất là luyện tập các tình huống khẩn cấp. Về phương diện này, thiết bị tập lái thậm chí ưu việt hơn máy bay, bởi vì mô phỏng một vài tình huống hỏng hóc trên thực tế là nguy hiểm, đôi khi còn là không thể được. Và đây là một trong những tính năng then chốt của thiết bị lái mô phỏng.
Chỗ ngồi lái của phi công Su-35 trên thiết bị lái mô phỏng tổng hợp là một cabin kín loại có quạt thông khí, tại đó có tất cả những gì cần thiết để thực hiện mọi nhiệm vụ chiến đấu một cách thuận lợi.
Các bộ phận điều khiển chủ yếu là: cần điều khiển máy bay; cần điều khiển động cơ và các bàn đạp.
Các phương tiện đảm bảo thông tin cho phi công gồm màn hình hàng không có bảng điều khiển hiển thị, màn hình này thể hiện thông tin bay, hai màn hình đa năng MFI-35, bảng hệ thống tích hợp các đồng hồ đo dự trữ ISRP, màn hình chỉ thị đa năng có diện tích hiển thị 4x5 inch, hệ thống hiển thị trên mũ bay và hệ thống thông báo bằng lời.
Màn hình chỉ thị đa năng có diện tích hiển thị 4x5 inch (ở vị trí panel bên cạnh phía sau cần điều khiển máy bay) dùng để hiệu chỉnh tất cả các hệ thống của máy bay, kể cả đài radar RLS, thiết bị ngắm bắn - dẫn đường, vũ khí, hệ thống ghi nhận hình ảnh. Máy tự động điều khiển sức đẩy và hệ thống điều khiển tự động. Trang bị này cho phép duy trì tốc độ bay đã chọn trong mọi hành động cơ động và trong mọi điều kiện hoặc hoàn toàn tự động lái máy bay theo hành trình phù hợp với nhiệm vụ bay mà không cần sự can thiệp của phi công. Khi đó nhiệm vụ của phi công chỉ còn cất hạ cánh, cũng như quyết định sử dụng vũ khí.
Bên trái là màn hình hiển thị đa năng MFI-35. Nhờ khung màn hình có nút bấm mà phi công có thể phân chia màn hình thành một số phần và đưa lên đó thông tin cần thiết bất kỳ về nhiệm vụ bay, về dẫn đường, vũ khí và tình trạng kỹ thuật của máy bay. Tính năng của các nút bấm đa năng thay đổi phụ thuộc vào tính chất của thông tin được hiển thị, ngay cạnh nút bấm có màn hình hiển thị tính năng hiện có của nút bấm. Phần phía dưới bên trái màn hình là dòng tin điều khiển chế độ của tổ hợp thiết bị trên máy bay KBO. Có tất cả 5 chế độ KBO: đánh gần và đánh xa trên không, đánh gần và đánh xa trên mặt đất và chế độ dẫn đường. Mỗi chế độ quy định một sự lựa chọn thông tin xác định được đưa lên màn hình và quy định vũ khí được sử dụng.
Trong ảnh, số 1 - Nút ngắt hệ thống điều khiển tự động; số 2 - Đảo mạch bốn vị trí cho các chế độ của KBO để chọn chế độ chiến đấu và dẫn đường của tổ hợp thiết bị trên máy bay; số 3 - Núm hồi quy đường chân trời (khi mất định hướng, phi công ấn nút này để máy bay tự động cân bằng); số 4 – núm bắn pháo, phóng tên lửa; số 5 - Đảo mạch “Cơ động– điều khiển quỹ đạo” đưa máy bay vào chế độ siêu cơ động và số 6 - Tay gạt đẩy (joystick) điều khiển đầu ghi hiển thị con trỏ trên màn hình.
Chuyến bay diễn ra như thế nào? Đầu tiên giáo viên (người hướng dẫn) đưa ra kịch bản bài tập sẽ được thực hiện, đưa ra tình huống chiến thuật và thời tiết trên bản đồ thật cho khu vực đã chọn, đưa ra “bên ta”– “bên địch” trên mặt đất, “treo” máy bay lên không trung… Giáo viên cũng có thể nhanh chóng đưa thêm vào bài tập các hỏng hóc hoặc trục trặc và kiểm tra phản xạ của phi công.
Trên RMI (chỗ làm việc của giáo viên) có các màn hiển thị. Trên bản đồ 3 chiều có đánh dấu các điểm chuẩn, các chỗ quay vòng của đường bay, một số mục tiêu nào đó. Trên màn hình thứ 2, người hướng dẫn quan sát hành động của phi công, các cơ quan và việc điều khiển và các thông số của chuyến bay. Và trên màn hình thứ 3 là toàn cảnh thiết bị tập lái…
Giáo viên có thể đọc văn bản đánh giá nhanh hành động của phi công đã thực hiện những chế độ nào, có vi phạm điều gì không (nếu đã vi phạm) và đã thực hiện những nhiệm vụ gì. Có thể kéo gần lại mọi đồng hồ đo và màn hiển thị để dễ nhìn.
Tiếp theo, đương nhiên, là chuyến bay. Người học ngồi trong cabin, còn người hướng dẫn ngồi tại vị trí làm việc của mình. Sau khi thực hiện bài tập là phần phân tích chuyến bay. Trong ảnh là phi công thử nghiệm của phòng thiết kế Sukhoi Sergei Chernyshev thực hiện chuyến bay kiểm tra và chia sẻ cảm nhận của mình với các nhà báo.
Theo ông Sergei, bản chất của nhiệm vụ chiến đấu hiện đại như sau: phi công cất cánh và chờ máy bay tự động đến được tọa độ định trước; sau đó phi công quyết định sử dụng vũ khí theo nhiệm vụ tác chiến (ấn nút “thắng địch”), chờ cho máy bay quay về căn cứ và thực hiện hạ cánh.
“Danh sách các nhiệm vụ mà máy bay này phải và đã giải quyết là rất lớn. Đặc điểm của nó là một phổ độ cao và tốc độ khổng lồ của máy bay, cự ly hoạt động và thời lượng bay rất ấn tượng, một lượng vũ khí có thể sử dụng cả ngày lẫn đêm trong mọi thời tiết rất lớn. Mà chỉ có mỗi một người điều khiển tất cả các khả năng đó!”, phi công kỳ cựu Sergei Chernyshev nói.
Các nhà báo cũng đã có thể tham gia một chút vào thực hiện một nhiệm vụ thoạt nhìn cứ tưởng là đơn giản, hạ cánh. Nhưng trong số 6-7 người làm chỉ có một người thực hiện được. “Tôi cũng cho máy bay hạ cánh, nhưng sau người ta bảo tôi là trên mặt đất phải điều khiển máy bay bằng bàn đạp, chứ không phải là bằng cần lái và kết cục là tôi đã trượt ra ngoài đất”, tác giả các bức ảnh trên nói.
Nhân viên Sukhoi trong bài tập trong buồng lái Su-35 mô phỏng.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Nhìn hoành tá tràng ra phết.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Trận 'không chiến' của Su–30MK với chiến đấu cơ phương Tây

(Vũ khí) - Su–30MK là máy bay tiêm kích hạng nặng đa nhiệm, do tập đoàn Sukhoi phát triển. Su-30MK có những tính năng vượt trội của dòng máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 siêu cơ động. Máy bay Su – 30MK được xuất khẩu sang nhiều nước và có mặt trong biên chế của lực lượng không quân Việt Nam.



Trong các cuộc chiển lãm hàng không thế giới và trong các cuộc diễn tập chung quốc tế, Su – 30 MK luôn có được vị trí cao nhất nhờ những tính năng kỹ chiến thuật cao và khả năng siêu cơ động của dòng tiêm kích hàng đầu thế giới. Cuối năm 2008 sau khi kết quả cuộc tập trận chung giữa Mỹ, Pháp và Ấn Độ Red Flag được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạp chí Anh Flight đã có đề xuất bình chọn máy bay tiêm kích tốt nhất giữa các loại máy bay Su-30МКI, F-22 và F-15.
Quyết định của độc giả một trong những tờ tạp chí có uy tín nhất của hàng không thế giới thật sự bất ngờ. Máy bay tiêm kích Su-30MKI được 59% ủng hộ từ những người được thăm dò, máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 của Mỹ F-22 nhận được 37 % sự ủng hộ, máy bay F – 15 chỉ được 4% sự ủng hộ.
Kết quả đánh giá của cộng đồng những người yêu thích máy bay tiêm kích có giá trị vô cùng lớn. Máy bay tiêm kích Su- 30MKI là dòng máy bay xuất khẩu, đang cùng với các sản phẩm hàng đầu của Mỹ và châu Âu nhằm vào thị trường của Ấn Độ, Malaisia và Algeria.
Cạnh tranh vào những thị trường nhập khẩu vũ khí lớn, những lỗi nhỏ về kỹ thuật và dịch vụ hậu cần qua lời phê bình cuả những nhà bình luận có uy tín đều trở thành những khiếm khuyết không thể sửa chữa được. Hơn nữa những chỉ trích của những nhà bình luận phương Tây đối với Su 30MKI cũng là điều hiển nhiên.
Biên đội Su–30MKI Ấn Độ trên bầu trời bang Nevada Kết quả cụ thể của chương trình xuất khẩu Su- 30MKI cũng thật sự rất ấn tượng. Số lượng máy bay được ký kết theo hợp đồng xuất khẩu gần 330 chiếc, số lượng theo đơn đặt hàng xuất hơn 230. Ấn Độ quyết định mua thêm các cụm chi tiết, bộ phận máy bay Su – 30 MKI để lắp ráp theo giấy phép tại các nhà máy của tập đoàn HAL.
Nếu tính đến cả các đơn đặt hàng được mở rộng của Nga thì số lượng Su – 30MKI được sản xuất sẽ đạt con số 400 chiếc. Trong hoàn cảnh thuận lợi về kinh tế, số lượng này sẽ nhanh chóng bị bỏ lại đằng sau. Những năm gần đây, 1/6 số lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu vũ khí là từ các hợp đồng xuất khẩu các máy bay Su-30MKI. Đối với một doanh nghiệp nhỏ như tập đoàn Irkut, đây là một kết quả xuất sắc.
Chỉ số uy tín xứng đáng của Su – 30MKI và các biến thể của nó, theo nhận xét của các chuyên gia, là kết quả của các cuộc diễn tập quốc tế được tổ chức hàng năm với sự tham gia của các máy bay tiêm kích nổi tiếng.
Cuộc biểu diễn thực tế diễn tại Cope India-2004 với sự tham gia của máy bay Su-30K, loại máy bay có nhiệm vụ chủ yếu là chiếm lĩnh ưu thế trên không. 18 chiếc máy bay Su – 30K, trang bị radar N001 dành cho các thế hệ đầu tiên của Su – 27/30 đã được xuất khẩu sang Ấn Độ, hiện đang đợi nâng cấp hiện đại hóa để bàn giao cho khách hàng mới.
Mặc dù thực tế là Su – 30K có những khả năng giới hạn và các thông số kỹ chiến thuật thua sút hẳn so với Su-30MKI hiện nay, nhưng ngay từ lúc đó, máy bay đã thể hiện khả năng tác chiến hiệu quả hơn hẳn so với các máy bay tiêm kích khác của các đối thủ cạnh tranh.
Bộ Tư lệnh không quân Ấn Độ khẳng định, trình độ bay và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao của các phi công trong Không đoàn 24 đã cho phép Su – 30K cạnh tranh ngang cơ cùng với các máy bay Mỹ F-15C.
Những kết quả của cuộc cạnh tranh vị trí thống trị bầu trời đã làm nản lòng nhưng người hâm mộ kỹ thuật hàng không Mỹ. Mất ưu thế đến 90% trong các trận cận chiến trên không cơ động cao không gây lên sự bất ngờ lớn, do các tính năng khí động học của Su – 30M hơn hẳn F-15.
Nhưng các phi công Ấn Độ đã gây sự ngạc nhiên lớn khi chiếm ưu thế trong các trận không chiến giả định tầm trung. Phi công Ấn Độ, sử dụng tất cả những tính năng kỹ thuật của radar N001, đã dành chiến thắng khi quyết định phóng các tên lửa tầm trung trong chế độ dẫn đường tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc.
Sau cuộc diễn tập này, người Mỹ đẩy mạnh chương trình chế tạo F-22 mà theo đánh giá của các chuyên gia hàng không, có thể có ưu thế trên không hơn hẳn các máy bay chiến đấu của Liên bang Nga. Cũng trong năm 2004, các máy bay Su – 30K của Ấn Độ đã tiến hành hành loạt các cuộc không tập với máy bay F-16C/D của không quân Singapore trong khuôn khổ cuộc diễn tập Sindex-2004.
Phi công của cả hai bên tiến hành các cuộc không chiến giả định một đối một và “năm đối năm”. Cả hai bên đều không tuyên bố kết quả diễn tập do tính nhạy cảm của vấn đề. Singapore quan tâm đến năng lực thật sự của các máy bay Su – 30 đang có mặt trên vùng nước biển Đông, còn Ấn Độ quan tâm đến khả năng kỹ chiến thuật của F-16 mà Pakistan đang sở hữu.
Máy bay Su–30K Ấn Độ và Mirage – 2000 trong cuộc diến tập Garuda-II Năm 2005, đối thủ của Su – 30K là các máy bay tiêm kích hỗn hợp của Pháp bao gồm có Mirage-2000C, Mirage-2000-5, Mirage-2000N trong khuôn khổ cuộc diễn tập Garuda-II. Không quân Ấn Độ và Pháp thực hành các bài tập không chiến tầm gần và tầm xa, thực hiện các nhiệm vụ phòng không và có sự yểm trợ của máy bay dẫn đường – cảnh báo sớm, chỉ huy trên không AWACS.
Trong 8 ngày cả hai bên đã thực hiện 162 lượt cất cánh, Mirage-2000 thực hiện 80 lần xuất kích, Su – 30K thực hiện 74 lần, máy bay E-3F AWACS xuất kích thực hiện nhiệm vụ 4 lần, KC-135 - 2 lần và IL-78 - 2 lần . Các máy bay tiêm kích của Ấn Độ đã thực hiện hơn 200 giờ bay.
Theo các nguồn tin từ Pháp, Su – 30K thực hiện nhiệm vụ đánh chặn tốt hơn Mirage-2000С và thua sút hơn so với máy bay Mirage-2000-5 mới hơn có sử dụng radar RDY. Trong các trận không chiến tầm gần, các máy bay của Ấn Độ giành thắng lợi thuyết phục.
Ấn Độ giới thiệu máy bay Su – 30MKI của mình trước cộng đồng quốc tế trong cuộc diễn tập Cope India-2005. Các máy bay thực hiện các cuộc không chiến mô phỏng một đối một và trong đội hình chiến đấu các phi đội, thực hiện đánh chặn các cụm máy bay tấn công chủ lực. Đối thủ giả định cho máy bay tiêm kích mới của Ấn Độ là F-16C/D không quân Mỹ.
Một chi tiết rất thú vị trong cuộc diễn tập này là biên chế của các phi đội hai bên. Không quân Ấn Độ chỉ sử dụng máy bay tiêm kích Su – 30MKI, trong khi đó F-16 của Mỹ được sự yểm trợ thông tin từ phía các máy bay AWACS E-3.
Rõ ràng, yếu tố AWACS có ý nghĩa then chốt trong việc đảm bảo giành thắng lợi trong các trận không chiến, nhưng tỷ lệ thắng thua của cả hai bên tương đối tương đồng, các phi công Ấn Độ đã giành được sự cân bằng lực lượng nhờ vào ưu thế vượt trội của radars N011М Bars sử dụng ăng-ten mảng pha.
Trong cuộc diễn tập không quân Anh - Ấn Indra Dhanush-2006, có sự tham gia của máy bay tiêm kích Su – 30MKI và máy bay tiêm kích đánh chặn Tornado F3. Cả hai bên đều thống nhất không công bố kết quả của các cuộc không chiến, nhưng theo nhận xét của phi công Hoàng gia Anh, được phía Ấn Độ cho phép bay thử trên Su – 30MKI, máy bay tiêm kích của Nga hơn hẳn máy bay của Anh về các tính năng kỹ chiến thuật.
Năm 2007 trong khuôn khổ cuộc diễn tập Garuda-III, đối thủ của không quân Ấn Độ lại là các máy bay Mirage của Pháp. Lần này, những thông tin và bình luận về cuộc diễn tập rất ít, những các chuyên gia và phi công Pháp đều công nhận khả năng siêu cơ động của các máy bay Su - 30.
Tương tự như vậy, trong cuộc diễn tập Indra Dhanush-2007 với sự tham gia phía Ấn Độ là Su – 30MKI, phía không quân Anh là Eurofighter Typhoon đã diễn ra trên căn cứ không quân Anh RAF Waddington. Những đánh giá không chính thức của các thành viên tham gia cuộc diễn tập với máy bay Su – 30MKI rất khích lệ.
Trong khuôn khổ cuộc diễn tập đã thực hành khả năng cơ động di chuyển nhanh của cụm máy bay bao gồm 8 chiếc Su – 30MKI, hai chiếc IL – 78 và 1 chiếc IL – 76 đến căn cứ không quân tầm xa.
Su–30MKI Ấn độ và F-15C Mỹ bay biểu diễn trong Red Flag 2008 Máy bay tiêm kích đa nhiệm Su- 30MKI nhận được sự vinh danh xứng đáng của mình trong cuộc diễn tập Red Flag-2008 trên lãnh thổ Mỹ. Các thành viên tham gia gồm có Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Hàn Quốc. Để chuẩn bị, không quân Ấn Độ đã xuất kích 120 lần, chi phí cho công tác chuẩn bị gần 25 triệu đô la.
Phi đoàn cất cánh rời khỏi Ấn Độ vào ngày 07/07/2008 và đến căn cứ không quân Mountain Home ở bang bang Idaho vào ngày 17/07, chuyến bay có những điểm dừng ngắn ở Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp và Bồ Đào Nha.
Bộ Tư lệnh không quân Ấn Độ vì lý do an ninh đã cấm các phi công không được sử dung radar Bars ở chế độ chiến đấu (chỉ cho phép một số phi công đang huấn luyện), bật thiết bị chống tác chiến điện tử ở chế độ phản xạ lưỡng cực, đồng thời sử dụng thiết bị truyển tải thông tin trực tiếp (chỉ thực hiện liên lạc bằng lời nói).
Trong khuôn khổ cuộc diễn tập Su – 30MKI thực hiện các nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, yểm hộ các phi đội máy bay cường kích, tiến hành các trận không chiến với máy bay F-15C và F- 16В, thực hiện các đòn tấn công hỏa lực chế áp hệ thống phòng không giả định của đối phương.
Theo kết quả thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu của Su – 30MKI và các máy bay chiến đấu các loại khác của phương Tây, người Mỹ phải thừa nhận rằng, trong quá trình diễn ra cuộc diễn tập Red Flag-2008, máy bay Su – 30MKI có ưu thế vượt trội hơn so với máy bay tiêm kích hạng nặng F-15 và máy bay tiêm kích hạng nhẹ rất phổ biến trên thế giới F- 16.
Thành tích nổi bật của các phi công Ấn Độ trên các máy bay Nga được công nhận trong cuộc diễn tập quốc tế Garuda-IV. Các máy bay Su -30 MKI đã thực hành chiến đấu cùng với các máy bay phương Tây Rafale và Mirage-2000.
Trong thời gian diễn tập các máy bay chiến đấu theo chương trình diễn tập đã xuất kích 430 lần, bổ xung diễn tập tăng cường 100 xuất kích. Máy bay tiêm kích thực hiện nhiệm vụ đánh chặn cụm máy bay tấn công của đối phương, tiến hành các trận không chiến tầm gần và tầm xa, hộ tống các máy bay vận tải hạng nặng. Su – 30 MKI đã thể hiện ưu thế vượt trội về khả năng cơ động và tấn công trước các máy bay tiêm kích của phương Tây.
Hàng loạt những trận không chiến giả định thành công của Su 30MKI với các máy bay Mỹ và phương Tây được điểm thêm bằng cuộc diễn tập vào tháng 4.2012 ở Malaisia. Cạnh tranh cùng với Su – 30MKI là không đoàn số 11 của không quân Hoàng gia Anh và các F- 15C từ căn cứ không quân Mỹ ở Okinawa, một số máy bay được trang bị các radars hiện đại APG-63V3.
Các máy bay tiêm kích đã tiến hành các trận không chiến một đối một và đánh chặn các mục tiêu trên không. Thiếu tướng Matt Molloy, chỉ huy không đoàn số 18 của quân đội Mỹ nhận xét về Su – 30MKI: “Chúng tôi bay chiến đấu cùng với Su – 30MKI trong không chiến một đối một với các điều kiện đối phương ở trong giới hạn tầm nhìn và ngoài giới hạn quan sát được.
Như đã thấy, các máy bay chiến đấu Su đã thể hiện rất tốt khả năng cơ động linh hoạt khi thực hiện các bài tập chiến đấu cơ bản. Ngay cả trong điều kiện thực hiện nhiệm vụ ngoài trường nhìn, máy bay tiêm kích Su – 30MKI vẫn làm chủ tình thế trên bầu trời”.
Cho đến ngày nay, các máy bay chiến đấu Su – 30 MKI đã thể hiện khả năng giành chiến thắng trong các trận không chiến với tất cả các máy bay chiến đấu phương Tây thế hệ “4”, “4+” và “4++”.
Những tính năng kỹ chiến thuật hiện đại của Su – 30MKI cho phép thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện thiếu hụt thông tin từ các máy bay trinh sát, cảnh báo sớm và chỉ thị dẫn đường mục tiêu, giành thắng lợi trước những phi công được huấn luyện rất tốt của khối quân sự NATO cũng như các kinh nghiệm chiến đấu thực tế của lực lượng không quân Mỹ và phương Tây trong các cuộc xung đột khoảng 20 năm trở lại.
Cần nhận xét thêm rằng: Tham gia vào các cuộc diễn tập Red Flag chỉ có các nước thuộc khối NATO và các đồng minh thân cận của Mỹ, theo đánh giá của các chuyên gia, các cuộc diễn tập đó là các đợt tập huấn tác chiến đường không rất sát với thực tế các cuộc không chiến trên thế giới. Diện tích của thao trường trong căn cứ không quân Nellis thuộc bang Nevada có diện tích khoảng 21 000 km2.
Tùy theo tình hình thế giới được xây dựng, tổ chức các điều kiện tác chiến tương tự như ở vùng hay khu vực nào đó trên thế giới. Các thủ đoạn chiến thuật, cơ cấu tổ chức biên chế lực lượng đối kháng, vũ khí trang bị tương tự như của Nga và Trung Quốc.
Có đến 50 loại mô hình thể hiện vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh và hạ tầng cơ sở dân sự của “đối phương”, bao gồm có xe tăng, xe bọc thép, các trận địa tên lửa và pháo phòng không, các đài radars các chủng loại, đường sắt với các đoàn tầu hỏa, các cơ sở công nghiệp, các khu nhà dân sinh, cầu cống và ô tô các loại.

Trịnh Thái Bằng (Nguồn: VPK)
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Cái bộ mô phỏng lái của Su hào sao không làm luôn 360 độ cho nó thật các cụ nhể .. có mỗi tí hình ở đằng trước ..
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Cái bộ mô phỏng lái của Su hào sao không làm luôn 360 độ cho nó thật các cụ nhể .. có mỗi tí hình ở đằng trước ..
Do su hào không nhìn lại được phía sau cụ ợ nên chỉ làm đường trước cho đúng với thực tế thôi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top