[Funland] Phiên bản Su-30 nào tốt nhất ?

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Theo các cụ dòng su30 có cánh vịt tính năng tốt hơn su bình thường không ? .Em nghĩ là có vì 1 số biến thể lắp thiết bị điện tử ngoại .
 

kam

Xe tải
Biển số
OF-13908
Ngày cấp bằng
12/3/08
Số km
274
Động cơ
519,420 Mã lực
Theo các cụ dòng su30 có cánh vịt tính năng tốt hơn su bình thường không ? .Em nghĩ là có vì 1 số biến thể lắp thiết bị điện tử ngoại .
Su của mình nghe nói về cơ bản là cùng hạng với su của tàu, chỉ là minor upgrade thôi ạ. Bao giờ được như MKI.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Có 1 cách phân biệt dễ nhất giữa Su-27 & Su-30, đó là khi nhìn ngang, con nào buồng lái cong hơn là Su-30

 

USSR

Xe hơi
Biển số
OF-26598
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
129
Động cơ
488,690 Mã lực
Boeing chào bán Advanced Super Hornet tàng hình cho Malaysia

Malaysia có thể mua các tiêm kích đa nhiệm Advanced Super Hornet có khả năng tránh radar phát hiện cao hơn 50% so với F/A-18 Super Hornet, Boeing tuyên bố.



Tiềm lực chiến đấu của máy bay cải tiến được tăng lên nhiều là nhờ các thùng nhiên liệu ốp thân cho phép máy bay bay xa hơn và nhanh hơn khi dùng các thùng dầu treo (tăng 260 hải lý tầm bay), hệ thống tác chiến điện tử cải tiến và các thùng chứa vũ khí bên trong, nên tạo ra khả năng tàng hình cho máy bay.

Boeing cho rằng, Malaysia có thể mua các tiêm kích sản xuất loạt Block II Super Hornet, sau đó khi muốn có thể nâng cấp lên Advanced Super Hornet khi chỉ phải trả thêm chi phí 10%. Malaysia dự định thay thế 18 chiếc MiG-29N và mua 3 máy bay chỉ huy/báo động sớm.

Boeing cho biết, biến thể tàng hình mới của Super Hornet có thể sẵn sàng chuyển giao vào năm 2018 và vượt trội các máy bay đối phương tiềm tàng đến năm 2030 và sau đó.

Việc bay thử nghiệm mẫu chế thử Advanced Super Hornet đã bắt đầu ngày 5/8/2013 từ sân bay nhà máy của công ty ở St Louis, Mỹ.

Nguồn: Bernama, MP, 25.9.2013.

Cái quan trọng là có em này về rồi thì vài năm nữa Mẽo chuyển giao cho cái post Growler nữa là đủ bộ. Lúc bấy giờ thì MAF lại là lực lượng mạnh nhất châu A.:D
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Điển hả ? liên quan gì tới chủ đề ?

Boeing chào bán Advanced Super Hornet tàng hình cho Malaysia

Malaysia có thể mua các tiêm kích đa nhiệm Advanced Super Hornet có khả năng tránh radar phát hiện cao hơn 50% so với F/A-18 Super Hornet, Boeing tuyên bố.



Tiềm lực chiến đấu của máy bay cải tiến được tăng lên nhiều là nhờ các thùng nhiên liệu ốp thân cho phép máy bay bay xa hơn và nhanh hơn khi dùng các thùng dầu treo (tăng 260 hải lý tầm bay), hệ thống tác chiến điện tử cải tiến và các thùng chứa vũ khí bên trong, nên tạo ra khả năng tàng hình cho máy bay.

Boeing cho rằng, Malaysia có thể mua các tiêm kích sản xuất loạt Block II Super Hornet, sau đó khi muốn có thể nâng cấp lên Advanced Super Hornet khi chỉ phải trả thêm chi phí 10%. Malaysia dự định thay thế 18 chiếc MiG-29N và mua 3 máy bay chỉ huy/báo động sớm.

Boeing cho biết, biến thể tàng hình mới của Super Hornet có thể sẵn sàng chuyển giao vào năm 2018 và vượt trội các máy bay đối phương tiềm tàng đến năm 2030 và sau đó.

Việc bay thử nghiệm mẫu chế thử Advanced Super Hornet đã bắt đầu ngày 5/8/2013 từ sân bay nhà máy của công ty ở St Louis, Mỹ.

Nguồn: Bernama, MP, 25.9.2013.

Cái quan trọng là có em này về rồi thì vài năm nữa Mẽo chuyển giao cho cái post Growler nữa là đủ bộ. Lúc bấy giờ thì MAF lại là lực lượng mạnh nhất châu A.:D
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Thế su35 có khác su27 là mấy không cụ ? .Theo em để nhận biết su27/30/35 như sau : Su30 2 chỗ , lốp trước kép ,các phiên bản thường có cánh vịt , 12 mấu cứng .Su 27 1cchỗ , lốp đơn , không có cánh vịt , 10 mấu cứng .Su 35 thì giống su 30 , không cánh vịt nhưng chỉ có 1 chú phi công .
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Phiên bản thử nghiệm thì có cả su30 1 chô
 

nangsaigon

Xe hơi
Biển số
OF-294050
Ngày cấp bằng
27/9/13
Số km
118
Động cơ
315,390 Mã lực
Vietnam mình có bao nhiêu bản Su nâng cấp các cụ nhỉ ?
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
J-15 Trung Quốc không phải đối thủ của Su-30 MK2

Thứ ba 01/10/2013 16:19
ANTĐ - Năng lực tác chiến của hàng không mẫu hạm được xây dựng trên cơ sở thực lực của tiêm kích hạm mà chủ yếu là vũ khí, trang bị trên máy bay. Trang mạng Defence News của Mỹ ngày 28-09 đã có bài viết cho rằng, tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc không thể địch lại máy bay chiến đấu Su-30MK2 của một số nước Đông nam Á.

Defence News cho rằng, do những hạn chế của đường băng kiểu cầu bật trên tàu sân bay Liêu Ninh nên lượng bom đạn mà J-15 mang theo rất hạn chế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tác chiến. Các chuyên gia cho rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất tải của máy bay không chỉ xuất phát từ phương thức cất cánh mà một yếu tố cũng rất quan trọng là trọng lượng tên lửa mà nó cho phép mang theo.
Defence News phân tích, với tải trọng hữu ích rất thấp, sau khi đã nạp đầy nhiên liệu, J-15 chỉ mang được vẻn vẹn 2 tấn vũ khí. Ngoài 2 quả tên lửa chống hạm YJ-83K, nó chỉ có thể lắp đặt tối đa 2 quả tên lửa đối không. Trong khi đó, trọng lượng của tên lửa đối không tầm trung PL-12 lại quá nặng nên J-15 không thể mang theo loại tên lửa này mà chỉ có thể mang theo được tên lửa đối không tầm ngắn PL-8.
Khi không thể mang theo PL-12, với hạn chế về tầm phóng tên lửa không đối không như vậy, J-15 không thể đấu lại với các tiêm kích hạm khác, thậm chí nó còn không phải là đối thủ của các tiêm kích đánh biển Su-30MK2 mà một số quốc gia Đông nam Á đang sở hữu, được trang bị các loại tên lửa không đối không tầm trung của Nga có tầm bắn và tính năng vượt trội PL-8.
Tên lửa PL-12 có tầm phóng thực tế 70km và chưa được kiểm chứng chất lượng không thể sánh được với tên lửa Vympel R-27 (NATO: AA-10 Alamo) và Vympel R-77 (RVV-AE) (NATO AA-12 Adder) của hãng Vympel có tầm phóng trên dưới 100km.

J-15 Trung Quốc

Cùng với hạn chế về lượng bom đạn, J-15 có thể còn không mang nổi khoang điện tử. Điều này sẽ làm cho khả năng tấn công chính xác của số vũ khí vốn đã ít ỏi càng giảm đi rõ rệt. Để hoàn thành một nhiệm vụ đơn giản là tấn công đối hải, Liêu Ninh phải huy động thêm nhiều tiêm kích hạm để đảm nhận thêm nhiệm vụ đánh chặn các máy bay chiến đấu của địch, đó là một sự lãng phí tài nguyên vũ khí rất lớn.
Bài báo phân tích, nguyên nhân chủ yếu là do tàu sân bay của Trung Quốc thiết kế theo kiểu cầu bật, trong khi họ lại không có máy phóng, làm hạn chế trọng lượng cất cánh tối đa của tiêm kích hạm. Ngoài ra, kích thước của Liêu Ninh cũng tương đối nhỏ làm hạn chế chiều dài của đường băng, dẫn đến tiêm kích hạm hạng nặng không tích lũy đủ tốc độ trước khi rời mặt boong.
Kinh nghiệm từ thời Liên Xô đã cho thấy, đối với loại tàu sân bay kích thước như vậy, để đạt được trọng lượng cất cánh tối đa 26 tấn đối với một tiêm kích hạm đã là rất khó. Vì vậy, ngay sau khi Su-33 ra đời, người Nga đã phải quay sang phát triển loại tiêm kích hạm hạng nhẹ MiG-29K có trọng lượng cất cánh tối đa thấp hơn Su-33. Loại máy bay này sẽ được Nga dùng để thay thế dần dần Su-33 và xuất khẩu cho hải quân Ấn Độ.
Tiêm kích hạm J-15 Trung Quốc vừa hoàn tất thử nghiệm cất,
hạ cánh trên tàu sân bay với đầy đủ vũ khí

Defence News cho rằng, nếu chỉ mang được tải trọng vũ khí có 2 tấn, nếu trang bị đa nhiệm cho cả đối hải và đối không thì J-15 rất dễ bị máy bay khác tiêu diệt trước khi hoàn thành nhiệm vụ tấn công biên đội tàu. Bởi vậy, Trung Quốc chỉ có thể tùy theo yêu cầu nhiệm vụ để mang theo tối đa một loại vũ khí chuyên biệt với số lượng máy bay gấp đôi mới có khả năng hoàn thành những nhiệm vụ riêng rẽ.
Trong trường hợp này, một số J-15 sẽ mang theo PL-12 để tranh đoạt quyền kiểm soát trên không với các tiêm kích hạm và tiêm kích đánh biển và một số khác trang bị tên lửa đối hạm YJ-83K để tấn công tàu thuyền. Như vậy, nếu muốn tấn công một biên đội tàu có tiêm kích hộ tống hoặc biên đội tàu sân bay thì Trung Quốc sẽ phải tăng thêm số lượng J-15 để một số chiếc chuyên làm nhiệm vụ đánh chặn, số khác thì tấn công đối hải.
Cách thứ 2 mà người Trung Quốc có thể sử dụng để tăng cường lượng vũ khí mang theo là giảm lượng dầu cần thiết, như vậy bán kính tác chiến của J-15 vốn đã ngắn lại càng ngắn hơn, dẫn đến phạm vi tác chiến bị thu hẹp rõ rệt. Vì vậy xét về tổng quát nó không hơn được loại tiêm kích nào, xét từng tham số và tính năng riêng rẽ nó cũng đều thua sút. Chính vì vậy, hiện Trung Quốc đang dốc sức nghiên cứu, chế tạo máy phóng nhằm tăng cường khả năng chất tải vũ khí cho J-15.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Su-30 của Nga và F-16 của Mỹ khác nhau như thế nào?

10:44 | 25/08/2013
(Petrotimes) - Sukhoi Su-30 “Flanker C” của Nga và General Dynamics F-16 “Fighting Falcon” của Mỹ là hai loại máy bay chiến đấu phản lực đang được sử dụng nhiều nhất trong không lực các quốc gia trên thế giới.


Máy bay chiến đấu đa năng Sukhoi Su-30MK2V
Những máy bay của Mỹ đều có một biệt danh, như Falcon, còn biệt danh Flanker là tên gọi của NATO đặt cho máy bay Nga.
Su-30 sử dụng ở Nga, Trung Quốc, Venezuela, Algeria, Uganda, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
F-16 được dùng trong Không quân Mỹ và 25 quốc gia khác.
Đây là những máy bay thuộc hạng chiến đấu cơ thế hệ thứ 4, nghĩa là chưa phải loại mới nhất hay tối tân nhất như chiến đấu cơ thế hệ thứ 5.
Nhưng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5, có thêm đặc tính đáng chú ý nhất là tàng hình nghĩa là khó bị địch phát hiện, hầu hết hãy còn ở giai đoạn phát triển và sản xuất chưa đi vào sử dụng. Ngoại trừ F-22 của Mỹ đã có khoảng 150 chiếc sử dụng từ năm 2005 và F-35 đang bắt đầu sản xuất; PAK FA của Nga, J-20 và J-21 của Trung Quốc mới chỉ được bay thử. Theo dự trù ít nhất 3 năm nữa, nghĩa là sau năm 2016, các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 mới bắt đầu được sử dụng.
Cũng nên biết rằng giá trị chiến đấu không chỉ ở chính máy bay mà còn phụ thuộc nhiều nơi trang bị điện tử và vũ khí, do đó chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 chưa hẳn đã ưu việt hơn thế hệ thứ tư về tất cả mọi mặt. Vả lại, các chuyên gia cho rằng chỉ 10 năm nữa khả năng tàng hình như hiện nay sẽ không còn hiệu quả khi kỹ thuật điện tử có thêm những tiến bộ mới. Một số máy bay thế hệ 4 được trang bị hệ thống điện tử dò tìm và hệ thống vũ khí mới như F-18 Super Hornet của Hải quân Mỹ được gọi là thế hệ 4.5. Nói cách khác, hàng chục năm nữa, chiến đấu cơ thế hệ 4 và thế hệ 4 cải tiến, sẽ vẫn còn là đối thủ của thế hệ 5 chứ chưa tới lúc về nghỉ hưu.
Su-30 và F-16 là hai loại máy bay chiến đấu đang được dùng phổ biến nhất. Dưới đây là sự đối chiếu chứ không phải so sánh, bởi lẽ mỗi loại có rất nhiều phiên bản khác nhau. Sự so sánh hai kiểu máy bay chiến đấu là vô nghĩa, với những tính năng, trang bị cũng như tùy thuộc vào từng nhiệm vụ chiến trường đang thi hành của nó.
Nặng và nhẹ
Su-30 là máy bay chiến đấu hạng nặng, hai động cơ phản lực đặt cạnh nhau trong thân, trọng lượng cất cánh tối đa 35 tấn.
F-16 là chiến đấu cơ nhẹ, một động cơ phản lực, trọng lượng cất cánh 20 tấn.
Thành công của chiếc F-4 Phantom II, chiến đấu cơ đa năng thế hệ 3, qua những kinh nghiệm ở chiến trường Trung Đông, là bài học để công ty Sukhoi ở Liên Xô thiết kế chiếc Su-27 năm 1985. Su-30 với nhiều phiên bản khác nhau sau này là sự cải tiến và sửa đổi trên căn bản của S-27.
F-16 thoạt tiên được trù liệu là máy bay chiến đấu ban ngày, chủ yếu với sứ mạng tiêm kích, ngăn cản máy bay địch bảo vệ không phận, những phiên bản sau chuyển thành chiến đấu cơ đa năng sử dụng trong mọi thời tiết. Trừ một vài phiên bản, F-16 do một phi công điều khiển.
Su-30 là loại chiến đấu cơ đa năng do 2 phi công điều khiển. Cả hai loại F-16 và Su-30 đều có vận tốc tối đa khoảng Mach 1.2 ở mặt biển và Mach 2 trên cao độ, trần bay 50.000 feet, vận tốc thăng 250 m/giây.
Nhưng F-16 chỉ có tầm hoạt động dưới 400 dặm nếu không mang bình nhiên liệu phụ hay được tiếp tế trên không. Su-30 có tầm hoạt động gấp hơn 2 lần và lâu tới 4 giờ.
Linh hoạt
Vì F-4 Phantom quá đắt tiền nên sau chiến tranh Việt Nam, Không quân Mỹ muốn có một loại máy bay nhẹ thích hợp cho không chiến và sử dụng ít tốn kém hơn. F-16 chỉ bằng ½ giá Su-30 và tiêu thụ nhiên liệu cũng ít hơn. Nhưng giá cả là một vấn đề quá phức tạp và không thể có tiêu chuẩn để so sánh. Giá của hai máy bay cùng loại có thể khác xa nhau, đôi khi đắt gấp rưỡi hay hơn nữa. Trước hết, một máy bay mới sẽ tính gồm cả chi phí không nhỏ về nghiên cứu phát triển, khác với máy bay đã đưa vào dây chuyền sản xuất hàng loạt. Tiếp đó là trang bị và vũ khí, phụ kiện, chi phí bảo trì, huấn luyện phi công cùng nhiều nhu cầu khác…
Được chấp thuận dự án năm 1976 và bắt đầu chế tạo từ 1980, F-16 là máy bay chiến đấu đầu tiên dùng hệ điều khiển gọi là “fly by wire”, dùng giây điện qua máy tính. Khác với các máy bay cũ, phi công qua hệ thống giây cáp, bộ phận cơ khí, thủy lực, điều kiển các cánh nhỏ, đuôi, bánh lái để làm máy bay chuyển hưởng. Phương pháp mới giúp tăng khả năng linh hoạt, dễ dàng xoay trở của máy bay nhờ giảm nhu cầu ổn định bền. Khi phi công điều khiển trực tiếp bằng tay chân, máy bay sẽ an toàn hơn nếu tự quay trở về trạng thái ổn định ban đầu (static stability). Nhưng điều này cũng có nghĩa là cản trở những tác dụng truyền cho nó và phi công sẽ phải tiếp tục tác động. Với phương pháp “fly by wire”, máy tính nhận lệnh thi hành, sẽ điều chỉnh thích hợp mọi điều kiện của máy bay theo ý phi công, và tạo ổn định với tình trạng mới không cần thêm sự can thiệp khác.
Trong không chiến trước kia, điều quan trọng nhất là một máy bay chiến đấu có thể dễ dàng và mau chóng chiếm lãnh vị trí thuận lợi để sử dụng vũ khí. Vị trí lý tưởng là lòn ra phía sau máy bay địch, đuổi theo nổ súng hay phóng tên lửa tầm nhiệt tìm theo hơi nóng tới ống thoát hơi của động cơ phản lực. Với tiến bộ của tên lửa và hệ thống điều khiển điện tử, giao chiến trên không có thể diễn ra rất xa ngoài tầm nhìn của mắt.
Trong chiến tranh Việt Nam, F-4 C “Phantom” nặng nề hơn không thể linh hoạt bằng MiG-15, nhưng được ưu thế nhờ hệ thống điện tử và tên lửa. Phi công thứ hai trên F-4 C có thể phát hiện ra địch trước qua màn hình radar, và tấn công từ phía trước, sau hay ngang – với tên lửa Sparrow hoặc Sidewinder – rồi đổi hướng trốn tránh nếu địch không bị hạ.
Như vậy có lúc người ta đã cho rằng có thể hy sinh bớt khả năng linh hoạt. Nhưng các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4, tính linh hoạt vẫn được xem là một yếu tố thiết yếu với không chiến trong hay ngoài tầm mắt nhìn. Phát hiện ra địch từ rất xa bằng hệ thống radar dò tìm và theo dõi di chuyển thật mau đến vị trí tốt nhất để phóng tên lửa tấn công rồi tẩu thoát không để địch đuổi theo, đó là mục dích chính. Trong điều kiện này, cần mau chóng đạt tới vận tốc lớn và cao độ vì có lợi thế trong cả tấn công và tự vệ; vận tốc của máy bay cũng giúp thêm động năng cho tên lửa phóng đi nhanh chóng tới mục tiêu. Các máy bay thế hệ thứ 4 đều sử dụng hệ điều khiển “fly by wire”.
Sukhoi Su-30 là loại chiến đấu cơ lớn và nặng nhưng có khả năng linh hoạt rất tốt nhờ hệ thống “thrust vectoring” (định hướng sức đẩy), phương pháp do Nga áp dụng đầu tiên cho các máy bay chiến đấu Su-27 của họ. Ống thoát hơi của hai động cơ phản lực chĩa ra 32 độ theo chiều ngang với trục máy bay và có thể quay lên hoặc xuống 15 độ. Hệ thống này cùng với chuyển động quen thuộc của cánh, cánh nhỏ, đuôi, bánh lái giúp thêm hiệu quả cho sự chuyển hướng của máy bay.

F-16 “Fighting Falcon” của Mỹ
Đến nay F-16 đã ngưng sản xuất cho Không quân Mỹ sau khi hơn 4.500 được đưa vào hoạt động, ngoại trừ nếu có nhu cầu xuất khẩu cho tới 5 năm nữa. Su-30 bay thử lần đầu tiên năm 1989 và bắt đầu đưa vào sử dụng từ 1996. Đến nay đã có hơn 420 máy bay được sản xuất và còn tiếp tục với nhiều phiên bản thích hợp với những nhiệm vụ khác nhau của không quân, hải quân hay bộ binh. Su-30 cũng là mặt hàng xuất khẩu vũ khí quan trọng của Nga. Đồng thời Sukhoi cũng hợp tác với Ấn Độ sản xuất phiên bản Su-30 MKI tại Ấn Độ.
Su-30 MK2V do KnAAPO, một phân bộ của Sukhoi sản xuất, có ống thoát hơi định hướng và “canard” nghĩa là 2 cánh phụ nhỏ phía trước cánh chính, nhằm tăng ổn định bay. Tên này do Pháp đặt ra vì trông giống như con vịt bay và thường chỉ có ở những máy bay cánh tam giác không có đuôi phía sau.
Là chiến đấu cơ hạng nặng, Su-30 mang được nhiều bom đạn hơn F-16, bao gồm các loại tên lửa không-không, không-đất, bom thường hoặc có điều khiển và một đại bác 30mm nòng xoay bắn nhanh.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Tiêm kích nào "xứng tầm" Su-30MK2 Việt Nam ở Đông Nam Á?

(Soha.vn) - Ngay khi xuất hiện tại Đông Nam Á trong biên chế Không quân Việt Nam... Su-30MK2 đã nhanh chóng trở thành tiêm kích số 1 ở khu vực này.

Ngay khi xuất hiện tại Đông Nam Á trong biên chế Không quân Việt Nam, Malaysia và Indonesia, tiêm kích đa năng Su-30MK2 đã nhanh chóng trở thành tiêm kích số 1 ở khu vực này. Cùng với F-15, Su-30MK2 trở thành những kẻ thống trị bầu trời Đông Nam Á.
Tuy nhiên, trật tự này đang có sự thay đổi với sự xuất hiện của tiêm kích JAS-39 Gripen trong biên chế Không quân Hoàng gia Thái Lan. Giữa JAS-39 và Su-30MK2, tiêm kích nào giành được lợi thế nhiều hơn trong một cuộc so tài nếu có? Ngoài những thế mạnh về đặc tính kỹ thuật, JAS-39 sẽ hoạt động ra sao trong môi trường tác chiến phi đội bay hỗn hợp?

JAS-39 Gripen ở một góc độ hoàn toàn khác khi so sánh với Su-30MK2.​

JAS-39 Gripen là sản phẩm độc đáo của Tập đoàn SAAB, chương trình phát triển được khởi xướng vào năm 1979, mẫu thử nghiệm cất cánh lần đầu tiên vào năm 1988. JAS-39 là một tiêm kích hạng nhẹ xuất sắc xét trên nhiều góc độ khác nhau, từ đặc tính kỹ chiến thuật, chi phí vận hành đến sức mạnh tác chiến.
Máy bay được trang bị những công nghệ tốt nhất của công nghiệp hàng không Thụy Điển và đều là những công nghệ đạt tầm cỡ thế giới. JAS-39 có buồng lái kiểu “nhà kính” hiện đại với hệ thống điện tử tích hợp, biến nó thành một máy bay được “lập trình”.
Buồng lái được trang bị 3 màn hình hiển thị LCD đa chức năng cùng màn hình hiển thị HUD (Head-up-display). Màn hình LCD ở vị trí trung tâm cung cấp dữ liệu chiến thuật dựa trên một bản đồ ảo do máy tính lập nên. Màn hình bên trái cung cấp các dữ liệu về chuyến bay và màn hình bên phải hiển thị các mục tiêu thu nhận được từ các hệ thống cảm biến.
Phi công được trang bị hệ thống mũ bay tích hợp IHMD còn được gọi là Cobra, IHMD là tiền thân của mũ bay tích hợp trên tiêm kích EF-2000 Typhoon hiện nay. Chỉ cần phi công ngoái đầu nhìn thấy mục tiêu thì tên lửa có thể khóa mục tiêu và phóng tên lửa tiêu diệt về phía sau.

JAS-39 Gripen là một tiêm kích xuất sắc nhưng nó phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ không phận hơn là đánh chặn tầm xa.​

Hệ thống điện tử kiến trúc mở cho phép máy bay có thể cập nhật các công nghệ hiện đại một cách dễ dàng để máy bay không bị lạc hậu theo thời gian. Cảm biến chính của JAS-39 hiện nay là radar xung Doppler PS-05/A. Đây là một radar có độ tin cậy rất cao, có khả năng phát hiện mục tiêu đường không ở cự ly 120km, phát hiện các mục tiêu mặt đất ở cự ly 70km.
Ngoài ra, JAS-39 còn được trang bị hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại IRST, cho phép thực hiện các phi vụ tấn công lén, khiến đối phương không kịp trở tay. JAS-39 được trang bị động cơ RM12, biến thể của động cơ F414 thế hệ mới với khả năng tăng lực lên 25-35% so với động cơ cũ. Động cơ RM12 cung cấp lực đẩy có đốt sau 80,5kN, máy bay có khả năng đạt tốc độ tối đa gấp 2 lần tốc độ âm thanh(2.204km/h), bán kính chiến đấu 800km, phạm vi hoạt động không cần tiếp nhiên liệu đạt 2.500km.
Trong khi đó Su-30MK2 hội tụ những công nghệ hàng không tối tân hiện nay của Nga. Kế thừa và phát huy những đặc tính ưu việt từ thiết kế của Su-27, cùng với việc cập nhật các công nghệ điện tử hàng không tiên tiến đã khiến cho Su-30MK2 trở thành một trong những tiêm kích thế hệ 4+ hàng đầu thế giới hiện nay.
Su-30MK2 cũng có buồng lái nhà kính hiện đại với các màn hình hiển thị LCD đa chức năng hiển thị các thông số về mục tiêu. Hệ thống mũ bay tích hợp ASP-PVD-21 giúp phi công nhắm mục tiêu bằng cách nhìn vào mục tiêu. Tuy nhiên, góc nhìn của mũ bảo hiểm trên Su-30MK2 không rộng bằng trên JAS-39.
Radar điều khiển hỏa lực trên Su-30MK2 có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng, dựa trên nền tảng radar N001VE do Viện nghiên cứu khoa hoc công nghệ Tikhomirov phát triển, với phạm vi tìm kiếm mục tiêu tối đa 240km.
Radar có khả năng theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu cùng lúc ở trên không hoặc 2 mục tiêu dưới mặt đất. Các biến thể như Su-30MKM được trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động N011M Bars, với phạm vi phát hiện mục tiêu tới 400km.

Khả năng đánh biển xuất sắc của Su-30MK2 là điều mà JAS-39 Gripen chưa đạt được.​

Như vậy về radar điều khiển hỏa lực Su-30MK2 mạnh hơn so với Jas-39. Hỗ trợ cho radar là hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại OLS-27 với phạm vi tìm kiếm mục tiêu tối đa tới 70km.
Về vũ khí, Su-30MK2 có khả năng mang tải trọng vũ khí lớn hơn so với JAS-39. Cụ thể, Su-30MK2 có thể mang theo tới 8 tấn vũ khí, còn JAS-39 chỉ có thể mang theo tối đa 6,5 tấn vũ khí. Bán kính chiến đấu của JAS-39 chỉ khoảng 800km trong khi đó bán kính chiến đấu của Su-30MK2 tới 1.600km.
Tốc độ bay của Su-30MK2 cũng vượt trội so với JAS-39, Su-30MK2 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,35 (khoảng 2.500km/h), tốc độ tối đa của JAS-39 khoảng Mach 2 (2.204km/h) Trần bay của JAS-39 là 15,2km còn Su-30MK2 là 17,3km. Trần bay cao, tốc độ nhanh sẽ tạo cho Su-30MK2 nhiều lợi thế trong các tình huống không chiến tầm gần nơi mà tốc độ luôn là lợi thế số một.
Tuy vậy, lợi thế về thông số kỹ thuật chỉ là một phần trong các yếu tố để tạo nên chiến thắng trên chiến trường. Để giành được chiến thắng trên chiến trường, cần có sự phối hợp giữa các tiêm kích với nhau cũng như sự hỗ trợ của trung tâm điều khiển mặt đất.
Su-30MK2 hoạt động trong biên chế Không quân Việt Nam nhận được sự hỗ trợ đắc lực của các tiêm kích khác như Su-27 tiền thân của Su-30MK2, MiG-21, Su-22 đều là những máy bay do Nga chế tạo. Bên cạnh đó các đài radar điều khiển mặt đất đều có nguồn gốc từ Nga nên sự đồng bộ hóa rất cao.
Trong khi đó JAS-39 mặc dù là một tiêm kích đáng gờm nhưng nó lại ở một tiêu chuẩn hoàn toàn khác so với các tiêm kích F-16 và F-5 đang có trong biên chế Không quân Hoàng gia Thái Lan. Mặt khác tầm bay hạn chế làm cho tiêm kích này chỉ thích hợp với nhiệm vụ bảo vệ không phận, khả năng đánh biển khá hạn chế.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,320
Động cơ
389,523 Mã lực
Ấn Độ điều phi đội Su-30MKI áp sát Trung Quốc

(Soha.vn) - Một phi đội máy bay chiến đấu tiên tiến Su-30MKI sẽ được triển khai bổ sung tới căn cứ không quân chiến lược Chabua giáp biên giới Trung Quốc.

Chia sẻ những thông tin này, Trung tá Không quân Ấn Độ Gaurav Mani Tripathy nói với các nhà báo trước thềm kỷ niệm 81 năm Không quân Ấn Độ vào ngày 8/10 tới rằng Phi đội siêu tiêm kích đa năng Sukhoi-30MKI bổ sung sẽ được sử dụng để tuần tra bầu trời trong khu vực.
Động thái này của Không quân Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh vài năm gần đây, quan hệ tại khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là việc triển khai quân đội đồn trú ở biên giới của cả hai nước này.

Với việc sắp sửa cho nghỉ hưu Phi đội MiG-21 cuối cùng, Tripathy cho biết, căn cứ đã thực hiện nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng để chuẩn bị tiếp nhận Sukhoi-30MKI, những máy bay chiến đấu đã bàn giao trong tháng 2 năm 2011.
Nói về Su-30MKI, Tripathy cho biết chiếc máy bay này được sản xuất bởi Hindustan Aeronautics Ltd (HAL) theo giấy phép của công ty Nga Sukhoi.
Ông này khẳng định, biến thể máy bay chiến đấu hạng nặng, tầm xa, mọi điều kiện thời tiết của Ấn Độ đã được nâng cấp hơn so với nguyên mẫu Su-30MK và nhiều khả năng hơn các máy bay của Trung Quốc (Su-30MKK/MK2) và Malaysia (Su-30MKM).

Su-30MKI của Không quân Ấn Độ có nhiều khả năng hơn Su-30MKK của Trung Quốc.

Nói về căn cứ Chabua, ông Tripathy cho hay, "Căn cứ đã phục vụ như là nơi chủ yếu để triển khai quân đội ở Arunachal Pradesh với các máy bay vận tải và trực thăng khác nhau."
Cơ sở Chabua được xây dựng vào năm 1939 và sử dụng trong suốt Thế chiến II bởi lực lượng Đồng Minh chống lại xâm lược các lực lượng Nhật Bản.
Là một căn cứ Không quân Ấn Độ, Chabua còn đóng vai trò là nơi huấn luyện phi công trẻ MiG-21, Tripathy nói.


Tháng 6 Trung Quốc điều J-11 đối đầu Su-30MKI

http://nguyentandung.org/trung-quoc-dieu-j-11-doi-dau-su-30mki.html
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top