[Funland] Phiên bản Su-30 nào tốt nhất ?

tienphong75

Xe tải
Biển số
OF-131391
Ngày cấp bằng
18/2/12
Số km
422
Động cơ
376,543 Mã lực
Các cụ cho em hỏi cách phân biệt giữa Su27 và Su30. Em không phải dân nhà nghề nên nhìn chúng nó mà không phân biệt được. Cảm ơn các cụ trước.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Các cụ cho em hỏi cách phân biệt giữa Su27 và Su30. Em không phải dân nhà nghề nên nhìn chúng nó mà không phân biệt được. Cảm ơn các cụ trước.
Cái đó hơi khó cụ ạ .Su 27 thường 1-2 người lái , không có cánh mũi và thường chỉ mang 10 giá treo .Su 30 2 người lái và 1 số dòng có cánh mũi , vũ trang thì 12 giá . Theo em thế là dễ phân biệt nhất .
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Cái đó hơi khó cụ ạ .Su 27 thường 1-2 người lái , không có cánh mũi và thường chỉ mang 10 giá treo .Su 30 2 người lái và 1 số dòng có cánh mũi , vũ trang thì 12 giá . Theo em thế là dễ phân biệt nhất .
Nó mà thò càng trước ra thì ta dựa vào số lốp.
SU27 có 1 lốp còn SU30 có 2 lốp ợ :D
 

Bắp cải

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-201067
Ngày cấp bằng
7/7/13
Số km
3,933
Động cơ
352,652 Mã lực
Nơi ở
vườn rau
Các cụ cho hỏi buồng lái MK2 có 2 vị trí thì :
Phi công đầu là lái, vậy phi công sau có nhiệm vụ gì...điều khiển hệ thống vũ khí à, hay nhiệm vụ của 2 bác ấy ra sao?
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình

Ảnh bên trái là buồng lái phi công ngồi trước (điều khiển máy bay) và ảnh phải là buồng phi công ngồi sau (vận hành hệ thống radar, vũ khí).
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Báo Anh bình luận về 12 chiến đấu cơ Su-30MK2 mới của Việt Nam

(Soha.vn) - Tạp chí quốc phòng IHS Jane's Defense Weekly vừa có bài viết bình luận về thương vụ đặt mua 12 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 mới của Việt Nam.

Theo Jane, hợp đồng mua thêm 12 máy bay mới dường như đã được hoàn tất trong chuyến thăm của Bộ Trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh trong chuyến thăm Moscow vào trung tuần tháng 8 vừa qua.
Theo tiết lộ mà hãng tin Interfax-AVN trích dẫn nguồn tin giấu tên trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga thì 12 chiến đấu cơ Su-30MK2 sẽ được cung cấp cho Việt Nam theo 3 lô trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2015. Tổng giá trị của thỏa thuận nằm trong khoảng 450 - 600 triệu USD, bao gồm cả việc cung cấp trang thiết bị kỹ thuật và phụ tùng đi kèm.

Tiêm kích Su-30MK2
Thỏa thuận mới sẽ đánh đấu một hợp đồng đặt hàng các chiến đấu cơ Su-30MK thứ tư của Không quân Việt Nam tính từ năm 2003 tới nay. Trong đó, 24 chiếc Su-30MK và Su-30MK2 đã được Nga cung cấp cho Việt Nam theo các hợp đồng được ký kết trong năm 2003, 2009 và 2010. Việc bàn giao đã hoàn tất trong năm 2012.
Theo Jane, với việc đặt mua một số lượng lớn các hệ thống quân sự từ Nga, Việt Nam có lẽ sẽ phải chi trả cho hợp đồng máy bay mới từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm việc tăng cường mở rộng ngân sách quốc phòng, riêng năm 2013 dự kiến đạt tới 3,7 tỷ USD và chủ yếu được chi trả thông qua nguồn tài chính từ dầu mỏ và khí đốt.
Trong chiều hướng mua bán thiết bị quân sự như vậy, Jane cho rằng có sự đóng góp đáng kể là hiệp hội năng lượng quốc doanh của 2 nước - PetroVietnam và Gazpromm, hai tập đoàn này đang tham gia hợp tác cùng nhau trên 7 dự án lớn.
Trả lời phỏng vấn của IHS Jane's, ông Carlyle Thayer, Giáo sư Học viện Quốc phòng Australia - chuyên gia quân sự về Việt Nam bình luận rằng, việc Hà Nội mua thêm các máy bay chiến đấu Su-30MK2 là hoàn toàn hợp lý trong điều kiện căng thẳng trong chanh trấp Biển Đông, do vậy, tăng cường sức mạnh quân sự trong vài năm tới sẽ giúp Việt Nam chống lại những thách thức chiến lược đang gia tăng và một lượng lớn các thiết bị quân sự lỗi thời trong kho.
Giáo sư Thayer cũng cho rằng, việc bổ sung thêm các phi đội chiến đấu cơ Su-30MK và Su-30MK2 sẽ hỗ trợ đáng kể cho các phi đội chiến đấu lỗi thời gồm MiG-21 và Su-22 đã hoạt động từ những năm 1970 và 1980, cũng như những máy bay Su-27 đã mua từ đầu năm 90.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
mua su-30 bằng dầu và khí của mình do thằng nga tự hút tự mang về để bảo vệ chính lợi ích của nga ở biển đông . thật chả cái tiện nào tiện bằng . nga khôn vãi
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
mua su-30 bằng dầu và khí của mình do thằng nga tự hút tự mang về để bảo vệ chính lợi ích của nga ở biển đông . thật chả cái tiện nào tiện bằng . nga khôn vãi
Mà những cái này cũng sắp hết roài :(
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
ối dời ơi nói mồm thế thôi còn khướt mới hết. mõ cũ có thể cạn nhưng chả tự dưng mấy ông PV Drill nhà mềnh lại tự làm cái dàn khoan nổi tổ bố kéo lang thang để các cụ Đinh Lý phải bảo vệ đâu

Khẳng định trí tuệ Việt và thương hiệu Petrovietnam

Việc giàn khoan PV Drilling sắp được đưa vào vận hành đã khẳng định trí tuệ Việt Nam và thương hiệu Petrovietnam. Với diện tích như một sân bóng đá đúng tiêu chuẩn, cao bằng ngôi nhà 6 tầng, có 160 chỗ ngủ sang trọng như khách sạn, có nhà máy điện công suất đủ cho khoảng 5 ngàn hộ gia đình, khi đủ tải trọng là gần năm chục ngàn tấn; có thể hoạt động ở vùng nước sâu hơn ngàn mét, chịu đựng được siêu bão cấp 14-15… Đó là giàn khoan vừa được đặt tên là PV Drilling V, giàn tiếp trợ nửa nổi nửa chìm đầu tiên của Việt Nam và là giàn khoan thứ 8 trên thế giới có tính năng tương tự.
Phát biểu trong buổi lễ đặt tên cho giàn khoan và gắn biển Công trình chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí, Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu, người đã chứng kiến Lễ hạ thủy, đặt tên cho hầu hết các giàn khoan của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam từ năm 1988 cho tới nay đã xúc động: “Đây là giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm được áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất trên giới và có tính tới đặc điểm thời tiết, khí hậu của vùng biển Việt Nam. Lãnh đạo Tập đoàn nhiệt liệt biểu dương đội ngũ cán bộ, kỹ sư của PV Drilling đã lao động quên mình, có nhiều đổi mới trong quản lý, đào tạo vận hành, đặc biệt là có nhiều đóng góp quan trọng vào thiết kế của giàn khoan, được giới chuyên môn đánh giá cao. Việc giàn khoan PV Drilling sắp được đưa vào vận hành đã khẳng định trí tuệ Việt Nam và thương hiệu Petrovietnam”.



Từ phải sang trái Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu, Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Hà Duy Dĩnh, Chủ tịch HĐQT PVD Đỗ Đức Chiến và Tổng giám đốc PVD Phạm Tiến Dũng gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí

Trong khuôn khổ thời gian của một buổi lễ, Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu không thể nào nói hết được ý nghĩa của việc đưa giàn khoan tiếp trợ PV Drilling V vào thăm dò khai thác dầu mỏ, khí đốt trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng như sự lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ kỹ thuật PV Drilling. Giàn khoan PV DRILLING V của PV Drilling là thế hệ giàn khoan hiện đại nhất hiện nay, thuộc model SSDT 3600E HP được đóng bởi công ty đóng giàn lớn nhất thế giới và duy nhất hiện nay về thiết kế giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm – Hãng Keppel Fels. Giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm đầu tiên trên thế giới được đóng bởi Keppel Fels năm 1994, với model SSDT- 800 và tính đến hiện nay đã có 7 giàn khoan loại này đã được đóng bởi KFELS với model mới nhất là SSDT 3600E.
Giàn khoan PV DRILLING V của PV Drilling là giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm thứ 8 trên thế giới và là thế hệ giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm hiện đại nhất hiện nay với Model SSDT 3600 E HP. Đây là thế hệ giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm được ứng dụng nhiều tính năng vượt trội, công nghệ cao so với các giàn khoan tiếp trợ hiện hữu. Nó được thiết kế để khoan các giếng khoan có độ khó cao, hoạt động trong điều kiện thời tiết khó khăn như: ngoài khơi Việt Nam, các vùng biển Đông Nam Á, Đông Á, Trung Âu, Vịnh Mexico. Đây là giàn khoan không chỉ áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay mà còn là lần đầu tiên, chúng ta tự quản lý, giám sát và đào tạo vận hành. Ngay việc Hãng Keppel Fels chấp nhận các ý kiến đề xuất của cán bộ kỹ thuật Việt Nam cũng là thành tích đáng nể. Keppel là hãng đóng mới và sửa chữa giàn khoan lớn nhất thế giới. 70% các giàn khoan nước sâu và trên thế giới là doKeppel sản xuất. Các thiết kế chi tiết của giàn khoan đã được cấp bản quyền trên toàn thế giới. Cho nên, để được họ chấp nhận sửa đổi, thay thế thì hoàn toàn không đơn giản.



Nói về việc này, Thạc sĩ ngành Khoan khai thác dầu khí Lê Đắc Hóa, nguyên là Trưởng ban Quản lý dự án, người được khen thưởng tại buổi lễ đã cho biết: Giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm là một loại giàn khoan đặc biệt chuyên dùng để hoạt động ở vùng nước sâu và có quy mô vào loại lớn nhất thế giới. Trên giàn có một cần cẩu có sức nâng 350 tấn cũng được coi là cần cẩu lớn nhất trong số các giàn khoan tiếp trợ hiện có trên giới. Giàn khoan này có hai phần: Phần tiếp trợ và phần thiết bị khoan. Gọi là “tiếp trợ” bởi vì giàn khoan này sẽ cung cấp điện, nước, dung dịch khoan… và rất nhiều các thứ khác cho giàn khoan chính.
Giàn khoan tiếp trợ sẽ được kéo đến vị trí đã định rồi bơm nước vào để dằn tải trọng và “gim” xuống đáy biển bằng 8 mỏ neo, mỗi neo nặng gần 100 tấn. Khi gặp bão quá to, nó được tàu kéo di chuyển đến nơi an toàn. Trước đây, khi sản xuất những giàn khoan tại Singapore, chúng ta phải thuê tư vấn giám sát nước ngoài, với mức lương từ 1.000 đến 1.200 đôla Mỹ cho một giờ làm việc. Nay chúng ta làm được điều đó là tự giám sát, tự tổ chức được việc đào tạo cho đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân vận hành giàn khoan, nên đã tiết kiệm được nhiều triệu đôla, so với dự toán. Cũng trong quá trình thiết kế, thi công, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của PV Drilling đã phải làm việc không quản thời gian, đã có 3.500 ý kiến, đề xuất thay đổi thiết kế chi tiết được Hãng Keppel Fels chấp nhận và có nhiều ý kiến được đánh giá rất cao.



Phát biểu trong buổi lễ đặt tên, ông Tổng giám đốc Keppel đánh giá rất cao trình độ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật PV Drilling và khẳng định đây là bước trưởng thành vượt bậc của công nghiệp dầu khí Việt Nam. Keppel đã hợp tác với Petrovietnam từ năm 1986 và đã thực hiện cho Việt Nam nhiều công trình giàn khoan, ụ chứa dầu nổi quan trọng, nhưng đây là dự án lớn nhất, có quy mô đầu tư lớn nhất, và phức tạp nhất về kỹ thuật.
Còn ngài S.Iswaran, Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại, kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Singapore thì sau khi dành những lời tốt đẹp nói về công trình này và cầu chúc cho mọi điều tốt lành đến với giàn khoan PV Drilling thì đã nói đến một điều mà chúng ta phải suy nghĩ. Ông nói rằng Singapore là quốc gia không có tài nguyên, không có nguồn nhân lực… cho nên phải sáng tạo trong lao động, phải quản lý xã hội chặt chẽ và phải biết trọng dụng những người có năng lực. Đúng thế thật. Một đất nước chỉ có dăm triệu dân, diện tích không bằng một nửa Hà Nội, tài nguyên chỉ là con số “không” to tướng, đến nước sinh hoạt cũng phải nhập khẩu, phải đi nhập khẩu từng hạt cát về xây nhà… và quốc gia này cũng mới chỉ dành được độc lập 35 năm, vậy mà sao họ làm giàu và giỏi thế? Xã hội của họ ngăn nắp, trật tự, kỷ cương đến thế khiến bất cứ người Việt nào dù sang đây lần đầu hay đã nhiều lần cũng phải kinh ngạc…
Ít ngày nữa, giàn khoan PV Drilling sẽ được kéo về Việt Nam. Hành trình trên biển kéo dài từ 7 đến 10 ngày tùy theo điều kiện thời tiết. Phóng viên Năng lượng Mới đi theo giàn sẽ tường thuật chi tiết để bạn đọc thấy hết được nổi khó khăn vất vả cũng như trí sáng tạo của những người thợ PV Drilling.
(Nguồn: PetroTimes)
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hải quân Nga ồ ạt trang bị chiến đấu cơ mới Su-30SM

Su-30SM - chiến đấu cơ đa năng 2 người ngồi mới tiếp tục được Quân đội Nga trọng dụng bằng việc đặt mua với số lượng lớn cho cả hải quân.


Chiến đấu cơ đa năng Su-30SM
Hải quân Nga vừa khẳng định rằng họ sẽ trang bị những chiến đấu cơ thế hệ mới nhất Sukhoi Su-30SM Flanker như một phần mở rộng sự phát triển của mình bằng khả năng chiến đấu của các máy bay cánh quay và cánh cố định, tạp chí quốc phòng hàng tuần Jane's Defense Weekly của Anh cho biết hôm 3/9.
Jane dẫn các nguồn tin Nga nói rằng, đã có những cuộc thảo luận giữa Hải quân Nga với công ty hàng không Irkut về khả năng cung cấp 12 chiến đấu cơ đa năng Su-30SM từ giữa năm 2011. Trong khi những thông tin mới nhất, hiện nay Hải quân Nga hy vọng sẽ nhận được "vài chục" máy bay chiến đấu loại này vào trang bị, hãng thông tấn xã ITAR-TASS dẫn lời của Đô đốc Hải quân Viktor Chirkov khi ông này phát biểu ở Viện Hải quân Kuznetsov (St. Petersburg) cho biết.
Chiến đấu cơ 2 người ngồi Su-30SM được phát triển dựa trên dẫn xuất Su-30MKI xuất khẩu cho Ấn Độ. Máy bay được trang bị hệ thống radar AESA tối tân, hệ thống ghế phóng và thông tin mới. Ngoài ra, cấu hình vũ khí của máy bay này cũng đã được điều chỉnh theo yêu cầu Quân đội Nga.
Không rõ trích dẫn nguồn tin từ đâu, nhưng theo Jane, tính đến nay Không quân Nga đã đặt hàng 60 chiến đấu cơ loại này (Su-30SM) và dự kiến sẽ còn mua tiếp để kịp lấp khoảng trống khi mà loại máy bay chiến đấu tàng hình Sukhoi T-50 PAK-FA còn chưa được trang bị.
Theo Đô đốc Chirkov, việc đặt mua các máy bay Su-30SM là một phần trong chương trình mua sắm lớn của Không quân Hải quân, bao gồm 21 máy bay chiến đấu và 54 máy bay trực thăng mới, kế hoạch cung cấp sẽ được hoàn tất vào năm 2020.
Ông Chirkov tiết lột hêm rằng, Hải quân Nga cũng đang lên một kế hoạch thay thế cho những máy bay tuần tra hải quân Tupolev Tu-142M3 Bear-F và máy bay chống ngầm đã lỗi thời. Tuy nhiên ông không cho biết sẽ thay thế bằng loại máy bay mới nào.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Bonus : số Su-27/30/35 đang hoạt động hiện nay


__________________
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Indonesia đua Su-30MK2 với Việt Nam
Truyền thông Indonesia cho biết Nga đã hoàn việc chuyển giao 2 chiếc tiêm kích Su-30MK2 cuối cùng cho Indonesia theo hợp đồng ký năm 2011.

Việt Nam mua thêm 12 Su-30MK2 "khủng"
Nga chuyển hai chiếc Su-30MK2 sang Indonesia
Indonesia mua thêm 6 chiến đấu cơ Su-30MK2
Việt Nam bảo vệ biển đảo khi thêm 12 tiêm kích Su-30MK2

Theo tờ Bưu điện Jakarta, hai chiếc Su-30MK2 này đã được đưa về căn cứ không quân Sultan Hasanuddin hôm 4/9 vừa qua.
Một chiếc máy bay vận tải quân sự An-124 Ruslan của Nga đã chở 2 chiếc Su-30MK2 đến Indonesia dưới dạng tháo rời.

Trong những ngày tới, 13 chuyên gia Nga sẽ chịu trách nhiệm lắp ráp hoàn chỉnh 2 chiếc tiêm kích này.

Ảnh: Sức mạnh mới của Không quân Indonesia


Tiêm kích Su-30MK2 của Indonesia
Tiêm kích Su-30MK2 của Indonesia
Theo một hợp đồng ký năm 2011, Indonesia đặt mua 6 chiếc Su-30MK2 của Nga. Hai chiếc đầu tiên trong gói này đã được Nga chuyển giao cho Indonesia từ cuối tháng 2 vừa qua. Hai chiếc tiếp theo được đưa tới Indonesia vào tháng 5.

Như vậy, với 2 chiếc Su-30MK2 vừa nhận, Indonesia hiện sở hữu tổng cộng 16 chiếc Su các loại (gồm Su-27SK/SKM và Su-30MK/MK2).

Indonesia sẽ mua vũ khí trang bị cho những chiếc Su này theo các hợp đồng riêng rẽ.

Hồi cuối tháng 3, sau khi nhận 2 chiếc Su-30MK2 đầu tiên, phát biểu tại một hội nghị quân sự ở Jakarta, Bộ trưởng Quốc phòng Purnomo Yusgiantoro cho biết nước này có kế hoạch sẽ mua thêm 16 máy bay chiến đấu Su của Nga.

Indonesia hiện có dàn Su 16 chiếc các loại
Indonesia hiện có dàn Su 16 chiếc các loại
Ở khu vực Đông Nam Á còn có Việt Nam cũng mua Su-30MK2 của Nga. Kể từ năm 2004, Việt Nam đã nhận tổng cộng 24 chiếc tiêm kích loại này. Theo báo Nga, Nga và Việt Nam vừa ký một hợp đồng mới về việc Nga bán 12 chiếc Su-30MK2 cho Việt Nam.


Hợp đồng này được ký kết vào giữa tháng 8/2013 và đây là hợp đồng thứ ba Nga bán loại tiêm kích dòng Su này cho Không quân Việt Nam.

Việt Nam bảo vệ biển đảo khi thêm 12 tiêm kích Su-30MK2
Tổng giá trị của hợp đồng mới theo các nguồn tin khác nhau là từ 450-600 triệu USD. Được biết, việc đàm phán hợp đồng mới này được hai bên tiến hành từ năm 2010. Khi đó, nhiều tờ báo Nga đưa tin Việt Nam có ý định mua 20 chiếc Su-30MK2.

Như vậy, trong những năm tới Việt Nam sẽ có tổng cộng 36 chiếc Su-30MK2. Đây là loại tiêm kích đa năng có thể tán công mục tiêu trên không, trên bộ, trên biển bằng vũ khí chính xác cao. Ngoài ra Su-30MK2 còn có khả năng chế áp phòng không đối phương.

Việt Nam đã nhận 24 chiếc Su-30MK2 và trong những năm tới con số này sẽ là 36 chiếc
Việt Nam đã nhận 24 chiếc Su-30MK2 và trong những năm tới con số này sẽ là 36 chiếc
Su-30MK2 có thể được trang bị các vũ khí tối tân hiện nay như pháo GSh-30-1 cỡ 30mm, tên lửa đối không tầm nhiệt Vympel R-73.

Su-30MK2 còn được trang bị tên lửa không đối không tầm trung R-27 có tầm bắn 70-80km, trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động hoặc đầu tự dẫn hồng ngoại. R-77 có tầm bắn 80km, có thể đánh chặn mục tiêu ở độ cao 5m-25km.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 900x540.

Mỗi chiếc Su-MK2 còn có thể mang theo 6 quả bom KAB-500 (500 kg) hoặc 3 bom KAB-1500 (1.500 kg). Máy bay có thể ném bom từ độ cao 1-15 km và với tốc độ trong khoảng 550-1.700 km/h.

Đặc biệt, Su-30MK2 còn được trang bị tên lửa Kh-31P với khả năng tiêu diệt mọi hệ thống radar đặt trên mặt đất hoặc trên chiến hạm.

Kh-31P có khả năng tấn công mục tiêu ở tầm bắn tối đa tới 110km. Với đầu đạn nặng 87kg, nó đủ sức phá hủy làm ngừng hoạt động mọi đài radar đối phương. Su-30MK2 còn được trang bị tên lửa Kh-59MK.


Nguồn
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-k...t-nam-2354215/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực

Ảnh bên trái là buồng lái phi công ngồi trước (điều khiển máy bay) và ảnh phải là buồng phi công ngồi sau (vận hành hệ thống radar, vũ khí).
Pilot trước cũng có thể dogfight hoặc bvr luôn đấy bác, pilot sau thì chủ yếu cho nv a2g
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Nga có khoảng hơn 150 chiếc su 27 sắp thay hết bằng su 35 .Thế mà có chú nói phét Nga có khoảng 400 chiếc su 27m , toát mồ hôi .
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Nga có khoảng hơn 150 chiếc su 27 sắp thay hết bằng su 35 .Thế mà có chú nói phét Nga có khoảng 400 chiếc su 27m , toát mồ hôi .
Theo bbc và lenta lấy số liệu từ bộ quốc phòng nga tính đến tháng 1 2013 có 363 su 27 các loại
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Có thể là số liệu tổng số đang nằm trong kho , giống như trăm chiếc mig29 cũ được lấy phụ tùng hoặc cải tiến .
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Con số trên là in service không hiểu cái bảng kia bạn vm lấy ở đâu.
Chắc là cụ ấy lấy số liệu trực chiến , chứ trong kho đống mig 31, mig 29 với su khoảng hơn 400 chiếc .Nga sắp thay hết chủ lực t50 bây giờ thì su 35 , su 30sm cho nhiệm vụ đặc biệt , mig 29m hỗ trợ , mig 31 BM là tiêu diệt vệ tinh .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc sao chép Su-30MK2 thế nào?

(Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc phát triển tiêm kích đa năng “nhái” Su-30MK2 mang tên J-16 cũng như cách người Nga phát triển Su-30 dựa trên mẫu Su-27.



Sau các hợp đồng lớn mua tiêm kích đa năng Su-27SK và Su-30MKK, năm 2002, Trung Quốc tiếp tục ký hợp đồng mua thêm 24 tiêm kích Su-30MK2 được cải tiến từ dòng Su-30MKK tối ưu hóa mạnh cho khả năng đánh biển. Toàn bộ số máy bay này được chuyển giao hoàn tất trong năm 2004.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, sau một thời gian dài sử dụng, Hải quân Trung Quốc cảm thấy rất hài lòng đối với tính năng của Su-30MK2 và đã yêu cầu Công ty Chế tạo Máy bay Thẩm Dương (SAC) sản xuất Su-30MK2 phiên bản Trung Quốc, định danh là J-16.
Nói đúng hơn, đây thực chất là hành vi sao chép công nghệ Su-30MK2 vi phạm bản quyền nghiêm trọng của nhà thiết kế Sukhoi (Nga). Tất nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc làm điều này, trước đó nước này đã làm điều tương tự với tiêm kích Su-27SK hay hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 và nhiều phương tiện chiến tranh khác của nước Nga.
Mẫu thử nghiệm tiêm kích đa năng Thẩm Dương J-16.

Theo Tạp chí Khán Hòa, tiêm kích J-16 thực chất được phát triển từ máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực 2 chỗ ngồi J-11BS, mà đây lại được phát triển trên nền tảng của J-11B (Trung Quốc sao chép Su-27SK).
Trung Quốc có kinh nghiệm tự sản xuất máy bay chiến đấu J-11B, vì vậy việc phát triển J-16 có tính liên tục nhất định về công nghệ. Trước đây, J-11BS đã từng xuất hiện, nhìn từ góc độ sơn trang trí của nó thì máy bay huấn luyện kiểu này đã được biên chế phục vụ trong Không quân Hải quân Trung Quốc.
Cách làm này cũng gần như “bắt chước” Nga trong phát triển dòng tiêm kích đa năng Su-30. Theo đó, Su-30 thực chất là sự cải tiến cao hơn từ mẫu máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-27UB được thiết kế từ mẫu Su-27S một chỗ ngồi. Có lẽ Trung Quốc cũng tuân thủ tư duy như vậy lấy máy bay huấn luyện J-11BS làm cơ sở phát triển J-16.
Các chuyên gia Trung Quốc suy đoán, thiết bị điện tử hàng không trên máy bay J-16 rất hiện đại, có thể dùng để dẫn đường chính xác vũ khí thực hiện tấn công đối với mục tiêu trên biển. Nó còn có thể mang tên lửa hành trình chống tàu do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo.
Còn theo Khán Hòa, J-16 được phát triển từ J-11BS với những cải tiến mạnh mẽ. Ví dụ như nó sẽ trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không, radar mạng pha điện tử chủ động hoạt động ở nhiều chế độ cung cấp kênh dẫn đường cho vũ khí hàng không đối đất chính xác cao. Kết cấu của máy bay cũng sẽ mạnh hơn lên. Những điều này đối với ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc hiện nay không có khó khăn gì.
J-11BS - nền tảng phát triển của J-16.

Tờ VPK (Nga) nhận định, sự ra đời của J-16 sẽ nâng cao đáng kể sức chiến đấu của lực lượng Không quân Hải quân Trung Quốc, chiếm ưu thế trong đối đầu với các dòng máy bay Su-30 của các nước láng giềng.
Hiện nay, Không quân Hải quân Trung Quốc chủ yếu sử dụng máy bay ném bom chiến đấu JH-7 để tiến hành đe dọa hỏa lực đối với khu vực biển xung quanh.
So với Su-30MK2, JH-7 thuộc thế hệ máy bay tương đối lạc hậu. Khả năng tác chiến của JH-7 chủ yếu ném bom đối hải, khả năng tác chiến trên không đơn thuần là mang tính phòng thủ. Về phương diện vũ khí tác chiến trên không, nó chỉ mang theo tên lửa không đối không PL-5 lạc hậu.
Máy bay Su-30MK2 là loại tiêm kích đa năng, ngoài việc có thể thực hiện ném bom đối hải, nó còn có khả năng chiến đấu trên không tương đối mạnh, có thể chịu được các cuộc tấn công của máy bay đối phương, hoàn thành nhiệm vụ tấn công chống hạm tàu mặt nước.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top