[Funland] Phiên bản Su-30 nào tốt nhất ?

Mrfox87

Xe buýt
Biển số
OF-176869
Ngày cấp bằng
15/1/13
Số km
733
Động cơ
347,343 Mã lực
nó điều thế này tức là đống su-27sk của chúng nó đã toi cả. trc đây các căn cứ có khí hậu khắc nghiệt thì J-10 và 11 không đc đưa vào biên chế mà chỉ toàn hàng xịn . nay j-11 được đưa lên tức là hàng xịn đã toi cả =))
Cháu xin phép hỏi cụ." Toi " là gì ạ :D
+ Do khí hậu khắc nghiệt
+ Do bị bùm rơi
+ Do hết hạn sử dụng,bán phế liệu
Cháu là cháu thích nó rơi bu nó hết cho cả nước ta mừng
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,325
Động cơ
389,495 Mã lực
Tiêm kích J-11 Trung Quốc có đấu lại Su-30MKI Ấn Độ?


(Kienthuc.net.vn) - J-11 và Su-30MKI đều là những tiêm kích hiện đại hàng đầu của Trung Quốc và Ấn Độ, vậy ai sẽ thắng ai trong một cuộc không chiến nếu xảy ra?




Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều điều động những tiêm kích hiện đại nhất của mình đến khu vực biên giới còn tranh chấp giữa 2 nước. Trước đó, Ấn Độ đã điều động tiêm kích hiện đại nhất của nước này là Su-30MKI đến khu vực gần biên giới, đáp lại Trung Quốc đã điều động tiêm kích J-11 (sao chép công nghệ mẫu Su-27SK Nga) tới một số căn cứ ở Tây Tạng.


Dư luận khu vực đang đặt ra rất nhiều câu hỏi về khả năng “ai sẽ thắng ai” trong một cuộc không chiến giữa 2 loại tiêm kích đại diện cho sức mạnh của 2 quốc gia hàng đầu châu Á này. Tuy rằng mỗi chiếc tiêm kích mang một nét riêng theo đường lối quốc phòng của từng quốc gia, nhưng cả hai có cùng một “cha đẻ” là Tập đoàn máy bay Sukhoi của Nga.

J-11 (trên) hay Su-30MKI (phải)​
: ai sẽ giành phần thắng nếu một cuộc chiến xảy ra?

Khả năng cơ động


Không cần phải bàn cãi khi nói rằng Su-30MKI chính là biến thể mạnh nhất của gia đình Su-30 mà Sukhoi từng chế tạo. Ấn Độ là đối tác chiến lược đặc biệt quan trọng của Nga nên không có gì ngạc nhiên khi họ dành cho New Delhi những ưu đãi đặc biệt.


Su-30MKI được phát triển trên cơ sở bộ khung của Su-27, tiêm kích này chia sẻ đến 85% phần cứng với tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 hiện đại nhất của Nga. Su-30MKI sử dụng phần lớn hệ thống điện tử do Ấn Độ sản xuất, biến thể nâng cấp về sau sử dụng hệ thống điện tử hỗn hợp Nga – Pháp - Ấn Độ - Israel biến nó thành tiêm kích đa quốc tịch.

Xét khả năng cơ động, với cánh mũi, động cơ phụt chỉnh hướng, rõ ràng Su-30MKI vượt trội hơn J-11.​
Điểm mạnh của Su-30MKI về phần khí động học là được trang bị bổ sung cánh mũi giúp tiêm kích này cơ động hơn trong các tình huống không chiến tầm gần. Bên cạnh đó, Su-30MKI còn được trang bị động cơ AL-31FP có khả năng phụt chỉnh hướng. Nghĩa là, vòi phun của động cơ có khả năng di chuyển lên xuống trong mặt phẳng ±15 độ (động cơ này là tiền thân của động cơ kiểm soát vector lực đẩy đa chiều).


Sự kết hợp của cánh mũi cùng với động cơ phụt chỉnh hướng làm cho Su-30MKI trở nên vượt trội trong các tình huống không chiến. Trong khi đó, J-11 không có cánh mũi, mặc dù nó thừa hưởng đặc tính khí động học ưu việt của gia đình Su-27 nhưng không thể cơ động bằng Su-30MKI.


Mặt khác, J-11 chỉ được trang bị động cơ AL-31F không có khả năng phụt chỉnh hướng, với những chiếc được trang bị động cơ WS-10A do Trung Quốc sản xuất thì còn tệ hơn. Xét về khả năng cơ động, Su-30MKI vượt trội hơn nhiều so với J-11.


Hệ thống điện tử


Su-30MKI được trang bị hệ thống điện tử đa quốc tịch (Nga, Pháp, Ấn Độ và Israel), trong khi đó J-11 được trang bị hệ thống điện tử chủ yếu do Trung Quốc sản xuất.


“Trái tim” của Su-30MKI là radar quét mạng pha điện tử bị động N011M Bars, đây là loại radar đa chế độ với băng tần kép kỹ thuật số.


N011M Bars cung cấp chế độ giám sát không đối không, đối hải, đối đất cùng lúc. Radar này có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly tới 400km, theo dõi mục tiêu ở cự ly 200km ở bán cầu trước và 60km ở bán cầu sau. N011M có khả năng theo dõi 15 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu cùng lúc.


Trợ giúp cho radar N011M Bars là trạm định vị laser quang học OLS-30, đây là một sự kết hợp giữa hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại IRST và hệ thống chỉ thị mục tiêu laser. Phạm vi phát hiện mục tiêu của OLS-30 lên đến 90km, mục tiêu được hiển thị lên màn hình LCD trong buồng lái tương tự như radar.

"Mắt thần" của Su-30MKI (trên) mạnh hơn về mọi mặt so với loại của J-11B (dưới).​
Trong khi đó, J-11 được trang bị radar N001V với bộ xử lý TS101M chỉ có khả năng theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và dẫn hướng tên lửa diệt một mục tiêu duy nhất. Radar này có khả năng phát hiện mục tiêu có diện tích phản hồi radar 3m2 đạt tầm 100km ở bán cầu trước và 40km ở bán cầu sau, phạm vi tìm kiếm mục tiêu tối đa là 240km.


Biến thể cải tiến J-11B được trang bị radar N001VE với bộ vi xử lý mới có khả năng dẫn hướng tên lửa tấn công đồng thời 2 mục tiêu. Hỗ trợ cho radar N001V/VE là hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại OLS-27 có phạm vi tìm kiếm mục tiêu tối đa là 70km.


Về hệ thống điện tử Su-30MKI tiếp tục vượt trội so với J-11, biến thể nâng cấp Su-30MKI Super Sukhoi sẽ được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động radar AESA Zhuk-EA còn mạnh hơn nữa.


Vũ khí

Cơ bản, tải trọng vũ khí của Su-30MKI và J-11 là tương đương nhau (8 tấn). Tuy nhiên, Su-30MKI lại được trang bị những vũ khí mà có nằm mơ J-11 cũng không có được. Một trong những vũ khí “độc” của Su-30MKI là tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos.Với tầm bắn 300km, BrahMos thực sự là “cơn ác mộng” cho bất kỳ mục tiêu mặt đất/mặt biển nào.


Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đã lên kế hoạch tích hợp tên lửa hành trình Nirbhay với tầm bắn 1.000km cho Su-30MKI. Ấn Độ cũng đã đề nghị với Tập đoàn MBDA (châu Âu) để tích hợp “sát thủ diệt tăng” Brimstone cho tiêm kích Su-30MKI.


Trong khi đó, vũ khí tấn công mặt đất mạnh và uy lực nhất mà J-11 có thể sử dụng là tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-59 đạt tầm bắn 115km, cùng với đó là tên lửa chống radar Kh-31P.Xét về khả năng đối đất, J-11 bị lép vế rất nhiều so với Su-30MKI.

Su-30MKI có thể mang nhiều loại vũ khí mà J-11 không thể nào có được như tên lửa chống tàu siêu thanh BrahMos, tên lửa đối không Novator K-100.​
Về vũ khí không đối không, ngoài các tên lửa chủ lực như R-73, R-27, R-77 mà cả Su-30MKI và J-11 đều được trang bị thì Su-30MKI có một vũ khí hàng “khủng” khác mà J-11 không có là tên lửa không đối không tầm siêu xa Novator K-100.


Novator K-100 có tầm bắn lên đến 300km, đây là thiết kế chuyên dùng để tiêu diệt các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm đường không của đối phương (AWACS). Ngoài ra, Ấn Độ cũng đã đề nghị Tập đoàn MBDA giúp tích hợp tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Meteor đạt tầm bắn 100km cho Su-30MKI. Với vũ khí không đối không, Su-30MKI tiếp tục vượt trội so với J-11.


Xét ở khía cạnh thông số kỹ thuật đơn thuần thì Su-30MKI hoàn toàn vượt trội J-11 ở tất cả các chỉ số. Tuy nhiên, ai sẽ thắng ai trong một cuộc không chiến thực tế nếu có còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,325
Động cơ
389,495 Mã lực
Su-30 Việt Nam mang 'sát thủ tầm xa' áp chế máy bay Trung Quốc trên biển Đông

(Soha.vn) - Không có những chiến hạm "khủng" trang bị hệ thống phòng không từ xa tới gần như Trung Quốc nhưng Việt Nam cũng có một lưới lửa phòng không tầm xa đầy uy lực trên biển Đông

Su-30 Việt Nam và nhiệm vụ phòng không trên biển Đông
Trong thời gian gần đây, Không quân Việt Nam liên tục được trang bị các loại máy bay hiện đại bao gồm Su-30MK2 và Su-30MK2V. Các loại máy bay này được thiết kế chuyên dùng cho nhiệm vụ tác chiến trên biển nhiệt đới, có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển bằng vũ khí chính xác cao. Máy bay trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực, thiết bị điện tử cực kỳ hiện đại, buồng lái tiện nghi với màn hình màu tinh thể lỏng.

Không phải chạy theo thời thượng mà Việt Nam mua sắm nhiều máy bay Su-30MK2, Su-30MK2V như vậy. Đây đều là những bước đi có tính toán của Việt Nam. Không đầu tư quá tốn kém vào hệ thống phòng không tầm xa trên chiến hạm. Việt Nam tận dụng ngay lợi thế địa lý của mình đối với biển Đông để tạo ra lưới lửa phòng không trên biển theo cách riêng.
Khoảng cách từ bờ đến vùng biển cần bảo vệ đều không quá xa, đảo xa nhất ở Trường Sa tính từ bờ là 600 km. Với khoảng cách này thì các máy bay của Việt Nam có thể cơ động đến mọi vùng chiến sự trên biển Đông một cách tức thời và có khoảng thời gian đủ dài để tác chiến. Theo tính toán, máy bay Su-30MK2 của Việt Nam khi mang đầy đủ vũ khí, bay từ đất liền ra quần đảo Trường Sa có thời gian tác chiến là 45 phút sau đó bay về mà không cần tiếp nhiên liệu.
Việt Nam chắc hẳn đã nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hạm đội tàu chiến của các nước có liên quan đến biển Đông. Với hệ thống hỏa lực phòng không tầm xa đến gần khá mạnh của đối phương. Khi tác chiến trên biển Đông hai nhiệm vụ phòng không đặt ra cho lực lượng không quân của Việt Nam là:
Một là giành được ưu thế trên không, không để các máy bay đối phương chế áp tiêu diệt lực lượng tàu mặt nước, tàu ngầm và các căn cứ hải quân của mình.
Hai là phải tránh được hỏa lực phòng không của đối phương, nhất là các hỏa lực phòng không tầm xa, tầm trung trên các lớp tàu Lữ Dương 052C, Giang Khải 054...

Lan Châu 170 với hệ thống phòng không tầm xa HHQ-9 gồm 48 quả trong bệ phóng thẳng đứng, tầm bắn 200km, độ cao tối đa 30km


Giang Khải 054A với hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp đến trung HHQ-16 gồm 32 tên lửa, có tầm bắn 50 km, độ cao 30 km.


J-20 được Trung Quốc mệnh danh là thế hệ máy bay thứ 5, tầm bay 2000 km

Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ như vậy nên các máy bay Việt Nam sẽ phải được trang bị các tên lửa đối không tầm xa. Với tên lửa loại này, cùng sự cơ động của máy bay mang chúng, vùng hỏa lực phòng không có thể bao quát toàn bộ bầu trời biển Đông.
Lúc đó, các chiến đấu cơ Su-30 Việt Nam có thể chế áp được máy bay đối phương mà vẫn giữ được an toàn trước hệ thống phòng không trên chiến hạm của đối phương do không phải đi vào vùng hỏa lực. Loại tên lửa phòng không tầm xa đã được Việt Nam lựa chọn và được công khai gần nhất là R-27 đã gây được sự chú ý đặc biệt.​
Bên cạnh nhiệm vụ phòng không thì lực lượng Không quân Hải quân còn đảm nhận nhiệm vụ tiêu diệt đội hình tàu mặt nước, tàu ngầm của đối phương. Có thể nhận thấy điều này bằng khi Việt Nam trang bị các tên lửa diệt hạm Kh-31P cho các máy bay Su-30MK2. Với tên lửa này lực lượng Không quân sẽ còn có thêm những đòn đánh uy lực từ trên cao tiêu diệt đội hình tàu chiến đối phương.
Tên lửa đối không R-27: "Sát thủ" tầm xa
Tên lửa không đối không tầm trung đến xa R-27 (tên NATO là AA-10 Alamo) được nghiên cứu và chế tạo để trang bị cho MiG-29, Su-27, hai loại tiêm kích tấn công chủ lực của quân đội Liên Xô giai đoạn cuối thập kỷ 80 nhằm thay thế hoàn toàn các phản lực cơ chiến đấu thế hệ 3 như MiG – 21, MiG – 23, MiG - 25 với vũ khí chủ đạo là tên lửa tấn công R-23.


Trong những năm cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90, R-27 được xem là đối trọng của các tên lửa tiến công AIM-7F Sparrow trang bị trên các tiêm kích F-15 của không quân Hoa Kỳ.
Chủ trương nghiên cứu, cải tiến và chế tạo tên lửa tấn công R-23 lên phiên bản hiện đại hơn R-27 của quân đội Nga được đưa ra trong khoảng thời gian 1 năm (1972 – 1973) với hai mẫu thiết kế của cục thiết kế Molniya và cục thiết kế Vympel. Với những đề xuất kỹ thuật ưu việt hơn, mẫu tên lửa R-27 của cục thiết kế Vympel đã được lựa chọn vào đầu năm 1980.
Hiện tại tên lửa không đối không AA-10 Alamo vẫn được sản xuất và được các lực lượng không quân của nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng, đặc biệt là trang bị cho hai phiên bản tiêm kích đánh chặn tiền tuyến khá phổ biến dòng Su và MiG của Nga như MiG-29, Yak-141,Su-27, Su-30, Su-33 và Su-35.
Khi được bắn đi từ máy bay chiến đấu, tên lửa R-27 có thể lao đến mục tiêu với tốc độ 1.500 km/giờ. Mỗi quả tên lửa có thể mang 1 đầu đạn nặng 39 kg với tầm bắn hiệu quả nhất từ 1 đến 130 km, thậm chí các phiên bản mới có thể đạt 170 km. Tên lửa R-27 được thiết kế để tiêu diệt các phản lực, trực thăng chiến đấu, máy bay do thám trinh sát không người lái của đối phương.
Đặc biệt, R-27 có thể hoạt động tương đối chính xác trong môi trường tác chiến bị ảnh hưởng nặng nề bởi các công nghệ gây nhiễu điện tử phức tạp nhất.
Hoạt động sản xuất và trang bị hàng loạt tên lửa R-27 cho các chiến đấu cơ của không quân Nga được bắt đầu vào năm 1986. R-27 được sản xuất theo 2 mẫu khác nhau là loại dẫn đường bằng ra đa R-27R (Tên gọi của NATO là AA-10A "Alamo-A") và loại dẫn đường bằng công nghệ hồng ngoại R-27T (AA-10B "Alamo-B").Tầm bắn của hai mẫu này cũng có hơi khác nhau đôi chút do sử dụng các động cơ đẩy không đồng nhất.
Về sau này cục thiết kế Vympel đã nghiên cứu và chế tạo các phiên bản R-27 hiện đại hơn với tầm bắn lớn hơn rất nhiều thông qua việc thiết kế lại động cơ đẩy của tên lửa như: phiên bản R-27RE (AA-10C "Alamo-C"); R-27TE (AA-10D "Alamo-D"). Đáng chú ý, 2 phiên bản mà Liên Xô sản xuất để viện trợ và xuất khẩu ra nước ngoài là R-27RE1 và R-27TE1.
Đặc trưng của R-27 thiết kế theo kiểu module nên nó có thể tùy biến trang bị các hệ thống dẫn đường và các loại động cơ để tăng tầm khác nhau. Tên lửa có 4 cánh phụ hình chữ thập ở thân và 4 cánh điều khiển đuôi cho phép tên lửa đối hướng đột ngột mà vẫn giữ được độ ổn định.
Su-30MK2 có khả năng mang các biến thể R-27 như: R27T/ET được lắp đầu tự dẫn hồng ngoại, tầm bắn 70-120km; R-27R/ER lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động, tầm bắn 30-130km. Tốc độ hành trình tên lửa 3.031km/h, đầu nổ mảnh hoặc tiếp xúc nặng 39kg.

Tên lửa không đối không tầm trung đến xa R-27ER tại Trung đoàn không quân 923.


R-27 được phóng từ MiG-29

Trong các hình ảnh công bố về tên lửa R-27 thì Không quân Việt Nam hiện được trang bị biến thể R-27ER. Như vậy là Việt Nam đã chọn loại tên lửa có tầm bắn xa nhất. Tuy nhiên, chúng ta thấy tầm bắn gần nhất của R-27ER là 30 km, như vậy nếu đối phương sử dụng chiến thuật cận chiến thì tên lửa này không phát huy được hiệu quả. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng cho mình một hệ thống tên lửa để lấp đi khoảng trống này. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong kỳ tới trên soha.vn.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,325
Động cơ
389,495 Mã lực
Tại sao Việt Nam từ chối mua 18 Su-30K?


(Kienthuc.net.vn) - Lý do Việt Nam không mua 18 Su-30K một phần vì yếu tố kỹ thuật, phần còn lại do tình hình có nhiều thay đổi, nhất là việc Trung Quốc mua được Su-35.




Ria Novosti dẫn lời Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Rosoboronoexport Aleksandr Mikheyev cho biết, Nga đang đàm phán để bán 18 chiếc Su-30K cho Ethiopia, điều đó có nghĩa là Việt Nam đã rút lui khỏi thương vụ này (trước đó đã có tin Việt Nam quan tâm tới lô 18 Su-30K).

Su-30K là lô sản xuất mà phía Nga đền bù cho Ấn Độ do sự chậm trễ trong việc chế tạo Su-30MKI.


Sức mạnh thua kém Su-30MK2

Su-30K được phát triển trên cơ sở biến thể Su-27PU của Không quân Nga. Nó có cấu hình không đối không mạnh mẽ tương tự như Su-27PU, máy bay không có cánh mũi, hệ thống điện tử hàng không chủ yếu do Nga sản xuất theo công nghệ những năm 1990. Su-30K sử dụng động cơ AL-31F thông thường không có khả năng điều khiển vector lực đẩy.


Về hệ thống radar, Su-30K trang bị radar xung Doppler N001V tương tự như Su-27PU. “Mắt thần” này có khả năng theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu, nhưng chỉ có thể dẫn tên lửa tấn công một mục tiêu duy nhất. Phạm vi phát hiện mục tiêu tối đa là 240km, theo dõi mục tiêu ở cự ly 100km.


Su-30K nguyên bản có tính năng kỹ chiến thuật tương đối thấp nên Ấn Độ chỉ chấp nhận sử dụng nó như một giải pháp tạm thời, trong khi chờ đợi sự hoàn thiện của Su-30MKI với nhiều đặc tính kỹ chiến thuật ưu việt.


Đối với gói nâng cấp Su-30K lên chuẩn Su-30KN thì chủ yếu nâng cấp về hệ thống điện tử hàng không. Radar N001V được nâng cấp bộ vi xử lý với khả năng lập bản đồ mặt đất. Buồng lái được bổ sung trang bị các màn hình LCD đa chức năng.


Hệ thống điều khiển hỏa lực nâng cấp cùng hệ thống phụ trợ SUV-30K cho phép tiêm kích này sử dụng các vũ khí không đối không hiện đại như R-77, tên lửa chống radar Kh-31P, tên lửa chống tàu Kh-31A, tên lửa hành trình đối đất Kh-29, các loại bom thông minh và vũ khí không điều khiển.


Nhìn chung, Su-30K được đánh giá là có khả năng không đối không mạnh, nhưng trong tác chiến đối đất/ đối hải thì vẫn thua kém Su-30MK2. Ngay cả khi nếu được nâng cấp lên chuẩn Su-30KN thì nó chủ yếu hoàn thiện về mặt không đối không, đối đất.

Tiêm kích Su-30K khi còn phục vụ trong Không quân Ấn Độ.​
Sau khi Ấn Độ đã nhận đủ số Su-30MKI theo hợp đồng đã ký, họ đã trả lại cho Nga 18 chiếc Su-30K này. Số máy bay này đang nằm ở Baranovichi, Belarus.


Trước đó, báo chí Nga đưa tin, Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm mua lại 18 chiếc Su-30K này sau khi trải qua quá trình hiện đại hóa.


Su-30K sau khi được hiện đại hóa lên tiêu chuẩn Su-30KN không thua kém nhiều so với Su-30MK2 đang có trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam, trong khi đó chi phí rất phải chăng. Mua Su-30K có thể coi là một thương vụ hời đối với việc tăng cường sức mạnh cho Không quân Việt Nam bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển đất nước.


Trước đó, một số hình ảnh về quá trình hiện đại hóa Su-30K tại nhà máy sửa chữa máy bay 558 tại Belarus càng làm cho nhiều người tin rằng Việt Nam đã chắc chắn mua lô Su-30K này.


Tuy nhiên, việc Ria Novosti đưa tin Nga đang xúc tiến các hoạt động để xuất khẩu Su-30K cho Ethiopia đồng nghĩa với việc Việt Nam đã rút khỏi thương vụ hời này.


Tình hình khu vực thay đổi

Xét ở góc độ chi phí mua Su-30K có thể coi là một lựa chọn khả thi vừa tăng cường được sức mạnh cho Không quân Nhân dân Việt Nam, vừa giải quyết bài toán chi phí. Tuy nhiên, tình hình mua sắm vũ khí trong khu vực đang có những chuyển biến phức tạp theo chiều hướng bất lợi cho phía Việt Nam.


Nga và Trung Quốc đã gần đi đến việc ký hợp đồng mua tiêm kích đa năng thế hệ 4++ Su-35, cùng với đó không loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ có được hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf trong thời gian tới.

Việt Nam nên nhắm tới việc mua tiêm kích đa năng Su-35 hơn là mua những chiếc Su-30K "lỗi thời".​
Như vậy, nếu Việt Nam mua Su-30K chỉ giải quyết được vấn đề về mặt kinh phí mà không giải quyết được các vấn đề khác về chiến thuật - chiến lược. Mặc dù Su-30K sau khi hiện đại hóa có thể gần tương đương với Su-30MK2, nhưng bổ sung Su-30K chỉ giải quyết được vấn đề tăng số lượng chứ không làm thay đổi chất lượng của không quân ta.


Su-30K không mang lại bất kỳ nét mới nào về kỹ chiến thuật cho Không quân Việt Nam mà còn khiến chúng ta bị thua kém so với các nước trong khu vực, những gì Su-30K có thể làm thì Su-30MK2 đã làm thừa sức. Thậm chí ở khía cạnh không đối hải Su-30K thua xa Su-30MK2.


Mặt khác, lô Su-30K này đã trải qua thời gian sử dụng hơn 10 năm, mặc dù có trải qua quá trình hiện đại hóa thì sự xuống cấp về cấu trúc khung máy bay là điều khó tránh khỏi. Hệ thống điện tử trên máy bay chỉ được bổ sung chứ không thay mới hoàn toàn nó vẫn dựa trên nền tảng những hệ thống cũ. Sự tụt hậu về công nghệ so với các tiêm kích khác trong khu vực là điều không thể tranh khỏi.


Bỏ qua thương vụ Su-30K để tính đến một giải pháp khác có lợi về mặt kỹ chiến thuật cho Không quân Việt Nam được xem là một quyết định sáng suốt. Để bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới thì Không quân Việt Nam cần phải tiến thẳng lên hiện đại hóa và chúng ta cần phải nhắm tới những tiêm kích tối tân hơn như Su-35 hay MiG-35 mới đáp ứng được yêu cầu này.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
bà má lắm chiện đống mig-21 ra sắt vụn hết rồi lấy cái gì mà chiến
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,325
Động cơ
389,495 Mã lực
Su-30 Việt Nam và hỏa lực phòng không nhiều lớp trên biển Đông

(Soha.vn) - Mặc dù Su-30 được thiết kế để giành ưu thế trên không cũng như tác chiến trên biển nhưng chỉ với 'sát thủ tầm xa' R-27, Su-30 chưa đủ sức bảo vệ bầu trời biển Đông.

Tại sao chỉ với tên lửa R-27 là chưa đủ?
Như chúng ta đã tìm hiểu ở các kỳ trước, nhiệm vụ phòng không trên biển Đông của Việt Nam được đảm nhiệm chủ yếu bởi lực lượng Không quân với các máy bay thế hệ mới như Su-30MK2, Su-30MK2V. Trong đó, có tên lửa R-27 với tầm bắn lên đến 130 km, được xem là lưới lửa phòng không tầm xa. Tuy nhiên chỉ với R-27 thôi là không đủ để Việt Nam có thể giữ bầu trời biển Đông, mà cần thiết phải có thêm cả hỏa lực phòng không tầm trung.
Có lẽ nhiều người sẽ đặt câu hỏi, tại sao trên Su-30 Việt Nam đã có tên lửa phòng không tầm xa R-27 nhưng vẫn phải trang bị tên lửa phòng không tầm trung. Câu hỏi này lại càng có cơ sở hơn khi biết rằng số lượng tên lửa mang được trên máy bay là một con số có hạn. Điều đó có nghĩa rằng nếu mang thêm một tên lửa phòng không tầm trung thì sẽ phải bớt đi một tên lửa tầm xa.

Vũ khí của Su-30MK2

Thực ra câu trả lời hết sức đơn giản. Cần phải trang bị thêm tên lửa tầm trung cho Su-30 bên cạnh tên lửa tầm xa R-77 bởi hai lý do sau:
Một là nguyên tắc tổ chức lưới lửa phòng không là hỏa lực nhiều lớp, nhiều tầng, từ xa tới gần, từ thấp tới cao. Bởi mỗi loại tên lửa có tính năng chiến đấu trong một khoảng cách xác định, quá gần hay quá xa thì tên lửa đều không hiệu quả thậm chí không làm việc được. Bên cạnh đó, mục tiêu cũng có những đặc tính riêng, có những loại máy bay dùng cho không chiến từ xa, có những loại được thiết kế chuyên dùng cận chiến, kéo theo đó, các loại vũ khí phòng không cũng có được thiết kế riêng biệt theo từng loại.
Chúng ta có thể thấy được nguyên tắc này thể hiện ở lưới lửa phòng không trên đất liền của Việt Nam, từ hệ thống S-300 là hỏa lực tầm xa, đến các loại tên lửa SAM-2, SAM-3 là hỏa lực tầm trung và các loại pháo, súng máy phòng không đóng vai trò là hỏa lực tầm gần.
Hai là nguyên tắc đa dạng hóa các vũ khí có cùng tính năng. Đây là một nguyên tắc sống còn, nhất là trong thời kỳ chiến tranh công nghệ cao. Thông thường, mỗi một loại vũ khí đều bị đối phương nghiên cứu rất kỹ và tìm ra cách chế áp. Do vậy nếu chỉ dùng một loại vũ khí rất dễ bị đối phương bắt bài và vô hiệu hóa.
Một ví dụ điển hình là giai đoạn đầu khi Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc Việt Nam. Khi ấy, Việt Nam chỉ có tên lửa SAM-2, nhưng Mỹ đã nắm rất rõ do thu được nhiều bộ khí tài còn nguyên vẹn của Ai Cập trước đó. Do vậy, giai đoạn đầu với những máy gây nhiễu thiết kế chuyên trị SAM-2, Mỹ đã gây nhiều tổn thất cho Việt Nam. Chỉ sau khi cải tiến mạnh mẽ, SAM-2 mới phát huy tác dụng.
Xuất phát từ hai nguyên tắc trên đối với Su-30 khi làm nhiệm vụ phòng không trên biển, ngoài được trang bị tên lửa đối không tầm xa R-27, còn cần phải được trang bị thêm tên lửa phòng không tầm trung.
Hiện nay theo nhiều phương tiện thông tin, loại tên lửa đối không tầm trung mà Việt Nam đang sở hữu là R-77. Đây là loại tên lửa không đối không tầm trung hiện đại nhất hiện nay, R-77 cùng với R-27 sẽ tạo thành một lưới lửa phòng không nhiều tầng trên bầu trời biển Đông.
Tên lửa không đối không R-77 - "sát thủ tầm trung"
R-77 (tên gọi khác RVV-AE, tên ký hiệu của NATO AA-12 Adder) là tên lửa không đối không tầm trung thiết kế đánh chặn mọi mục tiêu trên không gồm: máy bay, trực thăng và tên lửa hành trình trong điều kiện đối phương sử dụng các biện pháp gây nhiễu điện tử mạnh.
R-77 nằm trong thành phần vũ khí của các máy bay tiêm kích hiện đại dòng Su-27, Su-30 và Mig-29.​

Tên lửa không đối không tầm trung R-77

Tên lửa R-77 được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính, đồng thời hiệu chỉnh bằng radar (giai đoạn đầu bằng quán tính, sau đó được radar chủ động dẫn đường).
Khối lượng toàn bộ tên lửa nặng 175 kg, tốc độ tới 4.600km/h (Mach 4), trần bay 5m-25km. Tên lửa có tầm bắn tối đa tiêu diệt mục tiêu phía trước cách 90km hoặc có thể tiêu diệt mục tiêu phía sau ở cự ly ngắn 300m, độ cao đánh chặn từ 0,02-25km. R-77 trang bị một đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 22kg, sử dụng ngòi nổ laser. Xác suất tiêu diệt mục tiêu của R-77 là 70%. R-77 sử dụng nhiên liệu rắn.
R-77 có chiều dài 3,6 m, đường kích 200mm, sải cánh 350 mm, sử dụng 4 cánh ổn đinh ở chính giữa và 4 cánh lái ở phía đuôi. Khi bắn, giai đoạn đầu máy bay chủ yếu dẫn bằng hệ thống định vị quán tính cùng những thông tin cập nhật từ máy bay phóng tên lửa. Cách mục tiêu 20km, đầu tự dẫn chủ động trên tên lửa sẽ tự kích hoạt tìm kiếm và tấn công mục tiêu tự động.

Tên lửa không đối không tầm trung R-77 với thiết kế cánh đặc biệt




Khai hỏa tên lửa R-77



Phiên bản R-77M1 có khối lượng 226 kg, tầm xa hiệu quả đạt tới 175km nhờ cấu tạo lắp thêm một động cơ Ram Jet, tăng tầm bắn. Hiện chưa có thông tin nào cho thấy Việt Nam sở hữu biến thể R-77M1. Có lẽ Nga hiện đang ưu tiên trang bị cho quân đội của mình trước.
Như vậy hai loại tên lửa R-27 và R-77 đã hợp thành lưới lửa phòng không tầm trung đến xa trên biển Đông. Chúng ta chỉ thiếu hỏa lực phòng không tầm gần, tầm thấp nữa là sẽ có một lưới lửa phòng không hoàn chỉnh. Với hỏa lực tầm gần, tầm thấp Việt Nam có nhiều sự lựa chọn hơn và do đó cũng có sự khác biệt so với tầm xa và tầm trung. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này trong kỳ tới.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,325
Động cơ
389,495 Mã lực
Su-30MKI có thêm vũ khí đối không tầm trung


(Kienthuc.net.vn) - Tiêm kích đa năng Su-30MKI sẽ lần đầu bắn thử tên lửa không đối không tầm trung Astra do Ấn Độ tự sản xuất.




Sau thời gian dài trì hoãn do trục trặc kĩ thuật, cuối cùng tên lửa không đối không đầu tiên của Ấn Độ mang tên Astra bắt đầu tái khởi động chương trình bắn thử nghiệm. Dự kiến, Astra sẽ được bắn thử lần đầu vào cuối năm nay từ máy bay tiêm kích Sukhoi Su-30MKI.


Lãnh đạo Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) Avinash Chander thẳng thắn thừa nhận rằng, có nhiều vấn đề kỹ thuật quan trọng trong việc phát triển tên lửa tầm xa Astra. Thậm chí thách thức đem lại còn lớn hơn cả việc phát triển tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân.

Tên lửa không đối không Astra.​
“Quá trình phát triển tên lửa Astra đã trải qua nhiều lần thất bại do sự kiểm soát tương tác khí động học đòi hỏi kỹ thuật cao. Nhưng cuối cùng chúng tôi đã thay đổi hoàn toàn cấu trúc tên lửa. Nó đã được thử nghiệm thành công dưới mặt đất 3 lần.

Chúng tôi đã vượt qua được khó khăn và hiện tại chúng tôi hy vọng sẽ bắn thử thành công Astra từ tiêm kích Sukhoi Su-30MKI vào cuối năm nay”, ông Avinash Chander nói.


Biến thể Astra Mark-1 có tầm bắn khoảng 44km và Ấn Độ sẽ phát triển biến thể cải tiến Mark-2 với tầm bắn trên 100km.


“Astra sẽ là tên lửa hiện đại nhất được trang bị cho Sukhoi Su-30MKI, Tejas và sau đó là các máy bay tiêm kích khác. Chúng tôi tự tin vào điều đó”, ông Avinash Chander nói thêm.


Ngoài tên lửa Astra, DRDO cũng đang nỗ lực nghiên cứu phát triển bom lượn thông minh trang bị cho máy bay chiến đấu của nước này, bao gồm cả Su-30MKI.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,325
Động cơ
389,495 Mã lực
Su-30 Việt Nam kỳ vọng có thêm 'mắt thần' mới

(Soha.vn) - Nhà máy cơ khí và quang học Ural (UOMZ) của Nga đang tiến hành thử nghiệm bộ pod quang-điện tử cho nhiệm vụ trinh sát, quan sát độ phân giải cao và chỉ điểm tấn công chính xác mục tiêu cho máy bay chiến đấu Su-30.

Theo các chuyên gia nhà máy, pod quang-điện tử mới có tính năng như một ống kính bắn tỉa cho phi công và giúp tăng cường đáng kể sự hiện diện của các thiết bị quân sự tối tân của Nga trên thị trường quốc tế.
Trước đây, do chiến lược phát triển và sự yếu kém trong lĩnh vực phát triển thiết bị hỗ trợ ngắm bắn quang-điện tử mà các máy bay chiến đấu do Nga phát triển chủ yếu sử dụng các thiết bị tương tự được mua từ phương Tây, trong đó, Pháp và Israel là 2 nhà cung cấp chính.

Pod quang-điện tử mới cho máy bay chiến đấu Su-30​

Tuy nhiên, giờ đây, việc nghiên cứu và phát triển thiết bị ngắm bắn quang điện tử hàng không đã được chú trọng đầu tư phát triển. Theo nhà máy Ural, pod quang-điện tử mới giúp phi công ngắm bắn và tấn công các mục tiêu trên mặt đất với độ lệch chỉ vài cm, trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm.
Chính vì vậy, với tính năng hiện đại trên nghiên cứu phát triển mới của mình, Nga dự định sẽ cung cấp pod quang-điện tử mới không chỉ cho không quân nước này mà còn nhằm chinh phục thị trường quốc tế, trong đó nhắm tới việc trang bị cho lực lượng không quân các nước đang sử dụng máy bay chiến đấu Nga.
Ngoài hệ thống ngắm/quan sát quang và nhiệt, pod quang-điện tử mới còn được tích hợp mô đun đo xa mục tiêu, chỉ điểm bằng cách chiếu xạ tia laser để phi công có thể điều chỉnh chuyến bay cho bom và tên lửa dẫn đường trong quá trình tấn công các mục tiêu.
Với độ chính xác vài cm, khả năng hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết, pod quang-nhiệt mới được đánh giá như có phạm vi ngắm bắn như một súng bắn tỉa.

Su-30MK2 Việt Nam sẽ như 'hổ mọc thêm cánh' với pod quang-điện tử mới​

Không quân Việt Nam hiện nay đang sử dụng một số lượng không ít các máy bay chiến đấu đa năng Su-30 mua từ Nga. Trong đó, có những máy bay còn mới, trang bị các hệ thống điện tử hàng không tiên tiến mới được chuyển giao gần đây. Trong số đó, có những chiếc Su-30 đời đầu, được chế tạo cách đây nhiều năm (tiếp nhận 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên vào năm 2004).
Vì vậy, được nâng cấp lắp đặt pod quang-nhiệt mới sẽ giúp tăng cường đáng kể khả năng tác chiến tấn công cho những máy bay Su-30MK2, qua đó tăng cường sức mạnh chung cho Không quân Việt Nam để đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ bầu trời, biển đảo của Tổ quốc.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,325
Động cơ
389,495 Mã lực
'Bộ não' siêu việt của 'Hổ mang chúa' Su-30MK2V

(Soha.vn) - Hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống quang điện tử đóng vai trò quan trọng trên Su-30MK2V, đặc biệt, nếu thiếu hệ thống quang điện tử, Su-30MK2V không còn khả năng tác chiến.

Không những phát triển từ dòng Su-27SK trứ danh của Liên bang Nga mà còn được sở hữu những công nghệ tối tân hiện đại hơn Su-30MKK của Không quân Trung Quốc, Su-30MK2V là một thế lực mới, hùng mạnh ở biển Đông.

Với những thiết bị và phụ tùng mới nhất được Sukhoi nâng cấp phát triển như hệ thống radar, động cơ, vũ khí…, Su-30MK2V sẽ là một thế lực mới giúp Không quân Nhân dân Việt Nam bảo vệ tốt hơn chủ quyền của mình trước người hàng xóm “xấu tính” Trung Quốc.
Su-30MK2V được trang bị một hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp trực tiếp với radar thông qua các module, thiết bị quang điện, thiết bị ngắm mục tiêu trên mũ phi công (HMS) và thiết bị tác chiến điện tử. Tất cả đều sử dụng chung các module với nhau và có thể làm việc 1 cách độc lập khi một trong các module gặp sự cố trên không.
Trên Su-30MK2V có 2 hệ thống phụ kiểm soát hỏa lực là hệ thống kiểm soát không đối không SUV-VEP và hệ thống kiểm soát không đối đất SUV-P riêng biệt, nhằm cho từng loại vũ khí trang bị trên nó. Hai hệ thống này làm việc độc lập, được kiểm soát bằng hệ thống kiểm soát hỏa lực chính trên MK2V. Tất cả đều được kết nối với radar cảnh báo sớm và liên kết trực tiếp với HMS. Do đó, phi công có thể kiểm soát hệ thống kiểm soát hỏa lực một cách dễ dàng và trực quan.

Kh-51 sát thủ mặt đất của Su-30MK2V
SUV-VEP là một hệ thống phụ kiểm soát hỏa lực không đối không được Sukhoi phát triển cho dòng Su-30MK2 và có một số cải tiến nâng cấp cho MK2V cung cấp cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Trong khi phiên bản dành cho MKK của Trung Quốc chỉ điều khiển được 6 tên lửa gắn trên cánh của máy bay thì MK2V của Việt Nam có thể điều khiển 10 tên lửa ở cánh và cả tên lửa nằm dưới bụng máy bay nhằm tấn công cả hàng không mẫu hạm.
Tuy SUV-VEP là hệ thống kiểm soát hỏa lực không đối không nhưng 2 loại tên lửa chống hạm là Kh-31A (được NATO định danh là AS-17 “Krypton”) và Kh-35 (được NATO định danh là SS-N-25 “SwitchBlade”) lại được giao cho SUV-VEP kiểm soát và tấn công các mục tiêu trên mặt biển. SUV-VEP là một hệ thống gồm nhiều hệ thống phụ làm việc bên trong nó, bao gồm:
+ SEI-31-10 là hệ thống điều khiển nhận lệnh trực tiếp từ màn hình điều khiển chính của máy bay, từ đây, các lệnh được phi công đưa ra sẽ được truyền đi đến các bộ phận khác để xử lý.
+ OLS-30 là hệ thống quang điện, bao gồm các bộ phận dẫn đường cho tên lửa gồm hệ thống dẫn đường laser và hồng ngoại:
- Hệ thống quang điện OLS-30 có trọng lượng khoảng 200kg, được gắn ở thân của máy bay, gồm 2 loại cảm biến chính là laser và hồng ngoại. Với các loại OLS-30EM được gắn trên Su-30MK2V của Việt Nam được tăng tầm phát hiện của cảm biến hồng ngoại lên đến 90km, trong khi hệ thống của MKK chỉ là 50km chỉ bằng ½ so với MK2V.
- Hệ thống ngắm bắn trên mũ phi công (HMS) Sura-K của MK2V có tầm nhìn tăng lên đến 60 độ so với hệ thống ASP-PVD-21 của MKK rất khiêm tốn chỉ là 8 độ. Điều này có nghĩa là khi đối đầu trực diện thì MK2V với tầm nhìn và góc hoạt động rộng hơn nhiều sẽ có cơ hội nắm thế thượng phong trước Trung Quốc. Và có thể bắn những phát đạn chính xác từ khẩu GSh của mình.
+ Ngoài ra, từ phiên bản MKK, máy bay dòng này được trang bị hệ thống phân biệt 'bạn hay thù' (IFF), được điều khiển với hệ thống SUV-VEP
Như đã nói, gần như toàn bộ các thiết bị trên Su-30MK2 đều hoạt động theo nguyên tắc sử dụng chung module với nhau nên SUV-P cũng sử dụng chung một số module của SUV-VEP nhưng với mục đích khác. SUV-P điều khiển các loại tên lửa không đối đất như Kh-59 (được NATO định danh là AS-18 “Kazoo”) hoạt động với cơ cấu tương tự như SUV-VEP nhưng lại sử dụng với mục đích phát hiện các mục tiêu bên dưới mặt đất và điều khiển tên lửa đi theo đúng đường dẫn vệ tinh GLONASS.
Cả 2 hệ thống trên ban đầu được phát triển cho Su-30MKK của Không quân Trung Quốc nhưng đã được cải tiến và hiện đại để lắp đặt cho Su-30MK2V của Không quân Nhân dân Việt Nam. Tất cả các công việc này được Viện nghiên cứu khoa học Tikhomirov nâng cấp và phát triển để phù hợp với mục đích sử dụng của Việt Nam là tác chiến ở khu vực biển đảo. Gần đây, phía Trung Quốc cũng đã phối hợp với Tikhomirov để phát triển lên trở thành SUV-VE và SUV-PE. Tất nhiên là ngay sau khi hợp tác với đối tác từ Nga công nghệ này đã bị ăn cắp trắng trợn và Trung Quốc gọi nó là thành tựu phát minh của mình.
Một điểm sáng giá khác trên Su-30MK2V của Việt Nam là hệ thống quang điện tử tối tân hiện đại nhất hiện nay.

'Sát thủ' Kh35EV.
Nó được thừa hưởng từ chính Su-35 và Su-30SM của Không quân Liên bang Nga. Đây là một sự ưu ái cho Việt Nam bởi những lý do về an ninh nên trước đó, không một quốc gia nào khác có được hệ thống nguyên mẫu từ người Nga.
Hệ thống quang điện tử được xem là một trong những bộ phận chính của Su-30MK2V, thiếu nó gần như MK2V sẽ không có khả năng tác chiến. Các thiết bị này đều có vỏ bọc (pod) và có cấu trúc điều khiên hệ thống theo kiểu mở. Nhờ vậy, MK2V có khả năng tác chiến cùng với một số loại máy bay từ Pháp như Mirage 2000/4000.
Mới đây nhất, khi người Nga và Pháp cùng hợp tác phát triển hệ thống điện tử mới thì Rafale có thể kết hợp được với cả Su-30MK2V. Hy vọng trong một tương lai gần cặp đôi sát thủ Mirage 2000 và Su-30MK2V sẽ hiện diện ở Việt Nam và tạo nên một thế lực đáng nể trong khu vực. Thiết bị quang điện này bao gồm 2 bộ phận chính là:
+ Thiết bị khóa và ngắm mục tiêu Sapsan-E: được phát triển bởi nhà máy cơ khí quang học Ural, dài 3m và có đường kính 0.39m, hạm vi quét từ +10 đến -15 độ. Hệ thống bao gồm các camera, các thiết bị hiển thị laser và hệ thống trinh sát trên máy bay.
+ Thiết bị trinh sát M400: thiết bị này được Cục thiết kế Canopy nghiên cứu và phát triển, được đặt giữa 2 động cơ chính của MK2V. Nó có một số khác biệt so với Sapsan-E như hệ thống camera IR, các camera quang học và radar quét pha chủ động ngang.
Sau khi nhận Su-30MKK, Trung Quốc đã thay đổi toàn bộ hệ thống này bằng BM/KG300G và KZ900. Tuy nhiên, chính sự nâng cấp này lại đẩy các chiếc MKK của Trung Quốc trở nên yếu ớt hơn so với MK2V. Chúng hoạt động không được trơn tru cho lắm và thi thoảng hay xảy ra sự cố.
Bên cạnh đó, việc thay thế Sapsan-E đã khiến cho việc dẫn được cho tên lửa đi rất thiếu chính xác. Theo một thông tin không chính thức thì, các chiếc MKK có độ lệch mục tiêu rất cao, lên đến 500m. Với một loại tiêm kích tấn công hạng nặng thì việc lệch mục tiêu lên đến 500m là quá lớn. So với Sapsan-EM được cải tiến từ Sapsan-E và hệ thống của Pháp là MIL-STD-1673 thì các tên lửa Kh-51 của Việt Nam đi cực kì chính xác, với độ lệch tiêu chuẩn chỉ là 10 cm. Quả là một khoảng cách giữa 2 loại tiêm kích hạng nặng, thế nhưng chính sự “nội địa hóa” của Trung Quốc đã đẩy các chiếc MKK yếu hơn đàn em MK2V của Việt Nam.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,325
Động cơ
389,495 Mã lực
Su-30MKM: biến thể Su-30 hiện đại nhất ĐNA

(Kienthuc.net.vn) - Thiết kế cánh mũi, trang bị động cơ đẩy có khả năng phụt chỉnh hướng, radar mạng pha,… đưa Su-30MKM trở thành biến thể Su-30 hiện đại nhất Đông Nam Á.

Su-30MKM là biến thể của tiêm kích Su-30MK xuất khẩu cho Không quân Hoàng gia Malaysia. Hiện nay, nước này duy trì 18 chiếc loại này trong biên chế (đơn giá khoảng 53 triệu USD/chiếc).
Sukhoi đã thiết kế Su-30MKM hoàn toàn dựa trên biến thể Su-30MKI xuất khẩu cho Không quân Ấn Độ, thậm chí còn bổ sung thêm một số tính năng công nghệ từ Su-35 và Su-37. Vì lẽ đó, Su-30MKM có thể coi là hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á với tính cơ động, hệ thống radar vượt trội so với biến thể Su-30MK2 hay Su-30MK.
Điều làm nên sự cơ động vượt trội so với Su-30MK2 đó là Su-30MKM thiết kế với cặp cánh mũi cho phép tiêm kích này cơ động hơn trong các tình huống không chiến tầm gần.
Bên cạnh đó, Su-30MKM còn trang bị động cơ tuốc bin phản lực AL-31FP có khả năng phụt chỉnh hướng. Nghĩa là vòi phun của động cơ có khả năng di chuyển lên xuống trong mặt phẳng ±15 độ.
Sự kết hợp cánh mũi cùng động cơ phụt chỉnh hướng giúp Su-30MKM trở nên vượt trội về tính cơ động, linh hoạt trong các cuộc không chiến.
Su-30MKM có khả năng đạt tốc độ tối đa tới 2.120km/h ở trần bay cao, tầm bay xa đến 3.000km, thời gian hoạt động liên tục trên không 3,75 giờ (hoặc 10 giờ nếu được tiếp nhiên liệu và Malaysia lại có khả năng tiếp nhiên liệu trên không).
Điểm thứ 2, Su-30MKM trang bị hệ thống radar mạng pha điện tử bị động NIIP N011M BARS có tầm trinh sát xa đến 400km, theo dõi ở cự ly 200km ở bán cầu trước hoặc 60km ở bán cầu sau trong chiến đấu không đối không (bám bắt cùng lúc 15 mục tiêu và dẫn hướng tên lửa diệt 4 mục tiêu). Trong chế độ không đối đất/đối hải, nó có thể phát hiện nhóm xe tăng ở cự ly 40-50km hoặc tàu khu trục ở cự ly 80-120km. Tính năng của N011M BARS vượt trội hoàn toàn radar N001 VEP trên Su-30MK2.
Ngoài radar, hệ thống điện tử hàng không của Su-30MKM có nhiều khác biệt với biến thể Su-30MK/MK2 trong khu vực. Theo đó, Su-30MKM không hoàn toàn dùng “hàng Nga” mà pha trộn cả “hàng Pháp, Nam Phi” gồm: hệ thống định vị hồng ngoại nhìn phía trước NAVFLIR và thiết bị chỉ thị mục tiêu lade của Pháp; cảm biến cảnh báo tên lửa và cảm biến cảnh báo lade của Nam Phi cung cấp.
Màn hình HUD ở trước mặt phi công điều khiển máy bay cũng do hãng Thales Pháp cung cấp.
Về hệ thống vũ khí, Su-30MKM cũng có tải trọng và số giá treo tương tự Su-30MK/MK2, cùng với đó là chủng loại vũ khí. Tuy nhiên, Su-30MKM có khả năng mang được thêm “hàng khủng” trong tác chiến không đối không, tên lửa không đối không tầm siêu xa Novator KS-172 AAM-L đạt tầm bắn xa tới 300-400km, dùng đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối. Tất nhiên là tuy có thể mang KS-172 nhưng Malaysia không mua loại tên lửa này.
Có thể nói, Su-30MKM tuy được thiết kế làm đa nhiệm vụ nhưng nó nghiêng về khả năng tác chiến không đối không hơn (radar mạnh, cơ động cao, tên lửa tầm xa). Và đây có thể được xem là “ứng viên” tiềm năng thay thế MiG-21 Việt Nam.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,325
Động cơ
389,495 Mã lực
Su-30 Việt Nam có thể trang bị 'lá chắn' tên lửa

(Soha.vn) - Công ty quốc phòng Defense Initiatives (Belarus) vừa hoàn thành thử nghiệm giai đoạn tiếp theo của hệ thống phòng thủ chủ động chống tên lửa đặt trên máy bay Talisman (Bùa hộ mệnh) với các thuật toán mới, giúp can thiệp hiệu quả vào việc phá hủy tên lửa để bảo vệ sự sống còn cho phi công và máy bay.

Hệ thống phòng thủ Talisman được phát triển nhằm bảo vệ sự an toàn cho các máy bay chiến đấu do Nga sản xuất (gồm MiG-29, Su-27/30/35, PAK-FA T-50 và Su-25) trước nguy cơ bị tiêu diệt ngày càng cao trên chiến trường hiện đại bởi các hệ thống tên lửa đất - đối - không và tên lửa không - đối - không tiên tiến của đối phương.
Theo công bố của nhà sản xuất, tất cả các loại tên lửa chống máy bay và tên lửa phòng không với đầu dò quang - điện tử (dò hồng ngoại và laser bán chủ động) đặt ở các căn cứ phòng không dưới mặt đất sẽ trở nên "vô dụng" khi hệ thống chỉ huy NavedeniyaBKO Talisman được tích hợp lên máy bay. Hay nói cách khác, hệ thống này có thể giúp máy bay trở nên "thân thiện" hơn trước các cuộc tấn công bằng tên lửa của đối phương bằng việc đánh chặn tất cả các tên lửa không đối không và tên lửa đất đối không để bảo vệ sự an toàn cho máy bay.

Ảnh minh họa hệ thống Talisman gây nhiễu, tạo mục tiêu ảo làm tên lửa đánh nhầm mục tiêu
Ưu điểm chính của hệ thống Talisman là nó hoạt động hoàn toàn tự động mà không cần phi công ra lệnh hay ai đó điều khiển. Talisman sẽ tự động gây nhiễu "không giới hạn" một cách đồng thời tất cả các đạn tên lửa (phóng từ trên không và từ các hệ thống trên mặt đất) nhằm vào máy bay mang nó, tạo ra mục tiêu ảo làm tên lửa đối phương tấn công không chính xác và trong giai đoạn phòng thủ cuối cùng, Talisman sẽ tự tiêu diệt tên lửa bằng cách phóng ra một chùm đạn về hướng tên lửa đang tới và gây nổ nó ở cự li an toàn với máy bay (góc phương vị phóng đạn tiêu diệt tên lửa ở bán cầu trước và bán cầu sau đều là 60 độ, góc tà tương ứng ở cả 2 bán cầu là 90 độ).
Talisman được sử dụng mà không hề bị hạn chế trong các chiến thuật tác chiến trong đội hình phi đội chiến đấu, giúp bảo vệ các hoạt động đội hình chiến đấu khi tham gia hộ tống tàu sân bay.

Theo Defense Initiatives, dự án phát triển hệ thống phòng vệ chủ động Talisman nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Belarus nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong việc tăng cường tiềm lực không quân cũng như khả năng xuất khẩu. Chính vì vậy, một biến thể Talisman dành cho xuất khẩu cũng đã được lên kế hoạch với tên gọi Satellit (Hộ tinh).
Như vậy, trong tương lai gần, khi các giai đoạn thử nghiệm của lá "bùa hộ mệnh" Talisman được hoàn tất, các loại chiến đấu cơ do Nga sản xuất như Su-27, Su-30, Su-35, MiG-29 đều có thể tích hợp nó. Không ngoại trừ khả năng phiên bản xuất khẩu của nó là Satellit cũng sẽ được bán cho nước ngoài. Vì vậy, việc trang bị hệ thống như vậy cũng sẽ là một lựa chọn hợp lý cho Không quân Việt Nam trong những năm tới, Satellit hoàn toàn là một giải pháp hiện đại hóa phù hợp cho các máy bay Su-27 và Su-30 của quân đội ta.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,325
Động cơ
389,495 Mã lực
Nâng cao khả năng tấn công mặt đất cho Su-30MK2


(Kienthuc.net.vn) - Các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam có thể được tăng cường khả năng tấn công mặt đất nếu trang bị khí tài ngắm bắn thế hệ mới do Nga chế tạo.




Gần đây, quan chức công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ một số thông tin liên quan tới khí tài ngắm bắn (hỗ trợ tấn công mục tiêu mặt đất) treo bên ngoài có thể trang bị cho dòng tiêm kích đa năng Su-30.


Theo vị đại diện tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga, container ngắm bắn hàng không của nhà máy quang - cơ học Ural (UOMZ) được trang bị đầu dò tìm nhiệt, máy đo xa lade và khí tài quang học độ phân giải cao phát hiện mục tiêu cả ngày lẫn đêm trong những điều kiện thời tiết xấu. Được treo dưới thân hoặc cánh máy bay, nó sẽ truyền hình ảnh lên màn hình trong buồng lái. Phi công chỉ còn việc lựa chọn và tiêu diệt mục tiêu.


Theo các chuyên gia, container mới không chỉ sẽ trở thành “máy ngắm bắn tỉa” cho phi công, mà sẽ mang lại cho Nga vị thế đã bị lung lay trên thị trường quân sự quốc tế.


“Hiện UOMZ đang thử nghiệm cấp nhà máy container ngắm bắn mới. Mọi việc phải được kết thúc trước cuối năm nay, sau đó sản phẩm sẽ được chuyển giao cho Không quân Nga thử nghiệm”, đại diện tổ hợp công nghiệp quốc phòng cho biết.

Một dạng khí tài ngắm bắn treo ngoài máy bay tương tự loại mà Nga đang phát triển cho Su-30.​
Cũng theo vị này, container sẽ không chỉ được cấp cho Không quân Nga, mà còn có dự kiến xuất khẩu nó sang các nước có máy bay Nga. Trước đây do không có các container ngắm bắn do Nga sản xuất hàng loạt, máy bay chiến đấu được bán cho người mua nước ngoài với các sản phẩm tương tự của Pháp.


Theo đại diện Bộ tư lệnh Không quân Nga, container ngắm bắn treo sẽ tạo ra cho phi công khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất với độ chính xác đến chỉ vài cm.


“Đây là máy ngắm bắn tỉa làm việc được trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài khí tài quang học và đầu dò tìm nhiệt, container này được trang bị thiết bị chiếu chùm tia lade lên mục tiêu mà phi công chọn, khi trông thấy điểm sáng này, hệ thống ngắm bắn điều khiển bom và tên lửa hiệu chỉnh đường bay của chúng”, sĩ quan Không quân Nga nói.


Cũng theo đại diện tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga, có kế hoạch trang bị container lên các máy bay Su-30, được trang bị các màn hình cần thiết và trang bị điện tử của máy bay và container tích hợp được với nhau. Chiếc máy bay 2 chỗ ngồi này cho phép phi công điều khiển máy ngắm bắn và máy bay một cách có hiệu quả.


“Đây là nỗ lực thứ hai trang bị cho Không quân Nga container khí tài ngắm bắn treo. Vài năm trước UOMZ đã chế tạo cho máy bay họ Su-27 và Su-25 container ngắm bắn Sapsan. Nhưng khi đó do những vấn đề kỹ thuật nên nó đã không đi vào sản xuất hàng loạt”, sĩ quan Không quân Nga cho biết.

Tiêm kích Su-30MK2 có thể được tăng cường khả năng tấn công mặt đất chính xác cao với sự hỗ trợ từ khí tài ngắm bắn này. Trong ảnh là Su-30MK2 của Việt Nam ném bom tại một cuộc diễn tập bắn đạn thật.​
Chuyên gia quân sự độc lập, một trong những tác giả cuốn sách Quân đội Nga mới Anton Lavrov cho biết, hầu như toàn bộ các máy bay cường kích hiện đại thực tế đều được trang bị container ngắm bắn loại này.


“Đây là phương pháp rẻ hơn cả biến máy bay tiêm kích bình thường với những khả năng hạn chế đối với mục tiêu dưới đất trở thành máy bay cường kích vạn năng mọi thời tiết. Ví dụ, máy bay tiêm kích F-15E Strike Eagle của Mỹ, khi không có container Lantirn thì đây là máy bay tiêm kích hai chỗ bình thường, mà không phải loại thành công cho lắm như cuộc chiến ở vùng Vịnh năm 1991 cho thấy. Nhưng với container ngắm bắn thì đây là máy bay được sử dụng nhiều nhất của Không quân Mỹ để đánh phá mục tiêu trên mặt đất”, ông Lavrov kể.


Cũng theo chuyên gia này, Nga đang mất vị thế trên thị trường quốc tế hiện đại hoá trang bị kỹ thuật quân sự.


“Trên thế giới có nhiều máy bay Liên Xô đã trở nên lỗi thời, ví dụ như Su-25, Su-22, MiG-21, MiG-23… Các nước có những máy bay này không đủ kinh phí mua máy bay mới, và họ đề nghị các nước khác giúp nâng cấp hiện đại hoá. Ví dụ, Israel đã cải tiến nâng cấp Su-25 cho Gruzia. Nhờ container mới công nghiệp Nga sẽ cạnh tranh được với Israel và Pháp, bởi vì với một số tiền tương đối ít ỏi sẽ có thể hiện đại hoá các máy bay đã lạc hậu”, ông Lavrov cho biết thêm.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,325
Động cơ
389,495 Mã lực
Su-30MKI: Nỗi ám ảnh của phi công Mỹ và NATO

(ĐVO)- Gần đây, ông Avinash Chander – Giám đốc mới của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã tiết lộ một số thông tin về loại tên lửa không đối không siêu xa Astra do Ấn Độ tự lực phát triển và sẽ được ưu tiên trang bị trên Su-30MKI.

Tên lửa không đối không tầm siêu xa Ông Avinash Chander cho biết, đầu tháng 4 vừa qua, Ấn Độ đã thử nghiệm thành công tính năng bay của tên lửa không đối không siêu xa Astra trên máy bay chiến đấu Su-30MKI. Công tác thử nghiệm phát triển giai đoạn sau của nó đang được đẩy nhanh và sẽ tiến hành trên tất cả các loại máy bay hiện có.
Ngoài ra, DRDO dự định cuối năm nay sẽ tiến hành phóng thử tên lửa Astra lần đầu tiên trên máy bay chiến đấu Su-30MKI, sau đó sẽ tiến hành các hiệu chỉnh cần thiết để có thể hoàn thành kế hoạch đến quý II năm 2015 sẽ chính thức đưa tên lửa vào trang bị cho lực lượng không quân nước mình.
Theo thông tin của ông Chander, công tác nghiên cứu, phát triển Astra bị kéo dài là do gặp phải một số vấn đề về kỹ thuật. Ngay từ đầu, phải đến tận tháng 3 năm 2004, dự án chế tạo Astra mới được phê chuẩn để trở thành một kế hoạch nghiên cứu, phát triển chính thức với kinh phí là 9,55 tỷ Rupee.
Trên thực tế, trước khi dự án này được phê duyệt, nguyên mẫu cơ bản của tên lửa đã được bắt đầu thử nghiệm. Ông Chander mô tả, kế hoạch phát triển Astra đã gặp phải những thách thức lớn về kỹ thuật, thậm chí còn phức tạp hơn cả một dự án phát triển tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân.
Nòng cốt của không quân Ấn Độ sẽ là 270 - 300 chiếc Su-30MK Vấn đề khó giải quyết nhất về mặt công nghệ là hình dạng khí động học của tên lửa và các khớp nối trong hệ thống điều khiển. Cuối cùng, các nhà thiết kế đã phải thay đổi hoàn toàn cấu hình của nó, sau đó tên lửa Astra đã hoàn tất liền 3 cuộc thử nghiệm trên mặt đất. Ông Chander cho biết, hiện Astra đã vượt qua được nút thắt khó khăn nhất về mặt công nghệ.
Theo tin của tạp chí “Tiếng nói của HAL”, một ấn phẩm chính thức của Công ty hàng không Ấn Độ HAL (Hindustan Aeronautics Limited) phát hành số tháng 6, thử nghiệm tính năng bay của tên lửa Astra sẽ chia làm 3 giai đoạn. cả 2 giai đoạn này đều được tiến hành trên máy bay chiến đấu Su-30MKI.
Giai đoạn 1 là kiểm tra các đặc tính của tên lửa khi máy bay chạy trên đường băng và bay thử. Giai đoạn 2 là kiểm nghiệm các đặc tính của tên lửa khi kết nối với hệ thống điều khiển hỏa lực trên Su-30MKI và kiểm tra sự kết nối của các hệ thống điện tử hàng không và hệ thống điện khí đối với tên lửa. Giai đoạn 3 là kiểm tra các modul thu, phát tín hiệu của đầu dẫn tên lửa trong nhiều tình huống và điều kiện bay khác nhau.
Giám đốc của DRDO còn cho biết thêm, tổ chức này dự định sẽ phát triển 2 phiên bản của Astra, trong đó Astra Mk1 có tầm bắn 44km và Astra Mk sẽ có tầm bắn "khủng" lên tới 100km. Đầu tiên, loại tên lửa không đối không siêu xa này sẽ được lắp đặt trên máy bay chiến đấu Su-30MKI và máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas.
Tên lửa không đối không tầm xa Astra
Ưu thế tuyệt đối của Su-30MKI trước các máy bay Mỹ, NATO

Từ năm 2004 đến nay, Su-30 MKI đã tham gia nhiều cuộc diễn tập quốc tế giành quyền kiểm soát không phận, trong quá trình diễn tập, đã nhiều lần Su-30 MKI thể hiện ưu thế vượt trội so với các máy bay hiện đại khác của Mỹ và Nato là máy bay chiến đấu hạng nặng F-15C và máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16C-D của Mỹ hoặc là Mirage của Pháp.
Trong cuộc tập trận chung Cope India 2005 với Không quân Ấn Độ, bản tin Inside Air Force của Không quân Mỹ sau đó đã nêu những số liệu gây sốc với phía Mỹ vì các máy bay Su-30MKI, MiG-27, MiG-29 và thậm chí cả loại lạc hậu MiG-21 Bizon của Ấn Độ đã “giao tranh” với loại máy bay chủ lực của Không quân Mỹ là F-15C/D Eagle và giành thắng lợi ròn rã.
Các phi công Mỹ đặc biệt ấn tượng với MiG-21 Bison và Su-30MKI. Trong đó, Su-30MKI đã giành thắng lợi trong đa số các cuộc “giao chiến” với cả F-16 và F-15 của Không quân Mỹ. Washington ProFile đã gọi thành công của các máy bay Nga là “điều hoàn toàn bất ngờ” đối với các phi công Mỹ.
Sau cuộc tập trận không quân Red Flag 2008 tại Mỹ, tạp chí hàng không uy tín của Anh Flight, tháng 11/2008, đã đề nghị các độc giả website của mình bầu chọn loại máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới từ một danh sách, trong đó có Su-30MKI, F-22 và F-15.
Phiên bản Brahmos II, Ấn Độ đang phát triển được trưng bày tại Triển lãm hàng không quốc tế Ấn Độ khai mạc ngày 06/02 tại căn cứ không quân Yella Hanka ở Bangalore
Su-30MKI đã được bầu chọn là loại máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới, hơn cả máy bay tiêm kích thế hệ 4 F-15 và máy bay tiêm kích thế hệ 5 duy nhất hiện nay F-22 khi giành được 59% số phiếu bầu; so với 37% của F-22 và 4% của F-15.
Lần gần đây nhất là vào tháng 4/2012, trong đợt huấn luyện chiến đấu tại Malaysia, Su-30MKI đã giành thắng lợi liên tiếp trong khi đối đầu với các máy bay khác tham gia huấn luyện. Trong một tình huống luyện tập, Su-30 MKI phải đấu với F-15C của không quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Okinawa lên đánh chặn.
2 loại máy bay thực hành bài tập không chiến và Su-30 MKI đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bắn hạ mục tiêu F-15C. Chỉ huy trưởng của liên đội không quân số 18 của Mỹ đã phải thán phục, trong huấn luyện chiến đấu cơ bản, Su-30MKI đã thể hiện tính năng cơ động và khả năng tác chiến tuyệt vời so với các loại máy bay đồng hạng.
Su-30MKI sẽ trở thành tiêm kích hoàn thiện nhất

Sau khi ưu tiên trang bị tên lửa không đối không tầm xa Astra cho 2 loại máy bay Su-30MKI và Tejas, Ấn Độ mới lắp đặt trên tất cả các loại máy bay hiện có trong lực lượng không quân. Hiện nay, các loại tên lửa không đối không tầm xa của không quân Ấn Độ bao gồm: tên lửa R-77 (AA-12) của Nga, tên lửa “Derby” của Israel và 2 loại tên lửa “Mica” của Hãng MBDA, “Super” 530D của hãng Matra, đều của Pháp.
Su-30MKI phóng tên lửa hành trình chống hạm BrahMos Hiện DRDO còn đang phát triển riêng cho Su-30MKI hai loại vũ khí cực khủng nữa là 1 loại bom liệng có cánh tấn công chính xác và họ dự định sẽ chế tạo 3 phiên bản với 3 trọng lượng khác nhau là: 100kg, 250kg và 500kg. Nó sẽ giúp cho máy bay chiến đấu Su-30MKI có khả năng tấn công phá hủy các mục tiêu mặt đất cực kỳ chính xác, từ cự ly rất xa.
Ngoài loại bom liệng này, DRDO còn đang nghiên cứu, phát triển cho Su-30MKI một loại tên lửa chống radar cực mạnh. Nó sẽ giúp cho các máy bay tấn công Ấn Độ có năng lực tấn công phá hủy các hệ thống các hệ thống radar cảnh báo sớm của địch thủ. Theo lời các quan chức quốc phòng Ấn Độ, loại tên lửa này có tính năng còn mạnh hơn cả Kh-31P của Nga.
Loại tên lửa này được lắp đặt antenna định vị và hệ thống dẫn đường ở đầu mũi tên lửa. Nó sẽ hoạt động theo cơ chế lần theo các nguồn bức xạ điện từ và có khả năng phát hiện các nguồn bức xạ ở mọi bước sóng bức xạ vô tuyến khác nhau rồi tấn công cực kỳ chính xác vào các vật thể phát ra nguồn bức xạ đó.
Với các loại vũ khí các vũ khí tấn công tầm xa là tên lửa hành trình chống hạm Brahmos, tên lửa tấn công ngoài khu vực phòng không Kh-59MK/ME, tên lửa không đối không tầm xa Astra, bom liệng tấn công chính xác và tên lửa chống bức xạ thế hệ mới…, Su-30MKI sẽ trở thành loại máy bay có tính năng mạnh nhất và toàn diện nhất.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,325
Động cơ
389,495 Mã lực
Thông tin cụ thể về hệ thống ADS Talisman

Defense Initiatives là một công ty của Belarus mới được thành lập tháng 1 năm 2011. Động lực để thành lập công ty chính là từ thành công của thiết bị cảnh báo và gây nhiễu Satellite / Satellite-M do Viện công nghiệp quốc phòng Belarus nghiên cứu, phát triển và được sản xuất ở nhà máy sửa chữa máy bay 558 APR. Khách hàng đầu tiên của của Satellite-M là không quân Kazakhstan khi họ mua 3 bộ Satellite-M để gắn trên trên các máy bay Su-27UBM2 được nâng cấp bởi chính 558 APR .

Cách thiết kế tận dụng Talisman để treo vũ khí giống như thiết kế của Satellite-M


Khách hàng đầu tiên của Satellite-M: Su-27UBM2 của Kazakhstan
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 1256x838.


Talisman có 5 block (cấu hình) khác nhau:

  • Block 1: Gây nhiễu các radar tần số 8-12 GHz
  • Block 2: Gây nhiễu các radar tần số 12-18 GHz
  • Block 3: Gây nhiễu các radar tần số 6-8 GHz
  • Block 3E: Gây nhiễu các radar tần số 4-8 GHz
  • Block R: Cảnh báo về tên lửa tấn công máy bay
Block 1, 2, 3 và 3E: Tác dụng gây nhiễu radar của máy bay, radar của hệ thống phòng không, radar chủ động và radar thụ động gắn trên tên lửa không-đối-không và tên lửa đất-đối-không. Quá trình gây nhiễu được thực hiện hoàn toàn tự động trong suốt các giai đoạn tấn công của đối phương giúp cho phi công có thể tập trung hoàn toàn vào nhiệm vụ chiến đấu của mình.

Talisman không những giúp cảnh báo khi bị radar chiếu mà còn phân tích hiệu quả của việc gây nhiễu thông qua việc phân tích các phản ứng của radar đối phương khi bị Talisman gây nhiễu. Các dữ liệu này có thể được hiển thị ngay lập tức (real time) cho phi công trong suốt quá trình vận hành và lưu lại để phân tích sâu hơn sau chuyến bay.

Block R: Thực chất là một radar chuyên phát hiện và phân tích các tên lửa tấn công máy bay. Nó có khả năng phát hiện tên lửa tấn công có RCS 0.01m2 tối thiểu từ 1km và tối đa là từ 3km với tỉ lệ cảnh báo chính xác hơn 95%. Tỉ lệ cảnh báo nhầm nhỏ hơn 5%.

Cơ chế gây nhiễu radar trên máy bay đối phương của Talisman block 1, 2, 3 và 3E:

Khi radar đối phương ở chế độ quét tìm kiếm, Talisman sẽ phân tích các tín hiệu của radar này, tạo ra các tín hiệu che dấu và can thiệp vào việc đo xa, xác định tốc độ và góc. Khi đó, trên HUD của máy bay đối phương sẽ xuất hiện rất nhiều mục tiêu và rất khó để xác định đâu là mục tiêu thật trong số đó.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x448.
Quá nhiều mục tiêu giả sẽ khiến radar chọn nhầm vào mục tiêu giả
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x441.

Dẫn đến việc dẫn bắn tên lửa vào mục tiêu giả
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x443.

Talisman tạo ra tín hiệu giả kích nổ ngòi nổ radio trên tên lửa tấn công
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x443.
Phạm vi gây nhiễu và cảnh báo của Talisman
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x350.
Góc tà/góc ngẩng (Elevation) ở bán cầu trước và bán cầu sau đều là 60 độ
Góc phương vị/góc nằm ngang (Azimuth) tương ứng ở cả 2 bán cầu là 90 độ

Các bác Defense Initiatives này quảng cáo như thế nào thì biết vậy chứ còn hiệu quả thực tới đâu thì phải từ thực tế sử dụng mới biết được, có thể thấy nếu hệ thống này tốt như quảng bá, thì rõ ràng Belarus-Nga đã vượt qua công nghệ các hệ thống ECM khác của Mỹ như ALQ-99, khi kết hợp khá nhiều hệ thống Jamming pod/ECM, RWR, MAWS, đồng thời thao tác vận hành hoàn toàn tự động hóa (Automation), auto kích hoạt cả hệ thống phòng thủ thủ công flares để chống Manpads (mặc dù 1 số loại manpads hiện nay là 2-colors/IR/UV).

Xem video để hiểu rõ hơn:


[video=youtube;g3IsXusG1HU]http://www.youtube.com/watch?v=g3IsXusG1HU[/video]
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Các cụ cho em hỏi, không biết từ dòng su30 trở đi Không Quân Nga đã tối giản trọng lượng thừa từ thiết kế cũ chưa ? , hay vẫn giữ nguyên và chỉ nâng cấp vật liệu ? .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,325
Động cơ
389,495 Mã lực
Các cụ cho em hỏi, không biết từ dòng su30 trở đi Không Quân Nga đã tối giản trọng lượng thừa từ thiết kế cũ chưa ? , hay vẫn giữ nguyên và chỉ nâng cấp vật liệu ? .
Thay đổi vật liệu tức là giảm rồi đấy bác, vừa giảm RCS nữa (Su-35 có khung bằng hợp kim titan, vật liệu composite)
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,325
Động cơ
389,495 Mã lực
Trung Quốc chột dạ khi Malaysia sắm liền 18 chiến đấu cơ mới

(Soha.vn) - Truyền thông Trung Quốc đưa ra một số bình luận mang chiều hướng lo ngại khi Malaysia tích cực đầu tư trang bị cho Không quân nước này.

Mới đây, nguồn tin từ giới chức quân sự Malaysia tiết lộ, quân đội nước này đang chính thức xúc tiến kế hoạch mua 18 máy bay chiến đấu mới và trang bị cho lực lượng không quân hoàng gia vào trước năm 2015, để thay thế các máy bay chiến đấu MiG-29 đã lỗi thời.
Mặc dù chưa đề cập cụ thể đến dòng máy bay nào, song những tín hiệu từ giới quân sự Malaysia cho thấy, Su-30MKM - phiên bản Su-30MK dành riêng cho Malaysia vẫn là chiến đấu cơ được ưu tiên lựa chọn hàng đầu đối với quốc gia Đông Nam Á này.

Su-30MKM là phiên bản chuyên dụng dành riêng cho lực lượng Không quân Hoàng gia Malaysia.​

Truyền thông Trung Quốc ngày 14/7/2013 cũng đưa tin rằng, Malaysia hiện đã mời 5 hãng chế tạo và cung cấp máy bay tham gia đấu thầu dự án trên gồm các hãng chế tạo máy bay nổi tiếng trên thế giới đến từ các nước như: Nga, châu Âu, Thụy Điển, Pháp và Mỹ. Các dòng máy bay mà Quân đội Malaysia đang hướng đến là máy bay chiến đấu Su-30MKM của Nga, máy bay chiến đấu Typhoon của châu Âu, JAS 39 Gripen của Thụy Điển, máy bay chiến đấu Rafale của Pháp và máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet của Công ty Boeing Mỹ.
Tuy nhiên, trong số đó, máy bay chiến đấu Su-30MKM của Nga đang được Quân đội Hoàng gia Malaysia xem xét kỹ lưỡng nhất. Bởi xét về giá thành, Su-30MK có giá thành hợp lý hơn so với các máy bay chiến đấu của các nước khác. Ngoài ra, độ tin cậy của dòng máy bay này cũng đã được kiểm chứng bởi Không quân Malaysia và một số quốc gia khác trong khu vực.

Su-30MKM thiên về khả năng tác chiến không đối không.
Trước đó, ngày 11/7/2013, tại một cuộc họp báo chung giữa bộ trưởng ngoại giao hai nước Nga và Malaysia, phía Nga khẳng định, nếu hợp đồng được ký kết, Nga sẽ cung cấp dịch vụ sửa chữa và huấn luyện sau bán hàng đồng thời huấn luyện cho phi công và nhân viên của Malaysia vận hành những trang thiết bị này. Nếu thương vụ sắp tới giữa Nga và Malaysia thành công, Không quân Hoàng gia Malaysia sẽ được biên chế tộng cộng 36 máy bay chiến đấu hiện đại Su-30MKM.
Trong khu vực Đông Nam Á, những máy bay hiệu Su-30MK hiện nằm trong biên chế của quân đội 3 nước là Việt Nam, Malaysia và Indonesia. Không quân Việt Nam sở hữu 24 chiếc Su-30MK2V. Không quân Indonesia hiện có khoảng 10 chiếc.

Hiện nay, Không quân Hoàng gia Malaysia duy trì 18 chiếc Su-30MKM trong biên chế.
Hãng chế tạo máy bay Sukhoi của Nga đã thiết kế Su-30MKM dành cho Malaysia hoàn toàn dựa trên phiên bản Su-30MKI xuất khẩu cho Không quân Ấn Độ, thậm chí còn bổ sung thêm một số tính năng công nghệ từ Su-35 và Su-37. Vì lẽ đó, Su-30MKM có thể coi là hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á với tính cơ động, hệ thống radar vượt trội. Điều làm nên sự cơ động vượt trội đó là Su-30MKM thiết kế với cặp cánh mũi cho phép tiêm kích này cơ động hơn trong các tình huống không chiến tầm gần.
Bên cạnh đó, Su-30MKM còn trang bị động cơ tuốc bin phản lực AL-31FP có khả năng chỉnh hướng linh hoạt. Sự kết hợp cánh mũi cùng động cơ phụt chỉnh hướng giúp Su-30MKM trở nên vượt trội về tính cơ động, linh hoạt trong các cuộc không chiến. Su-30MKM có khả năng đạt tốc độ tối đa tới 2.120km/h ở trần bay cao, tầm bay xa đến 3.000km.
Ngoài ra, Su-30MKM được trang bị hệ thống radar NIIP N011M BARS có tầm trinh sát xa đến 400km. Hệ thống vũ khí của Su-30MKM khá tân tiến, tải trọng và số giá treo vũ khí tương tự Su-30MK/MK2. Tuy nhiên, Su-30MKM có khả năng mang được thêm tên lửa không đối không tầm xa Novator KS-172 AAM-L đạt tầm bắn xa tới 300-400km.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Riêng khoản thiết bị điển tử thì trình độ đại Nga vẫn còn kém so với Nato , vậy nên các dòng tiêm kích su30xx dùng thêm đồ ngoại vào tính năng nổi trội hẳn .
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,785
Động cơ
369,006 Mã lực
Không quân nhà mình có mua thêm Su 30 nữa không các cụ nhể.:-w
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top