[Funland] Phiên bản Su-30 nào tốt nhất ?

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
‘Quái vật trên không' của quân đội Nga
Quote:
Su-27 là môt trong những tiêm kích hiện đại bậc nhất của Liên bang Xô Viết nói chung và Liên bang Nga nói riêng. Su-27 được NATO định danh là “Flanker”- kẻ tấn công sườn, nhờ vào độ linh hoạt và nhanh nhẹn hiếm có của nó.


Su-27 là loại máy bay 2 động cơ độc lập, nó cũng là một trong những dự án cuối cùng của Tập đoàn hàng không Sukhoi dưới thời Liên bang Xô Viết. Su-27 là dòng máy bay tiên kích thế hệ thứ 4 của Xô Viết và là đối thủ trực tiếp của thế hệ máy bay F-14 “TomCat”, F-15”Eagle” và thậm chí cả F-18 “Hornet”.
Dựa trên nguyên mẫu Su-27, đã có một loạt các phiên bản nâng cấp và hiện đại hóa của mẫu máy bay huyền thoại này được ra đời như Su-30 (mẫu máy bay tiêm kích tấn công 2 chỗ ngồi được NATO định danh là “Flanker C”). Su-30 là một trong những mẫu tiêm kích khá mạnh của Liên bang Nga, hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết.
Ngoài ra, còn có một phiên bản hoạt động trên hàng không mẫu hạm là Su-33 (NATO định danh là “Flanker D” với những thiết kế tương thích và khả năng bay trên tàu sân bay. Su-33 có nhiệm vụ chính là đánh chặn và bảo vệ hạm dội trên không. Tuy nhiên, hiện đại nhất phải kể đến dòng Su-35 “Flanker E” được trang bị tối tân và hiện đại nhất trong các dòng máy bay tiêm kích tấn công thế hệ thứ 4++.
Bên cạnh đó, dựa trên mẫu Su-27, đã có một loại tiêm kích tấn công mặt đất 2 chỗ ngồi song song ra đời là Su-34 “Fullback”. Đây là loại tiêm kích tấn công mặt đất đáng sợ nhất hiện nay nhờ được trang bị vũ trang khá mạnh, kết hợp khả năng bay linh hoạt và cơ động của nó.

Su-27 đang mở cánh hãm tốc độ trên không.
Lịch sử phát triển
Năm 1968, Liên bang Xô Viết đã bắt đầu để ý đến chương trình phát triển các mẫu tiêm kích tấn công thế hệ thứ 4, để cạnh tranh với chương trình “F-X” của Không lực Hoa Kỳ, mà sản phẩm đầu tiên là F-15 “Eagle”. Các cố vấn quân sự đã đề cập khá nhiều vấn đề này với Tổng bí thư thứ nhất của Liên bang Xô Viết là Leonid Brezhnev rằng:
“Với những công hiện đại như vậy được trang bị trên F-15, trong tương lai, Không lực Hoa Kỳ sẽ vượt mặt chúng ta trên bầu trời.”
Ngay sau đó, Leonid Brezhnev đã đưa vấn đề này ra trong các buổi họp nội các Chính phủ và yêu cầu tăng mức chi cho quốc phòng nhằm hiện thực hóa giấc mơ về một máy bay tiêm kích mới cho Quân đội Liên Bang Xô Viết. Hội đồng bộ trưởng đã thông qua và cấp kinh phí thêm cho các dự án phục vụ quốc phòng. Tổng tham mưu trưởng Không quân Liên bang Xô Viết đã ký quyết định cho dự án máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 của Không quân Liên bang Xô Viết. Đã có 3 nhà thầu được chọn là Antonov, Mikoyan (khá nổi tiếng với các mẫu tiêm kích MiG) và cuối cùng là nhà thầu Sukhoi. Những yêu cầu của Tổng tham mưu khá khắt khe như:

Su-27 thả pháo sáng đánh lừa tên lửa tầm nhiệt.
- Phải là một chiếc tiêm kích hoàn hảo với khả năng chiếm ưu thế trên không.
- Phải là một chiếc tiêm kích cơ động và linh hoạt nhất. Với tốc độ hoàn hảo, và yêu cầu phải là Mach 2+.
- Phải có đủ khả năng mang được các loại vũ trang hạng nặng và khả năng tấn công kinh hoàng lên đối phương.
Sau những yêu cầu như vậy thì các bản thiết kế của Antonov và Mikoyan không được duyệt. Chỉ có thiết kế của Sukhoi là làm vừa lòng các lãnh đạo Không quân Liên bang Xô Viết. Một lý do khác nữa là Sukhoi có những dịch vụ bảo dưỡng và chính sách về tài chính nới lỏng rất hấp dẫn.

Su-30 “Flanker E”trên bầu trời Trường Sa Việt Nam.
Vì thế, tập đoàn hàng không Sukhoi đã được giao phát triển chương trình Tiêm kích thế hệ thứ 4. Trước đó, đã có khá nhiều các mẫu tiêm kích ra đời cũng là thế hệ thứ 4 nhưng về khả năng thì còn khá hạn chế. Điển hình là Mig-29 của Mikoyan với 1 thiết kế khá ấn tượng và theo kiểu LPFI.
Với những mẫu tiêm kích thế hệ thứ 4 và những yêu cầu về kỹ thuật đặt ra thì có 2 loại như sau:
- LPFI: loại thiên về kiểu dáng và trọng lượng. Những loại tiêm kích như thế này không đáp ứng được về tầm hoạt động và vũ trang hạng nặng. Nó có kích thước nhỏ và không phù hợp với những quốc gia rộng lớn như Nga.
- PTFI: loại thiên về khả năng tấn công, chiếm ưu thế và tầm hoạt động. Tiêm kích loại này có kích thước lớn, tầm hoạt động từ 2.000m trở lên và được trang bị khá nhiều loại vũ khí hạng nặng.
Cuối cùng thì Sukhoi đã lấy thiết kế kiểu dáng tương tự chiếc Mig-29 nhưng có một vài sửa đổi về khung và cánh máy bay. Kiểu dáng của Mig-29 khá nhỏ gọn và phù hợp để phát triển Su-27, tuy nhiên, chiếc Su-27 lớn hơn chiếc Mig-29 nhiều để tăng cường tầm hoạt động của nó.

Giá treo bom đẫn đường của Su-27.
Thiết kế và kiểu dáng
Như đã nói, thiết kế của Su-27 về cơ bản là giống người anh em Mig-29, tuy nhiên, nó được phát triển theo hướng PTFI. Su-27 được kì vòng trở thành đối thủ xứng tầm của các chiếc F-X từ phía Hoa Kỳ và minh chứng là những chiếc F-18 “Hornet” không thể nào đuổi kịp được Su-27 nhờ khả năng nhanh nhẹn, linh hoat và cơ động bậc nhất của mình.
Mẫu đầu tiên của S-27 ra đời vào năm 1977 với tên gọi T-10, cất cánh lần đầu tiên và ngày 20-5-1977. Mẫu T-10 được trang bị 2 động cơ phản lực độc lập, tốc độ tối đa là Mach 2.5, có sải cánh dài và xiên 30 độ, cùng với đó là cánh đuôi kép. Nhờ vậy, nó tăng tốc khá nhanh và đạt đến Mach 2.5 nhanh hơn 10 giây so với những đối thủ của mình. T-10 được NATO định danh là “Flanker A”. Sau đó 1 năm, T-10S ra đời với khá nhiều nâng cấp về hệ thống radar, hệ thống quan sát và hệ thống bay mới được Sukhoi nghiên cứu phát triển. T-10S cất cánh lần đầu trên bầu trời Xô Viết vào ngày 20-4-1978, một năm sau khi chiếc T-10 cất cánh.

Buồng lái của một chiếc Su-27.
Su-27 là chiếc máy bay tiêm kích đầu tiên được trang bị hệ thống Fly-by-wire (FBW) do Sukhoi nghiên cứu và phát triển. Nó là một hệ thống điều khiển máy bay thông qua các màn hình kỹ thuật số, qua đó giảm bớt đi các nút điều khiển trên máy bay. Đồng thời FBW còn cung cấp 1 thiết bị thủy lực ở 2 cánh chính, cánh tà và cánh đuôi. Khi các cánh này bị tấn công, bị hở dầu do đạn hay mất khả năng điều khiển thì FBW sẽ tự động ngắt hệ thống thủy lực ở vị trí bị sự cố, sau đó sẽ ổn định thăng bằng cho chiếc tiêm kích và nó có thể duy trì độ cao trong 1 giờ đồng hồ để hạ cánh an toàn. Đây là một trong những hệ thống mới khá hiện đại được Liên bang Xô Viết phát triển. Hiện nay FBW được trang bị khá nhiều trên các loại máy bay dân dụng và cả máy bay quân sự trên thế giới.
Su-27 là một trong những chiếc tiêm kích có sự linh hoạt, nhanh nhẹn và cơ động mà hiếm chiếc tiêm kích nào của Hoa Kỳ có được. Theo tính toán, khung và trần máy bay có thể chịu áp lực lên đến 10.000N tương đương với 1 chiếc xe đầu kéo hạng lớn. Do đó Su-27 có những động tác bay kỹ thuật độc đáo mà không loại tiêm kích nào có thể trình diễn được.

Động tác bay Pugachev’s Cobra độc đáo
Một trong số đó là động tác Pugachev’s Cobra (Hổ mang Pugachev). Với động tác này, trông Su-27 như một con rắn hổ mang đang chuẩn bị săn mồi. Pugachev’s Cobra được phi công Viktor Pugachev, một trong những phi công trình diễn kỹ thuật bậc thầy của Liên bang Xô Viết trình diễn lần đầu trong triển lãm hàng không Paris 1989. Sau cuộc trinh diễn này, người Mỹ đã phải lắc đầu ngán ngẩm khả năng quá ưu việt của Su-27.
Trước đó, năm 1981, đã có một chiếc Mig-29 vượt biên và lái đến Nhật. Các kỹ sư Mỹ-Nhật đã mở tung chiếc tiêm kích và họ khám phá ra 1 bí mật lớn: Động cơ và kỹ thuật chế tạo tiêm kích của người Nga vượt quá xa người Mỹ. Đến Su-27 người Mỹ đã phải thán phục trước tài năng của người Nga về máy bay.

http://ttvn.vn/26201320329182p0c1002/quai-vat-tren-khong-cua-quan-doi-nga.htm
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Chả biết đại Nga bốc phét như nào , vẫn thấy su mig rơi ầm ầm .
 

fusionvie

Xe điện
Biển số
OF-54088
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
2,273
Động cơ
472,768 Mã lực
Chả biết đại Nga bốc phét như nào , vẫn thấy su mig rơi ầm ầm .
Rơi thì ở đâu chẳng có, ngay cả B2 còn rơi mà. Với số lượng nhiều như thế thì số lượng rơi cũng phải tăng lên là đúng rồi.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Vãi =))

'Quái vật ngoài hành tinh' trong Không quân Việt Nam

03/06/2013 - 11:05
“Su-30 như một con quái vật ngoài hành tinh. Khó lòng hạ gục Su-30MK, Su-30SM và Su-30MK2V”.

Su-30 (được NATO định danh là “Flanker-C”) là một loại máy bay tiêm kích 2 động cơ, 2 chỗ ngồi. Đây là loại tiêm kích F/A (Fighter/Attack – Chiến đấu/Tấn công) siêu cơ động được phát triển bởi tập đoàn hàng không Sukhoi. Su-30 là mẫu tiêm kích đa nhiệm có thể hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết với 2 nhiệm vụ chính là không chiến và tấn công mặt đất.

Su-30SM của không quân Nga chuẩn bị vượt tường âm thanh.
Sau sự thành công của người tiền nhiệm Su-27, Su-30 ra đời với tư cách là phiên bản nâng cấp và cải tiến của Su-27, được phát triển từ dự án Su-27PU. Su-30 là thành viên thứ 2 của gia đình “Flanker” (kẻ tấn công sườn). Dự án được Sukhoi chính thức khởi động từ những năm 1996 và được Bộ quốc phòng Liên bang Nga tài trợ.
Hiện nay, tất cả các thành viên của gia đình Flanker đều được Bộ quốc phòng Nga đặt hàng và được biên chế đều vào các lực lượng phòng không và không quân Liên bang Nga, bao gồm: Tiêm kích Su-27, Su30, Su-33, Su-35 và máy bay tấn công mặt đất Su-34 “Fullback”. Hiện tại, Sukhoi đang phát triển thế hệ tiếp theo của dòng “Flanker” là Su-37 nhằm thay thế những người tiền nhiệm trong tương lai.

Su-30MK2V (một phiên bản nâng cấp từ Su-30MKV2) của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Su-30 hiện được sản xuất bởi 2 công ty chính là Komsomolsk-on-Amur Aircraft Production Association (KnAAPO) và công ty hàng không Irkut. Cả 2 đều là công ty con của Tập đoàn hàng không Sukhoi và trực thuộc Tập đoàn hàng không thống nhất Liên bang Nga (OAK).
OAK gồm khá nhiều tập đoàn hàng không của Liên bang Nga được thống nhất trong một liên minh chung gồm khá nhiều tên tuổi nổi tiếng của hàng không thế giới cả về dân sự lẫn quân sự: Antonov, Kamov, Moskva Mil, Sukhoi, Mikoyan, Iiyushin, Tupolev và Yakovlev.
KnAAPO là nơi nhận các đơn hàng từ các nước đồng minh và các quốc gia là bạn hàng lâu năm. KnAAPO cũng là nơi sản xuất ra các phiên bản Su-30MKK, Su-30MK2 được bán cho Không quân giải phóng Trung Hoa (PLAAF), Su-30MK2V và Su-30MK được bán cho Việt Nam. Ngoài ra, Indonesia và Venezula cũng là bạn hàng của KnAAPO. Hiện nay, KnAAPO còn sản xuất loại tiêm kích thế hệ 4++ là Su-35 (được NATO định danh là “Flanker-E”).
Phiên bản Su-30MKK bán cho PLAAF được trang bị hệ thống điện tử do chính Tập đoàn công nghiệp quốc phòng phương Bắc – NORINCO của Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, nó không được đánh giá cao vì hầu hết công nghệ là sao chép từ Sukhoi nhưng lại không vượt trội mà còn bị đánh giá là khá tệ. Tất nhiên, nó không thể nào sánh với Su-30MK và Su-30MK2V của Việt Nam. Các phiên bản dành cho Việt Nam được đánh giá là tốt nhất trong họ Su-30 và cũng là khá vượt trội trong gia đình “Flanker”. Su-30 được xem như là đồng cấp với F-15 “Eagle”, tuy nhiên, các minh chứng thực tế lại chứng minh khác. Su-30 bỏ xa F-15 “Eagle” về mọi mặt, thậm chí F-35 “Lightning II” còn nhận thất bại cay đắng trước nó.

Buồng lái của một chiếc Su-30MK2V của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Khác với KnAAPO, thì Irkut chủ yếu nhận các đơn đặt hàng phiên bản Su-30SM từ phía Bộ quốc phòng Liên bang Nga. Su-30SM là một phiên bản tối tân, hiện đại nhất được trang bị cho Không quân Liên bang Nga và Lực lượng phòng không Liên bang Nga.
Việt Nam khá may mắn khi Su-30SM chính là người song sinh của các phiên bản Su-30MK2V, với những hệ thống và vũ khí hiện đại nhất hiện nay. Ngoài ra, Irkut còn nhận các đơn hàng từ người hàng xóm Ấn Độ và các bạn hàng mới như Malaysia. Khi được xem thế hệ “Flanker-C”, Ấn Độ tỏ ra rất thích thú và rất muốn có mẫu tiêm kích này. Do đó, Irkut đã phát triển một phiên bản khác dành cho Ấn Độ từ Su-27UB (mẫu tiêm kích nâng cấp từ Su-27PU) theo yêu cầu từ phía Ấn Độ. Dự án này cũng có sự tham gia của các kỹ sư Ấn Độ. Những chiếc Su-30MKI của Ấn Độ đều sử dụng tên lửa không đối không (AAM) và không đối đất (ASM) của Brahmos, sản phẩm của sự hợp tác Nga-Ấn Độ.
Lịch sử phát triển
Phiên bản gốc Su-27 của gia đình “Flanker” được trang bị những tính năng tuyệt vời, tuy nhiên, nó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của Lực lượng phòng không Liên bang Xô Viết (PVO).
Do lãnh thổ Xô Viết quá rộng lớn, các phi đội Su-27 không có khả năng phủ sóng tất cả các khu vực nên bài toán đặt ra vẫn là bài toán về tầm hoạt động. Do đó, một dự án mới với cái tên Su-27PU đã được khởi động vào năm 1968, dưới sự bảo trợ của Bộ quốc phòng và Sukhoi một lần nữa được chọn. So với Su-27, Su-27PU đã cải tiến được phạm vi hoạt động lên khá nhiều, mục đích ban đầu là phục vụ cho nhiệm vụ đánh chặn hoặc không chiến tầm xa nhưng trên thực tế, Su-27PU được phục vụ cho các nhiệm vụ đánh chặn nhiều hơn. Đây là loại máy bay 2 động cơ và có 2 chỗ ngồi.
Các tính năng kỹ chiến thuật

Su-30 của phi đội Hiệp sĩ Nga trong cuộc biểu diễn tại triển lãm hàng không Malaysia 2013.
Su-30 được thiết kế với kiểu dáng khí động học tiên tiến nhằm tránh lực cản của gió và không khí. Ngoài ra, nó còn được trang bị cả hệ thống kiểm soát vector lực nâng cánh chính, cánh tà và cả lực đẩy phương ngang của động cơ. Những điều này đã làm nên 1 chiếc tiêm kích cơ động bậc nhất trên thế giới. Đây là điều mà cả giới quân sự trên thế giới khẳng định: “Su-30 là một chiếc máy bay siêu cơ động nhất trong lịch sử hàng không quân sự
Ngoài ra, Su-30 còn có thể thực hiện được kiểu bay Pugachev’s Cobra nổi tiếng, động tác bay TailSide. Tailside là một động tác tương tự 0 knot nhưng Su-30 lại bay lên theo 1 vòng lặp với phương bay kỹ thuật, dựa trên 1 góc 60 độ. Sau khi đạt đến vận tốc cực đại, phi công sẽ tắt động cơ. Lúc này, lực nâng cánh tà và 2 cánh chính sẽ nâng chiếc máy bay lên trong thời gian khoảng 2,3 giây. Sau đó, nó sẽ rơi từ từ xuống đất, tương tự 0 knot, tuy nhiên thiết kế đặc biệt giúp Su-30 không bị mất hoàn toàn độ cao mà có thể bay được trong vòng 10 giây kể từ lúc rơi xuống. TailSide là một động tác khá khó và ít phi công làm được vì điều này phụ thuộc khá nhiều vào vector nâng cánh chính và cánh đuôi.
Su-30 còn trình diễn được cả động tác 360 Angel. Đây là một động tác nhào lộn 360 theo phương ngang, với một góc chếch chỉ 10 độ. Chính động tác này đã khiến cho 1 chiếc F-35 bị nó hạ gục khi cố săn đuổi từ phía sau.
Su-30 sở hữu 2 động cơ Saturn AL-31F hoạt động độc lập. Mỗi động cơ nặng 12500 kgF (kgF là đơn vị đo kỹ thuật với các vật thể bay có vận tốc cao, dựa trên tốc độ bay và lực hút của trọng lực). Su-30 có thể đạt vận tốc cao nhất là Mach 2.0 và thấp nhất là Mach 1.2
Các minh chứng về sức mạnh của Su-30
- Năm 1992, người tiền nhiệm Su-27 và Su-27PU (Su-27PU về sau được đổi tên thành Su-30 và cũng là mẫu Su-30 đầu tiên) cùng nhau tham gia tập trận tại Hoa Kỳ. SU-27 và Su-27PU đã chiến thắng áp đảo F-15 “Eagle” trong lần lượt các bài tập bắn, bay kỹ thuật, phóng tên lửa, thậm chí là không chiến giả định. F-15 đều bị Su-27PU hạ gục một cách dễ dàng và bỏ xa với số điểm 965/1000. Trong khi đó F-15 chỉ đạt 890/1000.
- Năm 2004, Su-30MKI của Không quân Ấn Độ đã hạ gục toàn bộ 10 chiếc F-16 “Lightning Falcon” và 8 chiếc F-15”Eagle” trong cuộc tập trận Cope India. Điều đáng nói chỉ có 15 chiếc Su-30MKI tham gia trong bài tập không chiến giả định. Các phi công F-16 đều lắc đầu ngao ngán khi trực nhiện đối mặt với Su-30.
- Năm 2006, Su-30SM của Không quân Liên bang Nga đã khiến cho các phi cơ Mirage 2000 (Không quân Pháp), Tornado F-3 (Không quân CHLB Đức) phải chào thua. Một phi công lão luyện của Đức là Charles đã trả lời phóng viên: “Ngay trên đó (chỉ tay trên không trung) nếu bạn bị Su-30 bắt được, thì hãy nói lời vĩnh biệt nếu đó là một cuộc chiến.”
- Năm 2009, Su-30SM lại một lần nữa làm bẽ mặt cả phi đội số12 trực thuộc Bộ chỉ huy trên không của Không lực Hoa Kỳ (USAF) tại Florida gồm F-22 “Raptor”, F-35 “Lightning II” đều gục ngã trước đối thủ Su-30SM. Ngay sau sự kiện này, thượng nghị sĩ James Inhofe đã nói trước thượng viện: “Nếu Su-30 của người Nga tấn công, chúng ta sẽ để họ chiếm lĩnh cả bầu trời!
Còn theo chuyên gia từ Lockheed Martin thì: “Su-30 như một con quái vật ngoài hành tinh. Khó lòng hạ gục Su-30MK, Su-30SM và Su-30MK2V”.

http://ttvn.vn/362013122132366p0c1002/quai-vat-ngoai-hanh-tinh-trong-khong-quan-viet-nam.htm
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
'Quái vật ngoài hành tinh' trong Không quân Việt Nam

Su-30SM của không quân Nga chuẩn bị vượt tường âm thanh.
Ui! Lều báo.
Khói màu xịt lên vuông góc với cánh là nó đang diễn thế Cobra hoặc kiểu "rơi tự do". Lúc này mà vượt tường âm thanh thì có mà đâm đầu xuống đất. :)) :))
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,659
Động cơ
757,612 Mã lực
chả biết để đâu, em vào đây để hỏi cái:
http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/630431/Khong-chien-o-Dieu-NguSenkaku-Nhat-se-dai-thang-tpol.html
trong kịch bản không chiến ở Senkaku, bài này nó phân tích vai trò quá lớn của máy bay cảnh báo sớm: nếu Nhật không ra qđ sớm để J10 lẻn vào xơi máy bay cảnh báo sớm thì Nhật thua te tua vì vỡ hệ thống cảnh báo, nếu Nhật ra qđ sớm, giữ được máy bay cảnh báo đồng thời xơi máy bay cảnh báo của tàu thì tàu tan tác.
Có thật thế không hay là lừa nhau cho vui nhỉ?
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
chả biết để đâu, em vào đây để hỏi cái:
http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/630431/Khong-chien-o-Dieu-NguSenkaku-Nhat-se-dai-thang-tpol.html
trong kịch bản không chiến ở Senkaku, bài này nó phân tích vai trò quá lớn của máy bay cảnh báo sớm: nếu Nhật không ra qđ sớm để J10 lẻn vào xơi máy bay cảnh báo sớm thì Nhật thua te tua vì vỡ hệ thống cảnh báo, nếu Nhật ra qđ sớm, giữ được máy bay cảnh báo đồng thời xơi máy bay cảnh báo của tàu thì tàu tan tác.
Có thật thế không hay là lừa nhau cho vui nhỉ?
Thật chứ mà cũng chưa chắc. TQ cũng có AWAC nhưng ko có đánh chặn kiểu Mig 31, tên lửa tầm xa cũng ko có theo như mình biết. Cơ mà J-10 thì phải J-10B mới địch được F15/2. Đâu có thấy nhắc tới Su-30/J-11 đâu mà bác lôi vào đây
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ấn Độ tăng khả năng hủy diệt cho Su-30MKI

(ĐVO)- Su-30MKI của Ấn Độ sẽ được trang bị các loại bom tấn công chính xác cao. Công việc thiết kế và thử nghiệm sẽ hoàn tất trong năm tới.

Cơ quan nghiên cứu và chế tạo quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ lên kế hoạch sẽ hoàn tất việc chế tạo và thử nghiệm các loại bom hàng không mới vào cuối năm 2014. Những loại bom mới này sẽ được bổ sung vào danh mục các loại vũ khí dành cho tiêm kích Su-30MKI.
Tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ



Tiêm kích đa năng Su-30MKI có thể trang bị bom, tên lửa do Ấn Độ tự sản xuất.​

Các loại bom mà Ấn Độ đang nghiên cứu và thử nghiệm là vũ khí chính xác cao với 3 kích cỡ là 100, 250 và 500 kg. Chúng được phát triển dựa trên các phiên bản không có điều khiển hiện có.

Cho tới nay, Ấn Độ đã tiến hành 2 cuộc thử nghiệm các loại bom này và được đánh giá là thành công. Tới cuối năm nay, Ấn Độ dự kiến sẽ tiến hành một vài lần ném bom thử nghiệm tiếp theo.

Hồi tháng 10/2010, Ấn Độ từng cho biết DRDO đã chế tạo thành công bom hàng không LGB sử dụng dẫn đường bằng laser. Loại bom này có thêm bộ phận lái và cánh đuôi giúp tăng thời gian rơi của bom.
Bom LGB dẫn đường bằng laser của Ấn Độ
Ngoài việc phát triển các loại bom mới, DRDO đang chế tạo các loại tên lửa diệt radar. Theo thông báo chính thức của cơ quan này, loại tên lửa này sẽ nhằm thẳng vào nguồn phát ra tia điện từ, trong khi hệ thống dẫn đường của tên lửa sẽ không phụ thuộc vào bước sóng của nguồn phát. Phần mũi tên lửa sẽ được trang bị anten định vị và hệ thống dẫn đường.

Không quân Ấn Độ hiện có tất cả 120 chiếc tiêm kích Su-30MKI. Theo kế hoạch, Ấn Độ sẽ tăng số lượng này lên tới 270 chiếc.

Từ cuối năm 2012, Ấn Độ và Nga đã thảo luận khả năng nâng cấp Su-30MKI cho Ấn Độ với các hệ thống radar và thiết bị hàng không mới.
Loại máy bay này được xếp vào loại máy bay tiêm kích hạng nặng và tiên tiến bậc nhất của không quân Ấn Độ. Ấn Độ bắt đầu mua máy bay Su-30 của Nga từ cuối những năm 1990.
Mô hình phiên bản không đối đất của tên lửa BrahMos trang bị cho Su-30MKI
Trong chương trình hiện đại hóa Su-30MKI của Ấn Độ, đáng chú ý là kế hoạch trang bị tên lửa siêu thanh BrahMos cho loại máy bay này. Phiên bản BrahMos trang bị cho Su-30MKI sẽ là mẫu “thu nhỏ” song vẫn đảm bảo tầm bắn khoảng 300 km với tốc độ tối đa 2,8M.

Các chuyên gia đánh giá, được trang bị thêm tên lửa BrahMos có khả năng mang đầu đạn hạn nhân, các máy bay Su-30MKI của Ấn Độ có sức mạnh tương đương các máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS và Tu-160.
Su-30MKI có khả năng xuất kích, phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách “ngoài vùng phủ sóng” của hệ thống phòng không đối phương.

PS: Nhìn tải trọng Su-30MKI mà thèm =P~, Su-30MKK, MKM, MK2, MK2V hay J-11 thậm chí Su-35 cũng chưa bao giờ có nhiều pic full load như vậy
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nếu gắn tên lửa Yakhont/Brahmos, Su-30 của VN bao quát toàn biển Đông

(Soha.vn) - Sự kết hợp giữa” tia chớp” Yakhont/Brahmos và “hổ mang chúa” Su-30 tạo ra một đòn đánh mạnh mẽ, gần như tức thì với vùng biển bao la.

Hai năm qua, Trung Quốc tăng cường phô trương thanh thế quân sự, đe dọa láng giềng. Tuy nhiên, những người am hiểu quân sự thì “con ngáo ộp” Trung Quốc chưa dọa được ai. Trái lại, trên thế giới có rất nhiều loại vũ khí khiến Trung Quốc phải run sợ. Loạt bài của chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu về các loại vũ khí này.

Tên lửa Yakhont/Brahmos có thể phóng từ các máy bay tiêm cường kích như Su-30, Su-33, MiG-29…Đây thực sự là một đòn đánh hết sức linh hoạt.
Khi phóng từ trên bờ, tên lửa Yakhont/Brahmos chỉ có thể đạt tầm xa 300 km tính từ bờ biển. Các tàu mặt nước, tàu ngầm bị giới hạn bởi tốc độ di chuyển khá chậm trên biển nên khi phóng từ các tàu chiến, tên lửa sẽ bị hạn chế phần nào tính năng, nhất là khi phải bảo vệ vùng biển rộng lớn.

Tàu tên lửa Ezzat có tốc độ lớn nhất thế giới hiện nay 41 hải lý/h (76 km/h)

Trong khi đó, biến thể phóng từ máy bay có thể khắc phục được tất cả nhược điểm này. Với thời gian phản ứng nhanh, tầm hoạt động của các loại máy bay dòng Su, MiG lên đến 1.500-2500 km, tên lửa Yakhont phóng từ máy bay có thể bao quát được cả một vùng đại dương bao la.
Các máy bay này chỉ cần đứng ngoài vùng hỏa lực của đối phương và tung ra đòn tấn công là có thể tiêu diệt được các tàu chiến.

Quỹ đạo của Yakhont/Brahmos phóng từ máy bay

Phiên bản Yakhont phóng từ máy bay không cần động cơ phóng - tăng tốc mà lợi dụng luôn vận tốc của máy bay mang do đó khối lượng chỉ 2500 kg so với 3000 kg khi có cả động cơ phóng - tăng tốc. Chiều dài của phiên bản lắp đặt trên máy bay: 6.100mm trên Su-30 và 8.900mm trên Su-33.
Tên lửa Brahmos phiên bản phóng trên không của Ấn Độ có 2 loại, tên lửa Brahmos-1 được nghiên cứu chế tạo riêng cho máy bay chiến đấu Su-30MKI, năm 2013 bắt đầu thử nghiệm, tầm phóng vượt xa 300 km, bán kính tác chiến của Su-30MKI đạt 1.500 km, hầu như có thể vươn tới hầu hết các khu vực của Ấn Độ Dương.
Tên lửa Brahmos-3 phát triển cho máy bay chiến đấu hải quân MiG-29K đang được nghiên cứu phát triển, trọng lượng nhẹ hơn, tầm phóng đạt 350 km.



Tiêm cường kích Su-30 và phiên bản tên lửa Yakhont phóng từ máy bay





Tiêm cường kích Su-30MKI và phiên bản tên lửa BrahMos phóng từ máy bay của Không quân Ấn Độ




Tên lửa BrahMos phóng từ máy bay Su - 30MK1 của Không quân Ấn Độ

Máy bay Su-27, Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam là những máy bay tiêm cường kích được chế tạo chuyên dùng cho nhiệm vụ tác chiến trên biển. Su-30MK2 vừa thực hiện tuần tra Trường Sa nhân dịp 30-4, có thể mang 5.270 kg nhiên liệu (không tính nhiên liệu trong các thùng chứa phụ), thực hiện liên tục nhiệm vụ trong 4,5 giờ với phạm vi 3.000 km. Nếu được tiếp nhiên liệu trên không, nó có thể duy trì 10 giờ bay nhiệm vụ với tầm bay là 8.000 km. Vận tốc cực đại lên đến 2.120 km/h. Nếu bay ra và về không tiếp nhiên liệu thì Su-30MK2 có thể tác chiến trên quần đảo Trường Sa trong vòng 45 phút với đầy đủ vũ khí.
Hiện chưa thấy thông tin nào thể hiện Yakhont đã được trang bị trên các máy bay của Không quân Việt Nam. Nếu được sở hữu loại tên lửa này, các máy bay Su-27, Su-30 của Việt Nam sẽ gia tăng đáng kể sức chiến đấu, đảm bảo bao quát toàn bộ khu vực biển Đông.

Máy bay Su-30MK2 của Không quân Việt Nam tuần tra quần đảo Trường Sa tháng 4/2013

 
Chỉnh sửa cuối:

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
nghe đâu đợt này đặt 4 em 35S thì phải
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Giải trí :)) =))

Mãnh lực ‘thần hộ vệ’ bầu trời Việt Nam



(Soha.vn) - “Hổ mang chúa” Su-30MK2V là loại tiêm kích hiện đại nhất trong biên chế Không quân Việt Nam.


‘Hổ mang chúa’ Su-30MK2V của Không quân Nhân dân Việt Nam tại sân bay quân sự ở Đồng Nai.
Sukhoi Su-30MK2V (MK2 - Многофункционный Коммерческий 2) là máy bay chiến đấu đa chức năng, được phía NATO định danh là “Flanker-G”. Đây là mẫu máy bay được sửa đổi và nâng cấp từ Su-27SK năm 1999 bởi tập đoàn Kosomolsk-on-Amur Aircraft Production Association (KnAAPO).
Cũng có thể nói, Su-30MK2V là một phiên bản nâng cấp khác của Su-30MK2 do Su-30MK2 được điều chỉnh để thích hợp với một số yêu cầu riêng biệt về địa hình biển đảo của lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam. Với mục đích chính là tuần tra, bảo vệ, tấn công và đánh chặn trên biển nên Su-30MK2V có một số yêu cầu khác so với nguyên mẫu. Nó còn là một bản nâng cấp từ Su-30, với những khả năng của một chiếc tiêm kích đa năng có thể không chiến và tấn công mặt đất.
Su-30MK2V là một trong những loại máy bay hoạt động tầm xa, có khả năng mang được những vũ khi hạng nặng. Hiện nay, Su-30MK2V đang hoạt động trong Không quân Nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, người anh em của nó là Su-30MK2 hiện phục vụ trong quân đội Indonesia và Venezuela. Người hàng xóm “xấu bụng” của các nước Đông Nam Á hiện nay cũng đang sở hữu Su-30MKK được phát triển riêng cho Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa.

Su-30MKK là đàn anh của Su-30MK2V, tuy nhiên, Su-30MK2Vmới là một thế lực mạnh trên biển Đông.​

Thực ra, Su-30MK2 và Su-30MK2V đều được nâng cấp và phát triển từ phiên bản Su-30MKK. Su-30MK2 có những thay đổi nhỏ khi bán cho các quốc gia như Venezuela, do yêu cầu về địa hình đồi núi cao và tác chiến chủ yếu trên đất liền. Còn Su-30MK2V lại được thay đổi khá nhiều vì địa hình tác chiến của Việt Nam chủ yếu là biển đảo, cần có khả năng tấn công tàu nổi và không chiến trên biển.
Năm 1996, ngay từ khi SU-30MK mới bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trước khi cho ra mắt,Trung Quốc đã bắt đầu thương lượng với Nga mua máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK. Không quân Trung Quốc đã thỏa thuận với Nga một cái giá khá hời là 2 tỷ USD cho 38 chiếc Su-30MK. Tuy nhiên, lúc này, “người hàng xóm” của chúng ta vẫn chưa đòi hỏi về giấy phép sản xuất và công nghệ như thương vụ Su-35 gần đây. Cũng dễ hiểu, “người hàng xóm” xấu bụng luôn muốn ăn cắp công nghệ và sau đó coi nó như của riêng mình vậy.
Thương vụ 2 tỷ USD được ký kết vào đầu tháng 8-1999. Đã có 2 mẫu Su-30 MK được sản xuất, chiếc đầu tiên là “Blue 051” ra mắt ngày 9-3-1999 và đã thực hiện 1 chuyến bay thử rất thành công. Sau đó 3 tháng, ngày 19-6-1999, chiếc thứ 2 mang tên “Blue 052” đã thực hiện chuyến bay thứ 2 của mình và cũng thành công ngoài mong đợi. Cả 2 chiếc đều sử dụng công nghệ khí động lực đa chiều. Sau đó, các mẫu “Blue 053” và “Blue 054” được chế tạo với mục đích thử nghiệm hệ thống vũ khí và hệ thống tác chiến điện tử.

Phi đội Su-30MK2V tại sân bay quân sự ở Ninh Thuận
Có tổng cộng gần 20 chuyến bay được thực hiện tại nhà máy của KnAAPO. Ban đầu, Nga dự định phát triển dòng Su-30MK cho các quốc gia có nhu cầu về máy bay tiêm kích tầm xa và khả năng trang bị vũ khí hạng nặng. Sau khi phía Trung Quốc đặt hàng, Nga đã thêm chứ K phía sau MK để chỉ Trung Hoa. Trong tiếng Nga K đại diện cho “Kitayski” nghĩa là Trung Hoa.
Sau những thành công ban đầu của các mẫu thử nghiệm MKK, đến tháng 1-2003, Không quân Trung Quốc chính thức đặt mua 24 chiếc Su-30MKK2 được cải từ nguyên mẫu ban đầu. Trước đó, trong năm 2000 và 2001, đã có 38 chiếc Su-30MKK được giao cho Không quân Trung Quốc tại các căn cứ An Huy và Hồ Nam.
Về phía Việt Nam, sau khi chiêm ngưỡng Su-30MK2 của Indonesia cùng khối ASEAN và Venezuela, Việt Nam cũng đã bắt đầu có dự định mua Su-30MK để cùng phối hợp với Su-27 đang hoạt động trong các quân khu. Cuối cùng, tại triển lãm hàng không tại Hampshire, Bộ tư lệnh (Quân đội nhân dân Việt Nam) đã quyết định đặt hàng Su-30MK với những thay đổi lớn như khả năng tác chiến tầm xa, khả năng tấn công trên biển và tác chiến chống tàu nổi theo mô hình Hợp đồng tác chiến của Việt Nam (các đơn vị Không quân và Hải quân hợp đồng tác chiến để tiêu diệt những kẻ muốn xâm phạm vào lãnh hải Việt Nam). Bên cạnh đó, Su-30MK2V cũng như một biện pháp nhằm răn đe “người hàng xóm” xấu tính Trung Quốc, nhờ những thay đổi và nâng cấp có phần vượt trội hơn.

‘Hổ mang chúa’ Su-30MK2V trên biển Đông.
Thiết kế và những tính năng ưu việt
Su-30MK2V (“Flanker-G”), chữ V là để chỉ Việt Nam và Venezuela (trước đó Venezuela có các phiên bản MKV với những yêu cầu về tác chiến ở vĩ độ cao và vùng có độ cao so với mặt nước biển đến 2.000m) với những thay đổi chuyên biệt thể phù hợp với mục đích tác chiến của Không quân nhân dân Việt Nam, xét về tổng thể thì có nhiều phần khá giống Su-30MKI (“Flanker-H”) của phía Ấn Độ. Cả 2 đều là những thành phần quan trọng cấu thành nên chiếc siêu tiêm kích thế hệ 4++ Su-35. 85% tổng thể của Su-30MK2 của Không quân Việt Nam giống như thế hệ Su-35.

Liệu Su-30MKK có cơ hội nào trước…
Tuy nhiên, Su-30MK2V là một dự án lớn hơn nhiều, với nhiều quá trình nâng cấp và thử nghiệm. MK2V đã được cải tiến và hiện đại hóa rất nhiều nên sở hữu những tính năng tác chiến trên biển ưu vệt hơn hẳn so với MKK của Trung Quốc. MK2V cải thiện phần lớn ở tốc độ, từ Mach 0.7 lên 0.9, các thông số kỹ thuật như lực G và các lực tác động lên vùng cánh chính, cánh đuôi được hạ xuống rất nhiều.
Tỷ lệ sử dụng vật liệu composite của MK2V cũng là một điểm cộng sáng giá cho dòng máy bay tiêm kích này. Bên cạnh đó, hợp kim nhôm còn được sử dụng để thay thế cho hợp kim Magie cũ trên MK. Ngoài ra, vật liệu cấu thành chính là sợi carbon đóng vai trò không nhỏ trong việc tạo nên tốc độ, nhanh nhẹn và linh hoạt của Su-30MK2V. Thùng nhiên liệu ở cánh cũng được tăng lên để có thể tác chiến lâu hơn, với phạm vi hoạt động rộng hơn, thêm vào đó là khả năng tiết kiệm nhiên liệu đáng kinh ngạc của MK2V do những yêu cầu tác chiến của Việt Nam.

Su-30MK2V khi Su-30MK2V được đánh giá là tác chiến trên biển tốt hơn?
Bánh đáp mũi của MK2V được trang bị 2 chiếc, kích thước mỗi bánh là 680mm x 180mm, thay thế cho bánh đáp cũ to hơn nhằm giảm đi khối lượng cất cánh của nó. Trọng lượng cất cánh tối đa là 38 tấn khi chưa nạp đạn và đã có nhiên liệu.
Khả năng vũ trang là một điều đáng sợ của Su-30MK2V, với 12 tấn vũ khí được trang bị ở 2 cánh chính và hầm chứa có thể thổi bay 1 hải đoàn, khi có sự trợ giúp từ những chiếc khác. Bên cạnh đó, MK2V khác với MKK của “người hàng xóm” ở chỗ nó có khả năng chứa được nhiều hơn 2 tấn vũ khí và còn được trang bị tên lửa không đối hạm cực kì nguy hiểm Kh-59. Tuy nhiên, hiện nay, công nghệ này vẫn chưa được chuyển giao cho Việt Nam do một số trục trặc. Dẫu vậy, những vũ khí được trang bị ban đầu đã là quá đủ để MK2V có thể làm chủ ở Biển Đông.
Nói về khả năng hoạt động tầm xa, Su-30MK2V là một ứng viên đáng gờm trong danh sách những tiêm kích tấn công của Nga và của Thế giới. Nó có khả năng mang được 9.725kg nhiên liệu, tất cả nằm trong 4 thùng chứa chính. Thùng chứa số 1 với sức chứa 3.265 ở mũi máy bay, thùng thứ 2 với sức chứa 4.160kg ở giữa thân máy bay, thùng số 3 ở phía sau đuôi với sức chứa là 1.300kg và thùng cuối cùng nằm bên cạnh 2 động cơ. Su-30MK2V còn có khả năng tiếp liệu trên không, mỗi phút nó nhận được 2.300l, như vậy sẽ cần 8 phút để tiếp đầy tất cả các thùng chứa.
Su-30MK2V được trang bị 2 động cơ Saturn AL-31F độc lập, cung cấp một lực đẩy rất mạnh và có khả năng xoay chuyển vùng khí động học rất nhanh. Su-30MKK của Trung Quốc thì sử dụng loại động cơ WS-10 của Tập đoàn hàng không Shenyang, nơi chuyên ăn cắp các mẫu thiết kế của người Nga và cho ra đời J-10 (Su-27), J-15(Su-33).

Động cơ Saturn AL-31F của Su-30MK2V.
Tuy nhiên, người Trung Quốc rất tự tin vào động cơ do chính họ thiết kế, thậm chí còn huyên hoang rằng động cơ của Sukhoi không thể nào tốt được như của Trung Quốc và thời gian đại tu giữa các lần bay cao hơn với Sukhoi. Sau những tuyên bố này, phía Sukhoi đã rất cay cú vì động cơ của họ được xem là một trong những đầu đàn của thế giới. Tuy nhiên, giới chuyên môn vẫn đánh giá động cơ Saturn của người Nga vượt trội hơn.
Theo một thông tin không chính thức thì WS-10 liên tục gặp các sự cố với J-10 và J-15. Mới đây nhất là sự cố với 1 chiếc Su-30MKK sử dụng loại động cơ này, kết quả là 2 phi công thiệt mạng. Mặc dù thời gian đại tu giữa các lần bay của động cơ Saturn AL-31F chỉ là 500 giờ, thấp hơn 1 chút so với các động cơ của NATO nhưng nếu nói về tầm hoạt động và độ linh hoạt khó có một loại động cơ nào có thể sánh ngang AL-31F.

Su-30MKK Trung Quốc ‘thua kém’ Su-30MK2V Việt Nam thế nào?


(Soha.vn) - Với khả năng bao quát và những hệ thống hiện đại bậc nhất, Su-30MK2V đang khiến cho “người anh em” xấu tính Trung Quốc phải lo sợ trước sức mạnh của con người Việt Nam nhỏ bé.


"Thần hộ vệ" của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Su-30MK2V trang bị cho Không quân Việt Nam được đánh giá là khá mạnh mẽ và toàn diện, với hệ thống điện tử do chính nhà thiết kế Sukhoi nâng cấp và cải tiến rất nhiều sau phiên bản MKK.
Trước đó, phiên bản MKK đã được nâng cấp rất nhiều để đáp ứng cho Không quân Trung Quốc nên Su-30MK2V của Việt Nam không những thừa hưởng hoàn toàn hệ thống điện tử trước đó mà còn được hiện đại hóa hơn hẳn MKK. Hệ thống điện tử cho MK2 còn có nhiều ưu việt khác như cấu trúc mở và có khả năng kết hợp với nhiều loại máy bay từ phía Pháp như Assault Mirage 2000 hay và Mirage 4000 do có hệ thống điện tử giống nhau.
Trước đó, phía Việt Nam cũng đề nghị Pháp bán loại Mirage 2000 nhưng do sức ép từ phía Hoa Kỳ nên thương vụ này nhanh chóng đổ bể. Theo giới chuyên gia quân sự, Mirage 2000/4000 sẽ là sự kết hợp hoàn hảo với sát thủ Su-30MK2V do những tương đồng về hệ thống điện tử. Nếu được kết hợp, Su-30MK2V và Mirage 2000 sẽ là bộ đôi sát thủ trên biển Đông. Hy vọng trong thời gian tới, khi quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ liên tục được cải thiện, Mirage và thậm chí nhiều loại phương tiện chiến tranh mới của NATO sẽ được phép bán cho Việt Nam.

Nếu được kết hợp, Su-30MK2V và Mirage 2000 sẽ trở thành bộ đôi sát thủ trên biển Đông.​

Su-30MK2V sử dụng hệ thống liên lạc dựa trên sóng UHF/VHF, với tầm liên lạc tối đa trên 1.500 km, có nghĩa là bao quát được cả vùng lãnh thổ trải dài của Việt Nam. Trong khi đó, Su-30MKK của người hàng xóm lại chỉ có thể liên lạc trong phạm vi dưới 1.000 km. Hệ thống liên lạc này cho phép liên lạc đa chiều, đồng thời có khả năng liên lạc không -đối- không và không- đối- đất. Nhờ vậy, Su-30MK2V có thể hợp đồng tác chiến với các Lực lượng như tên lửa phòng thủ bờ biển, hạm đội tàu ngầm và tàu nổi để tấn công chớp nhoáng và tiêu diệt mục tiêu.
Trước đó, MKK của Không quân Trung Quốc là chiếc đầu tiên của gia đình Flanker có hệ thống TK-2 C3. Hệ thống này có khả năng chỉ huy và ra lệnh cho cả một phi đội lên đến 15 chiếc tiêm kích có trang bị tương tự. Khi đó, nó còn có thể đồng thời điều khiển các tên lửa không đối không ở một chiếc tiêm kích khác.
Su-30MK2V của Việt Nam được trang bị phiên bản hiện đại hơn TK-2 C3EM, với khả năng chỉ huy lên đến 30 chiếc tiêm kích và khả năng hoạt động rộng hơn nhiều để tác chiến trên biển. Su30MK2V còn có một hệ thống tác chiến điện tử tuyệt vời, được nhiều phi công Mỹ đánh giá là “công nghệ vượt trội so với Mỹ”:
Máy thu cảnh báo sớm (RWR) trực tiếp định vị mục tiêu cho các tên lửa không đối không với các thông số kỹ thuật của đối thủ như: cự ly, cao độ bay, tốc độ và khả năng né tránh. Sau đó, tên lửa không đối không loại Vympel sẽ được bắn đi, xác xuất hạ gục mục tiêu của hệ thống kết hợp với tên lửa Vympel lên đến 85%, rất cao so với những hệ thống khác từ phía Mỹ.
Ngoài ra, RWR còn được trang bị một màn hình LCD hiển thị các thông tin về những mối nguy hiểm xung quanh, có thể là không đối không hay không đối đất, đồng thời thu và hiển thị được tối đa là 4 kẻ địch nguy hiểm nhất với nó. Ngay sau đó, hệ thống gây nhiễu radar gắn ở 2 cánh chính sẽ lập tức phát đi các sóng xung điện từ chủ động gây nhiễu trên màn hình radar của đối thủ. Cùng lúc này, RWR sẽ tự động chỉ huy thiết bị phóng mồi nhử tên lửa được gắn ở đuôi với 96 loại mồi nhử, từ tầm nhiệt cho đến chống bức xạ. Hệ thống này làm việc theo cơ cấu đặc trưng của người Nga là theo module nên nó có thể xử lý nhanh và chính xác trong mọi tính huống khẩn cẩn khi bị kẻ địch tấn công bằn tên lửa.

Bàng điều khiển chính trên Su-30MK2V và các hệ thống phụ trợ.
Phía Trung Quốc chê rằng hệ thống này không tối ưu như hệ thống BM/KG3000 và KZ900, ttuyên bố rằng họ vượt người Nga ở mảng thiết bị tác chiến điện tử này. Thế nhưng, đó chỉ là tuyên bố của Trung Quốc, với trình độ chế tạo máy bay thua kém người Mỹ đến 20 năm và người Nga đến 30 năm thì đó chỉ là một lời nói huênh hoang và tất nhiên cả thế giới chẳng ai công nhận cả. Thậm chí, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm CEO của Lockheed Martin ngay lập tức rất bất mãn với những tuyên bố của phía Trung Quốc và gọi Trung Quốc là “thùng rỗng kêu to”.
Hệ thống của Trung Quốc hoàn toàn không tương thích với hệ thống của người Nga nên các sự cố liên tiếp đã xảy ra với Su-30MKK.

Khẩu GSh được trang bị trên cánh phải của Su-30MK – anh em của Su-30MK2V
Su-30MK2V được trang bị hệ thống điều khiển bay fly-by-wire (FBW) mới nhất do Tập đoàn Russkaya Avionika thiết kế, có nhiều nét tương đồng với Su-30MKI của Ấn Độ. FBW của Nga phát triển có nhiều tính năng thuộc vào loại ưu việt nhất thế giới như hệ thống ngắt thủy lực tự động, hệ thống cân bằng cánh chính và cánh tà.
Lại một lần nữa, phía Trung Quốc muốn độc lập và không phụ thuộc vào người Nga, dựa vào một hệ thống được cho là ăn cắp của Sukhoi giấu dưới một cái tên mới. Và dĩ nhiên một lần nữa, người Trung Quốc lại nhận một kết cục bi thảm cho hành động đáng xấu hổ của mình. Tại triển lãm hàng không Zhuhai lần thứ 6, một chiếc Su-30MKK do trục trặc về hệ thống FBW “nội địa” đã mất kiểm soát và không thể làm chủ được hệ thống thủy lực cánh trái. Mặc dù rất may là phi công đã nhảy ra kịp thời nhưng đây cũng là một bài học sáng giá cho người Trung Quốc khi họ cứ mãi chỉ là kẻ đi sau và sao chép những hệ thống của người Nga.
Một điều đặc biệt nữa dành cho dòng MK2 là thiết bị ngắm mục tiêu ngay trên mũ bay (HMS) tiên tiến và rất hiện đại. Người hàng xóm của chúng ta cũng được trang bị loại này nhưng chỉ là phiên bản ASP-PVD-21, với khả năng nhìn rất hạn chế và không có khả năng nhìn đêm. Su-30MK2V được trang bị loại HMS Sura-KE hiện đại, với bán kính tác chiến rộng, cung cấp cho phi công một tầm nhìn tuyệt vời trong các cuộc không chiến. Sau đó, phía Trung Quốc rất cay cú vì mình thua thiệt hơn các quốc gia khác, họ lại tự phát triển một hệ thống “nội địa” khác mà theo các nguồn tin không chính thức thì nó rất giống loại HMS của phía Hoa Kỳ và Israel. Mặc dù phía Trung Quốc liên tục tung hô thiết bị của mình là số 1 hành tinh nhưng cho đến thời điểm hiện tại, hệ thống này vẫn chưa được ứng dụng và có lẽ chỉ nằm trên bàn giấy.
Su-30MK2V được trang bị một hệ thống dẫn đường khá mới dựa trên hệ thống GLONASS. GLONASS là chương trình phát triển hệ thống định vị vệ tinh của Nga, đối thủ trực tiếp của hệ thống GPS từ phía Hoa Kỳ. Hiện nay, tất cả các phương tiện và khí tài của Nga đều trang bị hệ thống dẫn đường này và nó có một số đặc điểm hơn hẳn GPS trong lĩnh vực quân sự.
Điểm cộng sáng giá tiếp theo trên Su-30MK2V là hệ thống radar. Nó đã được nâng cấp đến 3 lần và khi được Việt Nam đặt hàng thì Sukhoi tiếp tục nâng cấp thêm lần thứ 4 để phù hợp với mục đích tác chiến mặt biển. Hệ thống được điều khiển với radar tích hợp hệ thống RLPK-27VE, cho phép ngắm và khóa mục tiêu một cách chính xác và hoàn hảo nhất. Hệ thống này được giáo sư nổi Viktor Konstantinovitch Gerishin thuộc Viện nghiên cứu khoa học Tikhomirov (NIIP) nghiên cứu và phát triển. Có một số điểm giúp hệ thống này hơn hẳn chiếc Su-30MKK:
- Tầm hoạt động lên đến 200km, có nghĩa là một chiếc Su-30MK2V có thể phát hiện một chiếc Su-30MKK khác sớm hơn. Trong khi đó, cự ly hoạt động của Su-30MKK chỉ là 100m. Nghĩa là khi tên lửa của MK2V va chạm MKK thì lúc này nó mới phát hiện ra.
- Thêm vào đó là khả năng tính toán cực kì thông mình của hệ thống trên MK2V. Đó là khả năng lập bản đồ tác chiến trên mọi địa hình, chỉ mất tối đa là 5.2 giây để nó có thể thiết lập một bản đồ địa hình ảo nhằm đưa ra các xử lý chính xác cho phi công của Việt Nam. Góc quét ngang của nó là 120 độ, và góc quét dọc là 110 độ.


http://soha.vn/quan-su/su30mkk-trung-quoc-thua-kem-su30mk2v-viet-nam-the-nao-20130606120734211.htm
 
Chỉnh sửa cuối:

fishbed4

Xe tăng
Biển số
OF-58364
Ngày cấp bằng
5/3/10
Số km
1,587
Động cơ
458,091 Mã lực
Nơi ở
HN
Ặc..ặc...lều báo vừa sáng tác, vừa trôm ảnh kinh thật.. Em đọc mà cứ há hốc mồm khâm phục trình độ mua hàng nhà mềnh..:-o
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ặc..ặc...lều báo vừa sáng tác, vừa trôm ảnh kinh thật.. Em đọc mà cứ há hốc mồm khâm phục trình độ mua hàng nhà mềnh..:-o
Chém ~ thứ mà Su-30MK2V ko hề sở hữu bó tay =))
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Em đọc thông số thì lô su30 của anh Tập mua của đại nga hồi trước cũng không kém cạnh của nhà mình là mấy , nghe lều báo nhiều khi lấy vui .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam diệt tàu chiến thế nào?


(Kienthuc.net.vn) - Tiêm kích đa năng hiện đại nhấtViệt Nam Su-30MK2 trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh Kh-31A có khả năng phá hủy, gây hư hỏng nặng tàu chiến mặt nước.

“Sát thủ diệt hạm” của Su-30MK2


Kh-31A là biến thể dùng cho nhiệm vụ chống tàu của gia đình tên lửa Kh-31 (NATO định danh là AS-17 Krypton), được phóng từ các máy bay tiêm kích Su-30/33/35, MiG-29. Đây là một tên lửa hành trình chống tàu tốc độ cao được thiết kế dựa trên tên lửa chống radar Kh-31P.


Kh-31A còn được biết đến với tên gọi “Mini Moskit” bởi nó có hình dáng bên ngoài rất giống với tên lửa chống tàu siêu thanh P-270 Moskit, được trang bị trên các tàu chiến mặt nước.


Tên lửa được phát triển bởi Phòng thiết kế Zvezda-Strela (nay là Tổng công ty tên lửa chiến thuật Nga KTRV) vào năm 1982, được chấp nhận đưa vào sử dụng từ năm 1988.
Tên lửa chống tàu siêu thanh Kh-31A (trong ảnh) có thể trang bị cho tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam.​
Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 2009 Việt Nam ký hợp đồng với Nga mua 80 quả đạn Kh-31A trang bị cho tiêm kích Su-30MK2 đảm nhiệm vai trò tác chiến trên biển. Toàn bộ tên lửa được chuyển giao trong năm 2011-2012.


Tên lửa chống tàu Kh-31A nặng 610kg, dài 4,7m, đường kính thân 0,36m, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 94kg. Quả đạn được kết cấu với 4 cánh ổn định trên thân, 4 cánh lái đuôi. Trên thân tên lửa còn có 4 cửa hút không khí sử dụng cho động cơ ramjet (phản lực tĩnh siêu âm).


Khi phóng, giai đoạn đầu động cơ khởi tốc được khởi động trước đưa tên lửa Kh-31A đạt tốc độ Mach 1,8. Sau đó, động cơ hành trình ramjet mới được kích hoạt đưa tên lửa đạt tới tốc độ gấp 4,5 lần vận tốc âm thanh ở độ cao lớn (khoảng 4.950km/h) hoặc 2.970km/h ở độ cao thấp, tầm bắn đạt 25-50km. Có thể nói, Kh-31A là tên lửa hành trình chống tàu phóng từ trên không đạt tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay.


Su-30MK2 dùng Kh-31A thế nào?

Trong nhiệm vụ chống địch trên biển, tiêm kích Su-30MK2 có khả năng mang tối đa 2 quả đạn tên lửa chống tàu Kh-31A.


Khi radar trên tiêm kích Su-30MK2 phát hiện ra mục tiêu tàu chiến đối phương xâm nhập vùng biển, dữ liệu về mục tiêu sẽ được radar và truyền cho tên lửa, mục tiêu có thể được khóa trước khi phóng hoặc sẽ khóa ở pha cuối (tiếp cận mục tiêu). Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp giữa dẫn hướng quán tính và đầu tự dẫn radar chủ động.


Kh-31A được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-31 cho nhiệm vụ khóa mục tiêu ở pha cuối. Radar có khả năng quét góc phương vị ±45 độ, góc tà từ 10-20 độ, khóa mục tiêu từ cự ly 20km. Ngoài ra, tên lửa còn được trang bị một radar đo độ cao KTRV-Detal A-069A hoạt động từ độ cao 100-6.000m cho nhiệm vụ bay lướt biển.


Tên lửa Kh-31A được phóng từ tiêm kích Su-30MK2 thông qua hệ thống phụ điều khiển vũ khí SUV-VEP từ bệ phóng AKU-58AE.

Mỗi tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam có thể mang tối đa 2 đạn Kh-31A cho phép vô hiệu hóa tàu chiến cỡ lớn.​
Ảnh minh họa
Một khi đã khóa mục tiêu, tên lửa hạ thấp độ cao và lao đến với tốc độ lên đến 2.970km/h làm cho việc đánh chặn trở thành “nhiệm vụ bất khả thi”. Theo các tính toán, khi bị tấn công bằng Kh-31A tàu chiến đối phương chỉ có 15-20 giây để đưa ra biện pháp đánh chặn, sau thời điểm này cơ hội sống sót gần như bằng không.


Mặc dù Kh-31A chỉ được trang bị đầu đạn nặng 94kg nhưng bù lại tên lửa có độ chính xác rất cao, bán kính lệch mục tiêu (CEP) của tên lửa chỉ từ 5-8 mét. Tàu chiến đối phương chỉ cần trúng một phát Kh-31A gần như đã mất khả năng chiến đấu.


Tên lửa chống tàu Kh-31A là vũ khí hiệu quả của Su-30MK2 Việt Nam tiêu diệt các tàu chiến đối phương xâm nhập vùng biển chủ quyền quốc gia.


Hiện nay, Nga đã phát triển thành công thêm 2 biến thể chống tàu của Kh-31A gồm: Kh-31AM nâng tầm bắn lên 70km; Kh-31AD nâng tầm bắn lên 160km (lắp đầu tự dẫn cải tiến ARGS-31E với tầm trinh sát lớn hơn). Có thể, trong tương lai Việt Nam sẽ quan tâm tới việc mua những biến thể mới của Kh-31A nhằm tăng sức tấn công cho Su-30MK2.
 

USSR

Xe hơi
Biển số
OF-26598
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
129
Động cơ
488,690 Mã lực
M2K hay M2V cái nào mạnh hơn còn chửa biết nhưng quan trọng hơn cả thì ai cấp cho lệnh để chiến. Tỷ như chú Ỉn đó với M2KI được cho là siêu hiện đại nhưng có làm được gì với tụi cẩu càn đâu khi mà nó cho quân đổ bộ sâu vào lãnh thổ mấy chục km đó. Túm lại phải để cho mấy anh chính chị nói truyện đã.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Có Su-35, Trung Quốc cũng chưa thể làm chủ bầu trời Biển Đông

Dù được giới thiệu với những thông số kỹ thuật "khủng" nhưng Su-35 chưa hẳn là tiêm kích không đối thủ ở khu vực châu Á.

Thỏa thuận sơ bộ về việc mua bán 24 chiếc tiêm kích Su-35 giữa Nga và Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm. Thậm chí, có nguồn tin từ phía Nga tiết lộ, hợp đồng chính thức có thể được ký kết vào cuối năm 2013.

Su-35 không hẳn là chiến đấu cơ bất khả chiến bại trên bầu trời, những thông số kỹ thuật ghi trên giấy không phải là thước đo chiến thắng trong thực tế.
Sức mạnh của Su-35
Tờ Defence Industrial đã đặt ra những nghi vấn qua việc phân tích đặc tính kỹ thuật của Su-35.
Tiêm kích Su-35 được phát triển trên cơ sở bộ khung của Su-27M, về hình dáng khí động học bên ngoài, Su-35 hoàn toàn giống Su-27.
Ban đầu Su-35 được phát triển với cánh mũi tương tự như Su-30MKI. Tuy nhiên, quá trình hiện đại hóa vào năm 2003 bỏ đi cánh mũi, tăng công suất chứa nhiên liệu và trang bị hệ thống điện tử cùng động cơ mới có khả năng kiểm soát vector lực đẩy.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa Su-35 và Su-27 là động cơ và hệ thống điện tử. Su-35 được trang bị một loạt các hệ thống điện tử kỹ thuật số mới. Trái tim của Su-35 là radar quét mạng pha điện tử bị động Irbis-E. Theo giới thiệu từ phía tập đoàn Sukhoi, radar Irbis-E có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly tới 400 km.

Su-35 không hoàn toàn quá vượt trội so với Su-30MK2 của Việt Nam, ai thắng ai trong một cuộc đấu tay đôi giữa 2 tiêm kích vẫn là một ẩn số lớn.
Mặt hạn chế của Su-35
Diện tích phản hồi radar RCS mà radar này phát hiện được ở cự ly 400 km không được công bố. Việc phát hiện một chiếc Boeing 747 ở cự ly 400 km dễ dàng hơn nhiều so với việc phát hiện một chiếc Jas-39 ở khoảng cách tương tự.
Mặt khác, khoảng cách 400 km là thông số về mặt lý thuyết, trong điều kiện chiến đấu thực tế dưới tác động của môi trường, các biện pháp gây nhiễu điện tử khả năng phát hiện mục tiêu của radar Irbis-E khó lòng đạt được cự ly nói trên.
Một điểm yếu khác của Su-35 chính là ở động cơ, việc trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy 117S mang lại khả năng cơ động cao hơn cho Su-35 nhưng cũng vì thế mà nó ngốn nhiên liệu một cách kinh khủng.
Đối với động cơ thông thường, những pha tăng tốc, nhào lộn đã ngốn rất nhiều nhiên liệu với động cơ đẩy vector càng ngốn nhiều nhiên liệu hơn cho việc điều chỉnh các miệng xả.
Xét về khả năng cơ động, Su-35 có nhỉnh hơn so với Su-30MK2 do có động cơ điều khiển vector lực đẩy, nhưng khoảng cách này lại không đáng kể. Trong một cuộc đấu tay đôi giữa Su-35 và Su-30MK2, lợi thế không hoàn toàn thuộc về Su-35. Một lợi thế của Su-30MK2 là tiêm kích này có tốc độ lên cao nhanh hơn so với Su-35.
Cụ thể tốc độ lên cao của Su-35 chỉ 285 m/s, trong khi khả năng này của Su-30MK2 là 305 m/s. Trong các tình huống không chiến tầm gần, tốc độ lên cao có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhanh chóng tiếp cận đội hình chiến đấu của đối phương cũng như thoát khỏi đường ngắm.
Trong chiến tranh Việt Nam, lợi thế về tốc độ lên cao của MiG-21 so với F-4 và F-105 đã được các phi công Việt Nam khai thác triệt để trong việc đánh chặn đội hình chiến đấu của Không quân Mỹ với tốc độ cao dưới sự chỉ huy của đài điều khiển mặt đất.

Su-30MKI của Ấn Độ không hề kém cạnh so với Su-35 thậm chí còn có thể vượt trội so với biến thể xuất khẩu của Su-35.
Xét về vũ khí giữa Su-35 và Su-30MK2 hoàn toàn không có sự khác biệt. Đến nay, những vũ khí nào Su-35 mang được thì Su-30MK2 cũng mang được.
Tổng tải trọng vũ khí mà cả 2 tiêm kích này có thể mang được đều 8 tấn. Su-35 được điều khiển bởi một phi công duy nhất trong khi đó Su-30MK2 được điều khiển bởi 2 phi công, một người điều khiển máy bay còn một người điều khiển vũ khí nhiệm vụ sẽ nhẹ nhàng hơn so với một người đảm nhận tất cả.
Bên cạnh đó, nếu Trung Quốc mua được Su-35 thì cũng chỉ là biến thể xuất khẩu với các tính năng đã được giảm đi, như vậy Su-35 xuất khẩu hoàn toàn không phải quá vượt trội so với Su-30MK2 hay các tiêm kích khác như F-15, F-16, Jas-39 trong khu vực. So với Su-30MKI của Ấn Độ chưa chắc đã ngang bằng.
Mặc dù Su-35 là một tiêm kích đa nhiệm nhưng các hệ thống điện tử, động cơ của tiêm kích này lại thiên về khả năng không đối không trên bộ. Nếu Trung Quốc sở hữu Su-35, máy bay này chỉ phát huy tối đa lợi thế trên không phận Trung Quốc mà thôi.
Trong khi đó, không - hải chiến là một xu hướng chủ đạo trong các cuộc xung đột hiện tại và tương lai và đó chính là lợi thế của Su-30MK2 . Một tiêm kích chuyên dùng cho nhiệm vụ đánh trên biển.

Su-30MK2 của Việt Nam là một tiêm kích thiết kế chuyên dùng cho nhiệm vụ đánh biển, một lợi thế mà Su-35 không có được.
Một trở ngại khác của Su-35 đó là khoảng cách địa lý, nếu tác chiến trên khu vực Biển Đông, Su-35 cần có sự hỗ trợ của các máy bay tiếp dầu, trong trường hợp này không có gì có thể đảm bảo an toàn cho Su-35 và đội hình khi tiếp dầu trên khu vực Biển Đông. Su-35 cũng không thể hoạt động được trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Su-35 chỉ có thể tạo được sự uy hiếp đối với Đài Loan, xa hơn một chút có thể tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhưng chắc chắn Trung Quốc chưa đủ khả năng để thách thức Nhật Bản trong một cuộc xung đột tại quần đảo tranh chấp này.
Cuối cùng, một vấn đề khác vô cùng quan trọng chính là phi công ngồi trong buồng lái. Một chiếc tiêm kích hiện đại đặt vào tay một phi công dở thì cũng như đồ bỏ mà thôi. Mặt khác, khi một phi công ngồi trong buồng lái của một chiếc tiêm kích siêu hiện đại chắc chắn sẽ nảy sinh tâm lý chủ quan và lệ thuộc vào máy móc. Không quân Mỹ đã phải trả giá đắt tại chiến trường Việt Nam khi đặt kỳ vọng quá nhiều vào máy móc mà xem nhẹ vai trò của phi công ngồi trong buồng lái.
Kết luận: Những tính năng của Su-35 chỉ là những thông số được ghi trên giấy, Su-35 có giành được thế áp đảo hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan và chủ quan khác.


Bọn infonet này hết mấy bài nâng bi Su-35 giờ lại có bài dìm hàng Su-35 nâng bi Su-30MK2V, cái câu "Những tính năng của Su-35 chỉ là những thông số được ghi trên giấy" chứng tỏ tụi infonet này tự tay bóp xxx mình =)) đúng là lều báo. Tầm bay bán kính hoạt động, tốc độ kể cả trần bay, tốc độ leo ca, tỉ lệ T/W của Su-30MK2 đều thua đứt Su-35S/BM (dù g-giới hạn/limit có = nhau, Su-27 seri là vào khoảng 9g, một số link nói là +9g nhưng cũng ko hơn là bao nhiêu, tuy nhiên TQ còn có trang bị HSMD trong khi đó Su-30MK2V ko hề có), Rate of climb của Su-30MKK/MK2 theo wiki thì hơn Su-30MKI, trong khi chính xác dòng Su-30MK xk chỉ là 230m/s cho dù có tốc độ leo nhanh hơn (Chú ý: do khung thân, thiết kế, vật liệu Su-35 phải tải cả RAM để giảm RCS) thì dogfight còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vũ khí, động cơ, phi công và ngày nay mà mũ bắn, vd như Mig 29 có ROC là 330m/s nhanh hơn nhiều so với F-15C/F-16C 254m/s nhưng đã bị hạ đo ván bởi F15C/F16C, Su-35 là đa nhiệm hạng nặng, tầm xa hệ 4,5, trong khi đó Su-30MK2V chỉ xếp chiếu dưới hệ 4 và chưa được 4++ (4,5) như Su-30MKI, Su-35 dùng để đấu với F-22/35 cơ mà !. Chưa kể Su-35 ăn đứt Su-30MKI ở mặt RCS (Su-30MKI rcs lớn, có thêm canard, radar kém xa Su-35), trong khi đó TQ có cả AWAC KJ-200/2k, IL-78 tanker và chắc gì Nga ko bán cho nó tên lửa tầm siêu xa như R27PE,R77M1 hoặc thậm chí R33/37M ? còn nữa radar Irbis-e thông số đã public cả rồi, 400 km với mục tiêu là 1 TSB, còn 0,01m2 (F-35) là 90km

 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
So sánh F-35 Lighting II vs Su-35BM



Trong khi T-50 thách thức F-22 và chế ngự F-35 thì F-35 sẽ là một thử thách với Su-35BM

Tàng hình:

F-35 có khả năng quan sát thấp, hạn chế vùng phía sau với thiết kế vòi phun chưa giảm tín hiệu hồng ngoại phát ra từ luồng khí phụt động cơ (chỉ có F-22), hình thể của nó có khả năng tàng hình hạn chế, tương tự như T-50. RCS được giảm chủ yếu nhờ RAM vật liệu hấp thụ radar có thể coi là vượt trội so với RAM T-50, F-35 được tối ưu hóa với radar X-band, F-22 được thiết kế để tàng hình với tất cả các loại radar. F-35 có RCS khoảng 0,1-0,01m2 và Su-35BM là khoảng 1m2 (với cả 2 máy bay ở clear ko tải và RAM, Su-35 ko RAM/clear/khung mới sẽ ở khoảng 2-3m2, RCS cả 2 đều nằm ở khía cạnh phía trước), cả 2 không có hồng ngoại tàng hình. Tuy nhiên Su-35 không tàng hình nên không thể che dấu trước APG-81 của F-35.



Radar & Cảm Biến:

F-35 sử dụng rdar AESA APG-81 với 1200 T/R modul, nó có thể theo dõi 1 mục tiêu 1m2 ở 150km. Irbis-E của Su-35 có thể theo dõi 1m2 ở 260-300km, Cả 2 máy bay đều có khả năng theo dõi và tìm kiếm hồng ngoại (IRST), nhưng khả năng tầm xa của DAS F-35 là không tốt như Su-35, lợi thế để có cái nhìn đầu tiên tránh bật radar (radar F-35 là loại AESA, có chức năng thay đổi tầng số nhanh tránh được SPO-15 RWR của Su 35 phát hiện, Su 35 lại không thể khai hỏa bất ngờ do đã bị ALR-67 RWR phát hiện nguồn phát Irbis-E chiếu xạ từ trước. RWR chỉ là phỏng đoán do chưa biết chính xác 2 loại RWR của F/Su-35 sử dụng là gì !), F-35 bổ sung với EOTS hệ thống quan điện tìm kiếm hồng ngoại (FLIR) vừa kiêm IRST vừa Targeting pod. Kết hợp với radar APG-81 (vả kể cả N035 Irbis-E cả 2 kiêm luôn radar chính và FC radar/system, sau khi được RWR phát hiện nguồn radar đối phương chiếu xạ, hoặc chính bản thân chúng tìm quét và kiếm mục tiêu sau đó kết hợp dẫn bắn tên lửa, sử dụng vũ khí) cả để theo dõi và phát hiện Su-35. Ngoài ra Irbis-E không phải là một radar LPI (xác xuất thấp bị chặn, tức là không thay đổi tầng số đa dạng như APG-81 như đã nói ở trên), do vậy làm cho F-35 dễ theo dõi Su-35 thụ động hơn (AESA > PESA).





Tải trọng và phạm vi

Su-35 có phạm vi tối đa 4500km, nhiều hơn so với F-35 chỉ 2222km. Và Su-35 cũng có khả năng mang nhiều vũ khí hơn, tuy nhiên không mang được trong thân. Trong khi đó F-35 có thể mang 10 tên lửa, 4 trong nội bộ và 6 bên ngoài, Su-35 có thể mang 12 tên lửa trên 12 giá treo vũ khí bên ngoài.




Khả năng không chiến và tốc độ

Đây là vấn đề lớn của F-35, nó không được thiết kế để không chiến, tốc độ tối đa chỉ M1.6, 1 chiếc F22 có thể siêu tốc nhanh hơn. Su-35BM là máy bay vượt trội không chiến nhanh hơn so với F-35, với vòi phin véc tơ, 1 khung máy bay siêu cơ động và bề ngoài kiểm soát lớn, trong khi đó các yếu tố thúc đẩy sự linh hoạt của F-35 chỉ là bộ phận thăng bằng ổn định theo chiều dọc lớn (hoặc fins/vây) và vũ khí trong thân, nhờ đó mà làm giảm lực cản và nâng cao khả năng cơ động (cũng như giảm RCS). tuy nhiên những chiếc F-35 1 động cơ duy nhất không thể cung cấp đủ năng lượng cho một tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng tốt, đó là cần thiết cho hiệu suất tốt trong khi cận chiến.


[video=youtube;FBftwcT2RsY]http://www.youtube.com/watch?v=FBftwcT2RsY[/video]

Kết luận cuối cùng

Su-35 áp đảo F-35 về khả năng cơ động, tốc độ, phạm vi và tải trọng. Trong khi đó F-35 hơn hẳn về mặt tàng hình và điện tử. Trong tình huống chiến đấu, F-35 sẽ khóa trước, vì F-35 ưu thế tàng hình và AIM-120 có tầm bắn xa hơn. Bởi vì Su-35 không thể khóa F-35 ở phạm vi xa, thật tiếc khi Su-35 không tàng hình. Su-35 có thể theo dõi F-35 ở 40km với IRST, 90km với radar Irbis-E, F-35 sẽ khóa Su-35 với APG-81 ở 150km. Ngoài ra Helmet Mounted Sight FOV tầm 180-230 độ chiều ngang, 120-135 độ chiều dọc, ngày-đêm của F-35 kết hợp AIM-9X (all-aspect, 360 độ. Tương đương với nó là R-73E), được thiết kế để giúp các phi công chống lại máy bay chiến đấu cơ động hơn ở WVR hoặc dogfight (Nga cũng có HMS nhưng có lẽ kém hơn về FOV và Tech, nên người Nga mới phải sử dụng Topsight của Pháp cho Mig 29K/KUB trong tác chiến tầm gần). Trên đây chúng ta cũng chưa xét tới các yếu tố khác như ECM (F35 ko trang bị, ngoại trừ radar AESA với tin đồn có khả năng gây nhiễu hạn chế mặt phía trước gây ra cho jamming pod hoặc radar đối phương, tuy nhiên chưa kiểm chứng và test, tóm lại nó ko trang bị ECM để chống tên lửa đối phương, nhất là các loại ARH/ARM-A2A như R-77M1, R-27PE), chaff/flares, decoy hoặc AWAC. Qua đây, chúng ta nhận thấy rằng F-35 sẽ chiến ưu thế ở BVR, Su-35 sẽ có ưu thế ở WVR còn Dogfight sẽ dựa vào kĩ năng trình độ của phi công, độ cơ động của máy bay, động cơ, công nghệ điện tử như mũ bắn, tên lửa bắn mọi khía cạnh và may mắn.

 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top