[Funland] Phiên bản Su-30 nào tốt nhất ?

luxcar

Xe đạp
Biển số
OF-198363
Ngày cấp bằng
13/6/13
Số km
33
Động cơ
325,150 Mã lực
Website
jackby.com
Họ hàng nhà SU HÀO quang ngày càng khủng các cụ nhể?!...
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Họ hàng nhà SU HÀO quang ngày càng khủng các cụ nhể?!...
So với F-15/16/18, EF-2k, Rafale, Mirage 2k5, Jas 39 thì Su-27/30 & J-11/11B tám lạng nửa cân thậm chí vượt trội hơn về khả năng dogfight
 

kklong34

Xe tải
Biển số
OF-46541
Ngày cấp bằng
15/9/09
Số km
236
Động cơ
463,770 Mã lực
30 thì làm cái giề Tàu nó đang mua hàng loạt Su35 kia kìa
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Su-30MKI sẽ mạnh nhất trong các phiên bản Su-30?

Thứ bảy 15/06/2013 07:03
ANTĐ - Vừa qua, Trang mạng “Cán cân quân sự” của Nga cho biết, cho đến cuối năm 2014 các máy bay Su-30MKI của Ấn Độ sẽ được trang bị tên lửa chống bức xạ và bom liệng thế hệ mới nhất có khả năng hủy diệt các mục tiêu của đối phương cực kỳ chính xác.

Loại bom liệng này do Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ DRDO lần đầu nghiên cứu chế tạo. Nó sẽ giúp cho máy bay chiến đấu Su-30MKI có khả năng tấn công phá hủy các mục tiêu mặt đất cực kỳ chính xác, từ cự ly rất xa.
Trong thời gian quan DRDO đã nỗ lực phát triển loại bom liệng có cánh tấn công chính xác này và họ dự định sẽ chế tạo 3 phiên bản với 3 trọng lượng khác nhau là: 100kg, 250kg và 500kg. Quan chức lãnh đạo của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ cho biết: “Sau khi được thả từ máy bay, loại bom liệng có cánh này sử dụng chính thiết kế khí động tối ưu của nó để tự điều khiển bay đến tấn công mục tiêu”.

Nòng cốt của không quân Ấn Độ sẽ là 270 - 300 chiếc Su-30MK



Hiện nay DRDO đã hoàn tất 2 cuộc thử nghiệm loại bom này. Dự kiến, đến cuối năm nay họ sẽ tiếp tục thử nghiệm thả thêm nhiều lần nữa để xác định chính xác các tính năng của nó và đến cuối năm 2014 Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ sẽ hoàn tất toàn bộ các cuộc thử nghiệm, sau đó họ sẽ bàn giao loại bom này cho không quân Ấn Độ.​
Ngoài loại bom liệng này, DRDO còn đang nghiên cứu phát triển cho Su-30MKI một loại tên lửa chống radar cực mạnh. Nó sẽ giúp cho các máy bay tấn công Ấn Độ có năng lực tấn công phá hủy các hệ thống các hệ thống radar cảnh báo sớm của địch thủ. Theo lời các quan chức quốc phòng Ấn Độ, loại tên lửa này có tính năng còn mạnh hơn cả Kh-31P của Nga.



Su-30MKI phóng tên lửa hành trình chống hạm BrahMos


Loại tên lửa này được lắp đặt antenna định vị và hệ thống dẫn đường ở đầu mũi tên lửa. Nó sẽ hoạt động theo cơ chế lần theo các nguồn bức xạ điện từ và có khả năng phát hiện các nguồn bức xạ ở mọi bước sóng bức xạ vô tuyến khác nhau rồi tấn công cực kỳ chính xác vào các vật thể phát ra nguồn bức xạ đó.
Hiện nay, không quân Ấn Độ đang được trang bị 120 chiếc máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKI, trong tương lai họ dự định sẽ xây dựng lực lượng không quân hùng mạnh, với rất nhiều loại máy bay chiến đấu tiên tiến hàng đầu thế giới, nhưng xương sống của nó chính là 270 - 300 chiếc Su-30MKI.



Su-30MKI có mạnh hơn Su-30SM của Nga?


Nếu được trang bị thêm loại bom liệng tấn công chính xác và tên lửa chống bức xạ tiên tiến, cùng với tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos, máy bay chiến đấu Su-30MKI sẽ được tăng cường gấp bội sức mạnh, thậm chí có thể còn nhỉnh hơn phiên bản Su-30SM hiện đang phục vụ trong lực lượng không quân Nga, trở thành loại tiêm kích đa năng hàng đầu thế giới.
 

d32a1994

Xe máy
Biển số
OF-193448
Ngày cấp bằng
10/5/13
Số km
90
Động cơ
329,100 Mã lực
em vẫn thấy su-30MK2V của việt nam là chuẩn nhất thôi,khộng đánh đa nhiệm như lũ khác mà tập trung vào một nhiệm vụ thôi nên năng lực tăng lên gấp bội
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
em vẫn thấy su-30MK2V của việt nam là chuẩn nhất thôi,khộng đánh đa nhiệm như lũ khác mà tập trung vào một nhiệm vụ thôi nên năng lực tăng lên gấp bội
Thực ra thì Su-30MK2V ngon hơn Su-30MKK về avovic lẫn load, nhưng mà thiếu AWACS
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
đợt này đặt 4 con 35 đầu tiên chả biêt bao h giao khả ngưng phải 2016 may ra mới có con Cy-35 đầu tiên
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc sao chép thành công Su-30MKK


(Kienthuc.net.vn) - Thời báo Hoàn cầu vừa đăng một vài hình ảnh cuộc thử nghiệm tiêm kích thế hệ mới J-16 được cho là phát triển dựa trên công nghệ Su-30MKK của Nga.

Su-30MKK




J-16






Các hình ảnh đăng tải cho thấy chiếc tiêm kích J-16 có kiểu dáng giống hệt Su-30MKK, buồng lái 2 chỗ ngồi. Máy bay đã thực hiện một chuyến bay thử nghiệm.


Theo một số nguồn tin, tiêm kích J-16 do Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương phát triển và sản xuất. Đây cũng là công ty từng thực hiện chế tạo tiêm kích J-11 sao chép công nghệ Su-27SK của Nga.


Theo phương tiện truyền thông, Trung Quốc phát triển J-16 dựa trên khung thân cơ sở biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi J-11BS và chịu ảnh hưởng nhiều từ Su-30MKK mà Nga bán cho Trung Quốc năm 2000.

Tiêm kích đa năng J-16.​
Các chuyên gia quốc tế đoán định rằng, J-16 dài 21,9m, sải cánh 14,7m, cao 6,36m, trọng lượng cất cánh tối đa 35 tấn. Máy bay được chế tạo bằng vật liệu composite và vật liệu hấp thụ sóng radar.


Về động cơ, J-16 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực nội địa WS-10A cho phép đạt tốc độ gấp 2 lần vận tốc âm thanh, tầm bay 3.000km, trần bay hơn 17.000m.


J-16 trang bị hệ thống radar mạng pha điện tử chủ động AESA cho phép phát hiện mục tiêu diên tích phản xạ sóng radar 1m2 ở cự ly 450km hoặc 0,1m2 ở cự ly 250km.

J-16 cất cánh bay thử nghiệm.​
Mặc dù vậy, nhiều khả năng J-16 trang bị động cơ phản lực AL-31F của Nga bởi WS-10A nước này vẫn chưa hoàn thiện vấn đề công nghệ. Bản thân các tiêm kích nội địa J-10, J-11 hay J-15 đều phải đang dùng động cơ Nga.


Về hỏa lực, J-16 trang bị pháo 30mm và 12 giá treo mang được 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa đối không tầm ngắn PL-9, tầm trung PL-12; tên lửa chống tàu; tên lửa chống radar và bom có điều khiển (dẫn đường vệ tinh, dẫn đường lade).


Các nguồn tin khẳng định rằng tiêm kích J-16 sẽ chính thức đưa vào phục vụ năm 2014.



Thông số kỹ thuật

Đặc điểm chung

Hiệu suất

Vũ trang


  • 1 × 30 mm GSh-30-1 với 150 viên đạn pháo
  • Đạn dược trên mười hai giá treo vũ khí bên ngoài, bao gồm:

Cái specs radar nghe gió quá =)), nếu thật thì J-16 ăn đứt fighter gen 4,5 Âu Nga Mỹ rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Su-30MK2 Việt Nam và 'Ruồi trâu' nhắm đâu chết đó

> Bom liệng, tên lửa chống bức xạ của Su-30MKI
> Hàn Quốc trang bị đạn tên lửa đánh chặn

TPO - Để bảo vệ biển trời tổ quốc, các tiêm kích siêu cơ động của không quân Việt Nam Su–30 MK2 được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại, một trong số đó là tên lửa không đối đất và chống tàu Kh-59MK.
Đây là loại tên lửa hành trình có độ chính xác rất cao, tầm bắn xa và khả năng điều khiển đa phương tiện, uy lực cực kỳ mạnh mẽ. Kh–59 MK đã được xuất khẩu sang nhiều nước và quá trình khai thác sử dụng thực tế đã chứng minh cho sức mạnh của nó.
Tên lửa không – hải (đất liền) Kh–59M được trang bị cho lực lượng không quân nhằm mục đích tiêu diệt các mục tiêu có kích thước nhỏ trên mặt đất và trên mặt biển (các mục tiêu đang neo đậu trong vùng nước ven bờ hoặc trên các hải cảng, căn cứ quân sự ven biển) với tọa độ mục tiêu đã được xác định, bị phát hiện bởi phi công, các mục tiêu phải có độ tương phản so với môi trường là 0,1 - 0,3.

Tên lửa Kh-59 MK trang bị cho máy bay chiến đấu.
Tên lửa được thiết kế và chế tạo tại Phòng thiết kế tập đoàn chế tạo tên lửa MKB "Raduga" dưới sự chỉ đạo của chủ nhiệm thiết kế I.Selezneva. X-59M là phiên bản hiện đại hóa sâu của tên lửa Kh-59 với nội dung chủ yếu là thay thế động cơ đẩy phản lực nhiên liệu rắn bằng động cơ tua bin phản lực nhỏ RDK-300, điều đó đã dẫn đến việc gần như thiết kế một tổ hợp tên lửa mới, có những đặc điểm về cấu trúc cũng như các tính năng kỹ thuật khác hoàn toàn tên lửa cơ sở.
Tổ hợp tên lửa được lắp đặt trên máy bay Su – 24M, máy bay được lắp hệ thống điều khiển vũ khí SU) -1-6M, các giá treo tên lửa APK -9, và tên lửa có thể được sử dụng mà không cần bổ sung thêm bất cứ thiết bị nào cho máy bay. Tên lửa được thử nghiệm đầu tiên trên máy bay tiêm kích hạng nặng Su–27. Tên lửa Kh–59 và tên lửa Kh-59M được sản xuất hàng loạt tại nhà máy chế tạo thiết bị hàng không ở thành phố Smolensk, bộ phận tự dẫn và hệ thống dẫn đạn “Tecon -1” được sản xuất tại Lvov.
Tên lửa Kh-59 đã được sử dụng nhiều trong cuộc chiến đấu chống phản loạn ở Chesnhia, mục tiêu của tên lửa là các vị trí ẩn nấp của phiến quân ly khai và kho tàng địch. Hiệu quả của tên lửa được đánh giá không cao do điều kiện thời tiết khí hậu gió tuyết đã ảnh hưởng lớn đến độ tương phản của mục tiêu với môi trường.
Tổ hợp lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm hàng không Moscow MAKS-93. Trong giai đoạn ngày nay tên lửa được dành cho xuất khẩu với mã hiệu “Ovod (Ruồi trâu) – ME”. Tại triển lãm MAKS – 2009 Ovod – ME được trưng bày hai phiên bản chính là Kh–59 ME và Kh-59M2E nhằm mục đích có thể tiêu diệt dải mục tiêu rộng hơn trên mặt đất và trên mặt biển với tọa độ mục tiêu đã xác định và được tăng cường điều kiện tác chiến (trong mọi điều kiện thời gian ngày đêm hoặc bị giới hạn về tầm nhìn. Tên lửa Kh-59M2E nặng hơn tên lửa Kh-50ME và có hệ thống dẫn đường truyền tín hiệu từ tên lửa về hoa tiêu với đầu dẫn đạn lắp camera có độ nhạy cao.
Tập đoàn sản xuất tên lửa Raduga còn giới thiệu mẫu nâng cấp sâu tên lủa Kh-59M tăng tầm bắn lên đến 285 km, tên lửa chống tàu Kh–59MK với đầu tự dẫn bằng radar ARGS – 59E và tên lửa đa nhiệm X-59MK2.
Phương Tây định danh tên lửa là AS-18 «Kazoo». Tên lửa tương đương là AGM-84E SLAM
Tổ hợp tên lửa Ovod – M bao gồm có: Tên lửa Kh-59M; Giá treo vũ khí hàng không đa năng, Thiết bị phóng tên lửa đường không và bộ phận điều khiển tên lửa của phi công với màn hình hiển thị mục tiêu.
Tên lửa Kh-59 M được thiết kế theo mô hình khí động học không cánh đuôi với 4 cánh bay hình chữ thập và bộ phận cánh điều khiển,cánh ổn định đường bay ở mũi tên lửa. Để tăng cao khả năng sống còn của tên lửa, thân tên lửa phía bên trong được chia thành nhiều khoang. Các cơ quan điều khiển là các cánh lái khí động học.


1- Block thiết bị điều khiển quang điện tử; 2- Block chuẩn bị và kiểm tra kỹ thuật tên lửa; 3 -Thiết bị ghi thông số kỹ thuật (bộ nhớ); 4- Camera nhạy quang; 5 - Block điều khiển tên lửa; 6 - Radar đo độ cao; 7- Đầu nổ lõm xuyên phá của tên lửa; 8 - Thiết bị điều chỉnh động cơ đẩy; 9 - Thiết bị truyền tín hiệu vô tuyến; 10 - Cần điều khiển cánh lái; 11 - thiết bị nhận tín hiệu vô tuyến; 12 - Động cơ đẩy tăng tốc ; 13 - Động cơ tua bin hành trình; 14 - Nắp đẩy động cơ phản lực; 15 - Bình điện ắc quy.
Nếu so sánh giữa tên lửa Kh- 59 với tên lửa Kh –59M đã có những thay đổi lớn về cấu trúc thân tên lửa, động cơ phản lực nhiên liệu rắn được thay thế bằng động cơ tua – bin nhỏ RDK – 300 được gắn phía dưới của tên lửa. Khoang trung tâm của tên lửa được sử dụng là khoang nhiên liệu – khoang có hệ thống cấp nhiên liệu động cơ và cổ nạp nhiên liệu – là dầu máy bay. Phía cuối của tên lửa vẫn giữ lại động cơ tên lửa đẩy phản lực nhiên liệu rắn, cho phép tên lửa được phóng đi với tốc độ cao và động cơ đẩy duy trì được tốc độ hành trình và tầm bay xa. Sau khi tên lửa được phóng đi, nắp khí động học bảo vệ của động cơ tua bin phản lực tránh bụi bẩn khi máy bay cất cánh sẽ bay ra khỏi cổ hút gió, động cơ tua bin phản lực sẽ khởi động và tên lửa bay theo lực đẩy động cơ.


Đặc điểm của cấu hình tên lửa Kh-59MK là tăng độ dài cánh cắt gió mũi do tên lửa có khối lượng và kích thước lớn hơn. Các cánh mũi khi phóng tên lửa, ở trạng thái gấp dưới tác dụng của lò xo sẽ bật mở và bị chốt chặt. Tên lửa được chuyển trọng tâm nhiều về phía trước nhưng vẫn giữ được đủ lực để điều khiển tên lửa khi bay. Thiết kế động cơ tua bin phản lực đã làm thay đổi hệ thống điều khiển tên lửa. Lắp đặt thêm bộ phận điều chỉnh động cơ, bộ phận này tiến hành khởi động động cơ, kiểm soát chế độ hoạt động của động cơ với lượng nhiên liệu cung cấp và duy trì tốc độ bay .
Tầm xa của đường truyền tín hiệu điều khiển tên lửa là 140 km, cho phép tiến hành phóng tên lửa hiệu quả trên khoảng cách là 120 km. Tên lửa Kh-59M có thế phóng từ độ cao thấp (đến 100 m) và có thể bay ở độ cao thấp đến mục tiêu (từ 50 m đến 1000 m), được điều khiển bằng hệ thống dẫn đường quán tính và radar đo độ cao. Khoang rỗng được tăng gấp đôi đương lượng nổ, đầu đạn xuyên giáp có khối lượng là 320kg, đầu đạn loại casset có khối lượng là 280 kg với những thành phần gây sát thương và phá hủy như mảnh tên lửa và hiệu ứng nổ lõm. Độ chính xác của tên lửa trên tầm bắn hiệu quả của tên lửa Kh–59M rất cao, cho sai lệch trong bán kính từ 2–3 m. Để lắp đặt lên máy bay tên lửa Kk –59M sử dụng giá treo AKU – 58 – 1.
Tất cả các bộ phận trên thân tên lửa đều được gắn kết bằng các kết cấu giắc có thể tháo rời rất nhanh, bộ phận đầu chụp bảo vệ đầu mũi tên lửa sẽ được bật ra ngoài khi phóng, được chế tạo từ vật liệu nhẹ AMG – 6. Khoang đầu đạn – từ vật liệu thép VNS -2, Cánh tên lửa cùng được chế tạo từ nhôm tổng hợp AMG – 6, các xương khung tên lửa từ thép VKL-3. Khoang bên trong của tên lửa được chế tạo bằng vật liệu cách nhiệt ATM – 9 -200 dán chặt vào thành bên trong của tên lửa để giảm tác động nhiệt khi bay.
Hệ thống điều khiển được lắp trong hình trụ dang container kín và chia thành 4 khoang, Khoang mũi (radar và camera với các thiết bị đi kèm) và khoang lái được chế tạo từ vật liệu không sản sóng radio.

Tên lửa Kh – 59 MK2.
Hệ thống điều khiển tên lửa Kh-59M Là hệ thống điều khiển tổ hợp, bao gồm hệ thống điều khiển tên lửa theo quang ảnh kết hợp với radar đo độ cao và truyền tải thông tin vô tuyến. Phương thức điều khiển như sau: Trước khi phóng tên lửa, phi công – hoa tiêu sẽ hướng máy bay về phía mục tiêu và qua camera tên lửa truyền thông tin hình ảnh lên cho phi công, trong đó có mục tiêu, địa hình của quỹ đạo tên lửa, phi công chiến đấu sẽ truyền mệnh lệnh và thông tin mục tiêu đến tên lửa thông qua kênh vô tuyến. Tên lửa sau khi phóng sẽ bay đến mục tiêu dựa trên phân tích cấu trúc địa hình quỹ đạo tên lửa để lấy độ cao (từ 15 đến 1000 m) sẽ bay đến mục tiêu theo địa hình bằng bộ phận điều khiển Avtophilot SNAU – 59 cho đến khi trên màn hình phi công xuất hiện mục tiêu. Sau khi xác định chính xác đó là mục tiêu cần tiêu diệt, phi công hoa tiêu hướng chữ thập và bật nút chế độ đeo bám mục tiêu tự động “Tubusо” sau đó tên lửa sẽ chủ động tự dẫn đến mục tiêu và đồng thời chuyển tải thông tin về cho phi công hoa tiêu.
Tên lửa Kh-59 MK là phiên bản cải tiến sâu hơn của Kh-59 với hệ thống điều khiển hiện đại hơn và nâng cấp động cơ đẩy với mục đích là chống chiến hạm nổi. Động cơ tăng tốc phản lực nhiên liệu rắn được thay thế bằng thùng đựng nhiên liệu cho phép tên lửa có thời gian tăng tốc đạt tốc độ hành trình theo chuẩn của Kh-59M và tầm bắn xa hơn. Kh-59MK được sử dụng để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu trên biển có độ phản xạ hiệu dụng của radar lớn hơn 300 m2 (từ xuồng phóng tên lửa đến tàu tuần dương) trong mọi điều kiện thời tiết và khí hậu – môi trường biển, cũng như trên biển lớn hoặc trong các vùng nước ven bờ.

Tên lửa Kh – 59 MK trên đường bay.
So sánh với Kh-59M, tên lửa Kh-59MK được lắp đặt đầu tự dẫn radar chủ động theo dõi và bám mục tiêu ARGS – 59E được thiết kế và chế tạo bởi "NPP" Radar MMS "(St Petersburg)., với một đầu đạn đương lượng nổ lớn đáp ứng hiệu suất tiêu diệt mục tiêu rất cao. Tầm bắn xa nhất của tên lửa đối với mục tiêu lớn như tàu tuần dương, tàu khu trục là 285 km, tầm bắn cấp “xuồng, frigate” có thể ở mức 145 km. Xác suất trúng mục tiêu đối với tuần dương, khu trục hạm khoảng 0.9 – 0.96, xuồng phóng lôi khoảng 0.7 – 0.93, với khinh hạm và tàu hộ vệ tên lửa (lượng giãn nước từ 500 – 4000 tấn) khả năng công kích tiêu diệt mục tiêu là 1 tên lửa. Với tàu tuần dương, khu trục, khả năng tiêu diệt ở mức 1.8 và 1.3.

Tên lửa Kh–59MK2 lắp đặt cho Su–30 MK.
Tên lửa Kh-59МК2 có đặc điểm khác hơn so với Kh-59МК là hệ thống điều chỉnh tên lửa quang ảnh tự dẫn, cho phép tên lửa có khả năng tự động so sánh địa hình mục tiêu đang neo đậu hoặc cơ động gần bờ. tên lửa cũng được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính và tự động điều khiển trên cơ sở áp dụng hệ thống dẫn đường quán tính không đế strapdown, đồng thời sử dụng hệ thống định vị vệ tinh để chỉnh chuẩn tọa độ tên lửa. Kh-59МК (Kh-59МК2) đều sử dụng radar đo độ cao А-079E được phát triển bởi nhà máy chế tạo thiết bị điều khiển Nga (UPKB – Detal). Độ cao hành trình của tên lửa Kh – 59MK khoảng từ 50 – 300 m, gây khó khăn lớn cho các hệ thống phòng không mặt đất. tên lửa lớp Kh – 59MK2 có thể được sử dụng trong mọi điều kiện thời tiến, ánh sáng trên khu vực mục tiêu từ 103 ÷ 105 lx hoặc lớn hơn trên mọi điều kiện địa hình. Góc phát hiện mục tiêu trên tên lửa Kh -59MK2 ±45°.
Tên lửa Kh-59МК và Kh-59МК2 được lắp động cơ tua bin phản lực 36МТ (ТRDD-50АТ) phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu chế tạo mô tơ “Ôm” và sản xuất hàng loạt tại tập đoàn NPO “Saturn” . 36 MT là loại động cơ nhỏ siêu tiết kiệm nhiên liệu hai buồng đốt, hai trục van đồng tâm cao áp. Động cơ cho lực đẩy là 450 kgf trên độ cao của sóng biển, động cơ có chiều dài là 850 mm và đường kính là 330 mm. Công suất động cơ : 4kW; Tiêu hao nhiên liệu: 0,71 kg / kg * h, sử dụng nhiên liệu – dầu máy bay, Т-6, Т-10, ТS-1, RТ.

'Hổ mang chúa' Su-30 MK2 (ảnh) và tiêm kích Su-27 của không quân Việt Nam đều có thể mang tên lửa 'sát thủ' diệt hạm Kh-59MK. Đặc điểm kỹ thuật của động cơ là cho phép tên lửa cơ động rất cao, tầm cao hoạt động của tên lửa cơ động là 0,2 – 11km, tốc độ đạt đến 1100 km/h. Khi tên lửa bay theo chương trình đã lập, mọi hoạt động điều chỉnh động cơ tên lửa đều được tự động hóa hoàn toàn.
Đầu nổ xuyên phá có khối lượng nổ là 320kg với thời gian giữ chậm, tên lửa sẽ xuyên thủng vỏ giáp tàu và sau đó khối nổ mới được kích nổ. Để tấn công mục tiêu mặt đất trên diện rộng, tên lửa có thể được lắp đầu đạn casset có khổi lượng 283 kg và các đạn thứ cấp xuyên giáp hiệu ứng nổ lõm và nổ phá mảnh.
Tên lửa Kh-59 M (MK, MK2) được treo trên các máy bay tấn công bằng các giá treo đa năng như АPК-8 hoặc АPК- 9 bao gồm Su-17M (Việt Nam), Su-24, Su-27, Su-30MK, MiG 29…..đồng thời có thể lắp đặt trên các máy bay nước ngoài như Mirage – 3, F-15, F,16….
Mỗi máy bay chiến đấu mang được 2 tên lửa không đối đất – hải
Các thông số tính năng kỹ chiến thuật chung của tên lửa:
Tên lửa có chiều dài là 5.690 mm, đường kính lớn nhất là 380 mm, sải cánh 1.260 – 1.320 mm, khối lượng cất cánh 920 với Kh-59 và 960 kg với Kh -59 MK2.
Là vũ khí diệt hạm tầm trung, với ưu điểm là tầm bắn xa, độ cao phóng tên lửa thấp, và tên lửa cũng bay ở độ cao thấp theo chiều cao địa hình, nên Kh–59MK là vũ khí có hiệu quả tác chiến rất cao, đặc biệt khu vực vùng nước ven bờ biển. Tên lửa được sử dụng tấn công các hạm tàu đang tập kết, chuẩn bị đổ bộ, hoặc đang neo đậu trong căn cứ. Đồng thời tên lửa cũng được sử dụng để tiêu diệt binh lực, phương tiện chiến tranh như bệ phóng tên lửa đất đối đất hoặc đất đối hải và tấn công các cụm quân lực hành quân bằng đạn thứ cấp casset.


http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/632342/Ruoi-trau-nham-dau-chet-do-tren-Su-30MK2-Viet-Nam-tpol.html
 

USSR

Xe hơi
Biển số
OF-26598
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
129
Động cơ
488,690 Mã lực
F 35 >< Su 35 thấy hay hè. Tụ rẫy chết đúng là ngu thật tự rưng vung xèng đi sắm đồ vớ vỉn làm rì, để rành đồ hịn cho tụi "nhăn răng"?
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Sở hữu Su-35, Trung Quốc có khiến Nhật Bản run sợ?

(Soha.vn) - Sức mạnh mà Su-35 có thể mang lại cho Trung Quốc dường như vẫn là một ẩn số. Các nhà phân tích đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau xung quanh khả năng đe dọa Nhật Bản, Ấn Độ khi Trung Quốc sở hữu loại tiêm kích tiên tiến này.

Trước đây, có một số quan điểm của các nhà phân tích cho rằng Su-35 mang một số mặt hạn chế nhất định nên dù có Su-35, Trung Quốc cũng chỉ có thể tạo được sự uy hiếp đối với Đài Loan, xa hơn một chút có thể tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhưng chưa đủ khả năng để thách thức Nhật Bản. ("Có Su-35, Trung Quốc cũng chưa thể làm chủ bầu trời Biển Đông").
Tuy nhiên, mới đây, tờ nguyệt san Bình luận quốc phòng Kanwa Canada lại đưa ra một quan điểm trái ngược. Theo đó, Su-35 có thể giúp Trung Quốc bá chủ không phận Đông Á.
Theo bài viết trên tờ nguyệt san Bình luận quốc phòng Kanwa Canada số tháng 6, không quân Trung Quốc về cơ bản đã hoàn tất quá trình đàm phán nhập khẩu Su-35 của Nga. Hành động này cho thấy ý đồ chiến lược hoàn toàn mới của Trung Quốc, đó là phá vỡ thế cân bằng chiến lược quân sự ở Đông Á, trong đó tương quan sức mạnh hải không quân càng nghiêng về phía Trung Quốc. Lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh lạnh, không quân Trung Quốc mới có ưu thế về công nghệ so với Nhật Bản, Đài Loan, các nước Đông Nam Á và Ấn độ.
Trước khi nhập Su-35, mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5, Trung Quốc chỉ có các máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thế hệ thứ 4, cùng thế hệ với máy bay chiến đấu chủ lực của không quân Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam. Su-30MKI của Ấn Độ thậm chí còn có tính năng cơ bản vượt trội so với chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 của Trung Quốc. Còn đội tự vệ không quân Nhật Bản thì có tất cả các trang bị vũ khí, chủng loại máy bay chiến đấu của không quân Trung Quốc, về công nghệ còn hơn hẳn Trung Quốc.
24 chiếc Su-35 một khi được bàn giao cho không quân Trung Quốc, khả năng tác chiến của không quân Trung Quốc sẽ vượt trội ít nhất nửa thế hệ so với Nhật Bản, Ấn Độ. Su-35 được thế giới công nhận là chiến đấu cơ thế hệ 4++ , trang bị động cơ công suất lớn với lực đẩy 14,5 tấn, giúp Su-35 có thể đạt tới vận tốc siêu âm. Ngoài ra, Su-35 còn sử dụng công nghệ đổi hướng lực đẩy, công nghệ này hiện chỉ có Su-30MKI của Ấn Độ được trang bị, không quân Nhật Bản không có.

Su-35 trình diễn trươc sự quan sát của các quan chức Trung Quốc tại sân bay Kubina ngày 5/6/2013​

Hệ thống radar IRBIS-E trên Su-35 có phạm vi thăm dò 400km, gấp 4 lần so với Su-30MKK hiện trang bị trong không, quân Trung Quốc, có thể thăm dò được các mục tiêu trên không phận bán đảo Triều tiên từ bầu trời Thanh Đảo. Hệ thống radar IRBIS-E còn giúp Su-35 theo dõi đồng thời 30 mục tiêu, và tấn công cùng lúc 8 mục tiêu.
Dự báo, 24 chiếc Su-35 sẽ được bàn giao cho không quân Trung Quốc trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2018. Khi đó, Nhật Bản vẫn chưa được trạng bị F-35A, còn chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 FGFA đến tận năm 2020 mới được bàn giao cho không quân Ấn Độ; chiến đấu cơ F-16 của Đài Loan dù có cải tiến thì vẫn hoàn toàn thua kém Su-35 về mặt công nghệ và khả năng tác chiến. Khi đó, chỉ có chiến đấu cơ tàng hình F-22A mới có thể cân bằng lại tương quan sức mạnh không quân ở Đông Á.
Nhập khẩu Su-35, không quân Trung Quốc còn có ý đồ khác là kết hợp với việc nhập khẩu động cơ 117s. Từ năm 2016, thế hệ máy bay tiêm kích J-20 sử dụng động cơ 117s của Trung Quốc với tính năng như chiến đấu cơ thế hệ thứ năm có thể sẽ chế tạo hoàn tất và tiến hành bay thử nghiệm, như thế, đến năm 2020 có thể trang bị cho không quân.
Khi đó, dù không quân Nhật Bản có F35A, Ấn Độ có FGFA, thì với Su-35 nhập khẩu và J-20 tự tạo, không quân Trung Quốc nhiều khả năng sẽ vẫn chiếm ưu thế trên bầu trời Đông Á.
Chung quy lại, dù Su-35 có giúp Trung Quốc thống trị bầu trời Đông Á hay không thì các nhà phân tích đều thống nhất rằng ít nhất nó cũng sẽ làm dấy lên một cuộc chạy đua nóng bỏng để hiện đại hóa không quân ở Đông Á trong thời gian sắp tới.

Nga đau đầu rút bớt công nghệ Su-35 bán cho Trung Quốc?

Nga sẽ cung cấp máy bay chiến đấu đa chức năng mới nhất Su-35 cho Trung Quốc, các cuộc đàm phán về các điều khoản trong hợp đồng đã bắt đầu và hợp đồng sẽ được ký kết vào cuối năm nay.

Điều này đã được hãng tin Itar-Tass, Nga đưa tin dựa trên nguồn tin trong Hệ thống hợp tác kỹ thuật-quân sự giữa Nga với nước ngoài, đang tham gia tại Triển lãm Hàng không Le Bourget 2013, Pháp.
Quyết định cung cấp Su-35 cho Trung Quốc đã được thực hiện từ lâu và không phải là năm đầu tiên thực hiện một số công việc trước hợp đồng về phối hợp điều kiện về tài chính, kỹ thuật của hợp đồng tương lai, đã được lên kế hoạch vào cuối năm nay. Hiện tại đã có tài liệu chi tiết. Việc cung cấp Su-35 cho Trung Quốc, đây là một ‘bí mật mà ai cũng biết’ và vẫn chưa rõ tại sao điều này được cho là chính thức”, nguồn tin cho biết.

Tiêm kích đa năng Su-35
Theo nguồn tin, ban đầu phía Trung Quốc bày tỏ mong muốn mua 24 chiếc chiến đấu cơ đa năng Su-35 và con số này được nhắc tới trong phương án đầu tiên của hợp đồng. “Bây giờ, trong quá trình đàm phán, số lượng máy bay tuyên bố có thể thay đổi theo bất kỳ hướng nào, có thể tăng lên và có thể giảm đi so với con số trong phương án ban đầu và thứ hai”, nguồn tin cho biết.
Nguồn tin cũng không nêu chính xác thời điểm bắt đầu giao Su-35 cho Trung Quốc, nhưng cho rằng chúng sẽ được bắt đầu không sớm hơn nửa cuối năm 2014.
Nguồn tin cũng thông báo rằng, việc chuẩn bị cho hợp đồng dự kiến lập tại Trung Quốc với sự tham gia của công ty Trung tâm dịch vụ kỹ thuật về bảo trì Su-35 của Nga có sự đại diện của Rosoboronexport và công ty Sukhoi.
Vấn đề cung cấp máy bay Su-35 cho Trung Quốc cũng như các thiết bị kỹ thuật phòng không và hải quân đã được thảo luận vào tháng ba năm nay, trong chuyến thăm Moscow của phái đoàn Chính phủ Trung Quốc, dẫn đầu là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Dịch vụ Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự của Nga đã từ chối bình luận về khả năng Nga cung cấp Su-35 cho Trung Quốc. “Tôi không muốn nói bất cứ điều gì về vấn đề này”, Giám đốc Alexander Fomin nói với hãng tin Itar-Tass.
Được biết, Su-35S là máy bay chiến đấu đa chức năng siêu cơ động thế hệ 4++. Công nghệ thế hệ thứ 5 cho phép nó có những ưu thế vượt trội đối với máy bay cùng thế hệ. Máy bay có nhiều đặc tính kỹ thuật bay hơn hẳn các máy bay cùng loại, ngoài ra nó cũng được trang bị nhiều thiết bị hoàn hảo khác.
Do đó, các đặc tính kỹ thuật của Su-35 “ăn đứt” tất cả đặc tính của các máy bay chiến thuật thế hệ 4 và 4+ của Châu Âu như Rafale và Eurofighter, các máy bay chiến đấu hiện đại F-15, F-16 và F-18.
Không những thế, theo các chuyên gia Nga, S-35 có khả năng chiến thắng trước những máy bay thứ thế hệ năm tiên tiến như F-35 và F-22A của Hoa Kỳ.
Điều mà các chuyên gia quân sự Nga băn khoăn vẫn và vấn đề bản quyền, vì với bản năng sao chép siêu việt của các công ty hàng không Trung Quốc, chẳng mấy chốc sẽ xuất hiện Su-35XX, made in China.
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, chắc chắn các chuyên gia Nga có những “chiêu” rút bớt những công nghệ then chốt trên Su-35, điều mà Nga đã từng làm trong gói thầu bán Su-27 cho Trung Quốc vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước.


http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/AQ-chinh-truyen--Nga-khong-ngan-Trung-Quoc-sao-chep-Su35/20136/52639.vnd
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
“Bom có mắt” của “hổ mang” Su-30MK2 VN mạnh cỡ nào? (1)


(Kienthuc.net.vn) - Bom thông minh KAB-500/1500 cho phép tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Việt Nam tấn công mục tiêu mặt đất với độ chính xác rất cao.




Bom thông minh(hoặc là bom có điều khiển) là loại bom được trang bị thêm hệ thống dẫn đường và chỉ thị mục tiêu để tấn công các mục tiêu cố định hay di động trên mặt đất với độ chính xác cao. Sự ra đời của bom thông minh đã mang lại một kỷ nguyên mới cho lực lượng không quân trong việc vô hiệu hóa các mục tiêu mặt đất.


Nhờ được bổ sung hệ thống dẫn hướng nên bom thông minh có thể tấn công chính xác các mục tiêu cố định và mục tiêu đang di chuyển, giảm số lượng bom cần phải sử dụng cho một mục tiêu. Nó vừa tiết kiệm chi phí vừa giảm thiệt hại đến các mục tiêu phi quân sự.


Bom thông minh chính là vũ khí chủ chốt cho chiến thuật DEAD(Destruction of Enemy Air Defenses, hủy diệt phòng không đối phương).


Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong năm 2009 Việt Nam đã đặt mua 200 quả bom thông minh KAB-500/1500 từ Nga để trang bị cho tiêm kích “hổ mang chúa” Su-30MK2.


Họ bom có điều khiển KAB-500/1500 được phát triển bởi Phòng thiết kế OAO GNPP Region (Liên Xô) vào những năm 1970. Họ bom này có tính năng tương tự dòng bom Paveway của Không quân Mỹ.


Một chi tiết khá thú vị là họ bom KAB-500/1500 được hoàn thiện trên cơ sở nghiên cứu bom thông minh GBU-8 được Mỹ sử dụng trong chiến tranh được Quân đội Nhân dân Việt Nam thu giữ sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam vào năm 1975.

Tiêm kích Su-30MK2 có thể mang 6 bom KAB-500 hoặc 3 bom KAB-1500.​
Ký hiệu KAB-500/1500 tương ứng với trọng lượng của bom là 500kg và 1.500kg. Họ bom thông minh này có thể trang bị rộng rãi cho tiêm kích Su-27, Su-30MK và Su-34.


Mỗi chiếc có thể mang theo 6 quả bom KAB-500 hoặc 3 bom KAB-1500 ở vị trí giá treo số 3,4, giá treo số 1, 2 có thể treo song song 2 quả.


Bom KAB-500 sử dụng bộ chuyển đổi DB-3U, KAB-1500 sử dụng bộ chuyển đổi DB4 thông qua thiết bị liên kết dữ liệu APK-9E Tekon. Mục tiêu được chỉ thị thông qua thiết bị nhắm mục tiêu Klyon PM/PS, Kaira 24M, I-25 Shkval do Nga sản xuất có tính năng tương tự như Thales Damocles (Pháp).


Tuy nhiên, thiết bị nhắm mục tiêu của Pháp vẫn là tốt nhất, gần đây Thales đã cấp phép để sản xuất thiết bị nhắm mục tiêu ảnh nhiệt Sapsan-E tại Nga.


Họ bom thông minh KAB-500/1500 được sản xuất với khá nhiều biến thể. Và mỗi biến thể lại được trang bị một hệ thống dẫn đường cùng đầu đạn khác nhau tạo ra hiệu quả rất cao trong việc chống lại nhiều kiểu mục tiêu khác nhau.


Họ bom KAB-500 được sản xuất với các biến thể gồm:


- KAB-500L, đây là loại bom thông minh sử dụng hệ thống dẫn đường bằng lade bán chủ động. Nó sử dụng bộ dẫn hướng lade Azov 27N hoặc 27N1, được đánh giá tương đương với bộ dẫn hướng trên bom thông minh Paveway-I/II của Mỹ.


Bom được thả từ độ cao 1-15km, tốc độ máy bay khi ném bom 550-1700km/h, bán kính lệch mục tiêu (CEP) khoảng 7-10m.

Biến thể bom dẫn đường bằng lade KAB-500L.​
KAB-500L được trang bị 4 loại khối nổ khác nhau gồm: KAB-500L-Pr-E được sử dụng để xuyên phá boongke; KAB-500L-FE được trang bị khối nổ phân mảnh dùng để tiêu diệt sinh lực đối phương; KAB-500L-OD-E sử dụng khối nổ nhiệt áp và KAB-500L-KE là một loại bom chùm chứa nhiều đạn con.


- KAB-500Kr sử dụng hệ thống dẫn hướng quang truyền hình với cảm biến hình ảnh chỉ sử dụng trong điều kiện ban ngày. Bom được dẫn đến mục tiêu theo công nghệ so sánh hình ảnh tương phản DSMAC. Nhờ công nghệ này nên bom có độ chính xác rất cao, bán kính lệch mục tiêu 4-7m.

Bom dẫn hướng quang - truyền hình KAB-500Kr.​
Đầu tự dẫn truyền hình với thuật toán tương quan xử lý thông tin về mục tiêu có khả năng “nhớ” vị trí mục tiêu và điều chỉnh đường bay của bom để đánh trúng mục tiêu, tức là áp dụng nguyên lý “thả-quên”.


Các đầu tự dẫn này cho phép tiêu diệt các mục tiêu có độ tương phản yếu và được ngụy trang khi có vật chuẩn trên địa hình và các tọa độ mục tiêu so với các vật chuẩn này.


Loại bom này cũng được trang bị 4 khối nổ khác nhau gồm: Pr-E sử dụng để xuyên boongke; FE được trang bị khối nổ phân mảnh; OD-E sử dụng khối nổ nhiệt áp và KE là loại bom chùm chứa nhiều đạn con.

Bom dẫn đường vệ tinh KAB-500S/SE.​
- KAB-500S/SE là thế hệ bom thông minh đầu tiên của Nga sử dụng hệ thống dẫn đường kết hợp quán tính và vệ tinh. Loại bom này được đánh giá tương đương với bom GBU-32 JDAM của Mỹ. KAB-500S/SE được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2000, đưa vào trang bị rộng rãi từ năm 2003.


Bom được trang bị bộ thiết bị thu tín hiệu vệ tinh Kompas PSN-2001 có thể sử dụng 24 kênh tín hiệu khác nhau. Bộ thu này tương thích cả hệ định vị toàn cầu GLONASS và GPS. Bom được trang bị ngòi nổ với 3 chế độ lập trình khác nhau, bán kính lệch mục tiêu khoảng 7-12m.


Trong biên chế Không quân Việt Nam, tiêm kích Su-30MK2 có thể sử dụng bom thông minh KAB-500/1500 (không rõ biến thể) cho nhiệm vụ tấn công mặt đất. Việc nhập khẩu bom thông minh cho thấy Không quân Việt Nam đã sẵn sàng hòa nhập với thời buổi tác chiến bằng vũ khí công nghệ cao.

“Bom có mắt” của “hổ mang” Su-30MK2 VN mạnh cỡ nào? (2)


(Kienthuc.net.vn) - Với khối lượng chiến đấu nặng 1.500kg, bom thông minh KAB-1500 thực sự là cơn ác mộng cho bất kỳ mục tiêu nào.




Lợi thế của bom là có khối lượng chiến đấu tương đối lớn, tuy nhiên với bom thông thường do được ném xuống mục tiêu theo kiểu xác suất nên độ tản mát khi chiến đấu rất cao phải sử dụng số lượng lớn mà kết quả vẫn không như mong muốn.


Nhưng với bom thông minh được trang bị thêm bộ phận dẫn hướng nên có độ chính xác rất cao, trong trường hợp này lợi thế về khối lượng chiến đấu lớn của bom càng được phát huy. Với khối lượng chiến đấu 1.500kg, bom KAB-1500 (trang bị trên Su-30MK2 Việt Nam) có thể phá hủy không chỉ một mà thậm chí rất nhiều mục tiêu.


Tương tự KAB-500, KAB-1500 cũng được sản xuất với khá nhiều biến thể gồm:


- KAB-1500L có chiều dài 4,28m đường kính 0,58m sải cánh khi gập 0,85m và 1,3m khi bung ra. Đây là loại bom sử dụng hệ thống dẫn hướng bằng lade bán chủ động với bộ tìm kiếm mục tiêu bằng lade 27N1.


Bộ tìm kiếm lade này được đặt trong phần mũi hình khuyên hướng xuống phía dưới để thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm mục tiêu. Thiết bị này rất giống với bộ dẫn hướng trên bom Paveway-II của Mỹ ở cách bố trí cũng như tính năng.

Biến thể dẫn hướng bằng lade bán chủ động KAB-1500L.​
Bán kính lệch mục tiêu của bom khoảng 7-10m độ cao thả bom từ 1-15km, tốc độ máy bay khi thả bom từ 550-1700km/h, phạm vi hoạt động tối đa của bom là 15km.


Bom thông minh KAB-1500L có thể được lắp nhiều khối nổ khác nhau: KAB-1500L-Pr-E lắp phần chiến đấu xuyên phá boongke; KAB-1500L-FE sử dụng phần chiến đấu phân mảnh và KAB-1500L-OD-E lắp phần chiến đấu nhiệt áp.


- KAB-1500LG có chiều dài 4,24m, đường kính 0,58m, sải cánh 0,85m và 1,3m khi bung. Biến thể cũng sử dụng hệ dẫn hướng bằng lade bán chủ động. Bom được thả từ độ cao 1-8km, tốc độ máy bay khi thả bom từ 550-1.100km/h.


Điểm khác biệt là bộ tìm kiếm mục tiêu lade được tích hợp luôn vào phần mũi của bom, không lắp rời như ở KAB-1500L. Bom sử dụng bộ tìm kiếm mục tiêu lade con quay hồi chuyển ổn định bán chủ động cùng với một thấu kính hình cầu có kẻ ô 24N1.


Bộ tìm kiếm mục tiêu lade này được đánh giá tương đương với bộ tìm kiếm mục tiêu lade trên bom Paveway-III của Mỹ. Bộ dẫn hướng 24N1 có hiệu suất rất cao, chính vì thế bán kính lệch mục tiêu của bom chỉ khoảng 4-7m kết hợp với khối lượng chiến đấu khá lớn của bom thì không mục tiêu nào có thể sống sót được.


KAB-500LG thiết kế có thể lắp nhiều khối nổ khác nhau gồm: KAB-1500LG-Pr-E lắp phần chiến đấu xuyên phá boongke (khả năng xuyên phá được đánh giá tương đương với loại GBU-24 của Mỹ); KAB-1500LG-FE lắp phần chiến đấu phân mảnh và KAB-1500LG-OD-E lắp phần chiến đấu nhiệt áp.

Biến thể KAB-1500LG.​
- KAB-1500Kr sử dụng hệ thống dẫn hướng quang - truyền hình với cảm biến hình ảnh chỉ hoạt động vào ban ngày. Điểm mạnh của bom là sử dụng hệ dẫn hướng theo công nghệ so sánh hình ảnh tương phản kỹ thuật số (DSMAC), điều này cho phép bom có thể tấn công những mục tiêu được ngụy trang kĩ càng nhất.


KAB-1500Kr có độ chính xác rất cao, bán kính lệch mục tiêu từ 4-7m, bộ dẫn hướng quang-truyền hình SU-609 có trọng lượng 10kg được sản xuất bởi Tambovskii Elektropribor cùng với bộ điều khiển BU-94 và một máy phát điện chạy bằng khí PG-16. Biến thể này cũng được trang bị các phần chiến đấu tương tự như các biến thể trên.


- KAB-1500TK sử dụng hệ thống dẫn hướng quang - điện với cảm biến hình ảnh chỉ hoạt động trong điều kiện ban ngày. Điểm khác biệt của biến thể này là bom sử dụng một liên kết dữ liệu để lái bom đến mục tiêu.


Cụ thể, bom sử dụng lên kết dữ liệu APK-9 để dẫn đường, cảm biến quang - điện của bom sẽ gửi các video thu được về mục tiêu trong suốt hành trình bay, dữ liệu được hiển thị lên màn hình của phi công trong buồng lái thông qua APK-9. Lệnh điều khiển từ buồng lái được truyền qua APK-9 đến hệ thống dẫn hướng của bom.


Công nghệ dẫn hướng này giúp bom có độ chính xác rất cao, bán kính lệch mục tiêu của bom chỉ khoảng 4m.


KAB-1500TK được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu có giá trị cao, tính năng của bom được đánh giá trên cơ so với bom thông minh GBU-15 của Mỹ.

Biến thể bom lượn tinh khôn UPAB-1500.​
- UPAB-1500 là một loại bom lượn tinh khôn được giới thiệu lần đầu vào năm 2005. Bom có thiết kế khí động học khá bất thường với các cánh ổn định hình chữ thập kéo dài gần hết chiều dài của bom. Thoạt nhìn bom giống như một quả tên lửa với cách bố trí cánh ổn định lạ mắt của nó.


UPAB-1500 sử dụng hệ thống dẫn hướng quang- điện thông qua liên kết dữ liệu APK-9 nên có độ chính xác rất cao. Điểm mạnh khác của bom là có phạm vi hoạt động rất lớn, nếu được thả ở độ cao 10km bom có phạm vi hoạt động tới 70km tương đương với 1 tên lửa không đối đất.


Hiệu suất và phạm vi hoạt động của bom vượt qua bom thông minh EGBU-15 của Mỹ và trở thành loại bom thông minh có phạm vi hoạt động xa nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên, tình trạng của loại bom thông minh cực đỉnh này vẫn chưa được rõ ràng, không rõ bom đã đi vào sản xuất loạt hay đang trong giai đoạn thử nghiệm.


Một chi tiết khá thú vị là UPAB-1500 kết hợp cùng với liên kết dữ liệu APK-9 tương thích hầu hết với các biến thể của Su-30MK.


Nếu Su-30MK2 của Việt Nam được trang bị loại bom thông minh “đỉnh” này thì có thể vô hiệu hóa bất kỳ mục tiêu nào. Cần nhớ rằng, trong tính năng kỹ thuật của các loại bom thông minh ngoài việc tiêu diệt các mục tiêu mặt đất nó còn có thể vô hiệu hóa các tàu chiến với độ chính xác còn hơn cả tên lửa.
 
Chỉnh sửa cuối:

Crusaderland

Xe điện
Biển số
OF-26237
Ngày cấp bằng
23/12/08
Số km
2,890
Động cơ
519,274 Mã lực
Tung Của mua được Su 35 của anh Ngố rồi thì dàn Su 30 của mình thành lạc hậu. Chạy đua với thằng nhà giàu đúng là đứt cả hơi.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tung Của mua được Su 35 của anh Ngố rồi thì dàn Su 30 của mình thành lạc hậu. Chạy đua với thằng nhà giàu đúng là đứt cả hơi.
Bên TTVNOL có mấy thằng loz tự xưng là "quen phi công VN" từng bay thử Su-35, trước khi Nga mang sang Paris mới đây đấy bác, nó bảo phi công VN chê Su-35 mới kinh =)) Su-35 mà dỏm/rởm thì hóa ra Nga Tàu thậm chí Mỹ & ĐM (từng coi trọng Su-35) ngu hơn cả bọn Vịt
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực






Su-30MKK fullload cũng không hề kém cạnh Su-30MKI
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc mua 100 tiêm kích tối tân Su-35?


(Kienthuc.net.vn) - Phía Nga có thể đã ký một thỏa thuận bán 100 tiêm kích đa năng Su-35 cho Trung Quốc.

Hoàn Cầu dẫn nguồn Đài tiếng nói nước Nga, bên lề triển lãm hàng không Paris 2013 phía Nga đã ký một thỏa thuận về việc xuất khẩu 100 máy bay chiến đấu đa năng Su-35 cho Trung Quốc.


Dù vậy, nguồn thông tin này vẫn chưa có xác nhận chính thức từ phía Nga và Trung Quốc.


Trước đó, hãng thông tấn Ria Novosti đưa tin, Tổng Giám đốc Tập đoàn Xuất khẩu Công nghệ Quốc phòng Nga (Rostex) Sergei Chemezov, cuối năm nay hợp đồng cung cấp tiêm kích tối tân Su-35 cho Trung Quốc sẽ được ký kết.


Tuy nhiên, ông này từ chối cung cấp thông tin có liên quan đến giá trị hợp đồng, số lượng máy bay mà Nga sẽ cung cấp. Còn theo các phương tiện truyền thông quốc tế, khoảng 24 tiêm kích đa năng Su-35 sẽ được cung cấp cho Trung Quốc.

Tiêm kích Su-35 Nga bay biểu diễn tại triển lãm Paris.​
Trong khuôn khổ triển lãm hàng không Paris 2013, công ty Sukhoi Nga đã đem tới bài trình diễn đẹp mắt nhưng cũng thể hiện sức cơ động đáng nể của tiêm kích thế hệ 4++ của Su-35. Truyền thông phương Tây thậm chí còn miêu tả rằng “nó không phải là một máy bay, đó là một UFO”.


Su-35 là loại tiêm kích hạng nặng, tầm xa, đa năng, chiếm ưu thế trên không thế hệ 4++ do Công ty Sukhoi (Nga) phát triển từ dòng tiêm kích huyền thoại Su-27. Tiêm kích đa năng Su-35 trong thiết kế chế tạo được ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến dùng cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.


Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, Su-35 chiếm ưu thế hơn so với các tiêm kích thế hệ 4 và 4+ của Mỹ và Phương Tây (như Dassault Rafale (Pháp), và Eurofighter Typhoon và biến thể tiêm kích F- 15, F- 16, F- 18). Thậm chí, Su-35 có khả năng đối địch với tiêm kích tàng hình F-35 và F-22A.


Tạp chí Khán Hòa bình luận, với Su-35 Trung Quốc có thể chiếm ưu thế hoàn toàn trên bầu trời Đông Á từ năm 2016 tới năm 2018.


“Không quân Trung Quốc hiện tại với máy bay chiến đấu thế hệ 4 không có lợi thế về mặt công nghệ so với Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) và Không quân Ấn Độ. Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi sau khi Nga gần như chấp nhận hoàn toàn việc cung cấp tiêm kích thế hệ 4++ Sukhoi Su-35 cho Trung Quốc. Su-35 được trang bị động cơ tuốc bin phản lực Saturn 117S và hệ thống radar mạng pha điện tử thụ động Irbis-E, Su-35 gần như không có đối thủ ở Đông Á”, Khán Hòa nhận định.


Trung Quốc chiếm hữu bầu trời Đông Á với Su-35


(Kienthuc.net.vn) - Với tiêm kích tối tân Su-35, Không quân Trung Quốc sẽ hoàn toàn chiếm ưu thế trên bầu trời khu vực Đông Á.


Tạp chí Quốc phòng Khán Hòa nhận định, sau khi mua tiêm kích tối tấn Su-35 từ Nga, Không quân Trung Quốc có thể chiếm ưu thế hoàn toàn trên bầu trời Đông Á từ năm 2016 tới 2018.


Theo Khán Hòa, Không quân Trung Quốc hiện tại với máy bay chiến đấu thế hệ 4 không có lợi thế về mặt công nghệ so với Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) và Không quân Ấn Độ. Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi sau khi Nga gần như chấp nhận hoàn toàn việc cung cấp tiêm kích thế hệ 4++ Sukhoi Su-35 cho Trung Quốc.


Các phương tiện truyền thông Nga đã đưa tin, hợp đồng cung cấp Su-35 của Trung Quốc có thể chính thức ký kết vào cuối năm nay.


Trước đó, một phái đoàn Trung Quốc đã được cử đến Nga vào ngày 5/6 để kiểm tra 8 mẫu thử chiến đấu cơ Su-35.

Tiêm kích đa năng Su-35.​
Với động cơ tuốc bin phản lực Saturn 117S và hệ thống radar mạng pha điện tử thụ động Irbis-E, Su-35 gần như không có đối thủ ở khu vực Đông Á. Hiện tại, chỉ duy nhất biến thể Su-30MKI của Không quân Ấn Độ là có tính năng điều khiển véc tơ lực đẩy động cơ tương tự Su-35.


Cũng theo Khán Hòa, hiện nhà máy Komsomolsk – on – Amur chịu trách nhiệm sản xuất 48 tiêm kích Su-35S cho Không quân Nga từ nay tới 2015. Vì thế, Su-35 dành cho Trung Quốc chỉ có thể đi vào phục vụ trong Không quân Trung Quốc khoảng thời gian 2016-2018.


Tuy nhiên, cho tới khi Nhật Bản và Ấn Độ đưa vào sử dụng tiêm kích tàng hình F-35A và FGFA thì “đấu trường” chỉ dành cho Su-35 Trung Quốc và F-22 của Mỹ đặt ở Okinawa.


Vào thời điểm đó, ngay cả những biến thể nâng cấp của tiêm kích F-16A/B của Không quân Đài Loan cũng không thể là đối thủ tương xứng với Su-35.

Phương Tây tán dương: “Su-35 không phải máy bay thường mà là… UFO”

Thứ tư 26/06/2013 07:20
ANTĐ - Các phương tiện truyền thông Nga đưa tin, các buổi bay biểu diễn của máy bay Nga tại sân bay Le Bourget đã chinh phục hàng ngàn người xem. Đặc biệt, các chuyên gia quân sự phương Tây đánh giá, Su-35 đã vượt tầm một máy bay thông thường, chẳng khác gì đĩa bay của người ngoài hành tinh (UFO).

Đài phát thanh “Tiếng nói nước Nga” (The Voice of Russia - Голос России) cho biết, tại Triển lãm hàng không Paris lần thứ 50, tổ chức tại sân bay Le Bourget, người Nga đã bộc lộ chân dung một số máy bay hiện đại nhất, mới phát triển trong thời gian gần đây như: máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4++ Su-35, máy bay huấn luyện - chiến đấu Yak-130, máy bay trực thăng vũ trang Ka-52 Alligator...
Tổng cộng đã có 46 doanh nghiệp hàng không Nga tham gia Triển lãm lần này, trong đó có nhiều cái tên nổi tiếng thế giới là Sukhoi, Mykoian, Irkut, Aetna, Công ty xuất khẩu sản phẩm quốc phòng Rosoboronexport… Tại bãi triển lãm và đặc biệt là khi xem nay biểu diễn, đông đảo chuyên gia quân sự và người xem đã thán phục những thành tựu công nghiêp hàng không mới nhất của Nga.


Su-35 đã vượt qua tầm một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4


Trong cuộc triển lãm này, máy bay chiến đấu Su-35 lần đầu tiên ra mắt và bay biểu diễn trước khán giả nước ngoài. Đây là loại máy bay mạnh nhất trong các máy bay thế hệ thứ 4 trên thế giới. Ra dar trên Su-35 có phạm vi sục sạo lên tới 400km, tầm bay lên tới hơn 3500km mà không cần tiếp dầu. Ngoài các loại tên lửa, nó còn được trang bị 1 khẩu pháo 30mm dùng trong cận chiến.
Về tính năng cơ động thì Su-35 không có đối thủ, nó có thể thực hiện được những động tác có độ khó rất cao, thể hiện một tính năng kỹ thuật bay siêu đẳng, với các động tác như: Lật nghiêng và bay cuộn tròn theo phương ngang, bay theo hình xoắn trôn ốc, bay theo kiểu “Rắn hổ mang Pugachev”…
Ngoài ra nó còn thể hiện một động tác độc nhất vô nhị trên thế giới là đang bay với tốc độ cao, quay đầu 360 độ tại chỗ mà không hề giảm tốc. Với động tác kỹ thuật siêu đẳng mà không một loại máy bay nào trên thế giới hiện nay có thể làm được, các chuyên gia phương Tây đã phải kinh ngạc thốt lên: “Đây không phải là máy bay mà là UFO”!



Su-35 còn có hệ thống thiết bị cực kỳ tiên tiến và khả năng tấn công hoàn hảo


Viện sĩ Mikhail Pogosyan - Tổng giám đốc Công ty chế tạo máy bay “Liên Hợp”của Nga vô cùng hài lòng về màn ra mắt hoàn hảo của Su-35. Ông cho biết: “Su-35 đã vượt qua tầm một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, không chỉ vượt trội về động lực học không khí, nó còn có hệ thống thiết bị cực kỳ tiên tiến và khả năng tấn công hoàn hảo”.
Thế nhưng, ông cho biết thêm, đây vẫn chưa phải là thành quả công nghệ lớn nhất, hiện Nga đang đồng thời phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 PAK FA, 2 loại máy bay này có thể hỗ trợ đắc lực cho nhau trong tương lai, nâng cao tối đa sức mạnh không chiến của Nga và các nước sử dụng vũ khí Nga. Ngay trong triển lãm hàng không Paris 2013 này, Nga hoàn toàn có thể đạt thành hiệp định xuất khẩu 100 chiếc Su-35.
 
Chỉnh sửa cuối:

Crusaderland

Xe điện
Biển số
OF-26237
Ngày cấp bằng
23/12/08
Số km
2,890
Động cơ
519,274 Mã lực
Quay 360 độ mà không giảm tốc là thế nào các cụ nhỉ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc điều J-11 đối đầu Su-30MKI :-ss


(Kienthuc.net.vn) - Không quân Trung Quốc có thể đã triển khai tiêm kích đa năng J-11 tới các căn cứ gần biên giới Trung - Ấn.




Các hình ảnh vệ tinh từ hãng Digital Globe đã làm rõ thông tin mà phương tiện truyền thống Ấn Đố công bố, theo đó Trung Quốc đã triển khai tiêm kích đa năng thế hệ mới Thẩm Dương J-11B (NATO định danh là Flanker B+) tới một căn cứ không quân ở Tây Tạng. Việc triển khai này là nhằm đáp trả hành động điều Su-30MKI của Ấn Độ tới gần biên giới 2 nước.


Theo hình ảnh vệ tinh từ tháng 1/2010 tới tháng 6/2013 thì Không quân Trung Quốc ban đầu triển khai J-11 tới căn cứ Gongga Jichang trong đầu năm 2010 và luân chuyển thường xuyên với tiêm kích Thành Đô J-10.

Tiêm kích đa năng J-11.​
Ngoài ra, Trung Quốc còn triển khai J-11 ở một số căn cứ khác gần biên giới Trung - Ấn. Theo hình ảnh vệ tinh chụp ngày 28/5/2012 thì có 5 chiếc J-11 ở căn cứ Shigatze (cách sân bay Lhasa-Googgar 160km về hướng Tây, thành phố Lhasa, Tây Tạng).


Trong khi hình ảnh chụp ngày 30/5/2013 thì cho thấy có 2 J-11 ở căn cứ Hotan (Tân Cương) nằm rất gần khu vực tranh chấp Aksai Chin.


J-11 là tiêm kích thế hệ 4 do Tập đoàn Thẩm Dương (Trung Quốc) phát triển sao chép công nghệ tiêm kích nổi tiếng Su-27SK của Nga. Loại này trang bị 2 động cơ phản lực AL-31F của Nga hoặc WS-10A của Trung Quốc cho phép đạt tốc độ tối đa hơn 2 lần vận tốc âm thanh, bán kính chiến đấu tới 2.000km.


Tiêm kích J-11 thiết kế với 10 giá treo mang được 8 tấn vũ khí gồm các loại tên lửa không đối không của Trung Quốc hoặc Nga sản xuất, bom và rocket.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
nó điều thế này tức là đống su-27sk của chúng nó đã toi cả. trc đây các căn cứ có khí hậu khắc nghiệt thì J-10 và 11 không đc đưa vào biên chế mà chỉ toàn hàng xịn . nay j-11 được đưa lên tức là hàng xịn đã toi cả =))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top