[Funland] Phiên bản Su-30 nào tốt nhất ?

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Theo như thông tin được public thì F-15 các bản A,B,C,D,E,S,SG,SA,K hoàn toàn ko phải là đối thủ của Su-35BM trừ loại F-15SE (Stealth Eagle) chỉ có 1 con rao bán ko được :))
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Có 1 chú ả rập mua 1 lô mà bác , 1 trăm triệu 1 con còn rẻ hơn EF 2000 và Rafale nhưng không chiến tầm gần thì mợ Mèo vẫn cần sửa cấu hình nhiều .
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Thằng lều báo cũng bốc phét gớm , nếu tên lửa bay được tầm 400km thì phải to lắm , 1 chú su 35 vác được 1 quả .Tốc độ 4000km/h thì còn tin nổi.
 
Chỉnh sửa cuối:

khucdaodau88

Xe tải
Biển số
OF-171610
Ngày cấp bằng
13/12/12
Số km
228
Động cơ
345,066 Mã lực
việt nam có vầi cái phụt được mấy đâu ạ
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Có 1 chú ả rập mua 1 lô mà bác , 1 trăm triệu 1 con còn rẻ hơn EF 2000 và Rafale nhưng không chiến tầm gần thì mợ Mèo vẫn cần sửa cấu hình nhiều .
F-15SE rao cho Hàn Quốc mà ko mua bác nhầm rồi
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thằng lều báo cũng bốc phét gớm , nếu tên lửa bay được tầm 400km thì phải to lắm , 1 chú su 35 vác được 1 quả .Tốc độ 4000km/h thì còn tin nổi.
Loại tên lửa AIM-54 từng bay vượt range quy định của nó >200km (190km), tên lửa tầm xa của Nga 300-400km là bình thường tùy theo điều kiện bên ngoài....
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Em cũng có đọc là su 30 từng thử nghiệm k100 và range hơn 300 , dùng diệt a oắc trong không chiến tầm xa .Nhưng không nghĩ nó gọn thế .
 

hobuild

Đi bộ
Biển số
OF-192079
Ngày cấp bằng
1/5/13
Số km
9
Động cơ
329,190 Mã lực
Em thấy các phiên bản su 30 của Bác liệt kê hầu hết là dành cho xuất khẩu, còn Su của Nga thì vẫn chưa rõ danh tính nên để so sánh cũng rất khó vì Bản Su dành cho xuất khẩu bao h cũng bị lược đi khoảng cách dò tìm của radar, có thể cả hỏa lực... còn Su MKI của Ấn thì ngoài linh kiện của Nga thì còn có các linh kiện của 1 vài nước khác như Pháp, Ấn ... thế nên để chiến nhau thì cũng 5 ăn 5 thua đấy các Bác ợ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Em thấy các phiên bản su 30 của Bác liệt kê hầu hết là dành cho xuất khẩu, còn Su của Nga thì vẫn chưa rõ danh tính nên để so sánh cũng rất khó vì Bản Su dành cho xuất khẩu bao h cũng bị lược đi khoảng cách dò tìm của radar, có thể cả hỏa lực... còn Su MKI của Ấn thì ngoài linh kiện của Nga thì còn có các linh kiện của 1 vài nước khác như Pháp, Ấn ... thế nên để chiến nhau thì cũng 5 ăn 5 thua đấy các Bác ợ.
Uk thì Su-30 vốn là bản xuất khẩu mà bác :) Nga xài Su-27SM2/3/M blah blah thôi (thực ra Su-30 ban đầu là Su-27UB upgrade mà). Bác đọc lại đi có đề cập tới Su-30 tại Nga đấy :) vẫn thua Su-27SM3/M thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Nghe lều báo đại Nga định chơi toàn t50, su 35 , su 30 sm . Hai con su 25 và mig 29 hạng nhẹ không biết nó định thay bằng cái gì , có khi nhà mình hưởng cả lô su 27/ mig 29 thay đám su mig cũ là đẹp .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Không có vũ khí Nga, Su-35 Trung Quốc chỉ là "xác không hồn"
Trang news.wenweipo.com của Trung Quốc vừa đăng tải bài viết của Tạp chí quân sự Kanwa Defense Review (trụ sở ở Canada) bình luận về việc Trung Quốc mua máy bay Su-35 của Nga.

Theo bài báo, Trung Quốc sẽ nhận được phiên bản xuất khẩu Su-35K (K là viết tắt của "Trung Quốc). Tuy nhiên, tờ báo bình luận rằng sẽ là vô nghĩa khi Trung Quốc mua máy bay Su-35 mà không có vũ khí kèm theo, đặc biệt là tên lửa "không-đối-không" và "không-đối-đất". Đây là những loại tên lửa mà Bắc Kinh cho rằng có thể trở thành vũ khí chiến lược trang bị cho chiến đấu cơ J-11B, J-15, J-16 và các loại máy bay khác của Trung Quốc.
Trong khi đó, radar mảng pha IRBIS-E lại chính là "cảm hứng chủ đạo" của Trung Quốc với Su-35. IRBIS-E có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 350-400 km, cho phép quét đồng thời 32 mục tiêu cùng lúc và điều khiển hỏa lực tiêu diệt đồng thời 8 mục tiêu.
Su-35 được trang bị hệ thống vũ khí tấn công với hỏa lực mạnh mẽ, đặc biệt là phiên bản nâng cấp của tên lửa chống tàu Kh-31AD với động cơ ramjet. Theo các nguồn báo cáo của Nga thì tầm bắn của tên lửa này lên tới 250 km.

Tạp chí Kanwa cho rằng Su-35 Trung Quốc sẽ vô dụng khi không được trang bị vũ khí của Nga​

Ngoài ra, Su-35 còn được trang bị tên lửa chống radar thế hệ mới X-58USHKE, với tầm bắn 260 km. Tên lửa này được trang bị hệ thống radar dẫn đường chủ động (GOS).
Tên lửa chiến thuật X-59M2E được phát triển trên nền tảng tên lửa X-59ME, với tầm bắn 115 km (Tên lửa cơ bản phục vụ trong Không quân Trung Quốc) nhưng đã được cải tiến để có thể đánh trúng mục tiêu vào ban đêm. Su-35 được trang bị X-59M2E với đầu đạn nổ mạnh, nặng 320 kg, tầm bắn tối đa là 285 km.
Bên cạnh đó, Nga còn chuẩn bị cho Su-35 một "gia đình" tên lửa chiến đấu trên không. Trong đó, tên lửa RVV-BD (P-37) là phiên bản nâng cấp của tên lửa R-33 đang được trang bị trên MiG-31. Tầm bắn của RVV-BD đã được cải thiện để có thể phá hủy mục tiêu ở khoảng cách 200 km.
Tên lửa tầm ngắn RVV-MD được trang bị đầu dò tìm mục tiêu 2 chế độ, giúp tăng độ chính xác khi tấn công mục tiêu, phần đầu đạn còn được trang bị ngòi nổ laser. Tên lửa nặng 106 kg và phần đầu đạn nặng 8 kg, đạt tầm bắn tối đa 40 km và tấn công mục tiêu ở độ cao 20 m - 20 km.
Tên lửa tầm trung RVV-SD được trang bị đầu dò radar chủ động, có khả năng khóa mục tiêu ở giai đoạn cuối cùng của chuyến bay với khoảng cách 25 km. Tên lửa nặng 190 kg, trọng lượng đầu đạn là 22,5 kg, tầm bắn tối đa là 110 km.

http://soha.vn/quan-su/khong-co-vu-khi-nga-su35-trung-quoc-chi-la-xac-khong-hon-20130508092254843.htm
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,727
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Nghe lều báo đại Nga định chơi toàn t50, su 35 , su 30 sm . Hai con su 25 và mig 29 hạng nhẹ không biết nó định thay bằng cái gì , có khi nhà mình hưởng cả lô su 27/ mig 29 thay đám su mig cũ là đẹp .
Không thấy nhắc đến Su34 hả cụ?
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
su 34 là tiêm kích ném bom mà cụ , nó giống f 15e của chú Mèo nhưng chủ lực của Nga vẫn là t50, su 35, su 30sm . Nhà Mèo thì chủ lực F 22 / F 35 .
 

nguoi yeu xe

Xe tăng
Biển số
OF-32928
Ngày cấp bằng
4/4/09
Số km
1,677
Động cơ
490,564 Mã lực
Nơi ở
từ liêm hà nội
Không có vũ khí Nga, Su-35 Trung Quốc chỉ là "xác không hồn"
Trang news.wenweipo.com của Trung Quốc vừa đăng tải bài viết của Tạp chí quân sự Kanwa Defense Review (trụ sở ở Canada) bình luận về việc Trung Quốc mua máy bay Su-35 của Nga.

Theo bài báo, Trung Quốc sẽ nhận được phiên bản xuất khẩu Su-35K (K là viết tắt của "Trung Quốc). Tuy nhiên, tờ báo bình luận rằng sẽ là vô nghĩa khi Trung Quốc mua máy bay Su-35 mà không có vũ khí kèm theo, đặc biệt là tên lửa "không-đối-không" và "không-đối-đất". Đây là những loại tên lửa mà Bắc Kinh cho rằng có thể trở thành vũ khí chiến lược trang bị cho chiến đấu cơ J-11B, J-15, J-16 và các loại máy bay khác của Trung Quốc.
Trong khi đó, radar mảng pha IRBIS-E lại chính là "cảm hứng chủ đạo" của Trung Quốc với Su-35. IRBIS-E có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 350-400 km, cho phép quét đồng thời 32 mục tiêu cùng lúc và điều khiển hỏa lực tiêu diệt đồng thời 8 mục tiêu.
Su-35 được trang bị hệ thống vũ khí tấn công với hỏa lực mạnh mẽ, đặc biệt là phiên bản nâng cấp của tên lửa chống tàu Kh-31AD với động cơ ramjet. Theo các nguồn báo cáo của Nga thì tầm bắn của tên lửa này lên tới 250 km.

Tạp chí Kanwa cho rằng Su-35 Trung Quốc sẽ vô dụng khi không được trang bị vũ khí của Nga​

Ngoài ra, Su-35 còn được trang bị tên lửa chống radar thế hệ mới X-58USHKE, với tầm bắn 260 km. Tên lửa này được trang bị hệ thống radar dẫn đường chủ động (GOS).
Tên lửa chiến thuật X-59M2E được phát triển trên nền tảng tên lửa X-59ME, với tầm bắn 115 km (Tên lửa cơ bản phục vụ trong Không quân Trung Quốc) nhưng đã được cải tiến để có thể đánh trúng mục tiêu vào ban đêm. Su-35 được trang bị X-59M2E với đầu đạn nổ mạnh, nặng 320 kg, tầm bắn tối đa là 285 km.
Bên cạnh đó, Nga còn chuẩn bị cho Su-35 một "gia đình" tên lửa chiến đấu trên không. Trong đó, tên lửa RVV-BD (P-37) là phiên bản nâng cấp của tên lửa R-33 đang được trang bị trên MiG-31. Tầm bắn của RVV-BD đã được cải thiện để có thể phá hủy mục tiêu ở khoảng cách 200 km.
Tên lửa tầm ngắn RVV-MD được trang bị đầu dò tìm mục tiêu 2 chế độ, giúp tăng độ chính xác khi tấn công mục tiêu, phần đầu đạn còn được trang bị ngòi nổ laser. Tên lửa nặng 106 kg và phần đầu đạn nặng 8 kg, đạt tầm bắn tối đa 40 km và tấn công mục tiêu ở độ cao 20 m - 20 km.
Tên lửa tầm trung RVV-SD được trang bị đầu dò radar chủ động, có khả năng khóa mục tiêu ở giai đoạn cuối cùng của chuyến bay với khoảng cách 25 km. Tên lửa nặng 190 kg, trọng lượng đầu đạn là 22,5 kg, tầm bắn tối đa là 110 km.

http://soha.vn/quan-su/khong-co-vu-khi-nga-su35-trung-quoc-chi-la-xac-khong-hon-20130508092254843.htm
lại chò khóc nhè để mua được su 35 của anh khựa bẩn
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cận cảnh Su-30SM và Su-34 mới nhất của Nga tại Akhtubinsk

(Soha.vn) - Được kế thừa những “tinh hoa” công nghệ từ người tiền nhiệm Su-30MKI, Su-30SM là một trong những loại chiến đấu cơ đa năng và hiện đại nhất của Nga.

Ngày 06 tháng 5 năm 2013 trong lễ khai trương đường băng 4 cây số mới ở Trung tâm thử nghiệm bay Nhà nước số 929 mang tên V.P.Chkalov của Bộ Quốc phòng Nga ở Akhtubinsk thuộc khu vực Astrakhan, ngoài chiếc Sukhoi Su-34 mang số hiệu 34 đỏ được đưa tới từ Novosibirsk, còn có sự hiện diện của một loại chiến đấu cơ mới nhận trong năm 2013, đó là máy bay chiến đấu đa năng hai chỗ ngồi Su-30SM mang số hiệu 54 đen.
Rõ ràng, chiếc máy bay này là chiếc thứ ba (và là chiếc đầu tiên trong năm 2013) mà Akhtubinsk nhận được như một phần của hợp đồng cung cấp cho Bộ Quốc phòng Nga các máy bay chiến đấu Su-30SM đến năm 2015, được ký kết với Công ty cổ phần Irkut vào tháng 3 năm 2012.

Su-30SM mang số hiệu 54 xuất hienj trong lễ khai trương​

Hai chiếc chiến đấu cơ đa năng hai chỗ ngồi Su-30SM đầu tiên xây dựng tại nhà máy sản xuất máy bay Irkut (số hiệu 01 và 02) đã được chuyển giao cho Không quân Nga vào ngày 22 tháng 11 năm 2012. Tổng cộng Công ty Irkut sẽ phải xây dựng cho Bộ Quốc phòng Nga 60 chiếc Su-30SM, trong đó năm 2013 dự kiến sẽ bàn giao 12 chiếc.
Theo các nguông tin, trang thiết bị trên máy bay Su-30SM bao gồm một số mặt hàng nhập khẩu, "thừa kế" từ Su-30MKI, trong đó hệ thống chỉ thị Thales Avionics HUD3022 và hệ thống điện tử đa chức năng Thales MD55S. Su-30SM cũng được trang bị hệ thống quán tính Lins-1000, một sản phẩm của công ty liên doanh Nga-Pháp RS Alliance, với các thành phần chính được cung cấp bởi công ty Sagem của Pháp. Ngoài ra, hệ thống radar Bars trên Su-30SM sử dụng các bộ vi xử lý có nguồn gốc từ Ấn Độ.

Su-30SM​


Su-30SM​




Cận cảnh buồng điều khiển của Su-30SM.​


Su-30SM​


Su-30SM​


Su-34
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Mầu sơn mới đẹp thật , chủ đạo đen và xanh lục nhạt .Từng bước thay thế mầu sơn như trẻ em nghịch màu để sánh với các nước .
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
thật sự không hiểu cái mầu sơn thì liên quan mệ gì đến cái "sánh với các nước"
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Nói móc là giỏi , thế ai bẩu là sơn ngụy trang bây giờ chỉ mang tính biểu tượng nhẩy . Không quân các nước chỉ sơn các màu : trắng xám , xám đen , đen , trắng , xám , một vài nước thì để màu xanh lá cây - nâu xa mạc .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
'Nọc độc' của Hổ mang chúa Việt Nam b-)

Được giới truyền thông ví von là “Hổ mang chúa”, Su-30MK2 là loại tiêm kích hiện đại nhất trong biên chế Không quân Việt Nam bởi được trang bị những "nọc độc" để vô hiệu hóa kẻ thù.

R-27 AA-10 Alamo
Đây là loại “nọc độc” không đối không uy lực nhất của Hổ mang chúa. R-27 là loại tên lửa không đối không tầm trung đến tầm xa được thiết kế, chế tạo và đưa vào sử dụng trong Không quân Liên Xô năm 1985, NATO định danh là AA-10 Alamo.

Các biến thể trong gia đình R-27, nhưng tên lửa có phần mũi hình tròn được trang bị đầu dò hồng ngoại, còn phần mũi nhọn được trang bị radar. Tên lửa có đường kính 230 mm, chiều dài 3,8-6,2 mét tùy biến thể, trọng lượng 253-343 kg tùy biến thể, đầu đạn nặng 39 kg, tốc độ gấp 4 lần vận tốc âm thanh (4500km/h)
R-27 là đối thủ trực tiếp của tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow của khối NATO, R-27 được thiết kế theo dạng modun tạo nền tảng phát triển gia đình tên lửa với nhiều biến thể khác nhau. Biến thể sản xuất đầu tiên là R-27R sử dụng đầu dò radar bán chủ động 9B-1101K với khả năng khóa mục tiêu từ khoảng cách 25,6 km, tầm bắn 70 km, NATO định danh biến thể này là AA-10 Alamo A.
Biến thể R-27T, NATO chỉ định là AA-10 Alamo B, biến thể này lại có 2 biến thể nhỏ, R-27T sử dụng đầu dò radar thụ động Avtomatika 9B-1032, băng tần X, radar này giúp tên lửa hoạt động như một tên lửa chống bức xạ. Đầu dò này có khả năng phát hiện ra sóng radar phát ra từ máy bay đối phương ở cự ly tới 234 km. Biến thể này có tầm bắn tối đa 70 km trong điều kiện tối ưu.

Cận cảnh 2 quả tên lửa R-27 với R-27T1 sử dụng đầu dò hồng ngoại phía trong và R-27ER sử dụng radar bán chủ động ở ngoài.
Biến thể R-27T1 sử dụng đầu dò hồng ngoại 36T với khả năng khóa mục tiêu từ cự ly 14,5km, tầm bắn 62,5km, biến thể này không có liên kết dữ liệu làm cho tên lửa trở nên hiệu quả hơn trong chiến đấu phạm vi ngắn.
R-27ER, NATO chỉ định AA-10 Alamo C, biến thể này sử dụng đầu dò radar bán chủ động 9B-1101K nhưng đường kính radar lớn hơn một chút so với R-27R, phần động cơ lớn hơn một chút để đáp ứng yêu cầu tăng tầm bắn, biến thể này có tầm bắn lên đến 130km, tên lửa được đưa vào trang bị rộng rãi trong những năm 1990.
Biến thể R-27EA, NATO định danh là AA-10 Alamo D, biến thể này sử dụng đầu dò radar chủ động 9B-1103M có khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 25 km, biến thể này có tầm bắn 130 km.
Biến thể R-27P, NATO định danh là AA-10 Alamo E biến thể này được trang bị đầu dò radar thụ động 9B-1032, nó hoạt động như một tên lửa không đối không chống bức xạ với tầm bắn 72 km.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiểm tra tên lửa R-27 đang được bảo quản, lưu ý chỗ Thủ tướng Dũng và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đặt tay đường kính lớn hơn so với phía trước, đây chính là bằng chứng cho thấy R-27ER tầm bắn 130 km đang có mặt trong biên chế.
Biến thể này còn có một biến thể nhỏ khác là R-27ET sử dụng đầu dò hồng ngoại Mk-80 với khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 15 km, biến thể này có tầm bắn 120 km.
Biến thể mới nhất của gia đình R-27 là R-27EP1, NATO định danh là AA-10 Alamo F nó là một tên lửa không đối không chống bức xạ thụ động với tầm bắn lên đến 130 km. Sự có mặt của R-27EP1 trên cánh của Hổ mang chúa khiến đối phương phải băn khoăn khi mở sóng radar sục sạo mục tiêu.
Điểm chết người của biến thể này là ở chỗ, lần theo cánh sóng của radar đối phương phát ra và tiêu diệt chúng. Do hoạt động ở chế độ thụ động nên đối phương không hề hay biết mình đã lọt vào tầm ngắm của R-27EP1.
Theo như hình ảnh được công bố trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Trung đoàn không quân 923 thì hiện tại Không quân Việt Nam đang sử dụng biến thể R-27ER AA-10 Alamo C tầm bắn 130km.
Đây là biến thể hiện đại hàng đầu của gia đình R-27, việc Hổ mang chúa Việt Nam được trang bị loại “nọc độc” này thực sự là một tin vui, R-27ER cùng Hổ mang chúa sẽ tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào xâm phạm bầu trời Tổ quốc.
R-27ER không chỉ đánh bại đối thủ trực tiếp của nó là AIM-7 Sparrow mà còn vượt mặt so với biến thể AIM-120C-5 của Mỹ về tầm bắn 130km so với 105km của AIM-120C-5. So với các loại tên lửa không đối không tầm trung đến xa của Nga thì nó chỉ kém R-77M.


http://soha.vn/quan-su/noc-doc-cua-ho-mang-chua-viet-nam-20130518083844108.htm

Kh-59MK: “Sát thủ diệt hạm” trên Su-30MK2 Việt Nam

Thứ sáu 06/04/2012 07:35
(GDVN) - Những chiến đấu cơ Su-30MK2 mà Nga bán cho Việt Nam trong năm 2011 có rất nhiều đổi mới và cải tiến để có được những khả năng ưu việt.

Hiện nay, trong biên chế Không quân Việt Nam có khoảng 12 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK. Năm 2008, Việt Nam đã đặt hàng thêm 6 chiếc Su-30MK2V và năm 2009 tiếp tục đặt hàng thêm 8 chiếc và đợt đặt hàng lớn nhất gần đây là 12 chiếc vào năm 2010.

Tất cả các hợp đồng nói trên dự kiến sẽ chuyển giao đầy đủ cho Việt Nam vào năm 2012. Tính đến năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ có khoảng 32 chiếc Su-30MK2, biến thể được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trên biển.
Su-30MK2V của Việt Nam Những chiến đấu cơ Su-30MK2 mà Nga bán cho Việt Nam trong năm 2011 có rất nhiều đổi mới và cải tiến để có được những khả năng ưu việt.
Đầu tiên phải nói đến cabin của loại máy bay này đã được cải tiến và hiện đại hóa một cách đáng kể, ca bin đôi đã được làm với mục đích làm giảm mệt mỏi cho phi công, tăng cường khả năng chiến đấu đa mục đích của loại chiến đấu cơ này.
Su-30MK được trang bị vũ khí hiện đại Những chiếc Su-30MK2 này được trang bị nhiều vũ khí mới nhằm tăng cường sức mạnh cũng như sức chiến đấu.

Do không chỉ thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, Su-30MK2 của Việt Nam còn thực hiện nhiệm vụ đối hải, cho nên nó được trang bị một loạt các tên lửa chống tàu tiên tiến như tên lửa siêu âm Kh-31 chống tàu tầm ngắn, tên lửa không đối hạm tầm xa Kh-59MK, một biến thể của tên lửa không đối đất Kh-59M.
Kh-59 Ovod (tiếng Nga: Х-59 Овод, định danh NATO AS-13 Kingbolt) là một loại tên lửa hành trình dẫn đường bằng TV của Nga, với hệ thống đẩy nhiên liệu rắn hai tầng và tầm phóng là 115 km, do Viện Raduga thiết kế chế tạo.
Tên lửa Kh-59 được thiết kế dựa trên loại tên lửa Kh-58 (NATO gọi là AS-11 Kilter). Raduga phát triển Kh-59 vào thập niên 1970 như một phiên bản tầm của Kh-25 (định danh NATO AS-10 Karen), như một vũ khí tấn công chính xác từ xa cho Su-24M và Mig-27.
Tên lửa Kh-59M Kh-59 ban đầu được trang bị một động cơ nhiên liệu bột, và kết hợp với một máy gia tốc nhiên liệu bột ở đuôi. Bộ ổn định gấp nếp được đặt ở phía trước của tên lửa, với cánh và đuôi lái ở phía sau.
Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện của động cơ phản lực RDK-300, người ta đã tạo ra các tên lửa hành trình tầm xa, tiêu thụ ít nhiên liệu hơn và hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng.

Dựa trên RDK-300, Viện Thiết kế chế tạo máy Raduga đã đề xuất 1 biến thể tên lửa hiện đại của Kh-59 mang tên Kh-59M Ovod-M (tiếng Nga X-59M Овод – M, định danh NATO AS-18 Kazoo) để thay thế cho các tên lửa mang động cơ nhiên liệu rắn trước đây.
Kh-59M Việc hiện đại hóa, như một tất yếu, đã dẫn đến việc tạo ra một hệ thống tên lửa mới có thiết kế gần như khác hoàn toàn với biến thể trước đó, và có hiệu suất cao hơn nhiều.

Khi hệ thống dẫn hướng được giữ nguyên, sự thay đổi lớn nhất được thực hiện ở thân tên lửa, cộng với việc thay thế động cơ tên lửa nhiên liệu rắn trước đó bằng động cơ tuốc bin cánh quạt đẩy ở dưới thân và phía trước của cánh sau.
Như bất kỳ tên lửa hành trình hiện đại nào, tên lửa Kh-59M có các bộ phận chính là vỏ lượn gồm thân, cánh, đuôi, động cơ xuất phát thường là động cơ tên lửa, động cơ hành trình thường là động cơ phản lực không khí và hệ thống điều khiển.
Ở phần giữa thân tên lửa, người ta bố trí một khoang nhiên liệu có thể tích lớn với hệ thống thoát nước và cửa tiếp nhiên liệu.
Ở phần phía sau vẫn giữ lại khối động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, hỗ trợ cho chế độ tốc độ cao sau khi tên lửa bắt đầu tách ra khỏi máy bay.
Trước khi phóng, Kh-59M được nạp các dữ liệu cần thiết như bản đồ địa hình số hóa, ảnh mục tiêu. Khi có lệnh phóng, động cơ xuất phát đẩy nó rời khỏi ống phóng đến một độ cao nhất định rồi tách khỏi tên lửa, sau đó động cơ hành trình sẽ được khởi động để đưa tên lửa đến mục tiêu.

Tên lửa có thể bay theo quĩ đạo hỗn hợp để tránh sự phát hiện và ngăn chặn của lực lượng phòng không đối phương.
Sau khi được bắn đi, động cơ hành trình tên lửa được bảo vệ khỏi các yếu tố bên ngoài trong quá trình bay, và có thể bay xa hơn nhờ động cơ tuốc bin phản lực khí.
Tính năng khí động học của Kh-59M được tăng lên do tên lửa có khối lượng và kích thước lớn hơn. Tên lửa di chuyển bằng lực nâng khí động học, ổn định quĩ đạo bằng hệ thống định vị và có thể chuyển hướng bất kỳ lúc nào khi cần thiết.

Việc sử dụng động cơ động cơ tuốc bin phản lực không khí đòi hỏi phải có sự thay đổi của hệ thống điều khiển tự động, nhận được từ bộ điều khiển động cơ, thực hiện khởi động, duy trì và kiểm soát việc cung cấp nhiên liệu và điều chỉnh độ cao và tốc độ tên lửa.
Với việc trang bị động cơ phản lực tuốc bin khí, tầm hoạt động của tên lửa có thể lên tới 140 km, tầm bắn hiệu quả lên tới 120 km.

Kh-59M có thể được phóng từ độ cao thấp (100 m), và bay ở độ cao xác định (từ 50 đến 1000 m), được dẫn hướng bằng hệ thống điều khiển tự động và cao kế vô tuyến (radar đo độ cao). Thể tích của khoang chứa động cơ nhiên liệu rắn trước đây đã được sử dụng để chứa số lượng đầu đạn nhiều gấp đôi.
Ngoài đầu đạn xuyên giáp có khối lượng 320 kg, tên lửa có thể sử dụng thêm loại đầu đạn chụm và phá mảnh có khối lượng 280 kg.

Kh-59M có thể phóng đi với tốc độ 600 đến 1.000 km/h và có độ chính xác khoảng 2 đến 3 m. Kh-59M cũng được trang bị trên các biến thể của máy bay chiến đấu Su-27. Nó được gắn vào máy bay nhờ thiết bị treo AKU-58-1.
Còn trong trường hợp trang bị trên máy bay tấn công ném bom Su-24M, Kh-59M được sử dụng với hệ thống điều khiển hỏa lực SUO-1-6M và thiết bị treo tên lửa PK-9 mà không có bất kỳ sửa đổi của máy bay.
Thông số kỹ thuật của tên lửa không đối đất Kh-59M:
Tầm bắn:
- Tối thiểu: 10 -15 km
- Tối đa: 100 – 115 km
- Điều khiển tự động: 40 km
Tầm hoạt động: 140 km
Độ chính xác: 2-3 m.
Tốc độ: 860 đến 1.000 km/h
Độ bay cao so với mặt nước biển: 7 m
Độ bay cao so với mặt: 50, 100, 200, 600, 1.000 m.
Trang bị trên máy bay: MiG-29K, Su-30M, Su-24M
Tốc độ máy bay: 600 – 1.100 km/h.
Độ cao phóng: 0,1 – 5 km.
Số lượng tên lửa mang: 2
Chiều dài tên lửa: 5,69 m
Đường kính tối đa: 0,38 m
Sải cánh: 1,26 – 1,3 m
Khối lượng: 920 kg (930 – 950 kg)
Khối lượng đầu đạn: 320 kg.
Thiết bị điều khiển:
- Tầm hoạt động: 140 km.
- Chiều dài: 4 m.
- Đường kính:0,45 m
- Khối lượng: 260 kg
Kh-59MK Trên cơ sở của tên lửa không đối đất Kh-59M, Viện thiết kế chế tạo máy Raduga tiếp tục cho ra đời biến thể không đối hạm Kh-59MK có nhiều tính năng vượt trội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tác chiến trên biển. K-59MK đã được trình làng lần đầu tiên tại triển lãm MAKS-2001.
Không giống như người anh Kh-59M, được trang bị với hệ thống dẫn hướng TV, Kh-59MK sử dụng đầu dò radar chủ động ARGS-59.

Việc tăng cường máy gia tốc nhiên liệu cho phép tên lửa có thể bắn xa tới 115 đến 285 km. Tuy chỉ đạt tốc độ cận âm, nhưng uy lực công phá của nó thì vô cùng mạnh mẽ với đầu đạn 320 kg và một ưu điểm nữa là chi phí của nó ít hơn nhiều các tên lửa siêu âm.
Theo các chuyên gia của Raduga xác suất bắn trúng một tàu tuần dương, tàu khu trục là 90 đến 96%, tàu, thuyền nhỏ – 70 đến 93 %.
Tên lửa chống hạm Kh-59MK đã thông qua các cuộc thử nghiệm trên mặt đất và đã được sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài.

Kh-59MK được trang bị trên các máy bay chiến đấu trong gia đình Su-27 trong đó có Su-30MK xuất khẩu cho Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam.

Do có khối lượng tương đối nhỏ - khoảng 930 kg, nên người ta có thể treo trên Su-30 tới 5 quả tên lửa này.
Như vậy, Kh-59MK cùng với Kh-31 sẽ là cặp đôi tên lửa chống hạm hoàn hảo trên Su-30MK2 của Việt Nam, giúp cho máy bay chiến đấu siêu cơ động này phát huy hết khả năng khi tác chiến trên biển.


Không quân Việt Nam trang bị tên lửa “tử thần” diệt hạm


21/07/2012 - 06:41
Theo báo cáo công khai của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật KTRV của Nga, năm 2011 họ đã ký với Việt Nam thỏa thuận bán lô hàng tên lửa Kh-31A trị giá 49,65 triệu USD. Đây được coi là loại tên lửa rất uy lực dùng chống chiến hạm và được thiết kế cho loại tiêm kích Su-30MK2 mà Việt Nam cũng đã mua. Thời gian chuyển giao lô tên lửa có biệt danh “tử thần diệt hạm” này sẽ được giao hàng trong năm nay.






Tên lửa đối hạm chiến thuật Kh-31A được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-31, dùng để tiêu diệt hạm tàu có lượng giãn nước đến 4.500 tấn. Tên lửa có khả năng đột phá hệ thống phòng không có tổ chức, nhiều tầng của các hạm tàu chiến lớn của đối phương.





Tên lửa Kh-31A được chế tạo bởi những yêu cầu nâng cấp khí tài cần thiết để đối phó với hệ thống phòng không hiện đại của đối phương. Những năm 70-80, quân đội Mỹ bắt đầu đưa vào sử dụng các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại MIM-104 Patriot, hệ thống chiến đấu Aegis cùng tên lửa đánh chặn Standard Missile dành cho Hải quân Mỹ. Điều này gây áp lực lớn lên phi đội tiêm kích của Liên Xô. Họ phải tập trung phát triển các loại tên lửa chống radar để tiêu diệt “mắt thần” của hệ thống Patriot, từ đó vô hiệu hóa hoàn toàn chúng, mở đường cho phi đội ném bom hạng nặng xâm nhập oanh tạc mục tiêu. Năm 1982, Liên Xô thực hiện lần phóng thử đầu tiên tên lửa chống radar Kh-31. Tới năm 1988, tên lửa chống radar với tên gọi chính thức Kh-31P được chấp nhận đưa vào phục vụ trong Không quân Nga. Dựa trên nền tảng Kh-31P, tiếp tục phát triển và đưa vào sử dụng tên lửa hành trình không đối hạm tầm ngắn Kh-31A. Tên lửa có thể phóng từ tiêm kích đa năng MiG-29 (mới), Su-30MK, Su-34 và Su-35.





Kh-31A có thể sử dụng bất kể ngày đêm, trong mọi điều kiện thời tiết, khi có sóng biển cấp 4-5, khi có đối kháng điện tử và hỏa lực mạnh của đối phương. Tên lửa có thể tấn công mục tiêu với tọa độ biết trước hay theo cách cơ bản là tìm mục tiêu do radar trên máy bay mang phát hiện được. Đặc biệt nó có tốc độ và hành trình bay rất cao, tiếp cận nhanh nên rất khó đánh chặn.







Tên lửa Kh-31A có chiều dài 4,7m, đường kính thân 0,36m, trọng lượng phóng 610kg. Tên lửa được lắp hai động cơ đẩy. Có tầm bắn 5 đến 70 km. Xác suất trúng đích 0,55m. Khi phát hiện có radar địch chiếu xạ, tên lửa có thể áp dụng chiến thuật “chống tên lửa” là tự động vọt lên cao với quá tải đến 10g.

Khi phóng, động cơ với nhiên liệu lỏng gắn ở phần khoang sau được kích hoạt đưa tên lửa đạt tốc độ Mach 1,8 và tự tách ra khi hết nhiên liệu. Sau đó, 4 cửa hút khí mở ra và vỏ tên lửa rỗng trở thành buồng đốt động cơ phản lực dùng nhiên liệu dầu giúp tên lửa đạt tiếp vận tốc Mach 2,9. Cơ cấu phá hủy mục tiêu của hệ thống điều khiển cài đặt ở pha giữa sau khi phóng, tên lửa dùng hệ thống định vị quán tính dẫn đường, pha cuối dùng đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-31 có khả năng kháng nhiễu cao, lựa chọn một mục tiêu trong nhóm mục tiêu cùng loại dày đặc.

Riêng trọng lượng của phần phá hủy của tên lửa nặng 95kg đủ dùng để tiêu diệt tàu khu trục, hộ vệ cỡ lớn, tàu tên lửa cỡ nhỏ, tàu vận tải đổ bộ, tàu cánh ngầm, tàu đệm khí, máy bay hiệu ứng bề mặt.Cơ chế chiếu đấu của Kh-31A kiểu xuyên nổ 9М2120 – nó sẽ diệt mục tiêu bằng cách kích nổ đầu đạn sau khi xuyên vào bên trong tàu địch khi bắn trúng trực tiếp, hoặc bằng hiệu ứng phá-mảnh khi tên lửa bay gần mục tiêu. Để tiêu diệt 1 tàu khu trục chỉ cần 2,5 quả Kh-31A, tiêu diệt tàu tên lửa cần 1 quả.

Theo thông tin công khai của Nga thì một quả Kh-31A có giá ước 500.000-700.000USD. Như vậy, số lượng tên lửa mà Việt Nam mua theo hợp đồng trên dự đoán khoảng 70-100 quả.
Ngoài ra, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật Nga - KTRV cũng đang thực hiện các hợp đồng khác trị giá hơn 105 triệu USD cho Việt Nam với thời hạn bàn giao đến năm 2014. Trong đó, tính riêng các năm 2013-2014 sẽ bàn giao gói hợp đồng trị giá 98 triệu USD. Báo cáo của Tập đoàn cũng cho biết, năm 2011 họ thực hiện bàn giao cho Việt Nam lô hàng bom KAB trị giá 11,17 triệu USD. Cũng trong năm 2011, Việt Nam đã được bàn giao gói hợp đồng trị giá 89,17 triệu USD về cung cấp tổ hợp phương tiện chế áp hàng không ASP. Theo báo cáo, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật đã ký kết với Việt Nam 6 hợp đồng thương mại với các số hiệu Vietnam-7, Vietnam-9, Vietnam-10, Vietnam-11, Vietnam-12 và Vietnam-15 (31,83 triệu USD). Chủ yếu là các lô hàng tên lửa tự động tìm diệt mục tiêu hiện đại các loại như Kh-29T, Kh-29L, Kh-29TE, tổ hợp tên lửa Kh35-EV hạm đối hạm Uran-EV, tên lửa huấn luyện 3M-24EMB (23,59 triệu USD).

Tên lửa Kh-31A đã từng được trang bị cho không quân Việt Nam cùng đợt với những chiếc máy bay SU-30MK đầu tiên và không quân Việt Nam đã bắn thử thành công loại tên lửa này từ năm 2007.

http://songmoi.vn/the-gioi-quoc-phong/khong-quan-viet-nam-trang-bi-ten-lua-“tu-than”-diet-ham
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top