[Funland] Phiên bản Su-30 nào tốt nhất ?

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Sukhoi bảo dưỡng Su-30MKM của Malaysia

9:10 PM, 28/03/2013, Views: 745 | By PM

VietnamDefence - Malaysia dã ký hợp đồng với công ty Sukhoi (Nga) hợp đồng dịch vụ bảo dưỡng tiêm kích Su-30MKM, Phó Tổng giám đốc Sukhoi, ông Aleksandr Klementiev cho biết.
Su-30MKM của Không quân Malaysia (polibug.blogspot.com) Theo ông này, hợp đồng có trị giá 300 triệu ringit (96,9 triệu USD). Nằm trong hiệu lực của hợp đồng sẽ là 18 tiêm kích Su-30MKM mà Tổng công ty Irkut đã cung cấp cho Malaysia vào năm 2007-2009.

Theo hợp đồng, Sukhoi sẽ cung cấp phụ tùng và sửa chữa các tiêm kích của Malaysia. Khi cần, các chuyên gia Nga sẽ được cử đến Malaysia công tác.

Hợp đồng này cho phép tăng hạn sử dụng của các động cơ, tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật cần thiết theo quy định và nâng cao khả năng sẵn sàng sử dụng cho Su-30MKM của Malaysia.

Malaysia đã mua 18 Su-30MKM vào năm 2003 sau cuộc đấu thầu quốc tế, trong đó đối thủ chính của máy bay Nga là F-16 Fighting Falcon của Mỹ.

Hiện nay, Su-30MKM đang được biên chế cho Phi đội 11, Không quân Malaysia tại căn cứ không quân Gong Kedak.

Tháng 12/2011, có tin tại Malaysia sẽ mở một trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng tiêm kích Sukhoi, nơi sẽ tiến hành bảo dưỡng Su-30MKM.

Cũng liên quan đến Malaysia, Phó Tổng giám đốc Rosoboronoexport (Nga) Viktor Komardin tiết lộ tại triển lãm LIMA-2013, Tổng công ty chế tạo máy bay Nga RSK MiG đã đề nghị nâng cấp theo giai đoạn tất cả các máy bay MiG trong biên chế của Không quân Hoàng gia Malaysia,

“Hãng RSK MiG đề nghị nhận trở lại Moskva lô máy bay đầu tiên trong số các máy bay đã được cung cấp trước đó cho Malaysia, trang bị lại cho chúng bằng các trang thiết bị mới nhất lên mức cần thiết và đưa trở lại cho Không quân Malaysia. Sau đó, sẽ đưa cả lô thứ hai đi nâng cấp”, ông Komardin nói.

Dự kiến, mùa xuân này, một phái đoàn Malaysia sẽ đến Moskva để nghiên cứu các phương án nâng cấp MiG-29N mà RSK MiG đề xuất.

“Malaysia rất hài lòng với độ tin cậy của các máy bay MiG hiện có trong biên chế. Một số máy bay đã 18 tuổi, nhưng đến nay chúng vẫn mạnh mẽ và vững chắc. Các máy bay này có thể trang bị thiết bị avionics tiên tiến một cách dễ dàng theo mong muốn của khách hàng”, ông Komardin kết luận.

PS: coi bộ vậy chứ Su-30MKM lại khá tốt, chưa bị rớt con nào 8-> => động cơ Nga vào tay thằng Ấn mới có vấn đề
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
mig 31 tốc độ cao nhất vẫn thua mig 25 tuy nó ổn định hơn ở 2.8 nên độ bền ... Khá hơn chứ cụ .
chán nhể cố gắng đọc hiểu đi nào
Mig-25 Động cơ: 2× Tumansky R-15B-300, lực đẩy 73.5 kN (16.524 lbf), 100.1 kN (22.494 lbf) với nhiên liệu phụ trội Trọng lượng rỗng: 20.000 kg (44.080 lb)
Mig-31 Động cơ: 2× Soloviev D-30F6, lực đẩy 93 kN (20.900 lbf) và 152 kN (34.172 lbf) khi đốt nhiên liệu phụ trội Trọng lượng rỗng: 21.820 kg (48.100 lb)
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
đấy link của cậu có dòng này
Cánh và khung máy bay của MiG-31 được gia cố khỏe hơn so với MiG-25, cho phép máy bay bay với vận tốc siêu âm ở độ cao thấp. Nó được trang bị động cơ tuốc bin phản lực Aviadvigatel D30-F6 lực đẩy đạt 34.000 cân Anh (cũng được mô tả như "động cơ đường vòng" vì tỷ lệ đường vòng thấp) cho phép nó đạt tốc độ tối đa mach 1.23 ở độ cao thấp. Tốc độ tới hạn trên độ cao lớn đạt Mach 2,83, nếu dùng nhiên liệu phụ trội thì tốc độ của nó vượt qua Mach 3,2, nhưng bay với tốc độ như vậy gây ra những mối đe dọa đến động cơ và khung máy bay.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Thì em có nói là mig 25 nó hơn mig 31 ở chỗ nó đã bay đến kỉ lục và kết cục là đi tong động cơ , mig 31 thì bền hơn nhưng chỉ trụ được 2.8 hiếm khi đạt cực đại nếu không muốn nổ động cơ .
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
tốc độ khuyến cáo có M2.8 bay lên 3.2 thì cả 2 thằng đều bau lên đc và cùng phải thay động cơ
lại copy lại cái dòng bôi đậm nói về MIG 31 này
Tốc độ tới hạn trên độ cao lớn đạt Mach 2,83, nếu dùng nhiên liệu phụ trội thì tốc độ của nó vượt qua Mach 3,2, nhưng bay với tốc độ như vậy gây ra những mối đe dọa đến động cơ và khung máy bay.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Phi công Su-30 gian khổ tập nhào lộn
Quote:
Ngoài việc bay ngày, đêm trong mọi điều kiện khí tượng, phi công lái Su-30 còn phải thực hiện các động tác khó, nhào lộn cao cấp để bám và tiêu diệt mục tiêu trong quá trình không chiến với địch.





Để tăng cường sức khỏe, hàng ngày, mỗi phi công phải tập thể thao hàng không bắt buộc ít nhất 1 giờ.



Để tập vòng quay trụ, mỗi phi công cần có đồng đội hỗ trợ buộc chặt chân vào vòng xoay và hỗ trợ bên cạnh trong quá trình tập



Phi công xoay như cánh quạt trên vòng quay trụ. (lúc chiến đấu lên đến 9g có khi còn kinh hơn, có lẽ cái này là set tôc độ chụp thấp 1 chút, cỡ 1/10-1/15s là nó ra như vậy )



Thang quay kết hợp với vòng quay trụ là các bài tập nhằm rèn luyện tiền đình và sức khỏe dẻo dai cho phi công.



Lăn vòng, đổ vòng cũng là bài tập khó mà phi công phải rèn luyện.



Ngoài thể thao hàng không, phi công còn phải tập luyện các môn thể thao thông thường.



Tập luyện thường xuyên và bài bản giúp họ có thể điều khiển tốt máy bay khi nhào lộn, chịu áp lực lớn.


Năm 2011, Trung đoàn Không quân 923 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không Không quân) tiếp nhận một loạt máy bay Su-30MK2 hiện đại cùng vũ khí trang bị đồng bộ cho loại máy bay này. Công tác huấn luyện phi công làm chủ máy bay hiện đại nhất nước được khẩn trương thực hiện nhằm làm tốt nhiệm vụ bay bảo vệ vùng trời từ vĩ tuyến 18 trở ra và bay trinh sát biển Đông, biên giới giáp Lào, Campuchia, Trung Quốc.
Trung đoàn trưởng Phạm Như Xuân cho biết, huấn luyện phi công được thực hiện theo quy trình từ đơn giản đến phức tạp, với các bài bay ngày - đêm, bay biển... Do vũ khí, khí tài đều là của Nga nên muốn hiểu các hệ thống cảnh báo, phát hiện mục tiêu... phi công phải học tốt tiếng Nga.
Trước khi vào bay huấn luyện, trung đoàn sẽ cho bay trinh sát khí tượng khoảng 30 phút để kiểm tra điều kiện khí tượng trên không về độ cao đáy mây, trần mây, tốc độ gió trên không của khu vực đỉnh sân bay và các không vực thực hành huấn luyện. Bay huấn luyện thực hiện theo bài bay, chuyến nào cần thiết thì hội nghị ngay để rút kinh nghiệm.


Ngoài các bài bay đơn giản, phi công lái Su30 còn phải bay nhào lộn, phức tạp. Ảnh: Hoàng Hà.

Theo đại tá Xuân, những phi công bay ngày tốt sẽ được huấn luyện bay đêm. Khó khăn với phi công lúc này là mọi hoạt động từ lúc lăn ra đường băng đến lúc hạ cánh đều trong bóng tối. Nếu ban ngày có thể quan sát tất cả mục tiêu trên mặt đất thì ban đêm việc này rất khó. Vì vậy, phi công phải nắm chắc địa hình khu vực bay để nếu xảy ra hỏng hóc thiết bị trên máy bay thì có thể nhìn địa tiêu về được.
Khi có thể bay trong mọi điều kiện thời tiết, phi công Su-30 sẽ thực hiện các bài bay phức tạp với những cú nhào lộn, bổ nhào góc lớn, lộn lên lộn xuống... Nhào lộn theo kiểu phức tạp nhằm giúp phi công quen với các động tác để khi không chiến có thể bám và tiêu diệt mục tiêu, dùng kỹ năng để thoát khỏi tầm bắn của đối phương.
"Trong một bài bay nhào lộn phức tạp, phi công ngồi trong buồng lái bị áp lực 350-420 kg đè lên cơ thể. Khi nhào lộn, máu trên não sẽ dồn xuống chân gây thiếu máu não, có thể dẫn đến thiếu tỉnh táo. Một số người trong quá trình tập luyện những bài bay này đã rơi vào trạng thái không kiểm soát được", phi công Đỗ Toàn Thịnh nói và cho hay, quá trình tuyển chọn cũng như luyện tập khắt khe đối với phi công Su30 đã đáp ứng được mọi yêu cầu cần thiết.


Khi thực hiện một bài bay phức tạp, phi công phải có sức khỏe, minh mẫn vì động tác khó và phải chịu áp lực 350 - 420kg lên cơ thể. Ảnh: Hoàng Hà.

Trung đoàn phó Quân huấn Nguyễn Văn Thiện cho hay, Su-30 có hai buồng lái, hai động cơ, tự động hóa nhiều hơn đặc biệt là rađa, vũ khí... Máy bay này có 2 loại rađa là rađa quang (bắt nhiệt ở cự ly 40-50 km) và rađa vô tuyến (cự ly bắt xa hơn 100 km). Khi lên tác chiến, để sử dụng vũ khí phải có rađa ở trên máy bay bắt mục tiêu để tiêu diệt máy bay địch.
Để có thể điều khiển được Su-30MK2 và đặc biệt là thực hiện những động tác khó, phi công phải có sức khỏe tốt. Vậy nên, việc tập luyện thể thao hàng không có vai trò vô cùng quan trọng và bắt buộc. Những vòng quay trụ, thang quay, đu quay... sẽ bổ trợ cho tiền đình và sức khỏe cho phi công. Đồng thời, chạy bộ, leo xà đơn, xà kép, chơi bóng chuyền, cầu lông... giúp các anh thêm bền sức.
Để có một chuyến bay trên không khoảng một giờ thì phi công phải bỏ ra một ngày trước đấy để chuẩn bị và tập luyện bay cạn (bay khan), tức là tập luyện mặt đất với quy trình y hệt như sẽ làm ở trên không.
“Với cường độ bay lớn chưa từng có từ trước đến nay, cùng với những khoa mục và bài bay tập luyện không chiến phức tạp, phi công Su30 của Việt Nam sẽ đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ nếu có tình huống trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao của thời đại ngày nay”, anh Thiện cho hay.

Quote:
Su-30MK2 là máy bay chiến đấu đa năng, làm nhiệm vụ tiêm kích - đánh chặn và tiêm kích bom. Máy bay dài gần 22 m, sải cánh 14,7 m, cao 6,3 m, diện tích cánh 62,04 m2, trọng lượng cất cánh 25.000 kg.
Trọng lượng cất cánh tối đa của Su30 là 33.000 kg, vận tốc cực đại 2.150 km một giờ, tầm bay 3.000 km, trần bay 17.500 m và vận tốc lên cao 230 m một giây. Máy bay có vũ khí là bom và tên lửa được bố trí trên 12 điểm dưới cánh và thân máy bay. Ngoài ra còn được trang bị pháo tự động 30 mm.
Vũ khí không đối không gồm các tên lửa có điều khiển tầm trung, tầm xa được trang bị đầu dẫn nhiệt và loại tên lửa tầm ngắn với đầu dẫn hồng ngoại bảo đảm tiêu diệt mục tiêu trên không gồm máy bay, tên lửa của địch. Vũ khí không đối đất bao gồm tên lửa tầm trung, tầm ngắn với đầu tự dẫn và bom có điều khiển. Ngoài ra còn được trang bị loại bom không điều khiển. Tải trọng vũ khí lớn nhất là 8.000 kg.
Su-30MK2 là phiên bản nâng cấp từ chiến đấu cơ Su27 từ năm 1997, là phiên bản nâng cấp cao hơn Su-30, Su-30K và Su-30MKI, tích hợp 85% điểm chung với chiến cơ Su-35 cả về các thiết bị phần cứng lẫn phần mềm. Chính vì vậy, Su-30MK2 do Việt Nam nhập về cũng được tập trung ưu thế vượt trội từ các dòng Su-27, Su-30, Su-30MKI và thậm chí cả Su-35 mới.
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/03/phi-cong-su-30-gian-kho-tap-nhao-lon/

 
Chỉnh sửa cuối:

mazspeed_han

Xe tải
Biển số
OF-79168
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
219
Động cơ
419,680 Mã lực
Nhìn phi công nhà mình tập luyện thấy thương thật. Pilot Su30 có lẽ là lớp ưu tú nhất của quân đội rồi mà thiết bị tập luyện còn quá thô sơ, phòng tập riêng không biết có không mà lại ra ngoài bãi cát ngoài trời. SIM thì chắc quá xa xỉ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nhìn phi công nhà mình tập luyện thấy thương thật. Pilot Su30 có lẽ là lớp ưu tú nhất của quân đội rồi mà thiết bị tập luyện còn quá thô sơ, phòng tập riêng không biết có không mà lại ra ngoài bãi cát ngoài trời. SIM thì chắc quá xa xỉ.
Vì nghèo thế thôi bác à, mà thấy mấy anh đại gia đi siêu xe nườm nượp kia mà :))
 

vutubbv

Xe hơi
Biển số
OF-88974
Ngày cấp bằng
18/3/11
Số km
184
Động cơ
407,855 Mã lực
Ở Việt Nam có bao nhiêu SU các cụ nhỉ?
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc dùng chiến thuật “lấy nhiều đánh… ít” đấu với F-22 tàng hình

Thứ tư 03/04/2013 20:14
ANTĐ - Trong tưởng định tác chiến của Mỹ, F-22 có thể đè bẹp sự kháng cự của Su-30, J-16 Trung Quốc nhưng người Nga cho rằng, với số lượng máy bay đông đảo, không quân Trung Quốc có thể dùng chiến thuật “lấy số lượng bù chất lượng” để đối chọi với không quân Mỹ - Nhật.

Tạp chí “Airport” của Nga cho biết, Nhật chỉ có F-22 của Mỹ là máy bay duy nhất có thể thọc sâu vào lục địa Trung Quốc để tấn công các mục tiêu then chốt, họ đã đánh giá thấp thực lực của không quân Đại lục. Trung Quốc hiện có hàng ngàn chiếc máy bay cũ kỹ là J-6, J-7 để cải tạo thành máy bay không người lái mang bom đạn tiến công cảm tử.
Trong chiến tranh, số lượng máy bay khổng lồ này sẽ kiềm chế các nhóm máy bay Mỹ - Nhật, phân tán sự chú ý, tiêu hao nhiên liệu và các loại tên lửa không đối không, gây nhễu loạn các hệ thống tác chiến điện tử, sau đó các máy bay hiện đại hơn của Trung Quốc mới xuất kích, sử dụng chiến thuật “lấy nhiều đánh… ít” để hợp vây F-22.

Đội hình biên đội J-10 Trung Quốc
Ngay cả một số phương tiện truyền thông Mỹ cũng hoài nghi khả năng uy hiếp Trung Quốc của F-22. Tờ “Thời báo Washington” (Washington Times) chỉ ra, F-22 và F-35 của Mỹ sử dụng mô hình tấn công bất biến là: Xác định vị trí mục tiêu; tiềm nhập khu vực mục tiêu và xác nhận thông tin, sau đó mới phát động tấn công.
Quy trình cứng nhắc này đòi hỏi mất một khoảng thời gian nhất định, vì vậy F-22 không thể là trang bị lí tưởng để thực hiện chiến thuật đột nhập sâu vào lục địa Trung Quốc để tấn công kiểu “sét đánh ngang tai” được.
Tạp chí “Political Affairs” thì cho rằng, cho dù F-22 có tính năng tàng hình tốt đến đâu nhưng nó vẫn phải trải qua giai đoạn bay đường dài từ Nhật Bản vào lục địa Trung Quốc rồi lại bay về nên bất buộc phải sử dụng đến máy bay tiếp dầu trên không, đó chính là nguồn cung cấp máu cho F-22 những cũng là điểm yếu chí tử.

Phi đội F15J của không quân Nhật
Vì vậy, khi triển khai tấn công bắt buộc Mỹ - Nhật phải tăng cường thêm 1 vài biên đội máy bay tiếp dầu đi kèm, tất nhiên số máy bay bay rất chậm và không hề tàng hình này sẽ hủy diệt tính năng tàng hình của F-22. Trung Quốc chỉ cần theo dõi hành tung của số máy bay này, là phát hiện được thời điểm và hướng tấn công cùng với số lượng F-22 tham gia.
Tạp chí này còn cho biết, gần đây thông tin tình báo của Mỹ cho thấy, Trung Quốc đã bố trí thêm nhiều máy bay chiến đấu J-10 (bao gồm cả phiên bản hiện đại nhất là J-10B) ở khu vực duyên hải đông nam Trung Quốc. Loại máy bay này có khả năng bay liên tục 1600km.
Hiện các máy bay J-10 có khả năng mang theo radar viba thế hệ mới nhất của Trung Quốc, các máy bay tiếp dầu Mỹ - Nhật khi tiếp cận không phận sẽ bị loại radar này “bắt chết”. Năng lực tác chiến trên không của J-10 khá mạnh và chắc chắn nó sẽ không bỏ qua con mồi dễ xơi này, bắn rụng máy bay tiếp dầu cũng không khác gì tiêu diệt được F-22.

Phi đội máy bay F-22 Raptor trong căn cứ
Một khi máy bay tiếp dầu bị hạ, F-22 không có khả năng duy trì hành trình dài, vì vậy chỉ có khả năng nhanh chóng trút hết bom đạn rồi quay ngược ra biển nếu không muốn bị “rơi tự do” vì hết nhiên liệu.
Đây chỉ là những kịch bản của giới truyền thông đưa ra dựa trên phân tích tính năng các loại máy bay của cả 2 bên, nhưng thực tế chiến tranh lại khác xa lí thuyết. Thắng bại lúc đó không chỉ phụ thuộc vào số lượng, mức độ tiên tiến của vũ khí mà còn tùy thuộc vào chiến, kỹ thuật và tinh thần của các bên tham gia.
Trong đó, cần nhấn mạnh tới sự sáng tạo và linh hoạt trong tác chiến. Thực tiễn đã chứng minh trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Mỹ chiến thuật của Mỹ là sử dụng nhiều máy bay hiện đại để đấu với 1 Mig cỗ lõ sĩ của Việt Nam nhưng các phi công Việt Nam đã sáng tạo ra nhiều kỹ thuật bay và chiến thuật tấn công - phòng thủ 1 máy bay hoặc cả biên đội hợp lý làm không quân Mỹ đã thất bại thảm hại.
Nếu giả định Mỹ - Nhật tấn công Trung Quốc xảy ra, không rõ nhiều máy bay cổ lỗ của Trung Quốc có thắng được 1 máy bay hiện đại của Mỹ không? Điều này hiện không ai trả lời được.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
J-11 vs F-15J

Báo Canada tiếp tục được dịp so sánh tính năng, thông số kỹ thuật, vũ khí, ưu thế giữa máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba của hai bên Trung-Nhật.
Máy bay chiến đấu F-15J của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản.
Tờ “Kanwa Defense Review” Canada số tháng 4 (xuất bản trước) đăng bài viết nhan đề “F-15J quyết đấu Su-27SK/J-11”. Bài viết đã phân tích kết quả không chiến có thể xảy ra giữa các loại máy bay chiến đấu chủ lực Su-27SK/J-11 của Trung Quốc với máy bay chiến đấu F-15J của Nhật Bản.

Sau khi so sánh thực lực của hai bên, bài viết cho rằng, máy bay chiến đấu của mỗi bên đều có sở trường riêng, kết quả không chiến của hai bên rất có thể tùy thuộc vào kinh nghiệm và huấn luyện, trên phương diện này thì phía Nhật Bản chiếm ưu thế nhất định.

Theo bài viết, máy bay tuần tra Y-12 của Trung Quốc nhiều lần xâm nhập khu vực đảo Senkaku, máy bay chiến đấu F-15J đã phải nhiều lần bay lên chặn lại.

Cứ mãi như thế, F-15 phải chăng sẽ đụng độ và xảy ra xung đột với máy bay chiến đấu Su-27SK/J-11 của Trung Quốc? Một khi xảy ra hành động “cướp cò”, liệu ai sẽ thắng ai? Bài viết cho rằng, do có nhiều nhân tố không xác định, nên tương đối khó khi đánh giá kết quả thực sự.

Về lý thuyết, khả năng hoàn toàn nghiêng về một bên là không lớn. Không quân một nước mạnh hay yếu tùy thuộc vào trang bị, chỉ huy, huấn luyện, chiến thuật và kinh nghiệm, trong đó kinh nghiệm và huấn luyện là quan trọng nhất.

Bài viết cho rằng, rất khó dự đoán được kết quả quyết đấu giữa máy bay chiến đấu chủ lực của hai bên Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng có thể tiến hành so sánh một số phương diện dưới đây.


Máy bay chiến đấu J-11 của Không quân Trung Quốc
1. Đây là so sánh sức mạnh chưa từng có về mặt quốc tế, điểm khác với cuộc không chiến giữa máy bay chiến đấu của các nước Ả-rập với máy bay chiến đấu F-15 của Không quân Israel trước đây là, không quân hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đều trang bị máy bay chiến đấu cùng một thế hệ.

Lúc ban đầu thiết kế Su-27, nhà thiết kế được yêu cầu các chỉ số về tính năng cơ động phải vượt máy bay F-15.

Cuộc chiến có quy mô tương đối lớn giữa máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba của Âu-Mỹ và Nga đã diễn ra trong cuộc xung đột Kosovo, Không quân Nam Tư sử dụng máy bay chiến đấu MiG-29 ứng chiến, đã xảy ra cuộc chiến giữa 2 máy bay MiG-29 và 2 máy bay F-15, sau đó cả hai máy bay MiG-29 đã bị bắn rơi.

Nhưng, cuộc chiến tranh này không thể được coi là trận không chiến mang tính phổ biến giữa các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba của Mỹ-Nga, khoảng cách sức mạnh thực sự không lớn lắm, đằng sau máy bay F-15 còn có sự hỗ trợ mạnh mẽ của máy bay cảnh báo sớm.

Nam Tư hầu như đã chiến đấu một cách đơn độc. Hơn nữa, máy bay MiG-29 thuộc loại Su-27 phiên bản cỡ nhỏ, có tính cơ động và chức năng radar kém hơn nhiều máy bay Su-27.


Máy bay chiến đấu Su-27SK của Không quân Trung Quốc, mua của Nga
2. Không quân Trung Quốc và Nhật Bản chưa từng giao chiến đã hơn 50 năm, kinh nghiệm là con số không.

Về huấn luyện, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đương nhiên tiến hành theo kiểu NATO, thời gian huấn luyện bay mỗi tháng ít nhất là từ 15 tiếng trở lên, còn lực lượng máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc mấy năm trước được công bố là có thời gian huấn luyện tăng gấp đôi so với lực lượng thông thường. Đặc biệt là, thời gian huấn luyện hàng năm của lực lượng tinh nhuệ đạt tiêu chuẩn NATO.

Nhưng, máy bay F-15 của Nhật Bản hàng năm đều triển khai diễn tập hiệp đồng với quân Mỹ. Nhật Bản chiếm ưu thế về các phương diện như kinh nghiệm diễn tập, sẵn sàng chiến đấu thực tế.

Trình độ huấn luyện của Không quân Trung Quốc vẫn còn khoảng cách so với Nhật Bản và Âu-Mỹ, đặc biệt là khả năng tác chiến liên hợp/hiệp đồng, sử dụng liên kết dữ liệu.


Su-27 "xịn" do Nga chế tạo
3. Hai bên Trung Quốc và Nhật Bản đều đã tiến hành cải tiến công nghệ đối với F-15 và J-11, đặc biệt là hệ thống vũ khí. J-11A có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm trung RVV-AE, một bộ phận J-11A còn có thể sử dụng tên lửa không đối không tiên tiến PL-8, PL-12.

F-15J cải tiến đổi sang sử dụng radar APG-63, có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm trung AAM-4B do Nhật Bản tự sản xuất. Phiên bản cải tiến mới nhất có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm ngắn AAM-5 do Nhật Bản tự sản xuất, có tính cơ động cao tương đương AIM-9X. Những vũ khí này chưa từng trải qua chiến đấu thực tế, vũ khí Trung Quốc có thể cũng làm nên chuyện, nhưng cũng có thể vô dụng.


Máy bay cảnh báo sớm E-2C của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản, do Mỹ chế tạo.
Nhưng, bài viết cho rằng, một điểm quan trọng nhất là, Su-27 và F-15 chưa từng giao chiến. So sánh chỉ là bàn việc quân trên giấy.

Su-27 là loại máy bay lớn nhất trong các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, mặt có lợi ở chỗ nó rất có sức mạnh. Lượng tải đạn của Su-27 là 8 tấn, còn lượng tải đạn của F-15 là 7,3 tấn. Nhưng, khả năng tàng hình của Su-27 không bằng F-15.

Thời gian hoạt động trên không cũng là chỉ số đo tính năng của máy bay, dự trữ dầu trong máy bay F-15J là 6.100 kg, của Su-27SK là 9.000 kg. Vì vậy, trong thời gian hoạt động ở trên không, nếu treo ngoài tương đương, thì Su-27 chiếm ưu thế.

Tốc lộ leo cao của Su-27 cao hơn F-15, Su-27 đang duy trì kỷ lục thế giới. Tốc độ tối đa cũng chiếm ưu thế, tức là có thể thoát ra khỏi chiến trường một cách nhanh chóng. Về khả năng đuổi theo, Su-27 cũng chiếm ưu thế.

Trong không chiến, một loại công nghệ rất quan trọng đương nhiên là radar. Về vấn đề này, Nga, Trung Quốc thường lạc hậu so với Âu-Mỹ. Thông thường cho thấy, radar kiểu Mỹ tốt hơn radar Nga về độ chính xác khi dò tìm, khả năng chống gây nhiễu, tính tương thích, tốc độ tính toán.

Radar APG-63 của F-15 có thể đồng thời dò tìm 14 mục tiêu trên không, đồng thời tấn công 6 mục tiêu trong số đó. Còn radar H001 của Su-27SK có thể đồng thời dò tìm 10 mục tiêu, đồng thời tấn công 2 mục tiêu trong số đó. Còn về khoảng cách dò tìm, hai loại radar này đều vượt 100 km.


Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 của Trung Quốc
Về radar của máy bay cảnh báo sớm, máy bay KJ-2000/200 của Trung Quốc sử dụng radar mảng pha, số lượng mục tiêu dò tìm phải cao hơn E-2C, như vậy ít nhiều triệt tiêu được điểm yếu về số lượng dò tìm mục tiêu của máy bay Su-27/J-11.

Nhưng, góc quét của máy bay cảnh báo sớm Trung Quốc có thể không bằng E-2C. Hơn nữa, hai loại máy bay cảnh báo sớm của Không quân Trung Quốc đều đang sử dụng mang tính thử nghiệm, kinh nghiệm sử dụng không bằng Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản - phía Nhật đã trang bị máy bay cảnh báo sớm từ thập niên 1980.

Tiếp theo là vũ khí tên lửa không đối không. Công nghệ của Nga về mặt này được xác nhận là lạc hậu so với Mỹ trong các cuộc chiến thực tế trước dây. Cho dù là vũ khí tên lửa cùng thế hệ thì cũng như vậy, đặc biệt là tên lửa không đối không tầm trung.

Nhật Bản chỉ có 44 quả tên lửa AIM-120B sử dụng để thử nghiệm; trang bị số lượng lớn trên thực tế là tên lửa tầm trung AAM-4 (Type 99) do họ tự sản xuất.

So sánh trên có thể phát hiện, về tên lửa không đối không tầm ngắn, Nhật Bản chiếm ưu thế về thông số kỹ thuật, Type 04 (AAM-5) là tên lửa tầm ngắn tiên tiến được phát triển cuối thập niên 2000, còn tên lửa PL-8 là phiên bản Trung Quốc của tên lửa Python-3 do Israel sản xuất vào thập niên 1980, vẫn còn đang áp dụng thiết bị tìm mục tiêu hồng ngoại kiểu bị động truyền thống.


Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 của Trung Quốc
Về tính cơ động, Type 04 của Nhật Bản cũng tốt hơn nhiều, được cho là có khả năng tương đương AIM-9X. Nhưng, đặc điểm chung của tên lửa không đối không của Nga và Trung Quốc là kích cỡ tương đối lớn, nhiên liệu nhiều hơn, vì vậy tốc độ phóng, tầm phóng đều tương đối xa, khả năng chống gây nhiễu tương đối thấp.

Bài viết cho rằng, so sánh như trên có thể thấy được, công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba của Nga-Trung, Mỹ-Nhật mỗi bên có sở trường, điểm mạnh riêng, trong đó Su-27 và F-15 là kẻ thù cũ, tốt nhất vĩnh viễn không nên đối đầu.

Bình luận: giờ bay của pilot TQ là 200h nhiều hơn cả Nga, đứng hạng nhì thế giới, nhất là Mỹ vậy chẵng lẽ NB lâu nay đứng nhì TG ?!, tên lửa PL-8 nhái theo P-3 đều có khả năng all aspect (mọi khía cạnh) ko hiểu tác giả nói nó bị động là cớ làm sao ? (nghĩa là chỉ nhắm được ở đuôi đốt lửa nhiệt). J-11 xài radar N001V (điều lạ là Su-27SM cũng xài cái này ?!), F-15J xài radar APG-63 (V)1 (thiết kế lại cho F-15C/D, tăng khả năng tác chiến điện tử, mạnh hơn cả APG-70 trên F15E) cả 2 loại đều mới hơn 2 loại radar mà báo liệt kê, thông tin cũng ít chi tiết hơn, nhưng xét tổng thể bản cũ N001 kém hơn APG-63 ở mặt quét chậm, theo dõi thấp, ko có chế độ đột kích bất ngờ, sử lý thấp nhưng bù lại vượt trội hơn ở mặt theo dõi ECCM (chống ECM) đối với 1 mục tiêu duy nhất (tức là điều khiển tên lửa vượt qua ECM ko bị ảnh hưởng)
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga khuyên Đông Nam Á nên trung thành với dòng Su-30

Thứ bảy 13/04/2013 14:00
ANTĐ - Vừa qua, bên lề Triển lãm hàng không LIMA-2013 tổ chức ở Malaysia xuất hiện một số thông tin về việc trong tương lai, nước chủ nhà có ý định mua sắm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 T-50 của Nga.

Về vấn đề này, vừa qua ông Victor Komardin - Phó Tổng giám đốc của Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboronexport cho biết, một quốc gia nhỏ bé ở Đông nam Á như Malaysia không nên mua sắm và trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 như T-50, nước này nên tiếp tục mua máy bay chiến đấu loại cải tiến của Su-30MKM.
Ông thẳng thắn chỉ ra: “Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 tuần hành siêu âm tầm xa như T-50 chẳng có quan hệ gì với các quốc gia nhỏ bé như Malaysia. Những loại máy bay này là sự lựa chọn đương nhiên đối với các cường quốc như Nga, Mỹ…, chúng tôi cần một loại máy bay có khả năng hành trình siêu âm trong suốt hành trình tầm xa. Nhưng với những nước nhỏ ở khu vực Đông nam Á, tôi cho rằng điều này là không cần thiết”.


Ông Komardin nói tiếp: “Chúng tôi sẽ đưa ra phiên bản cải tiến rất sâu của Su-30MKM”, loại máy bay này có rất nhiều ưu điểm nổi bật, chắc chắn nó sẽ được các phi công Malaysia hoan ngênh nhiệt liệt”. Su-30MKM rất dễ thao tác, tốc độ và khả năng linh hoạt cao với đa chủng loại vũ khí, phù hợp với những nước có định hướng xây dựng không quân để bảo vệ quốc gia chứ không phải là tấn công tầm xa.
Hiện nay, khu vực Đông nam Á có 1 số nước đã sở hữu máy bay chiến đấu dòng Su-30, thậm chí 1 nước ngoài khu vực có nền không quân phát triển như Ấn Độ cũng lên kế hoạch sở hữu đến gần 400 chiếc Su-30MKI đã chứng tỏ tính năng ưu việt của nó. Vì vậy, lựa chọn loại máy bay này chính là tương lai của Đông nam Á.
Được biết, hiện không quân Malaysia đã sở hữu 18 chiếc Su-30MKM và đang có ý định mua thêm để nâng chất tiềm lực không quân của mình. Song song với hợp đồng bán máy bay, Nga còn xây dựng ở quốc gia này một Trung tâm sửa chữa kỹ thuật và một Trung tâm huấn luyện bay rất bề thế.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
J-11 Trung Quốc lại bị xếp vào “chiếu dưới” so với F-15J của Nhật Bản

Chủ nhật 21/04/2013 15:26
ANTĐ - Trong số ra tháng 3, Tạp chí quốc phòng nổi tiếng của Canada “Kanwa Defence Rewiev” đã có bài phân tích đánh giá tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc không so được với F/A-18 Hornet của Mỹ, đến số ra tháng 4 này họ lại tiếp tục đánh giá J-11 không phải đối thủ của F-15J Nhật.

Bài báo cho biết, kết quả so sánh máy bay chiến đấu Trung - Nhật rất khó dự đoán, nhưng về cơ bản, không quân của 1 nước mạnh yếu ra sao được đánh giá bởi các yếu tố: Trang bị, chỉ huy, huấn luyện, chiến thuật và kinh nghiệm… Trong đó, kinh nghiệm và huấn luyện là yếu tố quan trọng nhất.
Trung Quốc và Nhật Bản cùng trang bị một thế hệ máy bay. J-11 của Trung Quốc được cải tiến trên cơ sở Su-27 của Nga nhưng tính năng cũng chỉ ngang bằng thậm chí là kém hơn. Khi bắt tay vào thiết kế Su-27, các kỹ sư thiết kế Nga đã đặt ra một số chỉ tiêu kỹ thuật vượt trội F-15, chẳng hạn như tính năng cơ động và trên thực tế, máy bay của Nga và Âu – Mỹ đã từng giao chiến với nhau nhiều lần.

Biên đội J-11 của không quân Trung Quốc
Trong cuộc chiến ở Kosovo, có lần 2 chiếc Mig-29 của không Nam Tư đã không chiến với 2 chiếc F-15, kết quả cả 2 chiếc Mig đều bị bắn hạ. Tuy vậy, cuộc chiến này cũng không thể coi là cuộc đấu chân chính giữa 2 loại máy bay vì F-15 được sự chi viện của dàn máy bay dự cảnh rất mạnh, còn Mig-29 thì hầu như là đơn độc tác chiến, hơn nữa, Mig-29 cũng nhỏ hơn, tính năng cơ động và hiệu quả quan sát của radar cũng kém xa Su-27.
Một thực tế là cả không quân Trung Quốc và Nhật Bản đều đã trải qua thời gian 50 năm chưa giao đấu với ai, kinh nghiệm tác chiến của cả 2 bên đều là con số 0 tròn trĩnh. Về mặt huấn luyện, lực lượng không quân Nhật Bản theo chuẩn của NATO, mỗi tháng bay huấn luyện ít nhất là 15h, còn J-11 của Trung Quốc được ưu tiên huấn luyện gấp đôi các loại máy bay khác, thời gian huấn luyện không kém gì F-15.

Biên đội F-15J của không quân Nhật Bản
Thế nhưng, mỗi năm Nhật - Mỹ đều triển khai diễn tập quân sự liên hợp nên không quân Nhật hơn đứt Trung Quốc về kinh nghiệm diễn tập và chuẩn bị thực chiến. Hơn nữa, Trung Quốc còn kém xa về hệ thống truyền dẫn số liệu và năng lực tác chiến hiệp đồng/liên hợp giữa các biên đội J-11 với nhau và giữa các biên đội máy bay tác chiến khác nhau, dẫn đến khả năng tác chiến quy mô lớn, hiệp đồng nhiều loại phương tiện tác chiến kém.
Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đã cải tiến F-15 và J-11, đặc biệt là về hệ thống vũ khí. J-11A có thể sử dụng tên lửa đối không tầm trung RVV-AE, 1 bộ phận máy bay này cũng có thể sử dụng được loại tên lửa không đối không hiện đại nhất của Trung Quốc là PL-12.

Tuy F-15J của Nhật chưa từng giao chiến nhưng F-15 của Mỹ và Israel đã chứng tỏ tính năng ưu việt trên rất nhiều chiến trường
F-15 cải tiến sử dụng radar APG-63 nên có thể trang bị tên lửa đối không tầm trung AAM-4B do Nhật tự sản xuất, F-15 phiên bản mới nhất còn có thể sử dụng tên lửa đối không tầm ngắn quốc nội AAM-5 có tính năng cơ động ngang ngửa với AIM-9X Sidewinder của Mỹ.
Tuy nhiên, các loại tên lửa này của Nhật và Trung đều chưa từng được kiểm nghiệm trên chiến trường và máy bay mẹ J-11 và F-15 cũng chưa từng giao chiến với nhau bao giờ cho nên những so sánh chỉ là trên giấy tờ.
Cả 2 loại máy bay này đều là máy bay tiêm kích hạng nặng thế hệ thứ 3, J-11 nhỉnh hơn 1 chút về lượng bom đạn mang theo với 8 tấn, trong khi F-15 chỉ có 7,3 tấn nhưng máy bay Nhật lại vượt trội về tính năng tàng hình.

J-11 của Trung Quốc chưa từng tham chiến và phát sinh rất nhiều sự cố
Các chỉ số về thời gian lưu không cũng là yếu tố so sánh quan trọng, thể hiện khả năng tác chiến bền bỉ. Su-27SK mang được 9 tấn nhiên liệu, còn F-15J chỉ có 6,1 tấn vì vậy, về thời gian lưu không thì Su-27/J-11 chiếm ưu thế hơn.
Su-27 vượt trội F-15, thậm chí dẫn đầu thế giới về khả năng tăng tốc đoạn ngắn và leo độ cao. Lợi thế này giúp nó có khả năng nhanh chóng tiếp cận/thoát ly khu vực tác chiến và truy đuổi kẻ địch nên chiếm ưu thế hơn F-15 về lĩnh vực này.
Trong không chiến, yếu tố quyết định thành bại là radar, về phương diện này Nga, Trung thường lạc hậu hơn so với châu Âu. Radar APG-63 trên F-15J có khả năng cùng lúc phát hiện, theo dõi 14 mục tiêu và tấn công đồng loạt 6 mục tiêu cùng 1 thời điểm. Trong khi đó, với cùng 1 phạm vi bao quát là 100km, radar H001 hiện đại nhất trên Su-27SK chỉ đạt hiệu suất 10/2.

Máy bay cảnh báo sớm E-2C của không quân Nhật
Về máy bay cảnh báo sớm, radar mảng pha trên KJ-2000/200 của Trung Quốc có khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu cao hơn so với máy bay dự cảnh E-2C của Nhật, điều này có thể bù đắp cho sự yếu kém của radar Su-27/J-11, thế nhưng khả năng truyền dẫn và xử lý số liệu từ máy bay dự cảnh về Trung tâm chỉ huy tác chiến của Trung Quốc lại kém, độ trễ chuyển tiếp đến máy bay chiến đấu cao nên làm giảm hiệu quả tác chiến.
Góc độ quét của radar trên 2 loại máy bay Trung Quốc cũng không so được với E-2C, có thể xuất hiện những vùng câm sóng radar, hơn nữa cả 2 loại máy bay dự cảnh vừa ra đời của Trung Quốc mới chỉ được sử dụng mang tính thực nghiệm trong khi Nhật đã có kinh nghiệm dự cảnh khi triển khai E-2C từ thập niên 80 của thế kỷ trước.


Máy bay dự cảnh cỡ nhỏ KJ-200 của Trung Quốc
Vấn đề tiếp theo là hệ thống vũ khí không đối không của J-11 kém hơn rất nhiều so với F-15J đặc biệt là tên lửa không đối không tầm trung. Nhật chỉ phóng có 44 quả AIM-120B, chủ yếu để thử nghiệm, còn trên thực tế họ sử dụng toàn bộ tên lửa không đối không tầm trung Type 99 (AAM-4) trong nước sản xuất, có tính năng cơ động và khả năng chống nhiễu cao hơn rất nhiều so với các loại tên lửa thế hệ PL của Trung Quốc.
Còn tên lửa không đối không tầm ngắn Type 04 (AAM-5) của Nhật ra đời vào năm 2000, được đánh giá ngang với các loại tên lửa cùng thế hệ của Mỹ, trong khi PL-8 của Trung Quốc là phiên bản nhái của tên lửa đối không tầm ngắn Python-3 sản xuất đầu thập niên 80 của Israel. Loại tên lửa này sử dụng công nghệ lạc hậu, dẫn đường bằng radar hồng ngoại bị động kiểu cổ điển.

Máy bay dự cảnh cỡ lớn KJ-2000, sản phẩm “nhái” máy bay chỉ huy hệ thống dự cảnh IL-76 của Nga.
Kanwa kết luận, tuy mỗi loại có sở trường và sở đoản riêng nhưng xét về tổng thể, J-11 chỉ có mỗi ưu điểm về thời gian tác chiến dài và khả năng cơ động. Đây chỉ là 1 phần nhỏ trong yếu tố “Trang bị”, còn lại 4 yếu tố quyết định khác là: Chỉ huy, huấn luyện, chiến thuật và kinh nghiệm thì J-11 còn rất nhiều nhược điểm. Vì vậy, máy bay của Trung Quốc không phải là đối thủ của F-15J.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
F15J là biến thế của F15C , 1 phi công vừa phải điều khiến bay vừa phải tấn công sẽ bất lợi hơn so với J11 . Còn F15 của Do Thái là F15E , radar to hơn , 2 chú pi lót , mang vác khỏe . J 11 có khi đang bay lại vỡ kính với rơi tự do nhẩy .
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
929
Động cơ
474,090 Mã lực
Cóa ai biết mấy chú Su 30 N của Ngố bán rẻ đã về VN chửa zậy?
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Chưa rõ cụ ơi , chắc lại nhà báo nói phét .
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top