[Funland] Phiên bản Su-30 nào tốt nhất ?

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Giờ số lượng Su-27SM2/30SM/35S ở Nga (270 chiếc theo WorldAirForces2013) + chất lượng của Sukhoi thôi cũng đủ đánh bại KQ EU rồi (trừ Fap), EU ngoài bọn EF2k 214 chiếc ra (theo WorldAirForces2013) thì với 261 con Tornado IDS (thuộc nhánh attack aircraft tương tự A-10, F-15E, F-111 hoặc Su-24, Su-25, JH-7 có khả năng A2A hạn chế, đang thải dần thay = EF2kT3 cũng theo WAF2013, bản ADV chuyên A2A đã ko còn được trang bị), Tornado IDS (Tornado GR1) trong lịch sử từng bị MiG-29B của Iraq bắn hạ, đủ cho thấy khả năng A2A của nó khá kém cỏi và cũng là máy bay của LM bị bắn hạ nhiều trong Gufl War 1. Đó là chưa kể tới số lượng khổng lồ MiG-29S-9-13/29SMT/31BM. Nếu ko có Mỹ, Fap thì KQ Eu (trừ Pháp) khó lòng trụ vs KQ Nga, còn theo trang airwar.ru số lượng J-11 của TQ lên tới 250 chiếc ?!
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chắc là cụ ấy lấy số liệu trực chiến , chứ trong kho đống mig 31, mig 29 với su khoảng hơn 400 chiếc .Nga sắp thay hết chủ lực t50 bây giờ thì su 35 , su 30sm cho nhiệm vụ đặc biệt , mig 29m hỗ trợ , mig 31 BM là tiêu diệt vệ tinh .
Trong kho thì Nga có 450 chiếc Su-27 các loại (theo airwar.ru), theo F-16.net thì Mỹ có 1600 chiếc F-16 các loại (>400 chiếc đang nằm đất dài năm có lẽ là F-16A/B, còn theo WAF2013 là 855 chiếc tất cả đều là F-16C), một số để xuất khẩu, còn Nga tính riêng Su-27P (or Su-27), Su-27SM3 và Su-27SK (phần lớn TQ đã loại khỏi biên chế), Su-27SKM
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga có khoảng hơn 150 chiếc su 27 sắp thay hết bằng su 35 .Thế mà có chú nói phét Nga có khoảng 400 chiếc su 27m , toát mồ hôi .
Đâu làm gì đã thay hết, vẫn dùng Su-27P cụ ơi, như MiG-29S vậy vẫn phải dùng dài dài
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Đâu làm gì đã thay hết, vẫn dùng Su-27P cụ ơi, như MiG-29S vậy vẫn phải dùng dài dài
Hôm nọ em xem tin có ông đại tá Nga nói sẽ thay máu không quân như sau : 250 t50 , 150 su 35s , 40 su30sm , 80 mig31BM , 100 chiếc mig29m/s , 80 su 34 , 1 cơ số su 25 đã hiện đại hóa và tiếp nhận con Pakda mới .Mig 29s m vẫn dùng được nên không thấy đả động gì đến hợp đồng mig35 .
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Hàng chú tập : J10A/B 200 chú , su27/30 của Nga là hơn 150 , j11A/B là trên 140 chú ( đang nâng cấp ) , J16 không rõ , jH7 là 100 chú .
Em nghĩ còn 1 nước thuộc khối NATO cũng có không quân mạnh là Không Quân Hoàng Gia Anh : 231 EF2000 .Còn về số lượng em thấy chú Sam không quân hơn hẳn cả gấu Nga lẫn Tập .
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,785
Động cơ
369,006 Mã lực
Hàng chú tập : J10A/B 200 chú , su27/30 của Nga là hơn 150 , j11A/B là trên 140 chú ( đang nâng cấp ) , J16 không rõ , jH7 là 100 chú .
Em nghĩ còn 1 nước thuộc khối NATO cũng có không quân mạnh là Không Quân Hoàng Gia Anh : 231 EF2000 .Còn về số lượng em thấy chú Sam không quân hơn hẳn cả gấu Nga lẫn Tập .
Làm gì mà có nhiều thế, cụ lấy tin từ đâu thế ạ.:-?
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Làm gì mà có nhiều thế, cụ lấy tin từ đâu thế ạ.:-?
Hôm nọ em đọc trên baodatviet nói về việc sao chép su của 3 ship , J11 , J16 là sản phẩm sao chép từ su 27/30 . Bây giờ 2 dòng này nó đang nâng cấp để thay hết đống su nó mua .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
5 nhân vật quan trọng góp phần làm nên huyền thoại Su-27/30

Các thiết kế viên, và phi công thử nghiệm là những nhân vật quan trọng, giúp cho dòng tiêm kích của Nga được bình chọn là tiêm kích tốt nhất thế kỷ 20.



Su-27 là máy bay tiêm kích thế hệ thứ tư, được Liên Xô phát triển từ những năm 1970. Mục đích ban đầu khi Viện Nghiên cứu thử nghiệm Sukhoi chế tạo tiêm kích này là để đối trọng lại với tiêm kích F-15 của Mỹ. Tuy nhiên, rất nhanh chóng, Su-27 đã trở thành huyền thoại của lịch sử hàng không quân sự thế giới bởi nhiều lý do.
Vượt trội so với các tiêm kích cùng thời về các thông số kỹ chiến thuật lẫn khả năng cơ động ấn tượng, Su-27 được Tạp chí Hàng không quốc tế Flight International bình chọn là tiêm kích tốt nhất thế kỷ 20. Tính tới thời điểm hiện tại, Su-27 và các biến thể của nó đã gặt hái nhiều thành công trên thị trường vũ khí với hơn 700 chiếc được chế tạo, trong đó, hơn 450 chiếc được dành cho xuất khẩu.
Từ những năm 1970 tới tận ngày nay, từ thiết kế này là cơ sở để cho ra đời một loạt mẫu máy bay chiến đấu Su-30, Su-33, Su-34,... được gọi chung là dòng máy bay Su-27/30. Gần đây nhất, vào năm 2008, mẫu Su-35, đại diện mới nhất của dòng máy bay đã cất cánh lần đầu tiên. Tới năm 2013, Su-35S, một biến thể hiện đại hóa sâu của mẫu này đã được giới thiệu tại nhiều triển lãm hàng không quốc tế. Trong lịch sử hàng không thế giới, không nhiều thiết kế có sức sống bền bỉ tới gần 40 năm như thiết kế của Su-27.
Công lao chính tạo nên huyền thoại Su-27 là đội ngũ hàng nghìn nhà khoa học, kỹ sư, công nhân viên của ngành hàng không Liên Xô/Nga. Thế nhưng, trong số đó nổi trội lên 5 gương mặt tiêu biểu sẽ được lần lượt giới thiệu ở dưới đây:
Tổng công trình sư Mikhail Simonov


Có thể coi ông là người có ảnh hưởng nhất tới danh tiếng của máy bay Su-27 bởi hai quyết định lịch sử khi ông đảm nhận nhiệm vụ người đứng đầu Viện Thiết kế thử nghiệm Sukhoi giai đoạn 1976-1979 và sau đó.
Khi công tác chuẩn bị cho việc sản xuất hàng loạt của được xúc tiến thì Simonov đã đề xuất phải thiết kế lại Su-27. Lý do mà Simonov đưa ra là mẫu thử nghiệm T-10 tuy đạt được các yêu cầu thiết kế đề ra nhưng còn nhiều khiếm khuyết, nhất là nhiều thông số thấp hơn đối thủ F-15 của Mỹ. Sẽ là tai họa nếu nhân bản khiếm khuyết đó bằng hoạt động sản xuất hàng loạt. Chính ông đã chia sẻ: "Chúng ta phải vượt trên đối thủ của mình (Mỹ), nhưng không may là máy bay của chúng ta (Su-27) không thể đánh bại đối thủ của nó (F-15)".
Điều đáng nói, trong tình hình lúc đó, Viện Thiết kế thử nghiệm Sukhoi đã tiêu tốn nhiều tiền của ngân sách cho các dự án chế tạo máy bay như T-4 Sotka, Su-27... nhưng chưa dự án nào cho kết quả khả quan. Việc thay đổi thiết kế sẽ gây ra những tốn kém tài chính vì phải thay đổi hàng loạt máy móc cả ở khâu chế tạo thử nghiệm lẫn sản xuất hàng loạt. Quyết định của Simonov lúc đó chẳng khác nào đánh bạc với sinh mệnh chính trị của ông và cả Viện Thiết kế Sukhoi. Dưới thời Stalin, Viện Sukhoi từng bị đóng cửa vì những lý do tương tự. May mắn cho ông, lãnh đạo Liên Xô đã chấp nhận để Sukhoi thiết kế lại máy bay Su-27 và rốt cuộc, thiết kế sau cùng của Su-27 đã đạt được yêu cầu đề ra. Không chỉ vậy, Su-27 còn được bình chọn là tiêm kích tốt nhất thế kỷ 20.
Quyết định lịch sử thứ hai của Simonov đưa ra vào giai đoạn khó khăn nhất của ngành hàng không Nga. Vào đầu thập niên 1990, sau khi Liên Xô sụp đổ, cán bộ và nhân viên của Viện Thiết kế thử nghiệm Sukhoi không nhận được lương trong nhiều tháng. Các nhà khoa học và kỹ sư hàng không không còn hứng thú với việc thiết kế máy bay. Dây truyền sản xuất đứng trước nguy cơ bị dỡ bỏ.
Trước tình hình đó, Simonov đề xuất việc xuất khẩu máy bay Su-27 ra thị trường thế giới. Khi đó, Su-27 là một trong những vũ khí bị cấm xuất khẩu của Liên Xô và Nga. Quân đội Nga đã từ chối đề xuất của Simonov, nhưng bằng uy tín và ảnh hưởng cá nhân, ông đã tác động tới Tổng thống Nga lúc đó là Boris Yeltsin và nhận được sự chấp thuận. Nhờ vậy, Sukhoi không chỉ ngăn được nạn chảy máu chất xám và thất thoát tài sản của viện và các nhà máy sản xuất, mà còn phát triển nhiều biến thể khác của Su-27, tạo nên danh tiếng cho dòng máy bay huyền thoại này.
Trưởng phòng thiết kế Oleg Samoylovich


Ông là trưởng phòng thiết kế của Viện Thiết kế thử nghiệm Sukhoi trong giai đoạn đầu tiên của dự án chế tạo tiêm kích Su-27. Thiết kế Su-27 là một khối lượng công việc đồ sộ được chia sẻ với nhiều thiết kế viên khác trong cơ quan. Ở cương vị của mình, ông chỉ là người đưa ra ý tưởng và đặt nét bút cuối cùng hoàn thành bản vẽ đầu tiên về Su-27. Tuy nhiên, giai đoạn trước đó, với kinh nghiệm từng tham gia nghiên cứu, thiết kế chế tạo nhiều mấu máy bay như T-4 Sotka, Su-24, Su-25.... ý tưởng thiết kế của Samoylovich đã trở nên hoàn hảo. Những công nghệ hiện đại ngày nay có ở Su-27 và các biến thể khác như biến toàn bộ phần thân và cánh thành bề mặt tạo lực nâng cho máy bay, ứng dụng công nghệ điều khiển điện tử (fly-by-wire), công nghệ lái tự động trong một số tình huống bay... đã được ông đề xuất đưa vào thiết kế.
Tổng giám đốc Công ty hàng không Sukhoi, ông Mikhail Pogosyan đã nhận xét: "Trong việc thiết kế các tổ hợp máy bay, ý tưởng ban đầu là hết sức quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là tiềm năng của ý tưởng, nghĩa là khả năng phát triển trong tương lai của ý tưởng đó". Vì vậy, có thể coi thành công của dòng máy bay Su-27/30 với hàng loạt biến thể xuất sắc như Su-30, Su-33, Su-35... ngày nay đã được Samoylovich đặt nền móng.
Thiết kế viên hạng hai Vladimir Antonov


Do giữ chức vụ quan trọng nên nhiều người lầm tưởng M. Simonov hay O. Samoylovich là "cha đẻ" của thiết kế Su-27, thế nhưng thực sự là Vladimir Antonov mới là người góp công sức nhiều nhất tạo nên vóc dáng, hình hài của máy bay này. Là một thiết kế viên thiết kế máy bay, Antonov không chỉ là một người am hiểu về kỹ thuật hàng không cùng những quy luật khí động lực học. Công việc đòi hỏi thiết kế viên phải có một tư duy và kiến thức phức hợp của nhiều ngành nghề kỹ thuật liên quan như vật liệu, cơ khí, điện tử, công thái học,... và không kém phần quan trọng là tố chất của một nghệ sĩ. Thiết kế của Antonov được đánh giá là hiện đại, đột phá so với thiết kế của F-15 (Mỹ) lẫn các thiết kế cạnh tranh trong dự án chế tạo tiêm kích thế hệ thứ tư của Liên Xô, gồm Yak-45 của Viện Thiết kế Yakolev và MiG-29 của Mikoyan.
Hình dáng của Su-27 đảm bảo cho máy bay đạt được sự ổn định khi bay ở tốc độ siêu âm, một bài toán khó của thời kỳ đó. Sau khi mô hình của thiết kế trải qua các thử nghiệm ở ống thổi khí động và đánh giá tốt, Antonov được đích thân Tổng công trình sư khi đó là Pavel Sukhoi thăng chức từ chuyên viên thiết kế hạng hai lên chuyên viên thiết kế hạng nhất. Tuy sau này, thiết kế của Su-27 phải điều chỉnh lại nhưng cơ sở quan trọng nhất của thiết kế vẫn do Antonov vẽ ra.
Phi công thử nghiệm Vladimir Ilyushin


Ông là Thiếu tướng Không quân, Anh hùng Liên Xô và là phi công lái máy bay thử nghiệm. Trong dự án Su-27, Ilyushin là người đầu tiên lái thử mẫu thử nghiệm T-10 01.
Công việc của một phi công lái máy bay thử nghiệm cũng giống như một người chinh phục những miền đất lạ với những rủi ro không thể biết trước. Không chỉ vậy, phi công lái máy bay thử nghiệm còn có nhiệm vụ đưa máy bay tới các trạng thái tới hạn để tìm các khả năng tối đa của máy bay. Việc này hết sức nguy hiểm vì trong những trường hợp như vậy rất dễ gặp phải tai nạn. Trong quá trình thử nghiệm Su-27, đã có nhiều phi công gặp nạn, thậm chí thiệt mạng như trường hợp của các phi công Alexander Kamarov và Yevgeny Soloviov. Vì vậy, ngoài kỹ năng của một phi công ở đẳng cấp sừng sỏ, phi công lái máy bay thử nghiệm phải gan dạ, có khả năng ứng biến với các tình huống bất ngờ.
Ilyushin không chỉ là người đầu tiên lái thử Su-27 mà còn là người đưa ra các nhận xét cả ưu nhược điểm của máy bay này. Những phát hiện của ông khi trải nghiệm với Su-27 đã dẫn tới những quyết định quan trọng trong là phải điều chỉnh thiết kế, giúp máy bay máy bay trở nên hoàn thiện hơn.
Phi công thử nghiệm Viktor Pugachev


Trong số các phi công gắn bó với danh tiếng của Su-27, ông là người nổi tiếng nhất. Tên của ông gắng liền với động tác bay kinh điển của dòng máy bay Su-27, đó là động tác "rắn hổ mang Pugachev". Đây là động tác cho phép máy bay giảm nhanh tốc độ trong khoảng thơi gian rất ngắn, từ tốc độ cận âm về tới khoảng 250km/h trong vòng 4-5 giây. Khả năng đó không chỉ như một cú phanh gấp của máy bay mà còn giúp máy bay đạt tới một góc tấn lớn, có lợi trong không chiến tầm gần.
Lần đầu tiên ông trình diễn động tác bay này là tại triển lãm hàng không quốc tế Le Bourget, tổ chức tại Paris năm 1989. Hơn mọi thông số kỹ thuật và những lời giới thiệu, động tác "rắn hổ mang" là bằng chứng thuyết phục nhất chứng minh khả năng cơ động vượt trội của máy bay Su-27.
Cũng tại Le Bourget 1989, Pugachev còn khiến giới hàng không quân sự thế giới phải sốc vì đã bay thẳng một mạch từ Moskva tới Paris trên chiếc Su-27 mà không cần tiếp nhiên liệu giữa chừng.
Trước đó, Pugachev là phi công điều khiển chiếc Su-27, số hiệu P-42 phá vỡ kỷ lục hàng không thế giới do F-15 tạo ra, đánh dấu sự trỗi dậy của Su-27 trong cuộc đua chế tạo tiêm kích thế hệ thứ tư. Cụ thể, từ năm 1986 đến năm 1988, chiếc Su-27 số hiệu P42 đã thiết lập hơn 30 kỷ lục thế giới. Máy bay có thể đạt tới độ cao 3.000 m sau 25,4 giây, nhanh hơn 2 giây so với kỷ lục thế giới trước đó thuộc về máy bay F-15. Sau đó, máy bay còn tiếp tục đạt độ cao 15 km chỉ trong 1 phút 16 giây, nhanh hơn 7 giây so với kỷ lục của máy bay Mỹ.
Pugachev cũng là phi công đầu tiên thử nghiệm tiêm kích trên hạm Su-33 (còn gọi là Su-27K) trên tuần dương hạm mang máy bay Đô đốc Kuznetsov. Việc điều khiển máy bay cất/hạ cánh trên tàu sân bay luôn được xếp vào kỹ năng khó nhất trong các kỹ năng của phi công chiến đấu. Bởi không gian trên tàu sân bay là rất chật hẹp, phi công lái máy bay phải có một thần kinh thép mới làm chủ được sự cơ động của máy bay và tránh được các tai nạn thảm khốc có thể xảy ra.


http://soha.vn/quan-su/5-nhan-vat-quan-trong-gop-phan-lam-nen-huyen-thoai-su2730-20130915152558025.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Su-27LL của viện nghiên cứu hàng không Gromov ( Gromov Flight Research Institute ) được giới thiệu tại MAKS 2013 , 1 mẫu thử nghiệm khí động học thiếu nhiều yếu tố như IRST
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 2250x1500.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 2250x1500.

__________________
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Mẫu su27 đẹp nhất ! . Nga bây giờ quan tâm đến ngoại hình của vũ khí , trông đẹp hẳn lên .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Lộ giá Nga bán 12 chiếc Su-30MK2 cho Việt Nam
Quote:
(ĐVO)- Các nguồn tin Nga đều khẳng định Việt Nam đã ký hợp đồng mua 12 chiếc tiêm kích Su-30MK2 mới của Nga, song lại đưa ra các thông tin khác nhau về giá cả.



Theo đó, hãng thông tấn Nga Ria Novosti dẫn một nguồn giấu tên có liên hệ với quá trình đàm phán cho biết hợp đồng Nga bán 12 chiếc Su-30MK2 cho Việt Nam có tổng trị giá 450 triệu USD. Trong khi đó, hãng Itar-Tass dẫn nguồn từ AFP lại cho biết hợp đồng này trị giá 450 triệu euro (tương đương 602,9 triệu USD).

Trước đó, trang mạng Lenta.ru cũng dẫn một nguồn tin chuyên gia dự đoán giá trị hợp đồng vào khoảng 600 triệu USD.
Tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Việt Nam
Theo báo Nga, hợp đồng mua bán 12 chiếc Su-30MK2 được Nga và Việt Nam ký kết vào giữa tháng 8/2013. Đây là hợp đồng thứ ba Nga bán loại tiêm kích dòng Su này cho Không quân Việt Nam.
Trước đó, kể từ năm 2004, Việt Nam đã nhận tổng cộng 24 chiếc Su-30MK2.

Theo hợp đồng mới nhất, Việt Nam sẽ không chỉ nhận máy bay chiến đấu mà sẽ mua các trang bị kỹ thuật đi cùng. Việc thực hiện hợp đồng sẽ bắt đầu được thực hiện theo từng gói trong giai đoạn 2014-2015.

Được biết, việc đàm phán hợp đồng mới này được hai bên tiến hành từ năm 2010. Khi đó, nhiều tờ báo Nga đưa tin Việt Nam có ý định mua 20 chiếc Su-30MK2.

Như vậy, trong những năm tới Việt Nam sẽ có tổng cộng 36 chiếc Su-30MK2. Đây là loại tiêm kích đa năng có thể tán công mục tiêu trên không, trên bộ, trên biển bằng vũ khí chính xác cao. Ngoài, Su-30MK2 còn có khả năng chế áp phòng không đối phương.
Với hợp đồng mới, Việt Nam sẽ có tổng cộng 36 chiếc Su-30MK2
Su-30MK2 có thể được trang bị các vũ khí tối tân hiện nay như pháo GSh-30-1 cỡ 30mm, tên lửa đối không tầm nhiệt Vympel R-73. Su-30MK2 còn được trang bị tên lửa không đối không tầm trung R-27 có tầm bắn 70-80km, trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động hoặc đầu tự dẫn hồng ngoại. R-77 có tầm bắn 80km, có thể đánh chặn mục tiêu ở độ cao 5m-25km.

Mỗi chiếc Su-MK2 còn có thể mang theo 6 quả bom KAB-500 (500 kg) hoặc 3 bom KAB-1500 (1.500 kg). Máy bay có thể ném bom từ độ cao 1-15 km và với tốc độ trong khoảng 550-1.700 km/h.

Đặc biệt, Su-30MK2 còn được trang bị tên lửa Kh-31P với khả năng tiêu diệt mọi hệ thống radar đặt trên mặt đất hoặc trên chiến hạm. Kh-31P có khả năng tấn công mục tiêu ở tầm bắn tối đa tới 110km. Với đầu đạn nặng 87kg, nó đủ sức phá hủy làm ngừng hoạt động mọi đài radar đối phương. Su-30MK2 còn được trang bị tên lửa Kh-59MK

http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/lo-gia-nga-ban-12-chiec-su-30mk2-cho-viet-nam-2353070/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
J-15 Trung Quốc "không có cửa" trước Su-30MK2 Việt Nam

(Soha.vn) - Su-30MK2 được trang bị các tên lửa đối không Vympel của Nga có thể chiếm thế "áp đảo" trước loại tên lửa đối không tầm gần PL-8 trang bị trên J-15.

Mạng quân sự Sina có trụ sở ở Bắc Kinh, Trung Quốc đánh giá rằng, với khả năng trang bị tên lửa không đối không tầm trung PL-12 và tên lửa đối không tầm ngắn PL-8, chiến đấu cơ J-15 sẽ "không có cửa" khi đối đầu với máy bay Su-30MK2 Việt Nam được trang bị các tên lửa tiên tiến.
Trong bài phân tích hôm 22/9, Sina nhận định, loại tiêm kích J-15 của Trung Quốc với các đầu đạn nặng không thể cất cánh từ boong tàu sân bay Liêu Ninh. Khả năng mang tải của nó sẽ ảnh hưởng tới nhiệm vụ tấn công tầm xa cũng như sức mạnh hỏa lực.

Ở chế độ hoạt động đầy tải, J-15 chỉ có thể mang được 2 tấn tải trọng cho tên lửa và các loại bom.​

J-15, hay còn được gọi với biệt danh Flying Shark (Cá mập bay), có thể cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh với 2 tên lửa chống hạm YJ-83K, hai tên lửa không - đối - không tầm ngắn PL-8 và 04 quả bom (mỗi quả có trọng lượng 500kg) - theo báo cáo của kênh truyền hình trung ương Trung Quốc.
Theo đó, tải trọng tối đa mà J-15 có thể mang là 12 tấn, và với trọng tải này, nó sẽ không thể cất cánh theo kiểu nhảy cầu trên tàu sân bay, trừ phi mang các loại vũ khí nhẹ hơn như tên lửa không - đối - không tầm trung PL-12.
Còn theo báo cáo của tờ SMN, do bị hạn chế trong khả năng mang tải vũ khí, ở chế độ hoạt động đầy tải, J-15 chỉ có thể mang được 2 tấn tải trọng cho tên lửa và các loại bom. Do vậy nó sẽ không được trang bị nhiều hơn 2 tên lửa chống hạm YJ-83K và 2 tên lửa đối không PL-8. Phạm vi tác chiến của phiên bản tên lửa YJ-83K trang bị trên máy bay J-15 sẽ ngắn hơn so với biến thể tên lửa YJ-83K được phóng từ các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc. Chính vì thế, J-15 sẽ chỉ có khả năng tấn công các mục tiêu trong phạm vi 120km trở lại.

Su-30MK2 được trang bị tên lửa Vympel có thể "áp đảo" trước tên lửa PL-8 trên J-15​

Dựa trên việc phân tích tải trọng vũ khí và tầm hoạt động, các trang mạng quân sự Trung Quốc đều cho rằng, với tên lửa không - đối - không tầm trung PL-12 (tầm bắn từ 70 - 100km), loại chiến đấu "bản sao" Su-33 của Nga này sẽ không thể đối đầu với các loại chiến đấu cơ trên tàu sân bay của các quốc gia khác. Thậm chí, ngay cả Không quân Việt Nam với các máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 được trang bị các tên lửa đối không Vympel của Nga có thể chiếm thế "áp đảo" trước loại tên lửa đối không tầm gần PL-8 trang bị trên J-15.
Theo Sina, nếu như không được các pod gây nhiễu điện tử đi kèm, Trung Quốc sẽ phải huy động một "lượng lớn" các máy bay J-15 cho một nhiệm vụ đơn giản, và đó chính là một sự lãng phí của Hải quân Trung Quốc trong việc sử dụng phần không gian quý giá trên boong tàu sân bay duy nhất của họ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Điểm yếu "chết người" khiến Su-30 Ấn Độ "rụng như sung"

(Soha.vn) - Trong vòng 4 năm, đã có 4 chiếc Su-30 Ấn Độ gặp nạn. Phải chăng loại máy bay được mệnh danh là "hổ mang chúa" này có điểm yếu "chết người" nào đó?

Những vụ tai nạn
Su-30 do Công ty hàng không Sukhoi của Nga sản xuất và đưa vào hoạt động từ năm 1996. Đây là loại máy bay chiến đấu đa chức năng, có tốc độ siêu âm, có thể đảm nhiệm cả nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn (chiếm ưu thế trên không) và nhiệm vụ cường kích (tấn công mặt đất).
Nga đã bán loại máy bay này cho không quân nhiều nước, trong đó có Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Algeria, Venezuela…
Trong 17 năm tồn tại, Su-30 chưa được tham gia chiến đấu lần nào để chứng tỏ sức mạnh của mình. Trong cuộc chiến tranh 5 ngày giữa Nga và Gruzia, các chuyên gia quân sự đã rất hi vọng Nga sẽ đưa Su-30 vào tham chiến, và khi đó khả năng thực sự của Su-30 sẽ được chứng minh rõ ràng. Tuy nhiên, rất tiếc là Nga đã không điều bất cứ chiếc Su-30 nào tham gia chiến đấu.

Su-30MK
Trong lịch sử vận hành, Su-30 đã vài lần gặp nạn.
- Một máy bay chiến đấu Su-30MK đã lao xuống đất và bốc cháy dữ dội trong khi biểu diễn tại Triển lãm hàng không Paris 1999. Sau khi phần đuôi bị bốc cháy, chiếc Su-30MK đã bay ngược lên trước khi rơi xuống đất và bốc cháy dữ dội. Hai phi công trên máy bay đã phóng dù thoát hiểm kịp thời và may mắn sống sót.



- Ngày 30/4/2009, cũng tại thành phố Jaisalmer thuộc bang Rajasthan, Ấn Độ, một máy bay chiến đấu Su-30MKI đã bị rơi khiến một phi công thiệt mạng.
- Ngày 30/11/2009, tiếp tục một máy bay chiến đấu SU-30MKI của Không quân Ấn Độ đã rơi cách thành phố Jaisalmer 40km trong khi máy bay đang thực hiện chuyến bay thường kỳ cách biên giới Pakistan 150km. Hai phi công đã kịp lao ra ngoài và không bị thương nhưng tất cả các chuyến bay của toàn bộ máy bay Su-30MKI đã bị tạm ngừng trước khi có kết quả điều tra nguyên nhân xảy ra tai nạn.
- Ngày 13/12/2011, máy bay phản lực chiến đấu Sukhoi-30MKI của Không quân Ấn Độ đã bị rơi gần thị trấn Maharashtra. Hai phi công nhảy dù ra ngoài an toàn. Vụ tai nạn xảy ra sau khi máy bay này cất cánh từ căn cứ không quân Lohegaon thuộc vùng ngoại ô của thành phố Pune. Địa điểm xảy ra tai nạn cách nơi xuất phát 20 km.
Theo các báo cáo sơ bộ, máy bay bị rơi do gặp phải trục trặc kỹ thuật. Đây là vụ tai nạn thứ ba của Su-30 trong biên chế của Ấn Độ.
- Ngày 20/02/2013, không quân Ấn Độ lại tiếp tục mất thêm 1 chiếc Su-30MKI ở bang Rajasthan nước này. Theo báo cáo, tai nạn xảy ra đêm 19/2 trong một chuyến bay huấn luyện. Tuy nhiên, ban chỉ huy Lực lượng Không quân Ấn Độ công bố vụ việc này xảy ra ngày 20/2. Vụ tai nạn này không gây thương vong về người. Không quân Ấn Độ đã không công bố nguyên nhân của tai nạn và vụ việc đang được điều tra. Đây là lần thứ 4 máy bay Su-30MKI của Không quân Ấn Độ gặp sự cố.

Xác chiếc máy bay Su-30MKI của Ấn Độ

- Ngày 28/2/2013, một máy bay Su-30 đã bị rơi tại vùng Khabarosk ở Viễn Đông Nga. Cơ quan điều tra cho biết ngay sau khi cất cánh, kíp lái đã báo cáo động cơ bên phải bị bốc cháy. Ngay lập tức, họ nhận được mệnh lệnh thoát hiểm. Cả hai phi công đều may mắn sống sót. Tuy nhiên, một người trong số đó đã bị thương.
Su-30 chất lượng kém?
Có thể thấy rằng, tai nạn máy bay có rất nhiều nguyên nhân: lỗi của hệ thống kỹ thuật, thao tác sai của con người và ảnh hưởng của thiên nhiên.
Trong số các nước sử dụng Su-30 thì Ấn Độ là nước gặp nhiều tai nạn nhất. Năm 2012, Ấn Độ đã bắt đầu lên tiếng phàn nàn về Su-30MKI, chỉ ra một số khiếm khuyết về công nghệ chế tạo trong hệ thống điều khiển điện tử và kiểm soát bay, do phía Nga không đưa ra phản ứng gì trong vụ việc trên nên Ấn Độ đã công khai những vấn đề này trước công chúng.
Ấn Độ cũng đã đề nghị Nga cải tiến thiết kế của động cơ AL-31F, loại động cơ này bất kể ở các máy bay Su-30 của Nga hay Su-30 MKI của Ấn đều nhiều lần phát sinh sự cố giống nhau. Các vụ tai nạn Su-30 MKI trong 3 năm qua đã chứng tỏ vấn đề này chưa hề có gì cải thiện.
Về phía Nga, sau khi một chiếc Su-30MKI bị rơi năm 2011, các chuyên gia Nga đã phải sang tận nơi điều tra và phát hiện đa số các máy bay chiến đấu Ấn Độ đậu ngoài trời. Nga kết luận sự chiếu xạ kéo dài của các tia cực tím đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thân máy bay và tính năng của các thiết bị.
Tuy nhiên, nhiều nước có điều kiện thời tiết khắc nghiệt chẳng kém gì Ấn Độ cũng đang sở hữu Su-30…nhưng sao họ không gặp phải thảm trạng như nước này?
Một số chuyên gia chỉ ra hai nguyên nhân Ấn Độ hay gặp phải tai nạn máy báy:
Quy trình đào tạo phi công của Ấn Độ chất lượng thấp. Sự thiếu hụt nghiêm trọng các máy bay huấn luyện sơ cấp làm không quân Ấn Độ phải cắt giảm 2/3 thời gian bay tập của phi công với các máy bay huấn luyện sơ cấp, đến mức mỗi người chỉ có 25 giờ bay tập, từ đó dẫn đến tình trạng 39% các vụ tai nạn máy bay là do thao tác sai.
Thứ hai là chất lượng một số thiết bị do Ấn Độ sản xuất được lắp trên các máy bay không đảm bảo. Lật lại hồ sơ sản xuất hoặc bảo trì của các vụ tai nạn từ năm 2004 - 2007 người ta mới nhận ra một sự thực kinh hoàng: trong 29 máy bay rơi thì có 26 chiếc do HAL (Công ty hàng không Ấn Độ Hindustan Aeronautics Limited) lắp ráp hoặc đại tu. Xa hơn nữa, trong giai đoạn 1992 - 2004, công ty này cũng góp phần lớn vào các vụ tai nạn máy bay: trong số 10 chiếc Mig-21 có liên quan đến HLA (lắp ráp 2 và đại tu 8) thì có 8 chiếc bị rơi; lắp ráp 3 và đại tu 5 chiếc Jaguar thì 6 chiếc tai nạn; đại tu 4 chiếc Mirage-2000 thì cả 4 chiếc đều… đâm xuống đất; đại tu 3 chiếc Mig-29 thì cả 3 cũng rơi nốt; chiếc Su-30MKI thiệt hại năm 2009 cũng là “sản phẩm hoàn hảo” của HAL.
Như vậy có thể thấy rằng, nếu bảo quản đúng quy trình, kiểm tra tỉ mỉ, huấn luyện bài bản và phi công xử lý tình huống nhanh nhạy, quyết đoán sẽ không chỉ hạn chế được rất nhiều tai nạn của Su-30 mà còn nâng cao sức mạnh chiến đấu của cỗ máy được mệnh danh là “hổ mang chúa” này.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hôm nọ em xem tin có ông đại tá Nga nói sẽ thay máu không quân như sau : 250 t50 , 150 su 35s , 40 su30sm , 80 mig31BM , 100 chiếc mig29m/s , 80 su 34 , 1 cơ số su 25 đã hiện đại hóa và tiếp nhận con Pakda mới .Mig 29s m vẫn dùng được nên không thấy đả động gì đến hợp đồng mig35 .
Nhưng bác ko hiểu à, MiG-29-9-13, Su-27P Flanker B vẫn sử dụng dài cổ (tức là ~ phiên bản chuyên đối không hoặc ít có khả năng đa nhiệm), cái airframe, điện tử, cảm biến giây nhợ nó phức tạp lắm vấn đề này thuộc lĩnh vực thiết kế, 99% người làm ở BQP các nước như VN còn ko rõ, ko phải muốn upgrade là được đâu, Ấn độ từng đòi up radar AESA Su-30MKI còn ko được, phải thiết kế lại nguyên 1 ver Super Sukhoi #, còn trình của TQ còn ko up được Su-27SK/30MKK nên phải nhái ra J-11 (mất hơn 10 năm đảo ngược thiết kế mặc dù có cả dây truyền sản xuấ ?!) rồi từ đó up lên J-11B, J-16.

Tư liệu:

Khám phá sức mạnh của Su-30KN


>> [URL="http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Bao-Nga-Viet-Nam-muon-mua-18-chiec-Su30K/20126/217889.datviet"]Báo Nga: Việt Nam muốn mua 18 chiếc Su-30K
[/URL](ĐVO) Theo một số nguồn tin Nga, Việt Nam đang bày tỏ sẵn sàng mua tất cả 18 tiêm kích đa năng Su-30K đang được sửa chữa và nâng cấp lên chuẩn Su-30KN tại nhà máy số 558 ở Belarus với mức giá hấp dẫn. (thực tế đã cancel)

Để cung cấp thông tin chi tiết tới bạn đọc, Đất Việt xin giới thiệu bài viết về sơ lược sự phát triển của Su-30K và tính năng chiến đấu của bản hiện đại hóa Su-30KN.

Được phát triển từ dòng tiêm kích đa năng thế hệ thứ tư Su-27, các biến thể mới của tiêm kích đa năng Su-30 có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, được nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng và đưa vào trong biên chế. Trong đó, có Su-30K, bản xuất khẩu đầu tiên của Su-27PU hai chỗ ngồi. Tiêm kích này có cấu hình đối không mạnh mẽ hơn so với Su-27PU mà Không quân Việt Nam đang biên chế hai chiếc.

Ban đầu, khái niệm về tiêm kích đa năng Su-30KN bắt nguồn từ chương trình nâng cấp sâu các máy bay chiến đấu - đánh chặn tầm xa Su-30. Công việc được bắt đầu thực hiện từ ngày 9/11/2001, khi Irkutsk phối hợp với Văn phòng thiết kế Sukhoi Russkaya Avionika và Không quân Nga phát triển giải pháp nâng cấp tiêm kích đa năng Su-30K lên chuẩn Su-30KN với chi phí hiệu quả.

Cũng trong năm 2001, chiếc Su-30KN đầu tiên mang số hiệu 302 đã đượcIrkutsk đưa vào thử nghiệm với những đặc điểm bổ sung, giúp máy bay này có khả năng chiến đấu toàn diện, gồm tấn công hiệu quả các mục tiêu trên biển và dưới mặt đất bằng cả vũ khí thông thường và các loại vũ khí dẫn đường chính xác cao, có khả năng tấn công mục tiêu cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.


Mẫu thử nghiệm máy bay Su-30KN số hiệu 302.​
Su-30KN được Irkutsk bổ sung thêm các thiết bị, khí tài mới, gồm: máy tính xử lý mới, kênh mở rộng cho hệ thống kiểm soát vũ khí, màn hình hiển thị buồng lái AMLCD và radar nâng cấp N001 tiêu chuẩn mới. Theo các chuyên gia quân sự Nga, Su-30KN có thể so sánh với loại máy bay tấn công chiến thuật F-15E Strike Eagle và F/A-18F của Không quân Mỹ.

Dự án nâng cấp Su-30K lên chuẩn KN sau đó đã mở đường cho việc hiện đại hóa hàng loạt các máy bay chiến đấu của Không quân Nga gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn một, nâng cấp Su-30 có thể bắn được các tên lửa không đối hải Kh-31A, Kh-31P và Kh-29T cũng như bom dẫn đường KAB-500. Ngoài ra, điểm nổi trội là máy bay đã được bổ sung tên lửa không đối không tiên tiến R-77 (RVV-AE).
Giai đoạn hai, Su-30KN tục được tăng cường thêm khả năng không chiến bằng việc thay thế anten PLPK-27 bằng một anten mảng pha hoạt động theo từng giai đoạn với tính năng kiểm soát chùm tia quét điện tử bằng kỹ thuật số. Điều đáng nói, các hệ thống điện tử tích hợp vào máy bay sau khi nâng cấp chỉ nặng thêm 30 kg. Ngoài ra, sau khi nâng cấp lên chuẩn Su-30KN, tất cả các tùy chọn nâng cấp theo yêu cầu của khách hàng vẫn có thể được tích hợp thêm đáp ứng yêu cầu chiến thuật riêng của mỗi quốc gia.

Trong quá trình nâng cấp từ Su-30K lên chuẩn Su-30KN, Irkutsk đã chú trọng đến việc thích nghi cho máy bay có thể hoạt động trong những điều kiện thời tiết bất lợi, cả ngày lẫn đêm và môi trường gây nhiễu mạnh, điều này cực kỳ quan trọng trong các cuộc chiến tranh hiện đại ngày nay.
Khi nâng cấp, Su-30KN được trang bị hệ thống quản lý vũ khí SUV-30K có thể đảm bảo triển khai mở rộng trang bị nhiều loại vũ khí mới. Máy bay cũng có radar với khả năng lập bản đồ mặt đất, cho phép phát hiện các mục tiêu trên mặt đất/mặt nước và tấn công trong bất kỳ điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm. Đồng thời, hệ thống định vị của máy bay GPS A-737-010 có thể làm việc với các tín hiệu từ hệ thống GLONASS (Nga) và NAVSTAR (Mỹ). Ngoài ra, các đồng hồ số trên máy bay được thay thế bằng hai màn hình hiển thị màu đa chức năng 5x5 inch MFI-55...



Su-30KN cất cánh.
Sau khi nâng cấp, các nhiệm vụ mà Su-30KN có thể đảm nhận gồm:
+ Tạo và duy trì được ưu thế trên không khi tham gia tấn công các mục tiêu trên không và chống lại các mục tiêu mặt đất, mặt nước.
+ Sử dụng vũ khí có độ chính xác cao, vô hiệu hóa hệ thống phòng không của kẻ thù bằng tên lửa chống radar, và tiêu diệt các đơn vị hỗ trợ cho không quân đối phương bằng vũ khí không đối đất không điều khiển và có điều khiển.
+ Tấn công mặt biển để tăng cường hỗ trợ cho hải quân, tiêu diệt chiến hạm riêng lẻ và nhóm tàu chiến từ ngoài tầm bắn của các hệ thống phòng trang bị trên tàu chiến kẻ địch.
Để thực hiện nhiệm vụ tấn công trên không, tấn công mặt đất/mặt biển, Su-30KN có thể sử dụng các loại vũ khí, gồm:

Một pháo bắn nhanh một nòng 30 mm GSh-1 với cơ số đạn 150 viên.
Tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar bán chủ động R-27R1, R-27ER1.
Tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng hồng ngoại R-27T1, R-27ET1.
Tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại R-73E .
Tên lửa không đối không tầm trung RVV-AE với đầu tự dẫn radar chủ động.
Tên lửa chống bức xạ (chống radar) tầm trung Kh-31P tầm bắn 110 km.
Tên lửa chống tàu tầm trung Kh-31A với đầu dẫn radar chủ động, tầm bắn 50 km.
Tên lửa không đối đất tầm trung Kh-59ME dẫn đường truyền hình, tầm bắn 115 km.
Tên lửa không đối đất tầm ngắn Kh-29T (TE) dẫn đường truyền hình, tầm bắn 30 km.
Bom có điều khiển KAB-500 và KAB-1500 tầm bắn 5 km và 8 km tương ứng, cùng với nhiều loại bom và rocket không điều khiển khác như S-8KOM, S-13 và S-25OFM.
Ưu thế không chiến

Khi phát triển Su-30KN, nhà sản xuất đã trang bị cho nó khả năng chiến đấu đa năng. Tuy nhiên, trên thực tế khả năng chiến đấu số một của nó là không chiến và tiến công mặt đất, nhiệm vụ đánh biển chỉ là thứ yếu và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết.

Về vũ khí, Su-30KN được trang bị chủ yếu với hàng loạt các loại tên lửa không đối không như loại R-27, R-73 và R-77 để đánh chặn các mục tiêu trên không. Đặc biệt là tên lửa không đối không tiên tiến R-77 với tầm bắn xa 90 km (bản R-77M1 tầm bắn tới 175 km) sẽ giúp máy bay không chiến ngoài tầm nhìn.

Ngoài ra, việc trang bị bộ khí tài ngắm bắn tiên tiến cùng với radar lập bản đồ mặt đất cho thấy, Su-30KN được ưu tiên cho nhiệm vụ đánh chặn và tiến công các mục tiêu dưới đất.

Ưu thế của Su-30KN là khả năng không chiến, đánh đất.
Xét một cách tổng quát, Su-30KN là khá hiện đại. Tuy không thể bằng được loại Su-30MK2 mà Không quân Việt Nam đang sử dụng chuyên cho chiến trường không - biển, nhưng so với các loại MiG-21, Su-22 và Su-27PU đang có trong biên chế thì Su-30KN có khả năng vượt trội.

Hơn thế, một số lượng lớn MiG-21 và Su-22 của Việt Nam đã quá già nua và cần được thay thế. Vì vậy, nếu được tăng cường bổ sung bằng Su-30KN để dần loại bỏ những máy bay lỗi thời sẽ là ưu tiên hợp lý.

Su-30KN sẽ thực hiện nhiệm vụ đánh chặn trên không và hỗ trợ lục quân, trong khi Su-30MK2 tiến công trên biển, hỗ trợ hải quân. Khả năng chiếm ưu thế trên không khi phải đối mặt với các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Su-30KN sẽ giảm được được gánh nặng mà số máy bay MiG-21, Su-22 đang phải thực hiện.

Các thông số cơ bản
Tải trọng cất cánh (thông thường/tối đa) 24.780/30.450 kg.
Dự trữ nhiên liệu (thông thường/tối đa) 5.270/9.400 kg.
Tải trọng hạ cánh cực đại 21.000 kg.
Tầm bay cực đại với nguồn nhiên liệu bên trong 3.000 km.
Tầm bay khi được tiếp nhiên liệu trên không 5.200 km.
Trần bay 16.700m.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tư liệu:

Chuyên gia Hoa kiều so sánh Su-27/30 của VN và TQ


(ĐVO) Trên đây là nhận định của ông Andrei Chang, một chuyên gia quân sự gốc Hoa mang quốc tịch Canada. Ông là một cây bút kỳ cựu của Tạp chí quân sự Khán Hòa có trụ sở tại Canada, từng có nhiều bài viết về dòng máy bay Sukhoi có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc của ông Andrei Chang:

Trong biên chế Không quân Việt Nam có khoảng 12 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK, Trung Quốc có khoảng 78 chiếc Su-27SK nhập khẩu trực tiếp từ Nga và không có chiếc Su-27UBK nào.

Đối với biến thể Su-30, Trung Quốc có trong biên chế khoảng 76 chiếc Su-30MKK, một biến thể Su-30MK phát triển riêng, ngoài ra, không quân hải quân nước này còn sở hữu 24 chiếc Su-30MK2.

Tính đến năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ có khoảng 32 chiếc Su-30MK2, biến thể được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển. Xét ở tiêu chí số lượng, Không quân Trung Quốc đang có sự áp đảo, tuy nhiên, ông Andrei Chang nhận định lợi thế không hoàn toàn thuộc về Trung Quốc.
Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng có sự khác biệt đáng kể trong trang bị vũ khí giữa các tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc.
Các hợp đồng mua sắm tiêm kích dòng Su-27/30 giữa Trung Quốc và Việt Nam với Nga có khá nhiều điểm khác nhau, đầu tiên là phương thức thanh toán, sau đó là một số khác biệt trong thiết kế.

Trong khi Trung Quốc gần như phải thanh toán 100% cho các hợp đồng mua máy bay bằng USD, các hợp đồng với Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại. Theo đó, hợp đồng mua 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên của Việt Nam trị giá 110 triệu USD, trong đó 70% giá trị hợp đồng được thanh toán bằng hình thức trao đổi hàng hóa, Việt Nam chỉ phải trả 30% giá trị bằng ngoại tệ.

Tuy nhiên, đó chưa phải là điều quan trọng nhất, 4 chiếc Su-30MK2V được chuyển giao cho phía Việt Nam là một biến thể tương tự Su-30MKK của Trung Quốc nhưng các máy bay này lại được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, phần mềm tấn công của 4 máy bay này không được cài đặt mang tên lửa chống hạm.
Hy sinh khả năng đa nhiệm, tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không sẽ tạo nhiều lợi thế cho Việt Nam trước một cuộc tập kích đường không nếu có. Theo một nguồn tin chưa được xác nhận từ Nga, Việt Nam đã hy sinh khả năng đa nhiệm của Su-27SK mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ không đối không nhằm tạo nên lợi thế trước lực lượng không quân hùng hậu của đối phương.

Do chỉ tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoặc không đối hải chứ không hoàn toàn đa dạng như nguyên bản, các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn, ông Chang nhận định.

Ông Chang lưu ý thêm, trong biên chế Không quân Việt Nam có hai chiếc Su-27PU được nhận trực tiếp từ Không quân Nga (bồi thường cho 2 chiếc Su-27SK bị rơi trên đường vận chuyển đến Việt Nam). Hai chiếc này chắc chắn có nhiều khác biệt so với các biến thể xuất khẩu.

Đến năm 2008, Việt Nam tiếp tục đặt hàng thêm 6 chiếc Su-30MK2V vào năm 2008, năm 2009 tiếp tục đặt hàng thêm 8 chiếc và đợt đặt hàng lớn nhất gần đây là 12 vào năm 2010. Tất cả các hợp đồng nói trên dự kiến sẽ chuyển giao đầy đủ cho Việt Nam vào năm 2012.
Những cải tiến nhỏ trong Su-30MK2 của Việt Nam là gì đang thu hút sự chú ý đặc biệt từ các chuyên gia quân sự nước ngoài.
Vấn đề được ông Chang lưu tâm là có sự khác biệt lớn nào giữa các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc hay không?

Nguồn tin công nghiệp hàng không Nga chỉ tiết lộ, Su-30MK2 của Việt Nam chỉ có vài “cải tiến nhỏ”, vậy cải tiến nhỏ ở đây là những gì?

Ông Chang cho rằng, những cải tiến nhỏ có thể cho phép máy bay Su-30MK2 của Việt Nam mang nhiều vũ khí hiện đại hơn so với Su-30MK2 của Trung Quốc, nhiệm vụ của các máy bay này là tập trung cho không đối hải.

Theo ông Chang, đường lối quân sự của Việt Nam chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ ngăn chặn và phòng ngự. Một cuộc tấn công quân sự nhắm vào Việt Nam sẽ chỉ đến từ đường không hoặc đường biển, tập trung sức mạnh của các tiêm kích vào hai nhiệm vụ chính nói trên sẽ cho phép Việt Nam xây dựng một thế trận phòng ngự hiệu quả.

Với một lực lượng không quân nhỏ, ngay cả khi số lượng máy bay chiến đấu tiên tiến khá ít ỏi, nhưng nếu sử dụng đúng cách vẫn tạo ra một hiệu quả chiến đấu mạnh mẽ, đặc biệt nếu các máy bay này có khả năng tích hợp các hệ thống vũ khí hiện đại, ông Chang bình luận.

Ông Chang nhận định thêm, xét về đơn giá, Việt Nam đã mua máy bay Su-27SK với giá khoảng 31,5 triệu USD/chiếc. Đơn giá này cao hơn khoảng 3 triệu USD so với giá bán cho các quốc gia khác. Điều này có thể nhận định rằng các máy bay này có nhiều thiết bị hiện đại hơn mặc dù buồng lái vẫn theo kiểu những năm 1980.
Có sự khác biệt khá lớn về nguồn gốc các vũ khí trang bị cho Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc, trong ảnh một tên lửa hành trình đối đất Kh-29T đang được gắn lên cánh Su-27SK của Không quân Việt Nam.
Đối với máy bay Su-30MK2, sau khi thực hiện đầy đủ các hợp đồng, Việt Nam là quốc gia có nhiều máy bay Sukhoi nhất ở Đông Nam Á và đứng thứ 3 ở khu vực châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Sukhoi đã quyết định thành lập một trung tâm các máy bay Sukhoi tại Việt Nam để tiện cho việc bảo dưỡng cho Không quân Việt Nam và cả khu vực. (Thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng vì theo một số nguồn tin, trung tâm nói trên đặt tại Malaysia, (>> chi tiết)

Trong khi đó, các máy bay Su-27SK, Su-30MK2 của Trung Quốc phải thực hiện các hoạt động bảo dưỡng gián tiếp qua Ukraine (do sao chép bất hợp pháp Su-27 để chế tạo J-11). Tương lai Trung Quốc phải tự bảo dưỡng các máy bay của mình, ngay cả những hoạt động sửa chữa lớn đều phải tự thực hiện.

Bên cạnh đó, sự thay đổi trong tương lai của các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam chủ yếu đến từ hệ thống vũ khí.

Các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc đều có khả năng mang tên lửa chống tàu Kh-31A, tên lửa hành trình không đối đất Kh-29TE tầm bắn 30km. Về vũ khí không đối không, cả hai bên đều được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tên lửa không đối không tầm trung R-27. Trong khi Trung Quốc phải nhập khẩu tên lửa R-27T/R từ Ukraine thì Việt Nam lại được nhập khẩu các tên lửa này trực tiếp từ Nga. Loại tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77 không được Nga bán cho cả hai bên.

Kết thúc bài viết của mình, ông Chang kết luận, lợi thế về số lượng đang nằm trong tay Trung Quốc nhưng lợi thế về sự đa dạng trong lựa chọn vũ khí hiện đại lại thuộc về Việt Nam.

Chỉ tập trung sức mạnh vào nhiệm vụ không đối không hoặc không đối hải có vẽ lỗi thời với xu hướng đa nhiệm của thế giới nhưng xét trên đường lối quân sự và những đối thủ tiềm tàng của Việt Nam thì đây là một lối đi hết sức đúng đắn, cho phép một số lượng máy bay khiêm tốn có thể bẽ gãy các đợt tấn công bằng đường không hay đường biển của đối phương.
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Thì em nghĩ nó cũng chỉ thay thế như động cơ , khung , thêm cái màn hình với cảm biến ... Nhưng tuổi thọ của mấy chú này đã lớn , mà Nga chỉ có lắp mới hoặc hiện đại hóa sâu .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực


Đấu thầu máy bay tiêm kích đa nhiệm cho Mã lai, Su-30MK lại 1 lần nữa vượt xa các đối thủ khác (chưa tính tới hệ thống điện tử, radar, độ phản xa radar RCS)
 

kam

Xe tải
Biển số
OF-13908
Ngày cấp bằng
12/3/08
Số km
274
Động cơ
519,420 Mã lực
Các cụ giúp em kiểm tra mấy em Su với bort number nay là hàng thật hay giả được không: 8544, 48, 55, 88. Cảm ơn cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top