[Funland] Phiên bản Su-30 nào tốt nhất ?

tienphong75

Xe tải
Biển số
OF-131391
Ngày cấp bằng
18/2/12
Số km
380
Động cơ
376,505 Mã lực
Em thấy mấy hôm trước trên phunutoday có đưa thông tin su37. Lại có bài báo nói VN chúng ta đang làm ngơ su35. Có khi nào nhà ta đang hướng tới cái còn hơn cả su35 không hả các kụ?
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tiêm kích Su-27/30 là vũ khí bán chạy nhất của Nga

(Kienthuc.net.vn) - Theo báo cáo mới nhất, tiêm kích Su-27/30 là một trong những mặt hàng ưa chuộng nhất trong danh sách xuất khẩu vũ khí của Nga.



Máy bay chiến đấu vẫn chiếm tới 40% tổng số vũ khí xuất khẩu của Nga vào năm 2012. Xu hướng này vẫn tiếp tục được duy trì từ những năm trước đó.
"Tỉ lệ vũ khí xuất khẩu của Nga vẫn được giữ nguyên", ông Alexander Fomin - người đứng đầu Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh phát thanh Ekho Moskvy.
"Trong năm 2012, trang thiết bị cho không quân đứng đầu trong danh mục xuất khẩu vũ khí với tỉ lệ 40%, tiếp theo là vũ khí cho các lực lượng lục quân với 28%, hệ thống phòng không chiếm 16% và trang thiết bị hải quân 13%", ông Fomin cho biết thêm.
Tiêm kích Su-27/30 là một trong những mặt hàng vũ khí bán chạy nhất của Nga.


Tiêm kích đa năng Sukhoi Su-27/30, Mikoyan MiG-29 Fulcrum, trực thăng chiến đấu Mil Mi-24/35, trực thăng vận tải đa năng Mi-17 và trực thăng hải quân Kamov Ka-28/31 là những khí tài được ưa chuộng nhất trong danh sách vũ khí xuất khẩu của Nga.
Theo những chuyên gia trong ngành quốc phòng Nga, những vũ khí này vẫn sẽ giữ được vị thế là những vũ khí hàng đầu thế giới trong vòng 5-10 năm tới. Trong năm 2012, Nga đã bán được 15,2 tỷ USD chiếm vị trí thứ 2 trong các nhà xuất khẩu vũ khí.
Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí nhà nước Rosoboroexport cho biết, Nga đang xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị tới 66 quốc gia cũng như có hợp tác kỹ thuật – quân sự với 85 quốc gia.
Các khách hàng chính của Nga là Ấn Độ, Algeria, Trung Quốc, Venezuela, Malaysia và Syria. Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều thương vụ lớn vào năm 2010 khi mua tàu ngầm Kilo, máy bay Su-30 và một số trang thiết bị quân sự.
Nga cũng ký một số hợp đồng quân sự quan trọng với Ấn Độ - khách hàng lớn nhất của mình. Các chuyên gia tin rằng việc Nga hỗ trợ Ấn Độ bao gồm cả lý do chính trị và kỹ thuật.
Nhu cầu mua sắm cho Quân đội của Ấn Độ đăng tăng mạnh và Nga có vẻ như không đáp ứng được đủ yêu cầu từ phía Ấn Độ,
“Việc lựa chọn nhà cung cấp vũ khí phải dựa trên nguyên tắc cơ bản là “không để tất cả trứng vào một giỏ. Việc Ấn Độ hợp tác với một số nước khác không phải là vấn đề lớn với Nga nhất là khi 2 nước này đang có rất nhiều dự án hợp tác”, ông Andrei Fomin – Tổng biên tập Tạp chí Vzlyot cho biết.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chuyên gia Trung Quốc tiết lộ lý do Trung Quốc mua Su-35

(Soha.vn) - Trong cuộc phỏng vấn đăng tải trên webiste mil.news.sina.com.cn, chuyên gia quân sự Liu Linchuan của Trung Quốc đã phân tích những lý do tại sao nước này cần mua máy bay chiến đấu S-35 của Nga.

Theo chuyên gia quân sự Liu Linchuan, máy bay chiến đấu đa nhiệm S-35 của Nga không chỉ có khả năng tàng hình và bay với tốc độ siêu âm mà còn thực hiện những kỹ thuật bay khó, nhờ được trang bị động cơ 117S với hệ thống điều hướng phản lực.
Không những thế, tiêm kích đa nhiệm Su-35 được trang bị hệ thống radar Irbis-E, có thể phát hiện những mục tiêu với có diện tích phản xạ chỉ 0,01 m2, ở khoảng cách 90 km. Theo thông tin từ phía Mỹ, ở một số góc độ diện tích phản xạ của chiến đấu cơ F-35 tương đương với giá trị này, trong khi diện tích phản xạ lớn nhât của F-22 chỉ là 0,0001 m2.
Tuy nhiên, một số báo cáo cho rằng diện tích phản xạ của F-35 và F-22 lần lượt là 0,05 m2 và 0,01 m2. Điều này đồng nghĩa radar của chiến đấu cơ S-35 hoàn toàn có thể phát hiện được đối thủ F-22 hay ít nhất là F-35 của Mỹ ở khoảng cách 90 km. Trong trường hợp này, công nghệ máy bay tàng hình của Mỹ không còn phát huy được lợi thế.


So với máy bay chiến đấu S-27, chiến đấu cơ đa nhiệm thế hệ 4++ Su-35 được trang bị động cơ với lực đẩy lớn hơn. Ngoài ra, Su-35 cũng được trang bị hệ thống kiểm soát bay thông minh với nhiều tính năng cải tiến hơn so với S-27. Hệ thống điện tử của Su-35 cũng được nâng cấp đang kể so với các loại chiến đấu cơ thể hệ trước của Nga. Nó cũng được trang bị các hệ thống chiến đấu điện tử mới nhất, trong khi Su-27 kém hiệu quả khi tấn công các mục tiêu mặt đất.
Theo Linchuan, Trung Quốc rất muốn sở hữu động cơ 117S, nhưng Nga sẽ chỉ bán loại động cơ này kèm theo máy bay chiến đấu Su-35 và Trung Quốc hiểu điều đó. Bắc Kinh vẫn cần động cơ của Nga và họ cần quan tâm tới việc mua máy bay chiến đấu Su-35.
Ngoài ra, Linchuan còn cho biết, Trung Quốc cũng rất quan tâm tới hệ thống radar Irbis-E. Hiện tại, Trung Quốc đã làm chủ công nghệ chế tạo radar với hệ thống quét điện tử linh hoạt AESA, nhưng điều này không có nghĩa là Bắc Kinh từ bỏ các hệ thống radar do nước ngoài phát triển. Các hệ thống radar của Nga thường được thiết kế rất thô, nhưng hiệu quả hoạt động rất cao.
"Tiếp cận radar Irbis sẽ giúp chúng tôi hiểu được những công nghệ quan trọng trong lĩnh vực này, chúng tôi phải tìm ra điểm mạnh và yếu trong thiết kế của những người khác để giúp hệ thống của mình hoàn thiện hơn" - Linchuan nói.
Trong số những tính năng ưu việt của Su-35, Linchuan có đề cập tới tên lửa không đối không tầm xa do Nga sản xuất, tuy nhiên, ông này bao biện rằng: "Su-35 được trang bị tên lửa tầm xa với động cơ ramjet. Chúng tôi cũng đang phát triển loại tên lửa này nhưng tại sao lại không tìm hiểu sự sáng tạo của người khác khi có cơ hội? Nếu Trung Quốc không phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh, chúng tôi có thể tự mình từng bước phát triển thay vì tìm kiếm từ các nguồn bên ngoài nhưng thực tế là chúng tôi đang phải đối diện với nguy cơ này, từ phía Nhật Bản và những tranh chấp không ngừng trên biển Đông".
Khi được hỏi rằng có một số ý kiến nhận định Su-35 có thể gây mất cân bằng ở Đông Bắc Á, Linchuan Liu khẳng định: "Trung Quốc có một chính sách ngoại giao độc lập và không đe dọa ai cả. Chúng tôi thử nghiệm J-20 và nó không hề đe dọa cân bằng quân sự ở châu Á. Tuy nhiên, một số quốc gia đang xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc".
Bên cạnh đó, ông Linchuan Liu cho rằng Trung Quốc cần mua chiến đấu cơ Su-35 để hỗ trợ cho dự án phát triển máy bay chiến đấu J-20 và J-31 đầy hứa hẹn của nước này. Việc sở hữu Su-35 rất cần thiết để nhanh chóng củng cố sức mạnh cho Không quân trung Quốc, trước nguy cơ một cuộc chiến tranh lớn có thể xảy ra với Nhật Bản.
Linchuan khẳng định quá trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Trung Quốc vẫn đang từng bước tiến hành. J-20 trong tương lai hứa hẹn sẽ có nhiều ưu điểm vượt trội hơn Su-35. Hệ thống radar trên J-31 không mạnh bằng Su-35 nhưng trong tương lai, chiến đấu cơ này sẽ có được trang bị động cơ mạnh mẽ hơn và sẽ có khả năng thực hiện hành trình siêu âm.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 của Nga có kỹ thuật hiện đại hơn so với J-20 của Trung Quốc và tất nhiên tốt hơn Su-35 nhưng loại máy bay chiến đấu này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm. Nếu Trung Quốc chờ mua hay tham gia hợp tác phát triển T-50, Bắc Kinh sẽ mất khả năng độc lập về lĩnh vực vũ khí. Chuyên gia Liu Linchuan tin rằng việc Trung Quốc mua Su-35 là đúng đắn vì nó có thể ngăn chặn F-22 và F-35 của Mỹ.
Với thiết kế nhỏ gọn, Su-35 có nhiều lợi thế trong chiến đấu trên không vì tính năng này làm giảm tầm phát hiện của kẻ thù. Máy bay chiến đấu F-22 của Không quân Mỹ có thể bay với tốc độ siêu âm và mang theo 6 tên lửa với độ chính xác cao. Các máy bay của Mỹ có thể mạnh là tấn công tên lửa tầm xa, nhưng Su-35 lại chiếm ưu thế trong các cuộc chiến đối đầu trên không.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Máy bay Su-30 ’đắt hàng như tôm tươi’ trong Không quân Nga

(ĐVO) - Không quân Nga sẽ mua hàng loạt chiến đấu cơ đa năng Sukhoi, bao gồm 2 biến thể khác nhau là Su-30SM và Su-30M2.


Theo hãng tin RIA Novosti, trong năm nay, Không quân Nga sẽ nhận được tổng cộng 14 chiến đấu cơ Su-30SM và 18 máy bay huấn luyện/chiến đấu hạng nhẹ Yak-130. Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Yuri Borisov xác nhận hôm 2/8.

Trong khi đó, theo báo cáo thường niên của Công ty cổ phần Hiệp hội Hàng không Quốc gia Nga (UAC) trong năm 2012, ngày 29/12/2012 Công ty Sukhoi đã ký kết thêm một hợp đồng cung cấp 16 chiến đấu cơ đa năng Su-30M2 cho Bộ Quốc phòng Nga trong giai đoạn 2013-2015.

Irkut sẽ chế tạo cho Không quân Nga 60 chiến đấu cơ Su-30SM. Sau chuyến thăm nhà máy Irkutsk thuộc Tập đoàn chế tạo máy bay Irkut (Nga), ông Yuri Borisov cho biết: “Toàn bộ đơn hàng trong năm 2013 gồm 14 máy bay chiến đấu Su-30SM và 18 máy bay huấn luyện/chiến đấu hạng nhẹ Yak-130, sẽ được cung cấp đầy đủ cho không quân vào tháng 11 tới”.

Tập đoàn chế tạo máy bay Irkut đã ký với Bộ Quốc phòng Nga tổng cộng 3 hợp đồng cung cấp 60 tiêm kích Su-30SM và 55 máy bay huấn luyện/chiến đấu Yak-130, thỏa thuận cung cấp máy bay sẽ được hoàn thành sau vài năm.

Su-30SM, Su-30M2 và Yak-130 đều là những máy bay quân sự tối tân. Trong đó, Su-30SM là biến thể mới nhất của dòng tiêm kích đa năng 2 người ngồi Su-30MKI sản xuất cho Ấn Độ, máy bay được tích hợp hệ thống điện tử hàng không và vũ khí tiên tiến hơn để trang bị cho riêng Không quân Nga.

Trong khi đó, Su-30M2 là một biến thể mới nhất của dòng máy bay Su-30MK2 mà Nga đã xuất khẩu cho Việt Nam, Uganda, Trung Quốc, Venezuela.

Su-30M2 được tối ưu hóa khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trên biển, có khả năng mang được nhiều nhiên liệu hơn, cũng như trang bị hệ thống điện tử hàng không (avionic) tiên tiến hơn.

Su-30M2 là biến thể chiến đấu cơ đa năng tiên tiến từ Su-30MK2. Sự khác biệt giữa Su-30SM so với Su-30M2 ở chỗ nó có thêm cánh vịt ở phía trước, trong khi Su-30M2 thì không.

Các chiến đấu cơ đa năng Su-30SM và Su-30M2 được cho là máy bay chiến đấu siêu cơ động khi có khả năng tăng tốc độ lên tới 2.100km/giờ, bán kính chiến đấu 1.500km. Máy bay được trang bị 01 pháo bắn nhanh 30mm và có 12 điểm treo các loại bom và tên lửa ở ngoài cánh và dưới bụng.

Trong khi đó, Yak-130 là một máy bay huấn luyện/chiến đấu có thiết kế khí động học tiên tiến, hệ thống điện tử hiện đại.

Ngoài chức năng huấn luyện cho phi công tiêm kích thế hệ thứ 4 và thứ 5, Yak-130 còn được trang bị rất nhiều loại vũ khí để nhanh chóng biến thành một máy tấn công hạng nhẹ.

Thậm chí, Bộ Quốc phòng Nga còn tính tới phương án nâng cấp Yak-130 thành một máy bay tấn công thực thụ qua việc thay đổi động cơ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nhận diện vũ khí mới của Su-30MK2 Trung Quốc

(Kienthuc.net.vn) - Theo báo cáo của công ty vũ khí Nga, Trung Quốc đã ký một loạt hợp đồng mua thêm tên lửa chống tàu, chống radar trang bị cho tiêm kích nước này.

Tập đoàn Vũ khí Tên lửa Chiến dịch – Chiến thuật Nga (KTRV) mới đây đã công bố báo về về tình hình xuất khẩu vũ khí của công ty trong năm 2012, theo đó Trung Quốc đã đặt mua thêm một loạt các loại tên lửa cho tiêm kích gồm: tên lửa chống tàu Kh-31A, Kh-59MK và tên lửa chống radar Kh-58UshKE với tổng trị giá khoảng 50 triệu USD. Thời gian giao hàng dự kiến diễn ra vào năm 2015.
Số tên lửa này Trung Quốc mua có thể là nhằm trang bị cho tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Không quân Hải quân Trung Quốc. Su-30MK2 là biến thể của Su-30MK do hãng Sukhoi Nga phát triển tối ưu cho nhiệm vụ đánh biển.
Hiện nay, Không quân Hải quân Trung Quốc có trong biên chế 24 chiếc Su-30MK2 – đây có thể xem là tiêm kích đánh biển tốt nhất, mạnh nhất, hiện đại nhất nước này.
Cả 3 loại vũ khí mới mà Trung Quốc vừa mua của Nga đều là các loại tên lửa chống tàu mặt nước, chống radar cực mạnh. Trong ảnh là đạn tên lửa chống tàu siêu thanh tầm ngắn Kh-31A có thể mang trên Su-30MK2 Trung Quốc cũng như Su-30MK2 của Việt Nam.
Vì có hình dáng bên ngoài khá giống với tên lửa chống tàu siêu thanh P-270 Moskit nên Kh-31A còn được gọi là “Mini Moskit”. Tên lửa được Cục thiết kế Zvezda – Strela phát triển vào năm 1982, chấp nhận trang bị năm 1988.
Tên lửa chống tàu Kh-31A nặng 610kg, dài 4,7m, đường kính thân 0,36m, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 94kg. Quả đạn được kết cấu với 4 cánh ổn định trên thân, 4 cánh lái đuôi. Trên thân tên lửa còn có 4 cửa hút không khí sử dụng cho động cơ ramjet (phản lực tĩnh siêu âm).
Khi phóng, giai đoạn đầu động cơ khởi tốc được khởi động trước đưa tên lửa Kh-31A đạt tốc độ Mach 1,8. Sau đó, động cơ hành trình ramjet mới được kích hoạt đưa tên lửa đạt tới tốc độ gấp 4,5 lần vận tốc âm thanh ở độ cao lớn (khoảng 4.950km/h) hoặc 2.970km/h ở độ cao thấp, tầm bắn đạt 25-50km. Có thể nói, Kh-31A là tên lửa hành trình chống tàu phóng từ trên không đạt tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay.
Ngoài Kh-31A, Trung Quốc còn mua thêm tên lửa hành trình chống tàu cận âm tầm xa Kh-59MK – biến thể tên lửa hành trình đối đất Kh-59 do Cục thiết kế Raduga phát triển. Kh-59MK có thể phóng từ dòng tiêm kích Su-30MK để tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt nước độ tương phản radar bất kể ngày đêm, trong mọi điều kiện thời tiết khi có sóng biển cấp 6.
Kh-59MK nặng khoảng 930kg, lắp phần chiến đấu (đầu đạn) 320kg, trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy lắp ở dưới thân quả đạn cho phép đạt tốc độ hành trình từ 900-1.050km/h.
Kh-59MK đạt tầm bắn tối thiểu 5-25km, tầm bắn tối đa với tàu khu trục, tuần dương hạm là 285km, đối với tàu hộ vệ, tàu chiến cỡ nhỏ là 145km. Tên lửa lắp đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-59E. Trong ảnh là tiêm kích Su-30MK của Nga đang bắn thử nghiệm Kh-59MK.
Giúp cho Su-30MK2 có khả năng chế áp hệ thống phòng không đối phương, Trung Quốc đã quyết định mua hệ thống tên lửa chống radar tầm xa Kh-58UshKE cũng do Cục thiết kế Raduga phát triển.
Tên lửa chống radar Kh-58UshKE nặng 650kg, lắp phần chiến đấu (đầu đạn) nặng 149kg, trang bị động cơ đẩy rocket nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ vượt âm thanh Mach 3,6, tầm bắn xa tối đa gần 250km. Nếu phóng tên lửa ở độ cao 200m, Kh-58UshKE diệt mục tiêu ở tầm xa 10-12km.
Kh-58UshKE được trang bị đầu tự dẫn radar thụ động dải tần rộng (dải tần kết hợp А, А', В, В', С) và hệ thống đạo hàng - điều khiển tự động dùng để tiêu diệt các đài radar mặt đất hoạt động ở chế độ phát xung ở dải tần sóng mang 1,2-11 GHz và ở chế độ phát xạ liên tục ở dải tần А. Có thể dùng tên lửa tấn công các mục tiêu radar để lập trình sẵn, cũng như các mục tiêu do hệ thống chỉ thị mục tiêu của máy bay mang phát hiện tức thời.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga trang bị ’bộ đôi hoàn hảo’ Su-30 và Su-35
Nga trang bị ’bộ đôi hoàn hảo’ Su-30 và Su-35

(ĐVO) - Hai phi đội chiến đấu cơ đa năng tiên tiến Su-30 và Su-35 sẽ đi vào hoạt động trong các đơn vị thuộc Lực lượng Không quân Nga bay trong năm nay, Tư lệnh Không quân, Trung tướng Viktor Bondar cho biết hôm 12/8.

Trước đó, các dịch vụ báo chí của Quân khu Viễn Đông báo cáo rằng, trong năm nay quân khu này sẽ được biên chế 20 máy bay chiến đấu Su-30 và Su-35.
"Những máy bay Su-30 và Su-35 đang được chúng tôi chuẩn bị bán ra nước ngoài và giờ đây chúng tôi mua những máy bay này và trang bị cho 2 phi đội trong năm nay, tất cả các khâu chuẩn bị về mặt lý thuyết đang được hoàn thành và phi công cũng đã sẵn sàng để tiếp nhận các công nghệ này và thực hiện các hoạt động trên các máy tính"- Tướng Bondarev cho biết trên kênh truyền hình Russia 24.

Ông Bondarev nhấn mạnh rằng, Su-30 và Su-35 là những cỗ máy chiến đấu tuyệt vời với hệ thống vũ khí mạnh mẽ và khả năng cơ động cực cao. "Hiện nay tôi chưa tìm thấy được loại máy bay nào tốt hơn trên thế giới" - ông Bondarev nói.


Chiến đấu cơ đa năng Su-30SM.
Ông cũng nói thêm rằng, hiệu suất của những máy bay Su-30 và Su-35 sẽ tiếp tục được chứng tỏ cho tất cả mọi người thấy tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2013 được tổ chức tại Zhukovsky, ngoại ô Moscow trong thời gian tới.

Nói về máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 PAK FA (T-50), ông Bondarev nói rằng chiếc máy bay Su-T-50 đầu tiên sẽ được đưa vào trang bị trong Không quân Nga vào quý 3 năm 2013.

"Phi công đã được đào tạo, và chúng tôi sẵn sàng để tiến hành các thử nghiệm khác nhau để đưa máy bay vào hoạt động. Theo số liệu sơ bộ ban đầu, chiếc máy bay thực sự rất tuyệt vời, T-50 đã hoàn thành, thậm chí còn hoàn thành vượt mức những yêu cầu mà chúng tôi đặt ra", ông Bondarev nói.

Được biết, Không quân Nga đã đặt mua các biến thể máy bay chiến đấu đa năng Su-30M2 và Su-30SM cùng 48 chiến đấu cơ tiên tiến Su-35S.

Su-30SM, Su-30M2 đều là những máy bay quân sự tối tân. Trong đó, Su-30SM là biến thể mới nhất của dòng tiêm kích đa năng 2 người ngồi Su-30MKI sản xuất cho Ấn Độ, máy bay được tích hợp hệ thống điện tử hàng không và vũ khí tiên tiến hơn để trang bị cho riêng Không quân Nga.


Su-35 - tiêm kích hiện đại nhất trong Không quân Nga hiện nay.
Trong khi đó, Su-30M2 là một biến thể mới nhất của dòng máy bay Su-30MK2 mà Nga đã xuất khẩu cho Việt Nam, Uganda, Trung Quốc, Venezuela.

Su-30M2 được tối ưu hóa khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trên biển, có khả năng mang được nhiều nhiên liệu hơn, cũng như trang bị hệ thống điện tử hàng không (avionic) tiên tiến hơn.

Sự khác biệt giữa Su-30SM so với Su-30M2 ở chỗ nó có thêm cánh vịt ở phía trước, trong khi Su-30M2 thì không.

Các chiến đấu cơ đa năng Su-30SM và Su-30M2 được cho là máy bay chiến đấu siêu cơ động khi có khả năng tăng tốc độ lên tới 2.100km/giờ, bán kính chiến đấu 1.500km. Máy bay được trang bị 01 pháo bắn nhanh 30mm và có 12 điểm treo các loại bom và tên lửa ở ngoài cánh và dưới bụng.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-...su-35-2352513/
__________________
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
“Đột nhập” căn cứ trung đoàn Su-30MK2 của Hải quân Trung Quốc

(Kienthuc.net.vn) - Thời báo Hoàn Cầu vừa đăng tải một số bức ảnh về căn cứ Trung đoàn Không quân Hải quân Trung Quốc trang bị tiêm kích đa năng hiện đại Su-30MK2.

Tháng 1/2002, Trung Quốc đã ký hợp đồng với Nga mua tổng cộng 24 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2 từ Nga. Theo một số báo cáo thì toàn bộ các máy bay này được chuyển giao từ tháng 8/2004.
Theo trang tin Sinodefence, 24 Su-30MK2 được biên chế cho Trung đoàn Tiêm kích số 10 (Sư đoàn Không quân Hải quân số 4) đặt tại căn cứ Feidong, tỉnh Chiết Giang.
Có thể nói đây là loại tiêm kích mạnh nhất, hiện đại nhất, chất lượng cao nhất của Không quân Hải quân Trung Quốc.
Trong ảnh là các phi công Su-30MK2 Trung Quốc học phương thức bay trên mặt đất.
Theo Hoàn Cầu, để nâng cao hiệu quả huấn luyện, Trung đoàn Không quân Hải quân Trung Quốc đã thành lập hệ thống huấn luyện mô phỏng đầu tiên của loại máy bay chiến đấu này cho phi công.
Hai phi công Không quân Hải quân Trung Quốc trên buồng lái tiêm kích Su-30MK2.
Tiêm kích đa năng Su-30MK2 được cải tiến mạnh về hệ thống điện tử hàng không, thiết kế dành riêng cho nhiệm vụ không đối hải. Su-30MK2 có đặc tính C4ISTAR (hệ thống chỉ huy, điều khiển, truyền tin, máy tính, tình báo, giám sát, bắt mục tiêu và trinh sát) tốt hơn so với loại Su-30MKK (biến thể Su-30MK cho Không quân Trung Quốc, khoảng 100 chiếc biên chế).
Su-30MK2 trang bị hệ thống ngắm quang – điện tử đặt ở mũi máy bay và radar điều khiển hỏa lực N001 VEP được cải tiến hỗ trợ phóng tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Kh-31A.
Su-30MK2 Trung Quốc thiết kế với 8 giá treo mang tổng công 8 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không, không đối đất, bom hàng không có điều khiển và không điều khiển, rocket.
Trong ảnh là kỹ thuật viên Trung Quốc chuẩn bị lắp đạn tên lửa hành trình chống tàu Kh-31A lên giá treo tiêm kích Su-30MK2.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tiêm kích Su-30 của Trung Quốc có gì đặc biệt?

(Kienthuc.net.vn) - Dù không là “con cưng” của không quân Trung Quốc nhưng Su-30MKK vẫn là “át chủ bài” của nước này với hệ thống điện tử hoàn hảo, sức tấn công mạnh mẽ.

Giữa những năm 1990, Trung Quốc đã ký thỏa thuận đầu tiên với Nga mua tiêm kích Su-30MKK. Tổng cộng, Trung Quốc đã mua 76 Su-30MKK trang bị cho lực lượng không quân nước này.


Su-30MKK là biến thể của Su-30MK xuất khẩu cho Trung Quốc (NATO định danh là Flanker G). Chữ MKK là viết tắt của cụm từ Modernizirovannyi Kommercheskiy Kitayski có nghĩa là mẫu thương mại xuất khẩu cho Trung Quốc.


Theo đánh giá của giới phân tích quốc tế, Su-30MKK cho phép quân đội của Trung Quốc có một loại máy bay cùng đẳng cấp với hầu hết máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4.

Tiêm kích Su-30MKK của Không quân Trung Quốc.​
Thiết kế

Về hình dáng bên ngoài, Su-30MKK không có nhiều khác biệt so với Su-30 của Không quân Nga, là mẫu máy bay tiêm kích 2 chỗ ngồi. Phi công phía trước điều khiển bay và phi công phía sau kiểm soát radar và hệ thống vũ khí.


Su-30MKK chia sẻ khoảng 85% cấu trúc phần cứng tương tự như Su-35 nhưng có nhiều sự khác biệt về phần mềm.


Su-30MKK sử dụng nhiều vật liệu composite hơn để giảm trọng lượng. Không gian bên trong máy bay được mở rộng hơn để tăng sức chứa nhiên liệu.


Vật liệu hợp kim nhôm cũng được sử dụng nhiều hơn trên Su-30MKK. Trọng lượng cất cánh tối đa tăng lên 38 tấn, bánh đáp phía trước dùng bánh đôi đường kính 620mm x 180mm để đáp ứng vấn đề tăng trọng lượng. Vấn đề hạn chế về giới hạn lực G (khả năng chịu đựng gia tốc trọng trường ) của Su-30MK được giải quyết hoàn toàn trên MKK.


Hệ thống điện tử yêu cầu riêng của TQ


Su-30MKK là một mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn hạng nặng hiện đại, được xem là đối thủ đáng gờm, thậm chí vượt trội so với tiêm kích F-15 của Không quân Mỹ. Su-30MKK được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại thiết kế riêng theo yêu cầu của Trung Quốc.


Su-30MKK là biến thể đầu tiên của gia đình Flanker được trang bị hệ thống quản lý thông tin C3-TKS-2, hệ thống này có khả năng kiểm soát và chỉ huy đồng thời lên đến 15 máy bay tạo nên một mạng lưới liên lạc giữa các máy bay. Với hệ thống này, Su-30MKK có khả năng hoạt động như một máy bay kiểm soát và chỉ huy trên không AWACS mini.

Su-30MKK được trang bị hệ thống điện tử theo yêu cầu riêng của Trung Quốc.​
Theo thông tin từ Nga, Su-30MKK được trang bị hệ thống chiến tranh điện tử hiện đại nhất của Nga hiện nay. Hệ thống này có phạm vi hoạt động lên đến 200km được sử dụng để dẫn đường cho tên lửa chống radar Kh-31P.


Buồng lái được trang bị 2 màn hình LCD đa chức năng hiển thị các thông số về máy bay và mục tiêu. Màn hình hiển thị HUD phía trước mặt phi công. Hệ thống hiển thị trên mũ phi công HMS Sura-K tiên tiến.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã sao chép loại mũ bay phi công này thành một loại khác được quảng cáo là tiên tiến hơn của Nga. Tính năng của loại mũ bay này vẫn chưa được công bố.


Về hệ thống radar điều khiển, 20 chiếc Su-30MKK đầu tiên được trang bị radar điều khiển hỏa lực N001VEP có phạm vi tìm kiếm mục tiêu đường không khoảng 100km. Bộ vi xử lý radar theo dõi được 10 mục tiêu, tấn công 4 mục tiêu trên không hoặc 2 mục tiêu mặt đất cùng lúc.


Một số máy bay còn được trang bị radar Zhuk-MS có phạm vi tìm kiếm mục tiêu tăng lên 150km, chủng loại vũ khí điều khiển được đa dạng hơn. Zhuk-MS vẫn giữ số lượng mục tiêu tấn công cùng lúc tương tự như radar N001VEP nhưng số lượng mục tiêu có thể theo dõi tăng gấp đôi lên đến 20 mục tiêu.

Ảnh bên trái là buồng lái phi công ngồi trước (điều khiển máy bay) và ảnh phải là buồng phi công ngồi sau (vận hành hệ thống radar, vũ khí).​
Ngoài ra, Su-30MKK còn được trang bị hệ thống phụ trợ SUV-VEP để điều khiển tên lửa không đối không. Hệ thống này có khả năng điều khiển 6 tên lửa đối không. Hệ thống phụ trợ SUV-P sử dụng để điều khiển tên lửa không đối đất.


Bên cạnh đó, Su-30MKK còn được trang bị hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại OLS-30 với phạm vi tìm kiếm bằng hồng ngoại đạt 25-30km, phạm vi tìm kiếm bằng laser đạt 10km. Cuối cùng là hệ thống dẫn hướng quán tính PNS-10 có khả năng sử dụng tín hiệu cả GPS và GLONASS.


Hệ thống liên lạc vô tuyến VHF/UHF trên Su-30MKK có phạm vi hoạt động vượt quá 400km, mã hóa HF có phạm vi hoạt động tới 1500km.


Su-30MKK được trang bị 2 động cơ phản lực AL-31F cung cấp lực đẩy 123kN/chiếc có đốt lần 2. Hệ thống động cơ này cung cấp tốc độ tối đa gấp 2 lần vận tốc âm thanh (2.100km/h), tầm bay đạt 3.000km, trần bay 17,3km, vận tốc lên cao 305m/s.


Vũ khí tấn công mạnh mẽ

Về hệ thống điện tử, Su-30MKK có thể có sự khác biệt so với các mẫu Su-30MK khác mà Nga xuất khẩu cho nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn chung về hệ thống vũ khí mang trên máy bay không có sự khác biệt lớn.


Su-30MKK thiết kế với một khẩu pháo 1 nòng cỡ 30mm GSh-301 trong thân với 150 viên đạn dùng cho không chiến tầm cực gần. Trên thân và cánh bố trí 12 giá treo mang tổng cộng 8 tấn vũ khí, chủ yếu dùng cho nhiệm vụ tấn công mục tiêu trên không và mặt đất.


Trong nhiệm vụ không đối không, Su-30MKK mang được 6 tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng radar chủ động R-77 (tầm bắn 40-80km) và 4 tên lửa đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại R-73E (tầm bắn 20km).

Tên lửa không đối đất Kh-29T treo trên cánh Su-30MKK.​
Đối với nhiệm vụ tấn công mặt đất, Su-30MKK mang được tên lửa không đối đất lắp đầu tự dẫn quang – truyền hình Kh-29T (tầm bắn 10km), Kh-59ME (tầm bắn 114km) và bom có điều khiển KAB-500/1500Kr, bom thông thường, rocket.


Để thực hiện vai trò chế áp hệ thống phòng không đối phương, máy bay mang được 2 tên lửa chống radar Kh-31P (tầm bắn 110km), 2 tên lửa không đối đất Kh-29T và 4 tên lửa không đối không R-73E.


Tốc độ cao, phạm vi hoạt động rộng, tải trọng vũ khí lớn, Su-30MKK nói riêng và gia đình Su-30 nói chung là một đối thủ đáng gờm cho bất kỳ loại tiêm kích nào.


Mặc dù Trung Quốc đã ngưng mua Su-30MKK của Nga và đang sao chép thành J-16 nhưng đây vẫn là loại tiêm kích chủ chốt của không quân nước này. Các chuyên gia quân sự thế giới đánh giá rất cao loại tiêm kích đánh chặn hạng nặng này.


J-10 là một ẩn số, J-11B/BS còn khó kiểm chứng hơn... khiến năng lực tác chiến đối không của Trung Quốc dựa vào phi đội Su-30MKK này. Đặc biệt, số lượng tiêm kích này được bố trí hoạt động gần khu vực Hoàng Hải, được xem là đối thủ đáng gờm của các tiêm kích F-15J của Không quân Nhật Bản.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
iệt Nam mua thêm 12 “hổ mang chúa” Su-30MK2

(Kienthuc.net.vn) - Hãng thông tấn Interfax dẫn nguồn tin quân sự - ngoại giao Nga, Việt Nam đã ký hợp đồng mua thêm 12 tiêm kích đa năng Su-30MK2 từ Nga.



Hợp đồng này không chỉ quy định việc cung cấp máy bay, mà cả tài sản kỹ thuật. Theo các chuyên gia, chi phí hợp đồng mới không ít hơn 600 triệu USD. Cũng theo nguồn tin này, hợp đồng đã được ký kết vào tuần trước.
Trước đó, Việt Nam đã ký kết 3 hợp đồng mua sắm máy bay tiêm kích Su-30MK2. Theo đó, tháng 12/2003, Việt Nam ký hợp đồng với Tập đoàn Rosoboronexport (Nga) mua 4 tiêm kích Su-30MK cùng với vũ khí, phụ tùng thay thế. Hợp đồng này có tổng trị giá 120 triệu USD. Năm 2004, Việt Nam nhận đủ 4 máy bay Su-30MK.
Với 36 Su-30MK2, sức mạnh Không quân Việt Nam sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Sau một thời gian dài sử dụng đánh giá tính năng, đầu năm 2009 Việt Nam ký hợp đồng trị giá 400 triệu USD mua 8 tiêm kích Su-30MK2 (không bao gồm vũ khí).
Tháng 2/2010, Việt Nam ký thêm hợp đồng mua 12 tiêm kích Su-30MK2 kèm vũ khí và phụ tùng với tổng trị giá 1 tỷ USD. Như vậy, tổng cộng hai hợp đồng phía Nga phải giao cho Việt Nam 24 chiếc Su-30MK2.
Sang đầu 2011, Nga mới hoàn thành hợp đồng bàn giao đủ 8 Su-30MK2 cho Không quân Nhân dân Việt Nam theo hợp đồng năm 2009. Cũng trong năm 2011, phía Nga bàn giao cho Việt Nam 4 Su-30MK2 theo hợp đồng năm 2010.
Dự kiến ban đầu, 4 chiếc Su-30MK2 còn lại sẽ được chuyển giao theo hai đợt: đợt 1 vào tháng 5/2012 và đợt 2 vào tháng 12/2012. Tuy nhiên, trong quá trình bay thử nghiệm, một chiếc Su-30MK2 lắp ráp cho Việt Nam gặp nạn nên phía Nga mới chỉ hoàn thành 3 chiếc Su-30MK2 trong đợt giao tháng 5/2012.
Sau khi khẩn trương lắp ráp, cuối tháng 12/2012 phía Nga sẽ hoàn tất việc chuyển giao một chiếc Su-30MK2 cuối cùng cho Việt Nam theo hợp đồng tháng 2/2010.
Như vậy, với việc mua thêm 12 Su-30MK2 theo hợp đồng 2013, tương lai gần Việt Nam có trong trang bị tổng cộng 36 tiêm kích Su-30MK2 hiện đại, góp phần bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển và nhất là quần đảo Trường Sa thân yêu.
Chưa rõ thời hạn bàn giao 12 Su-30MK2 của Việt Nam nhưng có lẽ chỉ trong 1-2 năm.

Su-30MK2 là tiêm kích đa năng do công ty Sukhoi (Nga) nghiên cứu phát triển. Nó có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như: không chiến (gồm chiếm ưu thế trên không, phòng không, tuần tra, hộ tống), tấn công mặt đất, tấn công mục tiêu trên biển, áp chế hệ thống phòng không đối phương.
Su-30MK2 trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực tầm xa cho phép phát hiện mục tiêu ở cự ly vài trăm km, theo dõi cùng lúc 10-15 mục tiêu trên không và có thể dẫn tên lửa tấn công đồng thời 4 mục tiêu.
Để thực hiện nhiệm vụ hỗn hợp trên không, mặt đất, trên biển thì “kho vũ khí” của Su-30MK2 rất lớn và đa dạng. Su-30MK2 trang bị một pháo tự động GSh-301 cỡ 30mm (dự trữ đạn 150 viên) và 8 tấn tên lửa-bom bố trí trên 12 giá treo dưới cánh và trên thân.
Đặc biệt, trong tác chiến đối hải, Su-30MK2 có khả năng mang 2 đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Kh-31A có tầm bắn xa tới 50km.
 

Civic TN

Xe lăn
Biển số
OF-82890
Ngày cấp bằng
15/1/11
Số km
13,119
Động cơ
1,185,704 Mã lực
E thấy nói 2014, 2015 mới giao hàng mà. Đã gao xong 20 cáil à của HĐ trước
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,659
Động cơ
757,612 Mã lực
Hihi, sao không mua 18 cái Su cũ kia cho nhanh nhỉ. Dù sao cũng là tin vui. Mà các kụ có biết thanh toán cho Nga tiền mua vk thông qua đường nào không, nhất là vũ khí nóng không công bố hoặc vũ khí sử dụng 1 lần như tên lửa chẳng hạn.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Biết thế quái nào đc khéo mua rồi đắp chiếu để kho niêm cất rồi ấy chứ
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Biết thế quái nào đc khéo mua rồi đắp chiếu để kho niêm cất rồi ấy chứ
Em cũng mong cháu nó đắp chiếu đến khi gỉ toét ra chứ chả mong gì phải đem ra dùng.:105::105::105:
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Không quân Ấn Độ “kiểm tra” Su-30MKI nội địa
Bộ tư lệnh không quân Ấn Độ đã đề nghị Bộ Quốc phòng kiểm tra chất lượng quy mô lớn đối với các sản phẩm kỹ thuật hàng không do công ty Hindustan Aeronautics (HAL) chế tạo. Theo Times of India, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cần phải chỉ định một giám đốc điều hành (CEO) của HAL là lãnh đạo cao cấp của không quân. Theo đề xuất nói trên, nhiều khả năng người được bổ nhiệm sẽ thay thế ông Ashok Nayak, CEO hiện tại của HAL và sẽ rời nhiệm sở vào ngày 31-10 tới. Hiện, ứng cử tiềm năng cho cho CEO của HAL là Phó đô đốc không quân M. Matheswaran. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng về vấn đề này vẫn chưa được Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông qua.
Su-30MKI. Ảnh: vi.wikipedia.org
Nhờ việc nắm giữ vị trí CEO của HAL, không quân Ấn Độ sẽ có quyền “can thiệp” sâu hơn vào quá trình sản xuất và các dự án phát triển kỹ thuật không quân mới của HAL. HAL đang chịu trách nhiệm sản xuất chiến đấu cơ Su-30MKI theo bản quyền mua của Nga; phát triển các dòng chiến đấu cơ hạng nhẹ Tejas, Tejas Mk.II và một số dòng máy bay huấn luyện. Ngoài ra, công ty chế tạo hàng không nội địa này của Ấn Độ còn phụ trách dự án phát triển máy bay thế hệ 5 FGFA hợp tác với Nga.
Việc chỉ định lãnh đạo của không quân Ấn Độ vào vị trí CEO của HAL sẽ có ảnh hưởng tích cực tới các đơn đặt hàng sắp tới của lực lượng này. Không quân Ấn Độ đang lâm vào cảnh thiếu chiến đấu cơ trầm trọng. Để đảm bảo khả năng đảm bảo an ninh quốc gia, không quân Ấn Độ cần 39,5 không đoàn, nhưng lực lượng này hiện mới chỉ sở hữu 32 không đoàn chiến đấu cơ.

http://qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/...9/Default.aspx
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Hàng mới nhiều tính năng tốt hơn chứ các cụ .Nghe nói thời còn lão En-xin nhà mình cũng mua khí tài cũ ( có cả su 27 ) để trang bị nhưng thấy nói là hỏng và không dùng nổi nên bây giờ mới sắm toàn hàng mới .
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Em cũng mong cháu nó đắp chiếu đến khi gỉ toét ra chứ chả mong gì phải đem ra dùng.:105::105::105:
Đến h vẫn còn những con T34 mới kính coong gaz69 mới xuất xưởng phủ giấy dầu trong kho niêm cất đấy. Xòn khướt mới hỏng
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Lộ giá Nga bán 12 chiếc Su-30MK2 cho Việt Nam

(ĐVO)- Các nguồn tin Nga đều khẳng định Việt Nam đã ký hợp đồng mua 12 chiếc tiêm kích Su-30MK2 mới của Nga, song lại đưa ra các thông tin khác nhau về giá cả.



Theo đó, hãng thông tấn Nga Ria Novosti dẫn một nguồn giấu tên có liên hệ với quá trình đàm phán cho biết hợp đồng Nga bán 12 chiếc Su-30MK2 cho Việt Nam có tổng trị giá 450 triệu USD. Trong khi đó, hãng Itar-Tass dẫn nguồn từ AFP lại cho biết hợp đồng này trị giá 450 triệu euro (tương đương 602,9 triệu USD).

Trước đó, trang mạng Lenta.ru cũng dẫn một nguồn tin chuyên gia dự đoán giá trị hợp đồng vào khoảng 600 triệu USD.
Tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Việt Nam
Theo báo Nga, hợp đồng mua bán 12 chiếc Su-30MK2 được Nga và Việt Nam ký kết vào giữa tháng 8/2013. Đây là hợp đồng thứ ba Nga bán loại tiêm kích dòng Su này cho Không quân Việt Nam.
Trước đó, kể từ năm 2004, Việt Nam đã nhận tổng cộng 24 chiếc Su-30MK2.

Theo hợp đồng mới nhất, Việt Nam sẽ không chỉ nhận máy bay chiến đấu mà sẽ mua các trang bị kỹ thuật đi cùng. Việc thực hiện hợp đồng sẽ bắt đầu được thực hiện theo từng gói trong giai đoạn 2014-2015.

Được biết, việc đàm phán hợp đồng mới này được hai bên tiến hành từ năm 2010. Khi đó, nhiều tờ báo Nga đưa tin Việt Nam có ý định mua 20 chiếc Su-30MK2.

Như vậy, trong những năm tới Việt Nam sẽ có tổng cộng 36 chiếc Su-30MK2. Đây là loại tiêm kích đa năng có thể tán công mục tiêu trên không, trên bộ, trên biển bằng vũ khí chính xác cao. Ngoài, Su-30MK2 còn có khả năng chế áp phòng không đối phương.
Với hợp đồng mới, Việt Nam sẽ có tổng cộng 36 chiếc Su-30MK2
Su-30MK2 có thể được trang bị các vũ khí tối tân hiện nay như pháo GSh-30-1 cỡ 30mm, tên lửa đối không tầm nhiệt Vympel R-73. Su-30MK2 còn được trang bị tên lửa không đối không tầm trung R-27 có tầm bắn 70-80km, trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động hoặc đầu tự dẫn hồng ngoại. R-77 có tầm bắn 80km, có thể đánh chặn mục tiêu ở độ cao 5m-25km.

Mỗi chiếc Su-MK2 còn có thể mang theo 6 quả bom KAB-500 (500 kg) hoặc 3 bom KAB-1500 (1.500 kg). Máy bay có thể ném bom từ độ cao 1-15 km và với tốc độ trong khoảng 550-1.700 km/h.

Đặc biệt, Su-30MK2 còn được trang bị tên lửa Kh-31P với khả năng tiêu diệt mọi hệ thống radar đặt trên mặt đất hoặc trên chiến hạm. Kh-31P có khả năng tấn công mục tiêu ở tầm bắn tối đa tới 110km. Với đầu đạn nặng 87kg, nó đủ sức phá hủy làm ngừng hoạt động mọi đài radar đối phương. Su-30MK2 còn được trang bị tên lửa Kh-59MK.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top