[Funland] Phi công tiêm kích

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Mig 17 vn là bản cũ kjông đc là bản fresco D đâu mà các cụ théc méc
 
Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
10,995
Động cơ
538,237 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Tuần trước em xem bộ phim tài liệu trên VTV1 nói về những phi công tiêm kích người Nam Bộ chiến đấu trong lực lượng không quân nhân dân Việt Nam góp phần bảo vệ miền Bắc mà thấy xúc động thế. Nhất là những hình ảnh về Đại tá phi công, anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Bảy, giờ về vui thú điền viên đầu quấn khăn rằn, chèo xuồng chăn vịt đào ao nuôi cá như lão nông dân thứ thiệt, thấy cảm phục quá đỗi. Nhìn những hình ảnh đó, nếu không biết trước sẽ chả ai tin một ông già gày gò mảnh khảnh như thế lại là một phi công tiêm kích xuất sắc, từng bắn hạ 7 máy bay của Mỹ.
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
825
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Ba ngày với phi công SU 30MK của Không quân Việt Nam


(11/12/2012) Xưa nay, tôi và nhiều người vẫn nghĩ: Phi công lái máy bay chiến đấu có đời sống vật chất cao; sinh hoạt trong môi trường khép kín, được bảo vệ nghiêm ngặt; và lẽ dĩ nhiên tính cách “kiêu kỳ” là một phần hệ quả của lối sống đó...




Thế nhưng, quan niệm đó của tôi đã thay đổi sau khi gặp những phi công lái máy bay chiến đấu tiên tiến SU 30MK của Quân đội ta ở Trung đoàn Không quân 923, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không-Không quân.

Những chiến sĩ phi công giản dị hơn tôi tưởng rất nhiều. Bắt đầu từ bữa ăn! Thú thực, khi bắt đầu từ chuyện ăn uống này, tôi cảm thấy có phần “khiếm nhã” nhưng nghe dân gian nói nhiều, đâm ra tôi khá bất ngờ.



Thiếu tá Bùi Đình Hậu bên khoang lái mô phỏng máy bay SU 30MK

Có vài người thường tỏ ra thạo chuyện kể về bữa ăn của phi công với một dẫn chứng “hùng hồn”: Sâm cô đặc đến mức “cắm tăm” dùng làm thức uống cho phi công!

Người nghe dĩ nhiên tin vào chuyện này, bởi lẽ, chuyện đào tạo phi công (và đặc biệt phi công lái máy bay chiến đấu) được tính “một cân thịt một cân vàng”. Người quý thế, phải chăm! - Ấy là chuyện dân gian nghĩ.

Thế nhưng, khi ngồi vào bàn, ăn thức ăn của phi công rồi, tôi mới vỡ lẽ, dân gian ta quả có óc tưởng tượng phong phú.

Bữa cơm rất ngon, nhưng thực phẩm cũng chỉ là những thứ thường dùng như thịt gà, thịt lợn, rau xanh trong bữa cơm hằng ngày của mỗi gia đình.

Với điều kiện vật chất của nhiều gia đình bây giờ, ngày nào ta cũng được ăn “cơm phi công” mà không biết. Còn thức uống sau bữa ăn là chè xanh, có thêm đường, ai uống bao nhiêu tùy khẩu vị mà lấy. Tóm lại không quá đặc biệt, nếu không muốn gọi là giản dị.

Về tiện nghi sinh hoạt, mỗi anh được bố trí một phòng có công trình phụ khép kín. Trong đó được trang bị một giường nằm, một bàn đọc, một bàn uống nước, một tủ quần áo, tài liệu.

Những thứ khác phải bỏ tiền ra sắm, ví dụ như: Máy vi tính, loa, đài, đèn bàn, xô, chậu... Phi công chiến đấu của chúng ta là những người ham học, ngoài những giờ học nghiệp vụ, các anh còn học thêm ngoại ngữ, vi tính.

Như thiếu tá Nguyễn Trường Nam, Chính trị viên Phi đội 1 là một ví dụ, ngoại ngữ có thể sử dụng được tiếng Nga, tiếng Anh; vi tính đủ giỏi để ráp một bộ máy (phần cứng), còn các phần mềm chỉnh sửa video, photoshop đều rất khá... Tất cả “kỹ năng” này đều là mày mò, tự học. Anh nói: “Hằng tuần, anh em vẫn mời thầy giáo ở ngoài vào dạy ngoại ngữ”.


Các phi công thực hiện bài tập thể lực môn thể thao hàng không

Doanh trại dành cho phi công là tòa nhà hai tầng. Trước mặt “doanh trại” có đất để tăng gia sản xuất. Các anh còn xây dựng một vườn hoa, cây cảnh trông khá hợp với kiến trúc tòa nhà.

Đợt mới rồi, nhân kỷ niệm 40 năm Chiến thắng "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không", các anh vừa khánh thành một công trình, kiểu: “câu lạc bộ chiến sĩ” như vẫn thường thấy ở các đơn vị. Đây là nơi để mọi người ngồi uống nước, tâm sự trong giờ giải lao.

Ba ngày ở đơn vị, chúng tôi thường lui tới “câu lạc bộ chiến sĩ” này để trò chuyện cùng anh em phi công. Qua những chuyện "bên lề" này tôi mới biết về cơ bản, thu nhập của phi công cũng theo chức vụ quân hàm, cộng với mấy chục phần trăm lương, tùy theo “bậc lái”.

Với thu nhập đó, một anh phi đội trưởng đã có hàng trăm giờ bay chiến đấu, cũng “mất thăng bằng” khi nuôi một vợ hai con ở Hà Nội, nên nhiều anh chọn giải pháp để vợ ở quê.

Một chút “hiểu biết” về những người vợ phi công cũng khiến tôi ngạc nhiên. Nhiều chị thực sự là “hậu phương vững chắc”, họ chia sẻ với chồng vất vả và cả những vinh dự.

Họ cũng giản dị như những người vợ bộ đội khác. Điều chị em sợ nhất là khi đi chợ, người bán nói: “Chồng làm phi công, tiếc gì mấy đồng bạc”. Ấy là họ không biết, chứ thực, vợ phi công cũng phải tằn tiện như ai...

Nghe chuyện “hậu phương quân đội” này, Thượng úy phi công Võ Quốc Hùng, chỉ cười. Tuổi đời anh còn trẻ, gia đình riêng chưa có. Hai tuần có một đợt đi tranh thủ, cả đi lẫn về mất một ngày, còn lại một ngày ở với gia đình. Trong khoảng thời gian ngắn giữa đi về quê và ở thăm cha mẹ, anh vẫn chưa tìm cho mình được “đối tượng” nào.

Chuyện tình phi công rất thú vị. Vì có cái danh “phi công” nên bè bạn cảm phục, ngưỡng mộ lắm. Song sau ánh hào quang lấp lánh đó, phi công chiến đấu có thời gian riêng tư eo hẹp. Nhiều anh phải để bố mẹ đi “nhắm hộ” rồi về quê lấy vợ. Có anh “khá hơn”, tìm về với những “cô bạn chung lớp”.

Cô gái nào không thông cảm thì sẽ cảm thấy yêu phi công rất chán, có cô trách: “Các anh cứ vi vu đâu mãi trên trời, nhưng tối thứ bảy, ngày phụ nữ chẳng bao giờ các anh có mặt”. Khổ nỗi, các anh phải chấp hành kỷ luật quân đội “nghiêm gấp hai lần”, làm sao có nhiều phút riêng tư như thế?

Về chuyện kỷ luật quân đội này cũng gây cho tôi ít nhiều bất ngờ. Số là, lúc đến đơn vị, thấy phi công lúc nào cũng có vẻ thư thái, nhàn tản, nhưng có biết đâu rằng đó là ở tại trại, chờ nhiệm vụ. Mà nhiệm vụ của phi công chiến đấu có thể đến bất cứ lúc nào.

Nói như Chủ nhiệm chính trị trung đoàn Hoàng Đình Dũng là “luôn có phương án hai cho phi công”. Lúc ra ngoài doanh trại, họ lại “bị đánh giá” chấp hành kỷ luật đôi khi hơi thái quá. Thượng úy Võ Quốc Hùng tâm sự: “Cả trung đoàn họ nhìn vào, ai cũng nói phi công được ưu ái, chính vì thế mà phải gương mẫu chấp hành kỷ luật hơn”.

Nền nếp này, được xây dựng từ mỗi học viên lái máy bay chiến đấu, và theo suốt cuộc đời họ đến sau này.

Mấy ngày trò chuyện với phi công chiến đấu, mới hiểu họ không khô khan, cứng nhắc như vẻ bề ngoài. Họ là những người có tấm lòng rộng mở như bầu trời.





Theo QĐND
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
có lẽ phải lập nick cho các anh vào chém gió trên OF =))
 

thangbillcut

Xe hơi
Biển số
OF-40763
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
122
Động cơ
468,810 Mã lực
Ờ có lẽ nên lập cho cái nick chuyên chém SL nhể ! nghĩ các anh ấy cũng buồn ,mà tình cảm lại luôn mang tính nhân văn > nên gặp ai cũng yêu ....quí .Đôi khi phải kiềm chế vì mang trên mình trách nhiệm cao cả của anh bộ đội cụ Hồ .Vui nhiều lắm chứ nhể ! Thôi cứ xin các loại phép mà được lập nick để chém bay bão nhể........ Tks
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ờ có lẽ nên lập cho cái nick chuyên chém SL nhể ! nghĩ các anh ấy cũng buồn ,mà tình cảm lại luôn mang tính nhân văn > nên gặp ai cũng yêu ....quí .Đôi khi phải kiềm chế vì mang trên mình trách nhiệm cao cả của anh bộ đội cụ Hồ .Vui nhiều lắm chứ nhể ! Thôi cứ xin các loại phép mà được lập nick để chém bay bão nhể........ Tks
cháu thấy nhiều bác phi công chém cũng ác đấy chứ ạ, hehe
 

Văn Đoành

Xe điện
Biển số
OF-85801
Ngày cấp bằng
19/2/11
Số km
2,193
Động cơ
415,518 Mã lực
Hôm trước cháu đọc (tài liệu nào quên mất nguồn) rằng trong chiến tranh chống Mỹ các phi công tiêm kích của ta lên cấp tá là không được bay chiến đấu nữa vì thời ấy phi công tiêm kích hàng tá là hiếm và quý. Điều này phần nào nói lên rằng với một binh chủng còn trẻ và mỏng về lực lượng như KQ VN thì tổn thất là rất lớn( khoảng 200 phi công đã hy sinh)
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
thời KCCM phi công nhà ta giờ bay chỉ đc tính đến số hàng chục mà dám chống lại ngang cơ với phi công mỹ giờ bay lên đến hàng ngàn thì thật sự là quá oách
tỷ lệ kill loss của không quân VN ngang ngửa tỷ lệ của Mỹ
đây là điều mà không quân LX , TQ và Triều tiên không làm nổi
 

Ngựa hoang.66

Xe tải
Biển số
OF-130551
Ngày cấp bằng
12/2/12
Số km
465
Động cơ
378,110 Mã lực
thời KCCM phi công nhà ta giờ bay chỉ đc tính đến số hàng chục mà dám chống lại ngang cơ với phi công mỹ giờ bay lên đến hàng ngàn thì thật sự là quá oách
tỷ lệ kill loss của không quân VN ngang ngửa tỷ lệ của Mỹ
đây là điều mà không quân LX , TQ và Triều tiên không làm nổi
Đánh nhau với Mỹ ạ?diễn ra ở đâu hả cụ?
 

stinger

Xe điện
Biển số
OF-569
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
3,391
Động cơ
612,633 Mã lực
Website
www.punbb-hosting.com
Chiến đấu cơ chủ lực của 2 bên là F86 và mig15 thiết kế cũng tương tự nhau
Trước em cũng có 1 đĩa CD ca ngợi F86 so với Mig15 trong chiến tranh Triều Tiên.
 

Ngựa hoang.66

Xe tải
Biển số
OF-130551
Ngày cấp bằng
12/2/12
Số km
465
Động cơ
378,110 Mã lực
Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 cụ ợ.
oái vụ chiến tranh Triều tiên to vậy mà bác ngựa hem bít ợ ??
Em cũng có loáng thoáng,nhưng không biết sâu được như các Cụ!
Mới lị mỗi người có một mối quan tâm khác nhau;)

Thank Cụ,nhưng có vẻ con số cũng mông lung Cụ nhỉ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Cụ chú ý đọc đc sẽ dần hiểu đc con số thật sự là bao nhiêu ạ
 

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,743 Mã lực
Cái nôi đào tạo phi công tiêm kích cho Không quân nhân dân Việt Nam.

PV Tuổi Trẻ đã có những ngày sống cùng các chiến sĩ tại hai trường sĩ quan không quân (Nha Trang, Tuy Hòa) để thực hiện phóng sự ảnh về những người lính học canh giữ bầu trời Tổ quốc.


Học viên phi công Vũ Đình Hạnh bay đơn với máy bay phản lực L-39 - Ảnh: Duy Thanh

Trở thành phi công tiêm kích bảo vệ sự bình yên cho vùng trời Tổ quốc là mơ ước của rất nhiều thanh thiếu niên VN. Chính vì vậy, mỗi năm có hàng vạn thanh niên trong cả nước đăng ký vào Trường Sĩ quan không quân (đóng tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).
Dự thi rất đông, nhưng chỉ có vài chục người đủ điều kiện để được tuyển chọn cho một khóa đào tạo phi công kéo dài năm năm. Điều đó cho thấy việc học “nghề” canh giữ bầu trời rất khắc nghiệt.

Sau khi vượt qua được kỳ thi tuyển sinh, bốn năm đầu các học viên phi công học tập và huấn luyện tại Trường Sĩ quan không quân. Qua quá trình sàng lọc, chỉ khoảng một nửa số học viên của khóa được đào tạo chuyên ngành phi công, số còn lại được đào tạo các chuyên ngành ở mặt đất.


Một chiếc L-39 đang cất cánh​
Ở năm thứ tư, những học viên phi công được huấn luyện bay thực tế bằng máy bay một động cơ cánh quạt IAK-52. Việc mở đầu rèn luyện bằng máy bay cổ này như là một sự làm quen ban đầu cho những phi công tương lai. Quy trình sàng lọc khắc nghiệt được tiếp tục để tuyển chọn những người xuất sắc nhất (chỉ đếm trên đầu ngón tay!) đào tạo phi công tiêm kích ở năm thứ năm.


Các học viên tập luyện với vòng quay trụ, vòng quay đu và các bài nâng cao thể lực hằng ngày​

Những học viên phi công tiêm kích học tập và huấn luyện năm thứ năm tại Trường Sĩ quan không quân đóng tại TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Chỉ khi nào hoàn thành được khóa học bay tiêm kích này, các phi công học viên mới đủ điều kiện để tốt nghiệp, trở thành phi công tiêm kích thực thụ.


Trong những ngày có mặt ở trường sĩ quan không quân tại Nha Trang cũng như Tuy Hòa, chúng tôi phần nào cảm nhận được những thử thách hết sức khó khăn, khắc nghiệt của những người lính đi học canh giữ bầu trời.





Trong buồng lái chiếc L-39





Thượng tá Vũ Đức Quý - đoàn trưởng đoàn C10 - gắn hoa chúc mừng các học viên hoàn thành chuyến bay đơn đầu tiên với máy bay L-39​
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top