[Funland] Phi công tiêm kích

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
223
Động cơ
333,722 Mã lực
Tôi cung cấp thêm một số thông tin về phi công Nguyễn Văn Phi để các đồng đội hiểu rõ hơn :
Anh Nguyễn Văn Phi sinh năm 1942, nguyên quán xã Hồng Vân, Thường Tín, Hà Tây ( nay là Hà Nội ). Anh nhập ngũ tháng 5 năm 1961, đi học bay bên Liên Xô. Trở về nước, anh thuộc biên chế của Trung đoàn KQ 923, bay trên loại máy bay MiG-17.
Anh đã bắn rơi 1 máy bay F-105 của Mỹ, được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Hạng Nhì.
Ngày 19 tháng 5 năm 1967, anh đã anh dũng hi sinh trong trận không chiến giữa biên đội 4 chiếc MiG-17 với 8 máy bay F-4 Mỹ ở vùng trời Hoài Đức.
Anh được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ xã An Thượng, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây ( nay là Hà Nội )
Với lực lượng đánh đêm của chúng tôi. Trong chặng đường chiến đấu, xây dựng và phát triển, Đại đội 5 bay đêm cũng đã phải gánh chịu những tổn thất, mất mát trong chiến trận, trong khi bay làm nhiệm vụ như các anh Nguyễn Ngọc Thiên, Vũ Xuân Thiều, Phạm Văn Mạo, Nguyễn Văn Đậu, Vương Hữu Quý ...
Dù các anh không còn đứng trong đội ngũ, các anh đã xếp lại những đôi cánh bay của mình, nhưng trong tâm khảm của tất cả đồng đội, đồng chí và bạn hữu - các anh vẫn như còn đâu đây, vẫn như ngày nào, không có gì đổi thay và nỗi nhớ thương các anh vẫn nặng trĩu, luôn canh cánh bên lòng. Các anh mãi vẫn là những ngôi sao lặng lẽ tỏa ánh sáng lung linh trên bầu trời - những ngôi sao không tắt !
Các anh là Bất Tử !

Xin được trích bài thơ của anh Trần Ngọc Nhuận - người từng ở cùng Trung đội bay đêm với Vũ Xuân Thiều :

"Chiều Đa Phúc"

Chiều nay anh đưa em về đây
Thăm mảnh đất Trung du một thời khói lửa
Những hố bom xưa dẫu không còn nữa
Chỉ một vùng đồi cỏ guột ngắt xanh
Mấy dáng thông quen, lá vẫn biếc cành
Vẫn tiếng gà gô gáy dồn bên sườn núi
Bao kỷ niệm tháng năm dào dạt tới
Để một chiều thương nhớ những chàng trai
Ôi !
Tiếng cười vui còn ngân đến hôm nay
Từng giọng nói âm vang căn hầm nhỏ
Ơi những phi công tuổi đôi mươi ngày đó
Những Thiên Thần bằng xương thịt của ta
Lần cuối cùng đã cất cánh bay xa ! ...

Chiều nay anh đưa em về đây
Nơi ngày xưa cũng có chiều bình lặng
Cũng có chiều rạo rực bản tình ca
Cũng có chiều Anh mong ngóng lá thư xa
Bởi cũng có Em chậm ngày chưa viết
Ở nơi đó Em đâu có biết
Chỉ mấy phút sau, Ai có thể không về
Cứ mỗi lần xuất kích bay đi ...

Chiều nay ta đưa nhau về đây
Nơi vĩnh biệt những người đồng đội
Những phi công tuổi thanh xuân phơi phới
Vẫn rụt rè chưa dám hỏi lời "yêu"
Vừa nhận thư Em, chưa đọc hết mọi điều
Đã đem trọn Tình Yêu vào trận đánh
Giữa trời cao, Anh tiến công dũng mãnh
Tan tác bóng thù, Anh cũng mãi đi xa ...
Chiều nhớ thương ơi những đồng đội chúng ta
Những Tuân, Hóa, Thiên, Thiều, Khánh, Hưng, Long, Nam, Mạo

Chiều nay ta đưa nhau về đây
Thăm mảnh đất Trung du một thời khói lửa
Những hố bom xưa dẫu không còn nữa
Mặt đất bốn mùa hoa nở hương say
Hãy ngắm trời cao trong từng dáng mây bay
Thấy bóng Các Anh hóa thân vào Bất Tử
Có phải Các Anh vẫn đội hình trên đó
Vẫn nguyện làm Cận Vệ giữa trời xanh
Để mãi ngàn năm Đất Mẹ yên bình !...
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
158
Động cơ
383,166 Mã lực
Đọc bài của bác Huy phi công tiêm kích bên QSVN giờ đọc tiếp vẫn thấy hay có lẽ do tâm trạng những thằng lính hoàn cảnh nào cũng nhớ về nhau. Bác cúp 70 chắc cũng vậy, ngồi quán nhậu hay cafe cũng đều kể chuyện cắc bụp...bòm nhưng vẫn thấy xúc động. Con gái em bảo bố lúc nào cũng Hà Giang...Hà Giang hay là bố có cái gì trên đó không thế hi...hi. Hôm qua em lại mang cuốn hồi ký của cụ Được ra đọc nhưng chỉ đọc đoạn viết về Vị Xuyên.
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
223
Động cơ
333,722 Mã lực
Đọc bài của bác Huy phi công tiêm kích bên QSVN giờ đọc tiếp vẫn thấy hay có lẽ do tâm trạng những thằng lính hoàn cảnh nào cũng nhớ về nhau. Bác cúp 70 chắc cũng vậy, ngồi quán nhậu hay cafe cũng đều kể chuyện cắc bụp...bòm nhưng vẫn thấy xúc động. Con gái em bảo bố lúc nào cũng Hà Giang...Hà Giang hay là bố có cái gì trên đó không thế hi...hi. Hôm qua em lại mang cuốn hồi ký của cụ Được ra đọc nhưng chỉ đọc đoạn viết về Vị Xuyên.
Hình như là "Hội chứng lính" hay sao á, lão VX ạ! :D
Không những xúc động mà lắm lúc còn bật khóc như trẻ thơ nữa, lão ơi!
Có ai đã trải qua những phút giây sinh tử bên nhau thì mới thấm thía những giọt nước mắt mặn đắng đó! Mặn lắm.....Cay lắm.....Đẹp lắm!
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Bác Thiều bị mảnh B52 bắn vào gáy kể cũng lạ ???
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Đọc bài của bác Huy phi công tiêm kích bên QSVN giờ đọc tiếp vẫn thấy hay có lẽ do tâm trạng những thằng lính hoàn cảnh nào cũng nhớ về nhau. Bác cúp 70 chắc cũng vậy, ngồi quán nhậu hay cafe cũng đều kể chuyện cắc bụp...bòm nhưng vẫn thấy xúc động. Con gái em bảo bố lúc nào cũng Hà Giang...Hà Giang hay là bố có cái gì trên đó không thế hi...hi. Hôm qua em lại mang cuốn hồi ký của cụ Được ra đọc nhưng chỉ đọc đoạn viết về Vị Xuyên.
Con gái bác đoán hơi chuẩn đấy . Hôm nào em về gặp nó bảo " Cháu cứ lên Hà giang vào trường sư phạm hỏi thì biết ! " . :D
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
223
Động cơ
333,722 Mã lực
Trở lại những ngày tháng 12 của 40 năm về trước.
Riêng Hà Nội, trong 12 ngày đêm Mỹ đã huy động tới 1000 lần chiếc máy bay trong đó có gần 500 lần chiếc B-52. Chúng đã trút 4 vạn tấn bom phá hủy nhiều khu dân cư như : Khâm Thiên, An Dương, Uy Nỗ, bệnh viện Bạch Mai, khu vực xã Yên Viên, Gia Lâm, Đông Anh, Văn Điển, Giáp Bát, đài phát thanh Mễ Trì ... 353 điểm dân cư, kinh tế, văn hóa, y tế bị đánh phá làm cho 2380 người chết và 1355 người bị thương. Ở 4 quận nội thành và 4 huyện ngoại thành , nhiều điểm đã bị đánh đi đánh lại hàng chục lần như cầu Long Biên, cầu Đuống, khu vực xã Yên Viên, nhà máy điện Yên Phụ, xã Uy Nỗ ...
Suột trong thời gian chiến dịch ấy, các phi công chúng tôi đặc biệt là các phi công bay đêm giống như các phi công cảm tử của Đội bay cảm tử, bằng bất kỳ giá nào cũng phải cất cánh, bằng bất kỳ giá nào cũng phải tiêu diệt bằng được B-52. Trình độ kỹ thuật bay của các phi công bay đêm bấy giờ chưa được cao, tiêu chuẩn bay còn rộng, hầu hết là 300/3000, một số còn 400/4000 ( tức là tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ được phép hoạt động khi đáy mây thấp nhất là 300 mét, tầm nhìn thấp nhất là 3000 mét, hoặc đáy mây thấp nhất là 400 mét, tầm nhìn thấp nhất là 4000 mét mới được bay ), nhưng không hề ai để ý, quan tâm lớn đến chuyện ấy. Có nhiều chuyến xuất kích chiến đấu, khi cất cánh lên, thời tiết đã xấu lắm rồi, biết rằng khi về sẽ không hạ cánh nổi, phải bỏ máy bay, phải nhảy dù, nhưng không một ai chùn bước trước khó khăn, vẫn đưa được máy bay lên trời, vẫn đi chiến đấu.
Khi Bác Hồ còn sống, một lần, Người gặp các phi công ta từng lập được chiến công bắn rơi máy bay giặc Mỹ, Người có nói : "Bác chẳng có gì, Bác nghèo lắm, nhưng hễ chú nào bắn rơi 1 máy bay Mỹ thì Bác sẽ tặng cho 1 Huy hiệu của Bác !". Kể từ ngày ấy, phi công nào bắn rơi máy bay Mỹ đều được tặng Huy hiệu của Người. Bác không trực tiếp trao mà ủy quyền cho các cấp ví như Quân chủng PK-KQ trao cho các phi công. Tôi cho rằng bài báo viết lỗi, đúng ra là "được trao tặng 1 Huy hiệu Bác Hồ" thì có vẻ chuẩn mực hơn. Sự sai sót ấy chắc cũng không đến mức quá lớn - tôi nghĩ vậy.

Càng những giai đoạn cuối năm 1972 thì tình hình chiến sự càng ác liệt. Để chuẩn bị cho 1 máy bay cất cánh lên trời thật muôn vàn khó khăn. Các anh em thợ máy hầu như thức suốt đêm để sửa chữa những hỏng hóc của máy bay, tăng thêm tỉ lệ máy bay tốt phục vụ cho chiến đấu. Việc kéo máy bay ra rồi lại kéo đi sơ tán, rồi lại kéo máy bay ra chuẩn bị trực là cái chuyện thường tình. Mà không cứ gì thành phần thợ máy, các thành phần khác như lái xe chuyên ngành, trực ở Sở chỉ huy, rồi các anh chị nuôi quân đều vất vả, túi bụi như nhau. Nghĩ thật cảm động khi gặp cảnh tượng tổ trưởng thợ máy cầm cần dắt đứng ngóng về phía chân trời, phía đầu loa cất hạ cánh chờ đón máy bay của mình quay về mà chẳng khác gì bức tượng trên hòn Vọng Phu, nhất là trong trời đêm nữa thì mới càng thấm thía cái tình đồng chí đồng đội. Rồi các cô "chị nuôi", khi thấy tổ trực chiến vào cuối ngày xách thùng bay của một phi công nào đó vắng mặt trở về khu sơ tán là lập tức òa khóc, cho rằng phi công đó đã hi sinh, giải thích thế nào cũng không chịu nghe.
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
223
Động cơ
333,722 Mã lực
Thông thường, với lực lượng tiêm kích, chúng ta chỉ sử dụng biên đội 2 chiếc hoặc 4 chiếc, nhưng vào mùa khô năm 1968, ta tăng cường vận chuyển hàng chi viện cho chiến trường miền Nam. Địch ra sức đánh phá các tuyến đường và thay đổi cách đánh liên tục. Ta cũng phải thay đổi cách đánh cho linh hoạt, sáng tạo. Sau nhiều lần "quân sự dân chủ" tìm cách đánh thì đã đưa ra được đội hình chiến đấu mới - đội hình 3 chiếc. Với đội hình này, số 2 vẫn là người yểm hộ số 1, còn số 3, ngoài việc cảnh giới cho cả biên đội còn là người hoạt động tự do hơn cả, được ví như vị trí "trung vệ thòng" trong bóng đá. Số 3 có thể bay cao hơn hoặc bay thấp hơn biên đội chính, có thể bay ở phía bên nào, ở cự li nào tùy ý, miễn là có lợi về mặt chiến thuật. Khi gặp địch, số 1 và số 2 có thể đồng thời công kích vì đã có số 3 cảnh giới, nhưng chính số 3 cũng có thể lại là người công kích chính, phụ thuộc vào tình thế lúc bấy giờ.
Ngày 1 tháng 8 năm 1968, biên đội 3 chiếc của các anh : Nguyễn Đăng Kính ( số 1 ), Phạm Văn Mạo ( số 2 ) và Nguyễn Hồng Nhị ( số 3 ) đã cất cánh chiến đấu từ sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa vào vùng trời Thanh Chương - Nghệ An. Hôm ấy là một ngày trời đầy mây, Sở chỉ huy thông báo địch nhưng cả sơ 1 lẫn số 2 khống thấy. Số 3 đã phát hiện được 1 biên đội F-8, xin công kích. Được lệnh công kích, anh Nhị lao từ trên cao xuống đánh, bắn rơi ngay 1 thằng F-8. Vậy là chiến thuật mới đã có kết quả. Trận này, số 3 không chỉ là "Triển Chiêu" mà chính lại là người công kích. Sự thay đổi chiến thuật trong đội hình đã tạo được yếu tố bất ngờ và giành thắng lợi thế đấy quangcan ạ !
Chuyện biên đội của tôi khi đi yểm hộ biên đội Il-28, hôm đó là đi yểm hộ trực tiếp trong đội hình. Thoạt đầu là yểm hộ trong khu vực, những các anh Il-28 thấy không yên tâm nên chuyển sang yểm hộ trong đội hình. Các anh muốn chúng tôi phải đi sát vào đội hình của các anh ấy, hoặc luôn luôn nằm trong tầm mắt của các anh ấy mới được. Chúng tôi chẳng phát hiện được máy bay tiêm kích địch. Mọi chuyện đều yên ổn. Sau khi làm nhiệm vụ, ai cũng hồ hởi, phấn khởi cả !
Lực lượng phi công MiG-21 đánh đêm của Trung đoàn KQ 921 được tổ chức, huấn luyện và trực ban chiến đấu từ tháng 2 năm 1967. Khi đó mới có một Đội gồm 3 phi công : Hà Văn Chúc ( Đội trưởng ), Hoàng Biểu, Nguyễn Văn Thuận. Sau đó, có anh Phạm Ngọc Lan - Trung đoàn phó tham gia bay đêm cùng với Đội bay đêm và trực tiếp chỉ đạo hoạt động bay đêm.
Từ tháng 6 năm 1968 đến tháng 12 năm 1972. Đại đội 5 bay đêm ( về sau là Phi đội 5 bay đêm ) của Trung đoàn KQ 921 đã bắn rơi 8 máy bay Mỹ ( có 3 chiếc F-4, 1 chiếc B-52, 1 chiếc OV-10, 3 chiếc KNL ) và bắn bị thương 1 chiếc B-52. Trung đội bay đêm của Trung đoàn KQ 927 bắn rơi 1 chiếc B-52.
Tính chung toàn lực lượng phi công tiêm kích bay đêm MiG-21 trong giai đoạn từ tháng 4 năm 1965 đến tháng 12 năm 1972 có 16 phi công đã bắn rơi 29 máy bay Mỹ.
Các phi công bay đêm đã được nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" là : Phạm Tuân, Đinh Tôn, Vũ Xuân Thiều, Hà Văn Chúc, Phạm Ngọc Lan, Nguyễn Đăng Kính.
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
223
Động cơ
333,722 Mã lực
Trong những ngày cuối tháng 12 năm 1972, hầu như tất cả các phi công chúng tôi kể cả bay ngày lẫn bay đêm ai cũng "túi bụi" trong chuyện trực chiến, xuất kích ... không có lấy thời gian nghỉ ngơi. Bản thân tôi cũng trực và xuất kích liên tục với nhiều nhiệm vụ khác nhau : khi thì tìm diệt, khi thì nghi binh thu hút địch để cho đội khác đánh, khi đánh hiệp đồng, khi đánh độc lập ... Mà số phi công chúng tôi thời điểm đó không còn nhiều. Hôm mồng 3 tháng 12 vừa rồi, các phi công bay đêm gặp nhau ( tháng 12 năm nào chúng tôi cũng gặp nhau 1 lần ), ngồi điểm lại thì thời đó ( cái năm 1972 ấy ) số tham chiến đếm trên đầu ngón tay được. Tôi nói đùa : "Quanh đi quẩn lại khắp các sân bay đều gặp mấy cái khuôn mặt mốc thếch này, mốc đến mọc mộc nhĩ lên được. Vậy mà bốn chục năm sau lại vẫn mấy cái khuôn mặt ấy nhìn nhau. Đời lạ thật đấy !".
Với trận đánh của anh Vũ Đình Rạng, tôi chỉ có một câu là : "Thật tiếc ! Muôn năm không bao giờ có cơ hội thứ hai như thế nữa !". Sau này có "Nghị quyết đánh B-52, trong nghị quyết có nói chi tiết đến cả cách đánh. Anh Vũ Đình Rạng mới ở trong miền Nam ra, trong tháng 12 này chắc chắn sẽ có nhiều cuộc giao lưu, các bạn có thể hỏi thêm trực tiêpd anh ấy để hiểu cặn kẽ hơn.
Anh Trần Việt không phải là một trận bắn rơi 3 máy bay đâu. Anh đã bắn rơi 3 máy bay F-4 của Mỹ trong 3 trận khác nhau. Trận đầu vào ngày 8 tháng 7 năm 1972, khi anh bay số 2 cho anh Đặng Ngọc Ngự, anh đã bắn rơi 1 chiếc F-4 trên vùng trời Hòa Bình. Trận thứ hai, biên đội Trần Việt, Đỗ Văn Lanh, anh Trần Việt bắn rơi 1 chiếc F-4 trên vùng trời Tuyên Quang vào ngày 30 tháng 9 năm 1972 và trận ngày 27 tháng 12 năm 1972, anh bắn rơi 1 chiếc F-4 trên vùng trời Hòa Bình.
Nếu tính về những máy bay Mỹ bị rơi trước lúc kết thúc chiến tranh thì anh Hoàng Tam Hùng là người bắn hạ máy bay Mỹ cuối cùng về ban ngày ( 28-12 ) còn anh Bùi Doãn Độ là người bắn hạ máy bay Mỹ cuối cùng về ban đêm ( đêm 29 -12 )
Dịp này là dịp để nhiều người hồi tưởng lại những chuyện của 40 năm qua. Đêm nay vào lúc 20 giờ của thời khắc 40 năm về trước, mấy anh em tôi trực ở khu 3 nhà ở Gia Lâm. Gọi là khu 3 nhà bởi quanh quẩn ở khu ấy chỉ có mỗi 3 cái nhà ấy thôi, còn đâu xung quanh là ao chuôm và vườn tược cả. Báo động sơ tán, chúng tôi chạy ra hầm thì nghe tiếng bom nổ. Bom rền rĩ cả đêm. Hầm thì khá nhiều nước. Chúng tôi ngồi bó gối trên mấy thanh sắt ngang hầm, hễ mỏi chân duỗi ra là y như rằng chân tõm xuống nước. Sang mai bò ra khỏi hầm thì ôi thôi ! mọi thứ đã bị khỏa lấp ! Nhà đổ sập thành những đống gạch vụn nát. Chúng tôi đào bới một lúc thì lôi được thùng bay lên ( trong thùng bay đựng mũ bay, ống dưỡng khí, găng tay và quần áo kháng áp. Thế là đủ "đồ nghề" cho bọn tôi hành sự rồi. Ra sân bay trực thì phía đầu Bắc sân bay bị đánh nát, các mảnh bom văng đầy đường cất hạ cánh. Tôi là số 1 của biên đội nên phải ngồi trên xe đi dọc đường băng cốt để xác định xem còn khoảng bao nhiêu mét nguyên vẹn và liệu có cất cánh được hay không. Xe chạy được một đoạn thì gặp hai cô chị nuôi của bếp bay, quần ống thấp ống cao lấm như ma vùi, một cô gánh toòng teng 2 chiếc gối ở hai đầu đòn gánh, mếu máo : "Anh ơi ! Bom đánh trúng bếp bay rồi, tan hoang hết cả, chẳng còn gì nữa đâu. Chúng em về Thạch Bàn đây ! ( Thạch Bàn là nơi đơn vị chúng tôi sơ tán. Lực lượng chính thì ở cả đấy, chỉ những ai trực mới ra khu ba nhà thôi ). Sau này tôi cứ nghĩ mãi, sao lại phải gánh hai cái gối bê bết bùn ấy làm cái gì cho nó khổ ra, dọc đường đi còn đầy bom đạn, lỡ một cái thì ... Nhưng mà rồi lại thấy rằng còn có cái gì nữa đâu, gia tài bây giờ chỉ còn độc hai cái gối, âu cũng là kỷ niệm của cả một thời đạn bom, không mang theo thì làm gì còn cái gì mà mang ? Khổ thật !.
Máy bay của chúng tôi trực lại đeo 3 thùng dầu phụ. Để cất cánh được với cái cự li ngắn tũn kia thì phải tháo bỏ đi 2 thùng dầu phụ ở hai bên cánh. Đồ nghề tháo thì không có. Sau rồi anh em thợ máy có sáng kiến là lấy tất cả các lốp máy bay sẵn có ở sân bay, kê dưới hai chiếc thùng dầu phụ hai bên cánh, mỗi thùng dầu lại có hai anh đỡ đầu đỡ đuôi cho giảm bớt lực. Chuẩn bị xong xuôi đâu đấy, tôi trèo vào buồng lái, bật điện lên, hiệp đồng kêu 1, 2, 3 là ấn nút vứt thùng dầu phụ. Hai thùng dầu phụ ở hai bên cánh đã được trút bỏ, máy bay ở trong tư thế sẵn sàng chờ lệnh xuất kích. Suốt cả ngày hôm ấy có mấy lần chúng tôi vào cấp, trèo lên buồng lái rồi lại xuống và cũng cả ngày hôm ấy chúng tôi nhịn đói luôn vì bếp bay bị bom nó nện trúng, chẳng còn cái gì để nấu nướng, đường từ khu sơ tán ra thì bị bom cắt nát, nên đành chịu không sao đi lại được. Tận sáng hôm sau, chính trị viên của chúng tôi mới liên hệ được với một trận địa pháo, xin về một khay cơm ngô và một ít dưa muối, chúng tôi mới chia mỗi người lưng bát để lấy sức sẵn sàng cho cuộc chiến.
Ngày sau thì anh Vũ Đình Rạng xuống hạ cánh. Sân bay cự li ngắn quá, máy bay cứ lao sầm sầm, phanh các kiểu không nổi, vậy là lao ngay xuống hố bom, "trồng chuối" ở đấy ! Thế là mất mất một chiếc. Trước đó, vào cái đêm 18, hai anh Phạm Tuân và Trần Cung khi về hạ cánh ở sân bay Đa Phúc cũng bị cảnh tương tự như của anh Rạng. Gian nan vô cùng. Cất cánh và hạ cánh đều là những chuyến cảm tử. Suốt trong giai đoạn 12 ngày đêm, hầu như chúng tôi tận dụng hết mức với đường lăn : tất cả đều cất cánh và hạ cánh trên đường lăn cho dù chiều rộng của nó chỉ có 16 mét, so với một số đường cao tốc của mình bây giờ thì nó còn kém xa. Thi thoảng chạy xe trên một số tuyến đường, bà xã của tôi lại hỏi : " Cho ông cất cánh ở đoạn đường này, ông có dám không ?". Tôi đáp ngay : "Hồi 12 ngày đêm mà anh em chúng tôi vớ được đoạn đường thì đúng là "bố tướng" !". Thế mới biết hồi ấy anh em chúng tôi cũng liều mạng thật !
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
223
Động cơ
333,722 Mã lực
Anh huyphongssi đã trả lời hộ tôi về chuyện thùng dầu phụ rồi. Trước lúc gặp địch là bọn tôi đã phải vứt thùng dầu phụ để nhanh chóng tăng tốc độ và tăng sự cơ động của máy bay. Cũng có trường hợp vứt thùng dầu phụ gây thiệt hại đáng kể, ví dụ lần vứt dầu phụ của anh Hoàng Cống chẳng hạn, thùng dầu phụ vẫn còn đầy dầu, rơi vào kho để bột mì, dầu bung ra và phải loại bỏ không biết bao nhiêu tấn bột ngấm dầu. Hoặc như anh Tô Văn Toản "tương" thùng dầu phụ xuống cánh đồng trồng lạc, vậy là mấy sào lạc chết cháy vì hơi dầu... Đấy cũng chỉ là những trường hợp hy hữu thôi, còn đại đa số thì không gây tổn thất gì.
Những ngày này của 40 năm về trước là bọn tôi nằm trong sự căng thẳng tột độ. Khi ở dưới đất thì phải chạy vào hầm tránh bom, lúc ngồi trong buồng lái chờ mở máy. xuất kích thì mảnh đạn rơi vãi khắp nơi. Xuất kích lên thì quần nhau túi bụi. Suốt cả chục ngày, các phi công đánh ngày hầu như chưa bắn hạ được chiếc nào, phần vì bọn chúng thay đổi cách đánh, sử dụng toàn bọn F-4 có tính năng cơ động khá tốt trong không chiến, phần vì xuất kích lên là vồ hụt, cho đến tận ngày 27 thì anh Trần Việt và Dương Bá Kháng mới bắn hạ được. Sang ngày 28, anh Hoàng Tam Hùng tiếp tục lập công và đấy là những chiếc máy bay Mỹ rơi cuối cùng do Không quân ta bắn hạ về ban ngày. Các phi công đánh đêm thì "mai phục" khắp nơi nhưng vẫn chưa "nện" được chiếc nào, cho đến tận đêm 27 thì Phạm Tuân mới bắn hạ được 1 chiếc, sang đêm hôm sau là đến Vũ Xuân Thiều hạ 1 chiếc và đêm hôm sau nữa, đêm 29 là Bùi Doãn Độ bắn rơi 1 chiếc F-4. Đây cũng là chiếc máy bay Mỹ rơi cuối cùng trong chiến dịch 12 ngày đêm về ban đêm trước lúc kết thúc chiến tranh.
Trong quá trình cơ động của bọn tôi, tranh thủ lúc không có các đợt hoạt động của địch thì chính trị viên lại triệu tập để xác định quyết tâm chiến đấu. Một lần trong cuộc họp, các ý kiến phát biểu rất sôi nổi, đến lượt Hoàng Tam Hùng, anh trầm hẳn giọng, mặt đanh lại kể về tội ác của bọn giặc Mỹ và rồi anh kết luận : "Cái thằng Mỹ đúng là, đúng là đồ, đồ ... mặt l...!". Tất cả bọn chúng tôi trợn mắt nhìn nhau rồi nhìn Hùng, còn chính trị viên thì mắt lồi ra, định hình xem mình vừa nghe thấy gì, Hùng thì mặt vẫn rất căng thẳng, nghiêm túc ... Kết thúc cuộc họp, chúng tôi mới òa lên : "Hùng ơi là Hùng !". Hùng vẫn lẳng lặng, mặt không biến sắc. Có lẽ lòng căm thù giặc đến tột độ mà anh đã phải thốt ra như vậy và trong trận không chiến ngày 28, anh đã trút căm thù vào 2 thằng giặc Mỹ, bắt chúng phải đền tội. Anh cũng anh dũng hi sinh trong trận không chiến ấy. Nhiều năm sau, khi có dịp nói chuyện với người yêu của anh - nghệ sĩ Thanh Loan ( người đóng vai ni cô Huyền Trang trong phim "Biệt động Sài Gòn", chúng tôi lại ôn lại những kỷ niệm về anh và chính cảm xúc của cuộc nói chuyện ấy đã tạo hứng cho tôi viết bài "Khoảng trời nỗi nhớ" mà tôi đã gửi ở mấy trang trước đây.
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
223
Động cơ
333,722 Mã lực
Ba tôi là liệt sĩ phi công trong trang 2 LS dẫn đường KQ, rất muốn có nhiều tư liệu về ông mà không tìm được. Ông cũng thuộc lứa phi công khóa đầu học ở TQ, tôi hiện sinh sống ở nước ngoài khi về nước cũng tìm mua quyển Chúng tôi và MIG17 nhưng chỉ biết thêm được 1 số tư liệu của đoàn học viên trước khi đi học ở TQ cũng như tâm tư của các phi công ta trong từng giai đoạn. Có ai có tư liệu về thời gian này và nhất là về ba tôi liệt sĩ phi công Nguyễn Hữu Tào quê Điện Nam, Điện bàn, Quảng Nam thì gửi nhé.
Tôi bổ sung một số thông tin về Thượng úy phi công Nguyễn Hữu Tào để các đồng đội nắm rõ hơn : Anh Nguyễn Hữu Tào sinh năm 1933, nguyên quán - xã Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam.
Anh nhập ngũ năm 1949. Năm 1956 đến 1964 học bay ở Trung Quốc. Năm 1965 đến 1967 là phi công tiêm kích MiG-17 và là Đại đội phó bay Đại đội 2 của Trung đoàn KQ 923.
Anh đã bắn rơi 1 máy bay F-4 Mỹ, đã được khen thưởng 2 Huân chương Chiến Công ( hạng Nhất và hạng Ba )
Ngày 6 tháng 11 năm 1967, anh đã anh dũng hi sinh trong trận không chiến giữa biên đội 4 chiếc MiG-17 với 28 máy bay F-105 và F-4 ở vùng trời Bắc Giang.
Đã được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ xã Nghĩa Phương, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Năm 1991 đã được chuyển về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ xã Đông Nguyên, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Các anh thời anh Tào thuộc thế hệ tiền bối. Khi chúng tôi chưa về nước đã được biết đến danh sách các biên đội của các anh như Lan, Túc, Quỳ, Phương ; Kình, Sinh, Tào, Nhuần ; Tu, Sĩ, Kỷ, Cung ; Hanh, Giấy, Huân, Năm ; Lích, Tịnh, Long, Chiêu v. v. . Cho dù chưa biết hết mặt các anh nhưng tên tuổi của các anh đã hằn sâu trong trí nhớ của chúng tôi, nhất là các trận đánh với các chiến công của các anh đã làm cho chúng tôi ngưỡng mộ vô cùng. Chúng tôi đã học được rất nhiều ở các anh. Kinh nghiệm qua các trận không chiến của các anh để lại cho chúng tôi là những bài học vô giá và cũng nhờ vào đó mà ngay khi về nước một thời gian ngắn chúng tôi đã tham gia chiến đấu và đứng vững được trong suốt thời gian chiến tranh.
Cám ơn quang can đã bổ sung nhiều chi tiết về các hoạt động của Trung đoàn KQ 923 trong thời gian ấy.
Về chuyến xuất kích của Vũ Xuân Thiều và vị trí của Thiều so với địch thì tôi xin giải thích thế này : Với phi công bay ngày thì ở vào vị trí ngang địch 90 độ, cự li 4 km thì xử lí không khó trong quá trình chiếm vị để công kích, bởi có thể cơ động gấp với quá tải lớn, cải ra là còn có thời gian ngắm bắn đàng hoàng, nhưng với phi công bay đêm ở vào tình huống ấy cũng hơi khó khăn một chút vì trời đêm, cơ động khó khăn hơn. Trong giai đoạn tìm diệt B-52, các phi công bay đêm đã rút ra kinh nghiệm là bắn bằng mắt mà không dùng ra-đa trên máy bay. Trong quá trình bay, bọn B-52 có bật hàng đèn ở trên lưng để giữ đội hình và cho bọn tiêm kích F-4 đi yểm hộ biết vị trí của chúng. Lợi dụng điểm yếu đó, chúng ta có thể cơ động dùng quá tải lớn hơn để chiếm vị công kích. Chuyến bay của Thiều cũng vậy. Có lẽ, sau khi lấy được đường ngắm, anh đã bắn ở cự li gần, thoát li ở cự li rất gần nên máy bay anh bị các mảnh vỡ của B-52 găm vào. Trong mục "Văn học chiến tranh" tôi có đưa lên một số chương trong cuốn "Vũ Xuân Thiều phi công cảm tử" đấy ạ !
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
223
Động cơ
333,722 Mã lực
Ở các sân bay dã chiến, để chuẩn bị cho những chuyến xuất kích ban đêm, thường thì có những xe "dạ hàng" ( là những xe chở các đèn rải theo dọc đường lăn và đường băng ) lo việc này nhằm giúp cho các phi công bay đêm xác định rõ giới hạn đường lăn, đường băng. Đồng thời, để giúp cho các phi công về hạ cánh thì có bố trí thêm các đèn chiếu ( thường là 3 chiếc )đặt ở cuối đường băng giúp cho phi công xác định độ cao kéo bằng và tiếp đất cho chuẩn. Tuy vậy, một số chuyến xuất kích và một vài sân bay ( kể cả sân bay Kép hiện nay ) không có đủ các phương tiên j thì ta đã có sáng kiến là dùng các đuôi bom của Mỹ cắm xuống đất ở các cự li nhất định, đổ cát vào hoặc nhét giẻ vào đó rồi đổ dầu thải ( loại dầu trên máy bay không sử dụng được cho bay ) vào, khi máy bay cất hạ cánh thì đốt lên thay hệ thống đèn dạ hàng. Máy bay cất cánh hoặc hạ cánh xong thì lại dập tắt đi để bảo đảm bí mật. Trong đoạn phim của 12 ngày đêm, hình ảnh đồng bào đốt đuốc đứng hai bên đường băng cũng là hình tượng nhân cách hóa của nghệ thuật nhưng cũng là biểu hiện sự gắn bó, giúp đỡ, chăm lo của nhân dân đối với lực lượng không quân. Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, mà hi sinh mà !
Trong các trận không chiến, sau khi công kích hoặc không thể công kích được mà cần thoát li thì phi công có những động tác dứt khoát để thoát ra khỏi trận chiến như kéo vút lên cao, vòng gấp và giảm độ cao ...v. v. Địch không thể bám theo được vì đấy là những động tác đột ngột, bất ngờ đối với chúng, chúng không kịp trở tay thì ta đã ở xa rồi, chúng đuổi theo thì sợ có thể rơi vào "bẫy" của ta nên cũng bỏ ý định đuổi theo luôn. Thực ra, trong suốt giai đoạn chiến tranh cũng không có ít lần bọn địch lẵng nhẵng đuổi theo ta nhưng bị pháo phòng không bắn rát quá nên chúng phải bỏ chạy.
Chuyện về cá nhân thày Tài thì haianh có thể hỏi thêm bác Lâm Văn Lích. Địa chỉ của bác Lích, tôi đã gửi mail cho haianh rồi đấy.
Mấy ngày qua, tôi vào Nam để gặp các anh hùng Lê Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Bảy. Mấy anh em tôi đã đi Sa-Đéc đến tận chòi canh lúa của anh Bảy "cồ" ( anh Nguyễn Văn Bảy ) thăm anh và ngồi nhậu với anh. Anh là người rất "có duyên" với con số 7. Này nhá, anh sinh năm 1937, là người con thứ 7 trong gia đình, tham gia cách mạng lúc 17 tuổi, học 7 ngày lên 7 lớp, bay MiG-17, bắn rơi 7 máy bay Mỹ ... Khi rượu "tây tây" rồi, anh vuốt râu, cười khoái chí nói : "Sang năm mà tao chết được thì tao sẽ có thêm 2 con 7 nữa vì lúc đó là tao 77 tuổi !". Tôi cũng cười và nói rằng : "Vậy con đường vào nhà anh phải mở rộng ra 7 mét để anh có thêm 1 con 7 nữa và còn lấy chỗ cho xe tang đi vì đường bây giờ hẹp quá !". Anh lại nói : "Ờ, tao mà chết ở quê thì đám ma của tao to ghê đó nghe !". Tôi nghĩ bụng, năm 77 chắc anh chưa chết được đâu, phải 97 hoặc 107 gì đó cơ. Anh còn cường tráng lắm và uống vẫn "dô" lắm. Khi về, anh bắt chúng tôi đi dọc bờ ao của anh, anh chặt cho bao nhiêu là mít, bắt phải đem ra Bắc để khoe. Mà quả thật, mít ngon thật ! Múi mít có màu đỏ, tôi chưa thấy có loại ấy ở đâu cả, rất ngọt và thơm. Ông "thông gia" của tôi ( cũng là một phi công MiG-21 ) đã đem hạt về nhà ươm nhân giống. Hy vọng khi anh Bảy "cồ" ra Bắc chơi, bọn tôi sẽ lại đãi anh món mít nhân giống từ quê Sa-Đéc của anh !
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
223
Động cơ
333,722 Mã lực
Thật khó nhận ra những sân bay dã chiến trong chiến tranh sau từng ấy năm đã ngừng tiếng súng. Vừa rồi tôi có dịp ghé thăm lại các sân bay như Yên Bái, Sao Vàng ( Thọ Xuân - Thanh Hóa ) ... mà cũng đã thấy đổi khác đi nhiều. Năm tháng qua đi, tuổi tác ngày càng cao hơn, có lúc nhớ nhớ, quên quên, song những gì là tình cảm mình đã gửi lại thì vẫn nguyên như thưở ban đầu. Những dịp được ngồi với nhau, hoặc được hàn huyên với các đồng đội trên trang này là lại thấy những trận chiến qua như những thước phim được tua ngược lại... Những trận không chiến, những giây phút căng thẳng trong chiến trận, những hi sinh mất mát, những buồn đau, những chiến thắng, những niềm hân hoan ... của một thời lại ùa về. Vào một chiều cuối năm, khi nhìn thấy còn tờ lịch cuối cùng của năm cũ, tôi đã viết "Tản mạn chiều cuối năm" như sau :
Trời se lạnh, mong manh vài sợi nắng
Chợt nhận ra còn tờ lịch cuối cùng
Ngày tháng cũ nhạt nhòa, hoang vắng
Tôi lạc chìm trong cõi mông lung.

Tuổi thơ ngỡ vùi trong dĩ vãng
Chiều cuối năm sao náo động hiện về
Đường trước mặt sương mù lãng đãng
Thưở cơ hàn nhớ đến tái tê

Đến đầu người cũng tóc xanh tóc trắng
Trách làm chi sao đen bạc nỗi đời
Tháng năm đi diễn mấy trò dâu bể
Những thời trang bi hí kịch khóc cười

Một năm dầy, đến nay càng mỏng mãi
Tháng Chạp mòn, xao xác lá vàng rơi
Bến sông vắng bừng lên màu hoa cải
Câu thơ vừa buông, đã thấy cũ rồi !

Một năm cũ qua đi đầy ắp những sự kiện và tôi như vừa thoát ra khỏi cuộc không chiến để rồi tiếp tục chờ đón những cuộc xuất kích mới. Nhân nói đến việc thoát li khỏi không chiến, tôi lại nhớ đến việc phải trả lời về cách thoát li để các đồng đội hiểu thêm. Thời cơ thoát li khỏi không chiến là phi công phải tính cho kỹ và các động tác phải dứt khoát, bất ngờ, bởi bọn địch đông hơn ta rất nhiều, chúng có thể vẫn bám đuổi. Trong không chiến, có lúc bọn địch giả vờ thoát li một cách "ngô nghê" như vượt lên trước với độ vòng nhỏ chẳng hạn, ta cứ nghĩ đấy là động tác sai lầm của chúng mà đuổi theo thì lập tức có thằng bám ngay sau ta và tấn công luôn. Khi nói chuyện với Anh hùng Lê Hải - một phi công MiG-17 kỳ cựu trong các trận không chiến với máy bay Mỹ, anh ấy có nói : phải rất cảnh giác với "ba cái thằng" bỗng đâu vượt lên trước mình với tốc độ không lớn lắm, lại vòng ở vòng ngoài, dáng vẻ "lờ đờ". Ấy là bọn nhử mồi đấy, phải rất cảnh giác mới được không có là nắc mưu chúng liền.
Thực ra, với MiG-21, khi đã có tốc độ và kéo vút để thoát li thì bọn F-4 không thể theo kịp nên chúng cũng đành phải bỏ cuộc. Còn trong quá trình chúng đi bảo vệ B-52 hoặc bảo vệ cho các tốp cường kích thì kiểu gì chúng cũng phải bám đuổi ta, cố đưa lực lượng tiêm kích của ta vào giao chiến với chúng để bọn kia rảnh tay làm nhiệm vụ. Thực ra, nhiều lúc chúng cũng không phát hiện được máy bay ta vì hầu hêt chúng tôi được dẫn dắt từ phía mặt trời lại, bọn địch nhìn ngược phía mặt trời nên sẽ bị lóa mắt. Thường chúng tôi phát hiện bọn chúng sớm hơn, phần vì ở vị trí có lợi, phần vì chúng đông, phần vì máy bay chúng to hơn máy bay ta nhiều nên khá nhiều trận, chúng tôi luôn ở thế có lợi để chiếm vị công kích. Có trận, máy bay ta công kích, bắn cháy máy bay địch rồi, đến lúc thoát li bọn địch mới "giật mình", đội hình của chúng mới nhốn nháo, hỗn loạn lên.
 

Stent

Xe điện
Biển số
OF-83161
Ngày cấp bằng
18/1/11
Số km
2,599
Động cơ
432,990 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào lạnh
Cảm ơn kụ cup nhá, đọc bài của kụ cũng thấy hay hay :D
 

xinco

Xe hơi
Biển số
OF-134069
Ngày cấp bằng
11/3/12
Số km
162
Động cơ
372,200 Mã lực
E đang hóng đoạn tiếp ạ
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
223
Động cơ
333,722 Mã lực
Xin chào các đồng đội. Với cá nhân tôi, trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ đưa không quân ra đánh phá miền Bắc Việt Nam, tôi trực chiến khá nhiều, xuất kích cũng không phải là ít nhưng thực sự tham gia không chiến chỉ có 13 trận thôi. Tất cả những trận không chiến khó khăn thì không bắn rơi được chiếc nào. Ta không bắn được mà địch cũng không bắn được. Không chiến thì có "không chiến xa" và "không chiến gần". "Không chiến xa" là mình có thể bắn được địch từ xa và ngược lại, địch cũng vậy. Trong "không chiến xa": thì các tình huống có vẻ đơn giản hơn là "không chiến gần". Với "không chiến gần" tức là hai bên đã nhìn thấy nhau, quần nhau "tới số". Trong "không chiến gần" thì khó "làm bàn"hơn "không chiến xa" nhiều. Ví như trận tôi đi với anh Bùi Thanh Liêm ( anh Liêm bay số 2 cho tôi ), hai anh em tôi gặp biên đội 4 chiếc F-4 ( không quân của Hải quân ).Chúng tôi quần nhau kiểu đua ngựa trên mặt bằng ( vòng thúng ) một thôi một hồi. Chúng tôi bám được một đôi và cũng bị một đôi đuổi bám. Tình thế "nhùng nhằng" như vậy mãi. Tôi báo cáo về Sở chỉ huy, xin thoát li và lệnh cho số 2 : " Tình thế "cù nhầy" lắm ! Bám chặt theo tôi để thoát li thôi !". Chũng tôi làm động tác lộn xuống và thoát li ở độ cao cực thấp. Bọn F-4 không dám đuổi theo. Chúng tôi về hạ cánh an toàn trên sân bay Đa Phúc.
Những trận bắn được địch là những trận thời cơ hoàn toàn bất ngờ và ta có lợi trong việc chiếm vị công kích. Với kẻ địch cũng vậy.
Sau khi tôi chuyển ngành ( vào năm 1993 ) thì tôi trở lại bầu trời chỉ với tư cách là hành khách trên các loại máy bay của Hàng không dân dụng. Với phi công MiG-21, cho dù có ở lại Quân chủng thì đến 48 tuổi cũng không được bay nữa vì bấy giờ, các phản xạ đã không còn nhậy như trước nên sẽ không đảm bảo thực sự an toàn cho các chuyến bay nếu mình tham gia bay. Với Hàng không dân dụng thì lại khác, các phi công có thể bay lâu hơn vì có cả tổ bay ( có lái phụ và các thành viên khác nữa ).
Cho tới bây giờ tôi vẫn "mê" MiG-21 bởi các tính năng ưu việt của nó. Nó "nhỏ con" hơn các loại Su, nhưng trong chiến trận thì nó rất dũng mãnh. Nghe tiếng tăng lực của nó khi cất cánh, tôi vẫn thấy rất "người lớn" ! - tôi thường nói với anh em như vậy. Đương nhiên, các loại Su-27, Su-30 có nhiều tính năng với các nhiệm vụ khác hơn MiG-21. Tôi đã được ngồi trong buồng lái của Su rồi, nhưng như người xưa vẫn nói "mối tình đầu bao giờ cũng sâu nặng". Tôi và MiG-21 cũng vậy !
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
223
Động cơ
333,722 Mã lực
Thực ra, những người lính bộ binh đa tài hơn bọn tôi rất nhiều vì tôi từng kết bạn với rất nhiều anh bộ binh và phục các anh ấy lắm. Khi gặp nhau, thế nào các anh ấy cũng ngâm nga : " Chuyện của lính nói hoài không hết ! Chuyện chiến trường kể mãi vẫn hay !". Đúng như vậy thật !. Bàn chân của các anh đi khắp nẻo và không có những bước chân của các anh thì làm sao mà giải quyết được chiến trường ?. Năm tháng trôi qua đi nhưng những gì nó để lại luôn day dứt trong lòng. Cứ mỗi lần qua Khâm Thiên thì tôi lại rưng rưng :

Chiến tranh đã lùi xa 40 năm
Không còn tiếng bom rơi, đạn nổ
Không còn bóng dáng những giao thông hào
những hầm, những hố ...
Chỉ thấy những tòa nhà cao vút, chọc trời
Chỉ thấy những dòng xe cộ với ầm ĩ tiếng còi
Với những bon chen,
toan tính những điều được, mất ...

Trong ồn ã của đời thường tấp nập
Phố Khâm Thiên chìm lắng giữa khói hương
Người thương binh lặng lẽ vượt qua đường
Một chân cụt với chiếc đầu trọc lốc
Nghe tiếng nạng gõ đều đều, khô khốc ...
Nhìn trời cao,
tôi lại khóc âm thầm !

Vậy còn các anh bộ binh với bao nẻo chiến trường, bao mặt trận ... thì còn biết bao điều day dứt hơn thế nữa chứ !. Cũng nhờ có trang quân sử này mà các đồng đội mới được hàn huyên với nhau. Tôi vẫn nhớ lần tôi đến nhà người phi công Anh hùng Nguyễn Nhật Chiêu, anh ấy có nói : " Trải qua suốt từng ấy năm chiến tranh mà bây giờ mấy thằng phi công vẫn còn sống sót được, gặp nhau được, nắm tay nhau còn chặt thế này thì quý giá vô ngần !". Có lẽ đúng vậy ! Những ngày chiến tranh ác liệt ấy qua rồi nhưng nhớ lại vẫn thấy thật ác liệt. Ngồi trong buồng lái đợi lệnh mở máy cất cánh thôi mà đạn đã nổ dày đặc xung quanh và những mảnh đạn rơi đầy, đường lăn, đường băng thì chi chít hố bom, hố đạn. Cũng chẳng biết những quả nào nằm chờ nổ và nằm ở đâu nữa. Lệnh cất cánh là bằng mọi cách phải cho máy bay tách đất. Đánh nhau xong, không có chỗ nào hạ cánh được thì vứt máy bay, nhảy dù để rồi trở về đơn vị lại đi đánh tiếp. Lần gặp gỡ các phi công tham gia chiến đấu năm 1972 vừa rồi, Anh hùng Trần Hanh cũng thổ lộ : " Trong những ngày ấy, quả là không biết sẽ chết vào lúc nào, chết ở đâu và chết thế nào ! Gian nan, ác liệt quá ! Càng về cuối năm 1972 càng ác liệt tợn !"...
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
223
Động cơ
333,722 Mã lực
Ngày 2 tháng 6 năm 1972, tôi bay số 1 và Liêm bay số 2 cất cánh lên vùng trời Kép - Hải Dương đã gặp biên đội 4 thằng F-4 thuộc lực lượng Không quân của Hải quân. Bọn Không quân của Hải quân được trang bị khác với Không quân của Không quân, ngay máy bay của chúng sơn cũng khác nhau. Cũng là màu sơn rằn ri nhưng lực lượng Không quân của Hải quân thì sơn thêm 4 vạch vàng to ở giữa cánh và sát thân. Trình độ bay của chúng cũng khá hơn ( vì chúng phải cất hạ cánh trên tàu sân bay ). Vậy là 2 anh em tôi quân nhau với 4 thằng đó trên cùng một mặt bằng theo kiểu vòng thúng, như vòng đua ngựa của trẻ con ngoài công viên bây giờ ấy. Tôi và Liêm bám đuôi được 2 thàng, quay lại thì cũng thấy 2 thằng đang bám mình. Cự li gần nhau lắm. Tôi còn nhìn rõ khuôn mặt đỏ gay của thằng Mỹ ngồi trong buồng lái cơ mà. Không ai bắn được ai hết vì quá tải của máy bay ta lẫn máy bay địch đều lớn. Tôi nghĩ bụng : " Mình cứ quần nhau mãi thế này thì mình sẽ mất tốc độ. MiG-21 là chúa kị cách đánh quần. Thằng F-4 nó vòng mặt bằng "hay" lắm. Ở cái động tác này nó có thể "ngang ngửa" với MiG-17 được. Mình không nên sa đà theo nó !". Định kéo lên theo phương thẳng đứng thì thấy không ổn, vì như vậy là giơ lưng cho 2 thằng đằng sau, nó "phang" mình ngay khi mình vừa dựng máy bay lên. Chỉ mới vòng có 2 - 3 vòng thôi mà đã thấy thời gian dài lắm rồi. Không tìm cách thoát li ngay khỏi chiến trận thì có thể chưa chắc đã thoát ra nổi cũng nên. Tôi báo cáo về Sở chỉ huy xin thoát li và 2 anh em tôi đã thoát ra khỏi trận không chiến bằng cách lộn ngửa xuống, kéo máy bay bay ở độ cao cực thấp, về sân bay hạ cánh. Sau này, sau chiến tranh, vào năm 1974. Bùi Thanh Liêm lại cùng một nhóm với tôi học ở học viện Không quân mang tên Ga-Ga-Rin. Sau khi tốt nghiệp về nước thì tôi và Liêm mỗi người ở một Trung đoàn. Liêm bị tai nạn khi bay huấn luyện ở khu vực Hòn Dấu - Đồ Sơn. Tổn thất thật vô lí. Những đau đớn, buồn thương của sự hi sinh mất mát trong chiến tranh nó qua đi nhanh hơn là ở trong thời bình. Bà mẹ của Liêm có mỗi mình Liêm là con trai. Bố Liêm cũng là liệt sĩ - ông là người từng bơi ra hồ Hoàn Kiếm, cắm lá cờ đỏ sao vàng lên đó vào những năm kháng chiến chống Pháp. Ông hi sinh ở bên Lào. Mấy năm trước mới đưa được mộ ông về nước. Bà mẹ của Bùi Thanh Liêm, tôi vẫn gọi bằng cô - cô Yến hiện đang sống với chị gái của Liêm, nhà ở Trung Liệt - Hà Nội. Tôi cũng thường gọi điện thăm sức khỏe cô và có dịp nào rảnh là lại đến thăm cô. Hàn huyên với các đồng đội một chút về phi công tiêm kích - phi công vũ trụ dự bị Bùi Thanh Liêm là như vậy. Đừng cho tôi là lan man quá nhé
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
223
Động cơ
333,722 Mã lực
Tôi có thể kể một trận đánh mà anh Bùi Văn Sưu đã tham gia và trận đánh này được coi là một trong những trận đánh trên không dài nhất trong chiến tranh Không quân ở Việt Nam. Đó là trận đánh vào ngày 14 tháng 12 năm 1967. Ngày ấy là ngày đầu tiên của đợt tấn công thứ 7 của KQ Mỹ đánh các mục tiêu xung quanh Hà Nội. Buổi sáng, 30 chiếc F-105 và F-4 tiến hành đánh cầu Long Biên và nhà máy điện Yên Phụ. 1 chiếc F-105D đã bị bắn hạ, phi công bị bắt sống. Bộ Tư lệnh KQ nhận định bọn KQ Mỹ sẽ còn đánh tiếp vào buổi chiều nên đã giao nhiệm vụ cho Trung đoàn KQ 923 và biên đội 4 chiếc của các anh Lưu Huy Chao, Lê Hải, Bùi Văn Sưu và Nguyễn Đình Phúc đã cất cánh vào lúc 13 giờ 11 phút, bay về hướng Nhã Nam nhằm giữ chân tốp cường kích vào đánh sân bay Kép, nhưng thực ra bọn này lại bay xuống phía Nam Hải Dương và vòng lên đánh Hà Nội.. Biên đội phải quay về hạ cánh. Vào lúc hơn 16 giờ, biên đội của các anh lại tiếp tục xuất kích. Địch huy động lực lượng lớn máy bay F-8E và A-4 của các Phi đoàn VF-111 và VF-162 vào đánh phá. Các phi công của ta đã phát hiện được 4 chiếc F-8 từ cự li 20 km. Khi các máy bay A-4 thông báo có MiG, các máy bay F-8 đã lao vào quần nhau với biên đội của anh Lưu Huy Chao. Biên đội của các anh tách thành hai tốp áp sát mục tiêu, một tốp đánh ở độ cao 3000 mét, tốp kia đánh ở độ cao 1500 mét.
Trên bầu trời Ninh Giang - Thanh Hà, hàng chục máy bay F-8 của Hải quân Mỹ và 4 chiếc MiG-17 quần nhau như một trận thư hùng, xoay tít như vòng đua ngựa gỗ, chiếc nọ cố bám theo chiếc kia để công kích. Trận không chiến càng trở nên căng thẳng, ác liệt khi tất cả đã kéo nhau xuống quần đảo ở độ cao cực thấp. Tiếng gầm rít của các động cơ phản lực, tiếng súng, tiếng tên lửa được bắn ra từ các máy bay của ta, của địch làm náo loạn thinh không. Bầu trời tưởng chừng như vỡ vụn bởi các máy bay cắt qua cắt lại đến chóng mặt. Bọn địch liên tục phóng tên lửa nhưng các MiG của ta đều tránh được. Sau 7 phút quần nhau ác liệt, tất cả 4 chiếc MiG của ta đều nổ súng. Số 1 Lưu Huy Chao trong trận này đã bắn rơi 1 chiếc F-8E. Vào lúc 16 giờ 30 phút, Sở chỉ huy lệnh cho biên đội thoát li.
Phía Hải quân Mỹ phải công nhận trận này là trận hai bên thi thố tài năng, trận chiến diễn ra rất ác liệt và các phi công Việt Nam đã chiến đấu rất ngoan cường, thể hiện kỹ thuật không chiến điêu luyện, khiến cả 4 chiếc máy bay F-8 chống trả cực kỳ vất vả. Tổng thời gian của trận không chiến này kéo dài đến 10 phút 45 giây.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top