[Funland] Phân tích và so sánh kinh tế các nước Đông Nam Á qua các số liệu thống kê

Nghen loc

Xe tăng
Biển số
OF-491484
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
1,698
Động cơ
224,195 Mã lực
Tuổi
45
Xong nút An Phú là cũng đỡ kẹt đi rất nhiều.
Tất cả những khách ở Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, 1 phần Bình Dương sẽ không vào TSN nữa. Riêng lượng khách này cũng đỡ cho cao tốc TP.HCM -Long Thành- Giầu Dây được rất nhiều rồi. Dân Bình Dương sẽ đi vành đai 3 ra sân bay.
Dân miền tây cũng qua sân Bay này qua cao tốc Bến Lức- Long Thành. Dân miền tây thì chủ yếu là bay quốc tế chứ nội địa rất ít.
Cao tốc Bến Lức Long Thành mà xong thì hàng hóa miền tây qua cảng Cái Mép, Thị Vải cũng không quá TP.HCM nữa. Cũng giảm tải cho cao tốc TP.HCM-LT-GD.
Tất nhiên việc mở rộng cao tốc này vẫn phải làm.
Thủ tướng đã có Chỉ đạo hỏa tốc về hệ thống giao thông kết nối với sân bay rồi cụ ạ, trong đó:
"Cụ thể, đối với dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan cần hoàn thành thủ tục phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư và tập trung tổ chức thi công. Mục tiêu là hoàn thành dự án này đồng bộ với tiến độ sân bay Long Thành, vào cuối năm 2025. Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành có tổng mức đầu tư 29.600 tỷ đồng. Ban đầu, dự án được dự kiến hoàn thành vào 30/9/2025.

Song song đó, đối với dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải phối hợp với tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai thi công gấp rút, với mục tiêu hoàn thành cơ bản vào năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.

Đối với dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TPHCM - Long Thành, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, và Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) khẩn trương thực hiện các chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc. Dự án này cần hoàn thành cùng với tiến độ của sân bay Long Thành (trước ngày 31/12/2025)".

Nếu mở rộng đường cao tốc TPHCM - Long Thành hoàn thành trước 31/12/2025 thì đúng là một Đại kỳ tích.
.
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
11,578
Động cơ
973,425 Mã lực
Tuổi
40
Thủ tướng đã có Chỉ đạo hỏa tốc về hệ thống giao thông kết nối với sân bay rồi cụ ạ, trong đó:
"Cụ thể, đối với dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan cần hoàn thành thủ tục phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư và tập trung tổ chức thi công. Mục tiêu là hoàn thành dự án này đồng bộ với tiến độ sân bay Long Thành, vào cuối năm 2025. Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành có tổng mức đầu tư 29.600 tỷ đồng. Ban đầu, dự án được dự kiến hoàn thành vào 30/9/2025.

Song song đó, đối với dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải phối hợp với tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai thi công gấp rút, với mục tiêu hoàn thành cơ bản vào năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.

Đối với dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TPHCM - Long Thành, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, và Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) khẩn trương thực hiện các chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc. Dự án này cần hoàn thành cùng với tiến độ của sân bay Long Thành (trước ngày 31/12/2025)".

Nếu mở rộng đường cao tốc TPHCM - Long Thành hoàn thành trước 31/12/2025 thì đúng là một Đại kỳ tích.
.
Mở rộng không xong trong năm nay được.
Đến giờ còn chưa khởi động thì sao xong được.
Được cái là không phải giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên cầu Long Thành vẫn phải xây thêm 1 cái nữa.
Từ sân bay Long Thành ra đi thẳng qua Nhơn Trạch vào vành đai 3, qua cầu Nhơn Trạch rồi kết nối với cao tốc TP.HCM- Long Thành thì ổn. Mở rộng đoạn từ nút An Phú đến nút giao vành đai 3 sẽ nhanh hơn.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,573
Động cơ
210,784 Mã lực
Thủ tướng đã có Chỉ đạo hỏa tốc về hệ thống giao thông kết nối với sân bay rồi cụ ạ, trong đó:
"Cụ thể, đối với dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan cần hoàn thành thủ tục phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư và tập trung tổ chức thi công. Mục tiêu là hoàn thành dự án này đồng bộ với tiến độ sân bay Long Thành, vào cuối năm 2025. Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành có tổng mức đầu tư 29.600 tỷ đồng. Ban đầu, dự án được dự kiến hoàn thành vào 30/9/2025.

Song song đó, đối với dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải phối hợp với tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai thi công gấp rút, với mục tiêu hoàn thành cơ bản vào năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.

Đối với dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TPHCM - Long Thành, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, và Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) khẩn trương thực hiện các chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc. Dự án này cần hoàn thành cùng với tiến độ của sân bay Long Thành (trước ngày 31/12/2025)".

Nếu mở rộng đường cao tốc TPHCM - Long Thành hoàn thành trước 31/12/2025 thì đúng là một Đại kỳ tích.
.
Cao tốc Bến Lức - Long Thành dính sự cố kỹ thuật nứt mố cầu, chả biết phải làm sao (lại 1 dự án tai tiếng của Nhật lùn)
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dính ngay ông Đồng Nát, chắc phải giải tán cái tình đó thì mới khá được.
Cao tốc LT-DG mở được thì còn lâu, nhưng cái có thể giải quyết ngay là cái trạm thu phí và cái cầu Long Thành, nó toàn tắc chổ đó rồi kéo dài ra, chứ trên đường có mấy khi tắc
 

Nghen loc

Xe tăng
Biển số
OF-491484
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
1,698
Động cơ
224,195 Mã lực
Tuổi
45
Mở rộng không xong trong năm nay được.
Đến giờ còn chưa khởi động thì sao xong được.
Được cái là không phải giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên cầu Long Thành vẫn phải xây thêm 1 cái nữa.
Từ sân bay Long Thành ra đi thẳng qua Nhơn Trạch vào vành đai 3, qua cầu Nhơn Trạch rồi kết nối với cao tốc TP.HCM- Long Thành thì ổn. Mở rộng đoạn từ nút An Phú đến nút giao vành đai 3 sẽ nhanh hơn.
Vâng cụ, e thấy ghi là hoàn thành trước ngày 31/12/2025 e hơi bất ngờ. Hơn 20km, mở rộng lên từ 8-10 làn là một khối lượng công việc ko hề nhỏ, Trung Quốc còn có khả năng, còn mình e chưa tin lắm. Riêng hạ tầng Miền Nam từ năm 2027 sẽ là một bộ mặt hoàn toàn khác, các cụ cứ yên tâm nhé.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,573
Động cơ
210,784 Mã lực
Vâng cụ, e thấy ghi là hoàn thành trước ngày 31/12/2025 e hơi bất ngờ. Hơn 20km, mở rộng lên từ 8-10 làn là một khối lượng công việc ko hề nhỏ, Trung Quốc còn có khả năng, còn mình e chưa tin lắm. Riêng hạ tầng Miền Nam từ năm 2027 sẽ là một bộ mặt hoàn toàn khác, các cụ cứ yên tâm nhé.
E thấy CP đợt này đánh mạnh vào hạ tầng, thứ mà đáng lẽ phải làm từ 20 năm trước.
Hy vọng quan trên quyết liệt, xử lý dứt điểm mấy cái ung nhọt đang cản trở
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
11,578
Động cơ
973,425 Mã lực
Tuổi
40
E thấy CP đợt này đánh mạnh vào hạ tầng, thứ mà đáng lẽ phải làm từ 20 năm trước.
Hy vọng quan trên quyết liệt, xử lý dứt điểm mấy cái ung nhọt đang cản trở
20 năm trước thì tiền đâu ra mà làm.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,573
Động cơ
210,784 Mã lực
20 năm trước thì tiền đâu ra mà làm.
Có chứ.
Tuyến cao tốc đầu tiên của VN là SG-Trung Lương, khởi công 2004, đúng 20 năm trước.
Nhưng không hiểu sao sau đó tịt, không có cái cao tốc nào ở Miền Nam nữa.
Trong khi ngoài bắc, đi sau, và giờ nhìn mạng lưới cao tốc ngoài đó mà thấy thèm.
Riêng cái Miền Đông Nam bộ, các thành phố lớn như SG, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu, Tây Ninh đều cực kỳ phù hợp để kết nối cao tốc, với chi phí thấp hơn nhiều so với các vùng khác.
 

QD092000

Xì hơi lốp
Biển số
OF-826282
Ngày cấp bằng
12/2/23
Số km
3,010
Động cơ
547,959 Mã lực
Có chứ.
Tuyến cao tốc đầu tiên của VN là SG-Trung Lương, khởi công 2004, đúng 20 năm trước.
Nhưng không hiểu sao sau đó tịt, không có cái cao tốc nào ở Miền Nam nữa.
Trong khi ngoài bắc, đi sau, và giờ nhìn mạng lưới cao tốc ngoài đó mà thấy thèm.
Riêng cái Miền Đông Nam bộ, các thành phố lớn như SG, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu, Tây Ninh đều cực kỳ phù hợp để kết nối cao tốc, với chi phí thấp hơn nhiều so với các vùng khác.
Hỏi chính quyền và dân các địa phương trong đó ấy cụ. Nhà nước có cấm làm cao tốc đâu? Chính quyền địa phương phải tích cực năng động, tư nhân thấy ngon thì bỏ tiền, dân phải mua vé khi đi mới có cao tốc mà đi. Chứ qua trạm cứ nằm ì phá bot thì ai dám bỏ tiền.
 

nhutwk

Xe hơi
Biển số
OF-862755
Ngày cấp bằng
3/7/24
Số km
129
Động cơ
3,007 Mã lực
Tuổi
23
Hy vọng VN vượt qua bẫy thu nhập trung bình cao theo kế hoạch.
vượt lâu rồi đó cụ công bố trên truyền thông sớm muộn thôi có hay k cũng chẳng quan trọng cứ tập trung mục tiêu quan trọng phía trước
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,573
Động cơ
210,784 Mã lực
Hỏi chính quyền và dân các địa phương trong đó ấy cụ. Nhà nước có cấm làm cao tốc đâu? Chính quyền địa phương phải tích cực năng động, tư nhân thấy ngon thì bỏ tiền, dân phải mua vé khi đi mới có cao tốc mà đi. Chứ qua trạm cứ nằm ì phá bot thì ai dám bỏ tiền.
Thì e đang chưởi đấy.
LĐ SG làm cho thành phố này tụt hậu, giờ thu ngân sách thua cả Hà Nội.
Chỉ cần nhìn những công trình hạ tầng quanh khu em ở, nơi e làm là muốn điên tiết chưởi đây
 

Nghen loc

Xe tăng
Biển số
OF-491484
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
1,698
Động cơ
224,195 Mã lực
Tuổi
45
Có chứ.
Tuyến cao tốc đầu tiên của VN là SG-Trung Lương, khởi công 2004, đúng 20 năm trước.
Nhưng không hiểu sao sau đó tịt, không có cái cao tốc nào ở Miền Nam nữa.
Trong khi ngoài bắc, đi sau, và giờ nhìn mạng lưới cao tốc ngoài đó mà thấy thèm.
Riêng cái Miền Đông Nam bộ, các thành phố lớn như SG, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu, Tây Ninh đều cực kỳ phù hợp để kết nối cao tốc, với chi phí thấp hơn nhiều so với các vùng khác.
Thôi, giờ lãnh đạo nhận thức lại rồi, nên tập trung đầu tư vào hạ tầng là mừng rồi cụ ạ, đến năm 2028, miền nam sẽ có hệ thống cao tốc, đường bộ như sau để cụ yên tâm nhé:
- Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh về đến Cà Mau (trong đó Sài Gòn - Trung Lương mở rộng lên từ 8-10 làn).
- Bến Lức - Long Thành (dân miền Tây đi ra bắc ko phải qua TP HCM nữa).
- Mở rộng cao tốc TPHCM - Long Thành lên từ 8-10 làn.
- Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
- Trục Ngang: Cao tốc Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc.
- Cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài (kết nối với Campuchia).
- Đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh kết nối một số tỉnh Đông nam bộ.
- Cao Tốc Chơn Thành - TP Hồ Chí Minh.
- Cải tạo, mở rộng Lộ Tẻ - Rạch Sỏi.
Với, việc đem vào khai thác Sân bay Long Thành, T2 Tân Sơn Nhất nữa thì Miền Nam chắc chắn sẽ có một bộ mặt cực kỳ hiện đại cụ ạ.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,680
Động cơ
228,975 Mã lực
Hỏi chính quyền và dân các địa phương trong đó ấy cụ. Nhà nước có cấm làm cao tốc đâu? Chính quyền địa phương phải tích cực năng động, tư nhân thấy ngon thì bỏ tiền, dân phải mua vé khi đi mới có cao tốc mà đi. Chứ qua trạm cứ nằm ì phá bot thì ai dám bỏ tiền.
không phải đâu, lúc trước anh Thăng thiết kế cho tư nhân độc quyền làm BOT, nhà nước có làm cũng không được thu phí. Nên mấy đoạn ngon tư nhân lấy ra làm trước, còn đa số Nam bộ đất yếu, chi phí làm cầu đường cao. Giống như cao tốc Bắc Nam hiện giờ mấy đoạn ngon đã tách ra làm BOT trước rồi, còn lại mấy đoạn vắng khách. Anh Út trọc cũng còn vài đoạn chưa kịp làm.
 

QD092000

Xì hơi lốp
Biển số
OF-826282
Ngày cấp bằng
12/2/23
Số km
3,010
Động cơ
547,959 Mã lực
E thấy vừa mới thông qua xây cái trung tâm tc ở tp HCM và ĐN, Tp HCM thì ok thôi, chứ ĐN nghe nó chả có cơ sở nào.
Tất cả hội sở các bank lớn nhất VN đều nằm tại HN, trụ sở các tập đoàn, tcty lớn nhất nước cũngHN, bộ tc, nhnn, ubck đều đóng tại HN, nhân lực cạnh tranh nhất cũng tại HN,. Hn Và vùng kinh tế trọng điểm phía B đang tăng trưởng mạnh, rất cần các thiết chế tài chính pt để hỗ trợ....Vậy nên chính HN mới đủ cơ sở, nền tảng và nhu cầu pt thành trung tâm tc tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Vụ này e thấy duy ý chí lắm, hay lại slogan rồi vứt đó hoặc lãng phí đầu tư rồi bỏ đó thôi.
 

asian4you

Xe tải
Biển số
OF-355483
Ngày cấp bằng
26/2/15
Số km
303
Động cơ
263,809 Mã lực
Cụ nói đúng 3 điểm kia Indo hơn mình nhưng bỏ qua luôn điểm đầu tiên được nhắc đến là “địa chính trị”. Sing vừa ít người, vừa bé nhưng được cái lãnh đạo chuẩn và chính cái vị trí tốt nên được như bây giờ còn gì.
Cái đó lại càng thua đứt đuôi, indo nó hòa bình phát triển bao nhiêu năm, mình thì vẫn cầm súng.
 

hoangnmhp

Xe hơi
Biển số
OF-870508
Ngày cấp bằng
29/10/24
Số km
181
Động cơ
16,615 Mã lực
Tuổi
53
Phát biểu của Chủ tịch Tô Lâm tại Diễn đàn Công nghệ số tập trung chủ yếu vào lĩnh vực điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin, trong đó nêu ra thực trạng và những bất cập của công nghiệp điện tử bán dẫn của Việt Nam hiện nay để thúc đẩy quan điểm và suy nghĩ của các doanh nghiệp trong nước, hướng tới cải thiện trong thời gian tới. Ngoài các chủ trương, chính sách và hỗ trợ của nhà nước nếu có trong thời gian tới, cũng đòi hỏi phải có sự chủ động và quyết tâm của các doanh nghiệp, cũng như chính bản thân mỗi cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Ngành công nghiệp điện tử viễn thông là ngành mà Việt Nam đi sau các nước khá nhiều năm, ví dụ Malaysia đã tiếp cận và phát triển lĩnh vực này từ thập niên 1980, tạo ra nhiều trung tâm công nghệ cao ở vùng phụ cận Kuala Lumpur từ thời kỳ đó, từng gia công lắp ráp bo mạch, thiết bị bán dẫn cho các tập đoàn của nước ngoài ngay từ hồi đó rồi dần dần phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để tham gia vào chuỗi cung ứng, nâng dần giá trị sản xuất nội địa trong ngành, trong khi Việt Nam đi sau gần 3 thập kỷ, và cũng ít có doanh nghiệp của Việt Nam chú trọng đến lĩnh vực này, ngoại trừ Viettel phát triển về lĩnh vực viễn thông, BK và Vin có triển khai sản xuất điện thoại thông minh nhưng không cạnh tranh nổi những tay to toàn cầu. Thực trạng của ngành này, cũng như ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam là điều nhiều người có thể nhận thấy. Điện tử tiêu dùng là lĩnh vực cạnh tranh cực kỳ khốc liệt, rất nhiều tên tuổi một thời trong lĩnh vực điện thoại di động như Nokia, Motorola, Sony, Siemens, Philips, v.v. cũng buộc phải giã từ vũ khí. Chính phủ Mỹ, Phần Lan, Nhật, Đức, Hà Lan có tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của họ không? Chủ doanh nghiệp có quyết tâm và có định hướng chiến lược không? Tất nhiên là có nhưng vẫn không thắng được quy luật của thị trường toàn cầu hoá, thị hiếu và sự ủng hộ của người tiêu dùng. Thời đại hiện nay không còn dễ dàng áp đặt chính sách bảo hộ mậu dịch để bảo vệ hàng hóa trong nước và sản xuất trong nước , dẫn đến lại càng khó khăn hơn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không thể lấy một thực trạng của ngành điện tử viễn thông để phủ nhận thành quả và công sức của nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác. Nội dung chia sẻ của Chủ tịch cũng tập trung ở ngành điện tử bán dẫn, thêm một chút ví dụ liên quan đến ngành dệt may là hai lĩnh vực mà khối ngoại chiếm ưu thế. Ngành công nghiệp chia thành hai nhóm ngành chính là khai thác mỏ và chế biến chế tạo. Khai thác mỏ thì ngoài trừ ngành dầu khí là có vốn đầu tư nước ngoài (Vietsovpetro), còn hầu hết thuộc doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Lĩnh vực chế biến chế tạo thì không phải ngành nào khối FDI cũng có giá trị sản lượng và giá trị xuất khẩu cao nhất. Trong 23 ngành công nghiệp chế biến chế tạo thì các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng cao ở ngành điện tử (hơn 90%), dệt may (khoảng 60%), còn các ngành khác thì tỷ trọng giá trị sản lượng của họ vẫn thấp hơn khối nhà nước và khối tư nhân, ví dụ sắt thép, xi măng, phân bón, thực phẩm, giày dép, gỗ giấy, vật liệu xây dựng, chế tạo kết cấu thép, gia công kim loại, v.v. Business Insider có chia sẻ tin này trên website của họ và FB, nhưng định hướng các chia sẻ của chủ tịch Tô Lâm tại diễn đàn công nghệ số để tạo ra cảm giác là mọi ngành sản xuất khác của Việt Nam thì các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân Việt Nam đều yếu kém, dẫn đến khá nhiều người lên đồng và mượn gió bẻ măng, nước đục thả câu... Như vậy là chưa công bằng với các doanh nghiệp Việt trong nhiều lĩnh vực khác, nơi mà chủ doanh nghiệp và cán bộ nhân viên của họ vẫn cần mẫn mỗi ngày để phát triển doanh nghiệp, góp phần vào việc nâng cao vị thế của đất nước trong lĩnh vực của họ. Cơ chế chính sách chỉ là một trong các điều kiện cần và đủ, mỗi doanh nghiệp và mỗi người lao động mới là tác nhân chính để thành công của doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung. Ngoài ra, nhà nước cũng chỉ định hướng, chủ doanh nghiệp mới là người lựa chọn và quyết định đầu tư vào lĩnh vực nào có lợi và họ có đủ tiềm lực tài chính, nghiên cứu phát triển, công nghệ, vận hành sản xuất và năng lực của bộ máy nhân sự để làm. Hoặc ở giai đoạn này thì họ sẽ tập trung vào lĩnh vực ngành nghề gì, khi đã đủ mạnh thì sẽ tiếp tục đầu ******* lĩnh vực khác. Nước Anh từng là đầu tàu kinh tế thế giới, với rất nhiều ngành công nghiệp dẫn đầu thế giới rồi cũng suy giảm dần như sắt thép, đóng tàu, ô tô, điện tử, thiết bị điện, rất nhiều ngành nghề khác, v.v. dù chính phủ hỗ trợ nhưng doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, đóng cửa nhà máy, hay chuyển nhượng cho nước ngoài do không cạnh tranh nổi về giá thành, sức tiêu thụ hàng hoá giảm thì cũng không nhà nước nào có thể làm hộ doanh nghiệp được. Kinh tế thị trường thì thị trường và khách hàng cũng như năng lực cung cấp sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mới là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp và cả một ngành nghề, chứ không phải là chủ trương chính sách.
Bên dưới là toàn văn nội dung phát biểu của Chủ tịch Tô Lâm, được đặt trong bối cảnh và chủ đề của diễn đàn phát triển công nghệ số mà không bị cắt bỏ bớt để quy thành nhận định của ông về toàn bộ nền công nghiệp hoặc nền kinh tế của Việt Nam như Business Insider đã đưa ra trên trang web và trên FB, dẫn đến khá nhiều bình luận bỉ bôi, chê bai mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh kinh tế của đất nước trên Facebook:
 

KoolKool

Xe hơi
Biển số
OF-473977
Ngày cấp bằng
30/11/16
Số km
147
Động cơ
198,765 Mã lực
GDP Việt Nam với Philipines mấy năm gần đây khá sít sao. Năm nay mình tăng khá tốt hơn 7% đạt khoảng 476 tỷ còn Philipines thì chưa thấy số liệu tổng nhưng hết quý 3 mới được hơn 5% (tra google thì chưa thấy số chính thức nó estimate khoảng 471 tỷ).
Philippines hơn vn mình 10 triệu dân nên tổng gdp nhảy số cao hơn mặc dù tăng % thấp hơn mình. Theo em, đây là 1 cuộc so găng thú vị, giữa 2 nền kinh tế có kiểu cách phát triển khác nhau: 1 ông mạnh xuất khẩu với 1 ông mạnh kiều hối. Nhưng cả 2 đều có khả năng lớn sẽ vượt được thái lan!
 

Phè Văn Phỡn

Xe tăng
Biển số
OF-791534
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
1,565
Động cơ
64,467 Mã lực
Thôi, giờ lãnh đạo nhận thức lại rồi, nên tập trung đầu tư vào hạ tầng là mừng rồi cụ ạ, đến năm 2028, miền nam sẽ có hệ thống cao tốc, đường bộ như sau để cụ yên tâm nhé:
- Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh về đến Cà Mau (trong đó Sài Gòn - Trung Lương mở rộng lên từ 8-10 làn).
- Bến Lức - Long Thành (dân miền Tây đi ra bắc ko phải qua TP HCM nữa).
- Mở rộng cao tốc TPHCM - Long Thành lên từ 8-10 làn.
- Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
- Trục Ngang: Cao tốc Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc.
- Cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài (kết nối với Campuchia).
- Đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh kết nối một số tỉnh Đông nam bộ.
- Cao Tốc Chơn Thành - TP Hồ Chí Minh.
- Cải tạo, mở rộng Lộ Tẻ - Rạch Sỏi.
Với, việc đem vào khai thác Sân bay Long Thành, T2 Tân Sơn Nhất nữa thì Miền Nam chắc chắn sẽ có một bộ mặt cực kỳ hiện đại cụ ạ.
Lèo tèo lắm. Chưa ăn thua. Vẫn kém xa các tỉnh phía Bắc.
 

hoangnmhp

Xe hơi
Biển số
OF-870508
Ngày cấp bằng
29/10/24
Số km
181
Động cơ
16,615 Mã lực
Tuổi
53
Philippines hơn vn mình 10 triệu dân nên tổng gdp nhảy số cao hơn mặc dù tăng % thấp hơn mình. Theo em, đây là 1 cuộc so găng thú vị, giữa 2 nền kinh tế có kiểu cách phát triển khác nhau: 1 ông mạnh xuất khẩu với 1 ông mạnh kiều hối. Nhưng cả 2 đều có khả năng lớn sẽ vượt được thái lan!
Có lẽ năm nay Phi vẫn luôn cao hơn Việt Nam một chút, vì trong cơ cấu GDP của họ tính cả kiều hối. Kiều hối của Phi vẫn thuộc diện top đầu, chưa có số liệu của năm nay, nhưng năm 2022 thì kiều hối của họ hơn 22 tỷ USD, trong khi Việt Nam chỉ hơn 8 tỷ USD. Như vậy khả năng GDP của Phi sẽ có thêm một khoản tầm 25-30 tỷ USD vào GDP, sẽ có thể cao hơn Việt Nam, dù số liệu tổng thể hay từng ngành công nghiệp, nông nghiệp Việt Nam đều cao hơn Phi nhiều
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top