Số liệu về tỷ lệ sở hữu ô tô trên 1000 dân của cụ cung cấp có vẻ sao sao ấy nhỉ. Theo số liệu từ nguồn SEASIA cho riêng khu vực Đông Nam Á và từ nguồn OICA cho các khu vực trên thế giới thì chắc chắn tỷ lệ sở hữu xe của Thái Lan so với Việt Nam là 275/68 = 4,04 lần (không phải gấp 10 lần như cụ nói); của Malaysia so với Việt Nam là 490/68 = 7,2 lần (không phải là gấp 20 lần như cụ chia sẻ). Còn về số lượng xe được sản xuất và tiêu thụ, để so sánh chính xác cần lấy số liệu cả năm thay vì lấy số liệu Quý 1 như của cụ. Lý do là vì chu kỳ mua sắm xe của các nước là khác nhau. Ví dụ, Việt Nam sẽ có chu kỳ mua sắm nhiều vào tầm cuối năm, trước tết. Tương tự, Thái Lan cũng mua sắm xe mới nhiều vào trước tết của họ, nhưng tết của họ vào tháng 4 hoặc tháng 5 hàng năm, do đó mùa cao điểm mua xe và sản xuất của Thái Lan sẽ rơi vào Quý 1, trong khi Việt Nam sẽ rơi vào Quý 4. Cụ có biết Thái Lan đi trước Việt Nam bao nhiêu năm về sản xuất ô tô không, họ bắt đầu từ năm 1960, trong khi đến tận năm 1995 Việt Nam mới lắp ráp những chiếc xe đầu tiên. Tuy nhiên, mọi sự không phải là bất biến, các năm gần đây sản lượng xe của Thái Lan bắt đầu giảm, năm 2024 giảm tới tận 18,5% so với năm ngoái; trong khi Việt Nam đang trong chu kỳ đi lên, với sản lượng năm 2024 cao hơn 22,9% so với năm ngoái, đó là tốc độ khá cao.
Ngoài ra, trong hình chia sẻ của cụ thấy sản lượng xe của Myanmar có vấn đề, như vậy cái biểu đồ của cụ trích dẫn không chính xác. Myanmar bắt đầu lắp ráp xe từ năm 2020, và chỉ sản xuất vài ngàn chiếc mỗi năm, sao mà có sản lượng cao hơn cả Malaysia được.
Chia sẻ một số thông tin dữ liệu để chứng minh như sau:
1. Số lượng xe ô tô sở hữu trên 1000 dân của các nước Đông Nam Á năm 2023 (nguồn SEASIA):
2. Số lượng ô tô sở hữu trên 1000 dân từ nguồn của OICA năm 2020 (Hiệp hội Ô tô Thế giới):
3. Cuối cùng là số liệu về sản xuất ô tô của các nước Đông Nam Á từ năm 1960 trở lại đây (giản lược theo chu kỳ 5 năm một), gồm cả thời điểm bắt đầu sản xuất và số năm kinh nghiệm: