Trước khi de hàng tổng thì phải đỗ ông nghè, VN vẫn rất nhiều cơ cấu thâm dụng lao động cạnh tranh giản đơn bằng chi phí lao động. Nhưng nói nhiều thì lại mang tiếng tư bản bóc lột, không ưu việt nên thôi không nói chuyện lương cao lương thấp nữaĐây không phải là vấn đề. VN không cạnh tranh chứ sao, làm mấy cái khác khủng hơn.
Một bất lợi lớn của VN kéo dài hàng chục năm là chi phí vốn, lãi suất cao do xã hội thiếu vốn. Gần đây có vẻ đã giải quyết được triệt để. Đang chuẩn bị siêu đầu tư, riêng đường sắt metro là 150 tỉ trong 10 năm, rồi điện hạt nhân... Trong khi trên thế giới mặt bằng lãi suất lên cao, chênh lệch ls giữa VN và thế giới thu hẹp, chưa kể VN cũng tiếp cận với vốn vay thương mại nước ngoài nhiều rồi.
Chi phí vốn giảm sẽ mở đường cho VN tự mua sắm đầu tư các khoảng đầu tư lớn như tàu bè, nhà máy, đường sắt. Việc tự đầu tư và ưu tiên nội địa hóa sẽ kích cầu sản xuất nội địa...
Đối với vốn, những cái cụ kể là đầu tư công. Đầu tư công thì chi phí vốn thấp, như trái phiếu CP kỳ hạn 30 năm chỉ khoảng 3%.
So sánh trái phiếu CP các nước ASEAN. VN rẻ thế vốn ứ tội gì ko đầu tư công
Nhưng đầu tư công chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ trong đầu tư toàn xã hội. Chưa tới 20%.
Chi phí vốn đầu tư xã hội VN hiện nay vẫn rất cao, nhất là đầu tư dài hạn chậm thu hồi vốn như công nghiệp năng lượng. Nên thị trường vốn và tài chính tầm nhìn ngắn hạn cũng hạn chế đáng kể khả năng đầu tư lớn, đầu tư dài hạn của xã hội hoá
Bao giờ kéo giảm được lãi suất cho vay VND dài hạn mới thực sự bứt phá, đầu tư quy mô lớn và chiều sâu, bớt thâm dụng lao động, nâng cao năng suất lao động
Chỉnh sửa cuối: