Cháu thưa với cụ thế những người ngoài 55 vs nữ và 60 với nam công chức viêm chức nhà nước họ cũng thành thất nghiệp à cụ
Thực tế những công nhân ngoài 45 họ đểu là những người có tay nghề cao, họ về làm kỹ thuật những công ty, xưởng nhỏ hơn hoặc về có số vốn tự kinh doanh mở cty mở xưởng chứ k thất nghiệp cụ à
Phần lớn chúng ta chỉ nhìn thấy những gì chúng ta mất đi do thay đổi chứ k thể nhìn thấy những gì chúng ta mất đi nếu không thay đổi
chứ giờ giả sử k có FDI e với cụ có 5 xào ruộng nuôi 5 miệng ăn chắc giờ đang chạy ăn từng bữa chứ k có tiền đóng tiền mạng để lên đây tranh luận đâu cụ à
thực tế cụ thấy tỷ trọng của FDI trong tỷ trọng GDP sẽ thấy cái được của FDI
Cụ nói đến một vấn đề rất hay, là một trong những tiêu chí đầu tiên khi xem xét một vấn đề kinh tế phát triển: CHI PHÍ CƠ HỘI (Opportunity cost). Chi phí cơ hội là lợi ích bị bỏ qua có được từ lựa chọn không được chọn. Ví dụ:
- Một ông nhà nước chậm cấp phép vô lý, là do ông ấy chọn hành là chính, làm cho xã hội mất đi lợi ích của việc làm nhanh
- Elon Musk mài đũng quần trên ghế đại học thì mất đi cơ hội làm Zip2, PayPal, Tesla, SpaceX ...
- Một ông có năng lực tự chủ mà suốt đời làm thuê xã hội mất lợi ích của doanh nghiệp mới, thêm nhiều việc làm
- Mua vàng, gửi tiết kiệm là bỏ qua cơ hội ăn lãi đậm hơn từ các kênh đầu tư khác
- Không cải cách thì mất lợi ích đất nước chuyển mình
Tất nhiên đi kèm lợi ích là rủi ro, cần phải đánh giá rủi ro của cơ hội, tự lựa chọn dám làm dám chịu đừng kêu ai
Như đợt covid và sau covid nhiều người bỏ việc làm công nhân may về quê mở tiệm may nhỏ lẻ cũng là một lựa chọn không tệ