Cụ không có số liệu cụ thể nhỉ.
Chủ đề chính của thớt là so sánh quy mô nền kinh tế của các nước Đông Nam Á. Lẽ ra sẽ không bàn đến các chủ đề khác không có liên quan trực tiếp tới quy mô kinh tế, mà sẽ tạo thớt riêng có liên quan hơn
Tuy nhiên, cụ đã đề cập và quan tâm đến vấn đề lao động nước ngoài, thì cũng chia sẻ với cụ một số số liệu thống kê để cụ nhận định khách quan hơn:
Năm 2024, tổng số lao động trong nước của Malaysia là 17,1 triệu người, tổng số lao động người nước ngoài tại Malaysia là 2,65 triệu người, chiếm 15% lực lượng lao động của Malaysia. Tại sao tỷ lệ này lại cao vậy? Lý do là họ không đủ lực lượng lao động cần thiết do quy mô dân số thấp
Trong đó nhiều nhất là lực lượng lao động đến từ Indonesia là 1,12 triệu người, chiếm tới 42,6% tổng số lao động nhập cư tại Malaysia, chủ yếu làm trong ngành nông nghiệp và xây dựng. Rõ ràng là quy mô kinh tế của Indonesia cao hơn gấp nhiều lần so với Malaysia, nhưng do dân số đông nên họ dư lao động để có thể sang các nước khác làm việc.
Đứng thứ hai là lực lượng lao động đến từ Bangladesh với khoảng 300 nghìn người.
Ngoài ra còn nhiều lao động đến từ các nước khác. Lao động người Ấn Độ cũng đông, tập trung vào ngành xây dựng và nông nghiệp (chiếm 80% nhân lực trong ngành dầu cọ của Malaysia).
Lao động người Việt ở Malaysia chỉ có 12,3 nghìn người, chủ yếu làm việc ở ngành sản xuất chế tạo (40%), xây dựng (10%) và dịch vụ (10%). Như vậy số lao động người Việt làm xây dựng tại Malaysia mà cụ nói, nếu tính ra thì chỉ có 1230 người, quá ít ỏi, chưa bằng số công nhân trên công trường xây dựng của một dự án bình bình ở Việt Nam.
Còn lao động nước ngoài ở Việt Nam thì sao? Hiện nay lao động Hàn Quốc tại Việt Nam là hơn 20 nghìn người, chiếm 16% tổng số lao động nước ngoài tại Việt Nam ( từ các số liệu này cụ có thể tự tính được tổng số lao động nước ngoài tại Việt Nam). Trong số đó, 12,4 nghìn người là lao động thuộc nhóm nhân viên, kỹ thuật viên; 7,6 nghìn người thuộc nhóm điều hành, quản lý và giám sát.
Xu hướng toàn cầu, lao động có thể chuyển dịch từ nước này sang nước khác làm việc phù hợp với năng lực và nhu cầu của họ. Nếu sử dụng yếu tố này để đánh giá nước này có nền kinh tế mạnh hơn nước kia thì khá giống kiểu thầy bói xem voi cụ à