Vẫn chưa chuẩn cụ ợ. Tái, chín vẫn là danh từ, chỉ loại thịt được thực khách ưa thích chọn lựa.
1)Thịt sống, đỏ au, thái mỏng, lẫn dăm lát gừng thái chỉ, khi ăn mới bốc vào bát (hoặc trở cán dao đập cho mềm thớ rồi nghiêng mặt dao đập bẹt) rồi chan nước dùng cho tái. Đặc điểm ngọt, mềm, giữ được vị thịt tươi.
2)Chín: thịt bò luộc/hầm cả tảng. thái mỏng, như loại ta hay tự làm để chấm tương gừng. Tùy khả năng mua từ thương lái, hoặc bóc tách lời lãi mà quán sử dụng miếng to hay dùng các bộ phận nhặt nhạnh (bạc nhạc) bó chặt lại bằng chỉ trước khi bỏ vào nồi hầm. Nó chính là tảng thịt hay treo trên móc cùng với bó hành hoa ở các nhà phở gia truyền lâu năm. Đặc điểm: Thơm dịu, ngấm và kết hợp với nước dùng tạo ra vị đặc trưng. Thịt chín này e thấy phở Phú Xuân ở phố Hàng Da thái vừa phải, trông đẹp mắt, ngon, ổn định, chị bán hàng lựa từng miếng thịt xếp vào bát ngay ngắn. Còn hàng phở rong đầu Hàng Trống - Hàng Gai tụi e quen gọi là phở bệt, thì chỉ dùng duy nhất thịt chín loại này kết hợp với nước dùng trong, thanh. 25k bát/chan chan húp húp vỉa hè sát cống, ngon đáo để
mới đây đuổi vỉa hè nó chuyển vào ngõ e chưa ăn lại.
-Các tảng thịt chín sau đó sẽ được pha ra và tùy vị trí trên cơ thể con bò/tùy cấu trúc thớ thịt mà phân ra thành a)Gầu, b)Nạm, c) Chín thông thường. Phần nạm đắt nhất, do dải mỡ nạm trên cơ thể con bò ít.
Cụ gọi Tái gầu, quán sẽ cho cụ bát hỗn hợp gồm 1) và thịt gầu luộc, bình thường như cân đường hộp sữa. Nhưng nếu cụ gọi Gầu tái, quán sẽ bảo a ha anh này sành đây, bốc ít thịt gầu sống rồi mới trần lên cho cụ
. Tương tự, Chín nạm và Nạm chín cũng khác nhau.
Bt quà sáng chỉ có Tái - Chín - Gầu (luộc chín) - Nạm (luộc chín) - Gân (hầm nhừ) - Sốt vang là nhiều, đã là quán to rồi.
Quán kiểu như bò tơ, hoặc các quán lẩu chuyên bò, quán phở tối đặc chủng thì mới có đủ mọi bộ phận của con bò, cả sống và chín.