[Funland] 60 năm trước đây, 2/11/1963, những giờ phút cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm

phuongnam1972

Xe buýt
Biển số
OF-105456
Ngày cấp bằng
11/7/11
Số km
972
Động cơ
315,594 Mã lực
Em mới tìm đc cuốn "Misalliance - Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam" của học giả EDWARD MILLER. (Sách tiếng Anh, bản điện tử PDF.) Bác nào cần, nhắn tin cho em, em sẽ gửi cho nhé (- đừng quên "Vodka" em).
Quyển này hả cụ?
 

ly trà đá

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-838991
Ngày cấp bằng
21/8/23
Số km
484
Động cơ
23,833 Mã lực
Tuổi
56
Tổ lái sang vấn đề nhạy cảm về chính trị, văn hoá, xã hội
Điểm cảnh cáo (Hết hạn 18/11/23)
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,901
Động cơ
1,127,321 Mã lực
Phạm Ngọc Thảo (tiếp)
Đến trang 360 của hồi ký, tướng Đôn vẫn còn tường thuật lại lời của Nguyễn Khánh về vụ mưu toan gọi Phạm Ngọc Thảo về nước để ám hại như sau:
- Còn vấn đề Đại tá Phạm Ngọc Thảo, tại sao anh lại cho Thảo về mà không bắt nó?
- Lúc Thảo làm tuỳ viên báo chí ở toà đại sứ Việt Nam bên Mỹ, tôi đã biết nó mưu mô đảo chính tôi, nên tôi nhờ chính phủ gọi Thảo về cốt để bắt nó. Nhưng khi Thảo rời Washington để về Việt Nam, thì toà đại sứ Việt Nam ở Mỹ không cho hay. Đến khi Thảo về ghé Hồng Kông một đêm, ông lãnh sự tại đây biết và đánh điện tín cho tôi, nhưng hôm ấy nhằm ngày lễ, mãi đến hôm sau, họ mới trình tôi biết thì trễ quá rồi. Phạm Ngọc Thảo về đến Sài gòn thì biến mất cho nên tôi bắt hụt
.
Đọc thêm đoạn văn này, chắc bạn đã thấy rõ: Đây là một cuộc thư hùng, đấu trí một mất một còn giữa một ông Đại tướng, quyền khuynh thiên hạ, dưới tay có hàng triệu quân, nhất hô bá ứng với một ông Đại tá trơn, dưới tay không có một tên quân, và trong tay không có một tấc sắt. Hay còn có thể nói, đây là cuộc chiến sống còn giữa kẻ chính người tà, và giữa những người yêu nước thực sự với kẻ phản dân hại nước!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,901
Động cơ
1,127,321 Mã lực
Sau ngày 19-2-1965
Bây giờ tôi xin trở lại diễn tiến vụ động binh ngày 19-2-1965. Khi Đại tá Thảo và Thiếu tá Trịnh Anh Linh cùng đoàn tuỳ tùng vào Tổng tham mưu, tôi không được phép bám theo, nên lái xe cùng với Sáu Cứ quay về toà soạn, sau khi đã phân công và để lại mấy nhân viên mặc thường phục, dùng xe gắn máy chạy đi liên lạc và săn tin tại các điểm nóng. Họ được lệnh, nếu có tin gì bất ngờ phải điện thoại về toà soạn báo ngay lập tức. Khoảng 3 giờ chiều, tôi được điện thoại báo cho biết Đại tá Thảo và chiến xa đã di chuyển xuống bến Bạch Đằng, và cuộc lục soát trong tư dinh tướng Khánh, gần bên trụ sở của cơ quan Trung ương tình báo, đang diễn ra. Tôi vội xách xe cùng với Sáu Cứ chạy ra bến Bạch Đằng.
Lúc đó Đại tá Thảo đang đứng bên cạnh một chiến xa, trả lời phỏng vấn của mấy ký giả ngoại quốc. Chung quanh Đại tá Thảo, cận vệ và tuỳ tùng đứng đầy. Quần chúng hiếu kỳ cũng bu đến xem đông nghẹt. Kế bên Đại tá Thảo lúc nào cũng thấy có Thiếu tá Linh mập phệ, trên người quấn đầy những băng đạn, chằng chịt trông như các chiến sĩ Mễ Tây Cơ. Tôi cố lách mình vào chỗ Đại tá Thảo để nghe tin tức. Đại tá Thảo nói với tôi vắn tắt: “Nó chạy trốn mất rồi!”
Tôi vô cùng kinh ngạc, khi nghe tin con cá bự đã lọt lưới trong đường tơ kẽ tóc. Bao nhiêu công trình xếp đặt tỉ mỉ hàng tháng trời của chúng tôi trong giây phút chót đã hoá ra mây khói!
Khi Đại tá Thảo ra lệnh cho Thiếu tá Linh đem quân vào khám Chí Hoà, để thả bác sĩ Trần Kim Tuyến ra, thì tôi và Sáu Cứ cũng rời bến Bạch Đằng, trở về toà soạn, lo tiếp tục công việc hằng ngày như thường lệ. Tôi biết ngay sau đó Đại tá Thảo cũng lên xe rời khỏi bến Bạch Đằng và đi vào bí mật luôn.
 

cod

Xe buýt
Biển số
OF-793981
Ngày cấp bằng
18/10/21
Số km
878
Động cơ
56,708 Mã lực
Tuổi
44
Nói tóm lại gia đình Diệm bị tiêu diệt là do gia đình Diệm thực hiện các chính sách gia đình trị, vì quyền lực của gia đình nhà Diệm. Diệm bị Mỹ ghét, các thuộc hạ của Diệm như Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn khánh... ghét, uất ức mà làm đảo chính, chứ đâu phải Diệm có tinh thần dân tộc hay có tinh thần chống cộng.
Muốn hất cẳng Mỹ khỏi VN là do quan điểm cá nhân suy diễn của cụ và nhiều người! Vì nếu ko có Mỹ chống lưng thì nền Đệ nhất CH đấu ko lại mạng lưới cơ sở cách mạng rải khắp 3 miền của chính quyền VNDCCH đâu😊😊

Còn Diệm out là do ông quản lý tồi, gây xung đột tôn giáo nghiêm trọng nên Mỹ buộc lòng phải xử lý. Còn việc bị giết hại dã man là do tư thù cá nhân của tướng lĩnh cấp dưới.😊

Ps: đối với Mỹ thì dù có đồng minh hay đối địch thì việc đàn áp tôn giáo là điều tối kỵ! Mỹ chắc chắn sẽ ra tay, vì nếu ủng hộ những hành vi đàn áp tôn giáo ở cấp độ Nhà nước kiểu Diệm Nhu thì chính XH Mỹ sẽ loạn😎
Theo em thì Mỹ sở dĩ phải loại Diệm vì:
- Không chấp nhận cho quân Mỹ vào miền Nam. Cái này nhiều người cho Diệm yêu nước nhưng nếu yêu nước thì đã chả đi chạy vạy để phá cái Hiệp định Geneve rồi. Hoặc cách ông ta yêu nước là yêu theo kiểu vua yêu lãnh thổ, ko phải một người công dân yêu Tổ quốc. Diệm ko thích cho Mỹ vào miền Nam có thể vì sợ bị mất quyền lực thực tế chứ ko hẳn vì đất nước đâu.
- Chống CS thất bại. Ở trên có cụ nói về ấp chiến lược nhưng thực ra kế hoạch này bị đập te tua từ lâu. Nổi tiếng nhất chính là trận Ấp Bắc đấy. Nếu Diệm chống CS ngon lành thì có khi vẫn tiếp tục đc giữ. Nhưng vì ko thi thố đc khả năng nên sẽ bị loại.
- Thực hiện chính sách gia đình trị. Cái này nó quan hệ tới các tướng lĩnh dưới quyền. Các tướng lĩnh bị xung đột lợi ích với gia đình họ Ngô đến mức phải lựa chọn 1 trong 2. Mỹ nhận thấy ko thể dẹp hết các tướng để giữ Diệm đc, nên đành lựa chọn thôi. Cần nhớ các tướng thời đó đa phần đều có thực tài, như Minh Lớn, Đôn, Kim, Xuân, Đính, Thiệu ... chứ ko phải hạng vớ vẩn như sau này.

Mỹ luôn nhớ Diệm là người của Pháp chứ ko phải do mình tạo nên, dù có mối dây liên kết là Hồng y Spellman. Diệm từng làm cấp Bộ trưởng thời Pháp thuộc, thậm chí chức vụ Thượng thư Bộ Lại là gần như quyền Thủ tướng. Nhu còn đc đào tạo tại Pháp.
 

cod

Xe buýt
Biển số
OF-793981
Ngày cấp bằng
18/10/21
Số km
878
Động cơ
56,708 Mã lực
Tuổi
44
Các tướng tá VNCH hồi ấy nói chung là giỏi chứ, đa phần xuất thần trung lưu trở lên (thậm chí địa chủ, đại địa chủ), đc học hành, đào tạo rất tốt..., trình độ chuyên môn thì rất tốt, phải cái "ăn chơi", "gái gú", "bồ bịch" các kiểu..., ko chịu khép mình vào khuôn khổ thôi... Đội ngũ trí thức ở VNCH hồi ấy cũng rất giỏi...
Đúng rồi cụ! Nếu tướng lĩnh VNCH thời đó ko có thực tài thì Quân Giải phóng ko vất vả như thế suốt bao năm đâu. Cần phải vận dụng rất nhiều thứ, trong đó có cả các tình báo viên hàng khủng, để loại bỏ đc các tướng tài này, nhờ đó mà Quân Giải phóng mới dần chiếm ưu thế trên chiến trường đc. Ví dụ như Minh Lớn, Đôn, Kim, Đính đều bị loại bỏ khỏi quân ngũ cả. Về sau chắc chỉ còn Đỗ Cao Trí đủ tài cân với các tướng bên Giải phóng, còn tầm sư trưởng đổ xuống thì kém hơn nhiều.
 

nhanchauchau

Xe tăng
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
1,955
Động cơ
1,040,922 Mã lực
Cụ đánh giá "giỏi hơn" ở điểm nào khi Quân Giải phóng thua kém Quân lực VNCH về mọi mặt: vũ khí, quân số, xe tăng, máy bay, thiết xa yểm trợ, hậu cần, y tế ... ? Nên nhớ CHƯA BAO GIỜ Quân Giải phóng mạnh hơn Quân lực VNCH ở bất kì mặt nào trong cả cuộc chiến.

Nếu tướng lĩnh QGP kém hơn thì họ bị luộc từ những năm 1963-64 rồi. Ko phải cứ "chịu gian khổ giỏi hơn, tuyên truyền giỏi hơn" là thắng đâu nhé! Chỉ riêng cấp chiến lược thì ko ai bên VNCH giỏi bằng ông Giáp và ông Dũng rồi. Nhìn cách QGP điều binh mới thấy tầm chiến lược của 2 ông này xuất sắc cỡ nào.

Em rất thích đọc Binh pháp Tôn Tử và trong đó có đoạn
"Ta đánh mà chắc thắng là do ta tấn công vào nơi địch không cách gì phòng thủ, ta phòng thủ vững chắc là do ta biết trước nơi sẽ bị địch tấn công.
Người giỏi tiến công là người có thể làm cho địch không biết nơi mà phòng thủ, người giỏi phòng thủ là người có thể làm cho địch không biết phải tiến công vào nơi nào."
=> ông Giáp và ông Dũng đã thực hiện xuất sắc các câu này dưới tình thế cực kì bất lợi, thậm chí là bất lợi chưa từng có luôn. VNCH chỉ cần có 1 tướng chiến lược đủ tầm thế thì cuộc chiến đã khác.

Cụ đừng nghĩ QGP thắng là do tuyên truyền đơn thuần!
Các tướng mà suốt ngày bè cánh, nghi ngờ, cảnh giác, lật đổ nhau thì làm sao đưa ra được chiến lược. Có đưa ra cũng chả ông nào nghe theo!
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,879
Động cơ
248,060 Mã lực
Ôi trời ơi, giờ các cụ lại còn ngồi máy lạnh phán đề sau 6h30. Các cụ khen mấy cụ VNCH giỏi thì nên nhớ lại là từ năm 72 đến năm 75 là bao nhiêu năm nhé. Quân đội với nguồn lực khổng lồ mà thua nhanh như gió thổi!
Nói thế cũng chưa chính xác cụ ạ. Ta không hiểu rõ hoàn cảnh những năm đó để có thể kết luận.
Ta chỉ có thể nói về sự thật:
- Ta Thắng - thế thôi.

Tuy nhiên, sự sụp đổ của VNCH theo em vẫn là một bài học nóng hổi cho dân tộc ngày nay.
Quân ta gian khổ để thống nhất đất nước, chúng ta có lý tưởng cao cả đó, và chúng ta đã quá khổ sau bao năm nô lệ, có gì để mất đâu. Trong khi đó sỹ quan bên VNCH thì lương cao, đội tướng tá thì giàu có (chưa kể đội buôn lậu kiếm tiền khủng nữa). Họ cũng muốn thống nhất Việt nam bằng cách thắng quân ta đó thôi! Nhưng thực tế họ có quá nhiều thứ để mất:
- nhà lầu, xe hơi, lương lậu cao,
- ưu đãi elite trong chế độ so với nhân dân thường khác ở miền Nam
- Con cái du học Anh Mỹ Pháp Ý vv...
- du lịch sang chảnh khắp nơi trên thế giới
- Mua sắm ở các siêu thị hiện đại với các mặt hàng như ở Tây

Nên em nghĩ sự dũng cảm đã bớt đi phần nào :(
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,834
Động cơ
352,070 Mã lực
Nói thế cũng chưa chính xác cụ ạ. Ta không hiểu rõ hoàn cảnh những năm đó để có thể kết luận.
Ta chỉ có thể nói về sự thật:
- Ta Thắng - thế thôi.

Tuy nhiên, sự sụp đổ của VNCH theo em vẫn là một bài học nóng hổi cho dân tộc ngày nay.
Quân ta gian khổ để thống nhất đất nước, chúng ta có lý tưởng cao cả đó, và chúng ta đã quá khổ sau bao năm nô lệ, có gì để mất đâu. Trong khi đó sỹ quan bên VNCH thì lương cao, đội tướng tá thì giàu có (chưa kể đội buôn lậu kiếm tiền khủng nữa). Họ cũng muốn thống nhất Việt nam bằng cách thắng quân ta đó thôi! Nhưng thực tế họ có quá nhiều thứ để mất:
- nhà lầu, xe hơi, lương lậu cao,
- ưu đãi elite trong chế độ so với nhân dân thường khác ở miền Nam
- Con cái du học Anh Mỹ Pháp Ý vv...
- du lịch sang chảnh khắp nơi trên thế giới
- Mua sắm ở các siêu thị hiện đại với các mặt hàng như ở Tây

Nên em nghĩ sự dũng cảm đã bớt đi phần nào :(
Em xin lỗi chứ cuộc chiến mới chấm dứt năm 75 thôi mà, có rất nhiều tài liệu và thông tin về cuộc chiến để chúng ta đọc và nghiên cứu. Đoạn bôi đậm cụ nêu em thấy không liên quan nhau lắm. Họ thắng thì họ mới không mất chứ thua thì mất chắc. Không có quân Mỹ nhảy vào và Bomb Mỹ thì cuộc chiến sẽ chấm dứt nhanh lắm cụ ơi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,901
Động cơ
1,127,321 Mã lực
Phạm Ngọc Thảo (tiếp)
Về tới toà soạn, đầu óc tôi vẫn còn hoang mang, tôi mở máy phát thanh thường trực để đón tin tức về vụ đảo chính đang diễn ra, nhưng thực sự để theo dõi tin tức liên quan đến cá nhân tướng Khánh. Tôi cũng dặn anh tổng thơ ký toà soạn, khi nào nhận được bản tin Việt Tấn Xã, AFP, Reuter hay UPI buổi chiều, ấn bản cuối cùng, nếu có tin tức gì liên quan xa gần đến cuộc đảo chính hôm nay, lập tức lọc riên ra, đưa cho tôi coi trước khi dùng làm tin cho tờ báo. Anh tổng thơ ký toà soạn có hơi ngạc nhiên về sự đặc biệt quan tâm của tôi đối với những tin tức loại này, nhưng tuyệt nhiên không biết tí gì và cũng không nghi ngờ gì về sự liên can của tôi đối với cuộc đảo chính. Từ trước đến nay, những loại tin này ít khi tôi dòm ngó đến. Tôi để cho anh tuỳ nghi chọn lọc, cắt xén và sào nấu thành một bản tin tổng hợp để đăng trên báo.
Chưa đầy 15 phút sau, máy phát thanh trong phòng làm việc của tôi loan tin về tướng Khánh đã chạy thoát đến Vũng Tàu. Có một lực lượng dân sự gọi là “Bảo vệ dân tộc” đã nổi dậy biểu tình chống tướng Khánh và đòi phải thành lập ngay một chính phủ dân sự. Đồng thời, tôi còn nghe đài phát thanh Ba Xuyên loan truyền lời hiệu triệu quân đội của tướng Khánh và kêu gọi các binh sĩ tham dự cuộc đảo chính hãy trở về đơn vị.
Khi bản tin cuối cùng của Việt Tấn Xã về tới, tôi được trình bản tin vắn tắt vế tướng Trần Thiện Khiêm, đang giữ chức vụ đại sứ tại Washington nhưng đã vừa rời nhiệm sở và đang trên đường về Việt Nam, khi nghe tin có đảo chính. Lúc đó, ông Khiêm đã tuyên bố ủng hộ cuộc đảo chính này. Nhưng dọc đường, tướng Khiêm hay tin cuộc đảo chính bất thành, nên đã dừng lại ở Philippines, không về thẳng Sài gòn, theo dự tính.
Khi tướng Khánh hay tin này thì giận lắm, liền ra lệnh phạt ông Đại tướng Trần Thiện Khiêm 60 ngày trọng cấm, và tuyên bố sẽ kêu ông Khiêm về nhốt.
Về phần Đại tá Khiêm đã hưởng ứng cuộc động binh của Đại tá Thảo, nhằm lật đổ tướng Khánh, bị bại lộ và đã bị tướng Khánh ban cho 60 “củ”, dại gì ông ta mang thịt về nạp cho cọp.
Sau khi cuộc săn bắt tướng Khánh đã bị xẩy rồi, các nhân vật chủ mưu cuộc động binh này như: Đại tá Phạm Ngọc Thảo, Thiếu tướng Lâm Văn Phát (tham gia vào giờ chót), đến Sáu Bạch, Năm Vàng, Ba Hưng v.v… đều rút lui ngay vào bí mật. Nhưng các đơn vị chiến xa của Đại uý Ba Hưng vẫn còn nằm chình ình trước cổng Bộ Tổng tham mưu, trên đường Công Lý, cho đến trưa ngày 20-2-1965, như muốn ăn vạ, là vì các sĩ quan chỉ huy cũng đã vọt mất tiêu hết rồi.
Từ đầu đến cuối cuộc động binh này đã không nổ một tiếng súng nào. Theo tôi biết, nếu có nổ súng tức là mạng của tướng Khánh không còn nữa và cuộc động binh đã đạt được mục tiêu tối hậu của nó trong giai đoạn đầu.
Đến đây, tôi nghĩ nên nhường lời lại cho tướng Nguyễn Chánh Thi, lúc bấy giờ ông đã được đề cử làm tư lệnh “Quân đoàn giải phóng thủ đô”. Mặc dù đóng vai tư lệnh Quân đoàn giải phóng thủ đô, nhưng trong quyển hồi ký “Một trời tâm sự” của tướng Thi người ta cũng không tìm được một bí ẩn lịch sử nào, ngoại trừ một vài tiết lộ không quan trọng như sau:
“… Nguồn tin cho biết là tướng Lâm Văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo muốn đến Biên Hoà để gặp tôi và Nguyễn Cao Kỳ, để giảng hoà. Họ đề nghị khi gặp nhau thì có một tướng Mỹ đi theo. Tôi quyết định bay đến Biên hoà để biết rõ tình hình hơn. Một số tướng lãnh, ông Phó Thủ tướng Trần Văn Tuyên, Trung tá Phạm Văn Liễu, cùng một số nhân vật của chính phủ Phan Huy Quát đón tôi tại phi trường Biên Hoà. Sau một hồi thảo luận về cuộc đảo chính thì tướng Nguyễn Khánh lặng lẽ đi vào chỗ chúng tôi với vẻ mặt tiều tuỵ và mệt nhọc. Tôi hỏi tướng Khánh:
“Đại tướng biết vì sao có cuộc đảo chính này không?”
“Chúng nó là một lũ điên - tướng Khánh trả lời - tôi sẽ bắt hết chúng nó. Nếu tôi không mau chân thì chúng nó đã tóm cổ tôi rồi. Tôi không thể dễ dãi nghe thêm những cảm nghĩ lầm lạc ở ông ta. Tôi thấy cần đưa ông ta trở về với thực tế. Trong quá khứ gần, tôi đã một vài lần nói thẳng với ông, nhưng xét ra chưa đủ.
Tôi sẵng giọng:
“Cuộc đảo chính hôm nay là nguyên nhân của cuộc đảo chính bất thành ngày 13-9-1964. Chắc Đại tướng còn nhớ rõ, sau khi dẹp yên cuộc binh biến 13-9-1964, ông đã quên tất cả những lời hứa và chỉ nên bằng lòng với quyền hạn của mình. Ông tin vào lời tâng bốc, nịnh hót, cho nên mới lại xảy ra những chuyện lộn xộn như hôm nay.
Tuy vậy tướng Khánh vẫn chưa chịu tỉnh ngộ. Bọn phiến loạn đã rút đi gần hết, khi chúng tôi tiến đến.
Hôm 21-2, tất cả tướng lãnh của quân đội VNCH đều có mặt. Chúng tôi đều đồng ý là tướng Nguyễn Khánh cần phải được giải nhiệm, vì sự tham quyền cố vị của ông ta rất có hại cho đất nước và dân tộc. Ông ta đã lạm dụng, chia rẽ tôn giáo, và thao túng quân đội. Ông Phan Khắc Sửu không thể lùi, bấm trán một lúc rồi thuận theo. Thế là sắc lệnh ngưng chức Nguyễn Khánh đã ký xong.
Vài chục tiếng đồng hồ sau đó, ngày 25-2-1965, Nguyễn Khánh từ giã Việt Nam, lên máy bay đi làm đại sứ lưu động. Ông được Thủ tướng Phan Huy Quát tưởng thưởng công lao với một huy chương bội tinh cao nhất, làm mọi người ngạc nhiên…
Một trời tâm sự” của Nguyễn Chánh Thi trang 292, 293, 294, và 297).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,901
Động cơ
1,127,321 Mã lực
Đọc đến đây, chắc bạn đọc không khỏi ngạc nhiên, tự hỏi: Một khi đã khẳng định tội trạng của Nguyễn Khánh là: lạm quyền, gây chia rẽ tôn giáo, thao túng quân đội, tham quyền cố vị, rất nguy hại cho đất nước và dân tộc…”, đều là những trọng tội đáng đem ra toà xử án nghiêm chỉnh, để bảo vệ kỷ cương quốc gia và làm gương cho hậu thế, thì tại sao lại chỉ… ngưng chức Tổng tham mưu trưởng quân đội mà thôi?
Rồi lại còn được bổ nhiệm đi làm đại sứ lưu động, biến cái chức “đại sứ của quốc gia” - đại diện cho cả một chánh quyền và một dân tộc ở ngoại quốc - thành một câu châm ngôn tiếu lâm thời đại” được làm vua, thua làm “đại sứ”!
Nếu thâm tâm những người cầm quyền lúc bấy giờ cho rằng đi làm đại sứ lưu động tức là một “hình phạt lưu đày viễn xứ”, vậy tại sao cả một chính phủ đương quyền ra đưa tiễn tại sân bay, rồi còn trân trọng ban tặng cho tên tội đồ trước giờ biệt xứ một huy chương Bội tinh cao quý nhất của quốc gia? Như vậy, chẳng khác nào bôi tro, trát trấu lên giá trị của cái huy chương gọi là cao quý nhất ấy.
Người xưa quan niệm: “Một nước mà văn quan không sợ chết, võ tướng không tham tiền thì nước ấy thịnh trị”.
Suốt hai thời đệ nhất và đệ nhị cộng hoà miền Nam Việt Nam, trải qua hàng mấy chục năm trời, tôi để ý không thấy có một văn quan hay võ tướng nào có được điều kiện tối thiểu và duy nhất ấy. Gần như tất cả đều rất sợ chết và rất ham tiền! Bởi lẽ đó, chỉ tội nghiệp cho quần chúng và tập thể binh sĩ ở miền Nam mà thôi!
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,404
Động cơ
470,309 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Đọc đến đây, chắc bạn đọc không khỏi ngạc nhiên, tự hỏi: Một khi đã khẳng định tội trạng của Nguyễn Khánh là: lạm quyền, gây chia rẽ tôn giáo, thao túng quân đội, tham quyền cố vị, rất nguy hại cho đất nước và dân tộc…”, đều là những trọng tội đáng đem ra toà xử án nghiêm chỉnh, để bảo vệ kỷ cương quốc gia và làm gương cho hậu thế, thì tại sao lại chỉ… ngưng chức Tổng tham mưu trưởng quân đội mà thôi?
Rồi lại còn được bổ nhiệm đi làm đại sứ lưu động, biến cái chức “đại sứ của quốc gia” - đại diện cho cả một chánh quyền và một dân tộc ở ngoại quốc - thành một câu châm ngôn tiếu lâm thời đại” được làm vua, thua làm “đại sứ”!
Nếu thâm tâm những người cầm quyền lúc bấy giờ cho rằng đi làm đại sứ lưu động tức là một “hình phạt lưu đày viễn xứ”, vậy tại sao cả một chính phủ đương quyền ra đưa tiễn tại sân bay, rồi còn trân trọng ban tặng cho tên tội đồ trước giờ biệt xứ một huy chương Bội tinh cao quý nhất của quốc gia? Như vậy, chẳng khác nào bôi tro, trát trấu lên giá trị của cái huy chương gọi là cao quý nhất ấy.
Người xưa quan niệm: “Một nước mà văn quan không sợ chết, võ tướng không tham tiền thì nước ấy thịnh trị”.
Suốt hai thời đệ nhất và đệ nhị cộng hoà miền Nam Việt Nam, trải qua hàng mấy chục năm trời, tôi để ý không thấy có một văn quan hay võ tướng nào có được điều kiện tối thiểu và duy nhất ấy. Gần như tất cả đều rất sợ chết và rất ham tiền! Bởi lẽ đó, chỉ tội nghiệp cho quần chúng và tập thể binh sĩ ở miền Nam mà thôi!
Câu này khá chính xác.
Em thắc mắc thêm tí: Tôi trong bài cụ viết là cụ hay nhân vật khác ạ?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,901
Động cơ
1,127,321 Mã lực
Thua keo này bày keo khác
Sau khi cuộc động binh ngày 19-2-1965 thất bại, tướng Lâm Văn Phát, Đại tá Phạm Ngọc Thảo và Trung tá Lê Hoàng Thao đều về trốn trong một căn phố lầu gần chợ An Đông. Hơn 150 sĩ quan đủ các cấp bậc, thuộc nhiều binh chủng khác nhau, đã phải bỏ đơn vị đi trốn hoặc bị bắt giam trong quân lao.
Trong số các sĩ quan bị bắt giam trong quân lao chờ ngày ra toà xét xử, tôi nhớ có Trung tá Lê Văn Tư, Thiếu tá Hồ Văn Thơm, chỉ huy trưởng Cảnh sát dã chiến bót Hoà Hoà v.v… Thỉnh thoảng tôi có vào thăm mấy anh em này để trấn an tinh thần của họ, đồng thời cũng thông báo tin tức diễn tiến chuẩn bị cuộc động binh kế tiếp. “Thua keo này, bày keo khác”. Anh em ai cũng cảm thấy phấn khởi tinh thần. Duy một mình Lê Văn Tư lúc nào cũng khóc hù hù như con mẹ đàn bà đi chợ đánh mất tiền, sợ về nhà bị chồng bợp tai, đá đít!
Chẳng bao lâu sau, tướng Lâm Văn Phát, Đại tá Thảo, và Trung tá Lê Hoàng Thao cũng chia tay, mỗi người trốn một ngả. Tướng Lâm Văn Phát giả trang làm một chức sắc Cao Đài, lên làng đại học Thủ Đức, lẩn trốn trong biệt thự của bà nghị sĩ Nguyệt Minh, vợ của bác sĩ Nguyễn Văn Thơ. Đại tá Thảo vẫn thường thay đổi chỗ lẩn trốn luôn. Khi thì tại phòng số 111 trong cao ốc đường Ngô Đức Kế, sau lưng toà hành chánh quận Nhất, khi thì trốn trong đường Nguyễn Hoàng, khi thì ở đường Hồng Bàng, khi thì ở biệt thự Trang Hai trong làng đại học Thủ Đức… Thảo không bao giờ ở một chỗ nào lâu quá hai, ba ngày. Nhưng có nhiều khi ông lại đột xuất, đi ngờ ngờ ngay giữa nơi thị tứ, trên đường Lê Lợi, trước mặt toà Đô Chánh, rồi thong thả, ung dung như một khách nhàn du vô sự bước vào hẻm Eden, rồi băng qua ngõ nhà sách Xuân Thu, ra đường Tự Do… Nhiều khi tôi với Đại tá Thảo cùng di chuyển trong một xe, do Bảy Mẹo lái, chạy lòng vòng trong đô thành, mà chẳng thấy có dấu hiệu gì bị nhân viên an ninh theo dõi. Tôi thì chẳng ai biết mặt mũi, nhưng Đại tá Thảo, kể từ khi được bổ nhiệm làm tỉnh trưởng Kiến Hoà, đã bị mưu sát hụt, cho đến ngày 19-2 đảo chính bất thành, báo chí nào cũng đăng tải hình ảnh, dân chúng đô thành ai mà chẳng biết mặt, nghe danh. Tôi để ý thấy mỗi khi di chuyển ra ngoài, Phạm Ngọc Thảo đều mang cặp mắt kiếng đen đậm, nhưng cái vóc dáng với cái đầu tóc hớt cao kiểu nhà binh của ông người quen vẫn dễ nhận ra lắm.
Trong cuộc đảo chính kế tiếp, được hoạch định vào ngày 20-5-1965, tôi thấy có một số sĩ quan đã từng tham gia ngày 19-2-1965, nhưng chưa bị lộ tẩy hay chưa bị bắt, hoặc không chịu ra trình diện như tướng Cao Hảo Hớn, Đại tá Vũ Lộ, Đại tá Cao Minh Châu, Đại tá Đặng Như Tuyết, Đại tá Bùi Dinh, Đại tá Cang (Lực lượng đặc biệt và Biệt động quân), Đại tá Nguyễn Phúc chỉ huy trưởng trung tâm huấn luyện Rạch Dừa (sau năm 1975 đã chết trong tù), Trung tá Lê Hoàng Thao, Thiếu tá Trọng, truyền tin sư đoàn 25, Đại uý thiết giáp Nguyễn Văn Hưng v.v…

Đặc biệt kỳ này không có sự tham gia của Thiếu tướng Lâm Văn Phát, và Đại tá Phạm Văn Liễu, vì Đại tá Liễu đã được Trung tướng Nguyễn Chánh Thi tiến cử với Thủ tướng Phan Huy Quát cho làm Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia, thay thế Đại tá Trần Thanh Bền. Nhưng ngược lại, lực lượng đảo chính của Đại tá Thảo có thêm tướng Quảng và Đại tá Phạm Văn Phú. Nếu tôi nhớ không lầm, lúc đó ông Phú còn mang lon Đại tá và đang làm phó cho tướng Quảng tư lệnh lực lượng đặc biệt ở Nha Trang. Thoạt tiên tướng Quảng nhận lời, lại còn hứa sẽ móc nối với Đại tá Phú, tư lệnh phó, để tung lực lượng đặc biệt vào tham gia đảo chính cho chắc ăn. Nhưng không dè cuộc động binh ngày 20-5-1965 đã bị nội phản khiến bể từ trong trứng nước, nên một số sĩ quan can dự đã bị bắt ngay. Được tin, tướng Quảng lật đật đổ vấy hết cho Đại tá Phú, khiến ông Phú cũng bị điêu đứng mất một thời gian.
Về phía dân sự, tôi thấy có sự hiện diện và ủng hộ tích cực của linh mục Phansico Nguyễn Bình An, thuộc dòng Đa Minh ở Thủ Đức (sau đã chết vì bệnh). Vì thế tôi không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy thỉnh thoảng Đại tá Thảo mặc đồ giả trang làm một tu sĩ dòng Đa Minh trong một vài cuộc di chuyển. Ngoài ra, vẫn còn có sự tham gia của Nguyễn Bảo Kiếm, vẫn trốn lánh trong xóm đạo Thiên Chúa giáo di cư ở Ngã Ba Ông Tạ, dưới sự che chở và giúp đỡ tận tình của linh mục Nguyễn Quang Lãm, nguyên chủ nhiệm nhật báo Xây DỰNG, vốn là một linh mục nằm vùng cho MTGP.
Trong thời gian làm báo ở Việt Nam, tôi giao thiệp khá thân với linh mục Nguyễn Quang Lãm. Tôi thấy ông dễ chơi hơn cha Trần Du, một người vừa quê một cục lại vừa phách lối, kênh kiệu. Dáng người cha Lãm vừa phải, mặt hơi rỗ huê, đã có thời du học ở Pháp, thuộc loại “Prêtre ouvrier”, thiên Cộng, bút hiệu Thiên Hổ. Sau ngày 30-4-1975, người ta mới biết cha Lãm là người của MTGP và chơi rất thân với Trần Bạch Đằng, có bút danh Nguyễn Trường Thiên Lý (người viết cuốn Ván bài lật ngửa)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,901
Động cơ
1,127,321 Mã lực

Ông Giáo-o

Xe tải
Biển số
OF-494313
Ngày cấp bằng
3/3/17
Số km
284
Động cơ
192,177 Mã lực
Câu này khá chính xác.
Em thắc mắc thêm tí: Tôi trong bài cụ viết là cụ hay nhân vật khác ạ?
Cụ Ngao5 đang trích đoạn cuốn sách của nhà báo Đặng Văn Nhâm, chắc cụ ko theo dõi từ trước:

Em có đọc cuốn sách của nhà báo Đặng Văn Nhâm, ông ta kể hậu trường chính quyền Sài Gòn những năm sau khi đảo chính Ngô Đình Diệm
Ông Nhâm cũng thân và cảm tình với ông Phạm Ngọc Thảo
Các cụ vào mạng gõ "Đặng Văn Nhâm, hậu trường chính trị Nam Việt Nam"
Em trích một số đoạn về tướng tá Sài Gòn chơi nhau sau ngày đảo chính và một số đoạn liên quan tới Phạm Ngọc Thảo để các cụ tham khảo, chứ không định hướng gì đâu nhé
****
Tôi còn nhớ có lần Đại tá Phạm Ngọc Thảo và bác sĩ Tuyến đã kể cho tôi nghe về chuyện “đảo chính cụ Diệm” như sau:
- Trong lúc cơn sốt “đảo chính” ở miền Nam đang lên tới cực độ. Đi đâu, ai cũng nghe bàn toàn chuyện đảo chính. Thực sự, lúc bấy giờ trong hậu trường chính trị cũng đã manh nha nhiều cuộc âm mưu đảo chính. Ông Ngô Đình Nhu ngấm ngầm vận động một số tay chân thân tín để làm đảo chính lật đổ Tổng thống Diệm, mở đường cho mình lên nắm toàn thể quyền bính trong tay, hầu dễ dàng đối phó với tình thế rắc rối. Đó là chiến dịch “BRAVO 1”! Trong khi đó các tướng lãnh, qua sự xúi giục của Mỹ, cũng ngấm ngầm liên lạc với nhau, bàn thảo kế hoạch đảo chính. Đó là chiến dịch “BRAVO 2” do Tôn Thất Đính, tương kế tựu kế, làm phản.
Cùng thời điểm ấy, còn có một âm mưu đảo chính khác mà dư luận quần chúng không mấy ai biết đến. Đó là cuộc đảo chính do bác sĩ Trần Kim Tuyến và Đại tá Phạm Ngọc Thảo chủ trương.

Trên danh nghĩa, bác sĩ Trần Kim Tuyến đảm trách mọi việc liên lạc với các nhân vật chính trị, và quân sự, bàn thảo kế hoạch đảo chính. Vì bác sĩ Tuyến vốn có mối giao tình rất tốt đẹp với mọi người, thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau, nhất là phe đối lập với chính phủ. Còn Đại tá Phạm Ngọc Thảo, trong giai đoạn đầu, tạm thời ẩn mặt trong hậu trường. Nhưng chính ông là người lãnh trọng trách phác hoạ mọi kế hoạch điều binh khiển tướng, theo đúng chủ thuyết “chiến tranh không đổ máu” mà ông đã từng nêu ra làm châm ngôn chỉ đạo.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,901
Động cơ
1,127,321 Mã lực
Công việc chuẩn bị cho cuộc đảo chính ngày 20-5-1965 gay go hơn kỳ 19-2 rất nhiều. Nếu cuộc động binh ngày 19-2-1965 được coi là gọn, nhẹ, ít người tham dự, hành động chớp nhoáng, lấy yếu tố bất ngờ làm lợi thế để thành công, thì lần này những yếu tố đó không còn nữa. Đại tá Thảo phải tính tới những đơn vị lớn, đông người tham dự. Theo tôi càng đông thì sự bảo tồn bí mật càng khó khăn thêm, nhất là dễ bị nội ứng hoặc bị tạo phản ngay trong nội bộ.
Một lý do khác nữa, rất đáng cho Đại tá Thảo quan tâm là trường hợp tôi và Sáu Cứ đã bị công an của Phạm Văn Liễu bắt giữ để điều tra mất mấy hôm. Như vậy, chứng tỏ cơ quan an ninh đã được lệnh đặc biệt theo dõi những người bị tình nghi và quan tâm rất nhiều đến cuộc đảo chính, lần nữa có thể xảy ra trong một ngày không xa. Tôi đã trình bày tất cả những yếu tố bất lợi đó cho Đại tá Thảo nghe. Đại tá Thảo ghi nhận các điểm tôi nêu sau đây là đúng:
- Yếu tố bất ngờ của lần đầu tiên đã bị mất. Nguyễn Khánh đã đề phòng cẩn mật hơn.
- Kết nạp đông người mất yếu tố thuần khiết, dễ bị lộ, dễ bị nội gián, tạo phản, liên lạc, điều động cồng kềnh, chậm chạp…
Nhưng, trong lúc ấy, ở vào địa vị của Đại tá Thảo, chỉ có một con đường duy nhất, không chọn lựa nào khác, là tiến tới kỳ cùng: “Được làm vua, thua làm giặc”. Vả lại, tôi thấy ông vẫn có lý của ông. Ông nói như sau:
- Trước hết Nhâm phải biết mục đích của kỳ này khác hẳn với kỳ trước. Kỳ trước ta chỉ tính nắm đầu Nguyễn Khánh để trị tội thôi. Còn kỳ này, ngoài mục đích trị tội tên phá hoại đất nước đó, ta còn cần phải xây dựng một chánh quyền dân sự mạnh mẽ, có đầy đủ uy lực… Về yếu tố bất ngờ, đừng lo, chính chúng mình tạo ra yếu tố đó. Lúc nào mình cũng nắm vai trò chủ động. Đánh lúc nào, ở đâu, và đánh như thế nào, là do chính mình quyết định, chứ không phải tụi nó. Còn vấn đề mai phục, nội gián, tôi cũng đã nghĩ đến, và đề phòng, nhưng không có cách nào hơn được.
Lần này tôi hỏi thẳng Đại tá Thảo về vấn đề đưa ai ra làm Thủ tướng trong tương lai. Anh Thảo đáp:
- Tôi tính sẽ mời ông Hương. Vì không còn ai khác hơn. Còn tướng Đôn sẽ làm Tổng tham mưu trưởng quân đội.
- Nhưng anh liệu ổng có nhận lời không? Sợ ổng trở chứng bất tử thì phiền lắm đó nghe?
Nghe tôi nói, Đại tá Thảo ra chiều suy nghĩ, và nói:
- Tôi đã có nhờ người tiếp xúc rồi…
- Dù sao anh cũng nên tiếp xúc lại với ổng lần nữa trước khi khởi sự, để ông khỏi làm khó dễ, bắt bí mình. Đằng sau lưng ổng còn có nhiều quân sư quạt mo chầu rìa lắm…
Đại tá Thảo gật đầu, nói:
- Mình dự tính đến ngày 18-5 này sẽ cùng với Sáu Bạch (Đặng Như Tuyết) ra Vũng Tàu nói chuyện lại với ổng lần nữa. Nhưng chắc chắn không bao giờ ổng từ chối đâu!
Tôi gật đầu đồng ý với Đại tá Thảo trong câu nói cuối cùng. Vì trong thâm tôi nhận thấy, ông già gân, làm thơ bất hủ: “Ngồi buồn gãi háng, d.ái tăng tăng…”, lúc nào cũng sẽ sẵn sàng xách rổ đi chợ để mua thêm mớ cá ươn cá thúi nữa, và gọi đó là: Chấp nhận hy sinh để phục vụ dân tộc!
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,901
Động cơ
1,127,321 Mã lực
Bị bóp chết từ trong trứng nước!

Cuộc đảo chính ngày 20-5-1965, trên thực tế chưa kịp xảy ra đã bị bể ngay từ khuya 19 rạng ngày 20-5-1965 rồi.
Tối hôm ấy, đúng hẹn, tôi đến góc đường Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế để gặp Đại tá Thảo. Trời đã về khuya, khoảng đường này ban ngày đông đảo bao nhiêu, về đêm lại vắng vẻ bấy nhiêu. Chúng tôi gồm khoảng 5 người, đứng rải rác trong bóng tối của các quán bán hoa. Trong số, tôi chỉ biết có Đại tá Thảo và Bảy Mẹo tài xế, liên lạc viên mà thôi. Đại tá Thảo có vẻ nóng ruột và bồn chồn dữ lắm. Ông coi đồng hồ 2, 3 lần, rồi lấy giấy hí hoáy viết vài chữ trao cho Bảy Mẹo cầm đi. Hắn đã lái xe đi khuất, tôi hỏi:
- Có gì trục trặc không?
Đại tá Thảo thản nhiên đáp:
- Không!
Nhưng từ lúc Bảy Mẹo lái xe đi rồi, tôi để ý thấy Phạm Ngọc Thảo càng có vẻ nóng ruột hơn. Về mặt danh nghĩa, cuộc đảo chính này do Đại tá Bùi Dinh và một số sĩ quan tín đồ Thiên Chúa giáo cầm đầu, nhưng thực tế vẫn do Đại tá Thảo sắp xếp và điều động.
Chúng tôi chờ thêm nửa giờ nữa dưới trời đêm, không thấy động tĩnh gì và cũng chẳng thấy bóng dáng Bảy Mẹo quay trở lại, Đại tá Thảo ra lệnh, mạnh ai nấy… vọt lẹ!
Có lẽ trong đêm cử đồ đại sự ấy chỉ có vài người chúng tôi, trong đó có cả Đại tá Thảo là chưa bị bắt. Còn lại, gần như hầu hết các anh em khác - kể cả dân sự lẫn quân sự - đều đã bị tóm cổ trọn gói, ngay trong lúc đến họp mặt.
C.ông anAn ninh quân đội đã tung người ra bủa một mẻ lưới lớn, vồ được khoảng 17 sĩ quan và 12 dân sự từng tham gia vào cuộc đảo chính ngày 19-2-1965 chưa bị bắt hay không chịu trình diện, và lại còn tiếp tục tham gia cuộc đảo chính ấn định vào nửa đêm ngày 20-5-1965. Những sĩ quan bị bắt ngay trong đêm này mà tôi được biết tin ngay sau đó là: Trung tá Lê Hoàng Thao, Thiếu tá Trọng truyền tin sư đoàn 25, Trung tá Đặng Như Tuyết, Đại uý Hưng, tài xế Bảy Mẹo cùng với mấy người khác nữa mà tôi không biết rõ tên.
Sở dĩ Bảy Mẹo bị bắt vào phút chót, vì như đã kể ở đoạn trên, do Đại tá Thảo viết giấy sai vào căn nhà bí mật ở Nguyễn Hoàng, trong Chợ Lớn, để liên lạc. Bảy Mẹo không ngờ căn nhà ấy, cùng với tất cả anh em sĩ quan đang tập họp trong đó để chờ giờ khởi sự, đã bị An ninh quân đội vồ trọn gói từ lúc chập tối, và nhân viên công lực hãy còn đang mai phục trong đó để bắt thêm những người đến sau. Khi Bảy Mẹo đến gõ cửa và nói mật hiệu, cửa mở ra như thường lệ. Nhưng khi hắn vừa thò đầu vào, liền bị hai người núp bên hai bên hông cửa chụp đầu, đè xấp xuống trong bóng tối, rồi còng ngay lại.
Sau này, theo lời Bảy Mẹo thuật lại cho tôi nghe, bọn An ninh quân đội còn đang bận rộn công việc rình bắt thêm, nên đã không thẩm vấn ngay. Anh ta đợi một lúc khá lâu giả bộ đau bụng xin đi cầu. Nhân viên an ninh không nghi ngờ gì, cho anh ta vào cầu tiêu, nhờ đó mà anh ta đã nuốt luôn tờ giấy nhỏ mà Đại tá Thảo đã trao cho anh ta khi còn đứng ở ngoài đường Nguyễn Huệ. Nhờ đó mà nhóm Đại tá Thảo và tôi đã không bị vồ tại chỗ. Cũng nhờ sự khôn lanh ấy mà Bảy Mẹo đã tự do chối cãi, và không bị kết tội gì quan trọng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top