[Funland] 60 năm trước đây, 2/11/1963, những giờ phút cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Trong số những sĩ quan bị bắt trong dịp này, thiệt thòi thay cho số mạng của Đại uý Hưng, thiết giáp. Tối hôm đó anh đang trú ẩn trong nhà của vợ chồng kỹ sư Kỉnh và cô Ba Thanh Tùng ở đường Nguyễn Hoàng, khu cư xá Hoả Xa, thì công an ập vào bắt. Khi xe chạy ngang cổng trường Pétrus Ký, thình lình Đại uý Hưng nhảy xuống xe đào thoát, liền bị cảnh sát nổ súng bắn chết ngay tại chỗ. Nhưng mới đây, nhân chuyến qua Mỹ, tình cờ tôi đã gặp Trung uý Cung, còn gọi là: Cung Củ Đậu, thuộc tiểu đoàn 6 nhảy dù. Tôi không quen anh ta nhiều, nhưng tôi biết hồi ở Sài gòn, Trung uý Cung đã được chuyển về bộ tư lệnh Cảnh sát một thời gian ngắn. Trung uý Cung cho rằng Đại uý Hưng bị cảnh sát bắn chết vì toan leo rào vượt trại giam của Tổng nha cảnh sát.
Lúc đó “Trung tâm thẩm vấn” của Tổng nha cảnh sát quốc gia, dưới quyền chỉ huy của Đại uý Phan Trung Chánh. Ít lâu sau lên Thiếu tá. Trung tâm thẩm vấn vừa là một nơi lấy khẩu cung, phòng tra tấn, vừa là nơi tạm giam để hoàn tất hồ sơ can cứu, nằm phía sau khuôn viên của Tổng nha, trong một lớp tường cao, kiên cố, lại còn bao bọc bởi nhiều lớp hàng rào giây kẽm gai chằng chịt, nằm chình ình cách rùng rợn ngay trước mặt tiền trường Pétrus Ký. Hồi thời Tây, khoảng thập niên 50 về trước, nơi đây là một sân banh lớn rộng. Thuở còn là học sinh, hôm nào tôi và các bạn cũng đá banh ở đó trước giờ học hay sau giờ tan học. Bởi rành địa thế của Trung tâm thẩm vấn từ trong ra đến ngoài, nên tôi không tin lời chỉ dẫn của Trung uý Cung cho lắm, nhưng để rộng đường dư luận tôi vẫn ghi vào đây.
Tưởng cũng cần nói thêm vài chi tiết về cuộc đời chiến đấu của người sĩ quan bạc mạng này. Đại uý Hưng là anh ruột của một ca sĩ khá nổi danh ở Sài gòn, xuất thân ngành thiết giáp, đã từng tham dự chiến dịch Trương Tấn Bửu, dưới quyền điều động của tướng Mai Hữu Xuân (lúc ấy là tư lệnh miền Đông). Đại uý Hưng đã bị cộng-sản bắt giam một thời gian khá lâu, rồi được thả về. Anh liền bị tướng Mai Hữu Xuân ra lệnh bắt giam trong hầm tối trong trường quân báo Cây Mai, vì tình nghi bị cộng-sản móc nối. Anh ở tù ra được ít lâu thì thăng cấp Đại uý, rồi tham gia đảo chính với Đại tá Phạm Ngọc Thảo.
Về phía dân sự tôi cũng được tin luận sư Trương Như Tảng, em ruột của bác sĩ Trương Như Quýnh, tín đồ Cao Đài giáo, kỹ sư Cao Văn Bổn, Phạm Ngọc Thu, chánh án Biên Hoà, anh ruột của Đại tá Phạm Ngọc Thảo (về sau qua Mỹ ở với vợ chồng người cháu rể là bác sĩ Nguyễn Văn Thế, và ông qua đời tại đó), kỹ sư Phạm Ngọc Hùng, anh ruột của Đại tá Phạm Ngọc Thảo, giám đốc hãng sơn La Phalène ở đường Ngô Đức Kế…
Trong số những người bị bắt kể trên có ba người bị giam chung một phòng tại Trung tâm thẩm vấn thuộc Tổng nha cảnh sát quốc gia là: Luật sư Trương Như Tảng, kỹ sư Cao Văn Bổn, và Đại tá Đặng Như Tuyết.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Sự thật về cái chết của Phạm Ngọc Thảo
Phạm Ngọc Thảo (3).jpg

Đại tá Phạm Ngọc Thảo nhân ngày lễ thăng cấp cho các vị Đại tướng, Chuần Tướng và Đại tá tại Vũng Tàu ngày 10-8-1964

Phạm Ngọc Thảo (2).jpg

1962 - Đại tá Phạm Ngọc Thảo tỉnh trưởng Kiến Hòa và phu nhân thăm Phim trường Universal, Hoa Kỳ

Như bạn đọc đã biết, trong cuộc động binh ngày 19-2-1965 đã có sự tham gia ngấm ngầm của một số sĩ quan Đại Việt gồm: Thiếu tá Dương Văn Tiếp, Trung tá Dương Hiếu Nghĩa, Đại tá Huỳnh Văn Tồn, và Đại tá Phạm Văn Liễu… Những người này không được đặc biệt tin cậy, vả lại lúc bấy giờ họ cũng không có lực lượng binh quyền trong tay, nên không được đóng vai trò then chốt. Nhưng họ vẫn nằm yên, vẫn giữ liên lạc, để theo dõi phe đảo chính. Bề nào thì họ cũng chẳng thiệt hại gì.
Nhưng kể từ khi Đại tá Phạm Văn Liễu nắm được ghế Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia rồi, không khí mới bắt đầu thay đổi. Lúc đó Thiếu tá Dương Văn Tiếp cũng đang được giữ chức trưởng chi cảnh sát quận Thủ Đức. Thiếu tá Dương Văn Tiếp vẫn nuôi trong lòng ước vọng tìm bắt Đại tá Thảo để lập công, và mong được thăng thưởng, nhưng không làm sao tìm ra manh mối nơi lẩn trốn của Đại tá Thảo. Nên nhớ là, ngoài bản án tử hình khiếm diện, toà án còn treo giải thưởng 3 triệu đồng cho bất kỳ ai tố giác hoặc bắt được Đại tá Phạm Ngọc Thảo. Đây cũng là miếng mồi ngon khiến cho Thiếu tá Dương Văn Tiếp nuôi ý đồ tìm tòi chỗ ẩn náu của Phạm Ngọc Thảo.
Bỗng một hôm, dịp may bằng vàng đã tình cờ đến với anh ta. Thiếu tá Tiếp gặp Đại tá Đặng Như Tuyết, một sĩ quan trong nhóm đảo chính, thân cận với Đại tá Thảo. Tiếp đã dùng lời ngon ngọt, khéo léo dò la tông tích của Đại tá Thảo. Đặng Như Tuyết gốc người miền Nam, chân thật, coi Tiếp như một chiến hữu, đã từng tham gia đảo chính 19-2 từ đầu, nên không ngần ngại gì tiết lộ nơi lẩn trốn của Đại tá Thảo cho Thiếu tá Tiếp biết. Lập tức Thiếu tá Tiếp về báo cáo cho Đại tá Liễu.
Lúc này, Đại tá Nguyễn Ngọc Loan đang giữ chức giám đốc Nha An ninh quân đội, và Thiếu tá Nguyễn Mộng Hùng, tự Hùng Xùi, đang giữ chức phó giám đốc.
Tại sao tôi lại biết đích xác chuyện vừa kể trên? Chẳng qua cũng do lời than thở của Đại tá Đặng Như Tuyết với tôi. Một hôm Đặng Như Tuyết đã âu sầu, rũ rượi đến tìm tôi, nước mắt lưng tròng, anh nức nở nói:
- Anh Nhâm ơi, tôi đau khổ lắm… Tôi hối hận vô cùng… Vì thiếu ý thức chính trị, nên tôi đã vô tình tiết lộ chỗ ẩn náu của anh Thảo cho thằng Tiếp biết. Không dè nó đã báo cáo cho Đại tá Liễu để giết anh Thảo!
Về chuyện này, có lần bà Thảo đã hỏi tôi:
- Nghe nói, hồi đó Đặng Như Tuyết đã phản anh Thảo, phải không?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Tôi đã khẳng khái xác định với bà rằng chuyện đó không thể có được, vì tôi thấy từ đầu đến cuối, lúc nào Đặng Như Tuyết cũng hết lòng hết dạ với ông Thảo. Thậm chí, sau khi ông Thảo đã qua đời, lúc nào Đặng Như Tuyết cũng vẫn luôn luôn thương tiếc nhắc nhở đến Đại tá Thảo với tấm lòng mến phục sâu xa. Còn nếu nghi ngờ, cho rằng Đại tá Tuyết đã đóng kịch với tôi, thì tôi thấy Tuyết không phải là một kịch sĩ đủ khả năng để đánh lừa tôi. Vả chăng, nếu thực sự Tuyết mưu phản ông Thảo, đã cố tình chỉ điểm chỗ trú ẩn của Đại tá Thảo cho Thiếu tá Tiếp biết, thì không đời nào Tuyết lại tự thú nhận chuyện sơ xuất, lầm lẫn, thiếu ý thức chính trị ấy với tôi, để tự chuốc lấy mối nghi ngờ vào thân. Hành động như thế Đặng Như Tuyết chẳng được lợi lộc gì cả, mà chỉ thiệt hại thôi. Vả chăng Tuyết thừa biết, tôi quen khá nhiều anh em trong quân đội, an ninh và cảnh sát, đủ mọi phe phái, có liên hệ đến các cuộc binh biến, tôi có thể tìm ra dễ dàng tung tích kẻ phản bội. Ngoài ra, tôi còn kể cho bà Thảo biết thêm một nghi vấn đáng tin cậy khác về sự tạo phản trong cuộc đảo chính ngày 20-5-1965, để bà không còn thắc mắc, nghi oan cho Đặng Như Tuyết nữa.
Trong câu chuyện trao đổi với nhau về cái chết tức tưởi của anh Thảo, có lần tôi đã tò mò hỏi Đặng Như Tuyết:
- Tại sao về sau anh Thảo không còn trú ẩn trong biệt thự Trang Hai ở làng Thủ Đức nữa?
Đặng Như Tuyết đã hằn học đáp:
- Chỉ tại thằng cha Trang, chồng bà Hai, đã khi không nổi ghen bậy, khiến anh Thảo phải dời đi, nên mới sinh ra nông nỗi…
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Theo tôi biết, bây giờ vợ chồng dược sĩ Trang Hai, tuy sống tị nạn ở hải ngoại, nhưng bà Nguyễn Thị Hai vẫn thường đi đi về về Việt Nam, giao dịch với nhà cầm quyền trong nước luôn. Bà ta vốn là người chẳng có ý thức gì về chính trị, không có lý tưởng quốc gia hay cộng-sản, chẳng hề biết đến quyền lợi dân tộc, ngoài mục đính kiếm tiền làm giàu. Bà ta đúng là loại con buôn, sống theo châm ngôn “sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi”!

Xung quanh cái chết của Đại tá Thảo
Trước tiên, tôi phải thú thực điều này: Tôi đã không được dịp đích thân theo dõi từ đầu đến cuối cuộc vây bắt Đại tá Thảo ở khu rừng Chồi. Tôi cũng không được chứng kiến tận mắt những giây phút cuối cùng của đời ông trong Nha An ninh quân đội. Tuy nhiên, tôi vẫn luôn luôn quan tâm tìm hiểu về những chuyện ấy. Tôi đã cố công tìm kiếm, tiếp xúc với nhiều nhân vật khả tín, có liên hệ xa gần với vụ án này, mong rằng sẽ khám tìm ra được phần nào những bí ẩn đã bao trùm kín mít từ năm 1965 đến nay.
Đây là một cái chết không bí ẩn, nhưng lại hết sức phức tạp, chứa đựng nhiều nghi vấn nhất, chẳng khác nào chuyện phim Lã Sinh Môn (Rashomon) của Nhật. Mỗi nhân chứng, thuộc loại khả tín và có thẩm quyền nhất, đều kể “sự thật” theo thấy biết của riêng mình. Thậm chí có người còn kể sự thật “tiền hậu bất nhất”, nhưng ai cũng khăng khăng cho rằng những điều mình kể là đúng. Vì thế, càng lội sâu vào vấn đề, tôi càng thêm hoang mang, thắc mắc hơn. Tôi đã bị điên cái đầu trong nhiều năm qua, khi đi tìm sự thật về cái chết của Đại tá Thảo.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Cho đến hè năm 1997, sau nhiều năm lùng kiếm, tôi đã gặp được Trung tá Nguyễn Mộng Hùng, tục gọi Hùng Xùi, một chứng nhân quan trọng bực nhất, hiện đang ở Milpitas, San José. Lần này, gặp nhau, ông đã vui lòng dành cho tôi một cuộc phỏng vấn ghi âm về cái chết của Phạm Ngọc Thảo, nhưng tôi vẫn chưa được hài lòng lắm. Ngoài ra, mới đây, hồi tháng 4-1999, ở Bolsa, Hoa Kỳ, một chứng nhân bất ngờ là cựu Trung uý nhảy dù Cung Củ Đậu, từng phục vụ một thời gian ngắn trong ngành cảnh sát, thời Đại tá Liễu, đã sốt sắng tự động kể cho tôi nghe vài chuyện liên quan đến mấy vụ “lộn xộn” mà ông là nhân chứng.
Hồi ở Sài gòn, thỉnh thoảng ra vào bộ tư lệnh cảnh sát chơi với Đại tá Liễu và tướng Loan, đôi lần tôi có thấy mặt Trung uý Cung Củ Đậu, nhưng không hề gần gũi hay chuyện trò lần nào. Khi đến Bolsa Hoa Kỳ, thỉnh thoảng gặp ông ở quán cà phê, cũng chỉ chào hỏi qua loa, nên tôi vẫn không biết gì về ông nhiều, do đó chẳng dè ông lại biết cả về cái chết của Đại tá Thảo.
Trong lời kể, Trung uý Cung Củ Đậu cho rằng Trung tá Hùng Xùi đã kể sai một vài chỗ (?). Đến đây, bây giờ, thực tình tôi đâm ra hoang mang, vì cảm thấy “sự thực” về cái chết của Đại tá Thảo chẳng khác nào hiện tượng “nhật thực” năm nay, nên chỉ còn biết ghi hết lại đây, hy vọng mai sau có người nào đủ can đảm hơn, thành thực hơn, dám cống hiến sự thực nguyên chất cho lịch sử, và đồng bào.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Tin tức báo chí và tường thuật của Đại tá Tuyết
Theo tin tức báo chí Việt Nam thời đó, một cuộc hành quân hỗn hợp gồm cảnh sát và An ninh quân đội đã diễn ra vào khuya ngày thứ năm 15-6-1965, tức chưa đầy một tháng sau vụ động binh 20-5-1965, nhắm vào trụ sở dòng tu Đa Minh của cha Phansico Nguyễn Bình An, ở Thủ Đức. Nhưng lúc ấy Đại tá Thảo đã được báo động, kịp thời thoát thân ra khỏi nhà tu, chạy vào lẩn trốn trong nhà một giáo dân lân cận. Cuộc bủa lưới bao vây được nới rộng, Đại tá Phạm Ngọc Thảo vẫn mặc trên người bộ đồ màu nâu của tu sĩ Đa Minh, tiếp tục lẩn trốn, chạy vào khu rừng Chồi…
Sau khi bị lực lượng an ninh săn đuổi và đã bị thương, Đại tá Thảo vẫn còn đủ sức nương theo bóng đêm, tìm đường lẩn trốn trong khu rừng Chồi, đợi cho đến lúc gần sáng, tình hình yên tĩnh, mới bò ra đường cái, kêu xe lam chở đến một nhà thờ ở quận Đức Tu, xin được cứu thương và tạm lẩn trốn. Người tài xế xe lam, đã nhận diện được Thảo, nên sau đó đã đi báo cho cảnh sát sở tại biết, để được lãnh thưởng.
Về phần cha sở của nhà thờ, thay vì cất giấu Đại tá Thảo vào chỗ kín và giữ yên lặng như không có gì xảy ra, để đánh lạc hướng nhân viên an ninh, ông cha sở của nhà thờ này lại đi giựt chuông, báo động om sòm cho giáo dân biết. Nửa đêm, bỗng nhiên nghe tiếng chuông báo động của nhà thờ giáo dân trong vùng liền vác dao, búa, gậy gộc kéo đến quy tụ đông nghẹt chung quanh giáo đường, để bảo vệ.
Người ta chẳng hiểu ông cha ấy hành động như thế với mục đích gì? Có thể ông ta đã biết rõ người bị thương đang mặc nguỵ trang dòng tu Đa Minh chính là Đại tá Phạm Ngọc Thảo, một tín đồ Thiên Chúa giáo làm đảo chính đã lãnh án tử hình khiếm diện và cái đầu được treo giải thưởng đến 3 triệu đồng. Có thể ông ta cũng tiên đoán được người tài xế xe lam thế nào cũng đi báo cảnh sát để lãnh thưởng. Nên ông muốn dùng lực lượng giáo dân trong địa phận để bảo vệ Đại tá Thảo, không cho lực lượng an ninh bắt đi chăng?
Theo tôi, các giả thuyết trên đều hợp lý. Vì ngay sau khi đã phát giác được nơi lẩn trốn của Đại tá Phạm Ngọc Thảo, lực lượng an ninh đã không dám ập vào nhà thờ để bắt người tử tội đem đi. Ngược lại, ông cha xứ ấy cũng không chịu trao Đại tá Thảo cho cơ quan an ninh. Thiếu tá Hiệp, trưởng chi cảnh sát địa phương hiện diện cũng tuyên bố vô thẩm quyền luôn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Đến đây, theo lời Đại tá Tuyết đã kể với tôi: Một cuộc dàn xếp bằng điện thoại đã diễn ra giữa các giới chức cao cấp thuộc tỉnh Biên Hoà, Tổng nha cảnh sát, Nha Giám đốc An ninh quân đội và Bộ Tổng tham mưu quân lực VNCH. Cuối cùng một quyết định đã được đôi bên thoả hiệp là: Đại tá Phạm Ngọc Thảo được giáo dân yểm trợ và hộ tống bằng xe lam, đưa về toà tỉnh Biên Hoà, gặp Đại tá Trần Văn Hai, còn gọi là Hai Trề, Dù (Đại tá Hai xuất thân nhảy dù). Nơi đây, Hai Trề lập tức dùng trực thăng bốc Đại tá Thảo vào Bộ Tổng tham mưu để gặp Đại tướng Cao Văn Viên. Trong cuộc tiếp xúc ngắn ngủi tối hôm 15 rạng ngày thứ sáu 16-6-1965 đó, Đại tá Phạm Ngọc Thảo đã yêu cầu Đại tướng Cao Văn Viên một điều duy nhất:
- Tôi đã bị bắt. Xin Đại tướng can thiệp, tha cho các đàn em của tôi đang còn bị kẹt!
Ngày hôm sau, 16-6-1965, Đại tá Phạm Ngọc Thảo được giải giao về trụ sở An ninh quân đội, và được cấp cho một ghế bố nhà binh để nằm nghỉ lưng.
Theo lời Đại tá Đặng Như Tuyết sáng hôm ấy Tuyết đã vào An ninh quân đội, với hy vọng được thăm Đại tá Thảo. Nhưng anh đã không thành công. Anh chỉ gặp được Thiếu tá Thới, người Nam, chồng của nữ ca sĩ Ngọc Hà. Thiếu tá Thới cho biết Đại tá Thảo vẫn còn đủ sức khoẻ và còn đủ minh mẫn, sáng suốt, để nhờ Thiếu tá Thới gọi điện thoại cho Đại tá Morley, tuỳ viên quân sự của toà đại sứ Anh ở Việt Nam, báo tin cho ông ta biết Đại tá Thảo đã bị bắt. Thiếu tá Thới đã có gọi điện thoại cho Đại tá Morley, nhưng ông này đang đi nghỉ hè, không có mặt ở Việt Nam.
Giả thuyết: Nếu lời tường thuật của Đại tá Tuyết đúng sự thực, thì vết thương trên má của Thảo không trầm trọng lắm, rất phù hợp với tin tức báo chí đã kể ở trên. Nhưng lại không ăn khớp chút nào với lời kể của Hùng Xùi sau này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Bác sĩ Tuyến và tướng Loan nói gì?
Đặng Văn Nhâm.jpg

Bác sĩ Trần Kim Tuyến (phải) nguyên giám đốc cơ quan Mật vụ Phủ Tổng thống và Đặng Văn Nhâm. Hai anh em kết nghĩa
Một dư luận khác cũng cần được ghi nhận, thuở sinh thời, có lần bác sĩ Trần Kim Tuyến đã kể riêng cho tôi nghe chuyện tạo phản của Thiếu tá Tiếp như sau: Nghe đâu Thiếu tá Tiếp có người chú tên thượng sĩ Bình. Hai chú cháu Thiếu tá Tiếp gốc người Phát Diệm, một con chiên ngoan đạo, rất thân cận với cha Trần Ngọc Nhuận. Trước kia, người chú của Thiếu tá Tiếp, tức thượng sĩ Bình vốn là một thượng sĩ Bảo An trong tỉnh Kiến Hoà, làm việc dưới quyền của Đại tá Phạm Ngọc Thảo. Thiếu tá Tiếp dò la biết chỗ ẩn náu của Đại tá Thảo, đã đem kể lại cho chú là thượng sĩ Bình. Thượng sĩ Bình liền báo cáo cho cha Nhuận biết. Cha Trần Ngọc Nhuận là một nhà tu ít học, răng hô mã tấu, quê một cục, cha xứ nhà thờ Phú Nhuận, đã nhờ sự tiến cử của linh mục Hoàng Quỳnh, mà có dịp kết thân với vợ chồng tẩu tướng Nguyễn Văn Thiệu và đã được Nguyễn Văn Thiệu đặc biệt tin dùng như một thứ “siêu cố vấn” của Tổng thống. Cha Nhuận được tin này, vội vàng báo cáo thẳng vô dinh Độc Lập cho Tổng thống Thiệu. Sau đó chính Thiệu đã ra lệnh truy lùng và ra lệnh cho Nha An ninh quân đội phải thủ tiêu Phạm Ngọc Thảo, để diệt trừ một “cái gai nhọn” nguy hiểm.
Theo tôi, trong chánh giới miền Nam, ai cũng biết chuyện, kể từ khi Nguyễn Văn Thiệu lên nắm được quyền hành cao cả trong tay, chỉ đặc biệt thù ghét và lo sợ nhất hai người: Đó là bác sĩ Trần Kim Tuyến và Đại tá Phạm Ngọc Thảo. Muốn được ngồi yên trên ghế Tổng thống để vơ vét tài sản quốc gia, bóc lột dân chúng, moi tiền viện trợ Mỹ, và tha hồ buôn lậu mọi thứ kể cả ma tuý… Nguyễn Văn Thiệu đã đề ra một chủ trương bất di bất dịch là: Không để cho Trần Kim Tuyến và Phạm Ngọc Thảo có dịp cộng tác với nhau. Hai tay mưu sĩ đảm lược này mà có cơ hội bắt tay nhau, mưu đồ đại sự, thì các tẩu tướng và tay chân bộ hạ không sớm thì muộn cũng sẽ phải ra Côn Đảo nằm gỡ lịch Tam Tông Miếu.
Bởi thế, tôi để ý thấy mãi cho đến khi Đại tá Phạm Ngọc Thảo đã bị bóp d.ái chết rồi, thì bác sĩ Trần Kim Tuyến mới được Nguyễn Văn Thiệu thả ra khỏi khám Chí Hoà!
Cái chết bất ngờ của Đại tá Phạm Ngọc Thảo còn tạo nên nhiều luồng dư luận xôn xao trong nước thời bấy giờ. Có người cho rằng tướng Nguyễn Chánh Thi đã ra lệnh cho đàn em thân tín trong Nha An ninh quân đội là Thiếu tá Hùng Xùi, vốn xuất thân nhảy dù, đã phục vụ tướng Thi trước khi qua cảnh sát làm việc với Đại tá Phạm Văn Liễu và Đại tá Nguyễn Ngọc Loan.
Khi Đại tá Loan làm Giám đốc Nha An ninh quân đội, Thiếu tá Hùng Xùi làm Phó Giám đốc. Đến lúc Đại tá Liễu bị tướng Kỳ đá ra khỏi Tổng nha cảnh sát, để đem người bạn thân trong không quân là Đại tá Nguyễn Ngọc Loan vào thay thế, thì Hùng Xùi được Đại tá Loan cử làm trưởng ty cảnh sát quận Nhất…
Tôi đã quen biết tướng Nguyễn Chánh Thi từ hồi ông còn mang lon Đại tá, trước năm 1960, qua sự giới thiệu của Đại uý Lê Đình Thạch, Nha Tâm lý chiến, một bạn chí thân và cũng là đồng hương của tướng Thi. Do đó, tôi thấy lời phao đồn này hoàn toàn sai sự thật. Trước hết, hành động mưu sát ti tiện kiểu sa-đích ấy không hợp với cá tánh và bản chất của ông Thi. Ông Thi chống Cộng, nhưng không có mối thù hiềm cá nhân gì với Đại tá Thảo. Vả lại, từ ngày ở Nam Vang về nước ông Thi chỉ chuyên chú hoạt động nơi vùng hoả tuyến. Việc ông làm tư lệnh quân đoàn giải phóng thủ đô sau ngày 19-2-1965 chỉ có tính cách giai đoạn. Sau đó ông Thi lại trở về quân đoàn I như cũ.
Bây giờ tướng Nguyễn Chánh Thi đang cư ngụ tại Lancaster, tiểu bang Pennsylvania, với gia đình. Thỉnh thoảng tôi với ông vẫn trao đổi thơ từ thăm hỏi và bàn luận thế sự, nhân tình v.v… Ông là một người bạn chân tình trong cuộc đời thay trắng đổi đen này.
Nhưng ngược lại, có nhiều nguồn dư luận đã đề quyết việc ám hại Đại tá Phạm Ngọc Thảo do lệnh của Đại tá Nguyễn Ngọc Loan, lúc đó đang giữ chức giám đốc Nha An ninh quân đội. Đại tá Loan là vị chỉ huy trực tiếp của Thiếu tá Hùng Xùi. Nên Thiếu tá Hùng phải thi hành lệnh thượng cấp. Dĩ nhiên, tôi không biết sự thực như thế nào. Theo tôi suy luận, căn cứ trên nguyên tắc chỉ huy, lời đồn đãi này có phần hợp tình, hợp lý. Nhưng chúng ta nên nhớ Việt Nam không phải là một nước dân chủ pháp trị tây phương, và tâm lý người Việt Nam cũng hoàn toàn không giống người tây phương chút nào. Bên trong có rất nhiều điều lắc léo, cần phải truy tầm nguyên lai thật cặn kẽ.
Hiện nay tướng Loan đã qua đời, nhưng trước đó ông cư ngụ tại Mỹ, ở cách Virginia khá xa. Cuối năm 1991, vào một buổi tối, tướng Loan đã cho một vị cựu sĩ quan không quân, Thiếu tá Văn, đàn em thân tín của ông, đến nhà anh Hồ Văn Đồng, một đồng nghiệp lâu đời nhất của tôi ở Virginia, để đón chúng tôi tới nhà ông chơi.
Khi xưa, ở Việt Nam, lúc ông Loan làm Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia, thỉnh thoảng tôi vẫn vào văn phòng ông lúc buổi sáng, để nói chuyện chơi. Ông thường mời tôi cùng đong với ông ly “trà đá” pha bằng Hennessy. Mỗi lần gặp ông như thế, tôi ra về người nhẹ tưng, chân đi hình như không chấm đất…
Lần này, sau một thời gian dài không gặp gỡ, tôi hỏi ông “ly trà đá”, ông đã đem cho tôi một ly trà đá thực sự, không có Hennessy. Tôi ngạc nhiên hỏi, ông Loan đã cười nửa đùa nửa thật đáp:
- Còn cả tủ kia, nhưng cậu có uống hết được cả chai, tao mới lấy ra!
Từ đó, tôi được biết hiện nay ông Nguyễn Ngọc Loan đã không còn uống Hennessy thay nước trà nữa. Thành quả bất ngờ ấy là do công lao và uy đức của bà tướng Loan. Bà vốn là em gái của luật sư Mai Văn Đại, đã có thời làm thứ trưởng thông tin. Bà là một nữ lưu hiền thục khả kính.
Trong những lần gặp gỡ thân mật như thế, thỉnh thoảng tôi có gợi ý về cái chết của Đại tá Thảo, nhưng ông đều tìm cách đánh trống lảng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Tướng Nguyễn Chánh Thi viết gì về Phạm Ngọc Thảo
Tướng Thi có viết một bài dài về Phạm Ngọc Thảo, đăng 3 kỳ, trên báo Saigon USA, số ra ngày 6-10-97, phát hành tại S. José, Hoa Kỳ. Tôi đã điện thoại nói chuyện và xin phép tướng Thi được trích đăng lại một đoạn liên quan đến cái chết đầy bí ẩn của Đại tá Thảo. Sau đây là nguyên văn:
“Ngày 15-7-1965, Thiếu tá Nguyễn Mộng Hùng được nghỉ phép về Sài gòn một tuần. Ngày 16-7-1965 Đại tá Phạm Văn Liễu Tổng giám đốc cảnh sát công an điện thoại cho tôi biết là đã bắt được Thảo tại vùng Hố Nai (Biên Hoà) sau khi bắn hắn bị thương ở miệng khá nặng? Lúc điện đàm với Liễu, tôi liền cho ý kiến. Việc này nên để cho Nha An ninh quân đội thụ lý thì phải hơn, vì nó tuy là cộng-sản, nhưng nó lại là quân nhân mang cấp bậc Đại tá của Quân đội VNCH ai cũng biết, nên đem ra toà án quân sự xét xử, chứ cảnh sát công an không nên dính vào sẽ bị tai tiếng (lạm quyền) không có lợi. Phạm Văn Liễu cũng cho biết thêm trong lúc đi bắt Phạm Ngọc Thảo có cả Nguyễn Mộng Hùng (Hùng Xùi) tháp tùng?
Và đây là câu chuyện của Nguyễn Mộng Hùng trình lại cho tôi nghe sự việc như sau:
Trong lúc liên lạc và nói chuyện điện thoại vô tuyến với Đại tá Liễu, Hùng Xùi đã nói với Đại tá Liễu nên giao Thảo về An ninh quân đội để thẩm vấn, lấy cung và đưa ra ánh sáng cho cả Mỹ lẫn Việt Nam biết được Thảo là cán bộ tình báo chiến lược của cộng-sản Hà Nội, nhưng sau hết Phạm Ngọc Thảo vì vết thương quá nặng, nếu chữa lành thì đứng trước toà y cũng không nói được (ngọng tiếng).
Hùng trình bày tiếp, sau cuộc phản loạn của Phát và Thảo thất bại, Phạm Ngọc Thảo đến vùng Hố Nai trú ẩn và được một linh mục nhà thờ cho tạm trú, tuy nhiều tin tức của Long An và An ninh quân đội phối hợp cho biết đã tìm ra được đường giây của Phạm Ngọc Thảo. Sau đó lại do một tình báo của An ninh quân đội cho biết là Thảo đang trú ẩn trong một nhà thờ tại Hố Nai. Phối kiểm và nắm được tin tức chính xác, cơ quan an ninh liền phái một toán tình báo đến địa điểm đó để phục kích với mục đích bắt sống hoặc bắn cho bị thương nhẹ trong trường hợp bất khả kháng, chớ không được giết y.
Vào một buổi mờ sáng, theo dự tính của Thảo muốn thoát thân vào mật khu thì bị một toán tình báo phục kích sẵn trước cổng nhà thờ, khi Thảo đi ra khỏi cổng nhà thờ, thấy mình bị phát giác, y bỏ chạy, bị các nhân viên tình báo đuổi theo, một phát súng bắn đuổi trúng từ sau cổ xuyên qua miệng, làm vỡ hàm răng, y ngã gục xuống. Toán phục kích tưởng rằng Thảo đã chết nên bỏ về. Nhưng sau đó được báo cáo lại là Thảo bị thương nặng và y đã bò lần ra một bụi cây rậm cách nhà thờ đó một cây số, cố ý chờ bọn cán bộ nằm vùng đến cứu cấp. Một nhân viên an ninh tình báo phòng Nhì được dân chúng cho biết Phạm Ngọc Thảo còn sống đang ở gần đó, nhân viên này liền đến hiện trường rồi báo cho phòng 2 bộ Tổng tham mưu biết. Phòng 2 Bộ Tổng tham mưu liền đem máy bay trực thăng bốc Thảo đưa về bộ Tổng tham mưu, nhưng thấy hắn bị thương nặng và máu chảy ra quá nhiều, Nha An ninh quân đội điều động một bác sĩ quân y Thuỷ quân lục chiến đến băng bó vết thương và chữa trị cẩn thận.
Chờ Thảo bình phục lấy lại sức khỏe, cuộc thẩm vấn để lấy cung bắt đầu. Vì phát đạn bắn từ sau cổ xuyên qua miệng khá nặng, vỡ mất hàm răng nên Thảo không nói được, chỉ viết để trả lời thẩm vấn. Khi sĩ quan thẩm vấn đi vào chi tiết thì Thảo không chối cãi và đã nhìn nhận y là một cán bộ tình báo chiến lược của Hà Nội, biết ta đã nắm đủ mọi yếu tố cho nên hắn ta nhìn nhận tất cả những việc làm của hắn từ trước đến nay.
Có lẽ hắn cũng biết khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của luật pháp, nên khi nhân viên thẩm vấn hỏi những câu cuối cùng và cũng là câu kết thúc cuộc đời của Phạm Ngọc Thảo, một tay tình báo chiến lược gộc của Hà Nội đã hoạt động phá hoại từ năm 1954 đến 1965 qua hai thời kỳ đệ nhất và đệ nhị cộng hoà.
- Anh có biết chế độ Hà Nội là chế độ độc tài đảng trị tàn bạo, dã man không? Anh có nhận biết tội lỗi của anh đối với nhân dân và quân đội miền Nam không?
Phạm Ngọc Thảo không trả lời còn quay sang chửi bới. Các nhân viên an ninh tức giận, không kềm chế được nên đã hành hung y. Có lẽ vì bị thương khá nặng chưa phục hồi hẳn, nên sau đó Thảo bị bất tỉnh, không cứu cấp được.
Tôi hỏi Thiếu tá Nguyễn Mộng Hùng sao lại xử sự như vậy đối với một tên cán bộ cộng-sản quan trọng như thế, phải đem Thảo ra toà để xét xử cho mọi người đều thấy, sau đó sẽ tính sau, thì được Hùng trả lời:
- Cũng phải thôi, vì tôi biết chắc chả ai chẳng thương tiếc gì tên cộng-sản tình báo chiến lược Hà Nội đó và nhất là Bố già - Hùng Xùi cười xoà - Tôi chả còn muốn hỏi gì thêm nữa vì nghĩ rằng nó đã đền tội rồi.
(Thiếu tá Hùng trình bày sự việc lại cho tôi nghe tại bộ tư lệnh Quân đoàn 1 đóng ở Đà Nẵng, vào những ngày cuối tháng 7-1965, khi anh ta xong công tác trở về lại vùng 1 chiến thuật Y).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Đại tá Thảo đã bị bóp d.ái đến chết?
Ngay tối hôm thứ bảy 17-6-1965, tôi được tin Đại tá Phạm Ngọc Thảo đã bị giết chết tại Nha An ninh quân đội và xác đã đem vào bệnh viện Cộng hoà ngay khuya hôm đó, để làm thủ tục mai táng cấp bách. Theo lời tiết lộ của một sĩ quan quân y trực gác đêm đó cho tôi biết, Đại tá Phạm Ngọc Thảo đã chết vì bị bóp d.ái cho đến chết.
Sau khi vừa hoàn tất xong thủ tục khám nghiệm tử thi, xác của Đại tá Phạm Ngọc Thảo liền được cấp tốc chở đi chôn liền trong nghĩa trang quân đội ở Gò Vấp, và mộ chí đề là “Mộ vô danh đặc biệt B”!
Sau ngày 30-4-1975, nghe đâu ngôi mộ của Đại tá Phạm Ngọc Thảo đã được cải táng về nghĩa trang “liệt sĩ” của ở Thủ Đức, vẫn với quân hàm Đại tá, như dưới chế độ quốc gia.
Vẫn theo lời Đại tá Đặng Như Tuyết kể cho tôi nghe, sau khi Đại tá Phạm Ngọc Thảo đã chết, Tuyết đã tìm cách mua lại chiếc ghế bố đẫm máu mà ông đã nằm trên đó, và gửi cho bà dược sĩ Trang Hai, để làm kỷ niệm!
Vụ án bóp d.ái Đại tá Phạm Ngọc Thảo đến chết đã bị phát giác ngay sau khi thi thể của ông vừa được đưa vào phòng Nhận Bệnh của Tổng Y Viện Cộng hoà. Từ đó dư luận trong nước, đặc biệt nhất là ở thủ đô Sài gòn, nguồn tin Đại tá Phạm Ngọc Thảo đã bị bóp d.ái chết trong Nha Giám đốc An ninh quân đội được loan truyền rất rộng rãi và vô cùng sôi nổi.
Người ta cho rằng luật lệ quốc gia đã bị vứt vào sọt rác rồi, và quân đội đang bị một số tướng lãnh cầm quyền cao cấp, như: Thiệu, Quang, Khiêm, Viên, Thuần, Bình, ngấm ngầm thao túng, cải biến thành một tổ chức “mafia”, để thi hành các dịch vụ ngoài vòng pháp luật, buôn lậu và mua quan bán chức trong xã hội miền Nam đang đi vào một thời kỳ đại loạn.
 

Beu 4x4

Xe điện
Biển số
OF-98137
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
3,112
Động cơ
406,815 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ hay cài cắm nhỉ!
Chiến đấu vì lý tưởng là lý tưởng - vì nền Độc lập, thống nhất và không phụ thuộc. Cụ lại thò cái sổ gạo vào.
Còn nữa nhiều cụ cứ mặc định giới chức và quân sự VNCH giỏi vì đc ăn sung mặc sướng học tây đi sốp binh Thế giới. Giỏi thế mà cầm năng lực quân sự gấp trăm lần quân Giải phóng mà chỉ có phòng ngự thôi cũng thua be bét ra,
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Từ ngày Đại tá Phạm Ngọc Thảo nằm xuống, tôi đi đến đâu, nói chuyện với bất kỳ ai quen biết trong giới quân nhân, trong giới chính trị, hay báo giới… tôi đều nghe mọi người đề quyết: thủ phạm chính là Thiếu tá Nguyễn Mộng Hùng, ngoại hiệu là Hùng Xùi, lúc bấy giờ đang giữ chức Phó Giám đốc An ninh quân đội, làm việc dưới quyền trực tiếp điều khiển của Đại tá Nguyễn Ngọc Loan.
Tôi đã có dịp quen biết Hùng Xùi từ khi anh còn mang lon Trung uý nhảy dù và là sĩ quan thân cận, chánh văn phòng của tướng Nguyễn Chánh Thi. Cái biệt danh Hùng Xùi của anh do các bạn bè trong quân đội gán cho có lẽ để mô tả cái tật: Mỗi khi giận dữ, hay cãi cọ to tiếng, nước miếng, nước bọt “xùi” ra trắng xoá cả hai bên mép, với cái môi dưới thì trề xuống một cách rất ướt át.
Hùng Xùi là một sĩ quan gan dạ, nhưng ngang tàng. Anh rất bộc trực và ăn nói hết sức ồn ào. Trong khi cao hứng chuyện trò, anh còn khua chân múa tay loạn xị.
Đặng Văn Nhâm (2).jpg

Thiếu tá Hùng Xùi khua chân múa tay quát tháo ồm ồm như đang cãi nhau to: “Mẹ… Nhưng nó đíu biết cái gì hết!
Thậm chí, trong những bữa ăn nhậu đông đảo bạn bè thân thích, có người đã đem chuyện “bóp dế” của anh ta ra đùa, tôi thấy anh vẫn vui vẻ, không tỏ ý mảy may mích lòng. Những lúc ấy, anh chỉ hạ giọng ôn tồn nói:
- Cậu mà biết cái đíu gì. Thôi im cái mồm đi cho rồi!
Như thế lâu ngày, tự nhiên dư luận đồn thổi “Hùng Xùi bóp dế Phạm Ngọc Thảo” đã trở thành một chuyện truyền khẩu. Nhưng cần phải tôn trọng sự thật, và có lương tâm nghề nghiệp, nên tôi đã không thể nào tin xuôi theo dư luận hồ đồ như thế được. Tôi phải tìm cho ra căn cơ lý lẽ!
Hiện nay, Thiếu tá Hùng Xùi đang cư ngụ tại Milpitas, San José, California, với gia đình, gồm vợ con đông đảo. Người vợ cũ của anh - cô Liên - hiện đang mở một tiệm ăn khá đông khách trong vùng này. Mỗi lần tôi qua Mỹ, đến San José, tôi thường kéo bạn bè đến quán này ăn nhậu và đấu láo chơi. Trong số có cả những người bạn đã từng quen biết vợ chồng Hùng Xùi từ thuở còn hàn vi, và đã gửi mấy đứa con nhỏ nơi nhà người ấy trên Pleiku…
Cho đến nay, ít ra tôi cũng đã nghe được khoảng một chục anh em sĩ quan trong quân đội, và trong ngành an ninh tình báo của VNCH xác nhận: Chính Hùng Xùi đã bóp d.ái Phạm Ngọc Thảo cho đến chết.
Tôi đã hỏi lại những người ấy, để tìm một sự xác quyết:
- Chính các anh đã trông thấy tận mắt, hay chỉ nghe ai kể lại?
Các bạn đó đã đáp giống nhau gần như rập khuôn:
- Mình không trông thấy tận mắt. Nhưng thằng Hùng Xùi, nó đã xác nhận với mình mà còn phải nghi ngờ gì nữa?
Mới đây, trong một thơ riêng gửi cho tôi, cựu Trung tướng Nguyễn Chánh Thi cũng đã có câu nhắc đến chuyện Hùng Xùi và vụ bóp d.ái Phạm Ngọc Thảo đến chết, để xác minh tinh thần chống Cộng của ông, nhân khi tôi nhắc đến vụ Thiếu tướng điệp báo cộng-sản Sáu Già và nữ điệp viên Trang. Nguyên văn câu ấy như sau:
“… Nguyễn Mộng Hùng có biệt danh là Hùng Xùi người đã chứng kiến tận mắt cuộc tra vấn và bóp chết tên cộng-sản nằm vùng Phạm Ngọc Thảo tại Nha An ninh quân đội Sài gòn, hiện đang sinh sống tại San José…”
Tuy nhiên, tôi vẫn không tin vào lời của những vị ấy, và tiếp tục để tâm tìm hiểu thêm vấn đề.
Theo sự tiết lộ của một người bạn chí thân với tôi, một cựu sĩ quan cấp tá đã từng phục vụ trong ngành An ninh quân đội và trong Phủ đặc uỷ Trung ương tình báo, hiện nay cũng đang cư ngụ tại San Jose, cho biết Trung tá Nguyễn Văn Giáp, nguyên trưởng ban khai thác, thuộc khối công tác Cục An ninh quân đội, và một số sĩ quan khác đã từng tham gia thụ lý Đại tá Thảo trong Nha An ninh quân đội đã kể:
Người đích thân đã dùng tay bóp d.ái Đại tá Phạm Ngọc Thảo cho đến chết chính là Huân Mập, một hạ sĩ quan thân tín của Đại tá Nguyễn Ngọc Loan, đã thừa lúc nửa đêm lẻn vào phòng giam, ám hại Đại tá Phạm Ngọc Thảo theo lệnh của thượng cấp.
Theo tôi tìm hiểu, dường như hiện nay Huân Mập cũng đã qua Mỹ tị nạn ở một vùng nào đó thuộc miền Đông Hoa Kỳ.
Lúc bấy giờ, dĩ nhiên Thiếu tá Hùng Xùi cũng có mặt tại nhiệm sở, và đã tham dự vào các cuộc thẩm vấn Đại tá Phạm Ngọc Thảo. Như thế, nếu quả thật chính bàn tay của Huân Mập đã bóp d.ái Đại tá Phạm Ngọc Thảo cho đến chết, thì hành động tự nhận đã bóp d.ái Đại tá Phạm Ngọc Thảo của Hùng Xùi chỉ là một hành động cướp công của Huân Mập hay sao?
Tôi xin nêu tất cả những dư luận ấy lên đây, để bạn đọc rộng đường phán xét.
Nên biết, trong thời gian cầm quyền ngành An ninh quân đội và cảnh sát quốc gia, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan đã có mấy tay đệ tử trung thành, chuyên dùng để thi hành những công tác đặc biệt, và bí mật, như: khủng bố, ám sát, quăng lựu đạn v.v… Đó là Đại uý Chi, sĩ quan nhảy dù, Huân Mập, Tâm Đen và Hải Dơi.
Bây giờ tôi trở lại vụ án “bóp d.ái Phạm Ngọc Thảo” cho đến chết. Ở miền Nam ai cũng biết thực chất của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu chỉ là một thứ độc tài quân phiệt, dân chủ giả hiệu. Nhưng dù sao cũng là một chế độ pháp trị có phân quyền, gồm có 3 ngành hẳn hoi: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Vụ án bóp d.ái Phạm Ngọc Thảo lại không phải là một vụ án tầm thường. Người ta đã gán cho Thảo từ khi còn sống rất nhiều nhãn hiệu nặng nề như: điệp viên nhị trùng cao cấp của cộng-sản, cộng tác viên của CIA Mỹ, của tình báo Anh, con chiên của các cha Thiên chúa giáo, cán bộ trung ương đảng Cần Lao nhân vị của nhà Ngô, con nuôi của Đức cha Thục v.v… Người ta còn cho rằng Phạm Ngọc Thảo đã làm đảo chính theo lệnh của Mỹ, của Hà Nội.... Vậy, tại sao người ta đã có thể bóp d.ái Phạm Ngọc Thảo cho đến chết trong phòng giam của Nha An ninh quân đội như bóp chết một… con gà?
Bạn đọc thử tưởng tượng, vụ này nếu xảy ra ở Mỹ, hay ở các nước dân chủ Tây phương thì dư luận sẽ sôi sục đến cỡ nào, chính phủ nào còn tồn tại được, và ông tướng, ông tá nào còn được yên thân, không bị đem ra toà xét xử?
Nhưng ở Việt Nam mọi việc lại khác hẳn. Hà Nội không hề lên tiếng một lời nào đó là sự dĩ nhiên. Chính phủ Mỹ và toà đại sứ Mỹ ở Sài gòn cũng làm thinh. Các cha cố di cư, bình thường vẫn hay xách động con chiên trong các xứ đạo Bùi Chu, Phát Diệm, trong các khu di cư Xóm Mới, Ngã Ba Ông Tạ, Ngã Ba Chú Ía, Hố Nai, Gia Kiệm v.v… võ trang xuống đường biểu tình chống đối đủ thứ chuyện, kể cả chuyện tranh nhau với thương phế binh chiếm đất cắm dùi, sao cũng im hơi lặng tiếng luôn?
Thậm chí đến các cơ quan tốí cao trong guồng máy quốc gia, có trách nhiệm bảo vệ luật pháp như Quốc hội và Tối cao pháp viện cũng êm ru, như đang ngủ mê trong giấc kê vàng. Tại sao?
Như vậy, cái lệnh thủ tiêu Phạm Ngọc Thảo phải được ban ra từ một quyền lực tối thượng. Dù sao Hùng Xùi, hay Huân Mập… cũng chỉ là những sĩ quan thừa hành mệnh lệnh do cấp trên ban ra mà thôi!
Với thắc mắc đó, tôi và bác sĩ Tuyến thỉnh thoảng vẫn đem cái chết của Phạm Ngọc Thảo ra làm đề tài thảo luận. bác sĩ Tuyến nói:
- Thiếu tá Hùng Xùi đã giết Phạm Ngọc Thảo chắc là do lệnh từ dinh Độc Lập, tức là từ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Một số người thấy Nguyễn Ngọc Loan vốn là bạn thân của Nguyễn Cao Kỳ, nên vội nghi ngay cho Loan đã thi hành chỉ thị của Nguyễn Cao Kỳ mà giết Phạm Ngọc Thảo. Nhưng theo sự nhận xét của mình, thằng Kỳ là một thằng tếu, phổi bò, nó không đủ can đảm, và cũng không có đủ thâm sâu, hiểm độc đến nỗi dám giết người tàn nhẫn như thế. Hành động này chỉ có Nguyễn Văn Thiệu, vốn là một tên gian ác, nó mới dám làm chuyện thất đức ấy mà thôi!
Ngược lại, đã có người không đồng ý hoàn toàn với bác sĩ Tuyến. Người đó đã căn cứ trên các hành động táo bạo vượt bực của tướng Loan mà các báo trong nước lẫn ngoại quốc đều đã đăng tải, nhất là sự tiết lộ mới đây của cựu Trung uý Cung Củ Đậu, cho biết tướng Loan đã từng chỉ thị (giờ chót thu hồi lại) cho Cung Củ Đậu phải xô cả đoàn can phạm vụ “bàn thờ xuống đường” ở miền Trung, gồm Thích Trí Quang, Cò Dzu, bác sĩ Mẫn, Đại tá Đàm Quang Yêu v.v… xuống phi cơ, cho chết nát xương trong rừng ở Pleiku, để đi đến kết luận rằng: Vụ bóp d.ái Phạm Ngọc Thảo đến chết không do Thiệu mà cũng chẳng do Kỳ, chính do tướng Loan mà thôi!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Thậm chí, trong những bữa ăn nhậu đông đảo bạn bè thân thích, có người đã đem chuyện “bóp dế” của anh ta ra đùa, tôi thấy anh vẫn vui vẻ, không tỏ ý mảy may mích lòng. Những lúc ấy, anh chỉ hạ giọng ôn tồn nói:
- Cậu mà biết cái đíu gì. Thôi im cái mồm đi cho rồi!
Như thế lâu ngày, tự nhiên dư luận đồn thổi “Hùng Xùi bóp dế Phạm Ngọc Thảo” đã trở thành một chuyện truyền khẩu. Nhưng cần phải tôn trọng sự thật, và có lương tâm nghề nghiệp, nên tôi đã không thể nào tin xuôi theo dư luận hồ đồ như thế được. Tôi phải tìm cho ra căn cơ lý lẽ!
Hiện nay, Thiếu tá Hùng Xùi đang cư ngụ tại Milpitas, San José, California, với gia đình, gồm vợ con đông đảo. Người vợ cũ của anh - cô Liên - hiện đang mở một tiệm ăn khá đông khách trong vùng này. Mỗi lần tôi qua Mỹ, đến San José, tôi thường kéo bạn bè đến quán này ăn nhậu và đấu láo chơi. Trong số có cả những người bạn đã từng quen biết vợ chồng Hùng Xùi từ thuở còn hàn vi, và đã gửi mấy đứa con nhỏ nơi nhà người ấy trên Pleiku…
Cho đến nay, ít ra tôi cũng đã nghe được khoảng một chục anh em sĩ quan trong quân đội, và trong ngành an ninh tình báo của VNCH xác nhận: Chính Hùng Xùi đã bóp d.ái Phạm Ngọc Thảo cho đến chết.
Tôi đã hỏi lại những người ấy, để tìm một sự xác quyết:
- Chính các anh đã trông thấy tận mắt, hay chỉ nghe ai kể lại?
Các bạn đó đã đáp giống nhau gần như rập khuôn:
- Mình không trông thấy tận mắt. Nhưng thằng Hùng Xùi, nó đã xác nhận với mình mà còn phải nghi ngờ gì nữa?
Mới đây, trong một thơ riêng gửi cho tôi, cựu Trung tướng Nguyễn Chánh Thi cũng đã có câu nhắc đến chuyện Hùng Xùi và vụ bóp d.ái Phạm Ngọc Thảo đến chết, để xác minh tinh thần chống Cộng của ông, nhân khi tôi nhắc đến vụ Thiếu tướng điệp báo cộng-sản Sáu Già và nữ điệp viên Trang. Nguyên văn câu ấy như sau:
“… Nguyễn Mộng Hùng có biệt danh là Hùng Xùi người đã chứng kiến tận mắt cuộc tra vấn và bóp chết tên cộng-sản nằm vùng Phạm Ngọc Thảo tại Nha An ninh quân đội Sài gòn, hiện đang sinh sống tại San José…”
Tuy nhiên, tôi vẫn không tin vào lời của những vị ấy, và tiếp tục để tâm tìm hiểu thêm vấn đề.
Theo sự tiết lộ của một người bạn chí thân với tôi, một cựu sĩ quan cấp tá đã từng phục vụ trong ngành An ninh quân đội và trong Phủ đặc uỷ Trung ương tình báo, hiện nay cũng đang cư ngụ tại San Jose, cho biết Trung tá Nguyễn Văn Giáp, nguyên trưởng ban khai thác, thuộc khối công tác Cục An ninh quân đội, và một số sĩ quan khác đã từng tham gia thụ lý Đại tá Thảo trong Nha An ninh quân đội đã kể:
Người đích thân đã dùng tay bóp d.ái Đại tá Phạm Ngọc Thảo cho đến chết chính là Huân Mập, một hạ sĩ quan thân tín của Đại tá Nguyễn Ngọc Loan, đã thừa lúc nửa đêm lẻn vào phòng giam, ám hại Đại tá Phạm Ngọc Thảo theo lệnh của thượng cấp.
Theo tôi tìm hiểu, dường như hiện nay Huân Mập cũng đã qua Mỹ tị nạn ở một vùng nào đó thuộc miền Đông Hoa Kỳ.
Lúc bấy giờ, dĩ nhiên Thiếu tá Hùng Xùi cũng có mặt tại nhiệm sở, và đã tham dự vào các cuộc thẩm vấn Đại tá Phạm Ngọc Thảo. Như thế, nếu quả thật chính bàn tay của Huân Mập đã bóp d.ái Đại tá Phạm Ngọc Thảo cho đến chết, thì hành động tự nhận đã bóp d.ái Đại tá Phạm Ngọc Thảo của Hùng Xùi chỉ là một hành động cướp công của Huân Mập hay sao?
Tôi xin nêu tất cả những dư luận ấy lên đây, để bạn đọc rộng đường phán xét.
Nên biết, trong thời gian cầm quyền ngành An ninh quân đội và cảnh sát quốc gia, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan đã có mấy tay đệ tử trung thành, chuyên dùng để thi hành những công tác đặc biệt, và bí mật, như: khủng bố, ám sát, quăng lựu đạn v.v… Đó là Đại uý Chi, sĩ quan nhảy dù, Huân Mập, Tâm Đen và Hải Dơi.
Bây giờ tôi trở lại vụ án “bóp d.ái Phạm Ngọc Thảo” cho đến chết. Ở miền Nam ai cũng biết thực chất của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu chỉ là một thứ độc tài quân phiệt, dân chủ giả hiệu. Nhưng dù sao cũng là một chế độ pháp trị có phân quyền, gồm có 3 ngành hẳn hoi: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Vụ án bóp d.ái Phạm Ngọc Thảo lại không phải là một vụ án tầm thường. Người ta đã gán cho Thảo từ khi còn sống rất nhiều nhãn hiệu nặng nề như: điệp viên nhị trùng cao cấp của cộng-sản, cộng tác viên của CIA Mỹ, của tình báo Anh, con chiên của các cha Thiên chúa giáo, cán bộ trung ương đảng Cần Lao nhân vị của nhà Ngô, con nuôi của Đức cha Thục v.v… Người ta còn cho rằng Phạm Ngọc Thảo đã làm đảo chính theo lệnh của Mỹ, của Hà Nội.... Vậy, tại sao người ta đã có thể bóp d.ái Phạm Ngọc Thảo cho đến chết trong phòng giam của Nha An ninh quân đội như bóp chết một… con gà?
Bạn đọc thử tưởng tượng, vụ này nếu xảy ra ở Mỹ, hay ở các nước dân chủ Tây phương thì dư luận sẽ sôi sục đến cỡ nào, chính phủ nào còn tồn tại được, và ông tướng, ông tá nào còn được yên thân, không bị đem ra toà xét xử?
Nhưng ở Việt Nam mọi việc lại khác hẳn. Hà Nội không hề lên tiếng một lời nào đó là sự dĩ nhiên. Chính phủ Mỹ và toà đại sứ Mỹ ở Sài gòn cũng làm thinh. Các cha cố di cư, bình thường vẫn hay xách động con chiên trong các xứ đạo Bùi Chu, Phát Diệm, trong các khu di cư Xóm Mới, Ngã Ba Ông Tạ, Ngã Ba Chú Ía, Hố Nai, Gia Kiệm v.v… võ trang xuống đường biểu tình chống đối đủ thứ chuyện, kể cả chuyện tranh nhau với thương phế binh chiếm đất cắm dùi, sao cũng im hơi lặng tiếng luôn?
Thậm chí đến các cơ quan tốí cao trong guồng máy quốc gia, có trách nhiệm bảo vệ luật pháp như Quốc hội và Tối cao pháp viện cũng êm ru, như đang ngủ mê trong giấc kê vàng. Tại sao?
Như vậy, cái lệnh thủ tiêu Phạm Ngọc Thảo phải được ban ra từ một quyền lực tối thượng. Dù sao Hùng Xùi, hay Huân Mập… cũng chỉ là những sĩ quan thừa hành mệnh lệnh do cấp trên ban ra mà thôi!
Với thắc mắc đó, tôi và bác sĩ Tuyến thỉnh thoảng vẫn đem cái chết của Phạm Ngọc Thảo ra làm đề tài thảo luận. bác sĩ Tuyến nói:
- Thiếu tá Hùng Xùi đã giết Phạm Ngọc Thảo chắc là do lệnh từ dinh Độc Lập, tức là từ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Một số người thấy Nguyễn Ngọc Loan vốn là bạn thân của Nguyễn Cao Kỳ, nên vội nghi ngay cho Loan đã thi hành chỉ thị của Nguyễn Cao Kỳ mà giết Phạm Ngọc Thảo. Nhưng theo sự nhận xét của mình, thằng Kỳ là một thằng tếu, phổi bò, nó không đủ can đảm, và cũng không có đủ thâm sâu, hiểm độc đến nỗi dám giết người tàn nhẫn như thế. Hành động này chỉ có Nguyễn Văn Thiệu, vốn là một tên gian ác, nó mới dám làm chuyện thất đức ấy mà thôi!
Ngược lại, đã có người không đồng ý hoàn toàn với bác sĩ Tuyến. Người đó đã căn cứ trên các hành động táo bạo vượt bực của tướng Loan mà các báo trong nước lẫn ngoại quốc đều đã đăng tải, nhất là sự tiết lộ mới đây của cựu Trung uý Cung Củ Đậu, cho biết tướng Loan đã từng chỉ thị (giờ chót thu hồi lại) cho Cung Củ Đậu phải xô cả đoàn can phạm vụ “bàn thờ xuống đường” ở miền Trung, gồm Thích Trí Quang, Cò Dzu, bác sĩ Mẫn, Đại tá Đàm Quang Yêu v.v… xuống phi cơ, cho chết nát xương trong rừng ở Pleiku, để đi đến kết luận rằng: Vụ bóp d.ái Phạm Ngọc Thảo đến chết không do Thiệu mà cũng chẳng do Kỳ, chính do tướng Loan mà thôi!
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,605
Động cơ
245,805 Mã lực
Tuổi
51
Nhiều lựa chọn hay sổ gạo gì ở đây ?

Đơn giản là một bên mang tinh thần dân tộc, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của đất nước. Một bên chỉ muốn dựa vào ngoại bang để vinh thân phì gia.

Mấy chữ dân tộc, độc lập tự do thật không dễ để hiểu đâu !
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Hùng Xùi đã nói gì về cái chết của Đại tá Phạm Ngọc Thảo?
Sau khi đã thăm dò lòng vòng hết mọi người liên quan xa gần đến cái chết của Đại tá Thảo, tôi thấy những thắc mắc của tôi vẫn không được giải đáp thoả đáng. Tôi nghĩ, chỉ còn cách duy nhất là nghe sự thực từ Thiếu tá Hùng Xùi. Chỉ có những gì Thiếu tá Hùng nói ra mới bảo đảm được phần nào sự thật.
Từ khi nghe tin Thiếu tá Hùng cùng với vợ con đã đến Mỹ định cư ở Milpitas, tôi đã đến đấy nhiều lần, hy vọng được gặp ông, để tìm hiểu căn kẽ vụ án có nhiều bí ẩn, nhiều nghi vấn này. Nhưng sau nhiều năm, nhiều lần đến Milpitas, chẳng lần nào tôi được gặp Thiếu tá Hùng.
Hè năm nay, tháng 6-1997, tôi lại đến Milpitas lần nữa, với một số thân hữu. Các bạn này vừa là thân hữu của tôi, đồng thời cũng là thân hữu của Thiếu tá Hùng. Với sự quen biết thân mật, lâu dài, nên chúng tôi có thể nói chuyện chung với nhau đủ mọi vấn đề cách thành thực và hết sức thoải mái. May sao lần này ông Cò quận Nhất Hùng Xùi đang có mặt tại Quán Minh, và đang lúi húi lo việc thâu tiền giúp vợ. Thực khách ra vào tấp nập.
Sau mấy chục năm trời xa cách, nay bỗng tình cờ thấy tôi xuất hiện trước cửa tiệm, Hùng Xùi la toáng lên, khiến mọi người chung quanh không khỏi sửng sốt:
- Mẹ. Thằng Nhâm. Vô đây! Bây giờ ông phải giết mày!
Chúng tôi đã quen với lối ăn nói ngổ ngáo, dao to búa lớn của anh ta, thậm chí trước đám đông anh em, có mặt cả tướng Thi, Hùng Xùi còn dám chỉ vào mặt tướng Thi, oang oang tuyên bố:
- Anh biết không, nếu bây giờ phải giết mấy thằng tướng, thì em sẽ là người giết anh đầu tiên!
Ai cũng chưng hửng, ngạc nhiên, nhưng biết như thế là Hùng Xùi đã vui thích lắm rồi đấy. Chúng tôi vui vẻ bước vào tiệm, trước sự ngạc nhiên của mọi người.
Ngay sau đó anh thết chúng tôi bữa ăn trưa tại quán nhà. Tôi không ngờ chị Liên lại có tài nấu nướng khéo như thế. Quán Minh của chị đã nổi tiếng trong giới người Việt khắp vùng thung lũng Hoa Vàng. Trong bữa ăn chúng tôi cũng có đề cập sơ qua đến vụ án Phạm Ngọc Thảo. Hùng Xùi trách phủ đầu tôi:
- Mày đíu biết cái gì cả. Mày muốn biết cho đích xác vụ này, mày phải hỏi tao đây nè!
Tôi nói:
- Mày có biết tao đã tốn bao nhiêu tiền máy bay để qua đây tìm mày không? Tao đã đến đây rất nhiều lần, nhưng chẳng lần nào gặp mày. Có lần nghe cô Liên nói mày đi L.A. cưới vợ. Đúng không?
Một ông bạn đi chung cũng phụ hoạ lời tôi, nói:
- Ừ, tao thấy thằng Nhâm đã đi tìm mày nhiều lần lắm. Thật đấy! Chính tao đã lái xe đưa nó đi mỗi lần nó sang đây mà!
Hùng lại trợn trừng đôi mắt, đứng lên khỏi ghế, ồm ồm quát tháo, ra vẻ phân bua:
- Nhưng nó đíu biết cái gì cả! Nó nói thằng cha Thiệu ra lệnh là sai, sai hoàn toàn. Lúc bấy giờ thằng cha Thiệu chẳng có quyền gì cả. Thằng cha Kỳ mới là người có thực quyền!
Cãi cọ om sòm một hồi chẳng đi đến đâu, chỉ cốt xả hơi chút đỉnh, chúng tôi hẹn nhau tái ngộ vào khoảng 3 giờ chiều hôm đó, tại tư gia một thân hữu, yên tĩnh, dễ nói chuyện tâm tình, thân mật hơn. Lúc ấy sẽ có thêm tướng Nguyễn Chánh Thi, vừa ở L.A. về San José, đến gặp mặt đông đủ anh em để hàn huyên.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Đúng 3 giờ chiều, Hùng Xùi và tôi đến nhà anh Hoàng Xuyên thưởng thức thú uống trà tàu thượng hảo hạng, gọi là Vương Trà, của gia chủ. Chúng tôi trở lại vụ án Phạm Ngọc Thảo. Tôi cho Thiếu tá Hùng biết, tôi muốn được nghe tường tận những giây phút cuối cùng của Đại tá Thảo, mà tôi nghĩ, chỉ một mình anh là người đủ thẩm quyền hơn bất cứ ai kể lại chuyện ấy. Và cũng chỉ có tiếng nói của Thiếu tá Hùng mới là tiếng nói khả tín hơn hết.
Với bản chất cang cường, pha chút nóng nảy của một sĩ quan tác chiến, Hùng Xùi vui vẻ nhận lời ngay.
- Ô Kê. Bây giờ mày muốn biết gì, cứ hỏi. Tao sẽ trả lời hết!
Tôi đề nghị:
- Để cho khỏi sai lạc, tao thâu băng cuộc đối thoại nhé!
Không chút ngần ngại, Hùng Xùi gật đầu ngay:
- Ô Kê. Mày có đem theo máy không?
- Có chứ! Nhà báo mà!
Cuộc đàm thoại bắt đầu. Tôi hỏi:
- Do đâu mà mày biết Phạm Ngọc Thảo đang trú ẩn ở nhà thờ Linh Sơn, thuộc dòng tu Đa Minh của cha Phansico Nguyễn Bình An, trên Thủ Đức, mà mở cuộc hành quân vây bắt?
Vẫn theo thói quen, Hùng Xùi lại sửng cồ lên, nói to như quát:
- Mày lại sai lầm nữa rồi. Tao đã nói, khởi sự tao chẳng biết mẹ gì về vụ Phạm Ngọc Thảo hết thảy. Tao cũng không quan tâm đến nữa. Hôm đó, tao không nhớ rõ ngày nào, nhưng vào khoảng xế trưa, lúc hai, ba giờ gì đó, thình lình anh Liễu bên Tổng nha cảnh sát gọi điện thoại cho tao, báo tin Cảnh sát đang hành quân vây bắt Phạm Ngọc Thảo ở Thủ Đức. Anh Liễu kêu tao lên đó. Tao hỏi rõ địa điểm, rồi vội vàng dẫn theo một số lính của An ninh quân đội, vọt thẳng lên Thủ Đức.
Khi tao và lính của An ninh quân đội lên tới nơi, thấy khu rừng chồi vắng hoe, chẳng có bóng một con ma nào. Nhưng tao thấy nhiều dấu vết chứng tỏ có nhiều người ở đó vừa bỏ đi. Tao sai lính tiếp tục lùng sục. Cuối cùng, tao tìm thấy còn vương một cái khăn rằn quấn cổ. Tao nhìn kỹ, thấy trên mặt cỏ dính chút máu đặc, pha lẫn chút gì lợn cợn trắng như bã đậu. Tao nghĩ có thể là chất óc… Cuối cùng, tao quay về…
Tôi sốt ruột ngắt ngang, hỏi:
- Rồi về sau, mày gặp Phạm Ngọc Thảo trong trường hợp nào?
- À, hôm sau anh Liễu lại gọi điện thoại qua An ninh quân đội báo tin chánh quyền tỉnh Biên Hoà đã bắt được Phạm Ngọc Thảo rồi, và yêu cầu tao lên đó mà lãnh Phạm Ngọc Thảo. Lần này thì tao đi cùng anh Loan, lên Biên Hoà đón Phạm Ngọc Thảo về An ninh quân đội. Chính tao là người còng tay chung với Thảo, ngồi trên xe, từ Biên Hoà về tới Nha An ninh quân đội.
Tôi hỏi:
- Lúc ấy mày nhận thấy vết thương và sức khỏe của Phạm Ngọc Thảo như thế nào?
- Thoạt mới nhìn thấy, tao đã biết vết thương ấy khá trầm trọng, khó sống nổi. Nhưng lúc bấy giờ Phạm Ngọc Thảo vẫn còn bình tĩnh và đủ sáng suốt để đối thoại.
Tôi hỏi thêm:
- Lấy lời khai ngay tại Biên Hoà?
Hùng Xùi đáp:
- Không. Kể từ khi tao gặp Phạm Ngọc Thảo, tao thấy anh ta nghe được, và hiểu hết, nhưng không còn nói năng gì được nữa. Vì vết thương ở miệng quá nặng. Chỉ bút đàm thôi!
Tôi nói với Hùng Xùi:
- Mày có thể mô tả vết thương ấy như thế nào không?
- Ồ được chứ! Tao thấy Phạm Ngọc Thảo đã bị bắn bằng một phát đạn súng lục kiểu P.38, loại nòng ngắn, từ trên màng tang xuyên xuống dưới cằm. Trên màng tang thủng một lỗ, luôn luôn rỉ máu có pha lẫn chất trắng lợn cợn như bã đậu, mà tao nghĩ đó là chất óc. Đường đạn đạo đi từ trên cao xuống, đã phá bể sống mũi, và làm bay mất mấy cái răng ở hàm hạ. Máu ở cửa miệng của Thảo tuôn ra có vòi không ngớt…
Tôi tò mò hỏi thêm:
- Căn cứ trên đường đạn đạo ấy, mày hình dung thế bắn lúc bấy giờ phải như thế nào?
Hùng giải thích:
- Theo tao, là một thằng nhà binh, đã quen với súng đạn, tao có thể tạm thời hình dung ra thế bắn lúc bấy giờ như thế này, này…
Vừa nói Hùng Xùi vừa đứng lên đóng một lượt hai vai: xạ thủ và nạn nhân. Hùng Xùi giải thích:
- Có thể lúc bấy giờ thằng cảnh sát nào đó đã bắt được Phạm Ngọc Thảo ở giữa khu rừng chồi rồi. Trong khi Phạm Ngọc Thảo đang ở tư thế quì gối trên mặt đất, nó đứng kế bên, móc súng lục ra, nhắm ngay màng tang, bắn một phát. Nó tưởng như thế là đời của Phạm Ngọc Thảo đã bị kết liễu rồi, nên bỏ đi, để Phạm Ngọc Thảo nằm lại đó một mình. Nó không ngờ Phạm Ngọc Thảo chỉ bị thương nặng, mà chưa chết…
Tôi hỏi thêm:
- Mày có nghe nói thằng nào bắn phát súng ấy không?
- Tao chỉ nghe nói, nó là một cảnh sát viên thuộc Khối Cảnh sát đặc biệt. Ngoài ra, tao không biết gì hơn.
Tôi hỏi Thiếu tá Hùng:
- Khi áp giải Đại tá Thảo về đến An ninh quân đội, thì ai lấy khẩu cung? Có sự tham gia của Trung tá Giác, Thiếu tá Thới không?
Hùng Xùi lại hùng hổ quát tháo:
- Mày nói gì? Thằng Giác, thằng Thới à? Lúc đó mấy thằng ấy chỉ là cắc ké, làm sao được can dự trong việc này! Bây giờ để tao kể hết đầu đuôi cho mày nghe. Khi đem Phạm Ngọc Thảo về đến Nha An ninh quân đội, thì tao với anh Loan đã khởi sự tìm bác sĩ, lo cấp cứu ngay. Nhưng ngặt nỗi hôm ấy lại là ngày Chúa Nhựt, các bác sĩ thuộc Nha đều nghỉ hết. Gọi điện thoại đến tư gia, tao không gặp được một ai cả. Trong khi đó vết thương ở mặt của Phạm Ngọc Thảo lại quá nặng, không còn nói được nữa. Máu miệng cứ tuôn ra ồng ộc, và máu ở màng tang vẫn tiếp tục rỉ ra lẫn với chút óc. Anh ta đòi uống nước liền liền. Tao đã từng chứng kiến nhiều loại thương tích vì súng đạn, nên tao thấy vết thương này trầm trọng quá, thực là khó sống. Nhưng tao không biết phải làm sao!
Trong khi anh Loan hỏi chuyện, Phạm Ngọc Thảo kêu đưa giấy bút để viết. Nhưng Phạm Ngọc Thảo chỉ viết toàn những lời chửi bới, nhục mạ nặng nề. Thằng Thiếu uý Chi, một thủ hạ thân tín của anh Loan đang hiện diện, nổi máu bênh chủ, liền tống mấy cái cùi chõ cật lực vào mặt Phạm Ngọc Thảo. Tụi tao lập tức ngăn thằng Chi lại, nhưng đã trễ quá rồi. Vết thương của Thảo bị động dữ dội càng phun máu ra xối xả. Lúc ấy Phạm Ngọc Thảo đã ngất đi, và mê man bất tỉnh luôn…
Được biết Thiếu uý Chi, tên thật là Trần Kim Chi. Ít lâu sau, tướng Loan được Nguyễn Cao Kỳ bổ nhiệm Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia, Thiếu uý Chi được thăng lên Đại uý, và được tướng Loan cử làm trưởng ban A Bài trừ tệ đoan xã hội A, thuộc Nha Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia. Trong thời kỳ tướng Loan nắm quyền hành trong tay, Đại uý Chi cũng đã trở thành một hung thần ác sát. Hầu như tất cả những vụ mưu sát chính trị trong thời kỳ này đều có sự tham gia trực tiếp của Đại uý Chi, và các tay lâu la thân tín của tướng Loan như: Huân Mập, Tâm Đen, và Hải Dơi v.v… Nhưng chẳng bao lâu sau, Đại uý Chi cũng đã bị chết thảm trong một tai nạn lưu thông trên xa lộ Biên Hoà…
Bây giờ tôi xin trở lại cuộc đối thoại giữa tôi và Thiếu tá Hùng Xùi. Tôi hỏi Hùng Xùi:
- Nhưng lúc ấy Đại tá Thảo vẫn chưa chết, phải không?
Hùng Xùi đáp:
- Đúng. Phạm Ngọc Thảo chưa chết!
Tôi hỏi thêm:
- Vậy Đại tá Thảo đã chết vào lúc nào? Ai đã cho Phạm Ngọc Thảo A coup de grâce A? (phát súng ân huệ)
Hùng Xùi đáp cách dứt khoát, khẳng khái:
- Tao! Chính tao đã cho Phạm Ngọc Thảo A coup de Grâce A!
Tôi hỏi tiếp:
- Nghe anh em đồn, mày đã bóp d.ái Phạm Ngọc Thảo cho chết phải không?
Hùng Xùi xuống giọng nhẹ nhàng, đáp:
- Tao chỉ có thể xác nhận với mày: Hôm ấy, sau đó, chính tao đã cho Phạm Ngọc Thảo A coup de grâce A. Nhưng dứt khoát tao không thể nào nói cho mày biết bằng cách nào. Chỉ có thế thôi. Mày hiểu chứ?
Không ai bảo ai, đến đây chúng tôi đều ngưng nói, chỉ đưa mắt nhìn nhau trong giây lát. Tuy vậy, cái giây phút im lặng ngắn ngủi đó cũng đủ sức nói lên ngàn lời. Cổ nhân đã có câu: “Khả dĩ hội ý bất khả dĩ ngôn truyền”. Nếu đem câu ấy mà đặt vào đây, thiết tưởng chẳng còn gì thích hợp hơn!
Chúng tôi tạm ngưng câu chuyện trong giây lát, chờ gia chủ pha thêm tuần trà mới đãi khách. Vị thơm ngọt đậm đà của Vương Trà dường như đã theo từng hớp nước nóng ngấm dần và lan ra nhẹ nhàng khắp các tế bào trong cơ thể của chúng tôi. Trong giây lát, tôi cảm thấy tinh thần thoải mái hơn, quên mất thời tiết oi ả, và cái nắng hừng hực, gay gắt của mùa Hè đất California. Tôi lại hỏi Thiếu tá Hùng thêm về chuyện của Đại tá Thảo.
- Hùng à, theo cậu, ai là người chủ xướng vụ bắn giết Phạm Ngọc Thảo?
Hùng Xùi cười khềnh khệch đáp:
- Mày cứ hỏi anh Liễu nhà mày ấy thì biết!
Tôi nói:
- Tao nghe nói Thiếu tá Tiếp đã chủ mưu vụ này phải không?
Hùng nhanh nhảu đáp:
- Điều này thì mày nói đúng! Thằng Tiếp đã báo cáo chỗ trú ẩn cho Đại tá Liễu. Sau khi đã bắt được Phạm Ngọc Thảo rồi, thằng Tiếp được lên lon Trung tá ngay, và được bổ nhiệm đi làm giám đốc Cảnh sát vùng I.
- Còn số tiền thưởng 3 triệu bạc chia chác ra sao?
Hùng Xùi đáp:
- Cảnh sát Biên Hoà được thưởng 1 triệu đồng. Thằng tài xế xe lam đi báo cáo được thưởng 1 triệu. Nha An ninh quân đội được chia 500 ngàn. Phủ đặc uỷ Trung ương tình báo được chia 500 ngàn đồng!
Chúng tôi vừa dứt chuyện Phạm Ngọc Thảo thì, tướng Nguyễn Chánh Thi cùng với mấy vị sĩ quan cao cấp, từng phục vụ ở miền Trung đến. Trong số có cả Trung tá chánh văn phòng của tướng Ngô Quang Trưởng, và ông cựu quản đốc đài phát thanh Huế. Với thành phần nhân sự mới, chúng tôi quay sang đề tài khác…
Nhận xét: Lời tường thuật của Hùng Xùi có nhiều sự kiện khả tín. Nhưng lại có đến hai kẻ đi báo cáo: Thiếu tá Tiếp và tài xế xe lam. Còn một vấn đề tồn nghi khác là: Chiều hôm trước Đại tá Liễu đã gọi điện thoại cho Hùng Xùi, báo tin cảnh sát đang hành quân vây bắt Phạm Ngọc Thảo ở khu rừng chồi, thuộc quận Thủ Đức. Đến sáng hôm sau Đại tá Liễu lại điện thoại lần nữa cho Hùng Xùi, báo cho biết tin Phạm Ngọc Thảo đã bị chính quyền Biên Hoà giam giữ, vậy hãy lên đó lãnh về.
Hai sự kiện đó chứng tỏ rõ ràng Đại tá Liễu đã bám rất sát Phạm Ngọc Thảo. Trong khi Đại tá Loan và Thiếu tá Hùng Xùi, chánh và phó giám đốc Nha An ninh quân đội vẫn không hay biết gì cả. Vậy tại sao, sau khi đã bắn Phạm Ngọc Thảo trọng thương rồi, nhóm cảnh sát đặc biệt của Đại tá Liễu lại không chở Phạm Ngọc Thảo về cơ quan để lãnh thưởng?
Hành động bỏ nạn nhân hay phạm nhân trong cơn hấp hối vì vết thương trầm trọng như thế có đúng với hành vi và chức năng của cảnh sát một cơ quan công quyền, có trách nhiệm thi hành và bảo vệ luật pháp, của một quốc gia có hiến chế hay không? Hay chính cá nhân Đại tá Phạm Văn Liễu, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia, đã ra lệnh cho thuộc hạ làm như vậy? Tức bắn bỏ kiểu cao bồi Texas?
Nếu đúng như thế thì Phạm Văn Liễu đã phạm nhiều tội ác quá lắm đối với lương tâm con người. Ấy là chưa kể, về sau, ở Mỹ, ông còn đóng vai then chốt trong vụ án tổ chức “Mặt trận kháng chiến” bịp, cùng với Hoàng Cơ Minh, để làm tiền đồng bào tị nạn, nhưng quan trọng nhất là làm tiêu tan hết niềm tin của người Việt Nam ở hải ngoại.
Câu hỏi này, tôi nghĩ chỉ một mình ông Liễu trả lời được mà thôi. Cổ nhân đã có hai câu thơ sau đây: “Trước sau cùng một tấn tuồng, rồi ra ai cũng vào buồng như ai!”. Vậy, mong ông hãy vui lòng làm sáng tỏ vấn đề này trước lịch sử.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Cung Củ Đậu kể chuyện mắt thấy tai nghe?
Đặng Văn Nhâm (4).jpg

Cựu Trung tá Cung Củ Đậu đang hàn huyên với tác giả Đặng Văn Nhâm dưới hàng hiên quán cà phê “Croissant Doré” trên đại lộ Bolsa, S. Ana, California
Hồi tháng 4-1999 vừa qua, tôi đến Bolsa, đã bất ngờ được Trung uý Cung Củ Đậu cho biết ông từng là chứng nhân trong giây phút lâm chung của Phạm Ngọc Thảo. Trong câu chuyện, tôi thấy có nhiều điểm trái ngược hoàn toàn với lời kể của Trung tướng Nguyễn Chánh Thi, và của Hùng Xùi, một nhân vật chính trong cuộc. Khi tôi gạn hỏi, Trung uý Cung Củ Đậu lại còn khẳng định Hùng Xùi kể sai. Mặc dù lúc bấy giờ Cung Củ Đậu chỉ là một sĩ quan cấp thấp hơn Hùng Xùi, và nhất là không liên hệ gì trong vụ Phạm Ngọc Thảo. Tôi không khỏi ngạc nhiên, nên đã ghi âm lại từ đầu đến cuối cuộc đối thoại giữa ông với tôi về cái chết của Phạm Ngọc Thảo. Nay xin trích nguyên văn, để dư luận tuỳ nghi phán xét.
Mở đầu cựu Trung uý Cung nói như sau:
- Lịch sử phải là sự thật. Lịch sử không thể bóp méo được. Đó là điều thứ nhất. Điều thứ hai là tôi biết được chuyện gì, tôi nói không thêm không bớt. Tôi không nói cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của tôi. Tôi nói ra cũng chẳng được gì, và cũng chẳng mất gì cả. Vụ Phạm Ngọc Thảo, tôi nói cho anh nghe là: Người bắn tôi tạm giấu tên. Vì mình không nên nêu danh người ta. Nhưng mà người đó anh cũng biết rồi mà?
Tôi nói:
- Vâng tôi biết rồi. Nhưng anh có nhớ họ không?
Trung uý Cung nói:
- Anh chỉ cần biết tên đầu là chữ “D” được rồi. Là “Dê- Đê” đó được rồi!
Tôi hỏi:
- Hôm đó bắn ở đâu?
Cung đáp:
- Bắn ở giữa Trị An-Biên Hoà!
Tôi hỏi:
- Chỗ rừng chồi đó chứ gì?
Cung đáp:
- Tôi chỉ nói vậy thôi. Địa danh là gì tôi không nhớ. Vì thay đổi hoài những địa danh đó. Trên xuồng có ba người ngồi: Linh mục Nguyễn Văn Tự Do là một, Thảo ngồi giữa là hai. Người lái xuồng là ba.
Vì ở quán cà phê, thiên hạ nói năng to tiếng như cãi nhau, ồn ào quá, tôi nghe không rõ, phải hỏi lại. Trung uý Cung giải thích thêm:
- Linh mục Nguyễn Văn Tự Do, ngài ở dòng Chúa Cứu Thế, đang ở Việt Nam bây giờ người lái xuồng, gọi là ghe Tam Bản, đuôi tôm ấy mà! Lúc bấy giờ khoảng giữa 2 giờ 3 giờ sáng. Và Phạm Ngọc Thảo mặc cái gì? Thảo mặc bộ đồ Bà Ba màu hột gà, lụa Hà Đông. Người bắn, bắn một phát một. Đêm hôm đó có trăng, bắn xuyên từ cằm lên thái dương.
Tôi chặn ngang, hỏi:
- Sao nghe nói bắn từ trên xuống dưới?
Trung uý Cung vừa dùng tay ra dấu, chỉ chỗ vừa nói:
- Từ đây trổ lên. Từ cằm trổ ra bên này. Bắn bằng Rouleau nòng dài.
Tôi hỏi:
- Thế bắn nào mà bắn xỉa dưới cằm lên?
Cung giải thích:
- Bắn ngang chứ không phải bắn lên. Tức là đương sự ngồi xuồng, ở giữa. Đến đây Cung cố gắng giải thích cho tôi hiểu rõ hơn bằng cách vừa nói vừa ra dấu: “Người bắn ngồi ở bờ đất này, xuồng đi ngang qua thế này mà. Bắn một phát thế này, này!”
Trung uý Cung còn nhấn mạnh thêm cho tôi hết nghi ngờ rằng người bắn vốn là một tay thiện xạ súng lục của Tổng Nha cảnh sát quốc gia, nên chỉ cần bắn một phát thôi!
(Khi nghe nói là tay thiện xạ súng lục của Tổng Nha cảnh sát quốc gia, tôi liền nghĩ ngay đến Thượng sĩ Danh. Nhưng tôi không dám chắc, vì biết đâu trong Cảnh sát còn có tay thiện xạ khác mà tên cũng khỡi đầu bằng chữ “D” thì sao?)
Tôi hỏi lại:
- Sao Hùng Xùi lại nói với tôi, thế bắn từ trên xuống. Như vậy từ màng tang xuyên xuống hàm!
Trung uý Cung khẳng định:
- Anh Hùng đâu có mặt ở đó hôm ấy đâu. Anh Hùng chỉ biết được cái vết thương đó và hướng đạn đó khi Thảo đã được đưa về bệnh xá - trạm xá - của Tổng nha cảnh sát quốc gia. Bác sĩ Phạm Văn Đôn là người đã đến đó để coi cái vết thương đó. Phạm Ngọc Thảo vẫn còn thoi thóp. Ông Tổng giám đốc lúc đó là ông Phạm Văn Liễu muốn đương sự sống để khai thác, nhưng mà không chữa được. Rồi còn nói anh Hùng Xùi bóp d.ái ông Phạm Ngọc Thảo là sai. Anh Hùng Xùi có nói một câu đùa giỡn: “Chết thì cho chết. Không chết thì bóp d.ái cho chết!” Đó là câu nói đùa. Chứ không có cái vụ mà bóp d.ái. Cái đó là sai. Sai hoàn toàn! Sai! Khi đưa về tới trạm xá thì ông ấy chỉ sống đâu được mười mấy, hai chục phút là đi luôn!
Tôi hỏi:
- Nghe Hùng Xùi nói với tôi, khi lấy lời khai Phạm Ngọc Thảo không còn nói được nữa.
Cung ngắt ngang
- Ú ớ rồi!
Tôi nói tiếp:
- Phạm Ngọc Thảo kêu lấy giấy để viết, nhưng chỉ chửi cha Loan không hè. Lúc đó thằng Chi nó đánh một cái cùi chõ vào trong hàm của Phạm Ngọc Thảo. Hùng Xùi mới can ra. Không biết cái đó có đúng không?
Cung đáp:
- Cái đó là sai. Lúc đó ông Tổng giám đốc (chỉ Phạm Văn Liễu) đang đứng đó. Ông Loan không có đó. Nói thế là trật lất. Không có thằng Chi ở đó lúc đó. Tại vì thằng Chi chỉ theo ông Loan khi ông Loan làm Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia. Còn bắn Thảo là lúc ông Liễu còn. Anh hiểu tôi nói không?
Cung lại nói thêm:
- Còn nói bắt Phạm Ngọc Thảo đem về An ninh quân đội là sai. Trạm xá của cảnh sát quốc gia trong bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia. Nói An ninh quân đội là sai. Tại trạm xá!
Sau khi đã nghe cựu Trung uý Cung sốt sắng kể các chi tiết trên, tôi có cảm tưởng như Phạm Ngọc Thảo đã một lúc phân thân làm hai người: Một người, của Trung tá Hùng Xùi, bị bắt giải về Nha An ninh quân đội. Một người nữa, của Trung uý Cung Củ Đậu, về nằm trong trạm xá của cảnh sát quốc gia (?).
Tôi không khỏi hoang mang vô cùng. Vậy, đâu là sự thật? Biết tin ai bây giờ? Nhưng, dù sao lời của Hùng Xúi vẫn có giá trị khả tín hơn hết!
 

xedieu

Xe cút kít
Biển số
OF-24289
Ngày cấp bằng
17/11/08
Số km
16,571
Động cơ
493,886 Mã lực
Nơi ở
VTC1
Tướng Nguyễn Chánh Thi viết gì về Phạm Ngọc Thảo
Tướng Thi có viết một bài dài về Phạm Ngọc Thảo, đăng 3 kỳ, trên báo Saigon USA, số ra ngày 6-10-97, phát hành tại S. José, Hoa Kỳ. Tôi đã điện thoại nói chuyện và xin phép tướng Thi được trích đăng lại một đoạn liên quan đến cái chết đầy bí ẩn của Đại tá Thảo. Sau đây là nguyên văn:
“Ngày 15-7-1965, Thiếu tá Nguyễn Mộng Hùng được nghỉ phép về Sài gòn một tuần. Ngày 16-7-1965 Đại tá Phạm Văn Liễu Tổng giám đốc cảnh sát công an điện thoại cho tôi biết là đã bắt được Thảo tại vùng Hố Nai (Biên Hoà) sau khi bắn hắn bị thương ở miệng khá nặng? Lúc điện đàm với Liễu, tôi liền cho ý kiến. Việc này nên để cho Nha An ninh quân đội thụ lý thì phải hơn, vì nó tuy là cộng-sản, nhưng nó lại là quân nhân mang cấp bậc Đại tá của Quân đội VNCH ai cũng biết, nên đem ra toà án quân sự xét xử, chứ cảnh sát công an không nên dính vào sẽ bị tai tiếng (lạm quyền) không có lợi. Phạm Văn Liễu cũng cho biết thêm trong lúc đi bắt Phạm Ngọc Thảo có cả Nguyễn Mộng Hùng (Hùng Xùi) tháp tùng?
Và đây là câu chuyện của Nguyễn Mộng Hùng trình lại cho tôi nghe sự việc như sau:
Trong lúc liên lạc và nói chuyện điện thoại vô tuyến với Đại tá Liễu, Hùng Xùi đã nói với Đại tá Liễu nên giao Thảo về An ninh quân đội để thẩm vấn, lấy cung và đưa ra ánh sáng cho cả Mỹ lẫn Việt Nam biết được Thảo là cán bộ tình báo chiến lược của cộng-sản Hà Nội, nhưng sau hết Phạm Ngọc Thảo vì vết thương quá nặng, nếu chữa lành thì đứng trước toà y cũng không nói được (ngọng tiếng).
Hùng trình bày tiếp, sau cuộc phản loạn của Phát và Thảo thất bại, Phạm Ngọc Thảo đến vùng Hố Nai trú ẩn và được một linh mục nhà thờ cho tạm trú, tuy nhiều tin tức của Long An và An ninh quân đội phối hợp cho biết đã tìm ra được đường giây của Phạm Ngọc Thảo. Sau đó lại do một tình báo của An ninh quân đội cho biết là Thảo đang trú ẩn trong một nhà thờ tại Hố Nai. Phối kiểm và nắm được tin tức chính xác, cơ quan an ninh liền phái một toán tình báo đến địa điểm đó để phục kích với mục đích bắt sống hoặc bắn cho bị thương nhẹ trong trường hợp bất khả kháng, chớ không được giết y.
Vào một buổi mờ sáng, theo dự tính của Thảo muốn thoát thân vào mật khu thì bị một toán tình báo phục kích sẵn trước cổng nhà thờ, khi Thảo đi ra khỏi cổng nhà thờ, thấy mình bị phát giác, y bỏ chạy, bị các nhân viên tình báo đuổi theo, một phát súng bắn đuổi trúng từ sau cổ xuyên qua miệng, làm vỡ hàm răng, y ngã gục xuống. Toán phục kích tưởng rằng Thảo đã chết nên bỏ về. Nhưng sau đó được báo cáo lại là Thảo bị thương nặng và y đã bò lần ra một bụi cây rậm cách nhà thờ đó một cây số, cố ý chờ bọn cán bộ nằm vùng đến cứu cấp. Một nhân viên an ninh tình báo phòng Nhì được dân chúng cho biết Phạm Ngọc Thảo còn sống đang ở gần đó, nhân viên này liền đến hiện trường rồi báo cho phòng 2 bộ Tổng tham mưu biết. Phòng 2 Bộ Tổng tham mưu liền đem máy bay trực thăng bốc Thảo đưa về bộ Tổng tham mưu, nhưng thấy hắn bị thương nặng và máu chảy ra quá nhiều, Nha An ninh quân đội điều động một bác sĩ quân y Thuỷ quân lục chiến đến băng bó vết thương và chữa trị cẩn thận.
Chờ Thảo bình phục lấy lại sức khỏe, cuộc thẩm vấn để lấy cung bắt đầu. Vì phát đạn bắn từ sau cổ xuyên qua miệng khá nặng, vỡ mất hàm răng nên Thảo không nói được, chỉ viết để trả lời thẩm vấn. Khi sĩ quan thẩm vấn đi vào chi tiết thì Thảo không chối cãi và đã nhìn nhận y là một cán bộ tình báo chiến lược của Hà Nội, biết ta đã nắm đủ mọi yếu tố cho nên hắn ta nhìn nhận tất cả những việc làm của hắn từ trước đến nay.
Có lẽ hắn cũng biết khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của luật pháp, nên khi nhân viên thẩm vấn hỏi những câu cuối cùng và cũng là câu kết thúc cuộc đời của Phạm Ngọc Thảo, một tay tình báo chiến lược gộc của Hà Nội đã hoạt động phá hoại từ năm 1954 đến 1965 qua hai thời kỳ đệ nhất và đệ nhị cộng hoà.
- Anh có biết chế độ Hà Nội là chế độ độc tài đảng trị tàn bạo, dã man không? Anh có nhận biết tội lỗi của anh đối với nhân dân và quân đội miền Nam không?
Phạm Ngọc Thảo không trả lời còn quay sang chửi bới. Các nhân viên an ninh tức giận, không kềm chế được nên đã hành hung y. Có lẽ vì bị thương khá nặng chưa phục hồi hẳn, nên sau đó Thảo bị bất tỉnh, không cứu cấp được.
Tôi hỏi Thiếu tá Nguyễn Mộng Hùng sao lại xử sự như vậy đối với một tên cán bộ cộng-sản quan trọng như thế, phải đem Thảo ra toà để xét xử cho mọi người đều thấy, sau đó sẽ tính sau, thì được Hùng trả lời:
- Cũng phải thôi, vì tôi biết chắc chả ai chẳng thương tiếc gì tên cộng-sản tình báo chiến lược Hà Nội đó và nhất là Bố già - Hùng Xùi cười xoà - Tôi chả còn muốn hỏi gì thêm nữa vì nghĩ rằng nó đã đền tội rồi.
(Thiếu tá Hùng trình bày sự việc lại cho tôi nghe tại bộ tư lệnh Quân đoàn 1 đóng ở Đà Nẵng, vào những ngày cuối tháng 7-1965, khi anh ta xong công tác trở về lại vùng 1 chiến thuật Y).
Đoạn này lời Hùng Xùi hơi mâu thuẫn vì cụ Thảo không nói được, sao quay sang chửi bới các NVAN được!
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
473,031 Mã lực
Đoạn này lời Hùng Xùi hơi mâu thuẫn vì cụ Thảo không nói được, sao quay sang chửi bới các NVAN được!
Về mặt nhân tướng học độ khả tín của tay Hùng cũng thua tay Cung kia. Mà lạ đời có mỗi việc ai giết mà cũng úp mở sai đúng cho được. Nghe tay Hùng có vẻ thích được cái danh giết đại tá Thảo - điệp viên Bắc Việt thì phải.
 

Bemagauvn

Xe điện
Biển số
OF-727839
Ngày cấp bằng
3/5/20
Số km
2,410
Động cơ
-177,805 Mã lực
Tay Hùng xùi lí thông tranh công rồi - khả năng chết như tay Cung nói.
Xong bên quân đội của đám kia chở cái xác về thôi!
1 bên là người ra tay thật thì muốn kín đáo- 1 bên thì không làm trực tiếp nhưng lại muốn mọi người nghĩ là mình làm.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top