- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,284
- Động cơ
- 1,132,710 Mã lực
Thảo âm mưu diệt Khánh chuẩn bị cuộc đảo chính 19-2-1965
Để tiến hành công cuộc tẩy trừ “tên phá hoại đất nước” Nguyễn Khánh, thoạt tiên Đại tá Thảo nghĩ đến một kế hoạch gọn và nhẹ nhất là ám sát Nguyễn Khánh.
Đây là sở trường của Đại tá Phạm Ngọc Thảo, kể từ khi còn hoạt động kháng chiến chống Pháp trong bưng biền Nam Bộ. Theo sử liệu của Nam Bộ kháng chiến, từ năm 1947, kỹ sư Lê Minh, tức bí danh của Albert Phạm Ngọc Thuần, đã từng giữ nhiệm vụ Trưởng phòng Mật vụ Nam Bộ. Mãi đến khi Uỷ ban Hành chánh kháng chiến Nam Bộ dời xuống khu 9 (miền Tây Nam Bộ), Albert Phạm Ngọc Thuần mới bỏ tên tây và cải danh lại là Phạm Ngọc Thảo. Đồng thời, anh Tư Henri Phạm Ngọc Thuần cũng cải danh là Phạm Ngọc Thu, và anh Bảy Lucien Phạm Ngọc Thuần cũng cải danh là Phạm Ngọc Hùng… Kỹ sư Phạm Ngọc Hùng vốn là chủ nhân hãng sơn La Phalène, nhà cũng ở đường Ngô Đức Kế, Sài gòn.
Đại tá Phạm Ngọc Thảo chẳng những là một chiến sĩ gan dạ, lì lợm, lại còn là một tay giàu kinh nghiệm về “du kích chiến” và nhất là rất thành thạo trong những dịch vụ mưu sát, chiến tranh khủng bố từ thời Tây mới trở lại Việt Nam, với âm mưu tái thiết lập chế độ cai trị mới. Ông đã xếp đặt một kế hoạch tỉ mỉ để thịt tướng Khánh trên con đường Công Lý, từ tư dinh ở bến Bạch Đằng đến Bộ Tổng tham mưu và trở về.
Nhưng lần nào tướng Khánh cũng bất ngờ thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc, mà chính Nguyễn Khánh cũng không hề hay biết, và khiến cho Đại tá Thảo chỉ còn nước dậm cẳng kêu trời.
Căn cứ trên sự kiện này, tôi nghiệm thấy lắm khi “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Và con người sống, chết đều “có số” cả các bạn a! Bàn tay nghiệt ngã của định mệnh một khi đã nhúng vào sự việc thì con người không làm sao cưỡng được!
Nhưng biết đâu có thể chính cái lý thuyết “chiến tranh không đổ máu” của Phạm Ngọc Thảo đã chẳng ảnh hưởng phần nào vào kết quả của sự việc này, kể cả việc ông không chịu ra lệnh bắn hạ chiếc máy bay chở Nguyễn Khánh và Nguyễn Cao Kỳ trong ngày 19-2-1965, khiến cho cuộc đảo chính vào giờ chót trở nên thất bại?
Để tiến hành công cuộc tẩy trừ “tên phá hoại đất nước” Nguyễn Khánh, thoạt tiên Đại tá Thảo nghĩ đến một kế hoạch gọn và nhẹ nhất là ám sát Nguyễn Khánh.
Đây là sở trường của Đại tá Phạm Ngọc Thảo, kể từ khi còn hoạt động kháng chiến chống Pháp trong bưng biền Nam Bộ. Theo sử liệu của Nam Bộ kháng chiến, từ năm 1947, kỹ sư Lê Minh, tức bí danh của Albert Phạm Ngọc Thuần, đã từng giữ nhiệm vụ Trưởng phòng Mật vụ Nam Bộ. Mãi đến khi Uỷ ban Hành chánh kháng chiến Nam Bộ dời xuống khu 9 (miền Tây Nam Bộ), Albert Phạm Ngọc Thuần mới bỏ tên tây và cải danh lại là Phạm Ngọc Thảo. Đồng thời, anh Tư Henri Phạm Ngọc Thuần cũng cải danh là Phạm Ngọc Thu, và anh Bảy Lucien Phạm Ngọc Thuần cũng cải danh là Phạm Ngọc Hùng… Kỹ sư Phạm Ngọc Hùng vốn là chủ nhân hãng sơn La Phalène, nhà cũng ở đường Ngô Đức Kế, Sài gòn.
Đại tá Phạm Ngọc Thảo chẳng những là một chiến sĩ gan dạ, lì lợm, lại còn là một tay giàu kinh nghiệm về “du kích chiến” và nhất là rất thành thạo trong những dịch vụ mưu sát, chiến tranh khủng bố từ thời Tây mới trở lại Việt Nam, với âm mưu tái thiết lập chế độ cai trị mới. Ông đã xếp đặt một kế hoạch tỉ mỉ để thịt tướng Khánh trên con đường Công Lý, từ tư dinh ở bến Bạch Đằng đến Bộ Tổng tham mưu và trở về.
Nhưng lần nào tướng Khánh cũng bất ngờ thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc, mà chính Nguyễn Khánh cũng không hề hay biết, và khiến cho Đại tá Thảo chỉ còn nước dậm cẳng kêu trời.
Căn cứ trên sự kiện này, tôi nghiệm thấy lắm khi “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Và con người sống, chết đều “có số” cả các bạn a! Bàn tay nghiệt ngã của định mệnh một khi đã nhúng vào sự việc thì con người không làm sao cưỡng được!
Nhưng biết đâu có thể chính cái lý thuyết “chiến tranh không đổ máu” của Phạm Ngọc Thảo đã chẳng ảnh hưởng phần nào vào kết quả của sự việc này, kể cả việc ông không chịu ra lệnh bắn hạ chiếc máy bay chở Nguyễn Khánh và Nguyễn Cao Kỳ trong ngày 19-2-1965, khiến cho cuộc đảo chính vào giờ chót trở nên thất bại?
Chỉnh sửa cuối: