[Funland] 60 năm trước đây, 2/11/1963, những giờ phút cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Thảo âm mưu diệt Khánh chuẩn bị cuộc đảo chính 19-2-1965
Để tiến hành công cuộc tẩy trừ “tên phá hoại đất nước” Nguyễn Khánh, thoạt tiên Đại tá Thảo nghĩ đến một kế hoạch gọn và nhẹ nhất là ám sát Nguyễn Khánh.
Đây là sở trường của Đại tá Phạm Ngọc Thảo, kể từ khi còn hoạt động kháng chiến chống Pháp trong bưng biền Nam Bộ. Theo sử liệu của Nam Bộ kháng chiến, từ năm 1947, kỹ sư Lê Minh, tức bí danh của Albert Phạm Ngọc Thuần, đã từng giữ nhiệm vụ Trưởng phòng Mật vụ Nam Bộ. Mãi đến khi Uỷ ban Hành chánh kháng chiến Nam Bộ dời xuống khu 9 (miền Tây Nam Bộ), Albert Phạm Ngọc Thuần mới bỏ tên tây và cải danh lại là Phạm Ngọc Thảo. Đồng thời, anh Tư Henri Phạm Ngọc Thuần cũng cải danh là Phạm Ngọc Thu, và anh Bảy Lucien Phạm Ngọc Thuần cũng cải danh là Phạm Ngọc Hùng… Kỹ sư Phạm Ngọc Hùng vốn là chủ nhân hãng sơn La Phalène, nhà cũng ở đường Ngô Đức Kế, Sài gòn.
Đại tá Phạm Ngọc Thảo chẳng những là một chiến sĩ gan dạ, lì lợm, lại còn là một tay giàu kinh nghiệm về “du kích chiến” và nhất là rất thành thạo trong những dịch vụ mưu sát, chiến tranh khủng bố từ thời Tây mới trở lại Việt Nam, với âm mưu tái thiết lập chế độ cai trị mới. Ông đã xếp đặt một kế hoạch tỉ mỉ để thịt tướng Khánh trên con đường Công Lý, từ tư dinh ở bến Bạch Đằng đến Bộ Tổng tham mưu và trở về.
Nhưng lần nào tướng Khánh cũng bất ngờ thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc, mà chính Nguyễn Khánh cũng không hề hay biết, và khiến cho Đại tá Thảo chỉ còn nước dậm cẳng kêu trời.
Căn cứ trên sự kiện này, tôi nghiệm thấy lắm khi “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Và con người sống, chết đều “có số” cả các bạn a! Bàn tay nghiệt ngã của định mệnh một khi đã nhúng vào sự việc thì con người không làm sao cưỡng được!
Nhưng biết đâu có thể chính cái lý thuyết “chiến tranh không đổ máu” của Phạm Ngọc Thảo đã chẳng ảnh hưởng phần nào vào kết quả của sự việc này, kể cả việc ông không chịu ra lệnh bắn hạ chiếc máy bay chở Nguyễn Khánh và Nguyễn Cao Kỳ trong ngày 19-2-1965, khiến cho cuộc đảo chính vào giờ chót trở nên thất bại?
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Sau mấy lần tổ chức mưu sát tướng Khánh bất thành, Đại tá Thảo mới nghĩ đến việc đảo chính. Những nguyên nhân bất thành hầu hết đều do những trở ngại khách quan, bất ngờ, mà phần chính yếu là do Đại tá Thảo không muốn làm thiệt mạng nhiều người vô can, vô tội, có thể gây nên dư luận bất lợi trên chính trường và trong quần chúng. Huống chi, mỗi lần di chuyển đi đâu tướng Khánh đều đem theo một đoàn cận vệ tuỳ tùng võ trang đến tận răng. Nếu đụng độ, có thể đám cận vệ sẽ hoảng hốt bắn loạn xà ngầu, giết hại thêm quần chúng vô tội. Trách nhiệm ấy chắc chắn sẽ bị trút lên đầu nhóm tổ chức mưu sát.
Một buổi tối trước ngày 19-2-1965 độ một tuần lễ, Đại tá Thảo cho Bảy Mẹo, còn gọi là Bảy Méo, một tài xế và cũng là cận vệ thân tín, đến tìm tôi và cho biết ông đang chờ tôi để thảo luận nhiều việc quan trọng, cấp bách ở đường Hùng Vương, trong Chợ Lớn. Địa điểm này tôi biết, vì đã tới lui nhiều lần, kể từ khi Thảo về Việt Nam trót lọt, để chuẩn bị chương trình loại bỏ tướng Khánh ra khỏi chánh trường miền Nam.
Đây là một dãy phố lầu, có chừng vài căn, nằm đối diện nhau, tạo thành một con hẻm cụt, vừa kín đáo, tĩnh mịch, lại có nhiều cây cao bóng mát khiến cho khu phố càng thêm vẻ biệt lập và huyền bí. Cư dân trong khu phố và chung quanh đều là người tàu giàu có, rất tiện lợi cho một người cần phải lẩn trốn ngoài vòng pháp luật. Đại tá Thảo đã được chủ nhà dành cho trọn căn phố lầu này để tạm trú. Căn phố ấy là căn chót, nằm về phía bên trái từ ngoài đi vào. Thỉnh thoảng Thảo cũng dùng địa điểm này làm nơi hội họp anh em chiến hữu trong bộ tham mưu.
Khi tôi đến nơi, đèn đóm ngoài sân và trước cửa đều tắt ngấm. Cửa nhà đóng im lìm, tuồng như chủ nhà đã đi ngủ hay đi vắng. Trong bóng đêm tôi bước đến gần cửa. Bên trong có tiếng người hỏi vọng ra. Tôi nói ám hiệu, tức thì cửa mở. Tôi bước vào nhà, đi thẳng lên lầu thì thấy đã có sự hiện diện của một vị linh mục và một số sĩ quan cao cấp trong quân đội VNCH, nhưng tất cả đều mặc thường phục. Những nhân vật này tôi đều quen mặt và biết tên từ lâu, ngoại trừ ông linh mục. Tôi liếc mắt thấy một bản đồ hành quân đang trải rộng trên bàn. Đặng Như Tuyết và một vài sĩ quan đang cúi đầu chăm chú nghiên cứu bản đồ với cây bút trên tay để ghi chú.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Có lẽ tôi là người cuối cùng của cuộc họp này, nên khi tôi vừa bước vào Đại tá Thảo liền kêu tôi lại bàn, chỉ lên bản đồ và giải thích:
- Đây là bản đồ hành quân ngày N. Các địa điểm mình phải chiếm đóng ngay trong giây phút đầu tiên là Bộ Tổng tham mưu, trong đó có phi trường Tân Sơn Nhứt, đài phát thanh, toà Tổng Trấn và Quân Vụ Thị Trấn. Mình phải có đủ lực lượng để bao vây và vô hiệu hoá binh sĩ trong đó. Nha Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia ở đường Võ Tánh cũng thế. Nhưng cho đến bây giờ trong tay mình chỉ mới có một đơn vị của Trung tá Lê Văn Tư, một đơn vị của Trung tá Đặng Như Tuyết thuộc tiểu khu Gia Định và trung đoàn 46 thuộc sư đoàn 25 của Trung tá Lê Hoàng Thao. Các lực lượng khác, như trường Võ Bị Thủ Đức đã được tướng Cao Hảo Hớn chấp thuận. Về lực lượng Dù, ta đã có Đại tá Hồ Tiêu. Nhưng ta chưa có thiết giáp. Một cuộc đảo chính mà không có thiết giáp yểm trợ sẽ không đủ uy lực để đàn áp đối phương. Những sĩ quan thiết giáp tình nguyện theo mình đã có sẵn. Nhưng các anh em ấy không thể tự động tập họp lính rồi khơi khơi ra lệnh cho họ lấy xe ra được, mà cần phải có một đơn vị võ trang nào đó vào Gò Vấp để uy hiếp, cho các sĩ quan của mình mượn cớ ra lệnh cho lấy xe đi…
Ngừng một lát, Đại tá Thảo nói tiếp:
- Các đơn vị bộ binh và địa phương quân hiện ta đã có chỉ đủ uy hiếp Quân Vụ Thị Trấn, chiếm đài phát thanh và Bộ Tổng tham mưu. Ta không đủ quân để vào Gò Vấp lấy thiết giáp ra. Vậy, anh em nào có cách gì giải quyết vấn đề này không?
Chờ một lúc lâu, không thấy ai lên tiếng, tôi hỏi Đại tá Thảo:
- Lực lượng vào Gò Vấp lấy thiết giáp ra như anh ước tính cần đến một tiểu đoàn không?
- Chừng đó đủ lắm rồi! Chỉ để uy hiếp thôi mà. Có đánh đấm gì đâu mà cần đông!
Tôi nói:
- Nếu chỉ cần chừng đó, tôi có thể bảo đảm được!
Đại tá Thảo nhìn tôi căn dặn thêm:
- Tốt lắm. Nhưng nhớ cần phải võ trang đầy đủ như lâm trận, để thị uy!
Tôi gật đầu, đáp quả quyết:
- Dĩ nhiên. Sẽ võ trang đến tận răng cho các anh. Nội ngày mai tôi sẽ đưa viên sĩ quan chỉ huy lực lượng ấy đến trình diện Đại tá Thảo để trực tiếp nhận lệnh thi hành trong ngày N.
Mọi người đều vui vẻ ra mặt và thở phào nhẹ nhõm.
Cuộc thảo luận về chương trình hành quân và các chương trình khác kết thúc nhanh chóng ngay sau đó.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Sau khi cuộc họp đã chấm dứt, mọi người đều lần lượt, lặng lẽ rút lui êm ra khỏi điạ điểm. Lúc ấy Đại tá Thảo khều nhẹ vào tay tôi. Tôi thầm hiểu, làm bộ xuống nhà dưới đi tiểu, để ở lại sau cùng. Lúc bấy giờ trời đã khuya lắm rồi. Trong căn nhà chỉ còn lại một mình tôi, với Đặng Như Tuyết và Đại tá Thảo. Anh nói với tôi giọng thân mật:
- Toa coi đặt một số bí danh cho các anh em đầu não của mình. Kể từ ngày mai mọi người chỉ dùng bí danh để liên lạc…
Từ giây phút đó Đại tá Thảo đã có bí danh Chín Cỏ (CHÍN là thứ của anh trong gia đình, Cỏ là tiếng nôm của chữ THẢO). Đặng Như Tuyết có bí danh là Sáu Bạch (SÁU là quan sáu, BẠCH là do chữ Tuyết mà ra, trắng bạch như tuyết), Trung tá Lê Hoàng Thao là Năm Vàng (Năm là quan 5, VÀNG là do chữ Hoàng mà ra) v.v…
Theo tôi biết, các sĩ quan tham gia đảo chính ngày 19-2-1965, còn có tướng Cao Hảo Hớn, lúc đó đang làm chỉ huy trưởng trường Võ Bị Thủ Đức, cùng với một số sĩ quan cấp tá của trường võ bị, Chuẩn tướng Quảng, tư lệnh đặc biệt ở Nha Trang, Đại tá Vũ Lộ (tín đồ Thiên Chúa giáo), Đại tá Hồ Tiêu thuộc lực lượng nhảy dù, Đại tá Nguyễn Văn Luông, Thiếu tá Liêu Quang Trưng, thuộc Lực lượng đặc biệt, Đại tá Cang, hải quân, và một số sĩ quan hải quân khác, Trung tá Trịnh Anh Linh, tín đồ Thiên Chúa giáo, Đại uý thiết giáp Nguyễn Văn Hưng, Thiếu tá Trọng truyền tin sư đoàn 25…

Ngoài ra, tôi còn được biết trong âm mưu đảo chính ngày 19-2-1965, có cả sự tham gia kín đáo và hụ hợ vòng ngoài của một số sĩ quan Đại Việt, như Đại tá Phạm Văn Liễu (chỉ ít lâu sau ngày đảo chính 19-2-1965 Đại tá Liễu mới lên làm Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia thay thế cho Đại tá Trần Thanh Bền), Trung tá Dương Hiếu Nghĩa, và Thiếu tá Dương Văn Tiếp v.v… Còn nhiều người nữa, nhưng bây giờ tôi nhớ không hết!
Về sau, chính Phạm Văn Liễu và Dương Văn Tiếp đã âm mưu hạ sát Phạm Ngọc Thảo. Xin bạn đọc tiếp hồi sau sẽ rõ.
Về phía dân sự, Đại tá Thảo cũng tiết lộ cho tôi biết danh tánh một số linh mục thuộc các điạ phận Thiên Chúa giáo di cư ở Ngã Ba Ông Tạ, Xóm Mới, và ở Hố Nai, Gia Kiệm v.v… cùng với một lực lượng nhân dân mà danh xưng là “LỰC LƯỢNG BẢO VỆ DÂN TỘC” (khuynh hướng Thiên Chúa giáo di cư), với một số nhân vật chính trị có tên tuổi ở miền nam và một cái tên lạ hoắc mà tôi chưa từng nghe ai nói đến bao giờ. Đó là Nguyễn Bảo Kiếm! (Xin đừng lầm với Trần Bửu Kiếm, nguyên tổng thơ ký TDTGPMNVN, người tiền nhiệm của kỹ sư Nguyễn Văn Hiếu).
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,102
Động cơ
220,258 Mã lực
Sau mấy lần tổ chức mưu sát tướng Khánh bất thành, Đại tá Thảo mới nghĩ đến việc đảo chính.
Nếu Thảo quả thật là điệp viên thì việc không nối liên lạc đã lãng phí ông này làm mấy chuyện không cần thiết. Khánh không phải là đối thủ nguy hiểm như ông kế nhiệm. Đảo chính thế nào thì cũng biết rồi.
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,187
Động cơ
455,288 Mã lực
Nói tóm lại gia đình Diệm bị tiêu diệt là do gia đình Diệm thực hiện các chính sách gia đình trị, vì quyền lực của gia đình nhà Diệm. Diệm bị Mỹ ghét, các thuộc hạ của Diệm như Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn khánh... ghét, uất ức mà làm đảo chính, chứ đâu phải Diệm có tinh thần dân tộc hay có tinh thần chống cộng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Đem Cảnh sát dã chiến đi lấy thiết giáp!
Khoảng 11 giờ trưa ngày 19-2-1965, tôi lái xe, Sáu Cứ ngồi kế bên - anh ta không bao giờ lái xe, có thể là không biết lái, hay vì một lý do nào tôi không biết!- chạy theo đoàn xe Cảnh sát dã chiến của Thiếu tá Thơm, trực chỉ vào Gò Vấp. Kể từ khi Thiếu tá Thơm đã nhận lời tham gia đảo chính, Đại tá Thảo chỉ thị cho tôi phải ngầm theo dõi sát mọi hành vi và động tĩnh của Thơm cho đến giây phút cuối cùng, để phòng hờ bất trắc.
Vừa đến bộ chỉ huy thiết giáp, Thiếu tá Thơm lập tức ra lệnh cho Cảnh sát dã chiến, đã võ trang cùng mình như sắp đánh nhau với cộng-sản, nhào vô chiếm văn phòng bộ chỉ huy. Lúc ấy, một số sĩ quan và binh sĩ thiết giáp đang ăn trưa. Một số khác còn đang lè phè, ở trần bận quần xà lỏn, đi tới đi lui. Một số khác, vừa ăn xong, cây tăm còn nằm trên môi, đang nằm nghỉ lưng. Tất cả không ai kịp phản ứng gì trước một biến cố quá bất ngờ, liền bị Cảnh sát dã chiến tập trung gọn vào một chỗ. Thừa dịp Đại uý Hưng cùng một số sĩ quan cấp uý của thiết giáp đã mai phục sẵn trong đó làm nội ứng, liền ra lệnh cho binh sĩ chiếm thiết giáp và xe tăng, nhanh chóng vọt ra khỏi cổng trại. Sự cố diễn ra chớp nhoáng, không đầy nửa tiếng đồng hồ. Đoàn xe thiết giáp có Cảnh sát dã chiến yểm trợ dưới quyền điều động của Thiếu tá Thơm, tiến thẳng đến điểm hẹn với Đại tá Thảo, trên đường từ Gò Vấp ra Bộ Tổng tham mưu. Lúc đó Đại tá Phạm Ngọc Thảo ngồi trong một chiếc xe Peugeot 203, sơn màu xám nhạt, cùng với Thiếu tá Linh, trưởng ty cảnh sát quận Nhất. Theo sau là một đoàn cận vệ tuỳ tùng võ trang đến tận răng. Các chiến xa được điều động chia ra khắp mọi ngả theo lệnh phân phối của Đại tá Thảo. Mấy chiếc chạy đến án ngữ trước cổng trại Lê Văn Duyệt, tức Quân Vụ Thị Trấn. Một chiếc xe tăng nằm ngay góc đường Pétrus Ký - Võ Tánh, chĩa đại bác thẳng vô tư dinh của Tổng giám đốc Cảnh sát, nằm kề bên bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia. Một chiếc khác được điều động lên đài phát thanh, để yểm trợ cho toán quân có nhiệm vụ uy hiếp, và đánh chiếm đài này. Đài phát tuyến ở Quán Tre cũng một lượt bị kềm chế. Mấy chiếc khác, kể cả thiết giáp và xe tăng, được Đại tá Thảo ra lệnh phải bố trí trước cổng Bộ Tổng tham mưu quân đội VNCH, và bộ tư lệnh Không quân. Còn lại mấy chiếc đặt trực tiếp dưới quyền điều động của Đại tá Thảo, vào tư gia của Nguyễn Khánh trong Bộ Tổng tham mưu để vây bắt Nguyễn Khánh. Vì các giới chánh quyền cao cấp, cả dân sự lẫn quân sự Mỹ ở Việt Nam, đã thoả hiệp trước với Đại tá Thảo: lùa cho con mồi là tướng Khánh phải về Sài gòn đúng ngày, giờ đã ấn định sẵn, để Đại tá Thảo ra tay trừ khử.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Người Mỹ và kế hoạch diệt trừ Nguyễn Khánh
Ngày Đại tá Thảo ấn định để “rửa tội” cho Nguyễn Khánh là ngày 19-2 và đã thông báo cho Mỹ biết trước, để có sự phối hợp nhịp nhàng. Nhưng mấy hôm trước đó Nguyễn Khánh lại đi công tác ở miền Trung. Theo lịch trình, đến ngày 18-2 Nguyễn Khánh tới Quy Nhơn, rồi sau đó còn đi thêm mấy tỉnh khác nữa. Nhưng chẳng lẽ để con mồi xổng bẫy nữa?
Anh em trong bộ tham mưu đảo chính lo lắng theo dõi hành tung của Nguyễn Khánh từng giờ. Tôi được anh em phân công theo dõi và báo cáo tin tức và sự di chuyển của tướng Khánh. Cuối cùng, gần đến ngày hành sự mà tin tức cho biết tướng Khánh hãy còn lêu bêu ở ngoài Trung, chưa biết hôm nào mới trở lại Sài gòn, tôi đề nghị với anh em phải vận dụng ngay “bộ phận trợ lực” để lùa “con mồi” vào bẫy sập, kẻo hỏng hết chương trình đã phác hoạ. Đại tá Thảo lãnh trách nhiệm này và phải thi hành gấp.
Thế là nội trong ngày người Mỹ liền tìm cớ mời Nguyễn Khánh phải lập tức về Sài gòn để họp bàn về chương trình “Ấp tân sinh”. Để cho chắc ăn, Mỹ còn nhấn mạnh cho tướng Khánh biết rằng lần này, ngoài những nhân vật cao cấp Mỹ ở Việt Nam, còn có thêm Thủ tướng Phan Huy Quát sẽ đích thân đến tham dự lần đầu tiên. Vì thế Nguyễn Khánh đã không thể nào vắng mặt được.
Khánh về Sài gòn, và sáng ngày 19-2-1965, đi dự hội nghị từ 10 giờ đến 12 giờ trưa. Tan họp, Nguyễn Khánh về nhà riêng trong Tổng tham mưu ăn cơm với vợ và con gái. Nhiệm vụ của Mỹ lùa con mồi Nguyễn Khánh vào bẫy, đến đây kể như đã hoàn tất. Sau đó là công tác của tay thợ săn Phạm Ngọc Thảo. Đúng thời điểm chính yếu ấy Đại tá Phạm Ngọc Thảo đã ra tay, không chậm một giây phút nào, không để sót một kẽ hở nhỏ bé nào trong kế hoạch, ngoại trừ cái lỗ chó chui của cái hàng rào kẽm gai mỏng manh ngăn chia khu vực giữa bộ tư lệnh Không quân và phi đạo!
Có ai bao giờ nghĩ được rằng “cái lỗ chó chui” nhỏ bé tầm thường dưới một chân rào đã có thể cứu nguy sinh mạng cho một ông Đại tướng đang cầm quyền nguyên soái thống lãnh hàng triệu quân của một quốc gia không?
Nên nhớ, trong thời gian kháng chiến chống Pháp, Đại tá Phạm Ngọc Thảo đã lừng danh là “anh hùng công kiên”, chuyên môn đánh hạ đồn bót của Tây. Một khi đã nhắm đánh hạ một cái đồn nào, dù cho phòng ngự kiên cố đến đâu, cái đồn ấy cũng không sao thoát khỏi bàn tay của Phạm Ngọc Thảo. Bởi vì mỗi khi tiến đánh đồn, Thảo đã khổ công đích thân điều nghiên kỹ lưỡng cái đồn ấy từ vị trí, cách bố phòng ngoại vi, cách bố trí nội bộ, nơi nào là kho súng, nơi nào là nơi ăn, ngủ của binh sĩ. Thảo lại còn điều nghiên tỉ mỉ cả thói quen hằng ngày của viên trưởng đồn, các sĩ quan phụ tá, thậm chí Thảo cũng không quên tìm hiểu giờ giấc canh gác của các toán lính ứng trực v.v… Nhiều lần, vì nhu cầu đòi hỏi, đích thân Thảo đã phải cải trang để len lỏi vào tận trong đồn để “chụp hình” bằng mắt và trí nhớ tất cả đường đi, nước bước, các ngõ ngách, các ổ kháng cự có đại liên… trong đồn.
Với thói quen cố hữu đó, Phạm Ngọc Thảo đã điều nghiên tỉ mỉ kế hoạch ám sát tướng Khánh, và kế hoạch động binh, vây bắt Nguyễn Khánh trong ngày 19-2-1965. Là một người đã tham dự và đã từng thảo luận với Đại tá Thảo nhiều lần trong các âm mưu này, tôi có thể khẳng định: Đó là một kế hoạch hành quân hoàn hảo, phối hợp nhịp nhàng chưa từng thấy, và không một ai làm khác hơn, hoặc hay hơn thế được!
Nhưng cuối cùng Đại tá Phạm Ngọc Thảo đã không thành công như ý muốn, chẳng qua là do số mệnh. “Nhất ẩm, nhất trác giai do tiền định”!
Trong cuộc hành quân này, theo tôi biết, cách tường tận hơn bất kỳ ai khác, Đại tá Thảo chỉ đặc biệt quan tâm tới mục tiêu duy nhất là: Tóm cổ hay trừ khữ một tên đại gian ác Nguyễn Khánh, đã vì tham vọng cá nhân, sử dụng quân đội như một phương tiện riêng để áp đảo chính quyền, quậy đất nước miền Nam nát bấy như hũ tương tàu, khiến cho dân tâm thêm ly tán, Việt Cộng thêm lợi thế tuyên truyền, và dư luận quần chúng Mỹ trở nên vô cùng chán nản, không còn muốn tiếp tục công cuộc giúp đỡ miền Nam chống cộng nữa.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Những hành động ấy của Nguyễn Khánh là một đại tội đối với dân tộc và tổ quốc, mà bất kỳ ai là người yêu nước thương dân thật tình, và nuôi ý chí chống cộng-sản thực sự, không thể nào nhắm mắt làm ngơ và tha thứ cho được. Những hành động lợi dụng quân đội vào mục tiêu tham vọng cá nhân của tướng Khánh, tiêu biểu qua câu tuyên bố “quân đội là cha quốc gia” của tướng Khánh, vào ngày 22-10-1964 ở Pleiku, đã di hại mãi cho đến nay ở hải ngoại vẫn chưa dứt. Bây giờ, quân đội VNCH đã không còn tồn tại nữa từ phần tư thế kỷ rồi, vậy mà ở Santa Ana và San José (California, Hoa Kỳ) vẫn còn có những người, mỗi khi muốn thanh toán chuyện cá nhân, lại đem cái hồn ma của quân đội đó ra để hù doạ, và để áp đảo thiên hạ!
Chính vì những nguyên nhân và lý tưởng nêu trên, tôi đã tích cực ủng hộ Đại tá Phạm Ngọc Thảo vô điều kiện trong các cuộc đảo chính ngày 19-2 và 20-5-1965. Sự tham gia của tôi hoàn toàn vô vị lợi, nên Đại tá Thảo và các anh em chiến hữu khác đều đã tỏ ra quý mến tôi, và riêng Đại tá Thảo thì tin cậy lòng ngay thẳng, trung trực của tôi trong suốt thời gian ông còn sống.
Bây giờ ngồi đây, nhắc lại chuyện xưa, nhiều anh em thân hữu của tôi trong quân đội và chính phủ đã kẻ còn người mất, lắm người đang tị nạn ở Hoa Kỳ và Âu châu, lẫn Úc Châu, tôi cảm thấy lương tâm tôi hoàn toàn thanh thản. Lòng trung thành với bạn bè, tính kín đáo trong công việc của tôi đã được sáng tỏ. Ngay cả những sĩ quan đã từng trực tiếp đàn áp hai vụ binh biến 19-2 và 20-5-1965, hầu hết đều là bạn thân lâu năm của tôi, hiện nhiều người đang tị nạn ở California, thỉnh thoảng vẫn gặp tôi, cũng chẳng ai chê trách tôi vào đâu được.
Với sự quen biết thân mật, và giao du rộng rãi với tất cả các phe phái thù nghịch nhau, - giữa quốc gia với quốc gia, giữa quốc gia và Cộng-sản - cộng thêm sự thấy biết rất “bén nhậy” của tôi, nếu tôi có lòng phản trắc, chắc chắn nhiều anh em đã thân bại danh liệt, hoặc có khi đã ra nghĩa địa nằm chơi với giun dế từ lâu. Còn về phần tôi, hoặc là đã giàu to, có quan chức, nhưng cũng có thể tôi đã bị cho đi “mò tôm”, một khi các bạn đã khám phá ra tôi chỉ là một tên phản bội.
Bây giờ, đọc những giòng này, chắc các anh Nguyễn Chánh Thi, năm 65 đã từng làm “tư lệnh quân đoàn giải phóng thủ đô”, dẹp vụ binh biến 19-2-1965, anh Hùng Xùi, lúc đó làm Phó Giám đốc An ninh quân đội, đã bị dư luận gán cho tội “bóp *** Phạm Ngọc Thảo chết”, anh Phạm Văn Liễu, lúc đó làm Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia, anh Thiếu tá Tiếp, người đã chỉ điểm chỗ ẩn náu của Đại tá. Thảo sẽ không khỏi giật mình ngạc nhiên. Cho đến giây phút này, chẳng một ai trong các người kể trên biết gì về sự can dự sâu xa của tôi trong các vụ binh biến ấy. Thậm chí anh Hùng Xùi và một số anh em sĩ quan khác còn vui vẻ sẵn lòng cung cấp cho tôi thêm những dữ kiện xác đáng về cái chết nhiều bí ẩn của Đại tá Thảo, để tôi hoàn tất trọn vẹn tác phẩm này. Nơi đây tôi xin có lời chân thành cám ơn các bạn.
Còn các anh đã nằm xuống rồi như: Đại tá Phạm Ngọc Thảo, Đại tá Đặng Như Tuyết, Đại tá Trần Văn Hai, bác sĩ Trần Kim Tuyến, cùng với nhiều anh em thuộc nhiều phe phái khác nhau nữa, chắc bây giờ dưới suối vàng các anh cũng mỉm cười thấy người bạn trung thành từ đầu đến cuối của các anh đã hoàn thành sứ mạng của người cầm bút cũng như người chiến sĩ cầm súng trên mặt trận chính trị phức tạp, quốc gia và cộng-sản không có ranh giới, vô màu sắc, kẻ thù và bạn lẫn lộn không thể phân biệt, để phục vụ quyền lợi tối thượng của dân tộc.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Theo tôi nhận định: hai chữ “đảo chính” nguyên nghĩa của nó là: “dùng quân lực lật đổ chính phủ một cách đột ngột, trái hiến pháp”. Danh từ này không thể cắt nghĩa theo bất kỳ một chiều hướng nào khác. Như vậy, dùng hai chữ “đảo chính” để chỉ cho cuộc động binh của Đại tá Thảo và các anh em sĩ quan khác trong hai ngày 19-2 và 20-5-1965 là ép uổng, bất công. Mục đích của cuộc động binh này hoàn toàn khác hẳn với cuộc đảo chính năm 1960 của Đại tá Nguyễn Chánh Thi, và càng không giống chút nào với cuộc đảo chính ngày 1-11-1963, hay cuộc “chỉnh lý”, hoặc cuộc “biểu dương lực lượng” v.v… do các tướng tá chủ trương.
Cuộc động binh của Đại tá Thảo chỉ nhắm một mục đích duy nhất là: Loại trừ cá nhân tướng Nguyễn Khánh ra khỏi hàng ngũ quân đội.
Vì lúc bấy giờ Nguyễn Khánh không còn làm Thủ tướng, tức không cầm đầu một chính phủ của một quốc gia nữa. Miền Nam Việt Nam đã có một chính phủ dân sự đàng hoàng do ông Phan Khắc Sửu làm Quốc trưởng và ông Phan Huy Quát làm Thủ tướng. Cuộc động binh này không nhắm lật đổ hai ông Sửu và Quát để cướp đoạt chánh quyền về tay mình. Cuộc động binh này, nếu loại được sâu dân mọt nước Nguyễn Khánh, tức là “giải phóng” cho chính phủ thoát khỏi vòng kềm toả, áp bức, của Nguyễn Khánh. Đồng thời cũng giúp cho quân đội VNCH không còn bị tướng Khánh thao túng, lợi dụng danh nghĩa, để mưu đồ cuồng vọng cá nhân nữa. Nên nhớ: Chính cố Thủ tướng Phan Huy Quát cũng đã sẵn lòng ngấm ngầm tiếp tay chúng tôi để “lùa con mồi vào bẫy” đã do chúng tôi căng sẵn. Vậy, làm sao có thể cho rằng hai cuộc binh biến ngày 19-2 và 20-5-1965 là “đảo chính” cho được!
Như vậy, hành động của Đại tá Thảo và anh em chúng tôi phải được xem như đã yểm trợ và tăng cường cho một chính phủ hợp pháp, (chưa thể gọi là hợp hiến, vì lúc đó chưa có hiến pháp). Đối với chính phủ và quân đội VNCH, các anh em chiến sĩ, cũng như những người dân sự chúng tôi đã tham gia hai cuộc binh biến ngày 19-2 và 20-5-1965, nếu không được coi là có công lớn với quốc gia, quân đội, và dân tộc, thì ít ra chúng tôi cũng không có tội tình gì. Huống chi suốt trong hai cuộc binh biến ấy, chúng tôi đã không hề làm đổ một giọt máu, không gây tổn thương cho một ai, dù kẻ đó đang đứng trên vị trí đối phương, và sẵn sàng giết chúng tôi như giết một con súc vật, rồi chụp luôn cho cái “nón cối” nữa là xong!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Sổng mất con mồi!

Như trên đã nói, mục đích chính yếu và duy nhất của Đại tá Thảo là vồ cho kỳ được Nguyễn Khánh, một mình Nguyễn Khánh mà thôi hoặc loại ông ta ra khỏi vòng quyền lực, và cố tránh không gây đổ máu tới mức tối đa. Bởi thế Đại tá Thảo đã đích thân chỉ huy nhóm binh sĩ, có chiến xa hộ tống, xông vào tư gia của Nguyễn Khánh đúng lúc đã được báo trước chắc chắn 100 phần trăm có mặt ông ta ở nhà. Khi Đại tá Thảo và Thiếu tá Linh với toán cận vệ tuỳ tùng đi theo hộ tống vào đến nhà Nguyễn Khánh thì không tìm thấy bóng dáng của Nguyễn Khánh đâu cả.
Trên mặt bàn, các món ăn còn bày la liệt, chén bát ngổn ngang. Có những chén cơm còn đang ăn dở. Tô canh còn hâm hẩm nóng. Như vậy chứng tỏ Nguyễn Khánh vừa rời bàn ăn chưa bao lâu. Đại tá Thảo ra lệnh cho binh sĩ lục soát khắp nhà, nhưng vẫn không tìm ra tông tích. Đại tá Thảo biết con cá bự đã vọt khỏi mẻ lưới này rồi, nhưng vẫn chưa thất vọng, ông vội vàng ra lệnh cho đoàn binh sĩ tuỳ tùng phóng ngay sang bộ tư lệnh Không quân.
Đến đây, tôi tưởng không gì hay hơn là trích lại một đoạn văn trong hồi ký “Việt Nam nhân chứng” của cựu tướng Trần Văn Đôn, đã kể lại lời tự thuật của tướng Khánh trong giây phút chạy trối chết ấy như sau:
“Tôi (lời của tướng Đôn) đáp:
- Thôi chuyện đã qua, nhắc nhở làm chi. Anh thật may mắn quá. Làm sao thoát được vụ đảo chính hay quá vậy?
Nguyễn Khánh cười và bắt đầu kể lại:
- Thời gian sau này, thỉnh thoảng tôi có đi dự hội nghị hàng tuần về ấp Tân Sinh. Tham gia hội nghị thường gồm các nhân vật bên chính phủ, quân đội, và bên phía Mỹ nữa. Ngày 18-2 tôi đang công tác ở Quy Nhơn, văn phòng tôi điện thoại cho hay Mỹ yêu cầu tôi ngày mai đi dự hội nghị trên, vì hôm đó có tân Thủ tướng Phan Huy Quát lần đầu tiên đi dự.
Ngày 19-2 tôi dự hội nghị từ 10 giờ đến 12 giờ, xong rồi về nhà ăn cơm (ở trong Tổng tham mưu) với vợ và con gái tôi. Lúc đó khoảng 13 giờ, chúng tôi đang ăn cơm, Chuẩn tướng Thắng (Nguyễn Đức Thắng, pháo binh, cũng đóng ở Gò Vấp) vào cho hay có bọn lính đến chiếm bộ chỉ huy thiết giáp. Tôi biết có đảo chính, nên kêu xe dân sự đưa vợ con tôi ra khỏi Bộ Tổng tham mưu, lên thẳng căn cứ không quân. Khi đi vào cổng không quân thì một đoàn quân xa chở đầy lính đang tiến về hướng Tổng tham mưu. Tôi tưởng bọn nó đi hành quân về, không dè đảo chính, lẹ quá.
Đến cổng không quân, tôi thấy hai chiến xa đậu hai bên cổng. Như thế, coi như bọn đảo chính đã chiếm rồi. Tôi cứ tự nhiên cho xe đi vào, bọn lính trên chiến xa chào tôi, tôi cũng chào lại, cứ phớt tỉnh. Tôi cho xe chạy đến gần nhà ông Kỳ, nhưng giữa đường lại gặp xe ông Kỳ đi ra. Ông Kỳ ngoắc tôi và bảo sang xe. Tôi bỏ đoàn xe tôi lại và qua xe ông Kỳ, đi ra chỗ máy bay đậu. Các đường trong căn cứ không quân đều có xe thiết giáp chặn, nên chúng tôi bỏ luôn xe, cắt hàng rào giây kẽm gai chui qua và chạy mau đến phi cơ. Khi đến phi cơ, tôi đuối quá, không trèo lên nổi, phải nhờ đỡ lên. Phi cơ mở máy và cất cánh ngay, không kể xuôi gió và ngược gió gì hết. Phi cơ vừa cất cánh khỏi mặt đất thì thấy một đoàn xe thiết giáp đến chiếm phi đạo. Thật là may! Tôi nhờ tướng Kỳ đưa xuống Vũng Tàu…” (trang 358…).

***
Tôi tạm ngắt đoạn văn trích dẫn nơi đây, để kể hầu bạn đọc lời của Đại tá Phạm Ngọc Thảo đã tường thuật cho tôi nghe cái sát na sống sót của tướng Khánh như sau:
“Khi tôi vào nhà Khánh, thấy trên bàn còn bừa bãi thức ăn. Mấy chén cơm còn đang ăn giở. Tôi biết ngay hắn đã chuồn qua bộ tư lệnh Không quân rồi. Cho đến giờ phút này các chiến xa của mình đã chiếm đúng các vị trí chỉ định rồi. Từ đầu đến cuối tôi không ngồi trên một chiến xa nào. Tôi chỉ dùng xe nhỏ để chạy tới chạy lui, điều động cho dễ dàng và nhanh chóng… Lập tức tôi ra lệnh cho chiến xa tràn vào phi đạo, đồng thời tôi cũng dùng xe nhỏ chạy qua đó. Tới nơi, tôi thấy một chiếc máy bay dân sự đang rề rề trên phi đạo. Khi cất cánh nó còn lắc lư, lảo đảo dữ lắm. Tôi nghi quá nhưng không dám ra lệnh cho chiến xa bắn hạ chiếc máy bay đó, vì sợ chết oan người vô tội. Tôi không chắc có Nguyễn Khánh trong đó. Làm sao hắn có thể chuồn lên phi cơ lẹ như thế được, và phi công nào mà túc trực sẵn để lái máy bay đó cho hắn? Trong lúc còn đang phân vân, mấy anh em kêu tôi cứ ra lệnh cho chiến xa bắn đại. Nhưng tôi không nỡ
Tới đây, Đại tá Thảo buông tiếng thở dài mỏi mệt. Nhưng lát sau, anh lại nói tiếp:
- Chỉ một tích tắc phân vân đó tôi đã để lọt con cá bự ra khỏi lưới. Nhưng không sao, chúng ta vẫn còn rất nhiều cơ hội. Thua keo này bày keo khác
Như vậy, đoạn văn vừa trích dẫn ở trên đã bổ túc chặt chẽ, và đầy đủ cho những điều tôi đã biết về nguyên nhân thất bại của cuộc động binh ngày 19-2-1965.
Giả thiết, nếu trong giây phút định mệnh ấy, Đại tá Phạm Ngọc Thảo ra lệnh cho chiến xa bắn hạ chiếc phi cơ chở tướng Khánh và tướng Kỳ ngay trên phi đạo. Như vậy, về sau này làm gì có cái gọi là “Uỷ ban hành pháp Trung ương” hay còn gọi là chính phủ của người nghèo, khiến cho đất nước càng nghèo thêm, đến tan nát.
 

alo123567

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832716
Ngày cấp bằng
22/4/23
Số km
2,248
Động cơ
62,057 Mã lực
Nơi ở
https://github.com/sonvirgo/4G-Circumvent
Website
github.com
Tiến Sỹ Ngô Đình Lệ Quyên.
Con gái út của Ngô Đình Nhu.
Được vinh danh và nhận quốc tịch công dân danh dự Italy sau hơn 30 năm tỵ nạn.
Vì những đóng góp cho nhà nước Italia.
Bà hoạt động trong lĩnh vực di dân và nhân đạo.
Đặc biệt gắn bó với tổ chức Cartitas hỗ trợ di dân công giáo của Italia.
Ngày 16 tháng 4 năm 2012, chiếc xe máy Vespa của bà đã gặp va chạm mạnh với một chiếc xe buýt trên đường phố Rome. Do vết thương khá nặng nên bà đã qua đời. Kênh thông tin Roma Uno sau đó đã đăng tải đoạn video về hiện trường vụ tai nạn. Trong đoạn video, ta có thể thấy các nhân viên pháp y đã trải một tấm vải trắng lên thi thể của bà, máu vẫn còn rỉ.[4]

Có một số người đồn đoán rằng, gia đình bà Trần Lệ Xuân bị mắc "lời nguyền tháng Tư". Nguyên do là nhiều người trong gia đình bà đều chết vào tháng tư, ví dụ như Ngô Đình Lệ Thủy mất tháng 4/1967, bà Trần Lệ Xuân tháng 4/2011 và sau đó là Ngô Đình Lệ Quyên. Tất nhiên, đây chỉ là những lời đồn đoán, còn những đóng góp cho xã hội của Ngô Đình Lệ Quyên đã khiến nhiều người không khỏi tiếc thương cho sự ra đi của bà.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,102
Động cơ
220,258 Mã lực
Nhà Nhu Diệm làm đến hàm bộ trưởng thời Bảo Đại, anh còn là đại cha cố....nhà ấy mà đói ăn được
Diệm làm tỉnh trưởng khoảng 5 năm, thượng thư ba tháng của triều Huế miền Trung thời thuộc Pháp có lẽ lương bổng thoải mái chứ không giàu nếu không kiếm thêm. Ngay cả lương Bộ Trưởng 2023 cũng 15-17 triệu thôi. Với lại tài sản quan lại thường là đất đai, sau 1945 không biết còn giữ được mấy mà ông bố có tới chục người con thì chia lại cho mỗi con không nhiều.

Cách làm giàu:
 
Chỉnh sửa cuối:

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,811
Động cơ
298,178 Mã lực
Nội dung bị xoá vì vấn đề lịch sử không thể dùng nguồn không chính thống, ai cũng có thể viết làm căn cứ.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,807
Động cơ
377,150 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Theo các cụ, các ông D N có phải là tin Mỹ quá, hay tự tin vào bản thân mà bị giết không? Liệu các ông đó có cách nào thoát khỏi kết cục như vậy trong tình thế thời điểm đó? Có cụ đưa em link này, em gửi các cụ, sau khi hết mạch về ông Thảo của cụ Ngao.
"Cũng trong buổi sáng 1/11/1963, để đánh lạc hướng, Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Henry Cabot Lodge đã dẫn Đô đốc Harry D. Felt, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương vào thăm viếng xã giao Tổng thống Ngô Đình Diệm. Khi trò chuyện riêng với viên "thái thú" Mỹ, ông Diệm ướm lời hỏi về tin đồn đảo chính. Đại sứ Cabot Lodge mặt tỉnh bơ cả quyết rằng, ông ta không hề nghe ai bàn bạc gì về chuyện đó và còn hứa nếu hay biết chuyện gì liên quan tới âm mưu đảo chính, sẽ ngay lập tức báo cho ông Diệm biết. Nhân danh đại sứ, ông Cabot Lodge cũng tuyên bố rằng, nước Mỹ không bao giờ ủng hộ một âm mưu nhằm lật đổ Tổng thống Diệm"
 
Biển số
OF-743344
Ngày cấp bằng
17/9/20
Số km
121
Động cơ
61,474 Mã lực
Theo các cụ, các ông D N có phải là tin Mỹ quá, hay tự tin vào bản thân mà bị giết không? Liệu các ông đó có cách nào thoát khỏi kết cục như vậy trong tình thế thời điểm đó? Có cụ đưa em link này, em gửi các cụ, sau khi hết mạch về ông Thảo của cụ Ngao.
"Cũng trong buổi sáng 1/11/1963, để đánh lạc hướng, Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Henry Cabot Lodge đã dẫn Đô đốc Harry D. Felt, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương vào thăm viếng xã giao Tổng thống Ngô Đình Diệm. Khi trò chuyện riêng với viên "thái thú" Mỹ, ông Diệm ướm lời hỏi về tin đồn đảo chính. Đại sứ Cabot Lodge mặt tỉnh bơ cả quyết rằng, ông ta không hề nghe ai bàn bạc gì về chuyện đó và còn hứa nếu hay biết chuyện gì liên quan tới âm mưu đảo chính, sẽ ngay lập tức báo cho ông Diệm biết. Nhân danh đại sứ, ông Cabot Lodge cũng tuyên bố rằng, nước Mỹ không bao giờ ủng hộ một âm mưu nhằm lật đổ Tổng thống Diệm"
Các ông D, N chủ quan, quá tự tin... thì quá rõ rồi còn gì... Nếu các ông này may mắn dò đc âm mưu đảo chính đó, thì sẽ phá đc, thoát đc thôi... nhưng chỉ đối với vụ đảo chính đó... Còn các vụ đảo chính khác, ám sát khác sau đó thì không biết thế nào...

Bài viết mà cụ trích dẫn kia, em nghĩ có nhiều điểm không chính xác, khả năng là tự "thêm thắt" vào...
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,429
Động cơ
82,776 Mã lực
Sổng mất con mồi!

Như trên đã nói, mục đích chính yếu và duy nhất của Đại tá Thảo là vồ cho kỳ được Nguyễn Khánh, một mình Nguyễn Khánh mà thôi hoặc loại ông ta ra khỏi vòng quyền lực, và cố tránh không gây đổ máu tới mức tối đa. Bởi thế Đại tá Thảo đã đích thân chỉ huy nhóm binh sĩ, có chiến xa hộ tống, xông vào tư gia của Nguyễn Khánh đúng lúc đã được báo trước chắc chắn 100 phần trăm có mặt ông ta ở nhà. Khi Đại tá Thảo và Thiếu tá Linh với toán cận vệ tuỳ tùng đi theo hộ tống vào đến nhà Nguyễn Khánh thì không tìm thấy bóng dáng của Nguyễn Khánh đâu cả.
Trên mặt bàn, các món ăn còn bày la liệt, chén bát ngổn ngang. Có những chén cơm còn đang ăn dở. Tô canh còn hâm hẩm nóng. Như vậy chứng tỏ Nguyễn Khánh vừa rời bàn ăn chưa bao lâu. Đại tá Thảo ra lệnh cho binh sĩ lục soát khắp nhà, nhưng vẫn không tìm ra tông tích. Đại tá Thảo biết con cá bự đã vọt khỏi mẻ lưới này rồi, nhưng vẫn chưa thất vọng, ông vội vàng ra lệnh cho đoàn binh sĩ tuỳ tùng phóng ngay sang bộ tư lệnh Không quân.
Đến đây, tôi tưởng không gì hay hơn là trích lại một đoạn văn trong hồi ký “Việt Nam nhân chứng” của cựu tướng Trần Văn Đôn, đã kể lại lời tự thuật của tướng Khánh trong giây phút chạy trối chết ấy như sau:
“Tôi (lời của tướng Đôn) đáp:
- Thôi chuyện đã qua, nhắc nhở làm chi. Anh thật may mắn quá. Làm sao thoát được vụ đảo chính hay quá vậy?
Nguyễn Khánh cười và bắt đầu kể lại:
- Thời gian sau này, thỉnh thoảng tôi có đi dự hội nghị hàng tuần về ấp Tân Sinh. Tham gia hội nghị thường gồm các nhân vật bên chính phủ, quân đội, và bên phía Mỹ nữa. Ngày 18-2 tôi đang công tác ở Quy Nhơn, văn phòng tôi điện thoại cho hay Mỹ yêu cầu tôi ngày mai đi dự hội nghị trên, vì hôm đó có tân Thủ tướng Phan Huy Quát lần đầu tiên đi dự.
Ngày 19-2 tôi dự hội nghị từ 10 giờ đến 12 giờ, xong rồi về nhà ăn cơm (ở trong Tổng tham mưu) với vợ và con gái tôi. Lúc đó khoảng 13 giờ, chúng tôi đang ăn cơm, Chuẩn tướng Thắng (Nguyễn Đức Thắng, pháo binh, cũng đóng ở Gò Vấp) vào cho hay có bọn lính đến chiếm bộ chỉ huy thiết giáp. Tôi biết có đảo chính, nên kêu xe dân sự đưa vợ con tôi ra khỏi Bộ Tổng tham mưu, lên thẳng căn cứ không quân. Khi đi vào cổng không quân thì một đoàn quân xa chở đầy lính đang tiến về hướng Tổng tham mưu. Tôi tưởng bọn nó đi hành quân về, không dè đảo chính, lẹ quá.
Đến cổng không quân, tôi thấy hai chiến xa đậu hai bên cổng. Như thế, coi như bọn đảo chính đã chiếm rồi. Tôi cứ tự nhiên cho xe đi vào, bọn lính trên chiến xa chào tôi, tôi cũng chào lại, cứ phớt tỉnh. Tôi cho xe chạy đến gần nhà ông Kỳ, nhưng giữa đường lại gặp xe ông Kỳ đi ra. Ông Kỳ ngoắc tôi và bảo sang xe. Tôi bỏ đoàn xe tôi lại và qua xe ông Kỳ, đi ra chỗ máy bay đậu. Các đường trong căn cứ không quân đều có xe thiết giáp chặn, nên chúng tôi bỏ luôn xe, cắt hàng rào giây kẽm gai chui qua và chạy mau đến phi cơ. Khi đến phi cơ, tôi đuối quá, không trèo lên nổi, phải nhờ đỡ lên. Phi cơ mở máy và cất cánh ngay, không kể xuôi gió và ngược gió gì hết. Phi cơ vừa cất cánh khỏi mặt đất thì thấy một đoàn xe thiết giáp đến chiếm phi đạo. Thật là may! Tôi nhờ tướng Kỳ đưa xuống Vũng Tàu…” (trang 358…).

***
Tôi tạm ngắt đoạn văn trích dẫn nơi đây, để kể hầu bạn đọc lời của Đại tá Phạm Ngọc Thảo đã tường thuật cho tôi nghe cái sát na sống sót của tướng Khánh như sau:
“Khi tôi vào nhà Khánh, thấy trên bàn còn bừa bãi thức ăn. Mấy chén cơm còn đang ăn giở. Tôi biết ngay hắn đã chuồn qua bộ tư lệnh Không quân rồi. Cho đến giờ phút này các chiến xa của mình đã chiếm đúng các vị trí chỉ định rồi. Từ đầu đến cuối tôi không ngồi trên một chiến xa nào. Tôi chỉ dùng xe nhỏ để chạy tới chạy lui, điều động cho dễ dàng và nhanh chóng… Lập tức tôi ra lệnh cho chiến xa tràn vào phi đạo, đồng thời tôi cũng dùng xe nhỏ chạy qua đó. Tới nơi, tôi thấy một chiếc máy bay dân sự đang rề rề trên phi đạo. Khi cất cánh nó còn lắc lư, lảo đảo dữ lắm. Tôi nghi quá nhưng không dám ra lệnh cho chiến xa bắn hạ chiếc máy bay đó, vì sợ chết oan người vô tội. Tôi không chắc có Nguyễn Khánh trong đó. Làm sao hắn có thể chuồn lên phi cơ lẹ như thế được, và phi công nào mà túc trực sẵn để lái máy bay đó cho hắn? Trong lúc còn đang phân vân, mấy anh em kêu tôi cứ ra lệnh cho chiến xa bắn đại. Nhưng tôi không nỡ
Tới đây, Đại tá Thảo buông tiếng thở dài mỏi mệt. Nhưng lát sau, anh lại nói tiếp:
- Chỉ một tích tắc phân vân đó tôi đã để lọt con cá bự ra khỏi lưới. Nhưng không sao, chúng ta vẫn còn rất nhiều cơ hội. Thua keo này bày keo khác
Như vậy, đoạn văn vừa trích dẫn ở trên đã bổ túc chặt chẽ, và đầy đủ cho những điều tôi đã biết về nguyên nhân thất bại của cuộc động binh ngày 19-2-1965.
Giả thiết, nếu trong giây phút định mệnh ấy, Đại tá Phạm Ngọc Thảo ra lệnh cho chiến xa bắn hạ chiếc phi cơ chở tướng Khánh và tướng Kỳ ngay trên phi đạo. Như vậy, về sau này làm gì có cái gọi là “Uỷ ban hành pháp Trung ương” hay còn gọi là chính phủ của người nghèo, khiến cho đất nước càng nghèo thêm, đến tan nát.
Đoạn này y như phim!
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,811
Động cơ
298,178 Mã lực
Nội dung bị xoá vì vấn đề lịch sử không thể dùng nguồn không chính thống, ai cũng có thể viết làm căn cứ.
Em Cảm ơn mod đã nhắc nhở.
Em cũng chỉ đọc qua wiki để xem có các từ khóa tham khảo để tìm đến các nguồn đáng tin. Wiki k phải nguồn.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top