[TT Hữu ích] 60 năm trước đây, 2/11/1963, những giờ phút cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,314
Động cơ
1,137,049 Mã lực
Nhà Nhu Diệm làm đến hàm bộ trưởng thời Bảo Đại, anh còn là đại cha cố....nhà ấy mà đói ăn được
Bố em và ông Nhu đã chạm mặt nhau trước 1942
Ông Nhu lúc đó phụ trách một mảng kho sách của Thư viện Đông Dương (gọi là Quản thủ hoặc gì đó). Ông Nhu có thu nhập đủ sống trung lưu, nhưng thuộc giới elite. Lúc lấy bà Nhu, đâu có tiền. Bố bà Nhu thì giàu, nhưng phận gái đâu có tiền. Hai người phải thuê nhà ở Hàng Bài, mua nhà chỉ trong mơ với cái chức cạo giấy của ông Nhu
Ông Diệm là Thượng thư, nhưng lúc đó phiêu bạt ở đẩu đâu, tiền nong không rõ, nhưng chắc chẳng thể giúp ông em. Còn ông Thục, lúc đó chưa phải Giám mục Vĩnh Long thì đủ ăn hành đạo, giúp gì được ông em
Thành ra, bà Nhu đem con về Huế ở cũng vất vả lắm đấy ạ
Tới 1947 vào Sài Gòn cả hai anh em vẫn phải nương nhờ Tu viện Chúa Cứu thế
Họ chỉ thực sự phất lên sau khi Diệm cầm quyền, nhưng chưa phải phất ngay mà tới 1959, ông Thục mới dám nhận quà cáp, chạy chức
Từ 1942 đển 1954, ông Nhu cũng chỉ đủ sống tằn tiện thôi
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,314
Động cơ
1,137,049 Mã lực
Em có đọc cuốn sách của nhà báo Đặng Văn Nhâm, ông ta kể hậu trường chính quyền Sài Gòn những năm sau khi đảo chính Ngô Đình Diệm
Ông Nhâm cũng thân và cảm tình với ông Phạm Ngọc Thảo
Các cụ vào mạng gõ "Đặng Văn Nhâm, hậu trường chính trị Nam Việt Nam"
Em trích một số đoạn về tướng tá Sài Gòn chơi nhau sau ngày đảo chính và một số đoạn liên quan tới Phạm Ngọc Thảo để các cụ tham khảo, chứ không định hướng gì đâu nhé
****
Tôi còn nhớ có lần Đại tá Phạm Ngọc Thảo và bác sĩ Tuyến đã kể cho tôi nghe về chuyện “đảo chính cụ Diệm” như sau:
- Trong lúc cơn sốt “đảo chính” ở miền Nam đang lên tới cực độ. Đi đâu, ai cũng nghe bàn toàn chuyện đảo chính. Thực sự, lúc bấy giờ trong hậu trường chính trị cũng đã manh nha nhiều cuộc âm mưu đảo chính. Ông Ngô Đình Nhu ngấm ngầm vận động một số tay chân thân tín để làm đảo chính lật đổ Tổng thống Diệm, mở đường cho mình lên nắm toàn thể quyền bính trong tay, hầu dễ dàng đối phó với tình thế rắc rối. Đó là chiến dịch “BRAVO 1”! Trong khi đó các tướng lãnh, qua sự xúi giục của Mỹ, cũng ngấm ngầm liên lạc với nhau, bàn thảo kế hoạch đảo chính. Đó là chiến dịch “BRAVO 2” do Tôn Thất Đính, tương kế tựu kế, làm phản.
Cùng thời điểm ấy, còn có một âm mưu đảo chính khác mà dư luận quần chúng không mấy ai biết đến. Đó là cuộc đảo chính do bác sĩ Trần Kim Tuyến và Đại tá Phạm Ngọc Thảo chủ trương.

Trên danh nghĩa, bác sĩ Trần Kim Tuyến đảm trách mọi việc liên lạc với các nhân vật chính trị, và quân sự, bàn thảo kế hoạch đảo chính. Vì bác sĩ Tuyến vốn có mối giao tình rất tốt đẹp với mọi người, thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau, nhất là phe đối lập với chính phủ. Còn Đại tá Phạm Ngọc Thảo, trong giai đoạn đầu, tạm thời ẩn mặt trong hậu trường. Nhưng chính ông là người lãnh trọng trách phác hoạ mọi kế hoạch điều binh khiển tướng, theo đúng chủ thuyết “chiến tranh không đổ máu” mà ông đã từng nêu ra làm châm ngôn chỉ đạo.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,314
Động cơ
1,137,049 Mã lực
Một hôm, bác sĩ Tuyến đã bí mật triệu tập một cuộc họp đông đảo các nhân vật chính trị, các tướng lãnh có binh quyền trong tay, để thảo luận về vấn đề đảo chính, lật đổ chế độ. Trong phiên họp này bác sĩ Tuyến đã giấu Đại tá Phạm Ngọc Thảo sau một bức màn ngăn đôi phòng họp. Ngồi bên trong, Đại tá Thảo nhìn qua bức màn màu xanh đậm có thể nhận ra rõ ràng mặt mũi từng nhân vật “con cưng” của cụ Diệm và các công bộc cao cấp của chế độ, đồng thời nghe rõ mồn một từng lời phát biểu của mỗi người…
Sau phiên họp đó, Đại tá Thảo lắc đầu chán nản nói với tôi:
- Thiệt không dè… Hầu hết tụi nó đều là những kẻ khi đứng trước cụ Diệm và ông Nhu thì khúm núm, quỳ luỵ hèn hạ. Vậy mà bấy giờ đứa nào cũng tỏ vẻ hăm hở, như muốn được ăn gan uống tiết của cụ Diệm và ông Nhu mới hả dạ… Lòng người dễ sợ thiệt!
Cuộc đảo chính của bác sĩ Trần Kim Tuyến sở dĩ bất thành, vì đa số đều “sợ” ông Tuyến. Bởi ông đã biết họ quá nhiều. Hơn thế nữa, họ còn sợ mai sau, ông có thể trở thành một Ngô Đình Nhu thứ hai!
Nhưng, có lẽ cái chết thảm thương của hai ông Diệm-Nhu đã là một bài học khiến cho Phạm Ngọc Thảo phải suy nghĩ kỹ, và tìm đường lánh thân. Ông Thảo tiết lộ với một vài thân hữu: “Sau khi ông Diệm và ông Nhu đã bị giết rồi, lúc xác hai ông còn quàn tại Bộ Tổng tham mưu, các tướng lãnh chủ trương cuộc đảo chính, kể cả đám “con nuôi” của cụ đã thay phiên nhau lén vào coi “chỗ kín” của cụ, để biết vì sao mà cụ Diệm đã kiêng kỵ nữ giới, suốt đời sống cảnh trai già cô độc. Thiệt hết sức tưởng tượng!”
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,314
Động cơ
1,137,049 Mã lực
Ngoài ra, Thảo còn để ý nhận thấy thái độ thâm thù nhỏ mọn của Dương Văn Minh đối với ông. Chỉ vì trong thời gian làm “tuỳ viên đặc biệt phủ Tổng thống”, là lúc ông được cả Tổng thống Ngô Đình Diệm lẫn cố vấn Ngô Đình Nhu tin yêu như ruột thịt. Ông nói gì hai người đều nghe theo, nên đã có những người như vợ chồng Trần Thiện Khiêm tìm mọi cách lân la làm quen để xin được tiến cử và nâng đỡ. Còn Dương Văn Minh, lúc bấy giờ đang bị thất sủng, nên cũng thường gặp Phạm Ngọc Thảo để than thở và trần tình. Nhưng Thảo nhận thấy trường hợp của Dương Văn Minh không cách nào giải toả được, cần phải chờ một thời gian lâu dài. Vì thế Phạm Ngọc Thảo đã thành thực khuyên ông Minh nên xin đi ra ngoại quốc làm việc tạm một thời gian…

Nhưng Phạm Ngọc Thảo không ngờ lời nói ngay tình ấy của mình đã bị Dương Văn Minh hiểu lầm và ghim luôn trong bụng thành một mối thâm thù. Sự thù hận ấy của Dương Văn Minh đã biểu lộ qua câu trách móc với ông Phạm Ngọc Thu, tên thật là Henri Phạm Ngọc Thuần, cựu luật sư và cựu thẩm phán, người anh thứ ba của Đại tá Phạm Ngọc Thảo, nguyên văn như sau:

- Tại sao thằng Thảo cứ biểu tôi đi ngoại quốc hoài? Bộ nó muốn đuổi tôi ra khỏi nước phải không?

Bây giờ, sau khi đã lật đổ chế độ, và đã ra lệnh giết chết hai anh em ông Diệm rồi, là lúc Dương Văn Minh đắc thời đắc thế nhất, Phạm Ngọc Thảo không khỏi lo sợ cho tính mệnh của mình. Đối với con người tâm địa nhỏ nhen, thiển cận như vậy, điều gì họ cũng có thể dám làm. Thảo nghĩ: Chỉ vì chút oán hận nhỏ mọn riêng tư với ông Diệm và ông Nhu trước kia mà ông Minh còn dám ra tay hạ sát như vậy, thì thân phận mình nào có nghĩa lý gì. Do đó Đại tá Phạm Ngọc Thảo đã phải cấp tốc xin Hội đồng quân lực cách mạng cho phép được đi du học tại “Fort Lewenworth”, Hoa Kỳ một thời gian.

Cái sợ của Phạm Ngọc Thảo lúc này không khác gì cái sợ của Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên, trong tháng 4-1975, ngày ông già Hương trao quyền Tổng thống lại cho Dương Văn Minh trong dinh Độc Lập.
Nếu sau đó, dù cho Sài Gòn không sụp đổ, thì Cao Văn Viên cũng phải áp dụng triệt để lời dạy của cổ nhân “Tam thập lục kế, dĩ đào vi thượng sách”. Bằng mọi giá, Cao Văn Viên phải tìm đường cao chạy xa bay, kể cả đào ngũ, để tránh khỏi bị Dương Văn Minh trả thù cho Thiếu tá Nhung, người bộ hạ thân tín của ông ta, đã chết trong bộ tư lệnh dù.
Nhắc lại, Thiếu tá Nhung đã thi hành lệnh của Dương Văn Minh, hạ sát hai anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu. Sau đó không bao lâu, Thiếu tá Nhung đã bị bắt giam trong bộ tư lệnh Dù, rồi chết treo cổ bằng sợi giây giày. Lúc đó Cao Văn Viên đang làm tư lệnh lực lượng Dù. Nên ông Minh đề quyết Cao Văn Viên đã chủ trương vụ này!
Do đó, người ta đã không lấy làm lạ, khi thấy cuối tháng 4-1975, Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên đã cởi bỏ nhung phục nhanh hơn ai hết, chỉ mặc chiếc áo Polo với cái quần Jeans “vọt” lẹ qua Thái Lan, để thoát khỏi bàn tay của ông Minh.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,314
Động cơ
1,137,049 Mã lực
Lần đi Mỹ du học này của Trung tá Phạm Ngọc Thảo khác hẳn với lần trước dưới thời cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, khoảng cuối năm 1961, lúc đang làm tỉnh trưởng Kiến Hoà. Chuyến đi Mỹ kỳ ấy có nhiều chuyện giăng mắc quan trọng, tôi phải dành vào một chương sau, xin bạn đọc theo dõi.
Khánh tống Phạm Ngọc Thảo qua Mỹ
Sau chuyến du học lâu dài ở Mỹ Trung tá Phạm Ngọc Thảo về nước, đúng vào lúc Trần Thiện Khiêm và Nguyễn Khánh làm cuộc “chỉnh lý”, nhằm vô hiệu hoá quyền lực của Dương Văn Minh, đồng thời bắt giam các tướng: Đôn, Kim, Xuân, Đính v.v… để chiếm trọn quyền lực về tay mình.
Về mặt dư luận nổi, trong quần chúng ai cũng cho rằng Nguyễn Khánh đã làm cuộc “chỉnh lý” ấy, để lên làm Thủ tướng. Nhưng thực tế, trong hậu trường chính trị, người bày mưu xử kế chính là Trần Thiện Khiêm. Khiêm chủ trương, nhưng giấu mặt và che đậy tham vọng bằng cách lôi cuốn Nguyễn Khánh vào cuộc, ném cho Nguyễn Khánh cái bả Thủ tướng, còn Khiêm thì nắm lấy chức vụ Tổng tham mưu trưởng quân đội, là một chức vụ “sống lâu, giàu bền”, đúng theo phương châm chỉ đạo của vợ là Đinh Thị Yến!
Theo lời bà Trần Thiện Khiêm đã kể lại với một số thân hữu: Hai ông Khiêm và Khánh đã chơi thân với nhau, vì cùng xuất thân từ Vệ Binh Nam Phần. Nhưng, theo tôi biết, ông Khánh thuộc khoá đàn anh của ông Khiêm. Ngày 2-7-48, khi Thiếu uý Nguyễn Khánh được thăng Trung uý, thì chuẩn uý (aspirant) Trần Thiện Khiêm mới được thăng Thiếu uý. Nên biết tổ chức Vệ Binh đã được thành lập trên toàn quốc từ ngày 24-5-47.
Nhưng sau khi vừa ra trường được ít lâu, hai người đã rủ nhau đào ngũ, chạy vào khu theo Việt Minh kháng chiến, ở Đồng Tháp Mười, một thời gian. Cuối cùng, vì chịu không nổi cực khổ và bị nghi ngờ, nên hai người lại tìm cách trốn ra ngoài, xin đầu thú lại. Bà Khiêm còn kể luôn cả chuyện tình duyên của Nguyễn Khánh thuở thiếu thời cho bạn bè nghe, chứng tỏ mối thâm tình giữa đôi bên rất là thắm thiết.
Bà Khiêm nói: “Không hiểu tại sao nhà gái lại không ưa ông Khánh, nhất định không chịu gả con gái cho ông Khánh, mặc dù lúc ấy ông đã mang lon Trung uý của quân đội Pháp. Nhưng về sau, không biết ông Khánh làm thế nào khiến cô ta có bầu, nhà gái đành phải chịu!”
Theo tôi biết, bà Khánh vốn là gái Bắc, khuê danh là Phạm Thị Chi, trước khi lấy ông Khánh, nghe đâu cô Chi đã trót lỡ làng với một ông Tây(?). Bà Chi là con ông Huyện Đĩnh (Phạm Văn Đĩnh), nhà ở đường Hạ Hồi, sau Ty Công an Hà Nội. Bà Khánh còn có một cô em gái tên Phạm Thị Châu, lấy chồng là một nha sĩ, làm việc ở Maroc, nhưng nay đã trở qua Pháp và hiện đang sống tại Créteil. Người anh trai của bà Khánh cũng là một nha sĩ, tên Phạm Minh Châu. Trong thời kỳ Nguyễn Khánh làm Thủ tướng, ông đã ra lệnh cho Bộ ngoại giao cử người anh sang Hồng Kông làm lãnh sự.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,314
Động cơ
1,137,049 Mã lực
Từ năm 1965, trong thời gian ông bà Khánh lưu vong ở Pháp, đã mở tiệm ăn để sinh sống. Khi ra đi lưu vong, ông Khánh còn đem theo một đệ tử ruột là Chuẩn tướng Nguyễn Cao, còn gọi là Albert Cao. Nhưng thiên hạ đồn rằng chẳng bao lâu sau, Albert Cao đã cuỗm luôn vợ của sư phụ, và đẩy sư phụ ra rìa! Hiện nay, ông Khánh đang sống nốt những ngày tàn của cuộc đời đầy tham vọng ở Mỹ.
Sau một thời gian cầm quyền Thủ tướng, Nguyễn Khánh đã quậy lung tung để mau chóng được trở nên Quốc trưởng VNCH như mộng ước. Nhưng không ngờ càng quậy bao nhiêu, Nguyễn Khánh càng lún sâu vào thế kẹt. Cuối cùng, trước nguy cơ không còn đất đứng, Nguyễn Khánh đã quay lại định bứng Trần Thiện Khiêm ra khỏi chức vụ “sống lâu, giàu bền” Tổng tham mưu trưởng quân đội, để đích thân nhảy vào chỗ an toàn đó.
Về phần Đại tướng Dương Văn Minh, sau khi đã bị Nguyễn Khánh chỉnh lý, và hành động á quyền, trong lòng rất thù hận, nhưng vốn bản chất hèn nhát, lại sợ tánh khí dữ dằn, phùng xòe kiểu cải lương của Nguyễn Khánh, nên đành nín khe như gái ngồi phải cọc! (xin xem thêm hồi ký của Trần Văn Đôn, để thấy rõ hơn sự hèn nhát này).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,314
Động cơ
1,137,049 Mã lực
Trong tình huống “tam đầu chế” giữa 3 ông tướng: Minh, Khiêm, Khánh, đang gầm gừ tranh nhau cục xương quyền lực ấy, Đại tá Phạm Ngọc Thảo vừa ở Mỹ về là bị lôi cuốn ngay vào giữa cơn lốc chính trị. Bấy giờ Dương Văn Minh mới thay đổi thái độ, tỏ ra rất ân cần vồn vã để khoả lấp mối tị hiềm xưa, và trong một cuộc đàm thoại riêng, ông ta đã thân mật căn dặn Đại tá Phạm Ngọc Thảo:
- Ê, Thảo à… Toa phải ráng ủng hộ Trần Thiện Khiêm, và coi chừng cái thằng “con mắt lồi” đó, nó dữ lắm!
Về phần “thằng con mắt lồi” Nguyễn Khánh cũng khôn ngoan có thừa. Nguyễn Khánh thầm biết vợ chồng Trần Thiện Khiêm đã đi lại giao du với vợ chồng Đại tá Phạm Ngọc Thảo từ khi Thảo mới được Tổng thống Diệm và cố vấn Nhu mời vào dinh Độc Lập làm tuỳ viên đặc biệt cho Tổng thống. Vậy, một khi muốn trừ khử Trần Thiện Khiêm ra khỏi Bộ Tổng tham mưu, cách hay nhất là không nên để cho cọp mọc thêm cánh. Với ý nghĩ đó, Nguyễn Khánh đã lập tức lôi Đại tá Phạm Ngọc Thảo về phủ Thủ tướng, cho giữ chức vụ giám đốc báo chí phủ Thủ tướng. Hành động như thế, coi là thượng sách, Nguyễn Khánh tỏ ra vô cùng đắc ý, chẳng những đã chặt bớt được vây cánh đáng sợ của Trần Thiện Khiêm, lại còn có dịp kềm Phạm Ngọc Thảo sát nách, không cho có binh quyền trong tay, và không cho nhúc nhích, cục kịch gì hết thảy.
Từ khi Đại tá Thảo về phủ Thủ tướng giữ chức vụ giám đốc báo chí, tôi lại càng có thêm nhiều cơ hội để gần gũi ông hơn, vì lúc bấy giờ tôi đang làm chủ nhiệm một nhật báo có số phát hành nhiều nhất ở miền Nam. Khi đó các báo: Chính Luận, Hoà bình, Đông Phương, Trắng Đen, Độc Lập, Công Luận, Bút Thép v.v… chưa ra đời.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,314
Động cơ
1,137,049 Mã lực
Mặc dù tôi xuất thân làm nghề dạy học và viết báo, nhưng ngoài sự giao du rộng rãi với các bạn đồng nghiệp, tôi còn quen biết và có mối liên hệ rất thân mật trong các giới sĩ quan của quân đội VNCH. Với tư cách một nhà báo, tôi không thích ngồi chễm chệ trong toà soạn đóng vai ông chủ nhiệm đếm bạc cắc bỏ ngân hàng, tôi thích xông pha đi khắp nơi khắp chốn, và tiếp xúc với đủ mọi hạng người. Nhờ thế mà tôi đã có dịp thấy, biết được nhiều chuyện thuộc loại thâm cung bí sử trong giới cầm quyền cao cấp ở miền Nam, để giờ đây nhân lúc nhàn rỗi, ngồi kể lại cho đồng bào và lớp hậu sinh ở hải ngoại nghe chơi.

Sự tiếp xúc giữa tôi và Đại tá Phạm Ngọc Thảo ngay trong Nha Báo chí phủ Thủ tướng đã không gây một sự nghi ngại nào cho Nguyễn Khánh. Ngược lại, Nguyễn Khánh còn có phần biệt đãi tôi hơn các vị chủ báo khác. Tôi xin kể một thí dụ. Lúc bấy giờ ngoài tư cách chủ báo, tôi còn là tổng thơ ký của Hội Chủ Báo Việt Nam. Hội Chủ Báo thấy, từ lâu nền báo chí Việt Nam không phát triển mạnh mẽ được, và thường xuyên bị bóp chẹt bởi đám cặp rằng phát hành báo, nên uỷ thác cho tôi nghiên cứu “khu chợ báo”, để hệ thống hoá công việc phát hành. Sau đó, Hội Chủ Báo đã đệ đơn xin Thủ tướng Nguyễn Khánh cấp cho khu đất trống kế bên toà đại sứ Đại Hàn, đường Nguyễn Du, để làm khu chợ báo. Lúc đầu Nguyễn Khánh ngần ngại không chịu chấp thuận. Về sau chính tôi và anh Vũ Ngọc Các, Chủ tịch HCBVN, đã phải đích thân lên phủ Thủ tướng, gặp Nguyễn Khánh để thuyết phục ông ta. Nhưng Nguyễn Khánh muốn ngày ông ban hành phép cho mở chợ báo, bộ thông tin phải tổ chức một buổi tiếp tân lớn tại nhà hàng Continental, mời đầy đủ quan khách, đại diện báo chí ngoại quốc và trong nước đến tham dự. Tôi hiểu thâm ý của ông, muốn nhân dịp này làm nổi bật sự trọng đãi đệ tứ quyền của ông. Đây cũng chỉ là trò mị dân tiểu sảo, chẳng khác nào câu tuyên bố của ông: “Mỗi ngòi bút là một sư đoàn!”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,314
Động cơ
1,137,049 Mã lực
Trong buổi tiếp tân long trọng hôm ấy, bất ngờ các vị chủ báo đều đồng thanh dành cho tôi được thay mặt hội, ngỏ lời trước quan khách và cám ơn Thủ tướng Nguyễn Khánh đã giúp báo chí có khu chợ báo. Trước tình thế đột biến ấy, tôi đành phải lên diễn đàn ứng khẩu. Những lời tôi nói hôm ấy đã được các bậc trưởng thượng trong làng báo hài lòng. Riêng Thủ tướng Nguyễn Khánh, sau khi tôi vừa dứt lời, đã vội bước lên, bắt tay tôi, ngỏ lời cám ơn và ôm tôi hôn thắm thiết, mặc dù ông thầm hiểu rằng trong lời nói, tôi đã khều nhẹ ông về vấn đề dân chủ giả hiệu, và mị dân v.v…
Chẳng bao lâu sau khi cú “biểu dương lực lượng” của tướng Dương Văn Đức diễn ra, trong dư luận có tin loan truyền Đại tá Phạm Ngọc Thảo hiệp cùng Trần Thiện Khiêm âm mưu đảo chính, lật đổ Nguyễn Khánh. Về phần ông Khiêm, ai cũng thấy rõ như ban ngày là ông ta phải phản ứng để tự cứu nguy. Từ sau ngày 13-9-1964, tình chiến hữu, nghĩa keo sơn giữa hai tướng Khiêm-Khánh đã không còn nữa. “Còn tình chi nữa, là thù đấy thôi!” Chẳng qua cũng chỉ vì chút bả lợi danh mà hai ông tướng này đã đành lòng bôi mặt đá nhau những đòn chí tử!
Về phần Đại tá Phạm Ngọc Thảo, tôi biết từ lâu ông vốn bất phục Nguyễn Khánh, nhưng cũng chẳng trọng nể gì Trần Thiện Khiêm. Đối với Thảo, cả hai chẳng qua chỉ là phường gươm gẫy, gà sáp, do thời cuộc mà nên thôi.
Lúc này ông bà Thảo đang cư ngụ trong một căn biệt thự nhỏ ở đường Tự Đức, gần góc Tự Đức - Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao. Điều nên nói thêm ở đây, sau khi rời khỏi chức vụ tỉnh trưởng Kiến Hoà, Trung tá Phạm Ngọc Thảo đã bị lêu bêu mãi với chức vụ “Thanh tra Ấp chiến lược”. Tuy gọi là thanh tra Ấp chiến lược, nhưng Trung tá Phạm Ngọc Thảo đã không có được một chỗ ngồi, không có văn phòng, lại không có cả những phương tiện di chuyển cần thiết tối thiểu. Trong lúc túng bấn đó, Trung tá Phạm Ngọc Thảo đã được bác sĩ Trần Kim Tuyến, giám đốc Sở Nghiên cứu chính trị và xã hội phủ Tổng thống cho mượn đỡ một chiếc xe cũ hiệu Peugeot 203 của sở, để làm chân.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,314
Động cơ
1,137,049 Mã lực
Mặt khác, ai có thể ngờ rằng, Trung tá Thảo đã không có được một ngôi nhà cho vợ con tá túc, sau khi rời khỏi dinh tỉnh trưởng Kiến Hoà. Trong đời con người, lắm khi trong cái may lại ngầm chứa cái rủi; ngược lại, lắm khi trong cái rủi lại có mầm mống của một cơ may. Giữa lúc tình thế quẫn bách như vậy, may sao ông bà Thảo lại gặp được một Pháp kiều, có một ngôi nhà ở đường Tự Đức, muốn bán rẻ lại căn nhà này để lấy tiền về nước. Pháp kiều ấy bán nhà rẻ với điều kiện phải giúp cho hắn được đổi tiền Việt Nam sang đồng francs. Phạm Ngọc Thảo liền tiếp xúc với anh Huỳnh Văn Lang, giám đốc Viện hối đoái, để xin giúp đỡ. Nhưng anh Huỳnh Văn Lang không dám tự tiện, sợ đến tai phủ Tổng thống sẽ bị khiển trách. Dù vậy, anh Huỳnh Văn Lang cũng mách nước cho Phạm Ngọc Thảo đến gặp bác sĩ Trần Kim Tuyến để xin nói giúp với ông Ngô Đình Nhu. Chỉ khi nào có lệnh của ông cố vấn Ngô Đình Nhu, anh Huỳnh Văn Lang mới dám tiến hành thủ tục hối đoái, cho Pháp kiều ấy chuyển ngân về Pháp.
Về sau, theo lời bác sĩ Trần Kim Tuyến kể lại cho tôi nghe, anh đã tìm dịp thuận lợi gặp ông Ngô Đình Nhu, trình bày hoàn cảnh gia đình của Thảo, kèm theo ý kiến của anh Huỳnh Văn Lang, liền được ông Nhu phê cho mấy chữ vắn tắt, nguyên văn như sau: “Giúp cho nó!”.
Dư luận phao đồn Đại tá Phạm Ngọc Thảo ủng hộ Trần Thiện Khiêm, âm mưu đảo chính Thủ tướng Nguyễn Khánh ngày càng trở nên sôi nổi, khiến Nguyễn Khánh sinh ra lo ngại thực sự, nhưng vẫn không sao tìm được bằng cớ nào, hay manh mối nào để nhằm ngăn chặn Phạm Ngọc Thảo. Cuối cùng Nguyễn Khánh tìm ra một diệu kế khác: tống khứ Đại tá Phạm Ngọc Thảo qua Mỹ là yên chuyện!
Sự kiện này chứng tỏ Nguyễn Khánh đã ngán Phạm Ngọc Thảo hơn Trần Thiện Khiêm, dù lúc ấy Khiêm đang nắm toàn bộ binh quyền trong tay. Không có Phạm Ngọc Thảo thì Trần Thiện Khiêm chẳng khác nào con cua gãy càng, con rắn không đầu!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,314
Động cơ
1,137,049 Mã lực
Hôm ấy, như thường lệ, tôi ra toà soạn làm báo rất sớm. Khoảng 9-10 giờ, bỗng có điện thoại từ Nha Báo chí phủ Thủ tướng gọi tôi. Từ đầu giây bên kia, Đại tá Thảo kêu tôi lên văn phòng gặp ông gấp, có chuyện cần kíp. Tôi vội vàng phóng xe tới đại lộ Thống Nhất, bước vào ngôi nhà đối diện phủ Thủ tướng, nằm ngay trước cửa Thảo Cầm Viên.
Chợt thấy tôi vào, ông đã nói ngay, ông vừa được lệnh của Nguyễn Khánh phải đi Washington, làm tuỳ viên báo chí cho toà đại sứ VNCH ở đó. Ông phải thu xếp mọi việc và đi ra phi trường gấp nội trong chiều hôm ấy. Nói xong, ông chìa cho tôi một cái bông giấy 300 ram, để in báo, và căn dặn thêm:
- Toa ở nhà ráng cẩn thận. Khi nào moa về sẽ cho người đến tìm!
Đại tá Thảo đi được chừng vài tháng, bà Thảo cũng thu xếp việc gia đình, đem con theo chồng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,314
Động cơ
1,137,049 Mã lực
Khánh tống Khiêm đi Mỹ

Giữa lúc tình thế nát bét như vậy, ngày 22-10-1964, Thủ tướng Nguyễn Khánh lại còn tuyên bố ở Pleiku một câu xanh rờn, khiến sau này đã trở thành bia miệng tiếng đời mãi mãi: “Quân đội là cha quốc gia!”.
Để giải quyết tình trạng bế tắc lúc bấy giờ, các tướng lãnh quân phiệt tự biết không thể làm gì khá hơn, bèn tạm thời chuyển quyền cho tân Quốc trưởng Phan Khắc Sửu.
Ngày 30-10-1964, Quốc trưởng Phan Khắc Sửu bổ nhiệm ông giáo già gàn dở, bịnh hoạn Trần Văn Hương làm Thủ tướng.
Ngày 4-11-1964 chính phủ Trần Văn Hương ra mắt, gồm toàn các nhân vật dân sự. Trung tướng Nguyễn Khánh được cử làm tổng tư lệnh quân đội, thay thế Trần Thiện Khiêm, đi Mỹ làm đại sứ tại Washington. Cho đến lúc bấy giờ ghế đại sứ VNCH ở Washington vẫn còn do ông Phạm Văn Rậu, một nhân viên của Bộ ngoại giao đảm nhiệm xử lý.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,314
Động cơ
1,137,049 Mã lực
Khánh triệu hồi Thảo về nước để thủ tiêu!
Báo chí Mỹ và chánh giới Mỹ lúc ấy rất đặc biệt quan tâm tới chánh tình ở Việt Nam. Các báo, và phóng viên các đài truyền hình truyền hình Mỹ thường xuyên kéo nhau đến toà đại sứ VNCH ở Washington để phỏng vấn ông đại sứ, hay tuỳ viên báo chí. Một phần do ông Khiêm nói không trôi chảy tiếng Anh, phần khác ông Khiêm là con người không bao giờ dám ra mặt làm một điều gì chống đối ai công khai, hơn thế nữa bản chất ông vốn lầm lì, nhiều người đã ví ông như “con cóc cụ” không bao giờ mở miệng, hoặc lại còn ví ông bằng câu ngạn ngữ “ngậm miệng ăn tiền”. Do đó, phần lớn công việc tiếp xúc với báo chí, hay tuyên bố về tình hình chính trị nội bộ ở Việt Nam đều do Đại tá Phạm Ngọc Thảo, tuỳ viên báo chí toà đại sứ đảm nhiệm. Hiển nhiên những lời tuyên bố, hay những tin tức loan truyền trên báo chí Mỹ, trên truyền hình Mỹ đã phản ánh rõ rệt chánh tình miền Nam đang trong thời kỳ vô cùng rối loạn, nhất là vai trò của tướng Nguyễn Khánh.
Việt Nam 1964_8_16 (1).jpg

Cuộc họp của Hội đồng quân nhân cách mạng bầu Chủ tịch VNCH tại Vũng Tàu ngày 16-8-1964. Thảo đứng giữa bảng đen ghi kết quả bỏ phiếu và Khánh

Mặc dù hiện nay, ông Khánh đã rút lui khỏi chức vụ Thủ tướng, trở lại quân đội, nhưng ông vẫn sử dụng chức vụ Tổng tham mưu trưởng, và Chủ tịch Hội đồng quân lực như một thế lực siêu đẳng để thao túng từ Quốc trưởng, Thủ tướng trở xuống. Chánh tình miền Nam do chính bàn tay của ông xoa nắn, và vo tròn bóp méo tuỳ ông. Bây giờ hành vi núp bóng quân đội để tiếp tục thao túng chánh trường của ông Khánh lại bị Đại tá Phạm Ngọc Thảo lật mặt nạ, phanh phui ra trước dư luận Mỹ, khiến ông ta lo sợ và vì thế mà sinh lòng thù hận Phạm Ngọc Thảo dữ lắm.
Lúc đầu, ông Khánh nghĩ tống Phạm Ngọc Thảo qua Mỹ là thượng sách, bây giờ trở ngược lại hoá ra hạ sách. Nhưng ông không còn quyền trực tiếp gọi Phạm Ngọc Thảo về nước để trừng trị nữa, vả lại Nguyễn Khánh muốn giấu tay trong vụ trừng trị Phạm Ngọc Thảo sau này. Nguyễn Khánh liền điện thoại yêu cầu Bộ ngoại giao đánh công điện triệu hồi Phạm Ngọc Thảo về bộ trình diện gấp. Đồng thời, ông ta chuẩn bị tay chân và kế hoạch, chờ khi Phạm Ngọc Thảo về tới phi trường Tân Sơn Nhứt là vồ ngay, rồi bí mật đem đi thủ tiêu cho biệt tích luôn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,314
Động cơ
1,137,049 Mã lực
Ở bên Mỹ, Đại tá Phạm Ngọc Thảo bỗng nhận được lệnh của Bộ ngoại giao đòi phải về trình diện gấp. Ông đem chuyện bàn với Trần Thiện Khiêm. Vì cả Thảo lẫn Khiêm đều là nạn nhân của Nguyễn Khánh, nên muốn nhân cơ hội về nước lần này, Thảo sẽ thi hành âm mưu “tương kế tựu kế”, để tẩy trừ Nguyễn Khánh, kẻ đã phá miền Nam bấy nhậy… Khiêm đặt hết tin tưởng nơi tài trí và đởm lược của Thảo. Nhưng kẹt nỗi lúc bấy giờ, vợ con của Đại tá Thảo đều đang ở cả bên Mỹ. Khi Thảo về nước, chiếu nguyên tắc, toà đại sứ VNCH ở Washington sẽ phải đình chỉ việc trả lương cho Thảo. Vậy một mình bà Thảo làm sao nuôi nổi mấy đứa con còn nhỏ dại?
Đó là mối lo tâm phúc của ông bà Thảo. Có lẽ vợ chồng Trần Thiện Khiêm nhận ra mối lo đó, nên đã khích lệ ông bà Thảo bằng cách hứa hẹn: “Thảo, toa cứ về đi. Ở đây, mỗi tháng moa sẽ trích quỹ đen cấp cho vợ toa 500 đô la!”
Tuy đã hứa chắc mẻm như vậy, nhưng sau khi Phạm Ngọc Thảo đã về nước rồi, vợ chồng Trần Thiện Khiêm cũng nuốt luôn lời hứa. Từ đầu đến cuối Khiêm không cấp cho bà Thảo một “xen” nào. Tệ hại hơn nữa, Khiêm còn trở mặt làm khó dễ, không chịu ký gia hạn lưu ngụ trên sổ thông hành cho bà Thảo. Đây là một hành động phản phúc độc ác. Khiêm muốn đẩy bà Thảo và mấy đứa trẻ về Việt Nam cho Nguyễn Khánh làm thịt!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,314
Động cơ
1,137,049 Mã lực
Chuyện đối xử của vợ chồng Khiêm với mẹ con bà Thảo còn nhiều tình tiết bỉ ổi lắm. Nhưng, đó là chuyện riêng tư giữa có tính cách cá nhân, nên tôi không kể dài dòng vào đây làm gì!
Bây giờ trở lại chuyện mưu toan giữa Khiêm và Thảo. Cả hai người đều nhận thấy chuyến về nước kỳ này của Đại tá Thảo lành ít, dữ nhiều. Do đó hai người đã bàn cách để đánh lừa Nguyễn Khánh một vố chơi.
Vì có lệnh triệu hồi của Bộ ngoại giao, đại sứ Trần Thiện Khiêm phải chiếu nguyên tắc xuất tiền trong ngân quỹ của toà đại sứ mua cho Đại tá Thảo một vé máy bay khứ hồi, có tạm dừng ở Hồng Kông. Nhưng, ngày giờ Đại tá Thảo về nước để trình diện Bộ ngoại giao, đại sứ Trần Thiện Khiêm, đã ăn ý với Thảo rồi, không thông báo cho Bộ ngoại giao biết. Vì nếu Bộ ngoại giao biết tức là Nguyễn Khánh biết, và sẽ cho tay chân bộ hạ chặn bắt Phạm Ngọc Thảo ngay tại chân cầu thang phi cơ, ở phi trường. Như thế Đại tá Thảo dù cho có mọc cánh cũng không làm sao vọt thoát được.
Trước khi Đại tá Thảo ra đi, ông Khiêm còn căn dặn thêm: “Hãy ghé Hồng Kông trước. Ở lại đó nghe ngóng tình hình, nếu thấy yên ổn thì về; ngược lại, nếu coi bộ không yên thì quay trở lại Washington”.
Theo lời ông bà Thảo đã kể cho tôi nghe, khi về đến Hồng Kông, ông Thảo đã dừng chân ở đó, ngủ lại một đêm, rồi mới về Việt Nam sau. Đêm hôm đó là đêm thứ bảy. Sáng sớm hôm sau, toà tổng lãnh sự VNCH ở Hồng Kông hay tin, đã vội vã đánh điện về cho Nguyễn Khánh, nhưng vì là ngày chúa nhựt nên công sở nghỉ việc, chẳng ai đem trình việc này cho Nguyễn Khánh biết. Thế là âm mưu bắt Đại tá Thảo ngay khi vừa bước chân ra khỏi phi cơ đã bị ăn trớt!
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,314
Động cơ
1,137,049 Mã lực
Nhưng Nguyễn Khánh dễ gì chịu buông tha một đối thủ cao cường, đang chơi trò cút bắt với ông ta. Nguyễn Khánh thừa biết Phạm Ngọc Thảo đã về nước an toàn rồi, và chắc chắn đã chui vào bí mật, nên ông ta ra lệnh căng lưới an ninh, tình báo, để bủa vây khắp các nơi nghi ngờ có thể Phạm Ngọc Thảo lai vãng.
Về phần Đại tá Phạm Ngọc Thảo, sau khi đã về nước yên ổn, ông chờ hôm sau là ngày thứ hai đến Bộ ngoại giao trình diện theo đúng thủ tục. Người tiếp kiến Đại tá Thảo ở Bộ ngoại giao hôm ấy lại là một viên chức, hàng sứ thần, vừa mới ở ngoại quốc mãn nhiệm về, nên tỏ ra ngạc nhiên chẳng biết ất giáp gì. Ông này cũng là một người bạn thân, đồng môn Pétrus Ký, của tôi. Về sau ông ta đã kể lại cho tôi nghe:
- Đâu có ai cho moa biết gì đâu! Thấy anh Thảo về trình diện, coi hồ sơ không thấy dấu vết lệnh triệu hồi, moa cho anh Thảo biết như thế. Sau khi nói qua loa mấy câu, anh Thảo xin cáo từ rồi đi luôn…
Sau khi trình diện ở Bộ ngoại giao ra, Đại tá Thảo còn chọc gan Nguyễn Khánh bằng cách gọi điện thoại nói chuyện thẳng với Nguyễn Khánh. Thảo cho biết vừa đến Bộ ngoại giao trình diện, nơi đây nói không biết gì về lệnh triệu hồi.
- Vậy có phải Đại tướng đã ra lệnh ấy không? - Đại tá Thảo hỏi.
Ở đầu giây bên kia, Nguyễn Khánh trả lời, chối bai bải, nói không biết gì cả. Đó là việc của Bộ ngoại giao, của chính phủ, quân đội không dính dáng đến.
Nghe Nguyễn Khánh chối như thế, Đại tá Thảo càng thận trọng hơn, vì ông biết chắc Nguyễn Khánh đang dùng thủ đoạn bá đạo, ném đá giấu tay, để ngầm hại mình. Ông cũng thừa hiểu lúc bấy giờ mạng lưới an ninh, tình báo đang bủa vây, tìm kiếm ông. Nhưng vốn là người đã từng quen sống trong bí mật, rất nhạy cảm, nên ông vẫn không lo ngại lắm. Ông vẫn lẩn quẩn sinh hoạt trong đô thành, để móc nối lại với những bạn bè xưa và các anh em chiến hữu thân tín như Đặng Như Tuyết và tôi v.v… Ông còn thường đi ăn uống công khai với nhiều anh em khác.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,314
Động cơ
1,137,049 Mã lực
Một hôm, ông phó biện lý Dương, người Bắc, mời Thảo đến nhà dùng bữa trưa. Ông nhận lời. Khi đi ăn, Đại tá Thảo đã mượn tạm chiếc xe Huê Kỳ đồ sộ của nha sĩ Tài để đến nhà ông Dương. Khi xe vừa chợt tới gần cổng nhà, Phạm Ngọc Thảo đã thấy bà vợ ông biện lý Dương đang đứng ở trên lề, ngoài đường, hình như có vẻ lo lắng đợi chờ ai. Thảo ngừng xe lại. Bà Dương liền báo cho ông biết:
- Hiện giờ bọn công an, mật vụ đang mai phục đầy trong nhà. Anh nên vọt lẹ đi!
Thế là Phạm Ngọc Thảo vọt mất dạng. Ông thoát hiểm lần ấy, một phần lớn là nhờ đã thay đổi phương tiện di chuyển bất thường. Bọn công an cứ ngỡ chiếc xe Huê Kỳ tổ nái lộng lẫy ấy là của quan lớn nào trong chính phủ. Bọn chúng không dè chính Đại tá Thảo là người tài xế mang kính đen đang lái chiếc xe ấy.
Nguyên tắc và phương pháp thoát hiểm của Đại tá Thảo rất giản dị và vô cùng hiệu nghiệm, mà ông đã trao truyền cho bác sĩ Trần Kim Tuyến và tôi như sau: “luôn luôn cải trang, không bao giờ đi, về cùng một đường, cùng một ngày, cùng một giờ. Không bao giờ ngủ ở đâu trọn một đêm. không bao giờ ở đâu lâu một chỗ”.…
Với nguyên tắc và phương pháp ấy con người mình tự nhiên sẽ trở thành thiên biến vạn hoá, xuất quỷ nhập thần, đến đâu không ai biết, đi lúc nào chẳng ai hay. Mấy năm sau này, khi lưu vong ở hải ngoại, tôi đã có dịp đọc nhiều sách vở nói về cuộc đời của lãnh tụ phong trào giải phóng Palestine (PLO) là Yaaser Arafat. Trong suốt mấy chục năm trời, cơ quan tình báo Mossad giỏi nhất thế giới của Do Thái đã tốn không biết bao nhiêu công của để săn lùng Arafat sát nút, được lệnh hạ sát Arafat bằng mọi giá, kể cả đánh thuốc độc, ám sát, bắt cóc, và những cuộc hành quân đại quy mô cấp quân đoàn, gồm đủ hải, lục, không quân… vẫn không sao tóm được Arafat. Chẳng qua chỉ vì Arafat đã thi hành đúng phương châm tương tự kể trên!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,314
Động cơ
1,137,049 Mã lực
Bấy giờ Đại tướng Nguyễn Khánh, Chủ tịch Hội đồng quân lực, kiêm Tổng tham mưu trưởng quân đội VNCH và Đại tá Phạm Ngọc Thảo đã trở thành hai đối thủ, hai kẻ thù không đội trời chung. Về thế lực, ai cũng thấy Nguyễn Khánh chẳng khác nào con voi, còn Phạm Ngọc Thảo chẳng khác nào con chuột nhắt. Vậy Phạm Ngọc Thảo chống lại Nguyễn Khánh chẳng khác nào đem trứng chọi với đá, hay còn nói cách khác: “châu chấu đá xe”!
Nhưng trong văn chương của ta lại có mấy câu thơ nghịch lý sau đây, xin cống hiến bạn đọc cho vui: “Nực cười châu chấu đá xe, tưởng rằng chấu ngả, ai dè xe nghiêng”!
Thực vậy, chiếc xe quyền lực vô song của Nguyễn Khánh ai ngờ thế mà về sau bị nghiêng thật, và cuối cùng đã khiến cho Nguyễn Khánh phải rời khỏi quê hương ngày 24-2-1965, để sống cuộc đời lưu vong tủi nhục ê chề cho mãi đến ngày nay.
Theo tôi biết, sau khi đã rời khỏi phi trường Tân Sơn Nhứt an toàn, Đại tá Thảo đã được đưa về trú ẩn ngay tại căn phòng số 111, trong một cao ốc, nằm ngay góc đường Ngô Đức Kế và Nguyễn Huệ, ngang Tổng nha Ngân Khố. Căn phòng này do bà dược sĩ Trang Hai đứng tên. Sau đó Đại tá Thảo thường thay đổi nơi trú ẩn luôn, khi thì trốn trong biệt thự Trang Hai của bà dược sĩ Trang Hai, trên làng đại học Thủ Đức, khi thì trú ngụ trong một căn phố lầu, nằm cuối một con hẻm cụt, trên đường Hùng Vương ở Chợ Lớn. Cũng có khi ông lẩn trốn trong biệt thự song lập của vợ chồng kỹ sư Kỉnh và Cô Ba Thanh Tùng, thuộc cư xá Hoả Xa, đường Nguyễn Hoàng, Chợ Lớn.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,508
Động cơ
868,722 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Bố em và ông Nhu đã chạm mặt nhau trước 1942
Ông Nhu lúc đó phụ trách một mảng kho sách của Thư viện Đông Dương (gọi là Quản thủ hoặc gì đó). Ông Nhu có thu nhập đủ sống trung lưu, nhưng thuộc giới elite. Lúc lấy bà Nhu, đâu có tiền. Bố bà Nhu thì giàu, nhưng phận gái đâu có tiền. Hai người phải thuê nhà ở Hàng Bài, mua nhà chỉ trong mơ với cái chức cạo giấy của ông Nhu
Ông Diệm là Thượng thư, nhưng lúc đó phiêu bạt ở đẩu đâu, tiền nong không rõ, nhưng chắc chẳng thể giúp ông em. Còn ông Thục, lúc đó chưa phải Giám mục Vĩnh Long thì đủ ăn hành đạo, giúp gì được ông em
Thành ra, bà Nhu đem con về Huế ở cũng vất vả lắm đấy ạ
Tới 1947 vào Sài Gòn cả hai anh em vẫn phải nương nhờ Tu viện Chúa Cứu thế
Họ chỉ thực sự phất lên sau khi Diệm cầm quyền, nhưng chưa phải phất ngay mà tới 1959, ông Thục mới dám nhận quà cáp, chạy chức
Từ 1942 đển 1954, ông Nhu cũng chỉ đủ sống tằn tiện thôi
Em nhớ là có đọc ở đâu đó nói giống như vậy ạ: lúc hàn vi đó, mợ Lệ Xuân còng lưng đạp xe đi dạy dương cầm, nuôi con trong khi ông Nhu loanh quanh lương còm, đốt thuốc Bastos mù mịt
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top