[Funland] 50 năm trước đây, ngày 27 tháng 1 năm 1973, ký Hiệp định hoà bình Paris về Việt Nam

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Từ ngày gặp Kissinger ở Sài Gòn tháng 10 năm ngoái, Thiệu nhận được đề nghị từ nhiều giới tại Sài Gòn và thư của Hưng nên đánh đổi việc đòi triệt thoái quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra khỏi miền Nam lấy sự cam kết của Hoa Kỳ bảo vệ hoà bình ở Việt Nam. Mặc dầu, lời lẽ trong thư của Nixon cứng rắn và doạ dẫm thẳng thừng, nhất là việc đòi phải trả lời trong đêm ngày 17-1-1973, nhưng Thiệu không chịu nhường bước.
Thay vì phải trả lời Haig ngày hôm sau, ông gửi thư niêm phong cho Nixon đòi một số thay đổi trong bản Hiệp định sắp ký. Haig quay lại toà Đại sứ Mỹ, mở thư xem và chuyển về Nhà Trắng bằng đường vô tuyến. Haig mô tả lá thư “cứng nhắc và không nhượng bộ”.
Không còn chần chừ được nữa, Nixon và Kissinger trả lời ngay cùng ngày. Haig cùng Bunker chuyển đến chỗ Thiệu liền. Nixon quyết định tranh thế thượng thủ nhưng vẫn muốn trấn an Thiệu. Mặt khác, tiếp tục doạ dẫm về hậu quả nếu Thiệu không chịu ký. Bức thư có nội dung:

“Kính thưa Tổng thống!
Tôi đã nhận, nghiên cứu kỹ lưỡng thư đề ngày 17-1-1973 của Ngài. Tôi phải lặp lại những gì đã nói với Ngài trước đây. Tự do và độc lập của Việt Nam Cộng hoà vẫn luôn luôn là mục tiêu trọng đại trong chính sách ngoại giao Hoa Kỳ. Tôi đã theo đuổi mục tiêu này suốt cuộc đời chính trị và trong bốn năm trời nay nhận nhiều hậu quả trầm trọng trong cũng như ngoài nước. Chính vì bảo vệ những mục tiêu chung của chúng ta mà tôi nhất quyết phải chọn đường lối hành động này. Tôi quả quyết, từ chối ký bản hiệp định này phải dẫn đến việc cắt đứt mọi viện trợ cho Việt Nam Cộng hoà. Do đó, tôi cho tiến hành phê chuẩn ngày 23-1 và sẽ ký kết vào ngày 27--1-1973 bản hiệp định mà tướng Haig trình lên Ngài. Như vậy, chỉ còn một lựa chọn trước mắ, chúng ta muốn hay không muốn tiếp tục mối bang giao gắn bó đã giúp nhau nhiều trong suốt thời chiến…
Để bản hiệp định chặt chẽ thêm như đề cập trong thư của tôi ngày 14-1, chính phủ của Ngài được tăng cường về phương diện an ninh và chính phủ để chuẩn bị cho sự ngưng bắn…

Tôi đã thưa với Ngài nhiều lần, vấn đề chính yếu ở đây không như chơi chữ trong bản văn mà là vấn đề cộng tác giữa hai nước trong thời kỳ hậu chiến và nhu cầu tiếp tục yểm trợ Việt Nam Cộng hoà của Hoa Kỳ. Tôi đang phải tranh đấu cho sự yểm trợ đó. Nếu Ngài khước từ ký bản hiệp định, tôi không còn cách nào giúp đỡ chính phủ Việt Nam Cộng hoà nữa. TôI bị Quốc hội và dư luận Hoa Kỳ trói chặt tay. Vì thế, đây là lúc phải đoàn kết để bảo vệ quyền lợi chung của hai quốc gia chúng ta.
Như tướng Haig đã trình với Ngài, tôi chuẩn bị gửi phó Tổng thống Agnew sang Saigon thảo luận cùng Ngài về mối quan hệ giữa hai nước chúng ta thời hậu chiến. Ông Agnew rời Washington ngày 28-1, một ngày sau ký kết bản Thoả hiệp. Trong chuyến công du này, phó Tổng thống Agnew công khai cam kết những gì tôi đã trình bày với Ngài. Tôi xin nhắc lại những cam kết như sau:
- Trước hết, Hoa Kỳ công nhận chính phủ của Ngài là duy nhất hợp pháp ở miền Nam Việt Nam.
- Thứ hai, Hoa Kỳ không công nhận quyền có mặt của quân ngoại quốc trên lãnh thổ miền Nam.
- Thứ ba, Hoa Kỳ sẽ phản ứng mãnh liệt nếu bản hiệp định bị vi phạm.
Hơn nữa, tôi muốn được hội kiến riêng với Ngài ba hay bốn tuần sau ở tại San Clements, Califonia, để chúng ta có dịp công khai nhắc lại mối hợp tác giữa hai nước và cam kết của Hoa Kỳ. Dựa vào những cam kết ấy, tôi hy vọng Ngài vui lòng cùng chúng tôi ký bản hiệp định. Vì tính cách trọng đại của vấn đề và những hậu quả của nó trong tương lai, tôi chỉ thị tướng Haig phải trở lại Sài Gòn sáng thứ bảy ngày 20-1-1973. Đây có lẽ là dịp cuối chúng tôi được biết lập trường của Ngài và xem có tiến hành cùng Ngài được không.
Chương trình diễn tiến đã định, không thể thay đổi nữa. Tiến sĩ Kissinger sẽ phê chuẩn vào bản thoả hiệp ở Paris ngày 23-1. Tôi công bố cho dân chúng Hoa Kỳ ngay chiều hôm đó và lễ ký kế nhằm ngày 27-1-1973. Nếu Ngài không chịu hợp tác, chính phủ Việt Nam Cộng hoà phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những hậu quả của nó.
Kết thúc, tôi xin thưa rằng rất thán phục tinh thần bảo vệ quyền lợi quốc gia của Ngài. Tôi công nhận bản hiệp định này không được hoàn hảo nhưng trong trường hợp hiện tại là cơ hội tốt nhất ta nắm được. Tôi đã giải thích tại sao ta phải ký lúc này.
Tôi nghĩ, Ngài có hai lựa chọn chính yếu. Một, tiếp tục cản trở việc ký kết bằng hành động có vẻ lẫm liệt nhưng thiển cận. Hai, dùng bản Hiệp định như phương tiện xây dựng một văn bản mới cho nền bang giao Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hoà, không cần nói Ngài cũng biết rõ, đây là con đường duy nhất để bảo vệ mục tiêu chung của chúng ta”.
Trân trọng
Richard Nixon
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Thiệu đọc thư kỹ càng, góp nhặt cả đe doạ lẫn hứa hẹn cố tìm ra căn bản những cam kết của Hoa Kỳ. Ông hài lòng vì câu: “Tự do và độc lập của Việt Nam Cộng hoà luôn luôn là mục tiêu trọng đại trong chính sách ngoại giao Hoa Kỳ”. Với đà triệt thoái quân đội Hoa Kỳ từ hơn nửa triệu xuống 20 ngàn ngày 1-12-1972, Thiệu muốn được bảo đảm bằng những lời cam kết chắc chắn Hoa Kỳ không thay đổi lập trường về Việt Nam Cộng hoà thì ở đây đầy đủ cả. Nixon hứa hẹn đủ điều. Về việc “cắt đứt mọi viện trợ”, Thiệu nhớ hồi năm 1963, ông là tư lệnh sư đoàn 5 ở Biên Hoà, Mỹ cắt viện trợ gây áp lực với Diệm khiến sư đoàn ông bị ảnh hưởng nặng nề. Đó là một trong các lý do ông theo phe lật đổ Diệm. Cái trớ trêu cùng cảnh ngộ, Thiệu chưa quên.
Tuy nhiên, Thiệu vẫn không chịu ký và trả lời Bunker, ông cần suy nghĩ thêm về thư Nixon. Bunker và Haig thấy Thiệu muốn chần chừ đợi đến lễ nhậm chức nhiệm kỳ hai của Nixon ngày 20-1-1973. Nixon cũng tiên đoán vậy.
Thiệu nhận ra lời lẽ cứng rắn trong thư Nixon ngày 17-1-1973 là tối hậu thư. Đến ngày hẹn của Nixon, Thiệu vẫn tiến hành lễ thành hôn cho con gái Tuấn Anh ở Dinh Độc Lập. Ngày 19-1-1973, vì lễ cưới dài dòng nên Thiệu có cớ nói chưa có thì giờ gặp đại sứ Bunker. Buổi lễ được cử hành trong Dinh xong, cả gia đình ra nhà thờ Đức Bà làm lễ chính thức công giáo. Trước đó, Nhã được gọi ra nói chuyện với Đại sứ Bunker bằng điện thoại, Bunker muốn Thiệu trả lời ngay. Nhã trách Bunker về sự thiếu tế nhị này: “Đây là ngày vô cùng trọng đại của Tổng thống, ông có thể đợi đến lúc lễ xong xuôi được không? Ngày lễ thành hôn người con gái độc nhất mà ông cũng không được một vài giờ yên tĩnh ư? Tôi sẽ gọi lại Đại sứ”.
Thiệu gặp Bunker nửa giờ đồng hồ ngay tối hôm đó. Gặp Thiệu một mình, Bunker đắc lực hơn khi có mặt những người khác. Sau buổi họp, Thiệu nói với Nhã: “Họ làm áp lực mình hơn nhưng cũng hứa hẹn nhiều hơn”. Bunker đưa ra những lý lẽ hùng hồn để Thiệu giúp Nixon thuyết phục Quốc hội Hoa Kỳ. Bunker nhắc lại tất cả hứa hẹn của Nixon nếu Thiệu ký bản hiệp định Paris.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Sau buổi họp với Bunker, Thiệu bảo Nhã ở lại ăn cơm chiều cùng. Trong trạng thái suy tư, Thiệu nói:
- Họ không cho mình lựa chọn nào khác hơn ký hoặc cắt viện trợ. Mặt khác, ta được Nixon hứa hẹn quyết bảo vệ miền Nam Việt Nam. Ta thuận ký và không để Nixon nuốt lời hứa được.
Nhã hỏi:
- Liệu mình có thể tin Nixon được không?
- Ông ta là người biết giữ danh dự. Ta nên tin.
Sau đấy, hai người bàn kế hoạch buộc Nixon tỏ thái độ về vụ triệt thoái quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra khỏi miền Nam.
Haig trở lại Sài Gòn ngày 20-1-1973 sau khi ghé Bắc Kinh và Bangkok. Thiệu vẫn chưa chịu ký, giao Haig cầm thư bày tỏ sự nguy hiểm của việc để quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở lại miền Nam về cho Nixon. Ông đề nghị thay lời lẽ trong bản văn, ghi rõ việc triệt thoái cả quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lẫn quân đội các nước khác ra khỏi miền Nam. Haig thuyết phục Thiệu, bản văn được hiểu như vậy nhưng bây giờ thay đổi lời lẽ thì muộn quá rồi. Thiệu nhất định bắt Haig cầm thư về đưa Nixon. Nixon trả lời ngay để Bunker đưa thư cho Thiệu cùng ngày, trong đó, Nixon cố gắng thuyết phục Thiệu lần nữa như sau:
“Mặc dầu không có điều khoản nào riêng biệt trong bản văn về vấn đề này nhưng bản hiệp định có rất nhiều đoạn liên quan đến việc rút quân của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sự tiếp tục có mặt của họ ở miền Nam là bất hợp pháp và nếu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mang thêm quân vào là vi phạm bản hiệp định Paris”.
Nixon dẫn nhiều đoạn văn rải rác trong bản thoả hiệp để chứng tỏ. Phía Việt Nam Cộng hoà nhận thấy lối giải thích của Nixon có phần mù mờ, khúc mắc.
Ngôn ngữ không có nghĩa gì đối với CS ngoại trừ lối diễn kịch của họ. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhất định nắm điều một của bản thoả hiệp, Hoa Kỳ đã tôn trọng sự thống nhất lãnh thổ Việt Nam, có nghĩa, Bắc và Nam là một quốc gia duy nhất. Như thế, quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có quyền ở lại miền Nam. Lúc đó, chỉ còn một ngày trời nên không còn thời gian bàn cãi điều này nữa.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Thiệu thất vọng, cố bám víu đến phút cuối tức ngày lễ nhậm chức của Nixon, 20-1-1973. Trong buổi họp với các cố vấn thân cận hôm đó, Thiệu nói đến lúc phải quyết định có công nhận bản thoả hiệp hay không. Mọi người im lặng! Ông lên tiếng:
- Hãy triệu tập Hội đồng An ninh quốc gia ngay tối nay để tôi thông báo tình cho họ.
Theo chương trình của Nixon, Ngoại trưởng Trần Văn Lắm phải đi Paris ngay hôm sau. Trong buổi họp Hội đồng An ninh, mọi người đều sốt sắng đồng ý với Thiệu. Ông cho họ biết, từ chối ký để nhất định trở thành một thứ anh hùng dân tộc hoặc ký và tìm cách cứu nguy quốc gia sau. Dầu vẫn còn bất đồng ý sâu xa, Thiệu cảm thấy Nixon có phần nói rõ ràng hơn về những cam kết của Mỹ đối với Sài Gòn. Ông biết, không còn cách nào có thể tóm đuôi và bắt Mỹ kéo dài trận chiến mãi. Thiệu chỉ biết mong chờ vào danh dự lời nói của Nixon vì chữ tín của người trị quốc, lời nói của họ phải như đinh đóng cột mới được. Trong những thư viết cho Thiệu, Nixon luôn luôn nhắc đến những cam kết một cách kỹ lưỡng. Thiệu thu thập tất cả thư và coi như nền tảng của cuộc bang giao Sài Gòn - Mỹ. Thiệu hy vọng, phương châm của Khổng Tử “Quân Tử Nhất Ngôn” áp dụng cho cả vị Tổng thống Hoa Kỳ nữa.
Nixon nhiều lần viết cho ông để quả quyết “những hy sinh xương máu của chiến sĩ Việt Nam Cộng hoà - Mỹ” không thể trở thành vô ích. Lời cam kết của Nixon cũng khiến Thiệu tin, vì danh dự, Nixon không thể nào vỗ về rồi bỏ chạy. Thiệu cho phải tin vị Tổng thống Hoa Kỳ vì không còn trông chờ vào đâu được nữa, ông đã tranh đấu để được nhượng bộ về vùng Phi quân sự. Nixon hứa sẽ tuyên bố công khai điều khoản này. Thiệu nghĩ, khi vị Tổng thống Hoa Kỳ công bố điều gì thì không thể rút lời được nữa. Như Khổng Tử nói: “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”.
Thiệu cất, giữ gìn rất cẩn thận tất cả thư ấy trong phòng ngủ. Đối với ông, nó là vương mệnh tượng trưng cho quyền lực, là sợi dây liên lạc chính thức của ông với Mỹ. Tóm lại, nó là một mật ước riêng giữa ông vàNixon, giữa Việt Nam Cộng hoà và chính phủ Hoa Kỳ bên ngoài khuôn khổ hiệp định Paris.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Thiệu tưởng Tổng thống Hoa Kỳ điều hành nước Mỹ như ông cai trị Nam Việt Nam vậy. Tổng thống Hoa Kỳ như vị lãnh tụ tối cao dù được dân bầu chứ không phải nhận lĩnh Thiên Mệnh ông ta cũng vẫn phải chịu trách nhiệm trước mọi cam kết của mình. Thiệu biết tới sự phân quyền giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp của Hoa Kỳ nhưng giống phần lớn người Việt Nam, Thiệu không hiểu rõ trên thực tế hệ thống dân chủ phức tạp ấy làm việc ra sao. Ông tiếp tục trông cậy vào Nixon giống vị tư lệnh tối cao không có gì ràng buộc.
Ngày 20-1-1973, Nixon gửi tối hậu thư bắt Thiệu trả lời trước 12 giờ trưa ngày 21-1-1973 theo giờ Washington.
Trong thư, Nixon nói sẽ gặp các nhà lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ tối ngày 21-1-1973 trình bày đường lối hành động. Nếu Thiệu không trả lời đúng giờ ấn định, Nixon sẽ ra lệnh cho Kissinger đơn phương phê chuẩn bản thoả hiệp. Trong trường hợp ấy, dù Thiệu có theo thì về sau vấn đề viện trợ bị giảm bớt nhiều.

Cũng như lần trước, thư mang tính chất vừa doạ dẫm vừa hứa hẹn. Lần này, Nhà Trắng vận động hai nghị sĩ Barry Goldwater và John Stennis từ lâu vẫn ủng hộ Việt Nam Cộng hoà công khai doạ cắt viện trợ nếu Sài Gòn không chịu theo đường lối Nixon. Trong những phiếu trình Thiệu, Hưng liệt nghị sĩ Goldwater vào hàng ủng hộ Việt Nam Cộng hoà hăng hái nhất. Hưng nói với Thiệu, chính anh giúp Warren Nutter, cố vấn của Goldwater về chính sách Hoa Kỳ ở Việt Nam từ cuộc tranh cử Tổng thống 1963. Nixon nghĩ, mang tên Goldwater trong thư gửi Thiệu sẽ khiến Thiệu hiểu, cả những người ủng hộ Sài Gòn hăng hái nhất cũng quay lưng rồi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Cuối cùng, Thiệu nhượng bộ. Ngày 21-1-1973, ông gọi đại sứ Bunker và nói: “Tôi đã làm hết mình, tất cả những gì có thể cho xứ sở tôi!”. Trong tập hồi ký, Nixon ca ngợi lòng can đảm của ông: “Mặc dù hành động của ông ta gây nhiều khó khăn nhưng tôi phải ngưỡng mộ tinh thần của ông”. Tuy Nixon lỡ dịp công bố mở đầu nhiệm kỳ hai của ông ngày 20-1-1973 bằng hoà bình nhưng cuộc chiến Việt Nam kết thúc gần kề. Ông có thể thu xếp xong chiến tranh Việt Nam và chú trọng vào sự bang giao với Trung Quốc, xây dựng hoà bình thực sự ở Trung Đông trong nhiệm kỳ hai. Ưu tiên chính sách ngoại giao, Nixon đặt trọng tâm vào giai đoạn hai của hội đàm thoại giảm vũ khí hạt nhân, hỗ tương giảm quân tại Trung Âu và chú trọng vào hội nghị An ninh Âu châu. Những chia rẽ nội bộ, xích mích về Việt Nam sẽ qua đi. Lúc đó, chưa có dấu hiệu gì về vụ Watergate cả.
Ngày 22-1-1973, Nixon viết thư khen ngợi Thiệu: “Với lòng can đảm và kiên trì, Ngài đã bảo vệ được quyền lợi của dân tộc Việt Nam Cộng hoà trong công cuộc theo đuổi mục tiêu duy trì tự do, độc lập”. Mọi việc đều êm đẹp. Nixon nói sẽ thông báo cho Quốc hội biết lập trường của Việt Nam Cộng hoà và hứa gửi thư cam kết trên giấy tờ như Thiệu yêu cầu. Nixon tuyên bố, Hoa Kỳ chấp nhận quan điểm quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở lại miền Nam là không hợp pháp của Thiệu. Nixon sẽ lên đài truyền hình ngày 23-1-1973 khẳng định sự đoàn kết thiết yếu giữa Việt Nam Cộng hoà và Hoa Kỳ, tuyên cáo Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hoà Trần Văn Lắm đích thân tham dự vào giai đoạn cuối của cuộc hoà đàm. Thật ra, ông Lắm chẳng bao giờ được tham khảo gì ngoại trừ chi tiết kỹ thuật. Lời rao tuy khôi hài nhưng bề ngoài vẫn quan trọng với việc Nixon tuyên bố hoà bình trong danh dự. Nixon chỉ thị thêm, Kissinger sẽ hội ý tham khảo chặt chẽ với Lắm ở Paris.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Trời xám ngắt, lạnh lẽo, mưa sụt sùi chiều ngày thứ ba 23-1-1973 hồi 12 giờ 45, Kissinger và Lê Đức Thọ phê chuẩn hiệp định Paris tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Khách sạn Majectic trên đại lộ Kleber. Hai bên giằng co về số trang, so sánh bản văn và phê chuẩn vào 36 điểm trong thoả hiệp chính cùng bản phụ. Kissinger ký bằng hai chữ Hoa Kỳ nối liền, Lê Đức Thọ ký vỏn vẹn “Thọ”. Kissinger dùng một số bút mực tặng bộ tham mưu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mỗi người một cái. Thọ đưa bút của mình cho Kissinger “để nhắc Hoa Kỳ về việc thi hành nghiêm chỉnh bản hiệp định này”. Kissinger và Lê Đức Thọ đồng đứng ra đọc bài diễn văn có tính cách hoà giải. Chiến tranh chính thức chấm dứt. Trong lần họp cuối, Lê Đức Thọ nêu vấn đề Mỹ tái thiết Việt Nam nhưng Kissinger nhấn mạnh, còn tùy thuộc vào sự tôn trọng hiệp định và phải được Quốc hội Hoa Kỳ chấp nhận. Lê Đức Thọ nói với Kissinger, phi cơ Mỹ có thể bay ra Hà Nội nhận lĩnh tù binh.
Bản Hiệp định ký kết chính thức ngày 27-1-1973, lúc cả hai bên tranh thế lợi điểm khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Không ai tin có hoà bình thực sự cả, chỉ ngưng bắn tạm thời và bắt đầu đi vào giai đoạn tranh đấu mới.
Như Kissinger giải thích cho phóng viên Schecter trước ký kết: “Nếu muốn có một bản thoả hiệp minh bạch, khít khao thì ta phải chiến đấu thêm một hay hai năm nữa. Ta cần nhẫn nại, khôn ngoan và rộng lượng. Tất cả những thứ đó không phải sẵn có”. Một nhân viên trong phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở Paris tuyên bố: “Chúng tôi tôn trọng thoả hiệp nhưng khác với 1954, lần này chúng tôi sẽ ở lại miền Nam”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Tóm tắt
Việc tập kích B-52 của Mỹ vào Hà Nội nhằm hai mục đích
1. Dằn mặt Hà Nội, để Hà Nội phải chấp nhận bản Hiệp định hoà bình theo những gì mà Nixon và Nguyễn Văn Thiệu yêu cầu
2. Phá hủy hạ tầng cơ sở vật chất để giảm bớt sức mạnh của của VNDCCH để chính quyền Nguyễn Văn Thiệu "dễ thở hơn" sau khi ký kết
Mục tiêu thứ hai của cuộc tập kích tạm coi là đạt được một phần nào. Nhưng mục tiêu thứ nhất hoàn toàn thất bại trước sự ngoan cường của quân dân miền Bắc
Nixon buộc lòng phải chấm dứt cuộc tập kích hôm 30/12/1972 và cử Henry Kissinger đến Paris để hoàn tất bản Hiệp định hoà bình, dự kiến sẽ ký vào 23/1/1973
Nixon biết rõ nếu Thiệu không ký Hiệp định hoà bình, thì
1. sẽ không có chuyện trao trả tù binh giữa các bên, có nghĩa là tù binh Mỹ vẫn không được thả
2. Quân đội Mỹ cứ rút khỏi Nam Việt Nam không kèn không trống, vì lẽ trước đây chính quyền Nam Việt Nam "mời" họ vào, nay không có lời tiễn biệt thì nhục nhã vì không phải là "hoà bình trong danh dự"
Nguyễn Văn Thiệu chống phá ký kết bản Hiệp định hoà bình Paris đến phút chót, sau tối hậu thư của Nixon doạ cắt viện trợ.
Nixon gọi Thiệu là "thằng chó đẻ" cũng có lý do của nó
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Nixon 1972_10_23 (1).jpg

23-10-1972 - ba tuần trước ngày bầu cử, Tổng thống Richard Nixon bay từ New York tới New England và tổ chức cuộc biểu tinh tại Coliseum Nassau (Long Island) nơi một số người biểu tình phản đốl chiến tranh ở Việt Nam đã bị đẳy ra. Ảnh: Michael Evans
Nixon 1972_11_13 (1).jpg

13-11-1972- Tổng thống Richard Nixon, Cố vấn An ninh Henry Kissinger và Thiếu tướng Alexander Haig Jr. gặp nhau tại Camp David để thảo luận tinh hình Việt Nam
Nixon 1972_11_25 (1).jpg

25-11-1972 – Cố vấn An ninh Quốc gia Henry A. Kissinger trao đổi với Tổng thống Nixon tại khách sạn Waldorf Astoria ở New York. Tổng thống đã cắt ngang kỳ nghỉ cuối tuần ở New York để nói chuyện với Kissinger, người mà ông gọi từ Paris về nước để hỏi ý kiến về những phản đối của Nguyễn Văn Thiệu dường như đã phát triển thành một trở ngại lớn đối với việc dàn xếp hoà bình ở Việt Nam.
Nixon 1973_1_14 (1).jpg

14-1-1973 – Tổng thống Nixon trò chuyện với Tướng Haig và Cố vấn An ninh Quốc gia, Kissinger, tại Key Biscayne, Florida, Hoa Kỳ. Tướng Haig sau đó đã lên kế hoạch gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại Sài Gòn để thảo luận về một cuộc đàm phán hòa bình
Nixon 1973_1_14 (2).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Nixon 1973_1_31 (1).jpg

31-1-1973 – Tổng thống Nixon phát biểu tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng rằng ông sẽ cử Henry Kissinger đến Hà Nội vào tháng tới và ông sẽ gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào cuối mùa xuân năm đó tại San Clemente California để thảo luận về tương lai của chiến tranh Việt Nam
 

minh0075

Xe điện
Biển số
OF-69226
Ngày cấp bằng
26/7/10
Số km
4,355
Động cơ
466,732 Mã lực
Cám ơn cụ ngao, chúc cụ luôn khoẻ mạnh và bình an!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Em xin chia sẻ thêm với các cụ, tinh thần nhớ gì viết nấy
Việt Nam 1959 Rev Miklos (12).jpg

1959 – Poster cổ động phát triển nông nghiệp ở Bờ Hồ, Hà Nội. Ảnh: Rév Miklós (Ba Lan)
Kế hoạch 3 năm hồi phục kinh tế (1958-1960), miền Bắc cố gắng đạt mức 7,6 triệu tấn lương thực để bình quân 500 kg/đầu người (Miền Bắc lúc đó 16 triệu dân)
Lương thực được hiểu là gạo, ngô, khoai sắn... chứ không phải gạo thuần tuý
Hồi đó, vừa thoát khỏi chiến tranh, nông nghiệp năng xuất thấp, ở đồng bằng bắc bộ cơm độn khoai, sắn, ở miền trung từ Thanh Hoá trở vào, không đủ gạo, khoai sắn để ăn.
Liên Xô, Trung Quốc phải mua gạo các nước khác để giúp Việt Nam chống nạn đói
Khi nổ ra chiến tranh hôm 5/8/1964, GDP của miền Bắc chừng 100 triệu USD (kể cả viện trợ của các nước XHCN) trong khi GDP của Hoa Kỳ là 600 tỷ USD. quá chênh lệnh
Miền Bắc lúc đấy còn rất, rất, rất nghèo, số xe tải quân sự (thường là xe GAZ-63 (hỗn danh Molotova 1,5 tấn 4x4), GAZ -51 (4x2) và một số xe ZiL-157 (hỗn danh ZiL 3 cầu) tổng cộng chưa đầy 800 chiếc
Với GDP gấp 6.000 lần Bắc Việt Nam, với hạ tầng cơ sở sản xuất gấp cả vạn lần Bắc Việt Nam, nên đầu năm 1964, khi hoạch định kế hoạch ném bom Bắc Việt Nam người Mỹ cho rằng chỉ cần cho máy bay phản lực bay thấp làm vỡ cửa kính Hà Nội thì chỉ sau 2 tuần, Bắc Việt Nam phải đầu hàng (!)
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,156
Động cơ
220,386 Mã lực
vừa có tiết lộ về hồ sơ Nobel Hòa bình năm xưa, cho thấy ủy ban do CP Na Uy chủ trì đã cố tình tặng thưởng dù biết rõ sẽ không có hòa bình.
 

Pilot2022

Xe máy
Biển số
OF-812891
Ngày cấp bằng
20/5/22
Số km
58
Động cơ
1,331 Mã lực
- Bác nào có bản tóm tắt tiếng Anh ko cho e xin em gửi tụi bạn nc ngoài
- Trước e có xem clip đội phi công VN giải thích cho đội cựu phi công mỹ cách bắn b52 (vì tụi Mỹ nó ko tin là máy bay hạng ruồi của VN có thể bắn đc) mà e tìm mãi ko thấy. Bác nào có cho e xin ạ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Mỹ không tuyên chiến với VNDCCH, dù ném bom tàn khốc miền Bắc và họ coi đó là cuộc "ném bom hạn chế", nghĩa là không muốn có đụng độ với Liên Xô và Trung Quốc. Chính vì thế, vùng lãnh thổ Việt Nam nằm cách biên giới Việt Trung 50 dặm được Mỹ coi là vùng đệm, không bắn phá để tránh xung đột với Trung Quốc theo đúng thông điệp của Mao "mi không đụng đến ta, ta không đụng đến mi"
may bay (160).jpg

Tình hình đã đổi khác bắt đầu từ hôm 7/2/1965, em nhớ như in ngày này
Hôm đó Thủ tướng Liên Xô Kosygin có mặt ở Hà Nội (ông đến trước đó hai ngày). Rạng sáng hôm đó, Quân Giải phóng tập kích Trại Holloway, Pleiku, giết 8 quân nhân Hoa Kỳ và phá huỷ nhiều máy bay. Mỹ lập tức trả đũa, cho máy bay tấn công Vĩnh Linh, Đồng Hới. Cho là bị vuốt mặt, Kosygin đã đáp ứng ngay lập tức yêu cầu của VNDCCH viện trợ 2 Trung đoàn tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO gọi là SAM-2)
Tháng sau, bộ binh Hoa Kỳ lần đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh toàn diện
Sau hai năm ném bom, giữa năm 1967, McNamara, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, tại buổi điều trần trước Uỷ ban Quân lực Thượng Viện Hoa Kỳ đã nói về sự thất bại ném bom Bắc Việt Nam
Ông nói
1. Bắc Việt Nam là nước cực nghèo, cầu cống Bắc Việt Nam nhỏ, chỉ đáng giá vài ngàn USD, trong khi chúng ta huy động máy bay triệu USD (hồi đó F-4 Phantom trị giá 1 triệu USD) ném bom chúng, lại còn bị hoả lực mặt đất bắn rơi. Một chiếc cầu vừa sập thì mọc ra chiếc cầu phao khác và thêm 2 ba chỗ dự phòng để làm cầu phao. Vậy việc ném bom ngăn chặn giao thông không có tác dụng
2. Người Việt Nam không cần xe cộ, Chỉ bằng đôi chân và nắm cơm họ có thể di chuyển từ Bắc vào Nam, do vậy họ sẽ chiến đấu với chúng ta hết sức dai dẳng mà chúng ta không thể cản được họ
3 Mục đích ném bom của của chúng ta là phá huỷ kho tàng, nhà máy của của họ. Nhà máy của họ hầu như chẳng có gì, và vũ khí, và gần như mọi tiếp liệu của họ đến từ Liên Xô và Trung Quốc. Muốn phá huỷ hạ tầng kinh tế của họ, theo tôi, nên ném bom Liên Xô và Trung Quốc
Quả là sét nổ giữa Nhà Trắng
Tiếp sau đó McNamara đề nghị từ chức, khiến Tổng thống Lyndon Johnson cực kỳ cay cú
Ngày 29 tháng 2 năm 1968, trong buổi chiều mưa ảm đạm diễn ra lễ tiễn biệt McNamara từ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Việt Nam 1968_2_28 (1).jpg
Việt Nam 1968_2_28 (2).jpg
Việt Nam 1968_2_28 (3).jpg

Việt Nam 1968_2_29 (1).jpg
Việt Nam 1968_2_29 (2).jpg
Việt Nam 1968_2_29 (5).jpg


Việt Nam 1968_2_29 (6).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,745
Động cơ
531,352 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
vừa có tiết lộ về hồ sơ Nobel Hòa bình năm xưa, cho thấy ủy ban do CP Na Uy chủ trì đã cố tình tặng thưởng dù biết rõ sẽ không có hòa bình.
Lại từ "bển" sang đây à :)
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,745
Động cơ
531,352 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
- Bác nào có bản tóm tắt tiếng Anh ko cho e xin em gửi tụi bạn nc ngoài
- Trước e có xem clip đội phi công VN giải thích cho đội cựu phi công mỹ cách bắn b52 (vì tụi Mỹ nó ko tin là máy bay hạng ruồi của VN có thể bắn đc) mà e tìm mãi ko thấy. Bác nào có cho e xin ạ
Bảo bạn cụ tự đi tìm cho nó tâm phục khẩu phục cụ ạ.
Mình đưa cho nó nó lại bảo là fake.
Còn nó không tin thì kệ m.ẹ chúng nó :)
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
819
Động cơ
283,079 Mã lực
Lời hứa với cử tri Mỹ "tìm kiến nền hoà bình trong danh dự" vẫn còn đó. Nixon cũng muốn có ký Hiệp định hoà bình trước ngày bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra hôm 7/11/1972
Quốc hội Hoa Kỳ và Nixon bất đồng quan điểm chiến tranh Việt Nam. Theo dự kiến, tháng 1 năm 1973, Quốc hội sẽ nhóm họp và yêu cầu Nixon phải rút quân đội Hoa Kỳ về nước bất chấp có Hiệp định hoà bình hay không? Điều này làm cho lơị thế mặc cả của Nixon giảm đi, và Hà Nội đã biết chắc điều này
Về phía ta (VNDCCH và MTGP) cũng thấy rằng cuộc tấn công xuân hè cũng chỉ đạt được một thắng lợi khiêm tốn. Hà Nội biết chắc rằng Nixon sẽ tiếp tục trúng cử nhiệm kỳ tới. Nếu không có được Hiệp định hoà bình trước khi bầu cử thì sau này sẽ rất khó, sau khi Nixon trúng cử
Henry Kissinger và ông Lê Đức Thọ đã đàm phán trong tháng 9/1972 và cả hai có những nhân nhượng lẫn nhau
Ngày 30/9/1972, baáo cáo về Hà Nội, ông Lê Đức Thọ và Xuan Thuỷ nhận định: để sau tuyển cử ta khó mà buộc Mỹ nhân nhượng hơn những điểm mà ta có thể đạt được trước ngày bầu cử và còn có khả năng Mỹ và chính quyền Sài Gòn lật lọng những điều Mỹ thoả thuận với ta trước tuyển cử.
Mục tiêu đã rõ ràng, VNDCCH phải ép Nixon ký Hiệp định hoà bình Paris trước cuộc bàu cử Tổng thống ở Hoa Kỳ
Ngày 8 tháng 10 năm 1972, ông Lê Đức Thọ đã trao cho Henry Kissinger bản dự thảo Hiệp định chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam
Henry Kissinger nói: "Các ông đã trao cho chúng tôi một văn kiện hết sức quan trọng và cơ bản"
Trở về Washington DC, Henry Kissinger gặp Nixon để báo cáo kết quả đàm phán. Nixon miêu tả: ông ta cười nụ cười toe toét nhất mà tôi chưa hề nhìn thấy từ trước tới nay.
Henry Kissinger: "Thưa Tổng thống, chúng ta thành công cả ba trên ba mục tiêu rồi"
Đến thời điểm này cả hai bên có những bước nhân nhượng rất quan trọng. Mỹ từ bỏ yêu sách đòi quân đội miền Bắc rút quân, đổi lại VNDCCH không đòi hỏi đánh đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.
Đoạn này hơi khó hiểu. Vì sao Hà Nội lại phải nhân nhượng và bắt đầu có nhượng bộ từ tháng 9/1972? Tại sao ông Lê Đức Thọ và ông Xuân Thủy lại nhận định cần phải đạt được Hiệp định trước cuộc bầu cử tổng thống năm 1972?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,737 Mã lực
Sau hơn hai năm đưa bộ binh vào Việt Nam, cuộc chiến vẫn lâm vào ngõ cụt. Lực lượng Hoa Kỳ lúc đó gần 500.000 quân (đỉnh điểm là 550.000 quân) nhưng vẫn không tiêu diệt được Quân Giải phóng. Cứ theo thông báo của MACV (vào chiều thứ Năm hằng tuần) thì Quân Giải phóng và Bắc Việt Nam bị thiệt hại nặng nề chẳng còn quân nữa. Các nhà báo Phương Tây, những người đi cùng binh sĩ Đồng minh ra trận đã biết được mánh khoé lừa bịp của Westmoreland và Lyndon Johnson để lừa bịp nhân dân Mỹ. Hàng tuần, đều như vắt chanh, chừng 400 quan tài và hàng trăm thương binh chuyển về Hoa Kỳ trên máy bay vận tải C-141 thuộc MAC (Bộ chỉ huy Không vận Quân sự Mỹ), khiến dư luân Mỹ đặt câu hỏi: có ích gì khi phải đưa quân vào Việt Nam?
Việt Nam 1967_11_16 (2).jpg

Ngày 16-11-1967, Tổng thống Lyndon Johnson đưa Westmoreland về Hoa Kỳ để trấn an dư luận Mỹ, nói sẽ bình định Nam Việt Nam vào năm tới (!), rồi là "đã thấy tia sáng cuối đường hầm"
Westmoreland (52).jpg

22-11-1967, trong lúc giao tranh đẫm máu ở đồi 875 Dak To, tại Washington, Đại tướng Westmoreland, Tư lệnh Mỹ ở Việt nam, đối đầu với những cáu hỏi dư luận. Ảnh: Wally McNamee
Westmoreland (52_1).jpg

7-4-1968, Đại tướng William Westmoreland phát biểu với báo chí tại Nhà Trắng, hiện diện Tổng thống Lyndon Johnson, Ngoại trưởng Dean Rusk, và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Clark Clifford. Ánh: Stan Wayman
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,156
Động cơ
220,386 Mã lực
Đoạn này hơi khó hiểu. Vì sao Hà Nội lại phải nhân nhượng và bắt đầu có nhượng bộ từ tháng 9/1972? Tại sao ông Lê Đức Thọ và ông Xuân Thủy lại nhận định cần phải đạt được Hiệp định trước cuộc bầu cử tổng thống năm 1972?
Có lẽ do bên viết thôi. Trước đó 2 bên không muốn hòa nên đưa ra 1 đống điều khoản không khả thi. Sau đó chính Mỹ hạ xuống trước bầu cử và VN chấp nhận.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top