[Funland] 50 năm trước đây, ngày 27 tháng 1 năm 1973, ký Hiệp định hoà bình Paris về Việt Nam

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Đánh lừa & sau đó hiệp đồng với CD MT 1968 là Trận Khe Sanh 1968. Cụ Ngao5 có thể post thêm loạt bài ảnh về Trận Khe Sanh được không ạ :)
Rất được cụ ạ, em có cả serie hình ảnh về trận Khe Sanh, nhưng phải dành một thớit riêng cụ ạ. Không vào thớt này được
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Bốn chiếc ghế được xếp thành hàng ngang trong phòng khách dùng làm phòng hội nghị. Chiếc thứ tư, chân và lưng cao hơn dành cho Richard Nixon. Thiệu nửa buồn cười nửa tức giận. Không nói một lời, ông nhìn sang phòng ăn bên cạnh rồi bước vào lấy một chiếc ghế cùng cỡ với ghế của Nixon mang sang đặt trước mặt Nixon và ngồi đối diện với Tổng thống Hoa Kỳ ngang tầm mắt.
Thiệu kể lại:
“Sau cuộc họp ở Midway có người bạn Mỹ cho tôi biết là Kissinger đã hết sức ngạc nhiên”.
Ông Thiệu đề nghị ông và Nixon họp riêng nhưng Nixon đòi phải có cả cố vấn an ninh quốc gia, Henry Kissinger. Nixon giải thích: “Tôi cần Tiến sĩ Kissinger”.
Ông Thiệu bèn nói: “Thế thì tôi cũng sẽ mang theo cố vấn của tôi”. Hai bên đành thoả thuận là Thiệu cùng vào phòng họp có phụ tá Ngoại giao Nguyễn Phúc Đức đi kèm.
Trước khi đi Midway, Thiệu đã biết Nixon có thể đề nghị bắt đầu rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam. Để chặn trước sự bất đồng ý kiến tại Midway, Thiệu nắm thế chủ động và đề nghị Hoa Kỳ “tái phối trí” các lực lượng Mỹ theo tinh thần bài diễn văn ngày 14-5 mới đây của chính Nixon đề nghị hai bên, Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cùng triệt thoái một lúc. Đây là hành động điển hình của Thiệu. Ông thường hay “đánh phủ đầu” người khác
“Lúc ấy tôi thấy nên xài chữ tái phối trí thay vì rút quân để giảm thiểu tối đa tác dụng của việc này đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”.
Nixon đồng ý nhưng giải thích với Thiệu, cần có thêm thời gian để phát triển một chiến lược về Việt Nam. Ông Thiệu đáp lại: “Tôi biết là các ông sẽ ra đi nhưng trước khi ra đi nên để lại một cái gì làm kỷ niệm cho tình bạn, một cái gì giúp chúng tôi chứ?” Ngoài ra, Thiệu còn yêu cầu Nixon cung cấp ngân khoản và đồ trang bị để tổ chức thêm hai sư đoàn tổng trù bị, một sư đoàn thủy quân lục chiến và một sư đoàn nhẩy dù để Việt Nam Cộng hoà có số quân trù bị có thể di chuyển mau lẹ từ vùng này sang vùng khác khi tấn công các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hai sư đoàn mới đó cũng là phần nào lấp khoảng trống do sự triệt thoái của Hoa Kỳ gây ra. Thế nhưng, cho đến ngày sụp đổ, hai sư đoàn này chẳng bao giờ được hình thành cả.
 

trungduong2211

Xe điện
Biển số
OF-48358
Ngày cấp bằng
10/10/09
Số km
2,047
Động cơ
32,545 Mã lực
Bài cụ Ngao nói ông Lê Đức Thọ muốn đàm phán xong với Kis trước bầu cử vì sợ kéo dài sang nhiệm kỳ sau sẽ khó đàm phán hơn, và thậm chí Mỹ có thể lật lọng. Thực tế ngược lại, sau bầu cử Nixon sẵn sàng ném bom miền Bắc để kéo Hà Nội quay lại đàm phán, dằn mặt Thiệu bắt phải ký hiệp định với những điều khoản Thiệu không muốn.
Cuộc bầu cử 1972 quá chênh lệch, Nixon thắng chắc rồi, nên không có động lực gì để đột nhiên nhượng bộ trước bầu cử cả.
Nixon thời điểm cuối 1972 đã chịu sức ép phải rút quân, nhưng không lớn đến mức đột nhiên nhượng bộ. Bài của cụ Ngao nói lý do là bầu cử, nhưng lý do đó không thuyết phục, vì Nixon chắc thắng quá rõ, và việc nhượng bộ trong đàm phán trước bầu cử có thể mang lại những rủi ro không cần thiết cho Nixon.

Còn vụ ném bom miền Bắc thì vào tháng 12, sau bầu cử. Như bài cụ Ngao nói khá rõ, Nixon ném bom là để kéo Hà Nội quay trở lại đàm phán tiếp.
72 có mấy mốc quan trọng.
- Sau khi ta phản công giành chiến thắng Đường 9 Nam Lào và chủ động mở chiến dịch Xuân Hè 72, Nixon tuyên bố hoãn họp đàm phán Paris vô thời hạn, đồng thời tiến hành ném bom phá hoại miền Bắc lần 2.
- Trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11/72, Nixon muốn xoa dịu dư luận Mỹ, tranh thủ sự ủng hộ của cử tri Mỹ nên đề nghị nối lại đàm phán mong đạt được một thỏa thuận hòa bình. 8/10/72 ta chủ động đưa ra dự thảo Hiệp định, hai bên họp bàn thống nhất hoàn thành văn bản Hiệp định. Có văn bản này, Kissinger mới họp báo tuyên bố hòa bình trong tầm tay, con em Mỹ sắp được về nước, hãy bỏ phiếu cho Nixon. Cử tri bỏ phiếu rào rào.
- Sau khi đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ 2, Nixon lật lọng đòi sửa văn bản Hiệp định đã thỏa thuận theo yêu cầu của Thiệu và dọa nếu ta không trở lại bàn đàm phán sẽ tiến hành hành động quân sự mạnh mẽ để ép ta phải chấp thuận trên thế thua.
- Ta không đồng ý, Nicxon tiến hành ném bom 12 ngày đêm. Mỹ thua nên phải đề nghị gặp lại ta để ký Hiệp định, nồi dung cơ bản như văn bản 2 bên đã thỏa thuận ngày 20/10
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Tại Midway, cả Nixon lẫn Thiệu đều chơi áp-phe chính trị. Thiệu thì cố lấy cho được càng nhiều càng tốt mà không chấp nhận kế hoạch triệt thoái hoàn toàn quân đội Mỹ. Ông nghĩ tới giải pháp kiểu Đại Hàn với một vùng Phi quân sự ngăn cách giữa Bắc và Nam Việt. Ông hy vọng, ít nhất cũng còn lại hai sư đoàn quân Mỹ khoảng 40.000 người được đóng ở đó để ngăn chặn quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tràn xuống.
Còn Nixon thì đề nghị Mỹ bắt đầu tiếp xúc mật với Hà Nội ở cấp thượng đỉnh. Thiệu đồng ý với điều kiện là ông phải được thông báo về mọi cuộc thảo luận chính trị. Ông nghĩ, các cuộc mật đàm của Mỹ phải nhắm vào việc đưa Hà Nội và Sài Gòn ngồi vào bàn hội nghị chứ không phải Mỹ sẽ coi miền Nam như kẻ phụ thuộc để hoà giải theo điều kiện của Mỹ(42). Sau buổi họp, Nixon đề nghị với Thiệu là cả hai sẽ qua rạp chiếu bóng trong căn cứ hải quân để cùng đưa ra bản tuyên bố với báo chí. Đi bộ một quãng ngắn dưới ánh nắng như thiêu đốt, Thiệu bước vào một căn nhà tôn trong đó có một sân khấu làm vội vàng, tạm bợ.
Đứng trên bục gỗ có mang ấn triện Tổng thống trong mười lăm phút, Nixon trả lời các câu hỏi của báo chí. Rồi Thiệu được mời lên, không chuẩn bị mà cũng không được báo trước để trả lời bằng tiếng Anh. Ông thấy thủ tục hơi kỳ cục. Ông vừa ngạc nhiên vừa bực mình nhưng không phản đối và cũng trả lời các câu hỏi bằng tiếng Anh trong mười lăm phút.
Nixon vô cùng hể hả về kết quả cuộc gặp gỡ. Thế là lần đầu tiên kể từ khi thủy quân lục chiến đổ bộ Đà Nẵng ngày 8-3-1965, quân đội Mỹ sẽ rút khỏi Việt Nam (43). Về phía Thiệu, cuộc gặp gỡ khiến ông lúng túng và băn khoăn. Ông mong đợi một sự đối xử tốt đẹp hơn, một sự báo ân xứng đáng với món nợ chính trị mà Nixon nợ ông. Cuộc họp gây nhiều rắc rối, nó có vẻ như ông được mời tới cốt để tô điểm cho uy tín của Nixon và Kissinger cũng như để giải quyết những vấn đề chính trị của chính họ mà thôi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Họp Thượng đỉnh Nixon-Nguyễn Văn Thiệu ở Midway hôm 8 tháng 6 năm 1969
Việt Nam 1969_6_8 (1) Midway Summit.jpg
Việt Nam 1969_6_8 (2) Midway Summit.jpg
Việt Nam 1969_6_8 (3) Midway Summit.jpg
Việt Nam 1969_6_8 (4) Midway Summit.jpg
Việt Nam 1969_6_8 (5) Midway Summit.jpg
Việt Nam 1969_6_8 (6) Midway Summit.jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Trên đường trở về Sài Gòn, Thiệu ghé Đài Bắc gặp Tưởng Giới Thạch, Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, nạn nhân đầu tiên của những cuộc chiến tranh chống Cộng tại Á châu và là người đã có nhiều kinh nghiệm sống với Hoa Kỳ. Máy bay của hãng Pan Am chở Thiệu đáp xuống phi trường Đài Bắc vào một buổi trưa nóng bức, oi ả. Đoàn xe đi thẳng tới khách sạn Hoa Viên là nơi ông sẽ ngủ lại đêm. ít khi Tổng thống Tưởng Giới Thạch đến khách sạn thăm tân khách nhưng họ Tưởng rất mến phục Thiệu nên việc ông tới gặp Thiệu trưa hôm đó được coi là một cử chỉ ủng hộ. Sau khi họ bắt tay nhau thật chặt và không có ai đứng quanh, họ Tưởng nói với Thiệu là ông rất muốn biết những gì được đem ra thảo luận tại Midway.
Vì hai người thường gặp nhau trước kia, họ Tưởng hỏi Thiệu bằng một giọng thì thào:
- Như vậy là Mỹ sắp rút lui khỏi Việt Nam, phải không? Tại sao ông lại để họ làm như vậy?
Họ Tưởng rất quan ngại việc triệt thoái của Mỹ ở Việt Nam có một ảnh hưởng bất lợi cho Đài Loan. Ông Thiệu mạnh dạn đáp:
- Chắc Ngài biết, khi Nixon quyết định triệt thoái thì tôi đâu có thể làm gì được. Cũng như khi Eisenhower, Kennedy và Johnson quyết định nhẩy vào Việt Nam thì những vị lãnh đạo tiền nhiệm của tôi đâu có thể nói gì được.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
- Một khi biết, ta chẳng thể thay đổi được quyết định của người Mỹ thì cứ lợi dụng tình hình được đến đâu hay đến đó. Bởi vậy, chúng tôi còn đề nghị một cuộc triệt thoái trong tương lai khi Nixon bắt đầu giải thích là nếu ông phải duy trì mức quân hiện thời tại Việt Nam sẽ hết sức khó khăn cho ông ta! Ông ta cũng phác hoạ cho biết là sẽ phải đối phó với một Quốc hội chống đối, báo chí, và với sinh viên biểu tình đả phá. Tôi đã đồng ý với đợt rút quân Mỹ đầu tiên vì Tổng thống Nixon nói với tôi là đang có nhiều vấn đề khó khăn và sự triệt thoái 25.000 quân Mỹ chỉ có tính cách tượng trưng mà thôi. Nixon bảo tôi, ông coi đó như một thủ đoạn đánh vào dư luận quần chúng và ông ta đồng ý gọi nó là một cuộc “tái phối trí” thay vì “rút quân”. Ông ta còn nói, cần sự hậu thuẫn của dư luận và Quốc hội Hoa Kỳ. Nhưng tôi cũng đã nhấn mạnh, ông phải cẩn thận, đừng để Hà Nội coi việc rút quân là một dấu hiệu nhu nhược của Mỹ.
Tưởng Giới Thạch hỏi:
- Nixon đã nhượng bộ lại Việt Nam Cộng hoà những gì?
Thiệu đáp:
- Ông đã hứa với tôi tám năm yểm trợ mạnh mẽ. Bốn năm yểm trợ quân sự trong nhiệm kỳ đầu và bốn năm yểm trợ kinh tế trong nhiệm kỳ hai. Ông ta có nói tới chương trình Việt Nam hoá về mặt quân sự trong nhiệm kỳ đầu và hầu hết quân Mỹ rút lui rồi thì quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng phải ra khỏi miền Nam. Lúc đó, Sài Gòn ắt phải đủ mạnh để tự phòng vệ. Hoa Kỳ chỉ cần yểm trợ vật chất mà thôi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Họ Tưởng gật đầu đồng ý. Ông Thiệu còn giải thích, Nixon hoàn toàn đồng ý điều kiện, sự triệt thoái quân đội Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải có tính tương hỗ. Ông Thiệu cho đó là một nhượng bộ lớn của Việt Nam Cộng hoà, bởi lẽ, trong lần gặp gỡ Tổng thống Johnson ở Manila mới sáu tháng trước đây cả hai bên đã đồng ý rằng Hà Nội phải rút quân khỏi miền Nam nửa năm khi người Mỹ rút. Đến đây, Thiệu mở cặp lấy ra một hồ sơ nhỏ, nói:
- Nixon đã đồng ý với tôi về nguyên tắc căn bản, thiết yếu của việc thương thuyết với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Ông đưa cho họ Tưởng xem văn bản bài diễn văn của Nixon ngày 14-5-1969 trên đài truyền hình Mỹ, đề nghị những điều khoản thoả hiệp về thương thuyết. Ông chỉ cho họ Tưởng thấy những dòng chữ ông gạch dưới: “Chúng tôi đã gạt bỏ việc Hoa Kỳ triệt thoái đơn phương hoặc việc chấp nhận tại Paris những điều khoản che giấu sự thua trận”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Hai người nói chuyện thân mật, chậm rãi. Họ Tưởng nhắc lại kinh nghiệm của chính ông với người Mỹ hai mươi năm trước đây, lúc ông bị CS đánh bại và buộc phải chạy sang Đài Loan. Trước khi ông rời lục địa, người Mỹ đã tạo áp lực bắt ông phải liên hiệp với Mao Trạch Đông. Cả hai đều hiểu rõ nguy cơ liên hiệp với CS. Họ Tưởng khỏi cần dạy Thiệu điều đó. Ông thừa biết, Mặt trận Giải phóng miền Nam chỉ là công cụ của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ông sợ liên hiệp với Mặt trận sẽ giống như bắc một cái cầu cho Hà Nội bước vào miền Nam để rồi nắm quyền kiểm soát. Vì vậy, trước khi bàn về giải pháp chính trị bất kì, ông đòi quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải rút khỏi miền Nam trước đã. Một chính phủ liên hiệp mà không đi đôi với sự rút quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khỏi miền Nam chẳng khác gì một chiến thắng của CS. Ông thường nhắc nhở người Mỹ, trong thời chiến tranh Đại Hàn, quân đội Bắc Triều Tiên cũng đã phải rút về bắc vĩ tuyến 38 trước khi khởi sự thương thuyết. Chừng nào Bắc Triều Tiên còn ở dưới vĩ tuyến 39 là chiến tranh vẫn còn tiếp diễn. Ông nhấn mạnh: “Các ông phải đòi Việt Nam Dân chủ Cộng hoà rời khỏi miền Nam - như Tổng thống Johnson đã đòi - trước khi thương thuyết bắt đầu thay vì thương thuyết để rút quân”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Tuy ông sẵn sàng thảo luận về giao thương với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà như Nguyễn Tiến Hưng đề nghị nếu miền Bắc đáp ứng thuận lợi. Ông cũng nói riêng với họ Tưởng, liên hiệp với sự hiện diện của quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại miền Nam là điều tuyệt đối không thể thương thảo. Trong bài diễn văn đọc ở Quốc hội, một tuần trước hội nghị Midway, ông đã chặn đầu Nixon bằng cách nói huỵch toẹt công bố quan điểm của mình. Nixon khôn khéo đã không đả động gì đến liên hiệp ở Midway. Nixon nói với Thiệu tốt hơn hết nên tách các vấn đề quân sự ra khỏi vấn đề chính trị. Vấn đề quân sự then chốt là làm cách nào thương lượng được việc triệt thoái song phương của cả Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lẫn Hoa Kỳ ngõ hầu giảm thiểu sự có mặt của Mỹ tại Việt Nam xuống mức có thể chấp nhận được tại Quốc hội. Và điều này cũng mua thêm được thời giờ để củng cố quân đội của Việt Nam Cộng hoà. Dù sao chăng nữa, như Nixon đã hứa hẹn, thì khi quân Mỹ rút về, quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng sẽ rút theo cùng lúc.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Ông Thiệu và Tưởng Giới Thạch đàm luận một giờ lâu hơn dự định khiến họ Tưởng không kịp về tư dinh thay quần áo để dự tiệc khoản đãi Thiệu tối hôm đó. Ông bèn phái sĩ quan tùy viên về tư dinh lấy bộ quân phục mang đến khách sạn để thay quần áo ở đó và tiếp tục cuộc đàm thoại.
Trong bữa tiệc chiều hôm đó, họ Tưởng nâng ly chúc tụng Việt Nam Cộng hoà, chúc tụng Thiệu có được can đảm và quyết tâm giữ cho Đông Nam Á không bị CS thâu tóm. Bàn tiệc thịnh soạn kèm với rượu quý Trung Hoa khiến Thiệu bớt căng thẳng hơn, hai người bàn về đặc điểm của cách nấu ăn của Trung Quốc so với của Đài Loan. Cả hai đều đồng ý, các món ăn ở đảo cũng giống như các món ở lục địa nhưng có phần ngon hơn. Họ Tưởng lịch thiệp và hiếu khách nhưng phải cáo lui sớm vì nay đã già yếu. Thấy bữa tiệc kết thúc sớm, Thiệu cũng cảm thấy nhẹ nhõm sau buổi họp khá dài ban chiều. Nhưng đến lúc ngả lưng, ông thấy khó chợp mắt.
Cuộc đàm thoại với họ Tưởng buổi chiều hôm ấy cứ tái diễn trong óc. Đúng, có thể sau này ông phải đối diện với lời cảnh cáo của họ Tưởng về chiều hướng của Mỹ muốn giải quyết những vấn đề quân sự bằng liên hiệp chính trị. Ông tự hỏi: Tại sao bây giờ Nixon làm Tổng thống mà họ Tưởng vẫn còn quan ngại về Việt Nam? Hiển nhiên, nhà lãnh đạo Trung Hoa Dân Quốc đã nghi ngờ ý định của Nixon.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Về sau nghĩ lại, ông thấy cuộc gặp ở Midway không mấy tốt đẹp như ông hy vọng lúc đầu. Tại sao Nixon bác bỏ đề nghị của Việt Nam Cộng hoà họp ở Washington hoặc Honolulu? Honolulu là một trung tâm quan trọng, nơi có tổng hành dinh của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (CINCPAC) ngó ra biển xanh lơ thấy Trân Châu Cảng và sức mạnh của Hải quân Mỹ, nơi này mới thật là nơi lý tưởng để toả phóng quyền lực của Hoa Kỳ. Hẻo lánh và tiêu điều, đảo Midway quả là một lựa chọn kỳ khôi (46).
Mới một năm trước đây, hồi tháng 7-1968, Thiệu gặp Lyndon Johnson ở Honolulu. Vị Tổng thống Hoa Kỳ này cam kết tiếp tục ủng hộ Việt Nam Cộng hoà “chừng nào còn cần và muốn sự giúp đỡ ấy”. Johnson cũng đã thừa nhận lời cam kết “không áp đặt một chính phủ liên hiệp tại Sài Gòn”. Hay là Thiệu đã sai lầm khi ủng hộ Nixon thay vì Humphrey? Ông không cần họ Tưởng nhắc nhở về những nguy cơ của một chính phủ liên hiệp. Vấn đề là làm sao thuyết phục được Mỹ. Ông phân vân không biết làm cách nào bày tỏ cho Nixon và Kissinger hiểu thấu những mối lo ngại của ông.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Trên chuyến bay ngắn từ Đài Loan về Sài Gòn, Thiệu duyệt lại trong đầu cuộc gặp gỡ vừa qua ở Midway. Không, chẳng có gì phải sợ cả, ông kết luận như thế. Nixon sẽ không phản bội Việt Nam, Ông ta chắc chống Cộng còn hơn Johnson. Thiệu từng giáp mặt Johnson ở Manila, Honolulu và thấy ông là người tính tình khó dò, không chịu lắng nghe, có vẻ hống hách. Không hề có thảo luận, bàn cãi gì hết. Johnson một mình lấy quyết định, thế là xong. Tại Manila, Lyndon Johnson cũng ngồi trong một chiếc ghế đặc biệt, lớn hơn ghế mà các Tổng thống khác đã ngồi. Lyndon Johnson làm Thiệu nhớ đến một tướng lĩnh người Mỹ John W. O'Daniel (tục danh “Mike Sắt”) mà hồi 1954 được Tổng thống Eisenhower chỉ định làm Trưởng phái bộ cố vấn và viện trợ quân sự Hoa Kỳ đầu tiên (MAAG) tại Việt Nam. Năm 1955, trong một cuộc thảo luận sôi nổi với một tướng lĩnh Việt Nam Cộng hoà, O'Daniel quát tháo: “Ai chi tiền, người ấy chỉ huy”. Giữa Thiệu và Lyndon Johnson không hề có trao đổi thư tín nào ngoài lá thư Johnson yêu cầu ông “đừng bỏ nhau” trước tuyển cử Mỹ 1968.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Với Nixon thì khác. Ông này mang phong cách và phương pháp của một luật sư, trình bày vấn đề có luận lý, mạch lạc, thứ tự và nắm vững được mọi khía cạnh của vấn đề. Ông biết lắng nghe người khác và có vẻ hiểu rõ, biết đưa ra giải pháp thực tế. Ông Thiệu cảm thấy Nixon hiểu rõ chính sách đối ngoại cũng như Á châu hơn Johnson. Cũng chẳng lạ bởi tất cả sự nghiệp của Nixon đã được xây trên chủ thuyết chống Cộng. Ông là một trong những người đầu tiên chủ trương kiềm chế làn sóng đỏ Trung Hoa, người đầu tiên chủ trương dùng không lực Hoa Kỳ để phá vòng vây Điện Biên Phủ năm 1954, hồi còn là Phó Tổng thống. Nhưng trên hết, Thiệu cho rằng Nixon đã mang nợ ông về cuộc bầu cử năm 1968.
Ít lâu sau cuộc gặp gỡ ở Midway, biết Nixon sắp thăm viếng vùng biển Đông, Thiệu mời ông ta ghé thăm Sài Gòn như một cử chỉ biểu lộ sự ủng hộ của mình. Nixon không trả lời ngay nhưng sau quyết định vào giờ chót sẽ ngừng chân bất ngờ ở Sài Gòn có Kissinger tháp tùng trong chuyến công du hồi tháng 7-1969, một tháng sau hội nghị Midway. Chuyến viếng thăm đầu tiên, duy nhất đó của một Tổng thống Mỹ tại Dinh Độc Lập đã làm tăng thêm uy tín của Thiệu. Người ta có cảm tưởng Nixon áp triện bảo chứng cái “Thiên Mệnh” của ông - sứ mệnh mà Washington đã quy định. Thế nhưng, khi hai người nói chuyện riêng, Nixon lặp lại những gì ông đã nói ở Midway. Ông ta khởi sự rút quân để được lòng quần chúng Mỹ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Ông Thiệu kể lại:
- Tôi hiểu ý Nixon. Nhưng ông ta không hề nói với tôi là có một lịch trình triệt thoái tuần tự do Mỹ chủ động. Ông chỉ nói đến những khó khăn trong nước, mà ông đang gặp phải và yêu cầu tôi tiếp tay. Ông ta nói:
- Hãy giúp chúng tôi, để chúng tôi giúp các ông.
Tôi đáp:
- Tôi sẽ giúp ông để ông giúp chúng tôi.
Nixon còn cam kết lần nữa là sự triệt thoái sẽ được Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thi hành một cách song phương và phải phù hợp với khả năng tự vệ của miền Nam cũng như mức độ viện trợ quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ cho miền Nam”. Ông Thiệu nhớ Nixon nói:
- Chúng ta đã đi một bước đầu khá dài để mở rộng cánh cửa hoà bình rồi, bây giờ thì đến lượt phe bên kia phải đáp ứng.
Ông Thiệu nói, ông hơi nghi Hoa Kỳ sẽ đơn phương rút quân, bất chấp những hứa hẹn của Nixon, nhưng “lúc đó tôi vẫn còn đặt tin tưởng và kỳ vọng vào người bạn đồng minh vĩ đại ấy”. Dù sao thì trong bài diễn văn ngày 14-5, khi công bố kế hoạch hoà bình mới, Nixon cũng đã tuyên bố:
- Một đại cường quốc không thể không giữ lời hứa của mình. Một dân tộc lớn phải xứng đáng với lòng tín nhiệm của các dân tộc khác. Khi nói đến duy trì hoà bình thì “uy tín” chẳng phải là một từ ngữ trống rỗng. Ở đây tôi không nói đến tự ái hay khí khái rởm - mấy thái độ này không có chỗ đứng trong chính sách của ta. Tôi muốn nói tới lòng kính nể của một dân tộc đối với chính nghĩa của một dân tộc khác…
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Nhưng Thiệu vẫn nghĩ đến viễn tưởng bị phản bội. Ông tự hỏi, không biết cái không khí đầy tin tưởng sẽ kéo dài được bao lâu? Trong tập hồi ký sau này, Kissinger cũng xác nhận cái linh cảm đó của Thiệu sau cuộc gặp gỡ giữa Nixon và Thiệu ở Sài Gòn: “Rõ ràng chúng ta đang đi trên con đường rút khỏi Việt Nam bằng cách thương thuyết nếu có thể, bằng cách đơn phương triệt thoái nếu cần thiết”.
Ông Thiệu muốn dành cho Nixon một cuộc tiếp tân nhỏ thật thịnh soạn tại Dinh Độc Lập nhưng vì lý do an ninh đã phải chờ đến giờ chót trước khi Nixon tới mới cho mời một số ít nhân viên cao cấp cùng với các phu nhân đến dự. Các bà được dịp ăn mặc lộng lẫy và tô điểm khoe khoang khiến Kissinger lác mắt.
Sau khi nâng ly rượu sâm banh chúc tụng Việt Nam Cộng hoà, các động cơ trực thăng bắt đầu nổ, cánh quạt bay ầm ầm mỗi lúc một nhanh, dường như để khẳng định lại một lần nữa sức mạnh và sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Ông Thiệu tiễn Nixon và Kissinger ra tận chỗ phi cơ đậu, ở sân cỏ trước dinh, mỉm cười và giơ tay vẫy chào lúc chiếc trực thăng của Tổng thống Hoa Kỳ bốc thẳng lên, bay về hướng Bắc, lướt trên những mái ngói đỏ của thành phố.
Ngày hôm đó, 30-7-1969, Nixon không hề tiết lộ cho Thiệu biết ngay sau đấy, Kissinger trực chỉ qua Paris để khởi sự các cuộc họp bàn bí mật với Lê Đức Thọ.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Chỉ huy trận Kontum 1972 này bên VNCH là Lý Tòng Bá, cố vấn HK là John Paul Vann.

Cụ nào nhớ 2 nhân vật này đã gặp ở trận nào ko <):)

Em xin nói lại cho rõ
Tình hình tháng 9/1972
1. Tháng 9-1972, VNCH tái chiếm Quảng Trị sau nhiều ngày B-52 ném bom dữ dội
2. Hướng Đông Nam Bộ: quân đội ta bị bật khỏi An Lộc, cũng một phần do B-52 ném bom
3. Hướng Kontum, chỉ đánh được Đắc Tô-Tân Cảnh mà không chiếm được Kontum
Với lực lượng hùng hậu khi tấn công, mà kết quả khá khiêm tốn, mà ta đến đó sức cũng kiệt
Bắc Việt Nam theo dõi thăm dò thấy Nĩon vượt xa đối thủ McGorven, nên khả năng trúng cử của Nixon là rất cao
Cho nên tháng 9/1972, ông Lê Đức Thọ điện về Hà Nội xin ý kiến cho rằng đây là thời điểm Nixon đang cấn, dễ dàng đồng ý với những điều kiện của ta chìa ra. Ông Thọ lo ngại rằng nếu để sau bầu cử, thì Nixon có thể lật kèo (sau đúng như vậy)
Ông Thọ chủ động bỏ điều kiện "đánh đổ chế độ Nguyễn Văn Thiệu", và Mỹ cũng nhân nhượng bỏ điều kiện "cả hai bên cùng rút quân"
Bản dự thảo Hiệp định do ta thảo đưa ra cho Henry Kissinger hôm 8/10/1972 đã thoả mãn cả đôi bên cho nên Nixon mới miêu tả "Henry Kissinger cười toe toét" ( còm #155)
Nixon chỉ cần ký bản dự thảo Hiệp định hoà bình ở Hà Nội hôm 24/10/1972 và ký chính thức ở Paris một tuần sau đó tức hôm 31/10/1972, trước ngày bầu cử một tuần thì Nixon quá vẻ vang. "Nền hoà bình trong danh dự": rút quân Mỹ, đem tù binh về, và giữ được chế độ Nguyễn Văn Thiệu, vì Hà Nội đã nhân nhượng để "sói no, cừu vẫn còn nguyên". Thế là quá đủ với Nixon
Lo ngại Thiệu phản ứng (xem còm #155) Henry Kissinger nói với Nixon:
- Nhưng tôi thấy Thiệu đúng đấy. Điều khoản của ta đẩy Thiệu vào đường cùng.
Nixon:
- Nếu họ sụp nhanh như vây, có khi cứ để cho họ sụp. Phải nhớ rằng ta không thể cứ để cho họ bú mớm mãi được. Họ lớn rồi
Như vậy là Nixon muốn ký đúng theo kế hoạch, không phải ông ta muốn lật kèo. Cũng chưa nghĩ đến Thiệu phản ứng dữ dội, vì tin rằng "Ai chi tiền, người đó có quyền"
Khi Nguyễn Văn Thiệu không đồng ý ký, thì Nixon đành ngậm bồ hòn làm ngọt, vì sát ngày bầu cử, bất cứ động thái nào khiến Thiệu khùng lên thì chẳng hay ho gì chi Nixon, chưa kể là thua phiếu bầu. Nixon phải ngậm bồ hòn làm ngọt, đợi sau bầu cử sẽ xem xét
Nói là sau bầu cử, nhưng Nixon cũng bị thời gian o ép, và ông ta muốn Henry Kissinger đàm phán với ông Thọ để ký tắt được bản Hiệp định hoà bình vào ngày 8/12/1972, để ngày 22/12/1972 tù binh Mỹ về nước đón Giáng Sinh.
Cuộc họp kín đầu tiên 18/11/1972 thất bại vì ông Thọ không nhượng bộ, cho là Mỹ lừa dối
Quay về Hoa Kỳ tham vấn Nixon, gần ba tuần sau Henry Kissinger quay lại Paris, lần này thì bản dự thảo lại toang ra hơn, vì những sửa đổi này quá ép ông Thọ. Khoảng cách hai bên càng xa hơn trước.
View attachment 7622664
2-12-1972 – Tổng thống Richard Nixon và Henry Kissinger đi dạo quanh nhà riêng của Nixon ở Key Biscayne, Florida trước khi Kissinger lên đường sang Paris họp kín với Lê Đức Thọ

Đến ngay 14/12/1972 thì cuộc họp kín bế tắc hoàn toàn, cả hai bên không hẹn ngày họp lại. Mỹ doạ sẽ ném bom Bắc Việt Nam để bắt Việt Nam thoả mãn yêu cầu của Mỹ
Nhưng Nixon cũng bị thời gian ép, vì đã lỡ hẹn bản Hiệp định hoà bình lẽ ra ký 24/10/1972. Ngày 22 tháng 1 năm 1973 là ngày nhậm chức mà "hoà bình trong danh dự" chưa thấy đâu
Ông ta quyết định dùng B-52 là canh bạc cuối cùng để thử sức VNDCCH trước khi hạ bút ký
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
796
Động cơ
283,678 Mã lực
Em xin nói lại cho rõ
Tình hình tháng 9/1972
1. Tháng 9-1972, VNCH tái chiếm Quảng Trị sau nhiều ngày B-52 ném bom dữ dội
2. Hướng Đông Nam Bộ: quân đội ta bị bật khỏi An Lộc, cũng một phần do B-52 ném bom
3. Hướng Kontum, chỉ đánh được Đắc Tô-Tân Cảnh mà không chiếm được Kontum
Với lực lượng hùng hậu khi tấn công, mà kết quả khá khiêm tốn, mà ta đến đó sức cũng kiệt
Bắc Việt Nam theo dõi thăm dò thấy Nĩon vượt xa đối thủ McGorven, nên khả năng trúng cử của Nixon là rất cao
Cho nên tháng 9/1972, ông Lê Đức Thọ điện về Hà Nội xin ý kiến cho rằng đây là thời điểm Nixon đang cấn, dễ dàng đồng ý với những điều kiện của ta chìa ra. Ông Thọ lo ngại rằng nếu để sau bầu cử, thì Nixon có thể lật kèo (sau đúng như vậy)
Ông Thọ chủ động bỏ điều kiện "đánh đổ chế độ Nguyễn Văn Thiệu", và Mỹ cũng nhân nhượng bỏ điều kiện "cả hai bên cùng rút quân"
Bản dự thảo Hiệp định do ta thảo đưa ra cho Henry Kissinger hôm 8/10/1972 đã thoả mãn cả đôi bên cho nên Nixon mới miêu tả "Henry Kissinger cười toe toét" ( còm #155)
Nixon chỉ cần ký bản dự thảo Hiệp định hoà bình ở Hà Nội hôm 24/10/1972 và ký chính thức ở Paris một tuần sau đó tức hôm 31/10/1972, trước ngày bầu cử một tuần thì Nixon quá vẻ vang. "Nền hoà bình trong danh dự": rút quân Mỹ, đem tù binh về, và giữ được chế độ Nguyễn Văn Thiệu, vì Hà Nội đã nhân nhượng để "sói no, cừu vẫn còn nguyên". Thế là quá đủ với Nixon
Lo ngại Thiệu phản ứng (xem còm #155) Henry Kissinger nói với Nixon:
- Nhưng tôi thấy Thiệu đúng đấy. Điều khoản của ta đẩy Thiệu vào đường cùng.
Nixon:
- Nếu họ sụp nhanh như vây, có khi cứ để cho họ sụp. Phải nhớ rằng ta không thể cứ để cho họ bú mớm mãi được. Họ lớn rồi
Như vậy là Nixon muốn ký đúng theo kế hoạch, không phải ông ta muốn lật kèo. Cũng chưa nghĩ đến Thiệu phản ứng dữ dội, vì tin rằng "Ai chi tiền, người đó có quyền"
Khi Nguyễn Văn Thiệu không đồng ý ký, thì Nixon đành ngậm bồ hòn làm ngọt, vì sát ngày bầu cử, bất cứ động thái nào khiến Thiệu khùng lên thì chẳng hay ho gì chi Nixon, chưa kể là thua phiếu bầu. Nixon phải ngậm bồ hòn làm ngọt, đợi sau bầu cử sẽ xem xét
Nói là sau bầu cử, nhưng Nixon cũng bị thời gian o ép, và ông ta muốn Henry Kissinger đàm phán với ông Thọ để ký tắt được bản Hiệp định hoà bình vào ngày 8/12/1972, để ngày 22/12/1972 tù binh Mỹ về nước đón Giáng Sinh.
Cuộc họp kín đầu tiên 18/11/1972 thất bại vì ông Thọ không nhượng bộ, cho là Mỹ lừa dối
Quay về Hoa Kỳ tham vấn Nixon, gần ba tuần sau Henry Kissinger quay lại Paris, lần này thì bản dự thảo lại toang ra hơn, vì những sửa đổi này quá ép ông Thọ. Khoảng cách hai bên càng xa hơn trước.
View attachment 7622664
2-12-1972 – Tổng thống Richard Nixon và Henry Kissinger đi dạo quanh nhà riêng của Nixon ở Key Biscayne, Florida trước khi Kissinger lên đường sang Paris họp kín với Lê Đức Thọ

Đến ngay 14/12/1972 thì cuộc họp kín bế tắc hoàn toàn, cả hai bên không hẹn ngày họp lại. Mỹ doạ sẽ ném bom Bắc Việt Nam để bắt Việt Nam thoả mãn yêu cầu của Mỹ
Nhưng Nixon cũng bị thời gian ép, vì đã lỡ hẹn bản Hiệp định hoà bình lẽ ra ký 24/10/1972. Ngày 22 tháng 1 năm 1973 là ngày nhậm chức mà "hoà bình trong danh dự" chưa thấy đâu
Ông ta quyết định dùng B-52 là canh bạc cuối cùng để thử sức VNDCCH trước khi hạ bút ký
72 có mấy mốc quan trọng.
- Sau khi ta phản công giành chiến thắng Đường 9 Nam Lào và chủ động mở chiến dịch Xuân Hè 72, Nixon tuyên bố hoãn họp đàm phán Paris vô thời hạn, đồng thời tiến hành ném bom phá hoại miền Bắc lần 2.
- Trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11/72, Nixon muốn xoa dịu dư luận Mỹ, tranh thủ sự ủng hộ của cử tri Mỹ nên đề nghị nối lại đàm phán mong đạt được một thỏa thuận hòa bình. 8/10/72 ta chủ động đưa ra dự thảo Hiệp định, hai bên họp bàn thống nhất hoàn thành văn bản Hiệp định. Có văn bản này, Kissinger mới họp báo tuyên bố hòa bình trong tầm tay, con em Mỹ sắp được về nước, hãy bỏ phiếu cho Nixon. Cử tri bỏ phiếu rào rào.
- Sau khi đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ 2, Nixon lật lọng đòi sửa văn bản Hiệp định đã thỏa thuận theo yêu cầu của Thiệu và dọa nếu ta không trở lại bàn đàm phán sẽ tiến hành hành động quân sự mạnh mẽ để ép ta phải chấp thuận trên thế thua.
- Ta không đồng ý, Nicxon tiến hành ném bom 12 ngày đêm. Mỹ thua nên phải đề nghị gặp lại ta để ký Hiệp định, nồi dung cơ bản như văn bản 2 bên đã thỏa thuận ngày 20/10
Cứ giả định rằng các tình tiết lịch sử ở trên là chính xác thì có lẽ không logic lắm. Nixon chịu sức ép phải rút quân, muốn ký sớm hiệp định... là các yếu tố thuận lợi cho mình trên bàn đàm phán, vậy sao mình phải nhượng bộ nhiều như vậy? Đàm phán giằng co đã 4 năm mà Hà Nội chưa chịu nhượng bộ chút nào, giờ Mỹ sốt ruột muốn ký thì lại nhường? Cũng giống như các cụ đi mua đào Tết, đến chiều 30 người bán muốn bán để về lắm rồi thì các cụ lại nâng giá mua lên?!
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,721
Động cơ
531,260 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cứ giả định rằng các tình tiết lịch sử ở trên là chính xác thì có lẽ không logic lắm. Nixon chịu sức ép phải rút quân, muốn ký sớm hiệp định... là các yếu tố thuận lợi cho mình trên bàn đàm phán, vậy sao mình phải nhượng bộ nhiều như vậy? Đàm phán giằng co đã 4 năm mà Hà Nội chưa chịu nhượng bộ chút nào, giờ Mỹ sốt ruột muốn ký thì lại nhường? Cũng giống như các cụ đi mua đào Tết, đến chiều 30 người bán muốn bán để về lắm rồi thì các cụ lại nâng giá mua lên?!
Có khả năng mình bị 2 ông anh ép.
 

trungduong2211

Xe điện
Biển số
OF-48358
Ngày cấp bằng
10/10/09
Số km
2,047
Động cơ
32,545 Mã lực
Có khả năng mình bị 2 ông anh ép.
Cứ giả định rằng các tình tiết lịch sử ở trên là chính xác thì có lẽ không logic lắm. Nixon chịu sức ép phải rút quân, muốn ký sớm hiệp định... là các yếu tố thuận lợi cho mình trên bàn đàm phán, vậy sao mình phải nhượng bộ nhiều như vậy? Đàm phán giằng co đã 4 năm mà Hà Nội chưa chịu nhượng bộ chút nào, giờ Mỹ sốt ruột muốn ký thì lại nhường? Cũng giống như các cụ đi mua đào Tết, đến chiều 30 người bán muốn bán để về lắm rồi thì các cụ lại nâng giá mua lên?!
À, là em trao đổi mấy ý trong các còm của cụ mà em trích dẫn thôi:
- Bầu cử Nixon thắng lớn là dùng văn bản hiệp định mà ta với Mỹ đã thỏa thuận ngày 20/10/72 để dùng làm mồi tranh cử. Vì muốn có quân bài tranh cử chắc thắng, ông ta đã nhượng bộ chấp nhận dự thảo do ta đưa ra và gấp rút hoàn thành văn bản hiệp định trước kỳ bầu cử.
- Thực tế sau khi trúng cử Nixon đã lật lọng. Đòi sửa lại phần lớn văn bản hiệp định đã thỏa thuận theo yêu cầu của Thiệu. Ông ta ném bom 12 ngày đêm là hòng có một chiến thắng lớn, ép ta quay trở lại bàn đàm phán trên thế thua và chấp nhận đòi hỏi sửa văn bản. Nhưng ngược lại ông ta thua trên bầu trời Hà Nội nên phải xuống thang đề nghị gặp lại ta để ký Hiệp định. Lúc này không còn con đường nào khác ông ta mới phớt lờ Thiệu.
Còn việc ta nhượng bộ gì, thì phải có nội dung văn bản ngày 20/10 mới biết được. Tuy nhiên cụ Ngao có đưa ra ý ta nhượng bộ việc không đòi lật đổ Thiệu có lẽ đúng. Vì trước đó việc lật đổ Thiệu, tổ chức chính phủ liên hiệp là một trong những mục tiêu bất di bất dịch của ta ngay từ đầu hội đàm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top