[Funland] 50 năm trước đây, ngày 27 tháng 1 năm 1973, ký Hiệp định hoà bình Paris về Việt Nam

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
817
Động cơ
283,238 Mã lực
Có lẽ do bên viết thôi. Trước đó 2 bên không muốn hòa nên đưa ra 1 đống điều khoản không khả thi. Sau đó chính Mỹ hạ xuống trước bầu cử và VN chấp nhận.
Cuộc bầu cử 1972 quá chênh lệch, Nixon thắng chắc rồi, nên không có động lực gì để đột nhiên nhượng bộ trước bầu cử cả.
 

A97

Xe buýt
Biển số
OF-595608
Ngày cấp bằng
22/10/18
Số km
591
Động cơ
149,284 Mã lực
Cuộc bầu cử 1972 quá chênh lệch, Nixon thắng chắc rồi, nên không có động lực gì để đột nhiên nhượng bộ trước bầu cử cả.
Muốn về lắm rồi, đòn cuối là B-52 không ăn, chả lẽ Nixon dùng vũ khí hạt nhân hả cụ? Hay đánh nhau tiếp?
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
817
Động cơ
283,238 Mã lực
Muốn về lắm rồi, đòn cuối là B-52 không ăn, chả lẽ Nixon dùng vũ khí hạt nhân hả cụ? Hay đánh nhau tiếp?
Nixon thời điểm cuối 1972 đã chịu sức ép phải rút quân, nhưng không lớn đến mức đột nhiên nhượng bộ. Bài của cụ Ngao nói lý do là bầu cử, nhưng lý do đó không thuyết phục, vì Nixon chắc thắng quá rõ, và việc nhượng bộ trong đàm phán trước bầu cử có thể mang lại những rủi ro không cần thiết cho Nixon.

Còn vụ ném bom miền Bắc thì vào tháng 12, sau bầu cử. Như bài cụ Ngao nói khá rõ, Nixon ném bom là để kéo Hà Nội quay trở lại đàm phán tiếp.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,100
Động cơ
220,258 Mã lực
Nixon thời điểm cuối 1972 đã chịu sức ép phải rút quân, nhưng không lớn đến mức đột nhiên nhượng bộ. Bài của cụ Ngao nói lý do là bầu cử, nhưng lý do đó không thuyết phục, vì Nixon chắc thắng quá rõ, và việc nhượng bộ trong đàm phán trước bầu cử có thể mang lại những rủi ro không cần thiết cho Nixon.

Còn vụ ném bom miền Bắc thì vào tháng 12, sau bầu cử. Như bài cụ Ngao nói khá rõ, Nixon ném bom là để kéo Hà Nội quay trở lại đàm phán tiếp.
Tuy Nixon không phải ký ngay nhưng cũng có 2 mốc phải theo, thứ 1 là trước bầu cử phải tỏ ra yêu hòa bình, mang tù binh Mỹ về. Thứ hai như đã nói là Quốc hội Mỹ cho thời hạn đến 1/1973 Nixon phải trình bày. Nixon thắng cử cả 2 lần là vì đã hứa không gửi lính Mỹ đến đánh nhau nữa, và Quốc hội Mỹ cũng đồng ý như thế.
 
Chỉnh sửa cuối:

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
817
Động cơ
283,238 Mã lực
Tuy Nixon không phải ký ngay nhưng cũng có 2 mốc phải theo, thứ 1 là trước bầu cử phải tỏ ra yêu hòa bình, mang tù binh Mỹ về. Thứ hai như đã nói là Quốc hội Mỹ cho thời hạn đến 1/1973 Nixon phải trình bày. Nixon thắng cử cả 2 lần là vì đã hứa không gửi lính Mỹ đến đánh nhau nữa, và Quốc hội Mỹ cũng đồng ý như thế.
Bài cụ Ngao nói ông Lê Đức Thọ muốn đàm phán xong với Kis trước bầu cử vì sợ kéo dài sang nhiệm kỳ sau sẽ khó đàm phán hơn, và thậm chí Mỹ có thể lật lọng. Thực tế ngược lại, sau bầu cử Nixon sẵn sàng ném bom miền Bắc để kéo Hà Nội quay lại đàm phán, dằn mặt Thiệu bắt phải ký hiệp định với những điều khoản Thiệu không muốn.
 

A97

Xe buýt
Biển số
OF-595608
Ngày cấp bằng
22/10/18
Số km
591
Động cơ
149,284 Mã lực
Bài cụ Ngao nói ông Lê Đức Thọ muốn đàm phán xong với Kis trước bầu cử vì sợ kéo dài sang nhiệm kỳ sau sẽ khó đàm phán hơn, và thậm chí Mỹ có thể lật lọng. Thực tế ngược lại, sau bầu cử Nixon sẵn sàng ném bom miền Bắc để kéo Hà Nội quay lại đàm phán, dằn mặt Thiệu bắt phải ký hiệp định với những điều khoản Thiệu không muốn.
Cụ có biết bầu cử Mỹ năm 1972 được tiến hành vào ngày nào không nhỉ?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân hôm 31 tháng 1 năm 1968 đã gây chấn động cho chính quyền Lyndon Johnson và tác động đến tâm lý người Mỹ, đã đánh gục ý chí của Mỹ về chiến thắng ở Việt Nam (báo chí gọi là bẻ gẫy ý chí xâm lược)
Westmoreland yêu cầu Tổng thống Lyndon Johnson gửi thêm 200.000 quân nữa, trong khiđội quân viễn chinh Hoa Kỳ ở Việt Nam đã lên tới trên 500.000 người.
Lyndon Johnson chỉ đáp ứng 1/10 yêu cầu của Westmoreland, và "cách chức" Westmoreland ngay tháng 2/1968 bằng cách đưa về Hoa Kỳ trở thành Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ (trong Hội đồng các Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ)
Một tháng sau, hôm 31/3/1968, Tổng thống Lyndon Johnson làm ba việc hết sức bất ngờ
1. Tuyên bố ngừng ném bom Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở lên. Nghĩa là vẫn tiếp tục ném bom ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh, được gọi là vùng "cán xoong"
2. Đồng ý đàm phán với VNdCCH và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Nam Việt Nam
3. Không ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ tới
Viet Nam 1968_3_31 (2).jpg

31-3-1968, phát biểu với dân chúng Hoa Kỳ, Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố chấm dứt ném bom một phần lãnh thồ Bắc Việt Nam và không ra tranh cừ tồng thống Mỹ. Ảnh: Yolchi Okamoto
1968 (9_2).jpg

7-2-1968, Tồng thống Lyndon B. Johnson và Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara tại cuộc họp Hội đồng An ninh Quóc gia bàn về cuộc Tổng tấn công Tét Mậu Thân ở Nam Việt Nam. Ánh: Yoichi Okamoto
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Em xin nói lại cho rõ
Tình hình tháng 9/1972
1. Tháng 9-1972, VNCH tái chiếm Quảng Trị sau nhiều ngày B-52 ném bom dữ dội
2. Hướng Đông Nam Bộ: quân đội ta bị bật khỏi An Lộc, cũng một phần do B-52 ném bom
3. Hướng Kontum, chỉ đánh được Đắc Tô-Tân Cảnh mà không chiếm được Kontum
Với lực lượng hùng hậu khi tấn công, mà kết quả khá khiêm tốn, mà ta đến đó sức cũng kiệt
Bắc Việt Nam theo dõi thăm dò thấy Nĩon vượt xa đối thủ McGorven, nên khả năng trúng cử của Nixon là rất cao
Cho nên tháng 9/1972, ông Lê Đức Thọ điện về Hà Nội xin ý kiến cho rằng đây là thời điểm Nixon đang cấn, dễ dàng đồng ý với những điều kiện của ta chìa ra. Ông Thọ lo ngại rằng nếu để sau bầu cử, thì Nixon có thể lật kèo (sau đúng như vậy)
Ông Thọ chủ động bỏ điều kiện "đánh đổ chế độ Nguyễn Văn Thiệu", và Mỹ cũng nhân nhượng bỏ điều kiện "cả hai bên cùng rút quân"
Bản dự thảo Hiệp định do ta thảo đưa ra cho Henry Kissinger hôm 8/10/1972 đã thoả mãn cả đôi bên cho nên Nixon mới miêu tả "Henry Kissinger cười toe toét" ( còm #155)
Nixon chỉ cần ký bản dự thảo Hiệp định hoà bình ở Hà Nội hôm 24/10/1972 và ký chính thức ở Paris một tuần sau đó tức hôm 31/10/1972, trước ngày bầu cử một tuần thì Nixon quá vẻ vang. "Nền hoà bình trong danh dự": rút quân Mỹ, đem tù binh về, và giữ được chế độ Nguyễn Văn Thiệu, vì Hà Nội đã nhân nhượng để "sói no, cừu vẫn còn nguyên". Thế là quá đủ với Nixon
Lo ngại Thiệu phản ứng (xem còm #155) Henry Kissinger nói với Nixon:
- Nhưng tôi thấy Thiệu đúng đấy. Điều khoản của ta đẩy Thiệu vào đường cùng.
Nixon:
- Nếu họ sụp nhanh như vây, có khi cứ để cho họ sụp. Phải nhớ rằng ta không thể cứ để cho họ bú mớm mãi được. Họ lớn rồi
Như vậy là Nixon muốn ký đúng theo kế hoạch, không phải ông ta muốn lật kèo. Cũng chưa nghĩ đến Thiệu phản ứng dữ dội, vì tin rằng "Ai chi tiền, người đó có quyền"
Khi Nguyễn Văn Thiệu không đồng ý ký, thì Nixon đành ngậm bồ hòn làm ngọt, vì sát ngày bầu cử, bất cứ động thái nào khiến Thiệu khùng lên thì chẳng hay ho gì chi Nixon, chưa kể là thua phiếu bầu. Nixon phải ngậm bồ hòn làm ngọt, đợi sau bầu cử sẽ xem xét
Nói là sau bầu cử, nhưng Nixon cũng bị thời gian o ép, và ông ta muốn Henry Kissinger đàm phán với ông Thọ để ký tắt được bản Hiệp định hoà bình vào ngày 8/12/1972, để ngày 22/12/1972 tù binh Mỹ về nước đón Giáng Sinh.
Cuộc họp kín đầu tiên 18/11/1972 thất bại vì ông Thọ không nhượng bộ, cho là Mỹ lừa dối
Quay về Hoa Kỳ tham vấn Nixon, gần ba tuần sau Henry Kissinger quay lại Paris, lần này thì bản dự thảo lại toang ra hơn, vì những sửa đổi này quá ép ông Thọ. Khoảng cách hai bên càng xa hơn trước.
Việt Nam 1972_12_2 (1).jpg

2-12-1972 – Tổng thống Richard Nixon và Henry Kissinger đi dạo quanh nhà riêng của Nixon ở Key Biscayne, Florida trước khi Kissinger lên đường sang Paris họp kín với Lê Đức Thọ

Đến ngay 14/12/1972 thì cuộc họp kín bế tắc hoàn toàn, cả hai bên không hẹn ngày họp lại. Mỹ doạ sẽ ném bom Bắc Việt Nam để bắt Việt Nam thoả mãn yêu cầu của Mỹ
Nhưng Nixon cũng bị thời gian ép, vì đã lỡ hẹn bản Hiệp định hoà bình lẽ ra ký 24/10/1972. Ngày 22 tháng 1 năm 1973 là ngày nhậm chức mà "hoà bình trong danh dự" chưa thấy đâu
Ông ta quyết định dùng B-52 là canh bạc cuối cùng để thử sức VNDCCH trước khi hạ bút ký
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Tổng thống Lyndon Johnson cay đắng khi phải xuất hiện trên TV hôm 31/3/1968, để ném bom hạn chế Bắc Việt Nam, không ra tái tranh cử tổng thống và chủ động đề nghị đàm phán với VNDCCH
Lyndon Johnson 1968_3_31 (1).jpg

31-3-1968 – Đệ nhắt phu nhàn Bird Johnson giúp Tổng thống Lyndon B. Johnson chuẩn bị đọc bài diễn văn quan trọng với nhân dãn Mỹ: tuyên bố ngùng ném bom Bẳc Việt Nam và không ra tranh cừ tổng thống Hoa Kỳ. Ành: Yoichi Okamoto
Lyndon Johnson 1968_3_31 (3).jpg

31-3-1968 – Tổng thống Lyndon B. Johnson phát biểu trước dân chúng Mỹ, tuyên bó ngừng ném bom Bắc Việt Nam và không ra tranh cừ tổng thống Mỹ. Ảnh: Yoichi Okamoto
Lyndon Johnson 1968_3_31 (2).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Lyndon Johnson 1968_4_3 (1).jpg

3-4-1968 – Tổng thống Lyndon B. Johnson đọc bức điện cho biết VNDCCH sẵn sàng thương lượng với Hoa Kỳ. Anh: Yoichi Okamoto
 

hungkttt

Xe tăng
Biển số
OF-31427
Ngày cấp bằng
15/3/09
Số km
1,709
Động cơ
490,878 Mã lực
Tài liệu còn nói rõ, Mỹ đồng ý quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở lại miền Nam sau ngưng bắn. Quân đội Mỹ sẽ rút lui hoàn toàn. Kissinger đồng ý để cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào Nam qua đường vùng Phi quân sự, như vậy, sau này tự do tiếp tế cho quân lính họ. Tài liệu học tập còn có khoản thành lập một Hội đồng hoà hợp và hoà giải dân tộc mà tác dụng chính để triệt hạ chính phủ Sài Gòn. Thiệu cho đây là một chính phủ liên hiệp trá hình. Ông kể lại lúc đọc xong tập tài liệu ông thấy: “Lần đầu tiên tôi biết được mình bị qua mặt. Người Mỹ nói với tôi là vẫn còn đang thương thuyết, chưa có gì dứt khoát cả thế mà bên kia đã có đầy đủ tin tức rồi”.
Chẳng những tài liệu tịch thu chứa đựng nội dung sau này trở thành nguyên văn của Hiệp định Paris còn yêu cầu phải thi hành kế hoạch ba giai đoạn nhằm nắm thế chủ động.
Giai đoạn I: Giai đoạn trước đình chiến. Kêu gọi cán bộ học tập, ghi nhớ những điều khoản, phương pháp giải thích chúng sao cho có lợi. Cán bộ được chỉ thị chuẩn bị trình bày những điều khoản của hiệp định tới nhân dân hoặc tranh luận với đối phương. Những lá cờ Việt Cộng trong ngày đình chiến được treo trước cửa mỗi nhà, ấp xóm, trên mỗi ngọn đồi. Như vậy, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chứng minh được với các cơ quan kiểm soát quốc tế chỗ nào họ cũng có mặt. Đồng thời, các đơn vị lớn của CS phải tấn công để ghìm chân lực lượng Ngụy quyền. Các lực lượng vùng và địa phương CS phải phân tán thâm nhập mọi ấp, vùng đông dân cư, chặn mọi trục giao thông và nằm tại chỗ cho tới khi nào có đại diện quốc tế đến.
Giai đoạn II: Cách thực thi trong ngày đình chiến. Ba ngày trước khi đình chiến, mỗi đơn vị CS phải hành quân giành dân lấn đất. Phải giữ an toàn vùng chiếm đóng và treo cờ Mặt trận Giải phóng ở đó. Phải chuẩn bị các cuộc biểu tình đòi chính phủ Sài Gòn thi hành ngưng bắn và cho quân lính trở về gia đình họ. Biểu tình yêu cầu thực hiện các quyền tự do di chuyển, hội họp, bãi bỏ quân dịch và giới nghiêm. Các đơn vị tuyên truyền vũ trang phải đẩy mạnh những hành động chiêu hàng bằng cách giải thích hiệp định, kêu gọi binh sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hoà ngưng chiến đấu, nghỉ phép hoặc về thăm nhà và đào ngũ.
Giai đoạn III: Giai đoạn sau đình chiến hay củng cố. Phải giữ chặt và củng cố mọi thắng lợi đã đạt được. Tùy kết quả của hai giai đoạn đầu mà có thêm hành động mới nhưng mục tiêu chủ yếu tiến tới việc triệt hạ chính phủ Thiệu, đồng thời, tiếp tục tuyên truyền nâng cao uy tín CS, đòi tôn trọng và thực thi hiệp định Paris
Đọc phần này e đã hiểu làm thế nào để các cụ chiến thắng kẻ thù hùng mạnh. Mọi chi tiết hành động đến tần cơ sở.
 

Vomoicuoi

Xe điện
Biển số
OF-491495
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
2,008
Động cơ
224,014 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Từ sơn -bắc Ninh
Em vừa xem thời sự về hiệp đinhh paris xong. Bà nguyễn thị bình nhìn vẫn khỏe và đẹp lão .
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Thật ra đễn mùa thu năm 1967, giới diều hâu Hoa Kỳ trong Quốc hội đã thấy thất vọng về cuộc chiến, càng đưa quân vào thì chiến thắng càng xa vời. Người Mỹ vốn thực dụng, thích cưa đứt đục suốt, cuộc chiến dai dẳng, tốn kém, hàng tuần 400 quan tài và hàng trăm thương binh trở về nước khiến họ nhìn nhận lại: cuộc chiến vì ai?
Tổng thống Lyndon Johnson cũng day dứt vì cuộc chiến. Ông là người chủ trì phát động cuộc chiến Việt Nam nhưng mỗi sáng dậy, tin tức cuộc chiến đưa tận bàn làm việc của ông. Ông biết thương vong ở Việt Nam là quá lớn, người con rể của ông đang là Đại uý Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ đóng ở Đà Nẵng
Lyndon Johnson 1968_7_31 (1).jpg

31-7-1968 – Tổng thống Lyndon Johnson gục đằu nghe băng ghi âm của con rể - Đại uý Charles Robb - đang chiến đấu ờ Việt Nam. Ảnh: Jack Kightlinger
Lyndon Johnson 1968_5_17 (2) Charles Robb.jpg

17-5-1968 – Đại úy thủy quân lục chiến Charles Robb, con rể của Tổng thống Johnson, trong chuyến tuần tra đầu tiên của mình thuộc Sư đoàn thủy quân lục chiến 1 tại Đà Nẵng
Lyndon Johnson 1968_5_18 (1) Charles Robb.jpg

18-5-1968 – Đại úy thủy quân lục chiến Charles Robb, con rể của Tổng thống Johnson, dẫn đầu một nhóm lính thủy đánh bộ thuộc Sư đoàn thủy quân lục chiến 1 tuần tra ở phía nam Đà Nẵng
Lyndon Johnson 1968_5_22 (2) Charles Robb.jpg

18-5-1968 – Đại úy thủy quân lục chiến Charles Robb, con rể của Tổng thống Johnson, dẫn đầu một nhóm lính thủy đánh bộ thuộc Sư đoàn thủy quân lục chiến 1 tuần tra ở phía nam Đà Nẵng
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Lyndon Johnson không dũng cảm rút khỏi cuộc chiến, bởi lẽ rút khỏi cuộc chiến, tức là tự vả vào mặt mình và đụng đến lực lượng diều hâu còn rất đông trong Quốc hội Hoa Kỳ
Theo Nguyễn Tiến Hưng, cố vấn đặc biệt của Nguyễn Văn Thiệu kể, thì tháng 10 năm 1967, phó Tổng thống Hoa Kỳ Hubert Humphrey tới Sài Gòn dự lễ đăng quang của cặp Nguyễn Văn-Nguyễn Cao Kỳ vừa thắng cử nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên và nói thẳng với Nguyễn Văn Thiệu về cuộc chiến
Hưng viết:
"Ông Thiệu còn giữ một ấn tượng rất rõ rệt về Hubert Humphrey. Ấn tượng này hình thành trong buổi gặp gỡ lần đầu năm 1967, hồi Humphrey còn làm Phó Tổng thống. Lúc đó, Tổng thống Johnson cử Humphrey vào gặp Thiệu ở Dinh Độc Lập, có phụ tá Ted Van Dyk và Đại sứ Ellsworth Bunker tháp tùng. Humphrey ngỏ ý với Thiệu, ông rất lo ngại về sự Mỹ hoá cả chiến tranh lẫn kinh tế của Việt Nam. Ông nói:
- Ngài cần biết về tình hình chính trị ở Hoa Kỳ, hiện nay đã đến lúc cần phải có một giai đoạn chuyển tiếp để Việt Nam có thể tự lực, tự cường.
- Vâng, chúng tôi hiểu - Thiệu đáp - nhưng chúng tôi cũng biết, quý ông cần ở lại đây với mức độ hiện tại.
Humphrey nhắc lại mối quan hệ của ông và nói:
- Thêm vài năm nữa với cùng một mức độ viện trợ quân sự và kinh tế như hiện nay thì chắc không thể có.
Ông Thiệu lắng tai nghe. Tàn điếu thuốc Gauloise hút dở của ông rớt xuống tấm thảm dầy. Nhưng ông không nói gì thêm, và cuộc họp mặt chấm dứt.
Ra bên ngoài, trên bậc thềm Dinh Độc Lập, Humphrey hỏi Bunker:
- Tôi có tàn nhẫn quá với ông ta không?
Bunker đáp:
- Không, ông ta cần được nghe như thế.
Ngay lúc đó, một quả pháo của Việt Cộng câu vào Dinh nổ ngay trên sân cỏ. Humphrey và Bunker chúi đầu chạy vào chiếc Limousine đang chờ sẵn, đoàn xe phóng thẳng về toà Đại sứ. Thiệu và Humphrey trở thành thù địch kể từ hôm đó".
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Việt Nam 1967_10_31 (2).jpg

31-10-1967, phó Tổng thống Hoa Kỳ Hubert Humphrey tới dự lễ đăng quang của cặp Nguyễn Văn-Nguyễn Cao Kỳ vừa thắng cử nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên tổ chức trước Trụ sở Hạ Viện Sài Gòn
Việt Nam 1967_10_31 (3).jpg

Viet Nam 1967_10_31 (1).jpg

31-10-1967, lễ đăng quang của cặp Nguyễn Văn-Nguyễn Cao Kỳ vừa thắng cử nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên tổ chức trước Trụ sở Hạ Viện Sài Gòn
Việt Nam 1967_10_31 (4).jpg

Việt Nam 1967_10_31 (5).jpg
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Đánh lừa & sau đó hiệp đồng với CD MT 1968 là Trận Khe Sanh 1968. Cụ Ngao5 có thể post thêm loạt bài ảnh về Trận Khe Sanh được không ạ :)

Cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân hôm 31 tháng 1 năm 1968 đã gây chấn động cho chính quyền Lyndon Johnson và tác động đến tâm lý người Mỹ, đã đánh gục ý chí của Mỹ về chiến thắng ở Việt Nam (báo chí gọi là bẻ gẫy ý chí xâm lược)
Westmoreland yêu cầu Tổng thống Lyndon Johnson gửi thêm 200.000 quân nữa, trong khiđội quân viễn chinh Hoa Kỳ ở Việt Nam đã lên tới trên 500.000 người.
Lyndon Johnson chỉ đáp ứng 1/10 yêu cầu của Westmoreland, và "cách chức" Westmoreland ngay tháng 2/1968 bằng cách đưa về Hoa Kỳ trở thành Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ (trong Hội đồng các Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ)
Một tháng sau, hôm 31/3/1968, Tổng thống Lyndon Johnson làm ba việc hết sức bất ngờ
1. Tuyên bố ngừng ném bom Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở lên. Nghĩa là vẫn tiếp tục ném bom ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh, được gọi là vùng "cán xoong"
2. Đồng ý đàm phán với VNdCCH và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Nam Việt Nam
3. Không ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ tới
View attachment 7622206
31-3-1968, phát biểu với dân chúng Hoa Kỳ, Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố chấm dứt ném bom một phần lãnh thồ Bắc Việt Nam và không ra tranh cừ tồng thống Mỹ. Ảnh: Yolchi Okamoto
View attachment 7622208
7-2-1968, Tồng thống Lyndon B. Johnson và Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara tại cuộc họp Hội đồng An ninh Quóc gia bàn về cuộc Tổng tấn công Tét Mậu Thân ở Nam Việt Nam. Ánh: Yoichi Okamoto
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 là giọt nước cuối cùng hạ gục ý chí xâm lược của Hoa Kỳ, buộc Mỹ phải đàm phán để kết thúc chiến tranh
Nixon phải hứa rút quân trong danh dự dưới khẩu hiệu tranh cử "nền hoà bình trong danh dự"
Nhậm chức tháng 2/1969 thì tháng 6/1969, Nixon tiếp Thiệu ở Midway, một hòn đảo nhỏ, nơi chỉ để tiếp xăng cho những máy bay bay qua Thái Bình Dương. Nixon với tư cách kẻ bề trên tiếp chư hầu Nguyễn Văn Thiệu. Không tiếp Thiệu ở Hawaii hay Guam như Tổng thống Lyndon Johnson từng tiếp Thiệu, Nĩon đã cho Thiệu thấy người Mỹ sẽ rút khỏi cuộc chiến. Nguyễn Tiến Hưng kể lại cuộc gặp gỡ cay đắng đó
***
Hưng viết:
Nguyễn Văn Thiệu tin rằng Richard Nixon đã thiếu ông một món nợ chính trị khi ông không chịu ủng hộ sáng kiến hoà bình của Tổng thống Lyndon Johnson ngay trước kỳ bầu cử Mỹ năm 1968. Dù không công khai tuyên bố, Thiệu vẫn chắc chắn việc ông từ chối không tham dự những cuộc hoà đàm với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Việt cộng khi Johnson ngừng dội bom Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào ngày 31-10-1968, đúng năm ngày trước cuộc bầu cử đóng một vai trò quyết định trong sự thắng lợi của Nixon đối với Hubert Humphrey.
Ông Thiệu tin nếu Humphrey đắc cử thì Mỹ sẽ đơn phương ngưng dội bom Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và nhượng bộ Mặt trận Giải phóng. Ông giải thích: “Humphrey thắng cử có nghĩa là chính phủ liên hiệp trong vòng sáu tháng còn nếu Nixon thắng thì ít ra cũng có hy vọng”.
***
Nixon chọn Midway vì lẽ ông sợ các cuộc náo loạn phản chiến ở Washington có thể làm hội nghị thất bại. Ông Thiệu yêu cầu họp ở Honolulu nhưng Kissinger và Nixon không muốn địa điểm này bởi Thiệu đã có lần gặp Johnson ở đó (39). Đảo Midway nổi tiếng nhờ chiến thắng của Hải quân Hoa Kỳ với Hạm đội Thái Bình Dương của Nhật hồi Thế chiến II, ngày nay chỉ còn là trạm hẻo lánh để máy bay lấy xăng và trở thành nơi cư ngụ của từng đoàn chim hải âu. Căn nhà của vị chỉ huy Hải quân Mỹ, địa điểm họp, được tô thêm một nước sơn mới và tăng cường chút ít đồ đạc. Nhưng sự khởi đầu các việc chuẩn bị cho cuộc họp mặt Nixon - Thiệu không mấy suôn sẻ. Trước tiên, hai bên tranh luận về địa điểm họp, rồi phía Hoa Kỳ yêu cầu Thiệu đến Midway trước Nixon. Ông Thiệu không chịu, đòi Nixon là chủ phải có mặt ở đó trước khách. Hoa Kỳ giảng giải, Thiệu có thể bị mệt sau chuyến bay dài nên đến Midway một đêm trước để nghỉ ngơi. Thiệu từ chối: “Tôi sẽ mang giường lên máy bay để ngủ ở đó”.
Sau cùng, mọi việc được sắp xếp để Nixon tới trước và đón Thiệu. Lúc gần tới Midway, Nhã điện thoại cho Giám đốc báo chí Ronald Ziegler. Trên máy bay chở Nixon, Ziegler cam đoan là Nixon sẽ đáp xuống trước. Té ra, Thiệu tới nơi thì máy bay của Nixon hãy còn cách xa Midway mười lăm phút nữa!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top