[Funland] 50 năm trước đây, ngày 27 tháng 1 năm 1973, ký Hiệp định hoà bình Paris về Việt Nam

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
912
Động cơ
320,291 Mã lực
Em thì hiểu Mỹ đã có ý định rút quân sau khi đã không thể bình định Việt Nam theo kỳ vọng. Nhìn lại các cuộc chiến Mỹ tham gia trong thế kỷ 20 và bản chất viễn chinh đều thấy thời gian là sức ép lớn nhất cho quân đội Mỹ. Nói chung quân kháng cự càng lỳ, tiến hành chiến đấu dai dẳng, tránh đụng độ quy mô … thì bên viễn chinh sẽ chịu sức ép nhất. Khi Johnson từ chối tranh cử, có thể là ông cũng thấy khó thắng trong cuộc chiến do ông khởi xướng và tìm người hốt vỏ, nhớ là làm sao không cần biết nhưng một siêu cường thì không được phép thua. Nixon lên thay dù nhận trách nhiệm rút chân khỏi cuộc chiến nhưng chắc cũng lèm bèm chửi đống bầy hầy phải hốt. “Thay màu da xác chết” cho mỹ miều chứ phải hiểu đây là cuộc chiến của người Việt Nam thì chúng mài tự giải quyết với nhau, tao không muốn vấy thêm máu nữa, cần dao thì tao tiếp. Cái công thức Triều tiên cũng không được áp dụng vì chẳng có bóng dáng trực tiếp quân đội Nga Xô hay Trung Quốc.
Nên túm lại, VNCH chẳng còn là vẹo gì ngoài chuyện đây là sản phẩm của Mỹ, Mỹ phải có trách nhiệm với nó, mà trách nhiệm thì muôn ngàn kiểu, không có gì là rõ ràng :). Ông Thiệu hiểu điều đó nên tìm cách trì hoãn để ép Mỹ có được cái lợi nhất cho VNCH càng nhanh càng tốt, đêm dài lắm mộng. Nhìn cách ông ấy đòi thêm 2 sư nữa cho 2 binh chủng trù bị chiến lược (vốn nổi bật trong chiến cuộc 1972) là đủ thấy ông hiểu tình cảnh của ông khi Mỹ rút. Chiến dịch Linerbeaker II là canh bạc tất tay, thắng thua gì tao cũng rút, tao đã làm tận lực cho mài rồi. Theo hướng nào đó, nó cũng đã giúp cho VNCH sau này, các cụ còn nhớ 1 trong các nghi ngại khi giải phóng miền nam 1975 là liệu Mỹ có dùng B52 hỗ trợ VNCH hay không?
Có vẻ tất cả báo hiệu đó là dấu chấm hết cho VNCH ngay từ lúc đó!
 
Chỉnh sửa cuối:

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,573
Động cơ
328,298 Mã lực
Em xin nói lại cho rõ
Tình hình tháng 9/1972
1. Tháng 9-1972, VNCH tái chiếm Quảng Trị sau nhiều ngày B-52 ném bom dữ dội
2. Hướng Đông Nam Bộ: quân đội ta bị bật khỏi An Lộc, cũng một phần do B-52 ném bom
3. Hướng Kontum, chỉ đánh được Đắc Tô-Tân Cảnh mà không chiếm được Kontum
Với lực lượng hùng hậu khi tấn công, mà kết quả khá khiêm tốn, mà ta đến đó sức cũng kiệt
Bắc Việt Nam theo dõi thăm dò thấy Nĩon vượt xa đối thủ McGorven, nên khả năng trúng cử của Nixon là rất cao
Cho nên tháng 9/1972, ông Lê Đức Thọ điện về Hà Nội xin ý kiến cho rằng đây là thời điểm Nixon đang cấn, dễ dàng đồng ý với những điều kiện của ta chìa ra. Ông Thọ lo ngại rằng nếu để sau bầu cử, thì Nixon có thể lật kèo (sau đúng như vậy)
Ông Thọ chủ động bỏ điều kiện "đánh đổ chế độ Nguyễn Văn Thiệu", và Mỹ cũng nhân nhượng bỏ điều kiện "cả hai bên cùng rút quân"
Bản dự thảo Hiệp định do ta thảo đưa ra cho Henry Kissinger hôm 8/10/1972 đã thoả mãn cả đôi bên cho nên Nixon mới miêu tả "Henry Kissinger cười toe toét" ( còm #155)
Nixon chỉ cần ký bản dự thảo Hiệp định hoà bình ở Hà Nội hôm 24/10/1972 và ký chính thức ở Paris một tuần sau đó tức hôm 31/10/1972, trước ngày bầu cử một tuần thì Nixon quá vẻ vang. "Nền hoà bình trong danh dự": rút quân Mỹ, đem tù binh về, và giữ được chế độ Nguyễn Văn Thiệu, vì Hà Nội đã nhân nhượng để "sói no, cừu vẫn còn nguyên". Thế là quá đủ với Nixon
Lo ngại Thiệu phản ứng (xem còm #155) Henry Kissinger nói với Nixon:
- Nhưng tôi thấy Thiệu đúng đấy. Điều khoản của ta đẩy Thiệu vào đường cùng.
Nixon:
- Nếu họ sụp nhanh như vây, có khi cứ để cho họ sụp. Phải nhớ rằng ta không thể cứ để cho họ bú mớm mãi được. Họ lớn rồi
Như vậy là Nixon muốn ký đúng theo kế hoạch, không phải ông ta muốn lật kèo. Cũng chưa nghĩ đến Thiệu phản ứng dữ dội, vì tin rằng "Ai chi tiền, người đó có quyền"
Khi Nguyễn Văn Thiệu không đồng ý ký, thì Nixon đành ngậm bồ hòn làm ngọt, vì sát ngày bầu cử, bất cứ động thái nào khiến Thiệu khùng lên thì chẳng hay ho gì chi Nixon, chưa kể là thua phiếu bầu. Nixon phải ngậm bồ hòn làm ngọt, đợi sau bầu cử sẽ xem xét
Nói là sau bầu cử, nhưng Nixon cũng bị thời gian o ép, và ông ta muốn Henry Kissinger đàm phán với ông Thọ để ký tắt được bản Hiệp định hoà bình vào ngày 8/12/1972, để ngày 22/12/1972 tù binh Mỹ về nước đón Giáng Sinh.
Cuộc họp kín đầu tiên 18/11/1972 thất bại vì ông Thọ không nhượng bộ, cho là Mỹ lừa dối
Quay về Hoa Kỳ tham vấn Nixon, gần ba tuần sau Henry Kissinger quay lại Paris, lần này thì bản dự thảo lại toang ra hơn, vì những sửa đổi này quá ép ông Thọ. Khoảng cách hai bên càng xa hơn trước.
View attachment 7622664
2-12-1972 – Tổng thống Richard Nixon và Henry Kissinger đi dạo quanh nhà riêng của Nixon ở Key Biscayne, Florida trước khi Kissinger lên đường sang Paris họp kín với Lê Đức Thọ

Đến ngay 14/12/1972 thì cuộc họp kín bế tắc hoàn toàn, cả hai bên không hẹn ngày họp lại. Mỹ doạ sẽ ném bom Bắc Việt Nam để bắt Việt Nam thoả mãn yêu cầu của Mỹ
Nhưng Nixon cũng bị thời gian ép, vì đã lỡ hẹn bản Hiệp định hoà bình lẽ ra ký 24/10/1972. Ngày 22 tháng 1 năm 1973 là ngày nhậm chức mà "hoà bình trong danh dự" chưa thấy đâu
Ông ta quyết định dùng B-52 là canh bạc cuối cùng để thử sức VNDCCH trước khi hạ bút ký
Chỗ này cụ Ngao5 không đúng rồi. Khi tiến hành Tổng Tấn công chiến lược từ 30/3/1972 ở Quảng trị và sau đó ở Đông Nam Bộ và Tây nguyên, cả 3 khu vực chiến trường này đều bị Mỹ dùng B52 dội bom dữ dội, ác liệt, mới ngăn đà bước tiến quân, chốt giữ của Quân Giải Phóng. Mỹ dùng B52 để đánh hỗ trợ tối đa cho quân Thiệu đánh chiếm lại thành cổ Quảng trị, An Lộc và Dak tô - Tân cảnh (Kon tum).
Không có bom của B52 thì còn lâu quân ta mới bị bật chốt ở các nơi trên, để quân địch tái chiếm.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Phía Mỹ-Ngụy còn cho rằng 1 lý do chính là nhờ tên lửa TOW đối đất dẫn đường bằng dây dẫn, rất uy lực, lần đầu tiên được đưa vào thực chiến, tỷ lệ bắn trúng mục tiêu QGP lên tới 82%.

Chỗ này cụ Ngao5 không đúng rồi. Khi tiến hành Tổng Tấn công chiến lược từ 30/3/1972 ở Quảng trị và sau đó ở Đông Nam Bộ và Tây nguyên, cả 3 khu vực chiến trường này đều bị Mỹ dùng B52 dội bom dữ dội, ác liệt, mới ngăn đà bước tiến quân, chốt giữ của Quân Giải Phóng. Mỹ dùng B52 để đánh hỗ trợ tối đa cho quân Thiệu đánh chiếm lại thành cổ Quảng trị, An Lộc và Dak tô - Tân cảnh (Kon tum).
Không có bom của B52 thì còn lâu quân ta mới bị bật chốt ở các nơi trên, để quân địch tái chiếm.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,900
Động cơ
219,597 Mã lực
Em thì hiểu Mỹ đã có ý định rút quân sau khi đã không thể bình định Việt Nam theo kỳ vọng.
Rút quân là ý muốn chung của cả dân Mỹ từ lâu nhưng với Nixon rút quân chỉ là 1 biện pháp để thắng và bù lại bằng hỗ trợ tối đa cho VNCH. Nguyên cả nhiệm kỳ đầu 1968-1972 Nixon vẫn tìm cách thắng nhưng không thể.
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
912
Động cơ
320,291 Mã lực
Rút quân là ý muốn chung của cả dân Mỹ từ lâu nhưng với Nixon rút quân chỉ là 1 biện pháp để thắng và bù lại bằng hỗ trợ tối đa cho VNCH. Nguyên cả nhiệm kỳ đầu 1968-1972 Nixon vẫn tìm cách thắng nhưng không thể.
Em nghĩ Nixon dù diều hâu cũng không dám hy sinh thêm máu con dân Mỹ, nhất là sau sự kiện năm 1968, xã hội bị phân hoá sâu sắc. Chuyện rút là đương nhiên, nhưng rút ra sao như thế nào lại là chuyện khác! “Rút trong thế thắng” là điều không tưởng :)) . Khi không thể thắng thì cũng phải rút và tìm cách rút đẹp nhất _ “hoà bình trong danh dự!”
Thật ra các thuật ngữ trong chiến tranh Việt Nam khá bóng bẩy nhưng nói đúng thực chất và có căn nguyên. Khi có tín hiệu đàm phán, báo chí gọi “ánh sáng cuối đường hầm”, tuy nhiên có người đã tiên đoán khi nước Mỹ mon men nhúng chân trực tiếp vào chiến tranh đầu thập kỷ 60 “Việt Nam là đường hầm nguy hiểm làm tiêu tốn hàng ngìn tỷ dolla của Mỹ”
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Kontum 1972_5_4 (1) TOW.jpg

Ngày 4 tháng 5 năm 1972, trực thăng UH-1B được trang bị vũ khí chống tăng tên lửa "TOW" , tiếng Anh nghĩa là: phóng bằng ống (Tube), theo dõi quang học (Optical), dẫn đường bằng dây (Wire) cất cánh bay qua Pleiku vào ngày 4 tháng 5. Các tên lửa mới đang được sử dụng lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam, theo phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ

Kontum 1972_4_24 (1) TOW.jpg

UH-1B mang tên lửa chống tăng BGM-71 TOW lần đầu tiên thừ nghiệm ở Việt Nam ngày 24-4-1972. Tháng 5-1972, những tên lừa này diệt 24 tăng thiết giáp của Bắc Việt Nam tại Camp Bến Hét và Kontum

Kontum 1972_5_13 (2) TOW.jpg

13-5-1972 – binh sĩ Lữ đoàn 3, Sư đoàn 1 Kỵ binh đứng cạnh xe Jeep gắn tên lửa chống tăng ở Pleiku. Tên lửa chống tăng được gọi là TOW và được dẫn đường đến mục tiêu bằng cơ chế chuyển tiếp dây. Ảnh: Koichiro Morita
Kontum 1972_5_27 (1) TOW.jpg

27-5-1972 – nhóm lính Mỹ với xe Jeep gắn tên lửa TOW chống tăng ở ngoại ô Kontum. Họ là một phần của lực lượng phòng thủ bảo vệ Kontum chống lại các cuộc tấn công do xe tăng của Bắc Việt dẫn đầu vào thành phố. Từ trái sang phải là Trung sĩ Arthur Webb, Binh nhì Ronald Paigen, Trung sĩ John W. Asbell
Kontum 1972_5_28 (1) TOW.jpg

28-5-1972 – binh sĩ Mỹ trên xe Jeep gắn tên lửa chống tăng TOW ở Kontum
Kontum 1972_7_2 (1) TOW.jpg

Lính Mỹ ngồi trên xe jeep gắn tên lửa chống tăng sau khi họ đến Kontum vào ngày 2 tháng 7 năm 1972 để giải vây cho một đơn vị khác trong thành phố đó. Các pháo đội làm việc theo từng cặp và được ghi nhận là đã hạ gục được một số xe tăng trong các trận giao tranh ở Kontum.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,208
Động cơ
350,737 Mã lực
Cũng hơi lạ là phía Mỹ, không chỉ cựu tướng lĩnh mà cả các học giả đều mặc nhiên coi chiến dịch ném bom B52 12-72 là thắng lợi của phía Mỹ. Họ cho rằng VN không chịu được nữa nên phải quay lại đàm phán, kết quả là hiệp định Paris cơ bản y nguyên như đã đồng ý sơ bộ trước đó vào 10-72. Chính Mỹ sau khi đồng ý sơ bộ xong lại đòi sửa lại điều khoản, VN không chịu, Mỹ ném bom HN xong rồi lại quay về điều khoản mà VN đã đồng ý sẵn từ trước. Nếu chiến dịch ném bom để VN quay lại đàm phán thì phải ra kết quả theo ý Mỹ thì mới gọi là Mỹ thắng, còn điều khoản giữ nguyên tức là VN thắng.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,900
Động cơ
219,597 Mã lực
Buổi đầu tiên gặp mặt trong bí mật. Kissinger khôn khéo nhắc đối phương về tình hình:
-----
Xin lỗi đến muộn và đề nghị giữ bí mật cuộc gặp, ông Kissinger khẳng định Mỹ muốn đàm phán thiện chí, nghiêm chỉnh, nhưng lưu ý tình hình nước Mỹ có lợi hơn cho Nixon, tình hình miền Nam khó khăn hơn cho Hà Nội. Hà Nội cũng không còn sự ủng hộ của nhiều nước như trước. Mỹ không cứng nhắc và muốn chấm dứt chiến tranh thực tế chứ không phải lý thuyết.

Kissinger nhấn mạnh sự tiến bộ trong đàm phán tùy thuộc vào việc không tăng cường bạo lực ở miền Nam. Sau khi chiến tranh chấm dứt, Mỹ sẽ giúp đỡ Việt Nam đổi mới, xây dựng lại đất nước và "sẽ không bao giờ là mối đe dọa cho nền độc lập của Việt Nam". Trước khi kết thúc, Kissinger xin lỗi vì nói dài, nhưng nhấn thêm "giáo sư Đại học Harvard bao giờ cũng nói trong 55 phút".

Chiều cùng ngày, ông Lê Đức Thọ nói Kissinger đánh giá không đúng thực tế chiến trường. "Đó là quyền của ông. Suốt 15 năm qua, khi đánh giá tương quan lực lượng hai bên, các ông rất sai về chúng tôi", ông Lê Đức Thọ nói và không quên nhắc Việt Nam hóa chiến tranh bắt đầu thất bại.

 

123 Uốn

Xe điện
Biển số
OF-710055
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
2,085
Động cơ
261,093 Mã lực
VTV1 đang có phim tài liệu "Hội nghị Paris Cuộc đàm phán lịch sử".
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,856
Động cơ
471,311 Mã lực
VTV1 đang chiếu film tài liệu về hđ paris 1973
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top