- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 54,969
- Động cơ
- 1,127,704 Mã lực
Trong cùng ngày, khi họp với Hội đồng an ninh quốc gia, Thiệu cũng trấn an họ không chấp nhận công thức liên hiệp và ông tin chắc Kissinger bị Hà Nội lừa.
Trong lúc Kissinger đang ở Phnôm-Pênh họp với Quốc trưởng Campuchia Lon Nol thì các viên chức Hoa Kỳ tới những nước Thái Lan, Đại Hàn, Lào thông báo việc Việt Nam Cộng hoà đã đồng ý ký kết hiệp định. Tại Sài Gòn, theo chỉ thị của Kissinger, các viên chức toà Đại sứ Mỹ cũng đi phao tin Thiệu sẽ ký!
Trong buổi gặp gỡ với Lon Nol tại Phnôm-Pênh, Kissinger nói năng như thể Thiệu hoàn toàn tán thành bản hiệp ước. Lon Nol liền mở Champagne để chúc mừng. “Thế là hoà bình sắp tới. Chúng ta uống mừng cho hoà bình và ca ngợi Tiến sĩ Kissinger đã thành công trong sứ mạng của ông”. (43)
Sau khi gặp Lon Nol, Kissinger bay ngay về Sài Gòn để kịp giờ họp với Thiệu lần nữa vào chiều chủ nhật, 22-10. Trước đó, Thiệu quyết định không thay đổi lập trường.
Trở về Sài Gòn, Kissinger cảm thấy “rộn rực về viễn ảnh thành công” vì được Lon Nol tán thành các kế hoạch của mình. Ông cùng Bunker đi thẳng vào Dinh Độc Lập gặp Thiệu. Tới nơi, Thiệu đón bằng một câu trách móc (tiếng Việt):
- Tôi không đồng ý về việc một số nhân viên của quý vị đi nói khắp Sài Gòn là tôi đã ký. Tôi chưa ký kết gì cả. Tôi không phản đối hoà bình nhưng tôi chưa nhận được câu trả lời thoả đáng nào về quý vị nên không ký.
Thiệu nhắc lại ba phản đối chính. Sự hiện diện tiếp tục của quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại miền Nam, tính cách liên hiệp của Hội đồng hoà hợp và hoà giải, việc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không tôn trọng vùng Phi quân sự như một biên giới giữa hai miền. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khăng khăng không có phân cách nào giữa Nam và Bắc, Việt Nam là một lãnh thổ. Cứ theo lập luận ấy thì quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không xâm chiếm miền Nam vì vậy không bắt buộc phải trở về Bắc hay rút khỏi miền Nam. Cho nên, đối với Thiệu, thừa nhận vùng Phi quân sự, coi nó như ranh giới Nam-Bắc là điều tối quan trọng cho lập luận đòi quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải triệt thoái khỏi miền Nam, trở về quê quán của họ.
Trong lúc Kissinger đang ở Phnôm-Pênh họp với Quốc trưởng Campuchia Lon Nol thì các viên chức Hoa Kỳ tới những nước Thái Lan, Đại Hàn, Lào thông báo việc Việt Nam Cộng hoà đã đồng ý ký kết hiệp định. Tại Sài Gòn, theo chỉ thị của Kissinger, các viên chức toà Đại sứ Mỹ cũng đi phao tin Thiệu sẽ ký!
Trong buổi gặp gỡ với Lon Nol tại Phnôm-Pênh, Kissinger nói năng như thể Thiệu hoàn toàn tán thành bản hiệp ước. Lon Nol liền mở Champagne để chúc mừng. “Thế là hoà bình sắp tới. Chúng ta uống mừng cho hoà bình và ca ngợi Tiến sĩ Kissinger đã thành công trong sứ mạng của ông”. (43)
Sau khi gặp Lon Nol, Kissinger bay ngay về Sài Gòn để kịp giờ họp với Thiệu lần nữa vào chiều chủ nhật, 22-10. Trước đó, Thiệu quyết định không thay đổi lập trường.
Trở về Sài Gòn, Kissinger cảm thấy “rộn rực về viễn ảnh thành công” vì được Lon Nol tán thành các kế hoạch của mình. Ông cùng Bunker đi thẳng vào Dinh Độc Lập gặp Thiệu. Tới nơi, Thiệu đón bằng một câu trách móc (tiếng Việt):
- Tôi không đồng ý về việc một số nhân viên của quý vị đi nói khắp Sài Gòn là tôi đã ký. Tôi chưa ký kết gì cả. Tôi không phản đối hoà bình nhưng tôi chưa nhận được câu trả lời thoả đáng nào về quý vị nên không ký.
Thiệu nhắc lại ba phản đối chính. Sự hiện diện tiếp tục của quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại miền Nam, tính cách liên hiệp của Hội đồng hoà hợp và hoà giải, việc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không tôn trọng vùng Phi quân sự như một biên giới giữa hai miền. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khăng khăng không có phân cách nào giữa Nam và Bắc, Việt Nam là một lãnh thổ. Cứ theo lập luận ấy thì quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không xâm chiếm miền Nam vì vậy không bắt buộc phải trở về Bắc hay rút khỏi miền Nam. Cho nên, đối với Thiệu, thừa nhận vùng Phi quân sự, coi nó như ranh giới Nam-Bắc là điều tối quan trọng cho lập luận đòi quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải triệt thoái khỏi miền Nam, trở về quê quán của họ.