[Funland] 50 năm trước đây, ngày 27 tháng 1 năm 1973, ký Hiệp định hoà bình Paris về Việt Nam

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Hội nghị Paris 1969_3_5 (1).jpg

Bà Nguyễn Thị Bình ôm bó hoa tại sân bay Heathrow, London, Anh, ngày 5 tháng 3 năm 1969, trên đường đến Paris để tham gia các cuộc đàm phán hòa bình của Việt Nam
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Hội nghi Paris 1969_4_10 (1).jpg

10-4-1969 – Xuân Thuỷ, Trưởng phái đoàn VNDCCH phát biểu với giới truyền thông trước Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Paris
Hội nghị Paris 1969_5_25 (1).jpg

25-5-1969 – trái sang phải: Mai Văn Bộ (đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ; và Trần Bửu Kiếm (Trưởng đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng Nam Việt Nam) tham dự đại hội Người Việt Nam tại Pháp ("Union des Vietnamiens de France") tại Arcueil. Hội Người Việt Nam tại Pháp, gồm nhiều hội đoàn, tập hợp những người Việt Nam sinh sống tại Pháp, đã bị giải thể vào năm 1975 sau khi đất nước Việt Nam thống nhất
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Nhiều cụ đọc ko kỹ, vẫn tưởng MT 1968 chỉ có 1 đợt mấy ngày nghỉ Tết (như trên film) mà không biết nó gồm 3 đợt, trải dài hết cả 9 tháng đầu năm 1968.

9 tháng trời đánh miệt mài là cả 1 sự tính toán kỹ càng thiệt hơn ở tầm chiến lược, chứ ko chỉ là 1 quyết định nóng vội.

Không đánh Mậu Thân thì liệu có Hòa đàm Ba lê không ah các cụ ?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Hội nghi Paris 1969_6_11 (1).jpg

11-6-1969 – Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ trả lời phỏng vấn của phóng viên Miguel Acoca (phải) tại biệt thự của Đoản VNDCCH ngoại ô Paris
Hội nghị Paris 1969_9 (1).jpg

9-1969 – Xuân Thuỷ, Trưởng phái đoàn VNDCCH phát biểu với giới truyền thông trước Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Paris
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Hội nghị Paris 1970 (1).jpg
Hội nghi Paris 1970_1_19 (1).jpg

Hà Văn Lâu, Phó trưởng đoàn VNDCCH trả lời phỏng vấn
Hội nghi Paris 1970_2_19 (1).jpg

Nguyễn Minh Vỹ, phái đoàn VNDCCH trả lời phỏng vấn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Hội nghị Paris 1970_8_4 (1).jpg

4-8-1970 – Trưởng phái đoàn thương lượng Mỹ David K. E. Bruce (trái) gặp Trưởng phái đoàn thương lượng VNCH Phạm Đăng Lâm trước khi tham gia hoà đàm.
Hội nghị Paris 1970_8_4 (2).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Hội nghị Paris 1970_8_6 (1).jpg

6-8-1970 – Trưởng phái đoàn thương lượng VNCH Phạm Đăng Lâm
Hội nghi Paris 1970_8_28 (1).jpg

28-9-1970 – Cố vấn An ninh quốc gia Henry Kissinger tại Cuộc họp về Chiến tranh Việt Nam ở Paris. Ảnh: Christian Deville
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Hội nghị Paris 1970_10_28 (1).jpg
Hội nghị Paris 1970_11 (1).jpg
Hội nghị Paris 1970_12_1 (1).jpg

1-12-1970 – David K. E. Bruce,Trưởng phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ tại Hoà đàm Paris
Hội nghị Paris 1971_2_24 (1).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Hội nghị Paris 1971_7_7 (1).jpg
Hội nghị Paris 1971_7_7 (2).jpg
Hội nghị Paris 1971_9_9 (1).jpg

9-9-1971 – ông Đinh Bá Thi, đại diện phái đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Nam Việt Nam
Sau 1975, ông Đinh Bá Thi là Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc. Ông bị Hoa Kỳ nghi ngờ dính líu đến vụ "gián điệp" Trương Đình Hùng (con trai dân biểu Sài Gòn thân CS Trương Dình Dzu), ông trở về Việt Nam và mất trong một vụ "tai nạn giao thông" khá bí hiểm năm 1978
Hội nghị Paris 1972 (1).jpg

Bà Nguyễn Thị Bình trong vùng giải phóng
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Như đã nói trên, cuộc hoà đàm bắt đầu từ 25/1/1969 và phải mất tới 4 năm sau thì mới có Hiệp định hoà bình Paris. Tại sao lại kéo dài tới 4 năm
Ngay từ đầu, quan điểm của phía ta (VNDCCH và MTGP) là
1. Mỹ xâm lược Việt Nam, thì Mỹ phải rút quân ra khỏi Việt Nam vô điều kiện. Quân đội Nhân dân Việt Nam là người Việt Nam, có quyền đi lại và hoạt động trên lãnh thổ của mình, không phải "quân đội nước ngoài"
2. Mỹ dựng lên chế độ Nguyễn Văn Thiệu, thì Mỹ phải gạt bỏ chế độ này
Quả là khó nhằn với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đòi
1. Cả hai cùng rút quân, Hoa Kỳ và Quân đội Nhân dân Việt Nam rút khỏi Nam Việt Nam
2. Không gạt bỏ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu
Cả hai bên không có tiếng nói chung.
Các cuộc đàm phán trở nên tẻ nhạt, và trở thành của nói chuyện của "những kẻ điếc". Ai nói, cứ nói, bên kía cũng chẳng thèm nghe
Đây cũng là phản ánh tuương quan lực lượng và thực tế của các bên ở chiến trường
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Trong khoảng thời gian hơn 3 năm kể từ ngày nhóm họp phiên đầu tiên hôm 25/1/1969 cho tới ngày 30 tháng 3 năm 1972 (ngày quân đội ta tấn công Quảng Trị, Kontum và An Lộc) thì cụ diện như sau
Phía ta: sau Tết Mậu Thân 1968, cơ sở của ta bị địch trả đũa, lực lượng yếu hẳn đi. Chiến dịch "Phụng Hoàng" lôi kéo các bộ chiến sĩ Quân Giải phóng chạy sang đầu hàng Chính phủ Nam Việt Nam, đồng thời Mỹ-Thiệu mở rộng chiến dịch lấy lòng dân chúng. Quân Giải phóng không còn đủ sức để tấn công lực lượng Đồng minh nữa, thậm chí còn bị chúng bao vây, o ép.
Từ 18/7/1969, Nixon thực hiện rút dần quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Nam Việt Nam. Nhiệm vụ của quân đội Mỹ xưa kia nay trao lại cho quân đội Nam Việt Nam. Tất nhiên là Mỹ bàn giao lại vũ khí cho quân đội Sài Gòn.
Nixon rút quân từ từ để quân đội Sài Gòn dần dần đương đầu được với Quân Giải phóng, tuy không bằng khi lực lượng Mỹ trước đó chưa rút đi.
Thế trận ở chiến trường Nam Việt Nam vẫn là giằng co. Quân Giải phóng chưa đủ sức hạ gục chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Vì thế đàm phán dẫm chân tại chỗ, tức là cuộc nói chuyện của "những kẻ điếc"
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Lời hứa với cử tri Mỹ "tìm kiến nền hoà bình trong danh dự" vẫn còn đó. Nixon cũng muốn có ký Hiệp định hoà bình trước ngày bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra hôm 7/11/1972
Quốc hội Hoa Kỳ và Nixon bất đồng quan điểm chiến tranh Việt Nam. Theo dự kiến, tháng 1 năm 1973, Quốc hội sẽ nhóm họp và yêu cầu Nixon phải rút quân đội Hoa Kỳ về nước bất chấp có Hiệp định hoà bình hay không? Điều này làm cho lơị thế mặc cả của Nixon giảm đi, và Hà Nội đã biết chắc điều này
Về phía ta (VNDCCH và MTGP) cũng thấy rằng cuộc tấn công xuân hè cũng chỉ đạt được một thắng lợi khiêm tốn. Hà Nội biết chắc rằng Nixon sẽ tiếp tục trúng cử nhiệm kỳ tới. Nếu không có được Hiệp định hoà bình trước khi bầu cử thì sau này sẽ rất khó, sau khi Nixon trúng cử
Henry Kissinger và ông Lê Đức Thọ đã đàm phán trong tháng 9/1972 và cả hai có những nhân nhượng lẫn nhau
Ngày 30/9/1972, báo cáo về Hà Nội, ông Lê Đức Thọ và Xuân Thuỷ nhận định: để sau tuyển cử ta khó mà buộc Mỹ nhân nhượng hơn những điểm mà ta có thể đạt được trước ngày bầu cử và còn có khả năng Mỹ và chính quyền Sài Gòn lật lọng những điều Mỹ thoả thuận với ta trước tuyển cử.
Mục tiêu đã rõ ràng, VNDCCH phải ép Nixon ký Hiệp định hoà bình Paris trước cuộc bàu cử Tổng thống ở Hoa Kỳ
Ngày 8 tháng 10 năm 1972, ông Lê Đức Thọ đã trao cho Henry Kissinger bản dự thảo Hiệp định chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam
Henry Kissinger nói: "Các ông đã trao cho chúng tôi một văn kiện hết sức quan trọng và cơ bản"
Trở về Washington DC, Henry Kissinger gặp Nixon để báo cáo kết quả đàm phán. Nixon miêu tả: ông ta cười nụ cười toe toét nhất mà tôi chưa hề nhìn thấy từ trước tới nay.
Henry Kissinger: "Thưa Tổng thống, chúng ta thành công cả ba trên ba mục tiêu rồi"
Đến thời điểm này cả hai bên có những bước nhân nhượng rất quan trọng. Mỹ từ bỏ yêu sách đòi quân đội miền Bắc rút quân, đổi lại VNDCCH không đòi hỏi đánh đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuongtien1977

Xe điện
Biển số
OF-623327
Ngày cấp bằng
13/3/19
Số km
2,711
Động cơ
152,793 Mã lực
Tuổi
47
View attachment 7614715
Bà Nguyễn Thị Bình ôm bó hoa tại sân bay Heathrow, London, Anh, ngày 5 tháng 3 năm 1969, trên đường đến Paris để tham gia các cuộc đàm phán hòa bình của Việt Nam
Bác Nguyễn Thị Bình ngày trẻ nhìn xinh sắc sảo và trí tuệ nhỉ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Bản dự thảo Hiệp định hoà bình đã được tham vấn với T.ổng bí thư ĐCSLX Brezhnev và Thủ tướng Chu Ân Lai. Cat Liên Xô và Trung Quốc đều hoan nghênh và ủng hộ.
Bản dự thảo Hiệp định này đẩy Nguyễn Văn Thiệu vào tình thế tiến thoái lưỡng nan
1. Nếu Nguyễn Văn Thiệu từ chối ký, thì dư luận thế giới sẽ chỉ trích Thiệu là kẻ đã từ chối một Hiệp định công bằng cho tất cả các bên
2. Nếu Thiệu đồng ý thì chẳng khác nào công nhận ở niền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hsi quân đội, hai vùng kiểm soát song song, cùng tồn tại buộc Thiệu phải chia sẻ quyền lựcchính trị với những người CS
Henry Kissinger nói với Nixon:
- Nhưng tôi thấy Thiệu đúng đấy. Điều khoản của ta đẩy Thiệu vào đường cùng.
Nixon:
- Nếu họ sụp nhanh như vây, có khi cứ để cho họ sụp. Phải nhớ rằng ta không thể cứ để cho họ bú mớm mãi được. Họ lớn rồi
Việt Nam và Hoa Kỳ thoả thuận, ngày 23/10/1972 Henry Kissinger sẽ đến Hà Nội, và bản Dự thảo Hiệp định hoà bình sẽ được ký tại Hà Nội hôm sau, tức 24/10/1972
Yên chí sẽ ép được Thiệu nghe theo mình, Henry Kissinger tới Sài Gòn "thông báo" cho Thiệu, sau đó bay ra Hà Nội theo kế hoạch
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Đến đây, em kể chi tiết chuyến đi của Henry Kissinger và Nguyễn Văn Thiệu lật kèo như thế nào. Đây là câu chuyện hết sức thú vị để các cụ/mợ thấy bộ mặt thật các nhà chính trị Nixon, Henry Kissinger và Nguyễn Văn Thiệu
Em trích trong cuốn hồi ký "Hồ sơ mật Dinh Độc lập" của Nguyễn Tiến Hưng, Cố vấn của Nguyễn Văn Thiệu
Vào lúc năm giờ chiều ngày 17-10-1972, Thiệu ra lệnh cho Bộ Tổng Tham mưu gấp rút chuyển về Sài Gòn một tập tài liệu vừa bắt được của Việt Cộng dưới hầm một chính ủy thuộc tỉnh Quảng Tín. Được chở khẩn cấp bằng máy bay nhẹ rồi máy bay trực thăng qua Đà Nẵng và về tới bàn giấy Thiệu lúc nửa đêm. Ông vội vã đọc, hết sức sửng sốt vì nhận thấy ngay, cán bộ CS trong một tỉnh lỵ cô lập ở miền Trung, còn biết được nhiều chi tiết về Hoà đàm Paris hơn chính mình.
Tập tài liệu mang tên “Chỉ dẫn tổng quát về ngưng chiến” có nội dung lấy từ bản sơ thảo hiệp định lúc ấy đang được Kissinger và Lê Đức Thọ thương lượng tại Pháp, nó tiết lộ những nhượng bộ cơ bản của Kissinger.
Tận khi ấy, Thiệu chưa hề biết gì đến bản dự thảo cuối cùng của hiệp định và chẳng được Kissinger thông báo gì về chi tiết cả. Vậy mà tại một tỉnh lỵ hẻo lánh xa xôi phía nam Đà Nẵng, cán bộ, chiến sĩ CS đã đang bắt đầu học tập các tài liệu đó rồi, và dựa vào đó để chuẩn bị hành quân. Nổi bật nhất phải kể đến chi tiết liên quan đến chiến lược và chiến thuật của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhằm duy trì lực lượng tại miền Nam sau khi có tuyên bố đình chiến.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Tài liệu còn nói rõ, Mỹ đồng ý quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở lại miền Nam sau ngưng bắn. Quân đội Mỹ sẽ rút lui hoàn toàn. Kissinger đồng ý để cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào Nam qua đường vùng Phi quân sự, như vậy, sau này tự do tiếp tế cho quân lính họ. Tài liệu học tập còn có khoản thành lập một Hội đồng hoà hợp và hoà giải dân tộc mà tác dụng chính để triệt hạ chính phủ Sài Gòn. Thiệu cho đây là một chính phủ liên hiệp trá hình. Ông kể lại lúc đọc xong tập tài liệu ông thấy: “Lần đầu tiên tôi biết được mình bị qua mặt. Người Mỹ nói với tôi là vẫn còn đang thương thuyết, chưa có gì dứt khoát cả thế mà bên kia đã có đầy đủ tin tức rồi”.
Chẳng những tài liệu tịch thu chứa đựng nội dung sau này trở thành nguyên văn của Hiệp định Paris còn yêu cầu phải thi hành kế hoạch ba giai đoạn nhằm nắm thế chủ động.
Giai đoạn I: Giai đoạn trước đình chiến. Kêu gọi cán bộ học tập, ghi nhớ những điều khoản, phương pháp giải thích chúng sao cho có lợi. Cán bộ được chỉ thị chuẩn bị trình bày những điều khoản của hiệp định tới nhân dân hoặc tranh luận với đối phương. Những lá cờ Việt Cộng trong ngày đình chiến được treo trước cửa mỗi nhà, ấp xóm, trên mỗi ngọn đồi. Như vậy, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chứng minh được với các cơ quan kiểm soát quốc tế chỗ nào họ cũng có mặt. Đồng thời, các đơn vị lớn của CS phải tấn công để ghìm chân lực lượng Ngụy quyền. Các lực lượng vùng và địa phương CS phải phân tán thâm nhập mọi ấp, vùng đông dân cư, chặn mọi trục giao thông và nằm tại chỗ cho tới khi nào có đại diện quốc tế đến.
Giai đoạn II: Cách thực thi trong ngày đình chiến. Ba ngày trước khi đình chiến, mỗi đơn vị CS phải hành quân giành dân lấn đất. Phải giữ an toàn vùng chiếm đóng và treo cờ Mặt trận Giải phóng ở đó. Phải chuẩn bị các cuộc biểu tình đòi chính phủ Sài Gòn thi hành ngưng bắn và cho quân lính trở về gia đình họ. Biểu tình yêu cầu thực hiện các quyền tự do di chuyển, hội họp, bãi bỏ quân dịch và giới nghiêm. Các đơn vị tuyên truyền vũ trang phải đẩy mạnh những hành động chiêu hàng bằng cách giải thích hiệp định, kêu gọi binh sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hoà ngưng chiến đấu, nghỉ phép hoặc về thăm nhà và đào ngũ.
Giai đoạn III: Giai đoạn sau đình chiến hay củng cố. Phải giữ chặt và củng cố mọi thắng lợi đã đạt được. Tùy kết quả của hai giai đoạn đầu mà có thêm hành động mới nhưng mục tiêu chủ yếu tiến tới việc triệt hạ chính phủ Thiệu, đồng thời, tiếp tục tuyên truyền nâng cao uy tín CS, đòi tôn trọng và thực thi hiệp định Paris
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Thiệu giật mình khi đọc những tin trên. Điều ông lo sợ nhất là một vụ đổi chác bí mật đã trở thành sự thực. Mới hai tuần trước, ngày 4-10, ông trao một giác thư cho tướng Haig ở Sài Gòn đem về gửi Kissinger nhắc nhở ông về những nguyên tắc điều đình căn bản hai bên đã thoả thuận: “Nếu chính phủ Hoa Kỳ lại đi tới được quan niệm mới nào về hoà giải, xin vui lòng thông báo cho chính phủ Việt Nam Cộng hoà biết”. Rồi lá thư đề ngày 6-10 của Nixon sau đó cũng quả quyết với ông, sẽ không lấy một quyết định nào trong lúc thương lượng “mà không có sự tham khảo hoàn toàn, đầy đủ, và kịp thời giữa chúng ta”.
Trong một tháng, Thiệu tự nhiên thấy mọi việc ăn khớp với nhau. Phạm Đăng Lâm, Đại sứ trưởng phái đoàn Việt Nam Cộng hoà tại Paris mới đây có báo động với ông, Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau nhiều phiên họp mật dường như có đi tới một thoả thuận. Sau đó, Nixon viết thư ngày 6-10-1972 có vẻ chặn phủ đầu. Tại sao lại chọn đúng lúc này đe doạ ông “để tránh xảy ra một bầu không khí có thể đưa tới những biến cố tương tự như những biến cố mà chúng tôi ghê tởm hồi 1963 và bản thân tôi chống đối kịch liệt hồi 1968?”. Hơn nữa, lá thư chiếu lệ đề ngày 14-10 do Bunker viết cho ông dài hơn một trang nói về nội dung các cuộc họp giữa Kissinger và Thọ trong 4 ngày, từ 8 đến 11-10 không hề nhắc đến sự thoả thuận nào hết.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Bây giờ, Thiệu mới nhìn ra ý đồ của Kissinger. Nghĩa là, tái diễn vở tuồng 1968, gấp rút điều đình trước ngày bầu cử của Hoa Kỳ. Kissinger lại sắp qua Sài Gòn, mang theo một thoả ước giữa Hoa Kỳ với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Và mấy hôm trước lúc ông đi, Nixon đã viết thư cho Thiệu doạ đảo chính - chắc để dọn đường cho ông. Trái với lời hứa của Nixon, không hề có sự tham khảo ý nghĩa nào với Việt Nam Cộng hoà về những điểm then chốt tối hậu của thoả ước đó.
Việt Nam Cộng hoà không được xem bản văn hoặc yêu cầu bình luận chi tiết bất cứ phần nào trong dự thảo chót của hiệp định. Vừa phẫn nộ vừa buồn bực, Thiệu mời một số nhân vật chính trong chính phủ tới họp để bàn về sự phản bội của Mỹ và tìm cách phản ứng với chuyến thăm viếng sắp tới của Kissinger. Trong số những người được mời có Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Hoàng Đức Nhã.
Trước khi qua Sài Gòn, Kissinger được Nixon dặn dò phải coi những cuộc họp với Thiệu như một “canh xì phé” trong đó, Kissinger cần dấu kỹ “con tẩy” đến phút chót. Như lời Kissinger sau này giải thích: “Chẳng hạn, tôi không nên đưa ngay cho Thiệu coi cái phần chính trị của hiệp định. Tôi phải “giả bộ” nói làm sao để Thiệu nghĩ Hà Nội yêu sách rất nhiều, nhiều hơn là sự thật họ đòi”.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top