- Biển số
- OF-346820
- Ngày cấp bằng
- 15/12/14
- Số km
- 843
- Động cơ
- 283,225 Mã lực
Dòng RD-17x đúng là có lực đẩy tuyệt đối mạnh nhất, nhưng cũng hơi "ăn gian" một chút.Em chỉ biết đến nay nga hiện đang là nước sở hữu động cơ tên lửa có sức nâng mạnh nhất thuộc dòng RD17x, RD18x.
Như hình trên của động cơ RD-171, Có thể thấy, RD-17x giống như là 4 động cơ dùng chung 1 bơm nhiên liệu.
Dòng RD-18x cũng vậy, giống như 2 động cơ dùng chung 1 bơm nhiên liệu.
Trong khi đó, động cơ có lực đẩy mạnh nhất của Mỹ F1 lắp trên tàu Saturn V chỉ có 1 buồng đốt, 1 miệng xả duy nhất, và cho lực đẩy chỉ kém dòng RD-17x một chút và gấp rưỡi RD-18x:
Trước đây ISS dùng pin NiH2, sau đó chuyển sang pin Li-ion.Ác quy niken-cadimi đấy chứ không phải chì đầu
Con số 1200W là tôi nghe từ 1 video của phòng huấn luyện giả lập sử dụng cánh tay Canadarm 2, nhưng chắc là công suất của 1 động cơ nào đó ở khớp khuỷu tay hoặc cổ tay chứ không phải cả hệ thống. Riêng cái động cơ ở khớp vai chắc đã phải lớn hơn con số đó rồi.Cụ nói đúng, trên quỹ đạo thấp thì "khối lượng" (mass) ở mặt đất là 116.000 kg thì trên đó nhẹ bớt đi nhiều, không trọng lượng mà
Công suất 1.200 W thì yếu thật
Cánh tay Canada dài 15,2 mét và đường kính 38 cm với sáu khớp xoay.
Bản thân nó nặng 450 kg khi là một phần của toàn bộ hệ thống.
Cánh tay Canada có sáu khớp tương ứng gần giống với các khớp của cánh tay con người, với khớp xoay vai và khớp xoay, khớp xoay khuỷu tay và khớp xoay cổ tay, khớp ngáp và khớp lăn.
Bộ tác động cuối là bộ phận ở cuối cổ tay giữ vật cố định của trọng tải . Hai đoạn cần nhẹ được gọi là cánh tay trên và cánh tay dưới. Cần trên kết nối khớp vai và khuỷu tay, cần dưới kết nối khớp khuỷu tay và cổ tay.
Trên không gian nó nhấc được vật có khối lượng hàng chục tấn, nhưng ở dưới mặt đất thì nó không năng nổi cánh tay của mình vì công suất yếu
Trên ISS có hai cánh tay Canadarm để di chuyển vật thể giữa các module