Trạm MIR được xây dựng sau khi Trạm Salyut (Chào Mừng) phải khai tử sau 15 năm hoạt động
MIR phóng lên năm 1986, 3 năm trước khi Salyut khai tử
Trong quá trình hoạt động, người Nga đã xây dựng những module mới bổ xung cho MIR. Có những module dự kiến cho MIR đang nằm trong nhà máy sau đó đã trở thành cốt lõi cho ISS
Về SALYUT
Cuối thập niên 1960, trong lĩnh vực không gian, người Nga không đeo đuổi việc lên mặt Trăng, mà họ dồn tiền xây dựng trạm không gian quỹ đạo thấp để nghiên cứu. Người Nga đã đi đầu thế giới trong việc này bằng việc xây dựng Trạm Salyut trên không gian, Trạm này bắt đầu hoạt động vào năm 1971 và kéo dài được 15 năm thì huỷ bỏ
Hình ảnh Trạm Salyut với hai tàu Soyuz kết nối ở hai phía.
Thuở sơ khai, người Nga xây dựng Salyut chỉ có một module thôi vừa là chỗ làm việc vừa là chỗ nghỉ ngơi. Salyut cũng chỉ có 2 cửa kết nối. Luôn luôn một tàu Soyuz cắm vào để duy trì độ cao cho con tàu khỏi bị hút xuống đất tốc độ 1 mét/ngày. Cửa thứ hai sử dụng ddể tàu Tiến Bộ chỏ hàng đến, hoặc tàu Soyuz chở phi hành gia đến, để thay thế tàu Soyuz trước đó trở về trái đất.
Vào thời đó thế là cũng khá đỉnh rồi
Sau khi lên được Mặt trăng, thì người Mỹ cũng chạy đua với Liên Xô và hai năm sau khi Salyut hình thành, thì năm 1973 người Mỹ mới phóng lên Trạm Skylab. Trạm này hoạt động được 5 năm thì bỏ
Skylab về tiện nghi sinh hoạt có vẻ hơn Salyut, nhưng chức năng nghiên cứu nghèo nàn, đặc biệt là tàu không gian kết nối với Skylab có vẻ không nhuyến, cho nên trong suôt 5 năm tồn tại, Skylab chỉ đưa được 3 nhóm phi hành gia lên, và nhiều lúc Skylab không có người trên đó
Trong khi Salyut liên tục có người làm việc trên đó và thậm chí đón cả khách viếng thăm như trường hợp đón phi hành gia Phạm Tuân và Việt Nam lên đó một tuần vào tháng 8 năm 1980
Do chiến tranh lạnh, Mỹ và Liên Xô không có những hoạt động giao lưu với nhau trong thời gian này.về mặt không gian
Khi Liên Xô có y tưởng xây dựng MIR thì Mỹ mới bắtt tay hợp tác với Liên Xô . Thập niên 1970 cả hai nước tập lắp ghép để tàu Mỹ có thể kết nối với MIR
Nói gì thì nói trong Trạm nghiên cứu không gian, người Nga vẫn đi tiên phong và có nhiều kinh nghiệm. Không phải bỗng nhiên Mỹ chấp nhận Zaria là module cốt lõi của ISS