Cụ Ngao dừng bài rồi à?
Để trạm ISS được hình thành, 2 nước Xô Mỹ (và một phần nhỏ hơn là các nước khác) đã có một chặng đường lịch sử giao lưu phối hợp trong không gian.
Đầu tiên là dự án thử nghiệm Apollo - Soyuz, trong đó module CSM của Mỹ kết nối với tàu Soyzu 7K-TM của Liên Xô trong không gian ngày 17/7/1975. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 2 tàu không gian của 2 nước kết nối với nhau. Sau thành công này, hai bên tính đến chuyện kết nối tàu con thoi và các trạm không gian Salyut nhưng ý tưởng này không thành hiện thực.
Video 2 tàu Apollo Soyuz kết nối với nhau:
Cuối thập kỷ 80, Liên Xô bắt đầu xây dựng trạm không gian Mir rất hoành tráng với nhiều module ghép nối với nhau (lần đầu lịch sử), cho phép các nhà du hành vũ trụ có thể làm việc dài ngày trên quỹ đạo với các kíp làm việc kéo dài khoảng 6 tháng. Nước Mỹ thời điểm đó đi sau khá nhiều về khía cạnh này, nên nảy sinh ý tưởng hợp tác với Liên Xô làm trạm không gian quốc tế. (Ý tưởng này lúc đầu khiến châu Âu và Nhật không hài lòng vì 2 bên này, vốn là đối tác không gian truyền thống của Mỹ, cảm thấy bị "ra rìa" trước một đối tác mạnh như Liên Xô/Nga.)
Năm 1992, tổng thống Mỹ Bush (cha) và tổng thống Nga Yeltsin ký thỏa thuận hợp tác vũ trụ giữa hai nước, làm cơ sở cho chương trình Tàu con thoi - Mir. Trong chương trình này, tàu con thoi Mỹ sẽ kết nối với trạm không gian Mir.
Bước đầu tiên của chương trình, chuyến bay STS-60 của tàu con thoi Discovery phóng ngày 3/2/1994 lần đầu tiên chở một phi hành gia Nga - Sergei Krikalev.
Phi hành đoàn STS-60, Krikalev đứng hàng trên cùng bên phải, vai áo có cờ Nga.
Bước tiếp theo, trong chuyến bay STS-63 với phi hành đoàn 5 người Mỹ 1 người Nga phóng ngày 3/2/1995, tàu con thoi Discovery đã tiếp cận trạm Mir với khoảng cách gần nhất khoảng 12m (nhưng không kết nối). Đây là chuyến bay tập dượt cho chuyến kết nối tiếp theo.
Tàu Discovery tiếp cận gần trạm Mir tới mức nhìn rõ mặt phi hành gia Nga Polyakov trên trạm Mir.
Chỉ 1 tháng sau chuyến tiếp cận của tàu Discovery, một phi hành gia Mỹ - Norman Thagard - đã lần đầu tiên bay lên trạm Mir bằng tàu Soyuz của Nga trên chuyến bay Soyuz TM-18.
Norman Thagard (áo vét nâu) cùng các đồng nghiệp Nga của chuyến bay Soyuz TM-18.
Để chuẩn bị cho sự kết nối tàu con thoi và trạm Mir, module Spektr được phóng lên ghép vào trạm Mir. Module này do Mỹ trả tiền cho Nga hoán cải từ một module có mục đích quân sự nhưng không được dùng đến, có trang bị thêm một số thiết bị của Mỹ. Module Spektr có một số thiết bị nghiên cứu mặt đất và khí quyển, đồng thời cung cấp không gian sinh hoạt và làm việc cho các phi hành gia Mỹ trong thời gian lưu trú trên trạm Mir.
Module Spektr bị hư hỏng các tấm pin mặt trời sau khi va chạm với tàu Progress của Nga.
Sau khi chuẩn bị xong xuôi, tàu Atlantis được phóng lên ngày 27/6/1995 trong chuyến bay STS-71, tiếp cận và kết nối với trạm Mir, đánh dấu mốc lịch sử cho sự hợp tác Nga - Mỹ trong vũ trụ.
Video Atlantis - Mir kết nối nhau.