[Funland] 25 năm trước, ngày 4/12/1998 bắt đầu xây dựng Trạm không gian quốc tế ISS

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,905
Động cơ
243,339 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Em đọc thông tin thôi cụ ạ. Thấy trong tầu và tên lửa phải bố trí một khoảng không gian rất nhiều cho nguyên liệu đốt. Mà nó đốt nhanh lắm cụ ạ. Thử tưởng tượng giờ muốn lên thăm sao Hỏa, chỗ gần nhất muốn khám phá phải chuẩn bị lượng nhiên liệu đủ lớn để nó đẩy phi thuyền ra khỏi quỹ đạo quả đất, từ quả đất tới sao Hỏa, qua khí quyển sao hỏa xuống bề mặt sao hỏa, rồi từ bề mặt sao hỏa xuyên qua khí quyển của sao hỏa, rồi bay trở lại trái đất, rồi lại xuyên qua khí quyển trái đất để trở về. Kể cả chia nhỏ thành nhiều chuyến đi tiền trạm, chỉ trở nguyên liệu không để nạp lại cho chặng trở về thì rõ là cũng rất là thô sơ, hiệu suất thấp và quá tốn kém với cách đi hiện tại.
Như vậy suy ra các nền văn minh khác trong vũ trụ, nếu họ đến thăm trái đất, chắc chắn họ có công nghệ khác. Công nghệ đó có thể là loại kỹ thuật đưa toàn bộ cấu trúc phi thuyền, thiết bị và người ngoài hành tinh bên trong dao động ở tần số khác mà khiến nó như có khả năng thắng trọng lực hấp dẫn trong không gian thì mới đủ nhẹ và đi nhanh được. Chắc chắn không đi bằng cách đốt nhiên liệu thủ công như ông người ở trái đất hiện tại. :D
Họ không đẩy phi thuyền đến đích. Mà mang đích đến trước mặt phi thuyền ạ.
(Xin lỗi em xem phim quá nhiều rồi ạ)
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
749
Động cơ
282,546 Mã lực
"Stephen Robinson (chuyến bay STS-114 tàu Discovery tháng 8-2005) điều khiển cánh tay robot Canadarm2, dài 17 mét, sức nâng 116 tấn"

Cụ nào giải thích giúp em, với môi trường không trọng lực thì cần gì đến sức nặng 116 tấn nhỉ? Hay là tính toán lực tác động đến tay đòn!
Không phải là sức nâng 116 tấn đâu, mà là cánh tay này có khả năng "xử lý" các vật thể có khối lượng tới 116 tấn. Đúng như cụ nói, khi 2 vật thể bay song song với nhau trên quỹ đạo, cánh tay này không cần một lực quá lớn để kéo/đẩy các vật thể nặng. Lực kéo/đẩy của cánh tay này phụ thuộc nhiều yếu tố như khoảng cách, tư thế, chuyển động tương đối của vật, nhưng lực tối đa chắc không quá vài ngàn Newton. Cả cánh tay có công suất 1200W thôi, ngang bằng máy sấy tóc.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,069
Động cơ
1,121,055 Mã lực
Đọc thông tin của cụ thấy mấy tấm pin mặt trời hoành tráng thế mà chỉ tạo ra tầm hơn 3 Kw/h và lưu trữ bằng accu dạng acid chì. chứ chưa lên được lithium FeSO4 như ngày nay, không biết cái đóng accu kia mà đoản mạch và cháy thì chắc tất cả tiêu luôn.
Công suất 3 kW là của module Zarya, thuở ban đầu hôm 7/12/1998, khi Unity ghép với Zarya
Hai năm sau, năm 2000 đưa module Zvezda tới, thì công suất lên tới 100 kW
Đó là cuối năm 2000
Từ đó đến nay, pin mặt trời già dần và cũng được thay thế, nhưng công suất cũng chỉ tới 120 kW
 
Chỉnh sửa cuối:

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,598 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Công suất 3 kW là của module Zarya, thở ban đầu
Hai năm sau, năm 2000 đưa module Zvezda tới, thì công suất lên tới 100 kW
Đó là cuối năm 2000
Từ đó đến nay, pin mặt trời già dần và cũng được thay thế, nhưng công suất cũng chỉ tới 120 kW
Vâng, cám ơn thông tin của cụ
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,409
Động cơ
295,280 Mã lực
Cụ Ngao5 cho em hỏi với. Cái trạm này có thể hiểu là cái nhà ga, nhà kho kiêm phòng thí nghiệm phải không ạ.. ?
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,757
Động cơ
319,508 Mã lực
Liên Xô là số 1, Nga giờ có cái vẹo gì mà tự hào?
Đồng ý, Toàn mấy bác hoài niệm. Phải nói với những người hoài niệm là như thế này, Liên Xô từng là số 1, còn Nga giờ chả có cái gì để tự hào ngoài những thứ của thời Liên Xô.
Em chỉ biết đến nay nga hiện đang là nước sở hữu động cơ tên lửa có sức nâng mạnh nhất thuộc dòng RD17x, RD18x.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,757
Động cơ
319,508 Mã lực
Hiện nay, SpaceX của cụ Elon Musk đã cải tiến khá nhiều với các tên lửa đẩy có thể thu hồi, tiết kiệm chi phí cho các lần phóng tên lửa chở thiết bị, hàng hóa và con người ra ngoài không gian. Tuy nhiên cách thức này tốn kém quá nhiều nguyên liệu để đốt cháy sinh ra lực đẩy hàng hóa con người và chính các tên lửa, phi thuyền và chính nguyên liệu. Cái trạm vũ trụ ISS nhỏ bé nhưng tốn kém biết bao chi phí để đưa nó lên quỹ đạo và duy trì vận hành. Dù có cải thiện nâng cao hết mức hiệu suất và kỹ thuật điểu khiển chính xác thì cách thức này quá hạn chế so với tốc độ, lực hút và khoảng cách vật lý trong không gian và việc khám phá không gian tiếp tục còn nhiều trở ngại và rủi ro. Chắc chắn phải cần một công nghệ khác, đột phá mới giúp con người bước xa hơn ra phía ngoài không gian các cụ nhỉ?
Em cũng nghĩ như cụ. Cái tên lửa đẩy đa tầng đã tới giới hạn công nghệ rồi. Có cải tiến quanh quẩn cũng không cải thiện được nhiều. Em đã đọc 1 bài trước đây viết rằng nga bỏ ý tưởng thu hồi tên lửa đẩy tầng 1 do chi phí sửa chữa phục hồi sau thu hồi là khá cao và rủi ro lớn. Tính ra cũng chả tiết kiệm được là bao so với dùng 1 lần. Muốn có đột phá trong chinh phục không gian thì phải có loại động cơ nguyên lý hoàn toàn mới. Kiểu như từ động cơ cánh quạt lên phản lực ấy. Có thuyết âm mưu cho rằng sau vụ lừa thế kỷ lên mặt trăng, thì giờ mỹ lại tạo drama mới là di dân lên sao hoả- cái chương trình mà hiện nay khó kiểm chứng tương tự MT hồi trước :D Chứ mấy cái động cơ khủng của CT Apl tự nhiên bản vẽ, tư liệu..... mất sạch để đến nay lại phải ghép 33 động cơ có công suất yếu sìu.:))
 
Chỉnh sửa cuối:

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,757
Động cơ
319,508 Mã lực
Đọc thông tin của cụ thấy mấy tấm pin mặt trời hoành tráng thế mà chỉ tạo ra tầm hơn 3Kw/h và lưu trữ bằng accu dạng acid chì. chứ chưa lên được lithium FeSO4 như ngày nay, không biết cái đóng accu kia mà đoản mạch và cháy thì chắc tất cả tiêu luôn.
Ác quy niken-cadimi đấy chứ không phải chì đầu
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,757
Động cơ
319,508 Mã lực
Em đọc thông tin thôi cụ ạ. Thấy trong tầu và tên lửa phải bố trí một khoảng không gian rất nhiều cho nguyên liệu đốt. Mà nó đốt nhanh lắm cụ ạ. Thử tưởng tượng giờ muốn lên thăm sao Hỏa, chỗ gần nhất muốn khám phá phải chuẩn bị lượng nhiên liệu đủ lớn để nó đẩy phi thuyền ra khỏi quỹ đạo quả đất, từ quả đất tới sao Hỏa, qua khí quyển sao hỏa xuống bề mặt sao hỏa, rồi từ bề mặt sao hỏa xuyên qua khí quyển của sao hỏa, rồi bay trở lại trái đất, rồi lại xuyên qua khí quyển trái đất để trở về. Kể cả chia nhỏ thành nhiều chuyến đi tiền trạm, chỉ trở nguyên liệu không để nạp lại cho chặng trở về thì rõ là cũng rất là thô sơ, hiệu suất thấp và quá tốn kém với cách đi hiện tại.
Như vậy suy ra các nền văn minh khác trong vũ trụ, nếu họ đến thăm trái đất, chắc chắn họ có công nghệ khác. Công nghệ đó có thể là loại kỹ thuật đưa toàn bộ cấu trúc phi thuyền, thiết bị và người ngoài hành tinh bên trong dao động ở tần số khác mà khiến nó như có khả năng thắng trọng lực hấp dẫn trong không gian thì mới đủ nhẹ và đi nhanh được. Chắc chắn không đi bằng cách đốt nhiên liệu thủ công như ông người ở trái đất hiện tại. :D
Hì, Hiện nay lên sao hoả hay các hành tinh khác thì động cơ cũng chỉ hoạt động khi thắng lực cản trái đất và khi di chuyển quỹ đạo thôi. Còn các nhà khoa học phải tính toán để các tàu vũ trụ lợi dụng lực hút và lực đẩy giữa các hành tinh đẩy hút trạm là chính thôi. Chính vì thế muốn du hành đến sao hoả hay các hành tinh xa xôi chỉ có thời điểm phóng tàu vũ trụ sao cho có lợi nhất, vài năm mới có 1 lần, càng đi xa thời gian chờ đợi để các hệ trở lại quỹ đạo có thể phóng tốt nhất càng dài. Có khi cả đời người dưới trái đất mới có 1 lần ấy chứ.;;)
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,757
Động cơ
319,508 Mã lực
Họ không đẩy phi thuyền đến đích. Mà mang đích đến trước mặt phi thuyền ạ.
(Xin lỗi em xem phim quá nhiều rồi ạ)
Em xem phim thì lại nghĩ, họ mã hoá hết các phi hành gia, tàu về dạng hạt cơ bản rồi truyền đến đích với tốc độ ánh sáng rồi lại tổng hợp lại. Giống như kiểu đánh telex truyền tin ấy. Chỉ khác cái là nội dung vb bây giờ là con người và du thuyền = vật chất :D Mà như thế vẫn chưađiđược xa, có những ngôi sao cách tráiđất hàng nghìn nămánh sáng hoặc triệu năm.. thế chắc họ phải có vận tốc gì đó vượt ánh sáng để con người sống mãi không già.>:)
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,905
Động cơ
243,339 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Em xem phim thì lại nghĩ, họ mã hoá hết các phi hành gia, tàu về dạng hạt cơ bản rồi truyền đến đích với tốc độ ánh sáng rồi lại tổng hợp lại. Giống như kiểu đánh telex truyền tin ấy. Chỉ khác cái là nội dung vb bây giờ là con người và du thuyền = vật chất :D Mà như thế vẫn chưađiđược xa, có những ngôi sao cách tráiđất hàng nghìn nămánh sáng hoặc triệu năm.. thế chắc họ phải có vận tốc gì đó vượt ánh sáng để con người sống mãi không già.>:)
Không thể đẩy 1 vật có khối lượng lên tiệm cận vận tốc ánh sáng được. Nên chỉ còn cách làm biến dạng không gian ở trước mũi tàu. Sau đó tàu tiến vào vùng không gian này và đi ra ở vùng không gian cũng biến dạng như thế nhưng ở cách xa hàng năm ánh sáng.
Screenshot_20231207_094204.jpg
 

Ku_den

Xe tải
Biển số
OF-720479
Ngày cấp bằng
16/3/20
Số km
317
Động cơ
97,947 Mã lực
Tuổi
34
Trở lại chuyến bay lắp ghép ZARYA với UNITY
ISS_Zarya module (10).jpg

Zarya được phóng lên bởi một tên lửa đẩy Proton hôm 20/11/1998
ISS_Zarya module (14).jpg

Hôm 4/12/1998, tàu con thoi Endeavour chuyên bay STS-88 đã chở theo UNITY trong bụng. Sau vài giờ, Endeavour đã nhìn thấy ZARYA và việc lắp ghép UNITY với ZARYA kéo dài 3 ngày, đến ngày 7/12/1998 thì hoàn thành
Trong hình trên thì ZARYA trống rỗng, không có nhiên liệu, thuần tuý chỉ là cái vỏ mà thôi
CC cho em hỏi tí ạ:
Khi ở không gian, vận tốc quay (bay) của các part này rất lớn, chứ không đứng yên. Vậy tại sao vẫn lắp được nhiều part rời lại với nhau được? Ở vận tốc bay lớn như vậy, 1 sai số nhỏ nhất cũng gây nổ mất rồi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,069
Động cơ
1,121,055 Mã lực
CC cho em hỏi tí ạ:
Khi ở không gian, vận tốc quay (bay) của các part này rất lớn, chứ không đứng yên. Vậy tại sao vẫn lắp được nhiều part rời lại với nhau được? Ở vận tốc bay lớn như vậy, 1 sai số nhỏ nhất cũng gây nổ mất rồi.
Cả hai bay cùng một tốc độ
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,757
Động cơ
319,508 Mã lực
Không thể đẩy 1 vật có khối lượng lên tiệm cận vận tốc ánh sáng được. Nên chỉ còn cách làm biến dạng không gian ở trước mũi tàu. Sau đó tàu tiến vào vùng không gian này và đi ra ở vùng không gian cũng biến dạng như thế nhưng ở cách xa hàng năm ánh sáng.
Screenshot_20231207_094204.jpg
Nếu biến dạng không gian (dạng lỗ đen) thì mật độ vật chất cực kỳ kinh khủng gây lên áp suất và nhiệt độ khủng khiếp không tàu nào chịu nổi, thậm trí các dạng hạt cơ bản có khi cũng không tồn tại được. Vậy nên với tầm hiểu biết của loài người theo các định luật vật lý hiện nay là hoàn toàn bế tắc. Chắc phải có một lối suy nghĩ hoàn toàn khác, đến từ 1 nền văn minh ngoài trái đất thi may ra chứ suy nghĩ của con người trái đất có lẽ cũng tới hạn rồi.:D
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,905
Động cơ
243,339 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Nếu biến dạng không gian (dạng lỗ đen) thì mật độ vật chất cực kỳ kinh khủng gây lên áp suất và nhiệt độ khủng khiếp không tàu nào chịu nổi, thậm trí các dạng hạt cơ bản có khi cũng không tồn tại được. Vậy nên với tầm hiểu biết của loài người theo các định luật vật lý hiện nay là hoàn toàn bế tắc. Chắc phải có một lối suy nghĩ hoàn toàn khác, đến từ 1 nền văn minh ngoài trái đất thi may ra chứ suy nghĩ của con người trái đất có lẽ cũng tới hạn rồi.:D
Không phải lỗ đen. Mà là lỗ sâu.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,757
Động cơ
319,508 Mã lực
CC cho em hỏi tí ạ:
Khi ở không gian, vận tốc quay (bay) của các part này rất lớn, chứ không đứng yên. Vậy tại sao vẫn lắp được nhiều part rời lại với nhau được? Ở vận tốc bay lớn như vậy, 1 sai số nhỏ nhất cũng gây nổ mất rồi.
Giống như 2 người ngồi trong cùng 1 máy bay thôi mà. Nhưng nếu chẳng may ra làm việc ngoài không gian mà.... tuột cáp thì chỉ cách tàu có 1cm cũng không thể bám được vào tàu nếu không có tay máy từ tàu nó gắp và chấp nhận du hành mãi mãi cho tới khi mất quỹ đạo đi vào khí quyển và thành than.x-(
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,069
Động cơ
1,121,055 Mã lực
Cụ nói đúng, trên quỹ đạo thấp thì "khối lượng" (mass) ở mặt đất là 116.000 kg thì trên đó nhẹ bớt đi nhiều, không trọng lượng mà
Công suất 1.200 W thì yếu thật
Cánh tay Canada dài 15,2 mét và đường kính 38 cm với sáu khớp xoay.
Bản thân nó nặng 450 kg khi là một phần của toàn bộ hệ thống.
Cánh tay Canada có sáu khớp tương ứng gần giống với các khớp của cánh tay con người, với khớp xoay vai và khớp xoay, khớp xoay khuỷu tay và khớp xoay cổ tay, khớp ngáp và khớp lăn.
Bộ tác động cuối là bộ phận ở cuối cổ tay giữ vật cố định của trọng tải . Hai đoạn cần nhẹ được gọi là cánh tay trên và cánh tay dưới. Cần trên kết nối khớp vai và khuỷu tay, cần dưới kết nối khớp khuỷu tay và cổ tay.
Trên không gian nó nhấc được vật có khối lượng hàng chục tấn, nhưng ở dưới mặt đất thì nó không năng nổi cánh tay của mình vì công suất yếu
Trên ISS có hai cánh tay Canadarm để di chuyển vật thể giữa các module
Canadarm (5).jpg


Canadarm (4)a.jpg

Phi hành gia đứng ở đầu cánh tay robot để sửa chữa ngoài không gian
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,069
Động cơ
1,121,055 Mã lực
Canadarm (2).jpg

Phi hành gia Story Musgrave, được neo ở phần cuối của cánh tay Canada, chuẩn bị được nâng lên đỉnh Kính viễn vọng Không gian Hubble để sửa chữa
Kính viễn vọng Không gian Hubble không thuộc về ISS
Những chuyến bay của tàu con thôi lên sửa chữa Kính viễn vọng Không gian Hubble độc lập với các chuyên bay chở thiết bị lên ISS
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,069
Động cơ
1,121,055 Mã lực
Canada sản xuất 5 cánh tay robot
2 chiếc đặt trên ISS
3 chiếc còn lại gắn trên 3 tàu con thôi. Như thế có tàu con thoi không có cánh tay robot
Cánh tay Robot trên một tàu con thoi đanh dỡ hàng trong không gian
Canadarm (2).jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top